1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Luật Sở Hữu Trí Tuệ.pdf

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định các tiêu chí để trích dẫn tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền?
Tác giả Lê Ngọc Phương Linh, Nguyễn Ngọc Minh, Lò Thị Minh Nguyệt, Lê Yến Nhi, Nguyễn Thị Nhung, Trần Việt Anh, Lâm Thị Thanh Trúc, Hà Ngọc Dũng, Hoàng Hải Đăng, Lê Thị Thu Giang, Nguyễn Song Thái An
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao...10 III – Câu 2: Căn cứ vào các tiêu chí đó để xem xét hành vi của ông A là sử dụn

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ông B kiện ông A đến Tòa án vì cho rằng ông A đã xâm phạm quyền tác giảcủa mình khi sử dụng 3 tác phẩm của ông mà không xin phép, không trả tiền Ông

A lại cho rằng pháp luật cho phép trích dẫn để bình luận thì không phải xin phép vàtrả tiền Thực chất tác phẩm của ông A đã trích dẫn trên 20 tác phẩm của nhiều nhànghiên cứu để bình luận Riêng 3 bài viết của ông B, ông A trích dẫn nguyên văn

để người đọc có thể nhìn thấy đầy đủ và toàn diện 56 điểm sai trong 3 bài viết củaông B khi nghiên cứu về thơ Đường

Trên cơ sở phân tích vụ việc, hãy làm rõ:

1 Xác định các tiêu chí để trích dẫn tác phẩm không phải xin phép, khôngphải trả tiền?

2 Căn cứ vào các tiêu chí đó để xem xét hành vi của ông A là sử dụng hợppháp hay xâm phạm quyền tác giả của ông B?

Trang 3

Đánh giá kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số: 02

công việc

Đánh giá của SV

Ký tên

Đánh giá của giáo viên

số

Điểm chữ

1 Lê Ngọc Phương Linh 460921

9 Hoàng Hải Đăng 461012

10 Lê Thị Thu Giang 461013

11 Nguyễn Song Thái An 461201

Kết quả điểm bài viết: ……… Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2022

Giáo viên chấm bài: ……… NHÓM TRƯỞNG

Kết quả điểm thuyết trình: ………

Giáo viên cho thuyết trình: ………

Điểm kết luận cuối cùng: …………

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG CHÍNH 1

I Khái quát chung về quyền tác giả 2

1 Khái niệm quyền tác giả 2

2 Đối tượng của quyền tác giả 2

3 Đặc điểm quyền tác giả 2

4 Nội dung quyền tác giả 3

5 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ 7

6 Bảo hộ quyền tác giả 7

7 Đối tượng được bảo hộ 7

8 Chủ thể được bảo hộ 7

9 Điều kiện bảo hộ 7

10 Thời hạn bảo hộ 8

II – Câu 1: Xác định các tiêu chí để trích dẫn tác phẩm không phải xin phép không phải trả tiền? 8

1 Các điều kiện để sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao 8

2 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao 10

III – Câu 2: Căn cứ vào các tiêu chí đó để xem xét hành vi của ông A là sử dụng hợp pháp hay xâm phạm quyền tác giả của ông B? 12

1 Khẳng định phạm vi hưởng quyền của ông B 12

2 Hành vi của ông A xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam 13

3 Xét hành vi của ông A 13

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

MỞ ĐẦU

Quyền tác giả là một bộ phận quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và có mốiliên hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội vào quá trình hội nhậpcủa mỗi quốc gia vì thế nên việc bảo hộ quyền tác giả trở thành một nhu cầu tấtyếu ở tất cả các quốc gia Ở Việt Nam quyền tác giả đã được ban hành nhưngviệc thực hiện quyền này còn gặp nhiều khó khăn bất cập, thực trạng xâm phạmquyền tác giả ngày càng có xu hướng gia tăng, tính chất vi phạm ngày càng tinh

vi hơn.Với mong muốn giúp tác giả lựa chọn phương thức bảo vệ quyền tác giảcủa mình; đồng thời mong muốn hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật vềtrách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, để việc bảo vệ quyền tác giảbằng biện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến vàhữu hiệu nhất Sau đây chúng tôi xin trình bày đề số 2 của bài tập nhóm

NỘI DUNG CHÍNH

Từ lâu, các công ước, hiệp định, hiệp ước về quyền tác giả và các quyền liênquan đến quyền tác giả đã được nhiều quốc gia trên thế giới ký kết nhằm mụcđích đảm bảo quyền tài sản và quyền nhân thân cho những sáng tạo từ tư duy củangười dân Tùy vào tính chất địa lý, khoa học, công nghệ, tính cách con người;mỗi quốc gia lại có những quy định pháp luật riêng biệt về quyền tác giả.Tại Nhật Bản, luật bản quyền tác giả có mục đích cung cấp quyền của tác giả

và các quyền liên quan đến quyền tác giả như biểu diễn, ghi âm, chương trìnhphát sóng và phát thông qua hệ thống cáp để bảo vệ quyền lợi của các tác giả,nhằm khai thác một cách công bằng và đúng đắn các sản phẩm văn hóa Từ đó,góp phần vào sự phát triển của văn hóa.1

Còn ở Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương(khóa VIII) đã khẳng định “làm tốt công tác bảo vệ bản quyền tác giả” để phát

1 Pháp luật về quyền tác giả tại một số nước trên thế giới, Luật Sư V, Trung tâm quyền tác giả Việt Nam, 2020.

Trang 6

triển sự nghiệp văn học – nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

I Khái quát chung về quyền tác giả

1 Khái niệm quyền tác giả

Khoản 2, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành: “Quyền tác giả là quyền của

tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”

Theo nghĩa rộng, quyền tác giả là một chế định pháp luật là tổng thể các quyphạm pháp luật, xác định và bảo hộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tácgiả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khó học; quy định việc bảo vệ,khôi phục các quyền đó khi có hành vi xâm phạm

Còn theo nghĩa hẹp, quyền tác giả bao gồm tổng thể các quyền của tác giảđối với tác phẩm mà mình sáng tạo ra; quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân

và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm

2 Đối tượng của quyền tác giả

Nếu như đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là những sản phẩm sángtạo gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh và thường mang đặc tính kĩ thuậtthì đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ra đời chủyếu nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hoá, tinh thần, giải trí

3 Đặc điểm quyền tác giả

Giống như đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác (quyền sở hữu côngnghiệp, quyền đối với giống cây trồng), quyền tác giả cũng có tính vô hình vàchỉ được bảo hộ trong một thời hạn nhất định Ngoài ra, quyền tác giả còn có cácđặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo được bảo hộ

không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật: Tác phẩm phải làthành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới một hình thức nhấtđịnh Tuy nhiên, những nội dung thể hiện trong tác phẩm đi ngược lại lợi ích dân

Trang 7

tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, có nội dungtrái pháp luật, đạo đức xã hội thì không được bảo hộ

Thứ hai, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm:

Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tácphẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộnội dung sáng tạo tác phẩm Vì vậy, trên thực tế có nhiều tác phẩm văn học, nghệthuật, khoa học có cùng nội dung, nhưng có sự sáng tạo trong hình thức thể hiệnđều được pháp luật công nhận và bảo vệ

Thứ ba, quyền tác giả được bảo hộ tự động: Đặc điểm này của quyền tác giả

khác hoàn toàn so với quyền sở hữu công nghiệp Nếu như quyền tác giả kháctoàn so với quyền sở hữu công nghiệp Nếu như quyền tác giả được bảo hộ tựđộng kể từ thời điểm tác giả sáng tạo ra tác phẩm thì quyền sở hữu công nghiệpđược xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua việcxét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp.Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam không quy định bắt buộc nghĩa vụ đăng

ký quyền tác giả không phải là căn cứ làm phát sinh quyền tác giả mà chỉ có giátrị là chứng cứ chứng minh cho chủ thể quyền khi phát sinh tranh chấp

Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối: Đối với các tác

phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì trongmột số trường hợp, cá nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm không phải xinphép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và một số trường hợp không phải xinphép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

4 Nội dung quyền tác giả

Theo Điều 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành nội dung quyền tác giả chỉnhằm xác định các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tácphẩm

 Quyền nhân thân:

Trang 8

Quyền đặt tên cho tác phẩm (Khoản 1 Điều 19 Luật SHTT):

Để cá biệt hóa tác phẩm, từ đó dễ dàng gọi tên Tác giả có quyền đặt tên chotác phẩm mình sáng tạo ra để cá biệt hóa tác phẩm Tác giả muốn thể hiện tưtưởng mà mình muốn gửi gắm

VD: Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố thể hiện sự tăm tối của xã

hội thời bấy giờ Tuy nhiên, việc đặt tên cho tác phẩm không có ý nghĩa pháp lýđối với việc bảo hộ tác giả

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức,

cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 20 LuậtSHTT Ngoài ra, quyền đặt tên không áp dụng trong trường hợp tác giả dịch tácphẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác 2

Quyền đứng tên trên tác phẩm (Khoản 2 Điều 19 Luật SHTT)

Tác giả có quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm để xác định chủthể được hưởng quyền tác giả

VD: Tác giả Nam Cao; Tác giả Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Ái Quốc.

Tác giả được nêu tên thật, bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng

VD: Ca sĩ Tùng Dương với tác phẩm “Chiếc khăn Piêu”.

Trong trường hợp tác giả không đề tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm đượccông bố (tác phẩm khuyết danh) thì quyền này vẫn thuộc về tác giả và tác giả cóthể chứng minh tư cách chủ thể của mình ở bất kỳ thời điểm nào

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm (Khoản 4 Điều 19 Luật SHTT)

Quyền không cho người khác xuyên tạc, không cho người khác sửa đổi, cắtxén tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây hại đến danh dự và uy tín của tác giả.Việc sửa chữa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào không những làm ảnhhưởng đến giá trị nội dung tác phẩm mà còn khiến chủ đề mà tác giả gửi gắmtrong tác phẩm bị sai lệch, bóp méo

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình môn Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Công an nhân dân, 2021.

Trang 9

Tuy nhiên quyền này có một số ngoại lệ:

Thứ nhất, trường hợp trích dẫn hợp lý tác phẩm vì mục đích giảng dạy,

nghiên cứu không bị coi là xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

Thứ hai, tường hợp sau khi tác phẩm được công bố, những người khác làm

tác phẩm phái sinh, có những thay đổi, sáng tạo mới về nội dung, hình thức thểhiện hay truyền đạt so với tác phẩm ban đầu, cũng không bị coi là xâm phạmquyền này

Đặc điểm của cả ba quyền trên: Về nguyên tắc luôn gắn liền với quyền tác giả.

Chủ yếu mang lại lợi ích về mặt tinh thần cho tác giả Về nguyên tắc không thểchuyển giao và để lại thừa kế Được bảo hộ vô thời hạn theo Khoản 1 Điều 27Luật SHTT

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm:

Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượngbản sao hợp lí để đáp ứng nhu cầu của công chúng, tùy theo bản chất của tácphẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện(Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 22/2018)

Tác phẩm đã công bố là tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của chủ

sở hữu quyền tác giả để phổ biến đến công chúng bản sao dưới bất kì hình thứcnào với số lượng hợp lý (Điều 4 Luật SHTT)

Khái niệm công bố tác phẩm: Công bố tác phẩm không bao gồm việc trìnhdiễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, đọc trước công chúng một tácphẩm văn học, phát sáng tác phẩm văn học, nghệ thuật, trưng bày tác phẩm tạohình, xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc (Khoản 2 Điều 20 Nghị định22/2018)

VD: Đọc một bài thơ không phải công bố tác phẩm Đây chỉ là lời nói gió

bay

Trang 10

Đặc điểm: Gắn liền với chủ sở hữu quyền tác giả Mang lại lợi ích về mặt vật

chất cho chủ sở hữu quyền tác giả Được phép chuyển giao và để lại thừa kế.Được bảo hộ trong thời hạn xác định (Khoản 2 Điều 27 Luật SHTT)

 Quyền tài sản:

Căn cứ theo Điều 20 Luật SHTT, quyền tài sản được định nghĩa:

Quyền làm tác phẩm phái sinh ( ):

Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tạo ra tác phẩm phái sinh trên cơ sở tácphẩm gốc nhưng có hình thức và cách trình bày mới bằng cách dịch, phóng tác,cải biên, chuyển thể, tác phẩm Người nào không phải chủ sở hữu quyền tác giảkhi làm tác phẩm phái sinh phải xin phép (nếu tác phẩm chưa được công bố) vàtrả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm gốc

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng ( ):

Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cácbản ghi âm, ghi hình hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào tại địa điểm mà côngchúng có thể tiếp cận được (ngoại trừ tại gia đình) nhưng công chúng không thể

tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm VD: Dịch bệnh khiến các ca sĩnếu đi hát sẽ không có khán giả Vì vậy mà được phát sóng truyền hình trực tiếptrên ti vi Đây chính là biểu diễn tác phẩm trước công chúng gián tiếp

Quyền sao chép tác phẩm ( ):

Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩmbằng bất kì phương tiện hay hình thức nào, trừ hai trường hợp trích dẫn-ghinguồn Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định củaluật này

Sao chép tác phẩm không chỉ là việc tái tạo lại một lần nữa tác phẩm ở dạnghình thức mà nó đã được tạo ra lần đầu tiên mà còn có thể là việc tái tạo ra tácphẩm ở những dạng thức khác nhau 3

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề tài nghiên cứu cấp trường “Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Thị Hải Yến.

Trang 11

VD: Khi dịch tác phẩm (nếu đã có quyền cho phép dịch thuật)

5 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT; quyền tác giả phát sinh kể từ khitác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định,không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công

bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký

6 Bảo hộ quyền tác giả

Trong bối cảnh công nghệ số phát triến mạnh mẽ như hiện nay, bảo hộ quyềntác giả có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vàkhoa học kỹ thuật

Bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Bảo hộ hình thức sáng tạo; Bảo hộ dựa theo

cơ chế tự động; Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức hể hiện tác phẩm;Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối

7 Đối tượng được bảo hộ

Căn cứ theo Khoản 1, 2, 3 Điều 14 Luật SHTT, các loại hình tác phẩm đượcbảo hộ quyền tác giả gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Tác phẩmphái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng

để làm tác phẩm phái sinh; Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sángtạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của ngườikhác

8 Chủ thể được bảo hộ

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, chủ thể được bảo hộcủa quyền tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hay còn gọi là tác giả;Ngoài ra, căn cứ theo Điều 36 Luật SHTT, chủ thể được bảo hộ còn là chủ sởhữu quyền tác giả Bên cạnh đó, chủ sở hữu quyền tác giả còn là tác giả của tácphẩm phái sinh

9 Điều kiện bảo hộ

Trang 12

Điều kiện bảo hộ của quyền tác giả là phải có tính nguyên gốc Tác phẩmđược bảo hộ là kết quả sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học;phải được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định Đặc biệt, không thuộc các đốitượng không được bảo hộ quyền tác giả (Điều 15 Luật SHTT).

10.Thời hạn bảo hộ

Căn cứ theo Điều 27 Luật SHTT về thời hạn bảo hộ quyền tác giả

1 Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật nàyđược bảo hộ vô thời hạn

2 Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy địnhtại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩmkhuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công

bố lần đầu tiên Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tácphẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạnđược tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi cácthông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy địnhtại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạnbảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào nămthứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vàothời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tácgiả

Ngày đăng: 15/07/2024, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w