Việc nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản trị mới, các phương pháp quản lý hoạt động, quản lý chất lượng đáp ứng nhu cầu đổi mới hệ thống giáodục đại học đang ngày cảng trở nên cấp thiết
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
LE DINH BINH
TAC DONG CUA QUAN TRI TRI THUC DEN KET QUA HOAT DONG NGHIEN CUU KHOA HOC
CUA TRUONG ĐẠI HỌC: NGHIÊN CỨU DIEN HINH
LUẬN AN TIEN SĨ QUAN TRI KINH DOANH
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
LE DINH BINH
Chuyén nganh: Quan tri Kinh doanh
Mã số: 9340101.01
LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN TRI KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận án “Tác động của Quản trị tri thức đến kết quảhoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học: nghiên cứu điển hình tại Đạihọc Quốc gia Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, chưa đượccông bố trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Trong quátrình thực hiện luận án, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đứcnghiên cứu Các kết quả trình bày trong luận án là sản phẩm nghiên cứu, khảo
sát của riêng cá nhân tôi Tất cả các nội dung tham khảo sử dụng trong luận ánđều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về lời cam đoan của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Nghiên cứu sinh
Lê Đình Bình
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, các giảng viên, chuyên viên công tác tại Trường đã
giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành các môn học của chương trình dao tạo tiễn sĩ
của Trường.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng, giảngviên hướng dẫn của tôi, người đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo và chuyênviên đang công tác tại Ban Tổ chức cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn tạođiều kiện thuận lợi cho việc học tập của tôi
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoànthiện luận án Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận án này không tránhkhỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhàkhoa học, chuyên gia, nhà quản lý và những người quan tâm dé có thé hoàn thiệnnghiên cứu của mình tốt hơn
Tôi chân thành cảm on!
Hà Nội ngày — tháng năm 2023
Nghiên cứu sinh
Lê Đình Bình
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CAC CHU VIET TẮTT - ¿©t+Et+E+EEE+EEEEEEEEEEEEzEerkzrereerees i DANH MỤC CÁC BANG u.ccccsccsssssssscsesscsecscsececsucarsucersucarsucersecatsacarsacaneacaneees ii DANH MỤC CAC HINH cceccsscsecscscsesecsesececscsvsucecscscucevsvsucessvsucacarsnsecacavevees iv PHAN MO DAU veeecccsscssessessssssssesscssessessecsecsussussusssesscssessecsessessussussseesesaeesecses |
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu -2¿ 525522 ++£z+zxsrxerkerxerree |
2 Mục tiêu nghiên CỨU - G6 1119199119191 nh nh nh nh ng nh Hy 5
3 Cau hoi nghien CUWU 0 3 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2z s2++2+E+2+E++E++£x+rxerxerxerxee 6
6 Kết cau của luận án - c2 SkSEEEESEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkrrrrkrkrree 7 CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU VE TÁC ĐỘNG CUA QUAN TRI TRI THUC TOI KET QUA HOAT DONG NGHIEN CUU KHOA HỌC TRONG TRUONG ĐẠI HOC - - 2 2 ++s++xerxerxerxez 9
1.1 Quan tri tri thức trong trường đại ho ee eeeeeeseeeceeteeeeeeeeeeeeseeteeeeeeneees 9
1.1.1 Những nghiên cứu về kiến tao tri thỨc 2-2 2 sex ++x+Eezxered 11 1.1.2 Những nghiên cứu về tiếp cận tri thtte c cececeeecsessesseesessessesseeseeseeeees 15 1.1.3 Những nghiên cứu về pho biến tri thức -¿©¿sz+ss+5<+¿ 18 1.1.4 Những nghiên cứu về ứng dụng tri thức 2-2-2 szs+zszzse2 20 1.1.5 Những nghiên cứu về mô hình quản tri tri thức - + 23
1.2 Nghiên cứu tác động của quản trị tri thức tới hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại hỌC - -. c1 11v vn ng krrn 26
1.2.1 Các nghiên cứu quốc tẾ - 2 2 s+2++Ek+EE£EE£EEEEEEEEEEEEkerkerkerkeee 26
1.2.2 Các nghiên cứu trong NƯỚC -. c2 33332 E+EEseeseerererrrererers 28
Tóm tắt chương Ì 5£ ©5£©5£+SE£SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEE2E12217171 71.21221121 Xe, 32 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TAC DONG CUA QUAN TRI TRI THUC DEN KET QUA HOAT ĐỘNG NGHIÊN CUU KHOA HỌC 33
Trang 6TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC -2¿©2++22+2Ex2EESEEerxrerkrerkre 33
2.1 Cơ sở lý luận về quản tri tri thức trong trường đại học - 33
2.1.1 Khái niệm về quan tri tri thỨC - ¿2 + s2 £+E£+E+£++E+zE+zEzxrxees 33 2.1.2 Chu trình quản tri tri tHỨC - + E*xE+*EESvE+eeEeekeeeesekrekeskee 37 2.1.3 Vai trò của quản tr] tri thỨC - - 5c + 3E **EE#vEEseeeeeerrrersrererere 38 2.2 Hoạt động nghiên cứu khoa hỌC - s5 +++++*++*++ev+seseeeseeereeers 39 2.2.1 Khái niệm về nghiên cứu khoa hỌc - - +++-s+++ss+seseeseersesrs 39 2.2.2 Phân loại nghiên cứu khoa hoc - 5+ 5s **+E+seseeeseessers 40 2.2.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học 41
2.3 Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của trường dai học 42
2.3.1 Số lượng và chất lượng công bố khoa học - 2-2 s2 szszse¿ 43 2.3.2 Kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ đảo tạo -‹<+<<+ 44 2.3.3 Giải thưởng công trình khoa hOC . 5+ +s*++ss+se+seseeersexrs 45 2.3.4 Bản quyên sáng chế, phat minh do các kết quả nghiên cứu khoa học được công bố và bảo NG -:- -St+ESEx+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkSEEEkrkrrkrrers 46 2.4 Lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu mối liên hệ giữa quản trị tri thức và kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học - 47
2.4.1 Lý thuyết về nguồn vốn con người (Human Capital theory) 47
2.4.2 Lý thuyết về nguồn lực (Resource-based theory) - 49
2.4.3 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior) 50 Tóm tắt Chương 2 2-©52 2+SE2EE+EE£EEEEEEEEEEEE2E12112112712717171.11111 11x 52 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - :-c55sc:+: 53 3.1 Bối cảnh nghiên cứu - 2-2 2 s+EE+EE£EE+E2EE2E12E12E171 711.1 tre 53 3.1.1 Bối cảnh chung ¿- 2-52 2+E£SE£EEEEE£EE2EEEEEEEE11211212 11712111 xe 53 3.1.2 Bối cảnh của Đại học Quốc gia Hà NỘI - - 5 cSĂSSs+eseeres 55 3.2 Quy trình và thiết kế nghiên cứu - ¿2 22+ s+x+zxerxzxzxezrerred 60 3.2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu - 2-2 + ++£+E+E£+E£2EE+£x+rxerxerxerree 60
Trang 73.2.2 Khung phân tích và mô hình nghiên cứu - « -««+ss«++sx+++ 63
3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu -:-©2¿©52+Es+ 2E EEEEEEE211211211 22121 EErxe 68
SP 090i ễe.'®^ 70
3.3 Phương pháp thu thập số liệu 2-2 5© +S£2E22E£2E2£erxerxrrxerree 76
3.3.1 Thu thập dữ liệu tại bàn - . ¿5 2+2 + + ++vEEeserseersreeereerrreree 76 3.3.2 Thu thập dữ liệu thông qua khảo sát 5555 +++<+++es>+sxs+ 77
3.3.3 Thu thập dữ liệu thông qua phỏng Van sâu -2- 5+: 78 3.3.4 Chon mẫu khảo sát và phỏng vấn 2-2 2 s+E+£EczEzEzzrerred 82 3.4 Phương pháp phân tích số liệu va kiểm định thang đo 87 3.4.1 Phuong pháp phân tích số liệu - 2 2 2 22 £E+£E+£EzEzEzzEezred 87 3.4.2 Kiểm định thang d0 cecccceccsscecsessessessssssssessessessessessessecsscssesessesseeseeaes 88 Tóm tắt chương 2 - 2-52 SE+E+ESEEEEEEEEEE121121711111215 117111111 1 xe 88 CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 90 4.1 Đánh giá tác động của quản trị tri thức tới kết hoạt động nghiên cứu khoa học trong Đại học Quốc 8s) 00 90 4.1.1 Kết quả thống kê mô tả 2 2 2 ESE+EE££E£EEE2E2EE2EEEEEeEErrkerkeee 90
4.1.2 Đánh giá sơ bộ thang ỔO - - 5 5+ E3 E SE **kESEeeksrkrrkrsrkrrrrree 90
4.1.3 Phân tích nhân tố khang định EFA 2-2-2 s2 +2££2+£z£zzcsz£ 96 4.1.4 Phân tích nhân tố khang định CFA 2- 2 2 + s+£+£+Ez£zzzzcs+£ 98 4.1.5 Kết quả phân tích thông kê hồi quy tuyến tính tác động của Quản trị tri thức đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội
¬— 101
4.1.6 Phỏng van sâu dé khẳng định kết quả nghiên cứu - 107 4.2 Nghiên cứu điền hình hoạt động quản trị tri thức trong nhóm nghiên cứu mạnh tại Dai học Quốc gia Hà Nội - 2-2 5£ 5£ 2522E22EE£EEeExerxrrxered 110
4.2.1 Thực trạng quản tri tri thức tai DHQGHN nói chung 110
4.2.2 Quản trị tri thức tại nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQGHN 113
Trang 8Tóm tắt chương 4 -:-©5+©52+S£+SE2EE£EE£EESEEEEEEEEEEE12112111717171.71 1.11 xe 127 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, - - 129 5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu 2-2 5£ ++22+£2££+£++£++£x+zxerxrseee 129 5.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên CỨu - 2 + 5£ +++E£+E£2££+£++£xerxerxerseee 129 5.1.2 Đóng góp của nghiên cứu đối với khung lý thuyết - 131 5.1.3 Đóng góp về mặt thực tiễn của nghiên cứu scs55s 132 5.2 Các khuyến nghị với các nhà quản lý của Dai học Quốc gia Hà Nội 133 5.2.1 Nâng cao nhận thức về quản tri tri thỨc -2- 2s szszszsze‡ 133 5.2.2 B6 sung chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng tiếp
CAN Quan tri 85y 07:1: ad 134
5.2.3 Đây mạnh hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên quốc tế, mời các nhà khoa học nước ngoai đến làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội 136 5.2.4 Tạo điều kiện cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh có thê tiếp cận thông tin về Đại học Quốc gia Hà Nội một cách nhanh chóng, thuận lợi
1 140 5.2.6 Tăng cường phát triển thư viện, tài nguyên số và cơ sở hạ tầng cho tiếp
G0107 1D 143
5.2.7 Đây mạnh đào tạo và nghiên cứu liên ngành để tăng cường kiến tạo và phổ biến tri thứỨc - ¿2 2 2 SE+SE+EE£EEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrei 146 5.2.8 Thành lập các doanh nghiệp để tăng cường thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu khoa hỌC - - -c + 3 13113911 911193111 11 1v vn ng ry 148
5.3 Những đóng góp mới, hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo
¬ 4 150 5.3.1 Những đóng Op IỚII - c2 322183113 1E E511 EErrerrre 150
5.3.2 Các hạn ChE -¿-c- St St +x‡EEE+ESEEEEEESEEEEEEEESEE1E1E11111112111151 13x xeE 153
Trang 95.3.3 Hướng nghiên cứu tiẾp theo 2-2 + +2+E+£E£+E£2E++E++Ex+rxerxerreee 154 Tóm tắt chương 5 - +52 52SE2SE£EE£EESEESEEEEEE2E12112111717171.71 111 xe 154 KẾT LUẬN - St SE 3E 19111115111 15111111111111111E11111EEe 11x cEre, 155 DANH MỤC CAC CONG TRÌNH ĐÃ CÔNG BO CUA TÁC GIẢ 158 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -. -2-©52©22©x22zz+£xzzxeei 160
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
Tiếng Việt
STT ki hiéu Nguyên nghĩa
1 APO Tô chức Nang suất Châu Á
2 CA Phân tích độ tin cậy
3 CFA Phân tích nhân tố khang định
4 EFA Phân tích nhân tô khám phá
5 DHQGHN Dai hoc Quéc gia Hà Nội
20 |SEM Mô hình cau trúc tuyến tinh
21 KHTN Khoa hoc tu nhién
2 CFA Confirmatory Factor Analysis
3 SEM Exploratory Factor Analysis
4 EFA Structural Equation Modeling
Trang 11DANH MỤC CÁC BÁNG
Stt Bang Nội dung Trang
Tom tat tong quan cac nghién ctru vé kién tao tri
quan tri tri thức
Tóm tắt tong quan các nghiên cứu tác động của
6 Bảng 1.6 | quản trị tri thức tới hoạt động nghiên cứu khoa học |_ 30
trong trường đại học Khung phân tích tác động của Quản tri tri thức tớiBang 3.1 | kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong| 63
trường đại học
7 Bảng 3.2 | Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu 64
8 Bang 3.3 | Phân phối câu hỏi khảo sát của thang đo sơ bộ 72
Kết quả Cronbach’s Alpha các thang đo trong lần
Trang 12Stt Bang Nội dung Trang
Số lượng cán bộ khoa học của DHQGHN năm
13 Bảng 3.8 82
2021
14 Bang 3.9 _| Số lượng giảng vién/nghién cứu viên tham gia khảo sát 85
15 Bang 4.I | Kết quả Cronbach’s Alpha các thang đo 92
Kết qua phân tích tương quan theo các nhóm đôi
16 Bảng 4.2 95
tượng
17 Bảng 4.3 | Phân tích tương quan giữa các biễn 95
18 | Bảng4.4 | Kết quả kiếm định EFA các biến độc lập 96
19 Bảng 4.5 Kết quả kiêm định EFA các biến phụ thuộ 98
20 | Bảng4.6 | Tóm tắt kết quả hồi quy tuyến tính của mô hình 101
21 Bang 4.7 | Bảng kết quả phân tích phương sai ANOVA 102
22 | Bảng4.§ | Kết quả phân tích hồi quy bội 102
23 | Bảng4.9 | Giải thích các biến trong mô hình hôi quy tuyến tính | 104
24 | Bang 4.10 | Kết quả phân tích mô hình 105
Vi trí quan trọng của các nhân t6 tác động đên kết
25 | Bang 4.11 106
quả hoạt động nghiên cứu khoa hoc
26 | Bang 4.12 | Kết quả kiểm định giả thuyết 106
Kết quả hoạt động NCKH của nhóm NCM tại
27 | Bảng4.13 |ĐHQGHN trong 05 năm (tính đến thời điểm | 114
6/2019)
11
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Hinh Nội dung Trang
1 | Hình3.1 | Lý thuyết hành vi có kế hoạch 51
2 Hình 3.2 | Cơ cấu tô chức, bộ máy của Đại học Quốc gia Hà Nội 56
3 | Hình 3.3 | Tỷ lệ CBKH trung bình của DHQGHN theo độ tuổi 58
4 | Hình 3.4 | Tỷ lệ CBKH theo giới tính của DHQGHN 59
Ty lệ CBKH của ĐHQGHN theo lĩnh vực khoa học và
5 | Hình 3.5 59
công nghệBiéu đồ tổng hợp sản phẩm KH&CN của ĐHQGHN
6 Hình 3.6 See P 60
giai doan 2016-2021
7 Hình 3.7 | Quy trình nghiên cứu 61
Mô hình nghiên cứu tác động của Quản trị (sau điều
8 Hình 3.8 | chỉnh) tri thức đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa | 64
học của trường đại học
9 | Hình4.1 | Kết quả phân tích nhân tố khang định các biến độc lập | 99
10 | Hình 4.2 | Kết quả phân tích nhân tố khang định biến phụ thuộc 100
11 | Hình 4.3 | Phân tích hồi quy tuyến tính 101
Thống kê số lượng nhóm nghiên cứu mạnh ở
12 | Hình 4.4 119
DHQGHN
1V
Trang 14PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ lần thứ 4 đã ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển nền sản
xuất xã hội Dưới tác động của khoa học và công nghệ, lực lượng sản xuất xã hội đã
phát triển mạnh, tạo ra một xu hướng mới trong đó tri thức, đặc biệt là tri thức khoa
học và công nghệ, ngày càng đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất xã hội.Điều này thúc day sự chuyên đổi cơ cấu kinh tế thé giới mạnh mẽ, từ kinh tế côngnghiệp truyền thống sang kinh tế tri thức Điều này được coi là xu hướng phát triển
chủ đạo của thế giới trong thé kỷ 21 Khi tri thức trở nên quan trọng hơn vốn, lao
động và tài nguyên trong việc tạo ra giá trị kinh tế, quản trị tri thức trở thành đối
tượng quan trọng trong hoạt động quản tri.
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác là những người đi sautrong kỷ nguyên tri thức mới Một vài doanh nghiệp tư nhân thuộc lĩnh vực tư vấn
cũng có ý định truyền bá nội dung quản trị tri thức vào các hoạt động quản trị doanh
nghiệp Tuy vậy, các hoạt động này còn quá nhỏ lẻ và chưa hiệu quả Trong những
năm gần đây, các trường đại học của thế giới và Việt Nam đang trong quá trìnhchuyên đổi số một cách mạnh mẽ, khan trương và có tính chất toàn diện Bối cảnh
chuyển đổi số dựa trên những thành tựu và tiễn bộ vượt bậc về các thành tựu khoa
học công nghệ và đôi mới, theo đó nền kinh tế thi trức dua trên các trụ cột chính là:
Dữ liệu lớn (Big data); trí tuệ thông minh (AJ); kết nối vạn vật (Internet of things);điện toán dam mây (Icloud) va chuyên đối sé (digital transformation) Trong xu thé
đó, quản tri tri thức được coi như là công cụ, phương thức va động lực cho việc
chuyên đổi số diễn ra nhanh chóng và hiệu quả Cả lý luận và thực tiễn đều chứngminh: Bối cảnh chuyền đổi số không thé diễn ra hoặc diễn ra chậm trễ, thiếu hiệuquả nếu thiếu đi hoạt động khám phá tri thức, chia sẻ tri thức, ứng dụng tri thức -những nội dung này vốn là trọng tâm của quản tri tri thức Bên cạnh đó, quản trị trithức diễn ra mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ nhưng hiệu quả nhất và năng suất nhất là
diễn ra trong môi trường đại học với sứ mệnh kiên tao ra tri thức mới cùng đội ngũ
Trang 15trí thức được đào tạo căn bản nhất và các điều kiện thuận lợi nhất về học thuật, khoa
học, công nghệ và môi trường tri thức cho quản trị tri thức vận hành Như vậy, mốiquan hệ giữa Quản trị tri thức - Bối cảnh chuyển đổi số - Trường đại học vừa có
tính chất nhân - quả, chúng vừa là mục tiêu và động lực của nhau, đồng hành cùngnhau Điều đó cho thấy khi xem xét và vận hành quản trị tri thức, cần phải nhìnnhận, đánh giá trong bối cảnh chuyên đổi số và diễn ra trong môi trường đại học
Về lĩnh vực giáo dục đại học, Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập lớn, chất lượng
giáo dục đại học đang ở mức thấp hơn so với yêu cầu phát triển kinh tế và xã hộicủa đất nước Việc nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản trị mới, các phương
pháp quản lý hoạt động, quản lý chất lượng đáp ứng nhu cầu đổi mới hệ thống giáodục đại học đang ngày cảng trở nên cấp thiết, và là nhiệm vụ quan trọng đối với các
nhà nghiên cứu, các nhà quản trị của Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam thực hiện nghiên cứu về
Quản trị đại học như Phạm Thị Ly (2008); Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu
Huy Nhựt (2013), nhưng hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các yêu tố vĩ mônhư cơ chế, chính sách tự chủ của trường đại học và chính sách phát triển giảngviên Có rất ít các nghiên cứu tiếp cận theo hướng quản trị hoạt động, nghiên cứuchỉ tiết vào từng quá trình hoạt động trong trường đại học
Nhiều nghiên cứu trên toàn cầu đã tập trung vào việc quản lý đại học theomột quan điểm coi trường đại học như một doanh nghiệp (R Barnett, 1992 và J.J
Kidwell, 2000) Các phương pháp quản trị khoa học của doanh nghiệp như quản trị
tri thức, quản tri chất lượng tong thé, Balanced Scorecard va quan tri muc tiéu da
được nghiên cứu va áp dụng thành công tại nhiều trường dai học trên toàn cau.Trong số này, quản trị tri thức đã và đang được nghiên cứu và áp dụng thành côngtại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Nhật Bản vàChâu Âu Các trường đại học hiện đang thành công trong việc áp dụng quản trị trithức vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyền giao tri thức nhằm tối ưu hóa
sử dụng tai nguyên bao gồm con người, tài chính và hạ tang vật chat
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt động QT TT có liên quan tích cực đến
Trang 16việc cải thiện hiệu quả của tô chức (Lee H va Choi B, 2003), và việc thực hiệnQTTT ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực lãnh đạo và hiệu quả tổ chức (Francisco
Javier Lara, 2008) Vi vậy, thực hiện QT TT tốt sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho tổ
chức của mình Tuy nhiên, tại Việt Nam nói chung va tại DHQGHN nói riêng, việc
thực hiện QTTT vẫn còn rất hạn chế và ít được quan tâm Đáng lưu ý là các trườngđại học chưa thực sự hiểu rõ về tác động của hoạt động QTTT đến kết quả hoạtđộng của tô chức nói chung và hoạt động NCKH nói riêng Sự thiếu nhận thức này
đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động QT TT trong các trường đại học
Vì vậy, trong tình hình hiện nay, việc nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọngcủa QTTT và thấy được những tác động tích cực của hoạt động này đối với kết quảhoạt động của trường đại học là rất cần thiết
Trong môi trường cạnh tranh giáo dục toản cầu, các trường đại học cần cómột động lực mạnh mẽ dé trở thành tổ chức học tập linh hoạt, sang tạo va phát triểnhoạt động học tập ở cấp độ tổ chức, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên
cứu Việt Nam đang tiến hành cải cách giáo dục đại học theo hướng tăng cường tự
chủ và trách nhiệm giải trình, nhằm cải thiện chất lượng đào tạo dé đáp ứng yêu cầucủa xã hội, với việc tận dụng tối đa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tri thức của
các cơ sở giáo dục Điều quan trọng là phát huy tiềm năng tri thức của mỗi cá nhân
trong cơ cấu trường đại học (các quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên ) dé áp dung
vào các hoạt động chuyên môn, nhằm tăng cường tính thực tiễn trong quá trình đào
tạo và nghiên cứu Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa thực tiễn khidựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết để đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm thúcđây hoạt động QTTT của trường đại học hướng tới kết quả hoạt động nghiên cứu
khoa học vượt trội của nhà trường.
ĐHQGHN đã được thành lập và phát triển với một mô hình đại học định
hướng nghiên cứu, đa nganh, đa lĩnh vực, và có tính tự chủ cao Sứ mạng của
ĐHQGNN là dao tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài, cũngnhư nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao tri thức đa ngành, đalĩnh vực, và góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Ngoài ra, ĐHQGHN
Trang 17còn đóng vai trò tiên phong và nòng cốt trong đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.PHQGHN rõ ràng nhận thấy tam quan trọng đặc biệt của nghiên cứu khoa học
trong giáo dục đại học, bởi vì nghiên cứu không chỉ góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo mà còn tạo ra tri thức mới và sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của
nhân loại.
Đề đạt được các mục tiêu này, DHQGHN đã xác định rằng việc nâng caohiệu quả quan trị đại học, bao gồm cả quản trị tri thức, là một trong những giải phápquan trong hàng đầu Việc áp dụng QTTT giúp nâng cao năng lực tổ chức củaDHQGHN để duy tri lợi thế cạnh tranh trong môi trường giáo dục đại học, thôngqua khả năng kiến tao, tái cấu trúc, phô biến, chia sẻ, và lưu giữ tri thức của tô chức
trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Việc nghiên cứu tác động của QTTT đến kết quả hoạt động NCKH tại
DHQGHN sẽ giúp định rõ vai trò của quản trị tri thức trong việc nâng cao chatlượng và hiệu suất nghiên cứu Nghiên cứu này có thể giúp xác định các yếu tố
quan trị tri thức quan trong và tao ra các khuyến nghị cụ thé dé cải thiện quản trị
tri thức trong việc thúc đây hoạt động nghiên cứu và phát triển Kết quả củanghiên cứu có thể cung cấp thông tin quan trọng cho quyết định chính sách vàphát triển quy trình quản tại các trường đại học Việc nghiên cứu tác động củaquản trị tri thức đến hoạt động nghiên cứu ở ĐHQGHN sẽ giúp đưa ra các khuyếnnghị cụ thé dé cải thiện quan lý tri thức, tăng cường sự đổi mới và sáng tạo trongnghiên cứu khoa học.
Lựa chọn ĐHQGHN là một nghiên cứu điển hình mang tính chất đại diệncho các trường đại học hàng đầu và uy tín tại Việt Nam Nghiên cứu này có thể tìmhiểu về thực tế và hiệu quả của quản trị tri thức trong môi trường nghiên cứu tại
DHQGHN, từ đó giúp cải thiện quá trình quản lý tri thức va tăng cường hoạt động
nghiên cứu khoa học tai DHQGHN.
Dựa trên các vấn đề đã đề cập, tôi đã quyết định tiến hành một đề tài nghiên
cứu có tựa đề là "Tác động của Quản tri tri thức đến kết quả hoạt động nghiên cứukhoa học của trường đại học: nghiên cứu điển hình tại Đại học Quốc gia Hà Nội"
Trang 182 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án nhằm làm rõ tác động của việc thực hiện quan tritri thức đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học (nghiên cứu
tại DHQGHN) dựa trên số liệu khảo sát tạ DHQGHN, qua đó đề xuất các giải phápthực hiện quản trị tri thức dé day mạnh kết quả hoạt động NCKH tại DHQGHN
ĐỀ đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án đặt ra các mục tiêu cụ thê sau:
- Tổng quan nghiên cứu, luận giải các quan điểm, hệ thống hoá các cơ sở lý
thuyết về quản trị tri thức, kết quả hoạt động nghiên cứu hoạt động NCKH trongtrường đại học, vai trò của quản trị tri thức nói chung và đối với kết quả hoạt độngNCKH trong trường dai học.
- Xác định được sự cần thiết và các nội dung của quản trị tri thức đối với kết
quả hoạt động NCKH trong trường đại học Từ đó, phân tích được tác động của việc
thực hiện quản trị tri thức đối đến kết quả hoạt động NCKH tại ĐHQGHN
- Phân tích, đo lường mức độ tác động trực tiếp của quản trị tri thức đến kết
quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại ĐHQGHN.
- Dé xuất các giải pháp về chính sách và chiến lược quản trị tri thức nhằmnâng cao kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại ĐHQGHN
3 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên bối cảnh va mục tiêu nghiên cứu như trên, các câu hỏi nghiên cứu
được đặt ra như sau:
- Quản trị tri thức trong trường đại học bao gồm các nội dung các nội dung gì
và có tác động đến kết quả NCKH của các trường đại học như thế nào?
- Thực trạng quản tri tri thức va kết quả hoạt động NCKH tại ĐHQGHN hiện
nay như thé nào? Quản trị tri thức có tác động như thé nao tới kết quả hoạt động
NCKH tại DHQGHN?
- Làm thé nao dé thực hiện quản tri tri thức hiệu qua dé tăng cường kết quahoạt động nghiên cứu khoa học tại ĐHQGHN? Những giải pháp nào nên được đề
xuất cho ĐHQGHN cũng như các trường đại học khác đề thực hiện quản trị tri thức
và thúc day kết quả hoạt động NCKH?
Trang 194 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của QTTT đến kết quả hoạt
- Nội dung của QTTT trong luận án này tập trung vào 04 khía cạnh, cụ thé
bao gồm: (i) Kiến tao tri thức, (ii) Tiếp cận tri thức, (iii) Phố biến tri thức va (iv)
Ứng dụng tri thức
- Nội dung của kết quả hoạt động NCKH tập trung vào 04 yếu tố gồm: (i) Số
lượng và chất lượng công bố khoa học, (ii) Kết quả NCKH phục vu dao tao, (iii)
Giải thưởng công trình khoa học va (iv) Bản quyền sáng chế, phát minh do các kết
qua NCKH được công bồ và bảo hộ
- Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trong trường đại học là nghiên cứu khoa học Do đó, giảng viên/nghiên cứu viên là
lực lượng then chốt tạo ra kết quả hoạt động NCKH của trường đại học Qua đó,
nghiên cứu sinh chọn nhóm giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học/khoadao tạo/viện nghiên cứu của DHQGHN là đối tượng dé khảo sát vì mục tiêu nghiên
cứu của luận án là kiểm chứng tác động QTTT tới kết quả hoạt động NCKH trong
trường đại học (nghiên cứu điển hình tại ĐHQGHN)
và phạm vi không gian: ĐHQGHN có nhiều các đơn vị thành viên, trực
thuộc khác nhau, luận án tập trung nghiên cứu tại các trường đại học/khoa đào tạo/viện nghiên cứu của ĐHQGHN, nơi có đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (bao gồm 19 don vị trong DHQGHN)
Về phạm vi thời gian: dữ liệu khảo sát dựa trên ý kiến đánh giá của cán bộ
quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học/khoa dao tạo/viện
nghiên cứu của DHQGHN trong giai đoạn 5 năm (2017-2021) dé kiểm định các giảthuyết nghiên cứu
Trang 205 Đóng góp mới của Luận án
- Luận án đo lường tác động trực tiếp của QTTT đến hoạt động NCKH tạiĐHQGHN Kết quả nghiên cứu này sẽ hỗ trợ quản lý trường đại học tăng cườngQTTT như một hoạt động trọng tâm, góp phần nâng cao kết quả NCKH
- Luận án sử dụng phân tích hồi quy dé kiêm chứng mối quan hệ giữa QTTT
và kết quả NKCH tại các trường đại học, khoa, viện của DHQGHN Dựa trên kếtquả phân tích hồi quy, luận án đề xuất các khuyến nghị cho các bên liên quan trongtrường đại học, nhằm giúp họ phối hợp, kết nối thực hiện hiệu quả QTTT để thúc
đây kết quả hoạt động NCKH
Về mặt thực tiễn
- Từ các kết quả chính của luận án, tác giả sẽ đánh giá được hiện trạng QT TT
tai DHQGHN; qua đó đưa ra các khuyến nghị dé các trường đại học tham khảo
nhằm thúc day QTTT của tổ chức dé cải thiện kết quả hoạt động nghiên cứu khoahọc của nhà trường trong bối cảnh tự chủ đại học
- Các khuyến nghị của luận án nhằm giúp các nhà quản trị và lãnh đạo trườngđại học thực hiện tốt QTTT và nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của
việc thực hiện quản trị tri thức trong trường đại học Kết quả nghiên cứu của luận án
có thể giúp các trường đại học xây dựng chiến lược QTTT phù hợp và thiết lập cơchế thúc đây kiến tạo tri thức trong tổ chức, gia tăng hiệu suất và năng lực công bố
khoa học của đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên.
6 Kết cau của luận án
Ngoài phân mở đâu và kêt luận, kêt cầu của luận án được chia thành 5
Trang 21chương dưới đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của QTTT đến kết
quả hoạt động NCKH của trường đại học.
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của QTTT đến kết quả hoạt động
NCKH của trường đại học.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Thảo luận và khuyến nghị
Trang 22CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE TÁC ĐỘNG
CUA QUAN TRI TRI THỨC TỚI KET QUA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Quản trị tri thức trong trường đại hoc
Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 thé kỷ XX, nhân loại chứng kiến
sự phát triển của kinh tế tri thức, dựa trên nền tảng là việc kiến tạo, phổ biến và sử
dụng tri thức, thông tin Tri thức được thừa nhận là nhân tố chính cho tăng trưởng
kinh tế
Theo Quintas và các cộng sự (1997), Quan trị tri thức là quá trình quan lý
một cách can trọng tri thức dé dap ứng các nhu cầu hiện hữu, dé nhận ra và khai
thác những tai sản tri thức hiện có và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội
mới Quản trị tri thức và những nội dung liên quan được nhiều học giả quan tâm
nghiên cứu, như: các lý thuyết về học tập trong tổ chức có ảnh hưởng lớn đến lý
thuyết về tri thức trong tô chức, đặc biệt là khi những lý thuyết về quá trình kiến tạotri thức trong tổ chức, tiếp cận tri thức, phô biến tri thức và ứng dụng tri thức
Theo APO (2010), QTTT là cách tiếp cận kết hợp các khía cạnh, nội dung
của việc kiến tạo, tiếp cận, phố biến, chia sẻ và ứng dụng tri thức dé gia tăng năng
suất, lợi nhuận và khả năng phát triển của các tổ chức
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, với sự cạnh tranh quyết liệt trong pháttriển kinh tế, tri thức đã và đang trở thành nhân t6 đóng vai trò quyết định trong sựphát triển của tổ chức, là biến số cho sự thành công hoặc thất bại Nam giữ được trithức, quản trị được tri thức, là có thé đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu
quả Tiếp cận lĩnh vực giáo dự đại hoc, QT TT được coi là các hoạt động quan tri
thực tiễn giúp nhà trường nâng cao vai trò giảng dạy, nghiên cứu cứu khoa học và
hoạt động quản lý cũng như thúc đây từng cá nhân kiến tạo, tiếp cận, phô biến, chia
sẻ dữ liệu thông tin, tri thức trong quá trình ra quyết định (Petride và Nodine, 2003).Tổng kết của họ cho thấy, các nghiên cứu chia quản trị tri thức thành các bướckhông hoàn toàn giống nhau nhưng tựu chung lại có 4 thành phần và bước hoạt
động cơ bản gôm: kiên tạo, tiêp cận, chia sẻ và ứng dung tri thức.
Trang 23Có một sự nhận thức sâu rộng về tam quan trọng của đóng góp do QTTT đến
hiệu quả hoạt động của các trường đại học (Arntzen et al., 2009; Tuan et al., 2015;
Veer Ramjeawon & Rowley, 2020) Theo đó, các nhà khoa học đã chi ra rằng kiến
tao tri thức (knowledge creation) và tiếp cận tri thức (knowledge access) có tácđộng tích cực và có ý nghĩa thống kê về liên hệ với đổi mới sáng tạo về hành chính,trong khi đó, kiến tạo tri thức và tiếp cận tri thức liên quan đến đổi mới sáng taocông nghệ (e.g., Thang et al., 2021), nhưng không có nhiều thông tin về các quytrình QT TT trong nội bộ các trường đại học Thêm vào đó, khi các nghiên cứu tiềnnhiệm đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứ về QTTT và chỉ
ra liên kết đối với kết quả đổi mới kiến tạo, ứng dụng của QTTT trong việc thiết kế
và phát triển một chương trình đào tạo liên ngành cụ thể còn ít được quan tâm vàthiếu thông tin
Các trường đại học là nơi phù hợp để ứng dụng các phương pháp QTTT từ
đó kiến tạo, phố biến và chuyên giao tri thức (V Nair & Munusami, 2019) vì HEIsbao gồm nhiều giáo sư, các nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia và được nhận định
là một loại tổ chức chú trọng về tri thức (knowledge intensive) (Ramachandran etal., 2009; Veer Ramjeawon & Rowley, 2020) Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu khoahọc đã phát hiện ra trong thời gian gần đây, QTTT đối với các trường đại học là mộtdạng quản trị đặc thù, dé quản tri tri thức đến từ các bên liên quan trong nội bộ tô
chức (nhân sự, nhà khoa hoc , các việc trực thuộc, sinh viên, hoc viên, ) khiến cho
các trường đại học khác biệt nhiều với các loại hình tổ chức công lẫn tư khác Cụthé hon, các trường đại học không chỉ phô biến tri thức tới sinh viên mà còn đónggóp trực tiếp trong quá trình thiết kế và quản trị cả tri thức hiện hành lẫn trí thức
mới cho xã hội (Serdyukov, 2017; Rinaldi et al., 2018; Thang et al., 2021).
Trong thoi dai ky thuat số, việc nền kinh tế toàn cầu chuyển dịch sang nềnkinh tế tri thức đã tạo ra thách thức lớn đối với các trường đại học trong việc đào tạongười học đề thích ứng với nhu cầu của thị trường 5 lao động cũng như xã hội (V.Nair & Munusami, 2019) Nền kinh tế tri thức cũng đưa ra nhận định các cách thức
để giáo dục và tri thức trở thành một công cụ phục vu gia tang sản xuất dé tạo ra các
10
Trang 24giá trị và lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế địa phương, quốc gia.
Do đó, các trường đại học cần ứng dụng QTTT trong tổ chức của mình để nâng caochất lượng dịch vụ và giải quyết nhu cầu của người học cũng như các bên liên quan
(Arntzen et al., 2009; Tuan et al., 2015; Veer Ramjeawon & Rowley, 2020) Tiếptheo đó, các trường dai học cần phải nâng cao hiệu quả của các quy trình QTTT
Thang et al., (2021) đã nhận định 04 quy trình QTTT quan trọng trong các trường
đại học, bao gồm: Kiến tạo tri thức, tiếp cận tri thức, phổ biến tri thức và ứng dụng
tri thức.
1.1.1 Những nghiên cứu về kiến tạo tri thức
Trong các xu hướng nghiên cứu về quản trị tri thức thì nghiên cứu về kiếntạo tri thức là hướng nghiên cứu chủ chốt và chiếm tỉ trọng lớn nhất; với mục đíchtạo ra môi trường với những điều kiện thuận lợi cho việc tìm ra tri thức mới, hiểubiết mới, công nghệ mới và ứng dụng sâu sắc tri thức và các thành quả nghiên cứukhoa học vào thực tiễn sản xuất, quan trị và đời sống Tuy nhiên, không có nghiên
cứu nào chỉ tập trung vào kiến tạo tri thức mà không đề cập đến các thành phần
khác của quản trị tri thức (tiếp cận, phố biến và ứng dụng tri thức)
Có thé kế đến các nghiên cứu quốc tế và trong nước sau đây về kiến tạo tri thức:
Trường đại học là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi học thuật (hội thảo khoa
học, seminar, trao đổi chuyên gia, giảng viên, trao đổi sinh viên, trao đổi chương
trình đào tạo, hợp tác nghiên cứu giữa các cá nhân và nhóm nghiên cứu, chia sẻ cơ
sẻ vật chất ) một cách thường xuyên, liên tục và gắn liền với hoạt động đổi mớisáng tạo Do đó, các hoạt động về kiến tạo tri thức diễn ra một cách thuận lợi vàhiệu quả Điền hình cho các nghiên cứu này là các tác giả sau đây: Thomas Steward
(1999); Ikujiro Nonaka (1995); Gold và cộng sự (2001); Lee và cộng sự (2005); BùiThế Cường (2014); Nguyễn Ngọc Thắng (2020); Serdyukov (2017); Ramjeawon
(2019); Rinaldi (2018); OECD (2014); Đỗ Trung Tuấn (2019); Nguyễn Thị PhươngLinh (2019); M Nishad Nawaz (2014); Roshayu (2015).
Trong các trường đại học, hoạt động thu nạp tri thức được xác định vi trí rất
quan trọng khi mà tri thức mới từ các nguôn bên trong và bên ngoài được đội ngũ
11
Trang 25giáo viên và nghiên cứu viên liên tục và thường xuyên cập nhật nhằm nâng caonăng lực nghiên cứu khoa học và mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
khoa học Ví dụ: Nghiên cứu của các tác giả sau đây: Thomas Steward (1999);
Jarnett (1996); Miltiadis (2003); Maria va cộng sự (2017); Marco Romano (2014);
Nguyễn Ngọc Thắng (2020); Serdyukov (2017); Ramjeawon (2019); Rinaldi(2018); OECD (2014); Đỗ Trung Tuấn (2019); Nguyễn Thi Phuong Linh (2019); M
Nishad Nawaz (2014).
Nhân sự (gồm các giảng viên và nghiên cứu viên) có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong vấn đề kiến tạo tri thức ở các trường đại học Điều này có nghĩa là các
trường đại học phải xây dựng và ban hành những chính sách phù hợp đề thu hút nhân
sự về quản trị tri thức dé tăng cường chất xám Việc thu hút nhân sự đòi hỏi phải cónhững chính sách đột biến, theo hướng cạnh tranh với các trường đại học và các lĩnhvực khác Điển hình cho các nghiên cứu này là các tác giả: Ikujiro Nonaka (1995);
Somnuk và cộng sự (2010); Lee và cộng sự (2005); Balasubramanian (2019); MarcoRomano (2014); Jing Tian và cộng sự (2009); Nguyễn Ngọc Thang (2020); Đỗ Trung
Tuan (2019); Nguyễn Thị Phương Linh (2019); M Nishad Nawaz (2014)
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra răng hợp tác trong nghiên cứu khoa học là mộttrong những chính sách và biện pháp quan trọng trong trường đại học nhằm tạo ra
tri thức Qua hoạt động hợp tác nghiên cứu, giảng viên và nghiên cứu viên có cơ hội
trao đối học thuật và tạo môi trường sáng tạo thuận lợi; từ đó, họ có thé thu thập tri
thức từ các nguồn nội bộ và ngoại bộ Điều này giúp thu hút nhân sự có chuyênmôn quan trị tri thức dé gia tăng khả năng phục vụ quản trị tri thức trong các trườngđại học Ví dụ, một số tác giả như Jarnett (1996), Young (2003), Nguyễn HồngMinh (2014), Bùi Thế Cường (2014), và Nguyễn Ngọc Thăng (2020) đã tiến hành
nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: Những ý tưởng kiến tạo và cách tiếp cận mớiluôn phải được các trường đại học chấp nhận, tiếp thu bat chấp những yếu tố rủi ro.Điều này đặt ra cho các trường đại học nhiệm vụ liên kết với các doanh nghiệp, quỹkhởi nghiệp sáng tạo để những ý tưởng kiến tạo và cách tiếp cận mới được thê hiện
12
Trang 26và ứng dụng trong thực tế quản trị tri thức và thực tế kinh doanh sản xuất Và, đó là
sứ mệnh của các trường đại học trong bối cảnh chuyền đổi số và xây dựng các đại
học thông minh, dựa trên tri thức Điển hình cho các nghiên cứu này là các tác giả:
Jarnett (1996); Young (2003); Nguyễn Hồng Minh (2014); Bùi Thế Cường (2014);Nguyễn Ngoc Thắng (2020); Đỗ Trung Tuan (2019); M Nishad Nawaz (2014)
Bảng 1.1 Tóm tắt tổng quan các nghiên cứu về kiến tạo tri thức
Những nội dung phát hiện và kế thừa
về kiên tao tri thức
Trao đồi học Thu nap Th u hut À , Ý tưởng
er AL a tri thức từ | nhân su vê | Hợp tác wk
Cac tac gia thuat va tao , À ae ta kién tao
A2 các nguon | quan tri tri nghién > 2
ra môi R ah , va cach
` 2 bén trong thức dé cứu khoa | ; „
trường sáng ¬" x ` tiếp cận
a qos va bén tang cuong hoc
.-tạo thuận lợi xẻ 1 sự mới
Jarnett (1996) xX xX
Somnuk và cộng
X xX
su (2010) Gold va cộng sự x
(2001) Miltiadis (2003) X
Nguyễn Hồng X X
13
Trang 27Những nội dung phát hiện và kế thừa
về kiên tao tri thức
Trao đổi học Thu nap Th u hút À , Ý tưởng
cae ca Ay cà tri thức từ | nhân sự vê | Hợp tác wk
Cac tac gia thuat va tao , À aren tA kién tao
A2 các nguon | quan tri tri nghién >» 2
ra môi R ah , va cach
` 2 bén trong thức dé cứu khoa | , „
trường sáng > LA x ` tiếp cận
¬wằẰ và bên tăng cường học
.-tạo thuận lợi x¿ Ay moi
ngoai chat xam
Rinaldi (2018) X xX
Đỗ Trung Tuấn
X X X X X (2019)
Trang 281.1.2 Những nghiên cứu về tiếp cận tri thức
Tiếp cận tri thức liên quan đến việc thiết kế và bảo trì các kho tri thức
(knowledge repository) liên quan đến người dùng Các trường đại học có nhiều kho
tri thức khác nhau ví dụ như thư viện, cơ sở dữ liệu của các khoa, tài liệu, sản phẩmcủa các nhà khoa học Thông qua cơ sở hạ tang mang cua Cac truong dai hoc, cacnhà khoa hoc va nhân sự liên quan được tiếp cận với các nguồn tri thức và cơ sở dữKiến tạo tạo tri thức (Knowledge creation); Tiếp cận tri thức (Knowledge access);Ung dụng tri thức (Knowledge application) và Phố biến tri thức (Knowledge
dissemination) Như vậy, cơ sở hạ tầng cho tiếp cận tri thức, số hóa tai liệu, học liệu
theo xu thế chuyên đổi số sẽ có vai trò rất quan trọng trong các trường đại học đểthực hiện và vận hành quản tri tri thức Điền hình cho hướng nghiên cứu là các tác
giả sau đây: Davenport (1998); Kianto và cộng sự, 2016; Dalkir (2005); Trần Kim
Dung (2019); (Schiuma, 2012); Andreeva và Kianto (2011); Rowley (2000); Đỗ
Trung Tuấn (2019); Nguyễn Thị Phương Linh (2019)
Nhìn chung, các trường đại học không thiếu kho dữ liệu hay kho kiến thức
Họ cũng chủ động trong các lĩnh vực kho tri thức và tiếp cận tri thức thông quamạng nội bộ và hệ thống thư viện Đề hỗ trợ trao đôi thông tin giữa các nhà nghiên
cứu, giảng viên và sinh viên, các trường đại học phải đầu tư rất nhiều vào hệ thốngthư viện Thông qua mạng internet, mạng nội bộ và thư viện, các giảng viên và sinhviên của các trường đại học có thể truy cập vào các tài liệu điện tử, tạp chí điện tử
và được cá nhân hóa kiến thức Internet và e-mail đã trở thành công cụ quan trọng
để họ chia sẻ, thảo luận và chuyển đổi kiến thức cá nhân sang kiến thức lớp họchoặc tô chức Quản trị tri thức ở các trường đại học cần phải ban hành và thực hiệncác chính sách phát triển thư viện, tai nguyên số và các diễn đàn học thuật nhằm tạo
ra những cơ sở thuận lợi nhất dé đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có thê tiếnhành các hoạt động truy cập, cập nhật tri thức mới từ đó có thể thuận lợi cho việckiến tạo tri thức Các tác giả nghiên cứu theo hướng này bao gồm: Lee và cộng sự(2005); Bùi Thế Cường (2014); Nguyễn Ngọc Thang (2020); Nair (2019)
Từ kho dữ liệu ngày càng khống lồ, thông qua tiếp cận tri thức, đội ngũ
15
Trang 29giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học có thé sang loc, thong kê, đốichiếu và tích hợp các nguồn tri thức và loại bỏ những tri thức lạc hậu Đây là giai
đoạn bắt buộc của quy trình quản tri tri thức trong các trường đại học Dién hình
cho các tác giả nghiên cứu theo định hướng này bao gồm: Davenport và Prusak(2000); Lee và cộng sự (2005); Bùi Thế Cường (2014); Gold và cộng sự (2001);Herkema, 2003; Sangeeta (2015); Nguyễn Khắc Hùng (2019); Trần Kim Dung
(2019); (Schiuma, 2012).
Tại các trường đại học, chính sách về việc yêu cầu, khuyến khích cán bộ
khoa học và người học tham gia các hội thảo khoa học được xem là cách thức vận
hành điển hình của tiếp cận tri thức nói riêng va quản trị tri thức Thông qua các hộithảo khoa học, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, người học sẽ được cập nhật, bốsung những kiến thức, tri thức mới, những kết quả nghiên cứu mới nhất Đó chính làmục tiêu quan trọng của tiếp cận tri thức Trong bối cảnh nảy, giảng viên, nghiên cứuviên, người học trong các trường đại học có thé tiếp cần và trao đổi ý tưởng với nhau
dé phục vụ các mục đích cụ thể của bản thân Tiếp cận tri thức đóng vai trò đặc biệtquan trọng trong quản trị tri thức và là cầu nối các thành tố của quản trị tri thức vớinhau Tiếp cận tri thức đóng vai trò quan trọng hàng đầu của QTTT QTTT gồm 3
giai đoạn chính, bao gồm: Nắm bắt hoặc/và kiến tạo tri thức, Chia sẻ và phân phối tri
thức, Thu thập và áp dụng tri thức Các tác giả nghiên cứu về quản trị ttri thức theohướng này gồm có: Davenport và Prusak (2000); Gold và cộng sự (2001); NguyễnKhắc Hùng (2019); Sangeeta (2015); Trần Kim Dung (2019); (Schiuma, 2012)
Cuối cùng, quản trị tri thức trong các trường đại học cũng đòi hỏi phải duytrì mối liên hệ chặt chẽ với các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế và trong nước.Đội ngũ các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế và trong nước có trình độ chuyên
môn cao luôn là đầu tầu dẫn dắt, định hướng và hỗ trợ giảng viên, nghiên cứu viên,
người học trong các trường đại học có thé tiếp cận nhanh chóng với các kết quảnghiên cứu mới nhất một cách thường xuyên và liên tục Theo hướng nghiên cứu
này có các tác giả sau đây: Dalkir (2005); Trần Kim Dung (2019); (Schiuma, 2012);
(Somnuk và cộng sự, 2010); Biloslavo 2007; Ramachandran (2009); Nguyễn Thị
Phương Linh (2019); Nguyễn Khắc Hùng (2019); Nguyễn Khắc Hùng (2019)
16
Trang 30Bang 1.2 Tóm tắt tong quan các nghiên cứu về tiếp cận tri thức
Những nội dung phát hiện và kế thừa
về tiép cận tri thức
Cơ sở hạ tầng | Chính nae " Khuyến | Liên hệ
cho tiép cận | sách phát | ,: a > | khích cán bộ | chặt chẽ
eer san OK :Ä đôi chiêu và ` hey
Cac tac gia tri thức, sô triên thư | |, , | khoa học và | với các
2003 Herkema, 2003 x
Nair va Munusami X
(2019) Biloslavo va X Trnavcevic, 2007
Trang 311.1.3 Những nghiên cứu về phổ biến tri thức
Các trường đại học là các tổ chức chuyên sâu về phổ biến, chia sẻ tri thức với
nhiều hoạt động QTTT nỗi bật và điển hình (Rowley, 2000) Môi trường đại họcthích hợp cho việc áp dụng các nguyên tắc và phương pháp QTTT bởi vì các trườngđại học thường sở hữu kho thông tin, chia sẻ cơ sở hạ tầng tri thức, phát triểnchương trình giảng dạy mới và sinh viên mong đợi có được kiến thức từ các nguồn
có thể truy cập được (Biloslavo và Trnavcevic, 2007)
Tác giả Sangeeta và các cộng sự (2015) khang định phổ biến tri thức thứcđược cho là các quá trình liên quan đến việc trao đối kiến thức giữa cá nhân và
nhóm; kiến thức chia sẻ là một trong những mục tiêu quan trọng của một tô chức nơi tất cả các cá nhân trải nghiệm va kiến thức có thé được chuyên giao như một
-tài sản của t6 chức và duy trì cho việc học trong tương lai và tạo ra kiến thức mới
với sự trợ giúp của công nghệ thông tin Phổ biến tri thức là sự chuyền giao vàtruyền đạt kiến thức Nó là một hoạt động mà thông qua đó kiến thức được trao
đôi giữa các người, bạn bè hoặc thành viên của một gia đình, một cộng đồng, một
tổ chức hoặc các bên hợp tác Đó là “cung cấp những gì chưa được biết đến” theoAwad & Ghaziri (2004) Thể chế cần có sự cân nhắc đáng kế đối với việc chia sẻ
kiến thức để đạt được hiệu quả trong quản trị tri thức (King, et.al, 2002; Shin,
2004) Chia sẻ kiến thức hiệu quả là tại trung tâm của bắt cứ tổ chức nào Đối vớicác trường đại học, nó là cốt lõi của sự tồn tại của họ Kiến thức là không chỉ được
chia sẻ với sinh viên và xã hội, mà nó còn được chia sẻ giữa các nhân viên trong
khoa và trong hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài.
Các tác giả như Gate (1999), Farsan (2013), King (2009), Jennifer Rowley
(2010), Trần Thị Kim Dung (2019), Daniel E O'Leary (1998), Rowley (2000), ĐỗTrung Tuan (2019), Trần Ngọc Tú (2021), Kerry E Howell (2012), va AbdulqadirDiriye (2019) đã thực hiện nghiên cứu để khăng định rằng trong môi trường trithức của trường đại học, kiến thức cá nhân được thảo luận, đánh giá và chuyên đôithành kiến thức tổ chức rõ ràng Ngoài ra, không có rao cản vô hình nao giữa các
nhóm nghiên cứu, chức năng và câp độ trong các trường đại học, đông thời
18
Trang 32khuyến khích sự làm việc nhóm, đặc biệt là trong các nhóm quốc tế và hợp tác
giữa các nhóm Thông tin và nội dung của chương trình đảo tạo cân được chuyên
giao va truyén đạt cho các đôi tượng mục tiêu, bao gôm cả cựu sinh viên Do đó,
giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên trong trường đại học cân săn lòng đóng
góp và chia sẻ thông tin và tri thức cá nhân vào cơ sở dữ liệu chung, từ đó thúc
day sự phô biến tri thức
Bảng 1.3 Tóm tat tong quan các nghiên cứu về pho biến tri thức
Những nội dung phát hiện và kế thừa
Các tác giả tri th fe C ủa đê tạo cơ chéo giữa | chương trình | và hỗ trợ
s cá nhân hội cho cán | các bộ phận | đào tạo nội nhân sự
Vào cơ sở bộ giảng và với các | bộ đê chia sẻ | tham gia
dữ liêu viên tương đơn vi khác | tri thức, kinh | chia sẻ tri
` ° tac, trao doi nhau nghiệm mới thức
dùng chung với nhau
Ramachandran X
(2009) Rowley (2000) X
19
Trang 33Những nội dung phát hiện và kế thừa
về phô biên tri thức
Sẵn sàn Tạo không 2 an sane | sianthân | Daotao, | Tổchứchội | Khen
dong gop :
và chia sẻ thiện, vui | tập huân và | thảo chuyên | thưởng,
thông tin ve, coi mo traođôi | đê/khoa hoc, | động viên
Các tác giả trì th bà C ủa đê tạo cơ chéo giữa | chương trình | và hỗ trợ
° cá nhân hội cho cán | các bộ phận | đào tạo nội | nhân sự
vào cơ sở bộ giảng và với các | bộ đê chia sẻ | tham gia
dữ liêu viên tương đơn vi khác | tri thức, kinh | chia sẻ tri
` ° tác, trao đôi nhau nghiệm mới thức
dùng chung với nhau
1.1.4 Những nghiên cứu về ứng dụng tri thức
Các tác giả như Desireé Joy (2015), Bloom (2005), Scott (2005), Ahmadi
(2012), Shoham (2009), Trần Kim Dung (2019), Phạm Anh Tuấn (2021), Valdez
Juarez (2016), Nguyễn Ngoc Thang (2019), Đỗ Trung Tuan (2019), và Nguyễn Thi
Phương Linh (2019) đã nghiên cứu và nhắn mạnh về ứng dụng tri thức trong bối
cảnh giáo dục đại học Các nghiên cứu này đề cập đến việc điều chỉnh việc sử dụng
kiến thức theo nhu cầu của mỗi cá nhân và những lợi ích mà ứng dụng kiến thức có
thể mang lại cho các trường đại học, người học và các bên liên quan khác
Ứng dụng kiến thức trong giáo dục đại học có thể tạo ra kiến thức mới, cập
nhật kiến thức hiện tại và đưa ra các giải pháp mới đã được lưu trữ trong cơ sở đữ
liệu của các trường đại học Nó thé hiện sự áp dụng tri thức mới để giải quyết các
vấn đề và thách thức trong thực tế Những nghiên cứu này đóng vai trò điển hình
trong việc thúc đây việc ứng dụng kiến thức và tri thức vào các lĩnh vực thực tế của
giáo dục đại học.
20
Trang 34Tri thức là một quá trình, do đó, việc học hỏi, chia sẻ, ứng dụng va đôi mới
giữa mọi người có thể được coi là một chu trình sáng tạo tri thức Ứng dụng tri thức
mang tính năng động và là một phần của quá trình học hỏi liên tục Sử dụng nó ởquy mô nhỏ có thé giúp các nhóm làm việc tại trường hoạt động hiệu qua hơn Cáctrường đại học cần có cơ chế thu hút các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào côngtác đào tạo và nghiên cứu Việc triển khai hợp tác giữa nhà trường-doanh nghiệp ởquy mô lớn tại các trường đại học phải được xác định là ưu tiên hàng đầu, có thé
giúp các trường đại học đi trước và luôn đổi mới Điển hình cho các tác giả nghiêncứu theo định hướng này bao gồm: Desireé Joy (2015); Bloom (2005); Ahmadi
(2012); Shoham (2009); Tran Kim Dung (2019); Nguyễn Ngọc Thang (2019); ĐỗTrung Tuấn (2019); Nguyễn Thị Phương Linh (2019)
Bên cạnh đó, lãnh đạo các trường đại học cũng cần nhất trí rằng việc áp dụng
tri thức hiệu quả cần có sự thay đổi đáng ké về văn hóa tổ chức, cơ chế hợp tác và
hệ thống khen thưởng Do đó, các trường đại học cần có nhiều khuyến khích khácnhau dé thúc day việc chuyển giao và ứng dụng kiến thức Các trường đại học cần
có nhiều hình thức khen thưởng, khích lệ về tài chính với các học giả, nhà nghiêncứu có các công bố trên các tạp chí khoa học uy tín, có xếp hạng cạo hoặc hoàn
thành các dự án nghiên cứu cấp cơ sở tại các trường đại học Chính sách khuyến
khích người học cần tập trung vào ứng dụng các phương pháp học tập mới, nghiên
cứu mới Điển hình có các tác giả sau: Bloom (2005); Shoham (2009); Trần Kim
Dung (2019); Thạch Keo (2015); Phạm Anh Tuấn (2021); Nguyễn Ngọc Thắng
(2019); Đỗ Trung Tuấn (2019); Nguyễn Thị Phuong Linh (2019)
Cac tác gia như Duderstadt (2005), Birgeneau (2005), Naresh K (2014), Cohen
(1972), Tran Kim Dung (2019), Thach Keo (2015), Pham Anh Tuan (2021), Nguyén
Ngoc Thang (2019), Đỗ Trung Tuấn (2019), và Nguyễn Thi Phương Linh (2019) đã
nghiên cứu và đề xuất các phương pháp nhằm phát triển một cách bền vững và nângcao chất lượng, hiệu quả của các sản pham NCKH trong các trường đại học
Các nghiên cứu này tập trung vào việc khuyến khích kết nối và tìm kiếm cơhội đặt hàng về khoa học công nghệ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu ra
21
Trang 35ứng dụng của các sản phâm NCKH Đồng thời, cần thiết lập cơ chế bảo vệ tri thức
để đảm bảo việc sử dụng hợp pháp và hợp lý của tri thức, tránh việc sử dụng
không đúng mục đích từ cả bên trong và bên ngoai tổ chức.
Những nghiên cứu này đóng vai trò điển hình trong việc xây dựng chính sách
và cơ chê đê tôi ưu hóa giá trị của sản phâm NCKH, đông thời đảm bảo sự bên
vững và phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ của các trường đại học
Bảng 1.4 Tóm tắt tong quan các nghiên cứu về ứng dụng tri thức
Những nội dung phát hiện và kế thừa
về ứng dung tri thức
Chính sách Khuyên khích
Áp dụng tri | Co chế thu khuyến kết nối tìm Cơ chế bảo
thức mới | hútcáctổ | nười | kiếm để nhận | Vệ trí thức,
far eg vao viéc chitc, doanh ng ¬" tránh việc sử
Các tác gia giải quyết | nghiệp tham học ứng được đặt hàng dụng bat hợp
các van đề | gia vào công une “há ân Khoa foe phap và.
vàthách | tác đào tạo học tập HH có đầu i ứng không hợp lý
thức trong và nghiên mm < R từ trong và
.x ; nghiên cứu | dung cho san atk pe
thực tiền cứu - h ngoài tô chức
Naresh K (2014) xX xX
Ahmadi (2012) X X
Shoham (2009) X x
Cohen (1972) x X Shoham (2009) x
22
Trang 36Những nội dung phát hiện và kế thừa
vê ứng dung tri thức
Chính sách Khuyến khích
Ap dụng tri | Co chế thu k Ất ke as Co ché bao
, ne Am khuyên kết nôi, tìm Toren
thức mới hút các tô , xẻ Vera vệ tri thức,
ae , khích người | kiêm đê nhận , ae
car eg vao viéc chức, doanh , Am tránh việc sử
Các tác giả ai quyết | nghiên tham học ứng được đặt hàng dung bất h
8) quy À 8 =P N dụng các vê khoa học ung an oP
các van đê | gia vào công hương pháp | công nghê: tìm pháp và
vàthách | tác đảo tạo | PHONE Pap | cong nghe, không hợp lý, ` tn hoc tập mới, dau ra ứng R `
thức trong và nghiên TA 7 R từ trong và
“x ; nghiên cứu | dụng cho sản 1: XÃ pe
(Nguôn: Tác giả tự tong hop)
1.1.5 Những nghiên cứu về mô hình quản tri tri thức
Các tác giả Bender, S và Fish, A (2000) cùng với Fish Short, T (2005) đã
đề xuất mô hình quản trị tri thức để mô tả quá trình hình thành tri thức Mô hình này
sử dụng tháp phát triển tri thức, trong đó dữ liệu được thu thập và gia tăng giá trị
23
Trang 37thông qua gan thêm ý nghĩa và hiểu biết bởi con người dé trở thành thông tin.Thông tin sau đó được củng cố băng niềm tin dé trở thành tri thức Tri thức chuyêngia có thé được hình thành thông qua việc làm giàu, chat lọc và kết hợp tri thức
khác thông qua trải nghiệm, nghiên cứu và đào tạo.
Quản lý tri thức có 4 trụ cột hữu hình bao gồm: hạ tầng công nghệ thông tin,cộng đồng thực hành quản lý tri thức, các chính sách khuyến khích và đơn vị
chuyên quản ly tri thức Quan lý tri thức được chia thành 2 nhóm lớn: Tập hop
thông tin, tri thức và Kết nối con người Hai đối tượng chính của quản lý tri thức làtri thức và con người Cần khuyến khích và tạo điều kiện để tạo ra những tri thứcmới bên cạnh việc quản lý tốt tài sản tri thức đã có Hệ thống quản lý tri thức cần đođạc các chỉ tiêu mục tiêu và tiếp nhận phản hồi dé hoàn thiện
Tại Việt Nam, có một số tác giả tập trung nghiên cứu về mô hình quản tri trithức, Cac tac gia chỉ ra: QTTT bao gom: Kiến tao tri thức; nắm bat tri thức va ứngdụng tri thức các tiêu chí nhăm đánh giá hệ thống quản trị tri thức, đó là: Khả nănglãnh đạo và đánh giá trong hệ thống quản trị tri thức; Các dạng đánh giá quản trị trithức; Đánh giá các giải pháp quản trị tri thức; Đánh giá tác động Diém nổi bật và
có tính thống nhất trong quan điểm của tác giả Đỗ Trung Tuấn là xem xét và nhìnnhận, phân tích QTTT với tư cách là một hệ thống theo Lý thuyết hệ thống của nhàTâm lý học người Nga-A.N Leonchiev Dưới góc độ Lý thuyết hệ thống thì QTTTvừa là một bộ phận trong hệ thống lớn hơn là quản trị đại học; vừa là một hệ thốnggồm 3 bộ phận cấu thành (Khám phá tri thức; Nam bat tri thức và Ứng dụng trithức) Có thé nói, cách tiếp cận của tác giả Đỗ Trung Tuan về QTTT hết sức toan
diện, đủ sâu và đủ rộng, với nhiều van đề có thé được kế thừa trong phạm vi luận án
này Các tác giả đã phân tích mô hình, mối liên quan đặc biệt của QTTT với nền
tảng là đữ liệu lớn (big data) kết nối với trí tuệ thông minh (AI); điện toán đám mây(Icloud) và bối cảnh chuyên đổi số (digital transformation)
Mô hình quản trị tri thức gồm 4 nhân tố: Dữ liệu, thông tin, tri thức và trithức chuyên gia Trong đó, tác giả đi sâu phân tích về tri thức chuyên gia và khangđịnh đó là thành quả cuối cùng của QTTT và cũng là mục tiêu của quá trình nay
Bồn thành tố của QTTT bao gồm: Dữ liệu, thông tin, tri thức và tri thức chuyên gia
24
Trang 38QTTT trong trường đại học có mô hình giống hình tháp nhọn và thể hiện như mộtgiải pháp quan tri đại học hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh chuyền đổi số diễn ra vớigia tốc lớn như hiện nay và tương lai gần Điền hình cho hướng nghiên cứu này, cócác tác giả sau: Đỗ Trung Tuan (2019); Nguyễn Ngọc Thang và cộng sự (2021);Trần Thị Kim Dung (2019); Thạch Keo Sa Ráte và cộng sự (2017); Phạm Anh Tuấn
và cộng sự (2021).
Bảng 1.5 Tóm tắt tong quan các nghiên cứu về mô hình quản trị tri thức
Mô hình quản trị tri thức
Các tác giả Dữ | Thông | Tri Tri thức
liệu tin thức | chuyên gia
Bender và Fish (2000) xX xX xX xX
Short, T (2005) xX
D6 Trung Tuan (2021) X X X X
Nguyễn Ngọc Thắng, Hoang Dinh Phi, x x X
Cao Xuân Trang và Ngô Vi Dung (2021)
Trần Kim Dung (2019) X X X XThạch Keo Sa Rate và Lưu Tién Thuận X
(2017)
Nguồn: Tac giả tong hopQua tổng quan các nghiên cứu về mô hình QTTT, tác gia rút ra những kết
luận sau đây:
Một là, mô hình QTTT trong trường đại học bao gồm các thành tố: Dữ liệu,thông tin, tri thức và tri thức chuyên gia Những thành tố này phan ánh mối quan hệ
và logic của các các yếu tố: Kiến tạo tri thức; tiếp cận tri thức; phô biến tri thức và
ứng dụng tri thức Như vậy, các yếu tố (Kiến tạo tri thức; tiếp cận tri thức; phổ biếntri thức và ứng dụng tri thức) có mối liên quan chặt chẽ với các thành tố của chu
trình quan trị tri thức (Dữ liệu, thông tin, tri thức và tri thức chuyên gia) Việc xác
định được mối quan hệ có tính chất tương quan này sẽ giúp tác giả luận án xây dựngđược khung lý thuyết nghiên cứu cho luận án
Hai là, từ mô hình QTTT trong trường dai học và chu trình QT TT, tác giả có
cơ sở đê thiệt kê mô hình nghiên cứu với các biên độc lập và biên phụ thuộc khá rõ
25
Trang 39ràng; các mối tương quan giữa các nhân tố và các biến trong mô hình nghiên cứu.Việc thiết kế mô hình nghiên cứu (sẽ trình bày trong chương kế tiếp) có ý nghĩaquyết định đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Ba là, việc xác định chính xác QT TT trong trường đại học là cơ sở lý thuyết
và thực tiễn để tác giả luận án đề xuất những gợi ý, khuyến nghị nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả của hoạt động QTTT trong DHQGHN sau này
1.2 Nghiên cứu tác động của quan trị tri thức tới hoạt động nghiên cứu khoa
học trong các trường đại học
1.2.1 Các nghiên cứu quốc tế
Đánh giá các rào can và sự thuận lợi của dòng chảy tri thức và sáng tao tri
thức trong hệ thống đại học của Ấn Độ theo nghiên cứu của Renu Vashisth và cộng
sự (2010) Nghiên cứu nay tập trung vào việc đánh giá việc áp dung quản tri tri thức
trong các khoa và trung tâm nghiên cứu tại các trường đại học Ấn Độ Kết quả củanghiên cứu chỉ ra răng các yếu tố cá nhân và tô chức xã hội đóng vai trò quan tronghơn so với yêu t6 công nghệ trong quản trị tri thức Các giảng viên và tương tác của
họ được xem là nguồn tạo ra tri thức và thúc đây dòng chảy tri thức trong hệ thống
đại học Tuy nghiên cứu này được thực hiện trên một dữ liệu tương đối nhỏ, nóchưa đưa ra sự phân biệt giữa các nhà nghiên cứu thuần túy và các nhà nghiên cứu
thực hiện cả công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học song song trong các
trường đại học Ấn Độ
Một mô hình lý thuyết về sáng tạo tri thức ẩn trong các nhóm nghiên cứu đãđược đề xuất bởi Junxia Wang và đồng nghiệp (2006), trong đó tác giả nhằm xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sáng tạo tri thức và đề xuất các khuyếnnghị cho các quốc gia đang phát triển Nghiên cứu này đã tiễn hành 15 cuộc phỏngvấn trực tiếp với các trưởng nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý tại các trườngđại học ở Đức Các cuộc phỏng vấn tập trung vào việc thực hiện sáng tạo tri thức vàquản lý tri thức dé thu thập đánh giá chủ quan Các yếu tô tác động đến sáng tạo trithức bao gồm tài chính, chiến lược tổ chức, cơ sở hạ tầng và văn hóa tô chức Tácgiả đặc biệt nhắn mạnh rằng yếu tô văn hóa tổ chức có ảnh hưởng đáng ké đến qua
trình sáng tạo tri thức Tuy nhiên, do kích thước mẫu nghiên cứu nhỏ và giới hạn
trong một lĩnh vực và một quốc gia cụ thể, nghiên cứu chưa thể tổng quát hóa các
26
Trang 40phương pháp chuyên đổi tri thức và tác động của quản trị tri thức đối với kết quảhoạt động tô chức.
Nghiên cứu của tác giả Deborah Blacan và đồng nghiệp (2009) đã miêu tả
mối quan hệ giữa quản tri va quản tri tri thức trong các trường đại học tại Uc, tap
trung vào các khái niệm về tri thức, cau trúc và vai trò của hội đồng quản trị trongviệc ảnh hưởng đến thành công của trường đại học trong tương lai Khái niệm về trithức và phân loại được mở rộng và sử dụng như là một khung phân tích cho một
nghiên cứu định tính dựa trên quan sát và dữ liệu phỏng vấn từ các hội đồng quản
trị của các trường đại học Nghiên cứu chỉ ra rằng dé đạt được hiệu quả quản tri vàthành công chiến lược phụ thuộc vào các hoạt động vận dụng tri thức phù hợp với
tổ chức Một sự thay đồi quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả quản trị trong tổ
chức sẽ liên quan đến việc đánh giá lại vai trò của quản trị tri thức trong trườngđại học Tuy nhiên, đây là một trường hợp nghiên cứu duy nhất và cần nghiên cứuthêm để xác nhận kết quả nghiên cứu
Tác giả M Sadiq Sohail và đồng nghiệp (2009) đã đánh giá các yêu tố ảnh
hưởng và rào cản trong việc phố biến tri thức thành công trong đội ngũ giảng viên
đại học Dựa trên các khái niệm và phương pháp phô biến tri thức trong tô chức,nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến chia sẻ tri thức như văn hóa, môi
trường làm việc, thái độ của nhân viên, động lực dé chia sẻ và cơ hội dé pho bién tri
thức Nghiên cứu đã phát trién một mô hình và đưa ra các giả thuyết Dữ liệu sơ cap
được thu thập thông qua khảo sát các giảng viên từ các trường đại học công lập và
tư thục ở Malaysia Kết quả nghiên cứu cung cấp những hiểu biết hữu ích cho quantrị của các tô chức giáo dục đại học trong việc cung cấp các cách thức để tăngcường chia sẻ kiến thức giữa các giảng viên Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm,nghiên cứu cho thấy một số kết quả tương phản Đối với mẫu được rút ra từ đội ngũgiảng viên thuộc các trường đại hoc công lập, có một mối quan hệ đáng ké giữa chia
sẻ kiến thức và các yếu tố độc lập được dé cập trước đó Kết quả từ mau từ giảngviên nhân viên trong các trường đại học tư không cho thấy mối quan hệ như vậy.Tuy nhiên, cỡ mẫu nghiên cứu và việc khái quát hóa kết quả cho đội ngũ giảng viên
từ các tô chức giáo dục đại học ở Malaysia tạo thành một hạn chế lớn
Nghiên cứu của Marco Romano Manlio và cộng sự (2014) đã xác định các
27