Ngoài ra, phâncấp tài khóa và tác động của nó đến hiệu quả chỉ ngân sách địa phương là một vấn đềquan trọng trong quan lý ngân sách nhà nước, vì nó phan ánh sự phân bổ nguồn lựctài chính
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRAN HOANG MINH
O VIET NAM
LUẬN AN TIEN SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HANG
Hà Nội - Năm 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRAN HOANG MINH
Chuyén nganh: Tai chinh — Ngan hang
Mã số: 9340201.01
LUẬN ÁN TIEN SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS Trần Trọng Nguyên PGS, TS Nguyễn Thị Nhung
Hà Nội - Năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong họcthuật Tôi xin cam kết rằng luận án tiến sĩ “Tác động của phân cấp tài khóa đến hiệu
quả chi ngân sách địa phương ở Việt Nam” do tôi tự hoàn thiện và không vi phạm
các yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Tôi xin cam đoan các số liệu, đữ liệu sử dụng trong luận án này được thu thập
từ các nguồn đáng tin cậy và được xử lý một cách khách quan, trung thực
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2024
Nghiên cứu sinh
Trần Hoàng Minh
Trang 4LOI CAM ON
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc của tôi tới haigiảng viên hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Trọng Nguyên và PGS, TS NguyễnThị Nhung đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này Sự định hướng, chỉ bảo về nội dungcủa các thầy, cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc xác định định hướng nghiên cứu,tinh thần nghiên cứu và thái độ nghiêm túc trong công việc Trong suốt thời gian thựchiện nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự tư van kịp thời, chân thành và nguồn tài liệu
có giá trị tham khảo lớn từ các thầy, cô Đồng thời, sự động viên, nhắc nhở của các
thầy, cô là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp tôi quyết tâm vượt qua những khó
khăn dé hoàn thành luận án của mình.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, giảng viên Khoa Tài chính
— Ngân hàng, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi hoàn thành luận án của mình Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
tới PGS, TS Nguyễn Văn Hiệu, Phó trưởng khoa - phụ trách khoa, chủ nhiệm Bộ
môn Tài chính công, Khoa Tài chính — Ngân hàng đã không quản ngại khó khăn giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi ngay từ những ngày đầu thực hiện luận án Tôi xin được cảm
ơn các nhà khoa học trong Hội đồng đề cương, Hội đồng chuyên dé, Hội đồng cơ sở,Hội động đánh giá luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu của mình giúp tôi hoàn
thiện hơn luận án.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc và các đồng nghiệp tại Học việnChính sách và Phát triển đã tạo điều kiện hết sức cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin được gửi tình cảm thân thương nhất tới gia đình, những người
đã luôn ở bên động viên, tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong suốt những năm vừa qua Tìnhyêu thương và sự tin tưởng của gia đình là nguồn lực vô giá giúp đỡ tôi hoàn thành
luận án của mình.
Trang 5MỤC LỤC
DANH MUC TỪ VIET TẮTT <2 << s£ s2 S££S£ES#£Ss£Ss£xs£Esevsevsssssessesse iJ.9\:0 00/079) 0127 iiDANH MỤC HINH cccscssessssssssssssssscssessessessusssssscsocssessessussussassscsscsecssnsssssscescesceees iii
7900096710057 1
CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE TÁC ĐỘNG CUA PHAN CAP
TAI KHOA TỚI HIEU QUA CHI NGÂN SÁCH DIA PHƯƠNG 91.1 Các nghiên cứu về phân cấp tài khOa woe cscesesessessessessesessessessesesessesseseeees 9
1.1.1 Các nghiên cứu quốc tẾ ¿+ k+Sk+Et+E22E£EEEEEEEE2E2EEEEEEEEErrreei 9
1.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam - - (c3 3S 3S server 13
1.2 Các nghiên cứu về hiệu quả chi ngân sách địa phương -52-5¿ 18
1.2.1 Các nghiên cứu quốc té ccccccscsssessessesssesseessesssessesssessessseesesseesseees 18
1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam - - c3 St sisrirsrerrrrrek 25 1.3 Các nghiên cứu về tác động của phan cap tài khóa đên hiệu quả chi ngân sách Ada PHUONG 11 3-1lA 29
14 Đánh giá tổng quan các công trình đã nghiên cứu và khoảng trống nghiên
0001 37
TIỂU KẾT CHƯNG s°-s°©+s#©+E+s©EE+e©rrxeErrxeerrkeorrksree 40
CHUONG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TÁC ĐỘNG CUA PHAN CAP TÀI KHOA
DEN HIỆU QUA CHI NGÂN SÁCH DIA PHƯƠNG s<©-s2 4I2.1 Cơ sở lý luận về phân cấp tài khóa 2-52 SE E21 EEEEEEE121121 111 41
2.1.1 Khái niệm phân cấp tai kha oo ceccccescescescssesessesessessessesteseeseseeaee 412.1.2 Nội dung phân cấp tài khóa ¿5c + Sx+E+E£EE£EEEEE2EEEerkerxeree 432.1.3 Các mô hình phân cấp tài khoá 2-2 2s ++£++£+zEe£xerxsrszz 452.1.4 Tác động của phân cấp tài khóa -¿- 2 22c zEcrkerkerssree 502.1.5 Các chỉ tiêu đo lường mức độ phân cấp tài khóa 522.2 Cơ sở lý luận về hiệu qua chi ngân sách địa phương - 2: 5zs+ 56
2.2.1 Tổng quan về chi ngân sách địa phương -2- 2 +52 56
Trang 62.2.2 Hiệu qua chi ngân sách địa phương - ¿c5 *c<xsssxxssxsss 62
2.3 Các lý thuyết về phân cấp tài khoá và cơ chế tác động của phân cấp tài khóa đến
hiệu quả chi ngân sách địa phương - ¿c1 11 1112111211111 111111111 xe 80
2.3.1 Các lý thuyết về phân cấp tài khoá và tác động của phân cấp tài
các địa phương ở Việt Nam giai đoạn 2012 — 202]L -¿++-c+++++sxssexssrssss 95
3.1.1 Khung pháp ly quy định phan cấp tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2012
L021 -‹<‹- ¬ 1ã 95
3.1.2 Thực trạng quy định pháp luật quy định định mức chi Ngân sách Nhà
0 U12 102
3.2 Thực trạng phân cấp tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021 111
3.2.1 Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước 2-2 se: 1113.2.2 Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước - +: 1173.2.3 Phân cấp điều hòa ngân sách nhà nước -2 s:+: 1213.2.4 Phân cấp vay nợ cho chính quyền địa phương - 1243.3 Khái quát về tình hình chi ngân sách địa phương ở Việt Nam giai đoạn 2012 —
PP 126
3.3.1 Quy mô chi ngân sách địa phương ở Việt Nam - 126
3.3.2 Phân bổ chi ngân sách địa phương vào các lĩnh vực của tỉnh, thànhphố ở Việt Nam -¿ ¿- -©tSE9E12 1 E52191121121121711121111111111111 11111 0 y0 1283.4 Đánh giá chung về thực trạng phân cấp tài khoá và tình hình chi ngân sách địa
phương ở Việt Nam giai đoạn 2012 — 2021 c++2c + + ++sseseeresrrsrerrrves 135
3.4.1 Về thực trạng phân cấp tài khoá - 2-2 s++s+xz+xzzzzzxees 135
Trang 73.4.2 Về tình hình chi ngân sách địa phương -. - 2 s+cz+se+s+ 139TIỂU KET CHƯNG 3 2< ©<©Ss£+s+EseEsEeEsseterrsrrserssrssrssrssrsee 144CHUONG 4: TÁC DONG CUA PHAN CAP TÀI KHÓA TỚI HIỆU QUA CHINGAN SÁCH DIA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM 2-s<-sccsscssecsses 1454.1 Thiết kế nghiên CỨu ¿22 2+29EE£EE£EE£EEE2E12E12E121157171711211211 1111 xe 145
4.1.1 Quy trình nghiÊn CỨU - 2 22 S223 *31 1E ESEEESEErsrirsrrrrkrrrkre 145
4.1.2 Nội dung và giả thuyết nghiên cứu -¿ -¿ z+cx+zc+cxz+ 1474.2 Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu thực nghiệm - 2-5: 150
4.2.1 Các biến đo lường hiệu quả chi ngân sách địa phương 1504.2.2 Các biến đo lường phân cấp tài khóa - 25c s+cs+cszx+zcez 1524.2.3 Các biến kiểm soát -©2+2222EE2EEE21221 211221221 ee 154
4.3 Dữ liệu và mô hình nghiên CỨU - 2 3223322132 EE*EEEEEEsrreerrerrsrrrrxes 157
4.4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của phân cấp tài khóa đến
hiệu quả chi ngân sách địa phương ở Việt Nam 5 5s si sessresrrrres 160
AAL Thống kê mô tả - 2-52 kề 2E2E21E11E1121111 1111111 xe 1604.4.2 Kết quả thực nghi@me cecececcccccccsesesscssessessesessessesssstssessessesseseeees 1624.5 Thảo luận kết quả nghiên CỨU 2-2 2S EệEE2EE2E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrerrees 165TIỂU KET CHƯNG 4 -2-s<s©se©+s£©se£EseEsseEsetrseEseersersserssersersee 185
CHUONG 5: CÁC KHUYEN NGHỊ, GIẢI PHAP VE PHAN CAP TÀI KHÓA GAN VỚI TANG CƯỜNG HIEU QUA CHI NGÂN SÁCH DIA PHƯƠNG Ở
VIET NAÌM 5 5< 5< HH TT TT TH TT 00004 40 186
5.1 Nguyên tắc và định hướng phân cấp tài khóa trong giai đoạn 2021 - 2030 186
5.1.1 _ Nguyên tắc phân cấp tài khóa - 2 2 x+2xczxczxczEzrxsrxerxee 1865.1.2 Dinh hướng phân cap tai khóa ees eseesesseseeseseseseeeees 189
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả chi ngân sách địa phương - - 193
5.2.1 Day mạnh quá trình tự chu tài chính dia phurong 193
5.2.2 _ Xây dựng chính sách tài chính phù hợp với thực tiễn địa phương 194
5.2.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về chi ngân sách địa
0006001522117 195
Trang 85.2.4 Thực hiện có hiệu lực, hiệu quả nguyên tắc công khai, minh bạch trongphân cấp và quản lý chi ngân sách địa phương 2s s+cz+sz+sze: 196
5.2.5 Nang cao trách nhiệm giải trình và tính liêm chính trong chi Ngân sách Ada PhUONg oo ee A 198
5.2.6 Hoàn thiện co chế quan lý giám sát, kiểm tra trong quản ly chi Ngân
SACh dia PHUONg 0018 200
5.3 Các khuyên nghị chính sách về phân cấp tài khoá nhằm nang cao hiệu qua chi
ngân sách địa phương trong thời Gian tỐI c5 + 3333 + EE+seeEeeereeeerersee 201
5.3.1 Về phân cấp nguồn thu ngân sách 2-2 2+s+s+£++£+zxered 2015.3.2 Về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách: - ¿5-52 s+cz+s+ea 2035.3.3 Hoàn thiện hệ thống bé sung ngân sách giữa các cấp chính quyền 2055.3.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý vay nợ của chính quyền địa phương 206TIỂU KẾT CHƯNG 5 2-s<s°©s££SsESs£EseEvsEESeExeExeerserkserserrsersee 208
000907 209CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN
1 Ô 211TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2-2 2£ s2 s2 ©S££S<£Ss£ss£EseEseEszessessesse 212
PHU LUC 21177 .-.ýÄâậẬôâÀâA Ô 224
Trang 9DANH MỤC TỪ VIET TAT
STT | Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt
1 CQDP Chính quyền dia phương
2 CQTƯ Chính quyền trung ương
3 EPI Expenditure Performance Index Nich dia shone ngan
4 FDEX Expenditure-based decentralization man ca tài khoá dựa trên
5 FDFA Financial autonomy Hệ số tự chủ tai chính
6 GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng san phẩm trên địa ban
7 GTGT Giá trị gia tăng
8 HDI Human Development Index Chi số phát triển con người
9 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
10 NSNN Ngân sách Nhà nước
11 NSDP Ngân sách dia phương
12 NSTƯ Ngân sách trung ương
l3 OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát
Cooperation and Development triên Kinh tê
14 OLX lo Administration Reform Chi số cải cách hành chính
15 PCI Provincial Competitiveness Index cấp son dng lực cạnh tranh
16 TNCN Thu nhập cá nhân
17 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
18 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
19 | XSKT Xổ số kiến thiết
20 UBND Uỷ ban Nhân dân
21 UNDP rowan Development Liên Hộ kê triển
United States Agency for Cơ quan Phát triên Quoc tê
22 USAID International Development HoaKy °
23 VCCI Vietnam Chamber of Commerce Liên đoàn Thương mại và
and Industry Công nghiệp Việt Nam
24 WB World Bank Ngân hàng Thể giới
Trang 10DANH MỤC BANG
Bang 1.1: Tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu 2 2 2 s+zs+5s+2 35Bang 3.1: Tóm tắt nội dung phân cấp nhiệm vụ chỉ - 2-52 2 z+xz£xzss+2 97Bang 3.2: Ty trong thu NSTƯ và NSDP được hưởng theo phân cấp trong tong thucân đối NSNN giai đoạn 2012 - 2021 ©2- 5c E2 E22E12 1221271212112 xe, 112Bảng 3.3: Tỷ trọng các khoản thu thường xuyên NSDP được hưởng 100% trong tôngthu NSDP được hưởng theo phân cấp -¿- 5+ ©2++2++2£x+2E+2Ex2Exerxezrxrrrree 112Bảng 3.4: Tỷ lệ % phân chia đối với các sắc thuế phân chia của các địa phương cóđiều tiết về ngân sách trung ương -¿- + + +seSềE2E12E212112212112171 111 1t 114Bảng 3.5: Ty trong chi NSDP trong tổng chi NSNN c.s.csscsssesssessesssesssesstesseesees 117Bang 4.1: Các thành phan va chỉ tiêu đo lường chỉ số hiệu qua chi ngân sách địa
phurong (EPI) 2n 151
Bảng 4.2: Tỷ trọng các thành phần đo lường chỉ số hiệu quả chỉ ngân sách địa phương(EPI) theo phương pháp phân tích thành phần chính (PCA)) -+- 152Bảng 4.3: Mô tả các biến co the 156Bang 4.4: Tóm tắt thống kê mô tả các biẾn -¿- 2-52 ©sSE‡EE2EE2E£EEEEEeEEzEerrees 160Bang 4.5: Tác động của FDEX đến EPI - 2-2 2 +EeEE£EE2EE+EeEEeEEeExrrerrees 162Bảng 4.6: Tác động của FDFA đến EPI - 2-52 S22S22EESEEEEEEEEeEEEEErExrrkerxee 163Bang 4.7: Tác động của FDEX và FDFA đến EPI phân theo giai đoạn 164Bang 4.8: Tác động của FDEX và FDFA đến EPI phân theo nhóm địa phương vượtthu ngân sách và nhóm địa phương nhận bồ sung ngân sách từ trung wong 165
1
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bốn trụ cột chính của Phân cấp tài khóÓa - ccccss sec 44Hình 2.2: Cơ chế tác động của phân cấp tài khóa đến hiệu quả chi ngân sách địa
Hình 3.1: Dinh mức phân bổ chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2012 - 2016 104
Hình 3.2: Tỷ lệ định mức phân bồ chi thường xuyén/khu vực đô thị NSNN giai đoạn
2012 P01 105
Hình 3.3: Dinh mức phân bồ chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2017 - 2021 105
Hình 3.4: Tỷ lệ định mức phân bồ chi thường xuyên/ khu vực đô thị NSNN giai đoạn
PIWEVA\/%ằ%Mi33ŸẢỶẲ Ô 106
Hình 3.5: Thu ngân sách địa phương phân theo nguồn 2-2- 5z55+¿ 111Hình 3.6: Co cau chi thường xuyên NSĐP theo nhiệm vu chi cho từng lĩnh vực 118Hình 3.7: Các khoản bổ sung cho ngân sách địa phương - 2-5: 123Hình 3.8: Ty trọng nguồn thu huy động đầu tư NSDP so với thu NSNN và chi NSDPtheo nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước 2-2 2 x++xzx++xzzxzzxsrxees 125
Hình 3.9: Tỷ trọng trung bình chi NSĐP của các địa phương ở Việt Nam giai đoạn
"000 2 127
Hình 3.10: Quy mô chi dau tư phát trién NSĐP của các tỉnh, thành tại Việt Nam trung
D0 E2t10:010020029272001107 129 Hình 3.11: Quy mô chi xây dung cơ bản của các tỉnh, thành tại Việt Nam trung bình S)0:0i0200092720177 131 Hinh 3.12: Ty trong chi thuong xuyén cua cac tinh, thanh tai Viét Nam trung binh giai doan 2012 - 202] 117 3Ô 133
Hình 3.13: Quy mô chi su nghiệp giáo dục, dao tao va dạy nghề của các tỉnh, thành
tại Việt Nam trung bình giai đoạn 2012 - 202 -. - 5+ ++++++++exssersserseers 134
1H
Trang 12Hình 3.14: Tỷ trọng chi cho sự nghiệp y tế của các tỉnh, thành tại Việt Nam trung
bình giai đoạn 2012 - 222 ] 6 1 1n TT HH nh TH Hành nh trệt 135 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu định lượng - c5 5c + *+£+svEseexseereseres 149
Hình 4.2: Chỉ số EPI trung bình của các địa phương ở Việt Nam giai đoạn 161
IV
Trang 13PHAN MỞ ĐẦU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
Phân cấp là biện pháp phân định và chuyên giao thâm quyền giữa Trung ương
và địa phương đã được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong điềuhành và quản trị quốc gia ở nhiều nước trên thé giới Day không chi là một trongnhững biện pháp cải cách khu vực công, mà còn là một phương pháp nhăm tạo ra mộtmôi trường cạnh tranh khỏe mạnh giữa các cấp chính quyên Phân cấp tài khóa là mộtyếu tô quan trọng trong việc quản lý của chính phủ, đang trở thành một chủ đề đượcquan tâm trong việc cải cách hoạt động của khu vực công ở hầu hết các quốc gia trênthế giới Mục tiêu chính là tối ưu hóa việc cung cấp dịch vụ công cho xã hội và đồngthời thúc đây tăng trưởng kinh tế (Bahl và Linn, 1992; Bird và Wallich, 1993) Quaviệc phân cấp tài khóa, các cấp chính quyền cấp dưới được trao quyền tự quan lýngân sách của mình, điều này không chỉ giúp họ đáp ứng một cách linh hoạt và kịpthời các nhu cầu cụ thể của địa phương mà họ quản lý, mà còn tạo điều kiện cho việccải thiện hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách Điều này đồng nghĩa với việc cáccấp chính quyền cấp dưới có thé tự quyết định về việc sử dụng ngân sách theo cách
mà họ cho là phù hợp nhất với các điều kiện và nhu cầu cụ thê của địa phương
Ở Việt Nam, việc phân cấp giữa trung ương và địa phương đã được Đảng vàNhà nước quan tâm và đây mạnh, bước đầu bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhấtcủa Trung ương, đồng thời phát huy sự chủ động, sáng tạo của chính quyền địaphương, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Xuất phát từtình hình thực tế trong giai đoạn 2012 - 2015, quyền quản lý ngân sách của Trungương vẫn chi phối chủ yếu Việc phân cấp tài khóa cho địa phương chưa thực sự quantâm và được thực hiện một cách toàn diện, Trung ương còn nắm quá nhiều quyềnquản lý ngân sách; đến năm 2016, việc phân cấp tài khóa được quan tâm hơn và cónhiều cải tiến, Chính phủ đã quy định phân cấp nhiều quyền hơn cho địa phươngtrong quản lý ngân sách qua đó, phần nào quyền quản lý ngân sách của Trung ương
Trang 14đã được giảm bớt dé chuyền giao cho cấp địa phương, nhất là đối với các lĩnh vựcgiáo dục, y tế, quan lý đất đai Đặc biệt, Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trungương lần thứ 6, Khoá XII, Đảng ta đề ra chủ trương: “Thực hiện phân cấp, phân quyềnmạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắnquyên hạn với trách nhiệm; đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽbằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai,minh bạch, dé cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thựchiện Khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của
các cấp, các ngành, các địa phương trong việc xây dựng, kiện toàn tô chức, tỉnh gọn
bộ máy, tỉnh giản biên chế” Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
04/NQ-CP ngày 10/01/2022 về day mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước Đây
là cơ sở chính trị, pháp lý cho việc đây mạnh phân cấp, phân quyền giữa Trung ương
và địa phương ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, chi ngân sách địa phương đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế Một mặt, các khoản chi này giúp thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nướctrong việc cung cấp hàng hóa công và phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng.Mặt khác, thông qua chi ngân sách địa phương, chính phủ có thê khuyến khích hoặckiềm chế, nghiêm cắm phát triển hàng hóa và dịch vụ dé đáp ứng nhu cầu của xã hội.Việc này còn tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các chính quyền địa phương Cácnghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường cạnh tranh này có thê thúc đây các chính quyềnđịa phương cải thiện hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công và tạo ra môi trườngđầu tư thuận lợi, từ đó thúc đây tăng trưởng kinh tế (Bardhan và Mookherjee, 2000)
Hiện nay, việc thu nhập từ các nguồn thu địa phương không 6n định và thườngphụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế và chính sách thuế Điều này tạo rakhó khăn trong việc dự đoán và quản lý nguồn thu, đặc biệt trong bối cảnh biến độngkinh tế Mặt khác, các nhu cầu về dịch vụ công và cơ sở hạ tầng địa phương thườngvượt quá khả năng tài chính của chính quyền địa phương Điều này đặt ra thách thứctrong việc ưu tiên chỉ tiêu và đảm bảo răng các nhu cầu cấp thiết nhất được đáp ứng
Bên cạnh đó, việc duy trì sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu là một thách thức lớn.
Trang 15Nếu ngân sách không được quản lý hiệu quả, có thé dẫn đến tình trạng thiếu hụt ngân
sách, nợ công tăng và tinh hình tai chính không ồn định; ngoài ra, mức độ nợ công
của chính quyền địa phương có thể tạo ra áp lực lớn lên ngân sách, làm giảm khả
năng chi tiêu cho các dịch vụ và đầu tư cần thiết Thực tế hiện nay cũng cho thấy,
việc thiếu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cần thiết dé quản lý ngân sách có thélàm giảm hiệu quả của việc phân bổ ngân sách và cung cấp dịch vụ
Phân cấp tài khóa và tác động của phân cấp tài khoá đến hiệu quả chi ngân sáchđịa phương là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm
về mặt khoa học Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về nội dung này, nhưngcác nghiên cứu mới nhất thường tập trung vào các nước phát triển, ví dụ như nghiêncứu của Bird và Wallich (1993) về phân cấp tài khóa và quan hệ giữa các chính phủtrong các nền kinh tế chuyên đổi, hay nghiên cứu của Oates (1993) về tác động củaphân cấp tài khóa đến hiệu qua chi ngân sách nhằm tăng trưởng kinh tế Hầu hết cácnghiên cứu đều cho răng, khi thực hiện phân cấp tài khóa, địa phương sẽ trực tiếpchịu trách nhiệm về ngân sách của mình, điều này tạo động lực cho họ quản lý ngânsách một cách hiệu quả hơn Ngoài ra, việc phân cấp tài khóa sẽ giúp địa phương cóquyền quyết định các khoản chi tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
mình, tránh tình trạng chi tiêu không hiệu quả do áp dụng chính sách chung Bên cạnh
đó, địa phương sẽ quản lý tốt hơn nguồn thu của mình khi được hưởng lợi trực tiếpthông qua việc phân cấp tài khóa, giúp tăng nguồn thu cho ngân sách Ngoài ra, phâncấp tài khóa và tác động của nó đến hiệu quả chỉ ngân sách địa phương là một vấn đềquan trọng trong quan lý ngân sách nhà nước, vì nó phan ánh sự phân bổ nguồn lựctài chính trong hệ thống ngân sách nhà nước giữa ngân sách trung ương và ngân sáchđịa phương, liên quan đến trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan,đơn vị sử dụng ngân sách, từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện công khai minh bạchtài khóa Xét trên phương diện lý luận, việc phân tích sâu về phân cấp tài khóa giúplàm sáng tỏ các nguyên lý, cơ sở khoa học của việc phân cấp quản lý ngân sách, từ
đó đề xuất được những mô hình và cơ chế phân cấp phù hợp với điều kiện kinh tế
-xã hội cụ thé của Việt Nam Các lý thuyết về phân cấp tài khóa nhấn mạnh đến việcphân định rõ ràng các trách nhiệm và quyền hạn giữa chính phủ trung ương và địa
Trang 16phương, nhằm tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính Qua đó,nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về phân cấp tài khóa, tạo lập nền tảng vữngchắc cho việc xây dựng và chỉnh sửa chính sách.
Bên cạnh đó, về phương diện thực tiễn, Việt Nam đang trên đà đổi mới và hộinhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu tác động của phân cấp tài khóa đến hiệu quảchỉ ngân sách địa phương là hết sức cần thiết Thực tiễn cho thấy, mức độ phân cấptài khóa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự chủ và trách nhiệm của chính quyền địaphương trong việc điều hành nguồn lực tài chính, từ đó tác động đến hiệu quả đầu tư
và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnhCOVID-19 gây ra những thách thức lớn cho hệ thống tài chính - ngân sách, việcnghiên cứu giúp đánh giá hiệu quả chi tiêu hiện tai và đề xuất những giải pháp toi ưuhóa chỉ tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ công và đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triểnđịa phương Hay nói một cách khác, việc phân cấp tài khóa cũng đồng nghĩa với việcđưa ra những yêu cầu cao hơn về năng lực quản lý tài chính của các cấp chính quyềncấp dưới Việc xây dựng chính sách phân cấp tài khóa như thé nao dé khai thác hiệuquả nguồn tiềm năng của địa phương, tăng trách nhiệm giải trình và hiệu quả chi ngânsách địa phương thông qua việc cho phép chính quyền địa phương kiểm soát mộtphan ngân sách có thé dẫn đến việc sử dụng ngân sách một cách hiệu quả hơn dé đápứng nhu cầu địa phương đồng thời tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm hơn trong việc
sử dụng ngân sách cũng như tăng cường cạnh tranh giữa các chính quyền địa phương
dé thu hút doanh nghiệp và dân cư bằng cách sử dụng ngân sách một cách hiệu quahơn là một bài toán khó cần nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu Đây cũng là vẫn
đề thuộc một phần trong nhóm giải pháp cải cách khu vực công nhằm tạo ra môitrường cạnh tranh giữa các cấp chính quyền trong việc cung ứng hàng hóa công tối
ưu cho xã hội và thúc đây tăng trưởng kinh tế Qua đó, không chỉ góp phần vào việchoạch định chính sách tài chính - ngân sách phù hợp, nghiên cứu còn thúc đây sựminh bạch và tăng cường giám sát đối với việc sử dụng ngân sách, qua đó hỗ trợ tốthơn cho quá trình quản lý kinh tế và phát triển bền vững tại Việt Nam Do đó, đề tài
này có ý nghĩa thực tiễn cao.
Trang 17Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Tác động của phân cấp tài khóa đến hiệu
quả chỉ ngân sách địa phương ở Việt Nam” được chọn làm luận án Tiên sĩ, chuyên
ngành Tài chính — Ngân hàng, mã số: 9340201.01
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án có mục tiêu là đưa ra các khuyên nghị vê phân cap tài khoá ở Việt Nam trong tương lai.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đê đạt được mục tiêu nêu trên, luận án xây dựng các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
Trinh bày thực trạng phân cấp tài khóa và tình hình chi ngân sách dia
phương ở Việt Nam.
Đánh giá tác động của phân cấp tài khóa đến hiệu quả chi ngân sách địa
phương ở Việt Nam.
Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp về phân cấp tài khóa gắn với tăng
cường hiệu quả chi ngân sách địa phương ở Việt Nam.
3 Cau hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đặt ra 05 câu hỏi như sau:
a. Thực trang phân cấp tài khóa và tình hình chi ngân sách địa phương ở Việt
Nam trong giai đoạn 2012 tới 2021 như thế nào?
Phân cấp tài khóa đã tác động ảnh hưởng như thế nào đến hiệu qua chi
ngân sách địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn 2012 tới 20212
Có hay không sự khác biệt về ảnh hưởng của phân cấp tài khóa đến hiệu
quả chi ngân sách địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn trước va sau khi Luật NSNN 2015 có hiệu lực?
Trang 18d Co hay không sự khác biệt về ảnh hưởng của phân cấp tài khóa đến hiệu
quả chi ngân sách địa phương ở Việt Nam giữa nhóm địa phương vượt thu
ngân sách và nhóm địa phương nhận bổ sung ngân sách từ trung ương ở
Việt Nam trong giai đoạn 2012 tới 20212
e _ Cần có những khuyến nghị và giải pháp gì về phân cấp tài khóa gắn với
tăng cường hiệu quả chi ngân sách địa phương ở Việt Nam?
4 _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của phân cấp tài khóa đến hiệu quả chi ngânsách địa phương (trong phạm vi cấp tinh/thanh phố)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
o Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung các nội dung chính bao gồm: (1) Phân
cấp tài khóa giữa trung ương và địa phương (không nghiên cứu phân cấp tàikhóa tại địa phương); (2) Chi NSDP (chỉ nghiên cứu cấp tỉnh, thành phổ); (3)Nội dung phân cấp tài khóa trong luận án: Phân cấp nguồn thu; phân cấp nhiệm
vụ chỉ; phân cấp điều hòa ngân sách và phân cấp vay nợ
o Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2021
o Phạm vi không gian: 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam
5 Phuong pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng phương pháp kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng
dé đánh giá tác động của phân cấp tài khoá đến hiệu quả chi ngân sách địa phương
Nghiên cứu đã thu thập va phân tích dữ liệu số dé đánh giá mức độ tác động củaphân cấp tài khóa đến hiệu quả chi ngân sách địa phương Các biến đo lường mức độphân cấp tài khoá bao gồm Phân cấp chi ngân sách (tính bằng tỷ lệ giữa Tổng chiNSĐP và Tổng chi NSNN) và Mức độ tự chủ ngân sách (tính băng ty lệ giữa Tổngnguồn thu NSĐP và Tổng chi NSĐP); chỉ số về hiệu quả chi ngân sách được xâydựng theo phương pháp Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis
— PCA) bao gồm: Chất lượng dịch vụ công (trong đó có: Đảo tạo lao động, Dịch vụ giáo dục, Dịch vụ y tế), Tăng trưởng của kinh tế cấp tỉnh, Chỉ số năng lực cạnh tranh
Trang 19cấp tỉnh; và các biến kiểm soát khác như Quy mô dân SỐ, Trình độ dân trí, Quy môkhu vực tư nhân Mô hình hồi quy được sử dung dé ước lượng mối quan hệ giữa phâncấp tài khoá và hiệu quả chi ngân sách.
Nghiên cứu định tính được tiến hành dé hiểu rõ hơn về cách mà phân cấp tàikhoá ảnh hưởng đến hiệu quả chi ngân sách địa phương, bao gồm việc tiến hành cáccuộc phỏng vấn với các nhà quản lý địa phương cùng các chuyên gia về tài chính
công, hay thu thập thông tin và nghiên cứu các báo cáo của chính phủ, địa phương
hoặc các tài liệu chính sách Kết quả từ nghiên cứu định tính giúp giải thích các kếtquả từ phân tích định lượng bang cách chỉ ra những khía cạnh cụ thé của cơ chế phâncấp tài khoá tác động đến hiệu quả chi ngân sách địa phương
6 Đóng góp mới của luận án
6.1 Đóng góp về mặt ly thuyết
Luận án đã xây dựng chỉ số đo lường hiệu quả chi ngân sách địa phương ở ViệtNam, bao gồm các tiêu chí về chất lượng dịch vụ công, tăng trưởng kinh tế địa phương
và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Ngoài ra, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và
mô hình lý thuyết về tác động của phân cấp tài khoá đến hiệu quả chỉ ngân sách địa
phương.
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án đã phân tích thực trạng phân cấp tài khoá và tình hình chi ngân sách tai
các địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2021 Bên cạnh đó, luận án cung
cấp băng chứng về tác động tích cực của phân cấp tài khoá đối với hiệu quả chỉ tiêucủa chính quyền địa phương ở Việt Nam, hỗ trợ cho lý thuyết về phân cấp tài khoá.Dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đưa ra các kiến nghị
và giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp tài khoá, nâng cao hiệu quả chỉ ngân sách củachính quyền địa phương
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được trình bày thành 5 chương, bao
x
a
gom:
Trang 20Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phân cấp tài khóa, hiệu quả chi ngân sáchđịa phương và tác động của phân cấp tài khoá tới hiệu quả chi ngân sách địa phương.
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của phân cấp tài khoá tới hiệu quả chi ngân
sách địa phương.
Chương 3: Thực trạng phân cấp tài khóa và tình hình chi ngân sách địa phương
ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021.
Chương 4: Tác động của phân cấp tài khóa tới hiệu quả chi ngân sách địa
phương ở Việt Nam giai đoạn 2012 — 2021.
Chương 5: Các khuyến nghị, giải pháp về phân cấp tài khóa gắn với tăng cường
hiệu quả chi ngân sách địa phương ở Việt Nam.
Trang 21CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE TÁC ĐỘNG CUA PHAN
CAP TAI KHOA TOI HIEU QUA CHI NGAN SACH DIA PHUONG
1.1 Cac nghiên cứu về phân cấp tài khóa
1.1.1 Các nghiên cứu quốc té
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phân cấp tài khoá có tác động tích cực đến hiệuquả hoạt động của chính quyển địa phương Inman va Rubinfeld (1997) cho rangphân cấp tài khoá khuyến khích sự tham gia của người dân và day cao trách nhiệmgiải trình của chính quyền địa phương Khi thực hiện phân cấp tài khoá, người dan
có thê so sánh chat lượng và hiệu quả chi ngân sách địa phương giữa các chính quyềnđịa phương với nhau Điều này khiến các chính quyền địa phương phải cố gắng đưa
ra các chính sách tốt nhất dé nâng cao thành tích của mình Phân cấp tài khoá cùngvới việc tăng cường các thê chế dân chủ giúp giảm cơ hội cho các hoạt động phi pháp
và các sai sót trong phân bồ nguồn lực công, từ đó cải thiện tăng trưởng kinh tế trongdài hạn Nhiều nghiên cứu đã thực hiện nhằm kiểm chứng mối quan hệ giữa phân cấptài khoá và hiệu qua chi ngân sách địa phương Một số nghiên cứu tập trung vào mốiquan hệ giữa phân cấp tài khoá và tham nhũng (Fisman và Gatti, 2002a, 2002b;Gurgur và Shah, 2005), trong khi một số khác xem xét phân cấp tài khoá như là mộtchỉ số của quản lý hành chính công theo khía cạnh tham gia của người dân và minh
bạch của các quy định của luật pháp (Huther và Shah, 1998; Mello và Barenstein,
2001) Tuy nhiên, các kết luận được rút ra từ các nghiên cứu này khác nhau, nhưngchủ đề phân cấp tài khoá giúp cải thiện hiệu quả chi ngân sách địa phương đã đượcnhiều nghiên cứu ủng hộ
Nhiéu nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành dé kiểm chứng moi quan hệgiữa phân cấp tài khoá và tăng trưởng kinh tế ở qui mô khu vực công, dựa trên quanđiểm đã nêu trên Các nghiên cứu liên quan đến van đề này bao gồm các nghiên cứu
của Davoodi và cộng sự (1999), Martinez-Vazquez va McNab (2003), Zhang va Zou (1998), Lin và Liu (2000) Các nghiên cứu nay đã được thực hiện trên dữ liệu của
nhiều quốc gia khác nhau, và một số nghiên cứu tập trung vào một quốc gia cụ thê.Mặc dù kết quả của các nghiên cứu này không thống nhất, nhưng đa số cho rằng phân
Trang 22cấp tài khoá đem lại hiệu quả tích cực đến tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, khả nănggia tăng phúc lợi xã hội của phân cấp tài khoá cũng được xem xét thông qua sự giatăng chỉ tiêu cho các chức năng cung cấp dịch vụ công của nhà nước như giáo dục và
y tế Theo mô hình chính phủ Leviathan, khi mọi yếu tố khác không đổi, qui mô khuvực công có mối quan hệ mật thiết và thuận chiều với mức độ phân cấp tài khoá Tuynhiên, kết luận của các nghiên cứu về vấn đề này khác nhau, phụ thuộc vào việc lựachọn lĩnh vực chi NSNN làm biến đại diện cho phúc lợi xã hội (Oates, 2005) Mặc
dù vậy, trong trường hợp ngược lại, khi mức độ tuân thủ kỷ luật tài khoá kém, phân
cấp tài khoá sẽ tạo ra mat cân bang về tiền tệ và tài khoá, gây ảnh hưởng tiêu cực đếntăng trưởng kinh tế (Shah, 2006)
Phân cấp tài khoá còn giúp tang tính ổn định của kinh tế vĩ mô hon so với một
hệ thong ngân sách tập trung Các quốc gia có hệ thống phân cấp tài khoá mạnh giữatrung ương và địa phương đều cho thấy hiệu quả tích cực trong việc duy trì ôn địnhkinh tế vĩ mô Cụ thé, các nước liên bang như Thuy Si, Duc, Ao va Hoa Ky déu thuchiện phân quyền tài chính mạnh mẽ cho chính quyền các cap Điều này giúp phân tanquyền lực chỉ tiêu, tránh tình trạng lạm phát do chỉ tiêu thái quá ở trung ương Hệthống giám sát chặt chẽ hơn cũng khiến các khoản chi được kiểm soát tốt hơn Chính
vì vậy, các nước trên đều có đặc điểm chung là lạm phát thấp, kinh tế vĩ mô ồn định.
Phân cấp tài khoá được cho là có tác động tích cực đến ôn định kinh tế vĩ mô nhờ vào
việc giảm chi phí thông tin, chi phí hoạt động trong cung ứng dich vụ và thúc đây sự
phát triển của khu vực tư nhân, kỷ luật tài khoá được thực thi một cách nghiêm ngặtnhư ở các nước phát triển Musgrave (1959) cho răng khi mô hình phân cấp tài khoágiữa trung ương và địa phương được thực hiện mạnh mẽ, chính quyền các cấp đều cóthẩm quyền riêng trong quyết định thu chỉ ngân sách Do vậy, trung ương rất khókhăn trong việc điều phối, thống nhất các chính sách tài khóa giữa các địa phương déđưa ra một chính sách chung nhất quán và hiệu quả cho toàn quốc Các chính quyềnđịa phương có thé chi vượt mức va chờ đợi dé nhận được nguồn trợ cấp hoặc chia sẻ
từ chính quyền trung ương Prud’homme (1994) cũng nhấn mạnh rằng nhiều khichính quyền địa phương đi ngược lại với mục tiêu chính sách của chính quyền trung
10
Trang 23ương Ví dụ, chính quyền địa phương có thê tăng chỉ tiêu hoặc tăng thuế trong khichính quyền trung ương đang nỗ lực giảm chỉ tiêu hoặc giảm thuế Bogoev (1991) đã
sử dụng trường hợp của Nam Tư — một chính phủ có sự phân cấp tài khoá rất mạnh
— dé minh họa chính quyền trung ương không thé thực hiện được chính sách tài khoátrong bối cảnh lạm phát cao và bất ôn kinh tế vĩ mô Ở một khía cạnh khác, phân cấptài khoá sẽ thúc day các chính quyền địa phương vay nợ và dẫn đến khủng hoảng nợquốc gia Ví dụ, tại Brazil, Argentina, Italy, Ấn Độ, nợ chính quyền các cấp tỉnh,bang đều gia tăng mạnh kề từ những năm 1990 Điều này cho thấy nguy cơ mắt kiểmsoát nợ công khi phân cấp tài khóa quá mức Tanzi (1995) cũng đã chỉ ra sự khủnghoảng tài khoá ở một số nước đang phát triển như Brazil và Argentina mà nguyênnhân là do gia tăng vay nợ của các chính quyền địa phương đã dẫn đến gia tăng nợquốc gia, cu thé: Tai Brazil, nợ công của các bang tăng từ 9,4% GDP năm 1994 lên
20,2% GDP năm 2010 Đây là hệ quả của việc gia tăng tự chủ tài khóa địa phương.
Ở Argentina, nợ công các địa phương tăng từ 8% GDP năm 1992 lên 12,4% GDP
năm 2001 Các địa phương được tự do vay nợ nhiều hơn nhưng thiếu giám sát dẫnđến nợ cao Một nguyên nhân cơ bản làm cho phân cấp tài khoá có tác động xâu đến
ồn định kinh tế vĩ mô là sự yếu kém về thể chế của các quốc gia Cụ thể, nhiều nướcthiếu cơ chế giám sát và kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động vay nợ, chi tiêu củachính quyền các cấp dẫn đến tình trạng lạm phát, thâm hụt ngân sách, nợ công giatăng Bên cạnh đó, sự yếu kém về năng lực quản lý, hoạch định chính sách tài khóa
ở địa phương cũng khiến tình hình trở nên tôi tệ hơn Do đó, trong một quốc gia đangđây mạnh phân cấp tài khoá, cải cách thê chế là cần thiết để đảm bảo cho một cơ chếphối hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyên, khuyến khích và thúc day tính minhbạch, trách nhiệm giải trình (Bird, 2000) Dé phân cấp tài khoá có hiệu quả và thànhcông, chuyền giao quyền lực quản lý ngân sách từ chính quyền trung ương cho cácđịa phương phải được bồ sung bằng các thé chế giám sát, bao gồm các quy định cứngtrong thực thi ngân sách nhà nước, cải thiện tính trách nhiệm của chính quyền địaphương và giảm thiểu nguy co mat 6n định kinh tế vĩ mô
II
Trang 24Mặc dù có nhiều nghiên cứu ủng hộ phân cấp tài khoá, nhưng cũng có nhiềunghiên cứu cho rằng phân cấp tài khoá có thể gây ton hại đến hiệu quả kinh tế TheoPrud’homme (1994), giả định của Oates về điều kiện để tạo ra mỗi quan hệ tích cựcgiữa phân cấp tài khoá và hiệu quả kinh tế là sự cam kết của các nhà lãnh đạo địaphương đối với nhu cầu của cộng đồng địa phương Tuy nhiên, trên thực tế, các nhàlãnh đạo địa phương không luôn luôn muốn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địaphương, và hệ thống hành chính cũng có thể ngăn cản việc này Trong nhiều trườnghợp, phan cấp tài khoá có thé giúp cải thiện sự tham gia của cộng đồng địa phươngtrong hoạt động của chính quyền địa phương, nhưng thường chỉ là sự tham gia củamột nhóm nhỏ những người có quyền lợi liên quan đến vấn đề đó Thậm chí, nhữngnhóm nhỏ này lại có quyền lợi và mục tiêu không đồng nhất với đa số cư dân địaphương Do đó, phân cấp tài khoá có thể được coi là quá trình mở rộng dân chủ,nhưng không giúp cải thiện hiệu quả kinh tế.
Phân cấp tài khóa có thể vừa là nguyên nhân vừa là công cụ để giải quyết bắtbình dang thu nhập trong một quốc gia Việc giảm bat bình dang thu nhập mục đích
dé phân phối thu nhập công bang hon, bao gồm công bằng giữa các địa phương vàcông bằng thu nhập giữa các hộ gia đình trong cùng một địa phương Công bằng giữacác địa phương đề cập đến khả năng của các chính quyền địa phương cung cấp cùngmột mức độ tương đương về dịch vụ Có hai nguyên nhân gây ra sự bất bình đăngtheo chiều ngang: sự thay đôi đáng ké về cơ sở thuế giữa các vùng và đặc điểm khuvực có ảnh hưởng đến chi phí cung cấp dịch vụ công Dé đảm bảo công bằng ngang,
hệ thống chuyển giao ngân sách giữa các cấp chính quyền thường hướng đến mụctiêu cung cấp thêm nguồn lực cho các khu vực nghèo thông qua các khoản trợ cấphay chia sẻ thuế Điều này chỉ có thé thực hiện được khi chính quyền trung ương nămgiữ các nguồn thu chính trong một quốc gia Đồng thời, dé đảm bảo công bằng trongnội bộ địa phương, chính quyền trung ương cũng cần hỗ trợ các chính quyền địaphương trong chính sách tái phân phối Lý do phải giao trách nhiệm này cho chínhquyền trung ương là do khả năng di chuyền tiềm năng của các hộ gia đình nghèo.Nếu các chính quyền địa phương thực hiện chương trình phân phối lại thu nhập, nó
12
Trang 25sẽ tạo ra sức hút nhập cư đối với người có thu nhập thấp và làm cho những người cóthu nhập cao di chuyển sang những nơi khác, khi đó chính sách của các chính quyềnđịa phương sẽ thất bại.
1.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Các nghiên cứu về phân cấp tài khóa ở Việt Nam có thê được phân thành hai xuhướng chính Xu hướng đầu tiên là nghiên cứu phân cấp tài khóa dựa trên bốn nộidung chính, gồm phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi, hệ thống b6 sung hoặctrợ cấp từ chính quyền cấp trên cho chính quyền cấp đưới và vay nợ của các chínhquyền địa phương Xu hướng thứ hai liên quan đến việc nghiên cứu phân cấp tài khóatrong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế
Wescott (2003) đã đánh giá tình hình phân cấp ở Việt Nam nói chung và tậptrung vào khía cạnh phân cấp các nhiệm vụ chỉ tiêu cho cấp tỉnh thông qua ba địađiểm nghiên cứu là Yên Bái, Tuyên Quang và TP Hồ Chí Minh Bằng phương phápđịnh tính, nghiên cứu đã lý giải về sự tham gia của người dân, giảm nghèo và bat bìnhđăng vùng, cũng như tăng trách nhiệm giải trình của các địa phương bằng cách tậptrung vào các vấn đề liên quan đến phân cấp
Fforde (2003) khí đánh giá mức độ phân cấp trong quá trình lập kế hoạch, quản
ly và phân bổ trách nhiệm chỉ tiêu ở hai tinh Quảng Ngãi và Long An đã chỉ ra rằngQuang Ngãi tập trung áp dụng hình thức tản quyền, trong đó chính quyền vừa là ngườiquản lý vừa là người cung cấp dịch vụ Trong khi đó, chính quyền tỉnh Long An có
xu hướng ủy quyền nhiều hon cho khu vực tư nhân bên ngoài khu vực nhà nước.Bằng cách so sánh hai mô hình phân cấp ở hai tỉnh, nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghịrằng cần xem xét năng lực của chính quyền địa phương có đảm bảo dé mở rộng tráchnhiệm cho khu vực tư và đảm bảo khu vực tư cung cấp hiệu quả và công băng các
dịch vụ cho người nghẻo hay không.
Martinez-Vazquez (2004) trong nghiên cứu của mình đã phân tích các vấn đềliên quan đến phân cấp tài khóa ở Việt Nam, tập trung vào các nội dung như hệ thốngcủa chính phủ, phân cấp trách nhiệm chi tiêu, phân cấp nguồn thu thuế, hệ thống trợ
câp của chính quyên câp trên cho câp dưới, qui trình ngân sách với các vân đê liên
13
Trang 26quan như sự tham gia, minh bạch và trách nhiệm giải trình, vay nợ của chính quyềnđịa phương Nghiên cứu đã phân tích các vấn đề trong phân cấp tài khóa ở Việt Nam,đặc biệt là van đề liên quan đến phân cấp nguồn thu, và đưa ra các gợi ý dé cải cách
hệ thống phân cấp tài khóa của Việt Nam Các gợi ý cải cách cụ thé bao gồm: i) xemxét lại hệ thống 4 cấp hành chính với qui mô tối ưu cho chính quyền cấp xã; ii) làm
rõ trách nhiệm chỉ tiêu của các cấp chính quyền, tăng cường khả năng phối kết hợpgiữa các cấp chính quyền theo chiều dọc và chiều ngang: iii) giao cho chính quyềnđịa phương các nguồn thu rõ ràng và quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước, tăng
tự chủ ngân sách cho chính quyền cơ sở, sử dụng hợp lý các loại phí; iv) quản ly tốthơn các khoản trợ cấp có điều kiện; v) cải thiện tính tự chu, minh bạch, trách nhiệm
giải trình trong quá trình thực hiện ngân sách.
Khi nghiên cứu về các khía cạnh phân cấp tài khóa như phân cấp nhiệm vụ chỉ
và nguồn thu, phân cấp thâm quyền trong quyết định chế độ, định mức phân bé vàchỉ tiêu ngân sách, phân cấp về qui trình ngân sách, Lê Chi Mai (2006) đã sử dụng
dữ liệu nghiên cứu của hai tỉnh Lạng Sơn và Đà Nẵng dé minh họa cho các nhận xét
về phân cấp tài khóa ở Việt Nam Các giải pháp được đưa ra bao gồm tăng cườngphân cấp nhiệm vụ chi cho chính quyền địa phương, cải thiện minh bạch trách nhiệmchỉ tiêu ngân sách của các cấp và phân cấp trách nhiệm chỉ tiêu tương ứng với nguồnthu được phân cấp Về phân cấp nguồn thu, nghiên cứu ủng hộ quan điểm tạo ra một
số nguồn thu tự có cho chính quyền địa phương bang cách trao quyền tự chủ thuế chochính quyền địa phương từng bước và ở mức độ hạn chế; cải tiến cách phân chia giữatrung ương và địa phương đối với một số loại thuế nhằm đảm bảo tính công bằng.Đối với hệ thống điều hòa ngân sách, cần hoàn thiện phương pháp tính toán số bổsung theo công thức có tính 6n định và công khai, bổ sung mục tiêu cần có căn cứkhách quan và rõ ràng: quy định rõ hơn về vay nợ của địa phương Đối với hệ thốngđịnh mức phân bồ và chỉ tiêu ngân sách ở địa phương, cần điều chỉnh cho phù hợpvới biến động thực tế, đảm bảo mỗi địa phương có đủ năng lực dé cung cap cac dich
vu công thiệt yêu ở mức độ trung bình Cuôi cùng, nghiên cứu dé xuât tăng cường
14
Trang 27phân cấp trong qui trình ngân sách, trong đó trọng tâm là tách bạch ngân sách trungương với ngân sách địa phương, xóa bỏ tính lồng ghép trong thực hiện ngân sách.
Bùi Thị Mai Hoài (2009) đã tổng hợp mô hình lý thuyết phân cấp tài khóa củaTiebout và đánh giá mô hình phân cấp tài khóa của Việt Nam, đưa ra các luận giải về
sự khác biệt giữa thực tiễn phân cấp tài khóa ở Việt Nam so với mô hình của Tiebout
Cụ thể, mô hình Tiebout giả định rằng các cư dân sẽ di chuyển đến địa phương cóchế độ chi tiêu phù hợp với sở thích cua họ, do đó tạo ra sự cạnh tranh giữa các địaphương Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc di chuyển của cư dân giữa các địa phương vẫncòn hạn chế, và chính quyền địa phương không có đủ quyền lực dé thực hiện chínhsách phù hợp với sở thích của cư dân Do đó, mô hình phân cấp tài khóa ở Việt Nam
có sự khác biệt so với mô hình của Tiebout Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải phápnhằm cải thiện phân cấp tài khóa ở Việt Nam, bao gồm tăng cường khả năng tự chủtài khóa cho chính quyền địa phương, day mạnh sự tham gia của cu dân trong quatrình quyết định chi tiêu ngân sách, và phát triển các hình thức kết nối giữa các địaphương dé tạo ra sự cạnh tranh và tăng cường hiệu quả trong sử dụng nguồn lực
Bjornestad (2009) đã tổng quan lý thuyết về khung động cơ chống đói nghèodựa trên phân cấp tài khóa, trong đó tập trung vào sự kết hợp hài hòa giữa phân cấptài khóa và chiến lược giảm nghèo của Việt Nam Dựa trên khung lý thuyết đó,Bjornestad đã mô tả cách phân cấp giữa Co quan quản lý thuế tinh và Cơ quan đầu
tư phát triển trong cuộc chiến chống đói nghèo Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ năm
2002 đến 2006 dé mô tả mối quan hệ giữa các biến chỉ ngân sách tỉnh theo đầu người,thu ngân sách theo đầu người, trợ cấp theo đầu người với tỷ lệ đói nghèo theo đầungười bằng phương pháp tương quan đơn giản Từ đó, nghiên cứu đưa ra kết luận vềtầm quan trọng của phân cấp tài khóa trong cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam
Nguyễn Phi Lân (2009) đã thực hiện nghiên cứu về phân cấp tài khóa và tăngtrưởng kinh tế Việt Nam, dựa trên lý thuyết tăng trưởng kinh tế và sử dụng dữ liệu từhai giai đoạn khác nhau là 1997-2001 và 2002-2007 đề ước lượng tác động của phâncấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Các biến được sử dụng dé đo lườngphân cấp tài khóa bao gồm: chi của Ngân sách địa phương, chi thường xuyên, chi đầu
15
Trang 28tư, thu của Ngân sách địa phương và bô sung của trung ương cho địa phương Theo
đó, nghiên cứu kết luận rang trong giai đoạn 1997-2001, phân cấp quản ly chi thườngxuyên và chỉ đầu tư xây dựng cơ bản có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế địaphương, cụ thê khi mức độ phân cấp tài khóa ở Việt Nam còn thấp, việc giao thêmquyền tự chủ cho địa phương về chi thường xuyên và đầu tư cơ bản đã có tác độngtiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP của các địa phương Điều này được lý giải là dothời kỳ đầu phân cấp, năng lực quản lý tài khóa của địa phương còn hạn chế Việcgiao thêm quyền hạn khi chưa có sự chuẩn bị tốt có thể dẫn đến lãng phí, kém hiệuquả trong chỉ tiêu công Trong khi đó, trong giai đoạn 2002-2007, phân cấp chi đầu
tư có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương, trong khi chi thườngxuyên lại có tác động ngược lại Điều này được giải thích là đo các khoản đầu tư cơbản đòi hỏi sự am hiểu điều kiện địa phương và có tính chiến lược dài hạn Do đó,giao quyền cho địa phương sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư Trong khi đó, chi thường
xuyên dễ bị lãng phí, tham nhũng nên nên tập trung quản lý ở trung ương Như vậy,
cần phân cấp phù hợp, tránh cứng nhắc áp dụng một cách thống nhất
Hoàng Thị Chinh Thon và các cộng sự (2010) thông qua việc sử dụng số liệu từ
31 tỉnh và sử dụng phương pháp ước lượng tham số đề phân tích hồi quy đã thực hiệnbài nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.Nghiên cứu đã đánh giá và phân tích tác động của chỉ tiêu cấp tỉnh và cấp huyện đếntăng trưởng kinh tế của địa phương Kết quả hồi quy cho thấy cần tăng cường nguồnchi cho đầu tu cấp huyện, trong khi cần giảm chỉ tiêu đầu tư cấp tỉnh dé thúc day tăngtrưởng kinh tế của địa phương
Vũ Thành Tự Anh (201 1) đã phân tích phân cấp quản lý trong đầu tư công theocác chức năng quản lý khác nhau, bao gồm định hướng đầu tư, thâm định dự án, đánhgiá độc lập dự án, lựa chọn và lập ngân sách dự án, triển khai dự án, điều chỉnh dự
án, vận hành dự án, đánh giá và kiểm toán Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạn chế lớnnhất của phân cấp đầu tư công ở Việt Nam là sự phân cấp không đồng bộ, dẫn đếntình trạng đầu tư lan tràn ở các địa phương
16
Trang 29Tô Thiện Hiền (2012) khi nghiên cứu về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nướccũng tập trung vào nghiên cứu về phân cấp tài khóa giữa trung ương và địa phương,với trường hợp nghiên cứu cụ thể là tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 Trongnghiên cứu này, kết luận rằng thực trạng phân cấp tài khóa giữa các cấp chính quyền
ở tỉnh, huyện và xã ở tỉnh An Giang đều tuân thủ theo luật định Tuy nhiên, tình trạngmắt cân đối về nguồn thu và chỉ trong ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền
là phô biến Tác giả cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trongchu trình ngân sách từ lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách và đưa ra cáckhuyến nghị giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh
An Giang Các giải pháp đề xuất bao gồm tăng cường sự minh bạch và trách nhiệmtrong quản lý ngân sách của các cấp chính quyên, tăng cường khả năng tự chủ tàikhóa và nâng cao chất lượng giám sát ngân sách, đặc biệt là giám sát của dân cử đạibiểu
Vũ Sỹ Cường (2013) đã phân tích thực trạng phân cấp tài khóa ở Việt Nam vàđưa ra một số khuyến nghị cụ thé Khuyến nghị đầu tiên là tách bạch rõ ràng các cấpngân sách Khuyến nghị thứ hai là trao cho địa phương quyền tự chủ cao hơn trongquyết định và quản lý nguồn thu Khuyến nghị thứ ba là điều chỉnh cách phân chiatổng số thu thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và thuế VAThàng sản xuất trong nước Khuyến nghị thứ tư là mở rộng quyền tự chủ của diaphương trong quyết định chỉ tiêu Khuyến nghị thứ năm là đổi mới quy trình lập, phân
bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách dựa vào kết quả đầu ra và gan với tầm nhìntrung hạn Cuối cùng, khuyến nghị thứ sáu là tăng cường tính minh bạch và tráchnhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương và áp dụng nghiêm kỷ luật tài khóa
Mai Đình Lâm (2012) khi phân tích mối qua hệ giữa phân cấp tài khóa và tăngtrưởng kinh tế đã sử dụng mô hình thực nghiệm tương tự như Nguyễn Phi Lân (2009),nhưng bổ sung thêm biến giải thích là độ mở kinh tế (được đo bằng tổng kim ngạchxuất nhập khẩu của địa phương) dé giải thích thêm cho tăng trưởng kinh tế ở các địaphương Nghiên cứu sử dung dit liệu trong giai đoạn 2000-2011 và phương pháp hồiqui đữ liệu bảng Kết quả nghiên cứu cho thấy phân cấp tài khóa có ảnh hưởng tích
17
Trang 30cực đến tăng trưởng kinh tế và biến bé sung cũng có ý nghĩa giải thích cho tăng trưởngkinh tế của các địa phương ở Việt Nam.
Lê Toàn Thắng (2013) đã thực hiện nghiên cứu về phân cấp tài khóa ở ViệtNam từ góc độ lý thuyết hành chính công Nghiên cứu đã đánh giá phân cấp tài khóa
ở Việt Nam theo bốn nội dung chính: phân cấp thâm quyền ban hành luật pháp,chính sách, tiêu chuẩn và định mức ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý nguồnthu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý thực hiện chu trình ngânsách nhà nước; phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiêm toán ngân sách nhà nước.Dựa trên những kết quả đó, Luận án cũng đưa ra các giải pháp và điều kiện dé tăngcường phân cấp cho các địa phương ở Việt Nam
Mặc dù số lượng không nhiều, tuy nhiên đã có các nghiên cứu định lượng về tácđộng của phân cấp tài khóa tại Việt Nam Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trungchủ yếu vào việc đánh giá tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tuynhiên chưa có nghiên cứu nao tập trung vào tác động của phân cấp tài khóa đến hiệu
quả chi ngân sách địa phương.
1.2 Các nghiên cứu về hiệu quả chỉ ngân sách địa phương
1.2.1 Các nghiên cứu quốc tế
Xuất phát từ quan điểm hiệu quả trong sản xuất, nguyên lý chung chính là (1)tối đa hóa đầu ra theo lượng đầu vào được sử dụng hoặc (2), tối thiểu hóa chi phí đểđạt đầu ra đã định (Farell, 1957; Porcelli, 2009) Từ nền tảng này, đề cập đến vấn đềhiệu quả được các nghiên cứu phát triển trong các đề tài khác nhau với hai tính chất:
o Hiệu quả phân bổ (allocative (or price) efficiency) là khái niệm chỉ khả năng sử
dụng các nguồn lực (đầu vào) một cách tối ưu dé tạo ra các sản phẩm, dịch vụ (đầu
ra) theo tỷ lệ phù hợp với mức giá của chúng trên thị trường Một nền kinh tế đạt hiệuqua phân bồ khi các nguồn lực được phân bồ sao cho không thé tái phân bồ theo cáchnào đó đề làm tăng lợi ích cho một cá nhân mà không làm giảm lợi ích của ngườikhác Đây chính là khái niệm được đề cập trong lý thuyết kinh tế phúc lợi và các tiêuchuẩn hiệu qua Pareto Một nền kinh tế càng gần đạt được hiệu qua phân bồ thì càng
có kha năng tối đa hóa lợi ích xã hội tong thé (Plašek và cộng sự, 2017)
18
Trang 31o Hiệu quả kỹ thuật (còn gọi là hiệu quả X): tiên phong thực hiện đo lường hiệu
quả theo cách này là Farrell (1957), phát triển từ các nghiên cứu trước của Koopmans(1951) và Debreu (1951), tiến hành đo lường mối quan hệ thuần túy giữa đầu vào vàđầu ra với trọng tâm là tối thiểu hóa sự lãng phi và áp dụng công nghệ tốt nhất (Mandl
và cộng sự, 2008) Theo logic của tối ưu hóa Pareto, một nhà sản xuất đạt hiệu quả
về mặt kỹ thuật bat cứ khi nào một sự gia tăng trong một đơn vi [đầu ra] có thé đạtđược chỉ với khi giảm chi phí của một số [đầu ra khác], (Koopmans, 1951)
Việc do lường trực tiếp hiệu quả trong sản xuất, mở rộng hon là hiệu quả chitiêu ngân sách nhà nước nói chung, ngân sách địa phương nói riêng là không thê thựchiện trên thực tế Do đó, các nghiên cứu trước đây thực hiện những cách đo lườnggián tiếp Cụ thể gan hiệu quả ngân sách, một số cách đo lường đã được thực hiện
thông qua phân tích hiệu quả chi ngân sách nhà nước thuộc nội dung của chi tiêu
công Phương pháp phân tích đơn giản nhất là sử dụng các tỷ lệ giữa các chỉ tiêutrong báo cáo tài chính được cung cấp Phương pháp này đã được áp dụng vào nhữngnăm 1950 (Farrell, 1957) Tiếp theo, các chỉ số đánh giá hiệu quả chỉ tiêu công đượcxây dựng theo hai nhóm: chỉ tiêu hiệu suất (the public sector performance - PSP) và
chỉ tiêu hiệu qua trong lĩnh vực công (the public sector efficiency - PSE), vi dụ tiêu
biểu trong nghiên cứu của Afonso và cộng sự (2006) Do vậy, hiệu quả chi ngân sách
nhà nước được đánh giá theo nhóm chỉ tiêu thứ hai Tuy nhiên, với thông tin và dữ
liệu hạn chế, các nghiên cứu đã lựa chọn một cách hợp lý hơn bằng việc chọn thôngtin để xem xét mục tiêu và phạm vi đánh giá hiệu quả chi ngân sách, ở mức độ nhỏhon là chi ngân sách địa phương Nhiều kỹ thuật phân tích cũng được áp dụng, baogồm việc đánh giá hiệu quả kinh tế chỉ ngân sách nhà nước thông qua phân tích định
tính (ví dụ như phương pháp suy luận (brainstorming), phân tích ma trận SWOT,
phương pháp Delphi ) để thu thập các ý kiến, quan điểm chủ quan từ các chuyêngia, nhà hoạch định chính sách Sau đó, các kết quả định lượng thu được từ phân tíchchi phí-lợi ích, phân tích chi phí-hiệu quả sẽ giúp đưa ra các bằng chứng khách
quan, sô liệu cụ thê vê hiệu quả kinh tê của các chính sách, dự án công Sự ket hop
19
Trang 32các phương pháp định tính và định lượng sẽ cho phép đánh giá toàn diện và sâu sắchơn về hiệu quả ngân sách nhà nước (Soukopova, 2011).
Đối với hiệu quả chỉ ngân sách gắn với cải thiện dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khỏe, Sijuola (2016) đã đánh giá hiệu quả của chi tiêu NSDP trong việc cải thiện
chăm sóc sức khỏe, với biến phụ thuộc là kỳ vọng về chất lượng cuộc sống liên quanđến quản lý của chính phủ Các biến độc lập bao gồm chi NSDP cho sức khỏe (%tong chi Ngân sách Nhà nước), chi NSĐP cho nhân lực (biéu thị băng GDP thực đầungười) và mật độ dân số Các biến này được đo lường theo từng giai đoạn chính quyền(từ 1966 đến 2014, được chia thành 6 giai đoạn thời gian) Các nhà nghiên cứu đãtính toán trung bình cho 6 giai đoạn khác nhau (thay đổi chính quyền) dé đưa vào môhình đánh giá hiệu quả cùng một thời gian, đồng thời xác định mối quan hệ ngắn hạncho 6 giai đoạn riêng biệt Nghiên cứu của Sijuola (2016) khăng định răng, mặc dùchi tiêu NSĐP cho nhân lực, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe, tăng cao nhưnglại không hiệu quả ở các nước châu Phi Điều này đồng nhất với kết quả của các
nghiên cứu trước đó như Chisholm va Evans (2010), Kirigia, J và Kirigia, D (2011);
Aremo và Olanubi (2016) Điều này ngụ ý rằng các quốc gia cần chú trọng hơn vàoviệc chi tiêu cho việc cải thiện sức khỏe, bằng cách phân bô đúng quỹ, đào tạo nhân
lực và đảm bảo thu nhập đầy đủ cho nhân viên y tế Ngoài ra, mật độ dân số có ảnh
hưởng trực tiếp và có ý nghĩa thống kê đến kỳ vọng sống của người dân Chính phủliên bang cần nỗ lực tăng cường nhân lực y tế thông qua đào tạo Để đạt được mụctiêu này, cần có sự hợp tác giữa chính quyền bang và địa phương trong việc giám sátnhân viên y tế và quản lý việc phân bồ quỹ
Đối với hiệu quả chi ngân sách gắn với cải thiện dich vụ giáo duc, Harbison vaHanushek (1992) đã đánh giá hiệu quả của chi tiêu NSDP cho giáo dục bằng cách sửdụng phương pháp hồi quy bội Kết quả học tập được đánh giá qua điểm kiểm tra, và
các biến đầu vào gồm: tỷ lệ học sinh/giáo viên, sé giáo viên được đảo tạo, kinh
nghiệm giảng dạy, mức lương của giáo viên, chi phi cho mỗi hoc sinh và các trang
thiết bị học tập Nghiên cứu này khăng định rằng giáo viên, kinh nghiệm giảng dạy
và trang thiết bị học tập sin có đều có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê tớichỉ tiêu cho giáo dục Chi tiêu trung bình cho mỗi học sinh cũng góp phan vào hiệu
20
Trang 33quả cua chi NSĐP cho giáo dục Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh/giáo viên và mức lương
của giáo viên không có tác động rõ ràng tới biến phụ thuộc Jimenez và Lockheed(1995) đánh giá hiệu quả tương đối của giáo dục công và giáo dục tư ở một số nướcđang phát triển, dựa trên mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra Họ sosánh điểm thi trung bình của học sinh ở các quốc gia khác nhau Chỉ số này đo lườngchi phí khác nhau giữa hai hệ thống giáo dục và kết quả cho thấy học sinh ở trường
tư có điểm thi thấp hơn so với trường công, và trong một số trường hợp, khoảng cáchnày rất lớn Afonso và Aubyn (2006) nghiên cứu sự khác biệt về hiệu quả giáo dụcgiữa các nước OECD và khẳng định rằng thu nhập và trình độ giáo dục của cha mẹgiải thích phần lớn sự biến động của biến phụ thuộc Afonso và cộng sự (2006) đánhgiá hiệu quả chi tiêu chính phủ của các nước mới gia nhập Liên minh châu Âu, baogồm quyền sở hữu, mức thu nhập, khả năng cung cấp dịch vụ đô thị và mức độ giáodục của công dân, và phát hiện rang những yếu tố này ảnh hưởng đến hiệu quả
Đối với hiệu quả chỉ ngân sách địa phương gắn với các hàng hóa, dịch vụ côngkhác, Ibrahim và Karim (2004) đã sử dụng Phân tích Đường Bao Số liệu (DEA) déđánh giá hiệu suất chi tiêu ngân sách liên quan đến các dịch vụ cung cấp Các biểu
thị đầu ra bao gồm: số nhà vệ sinh công cộng, số khu vực sinh hoạt cộng đồng, số
công viên được tái tạo, số sân chơi cho trẻ em, số thiết bị thể thao công cộng, số chỗ
đỗ xe, số chợ, số cây xanh được trồng, dân sé, và chiều dài đường giao thông (điềunày phản ánh mức độ duy trì cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương) Ngoài ra,các tác giả cũng đã thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi đề thu thập thông tinliên quan đến hàng hóa và dịch vụ do chính quyền địa phương cung cấp Kết quả từ
DEA cho thấy, mức độ hiệu quả trung bình đạt 0,763 Khoảng 24% các đơn vị hành
chính địa phương có mức độ hiệu quả cao hơn chỉ sé nay Cac don vi hanh chinh diaphương kém hiệu quả chủ yếu do chi tiêu ngân sách vượt mức Điều nay ngụ ý rang,
có một số tiền không nhỏ không được biến đôi một cách hợp lý thành các dịch vụ
công tại các đơn vi hành chính địa phương được nghiên cứu.
Bên cạnh đó, còn có một số nghiên cứu về những yếu t6 ảnh hưởng đến hiệuqua chi ngân sách địa phương, có thể ké đến như:
21
Trang 34Zhang, J và Jin, Y (2005) khăng định rằng, với hệ thống phân cấp tài khóa, chỉtiêu ngân sách của các chính quyền địa phương đã cải thiện đáng kể năng suất Cụthé, khi được trao quyền tự chủ, tự quyết cao hơn về ngân sách, các địa phương sẽ cóđộng lực làm việc hiệu quả hơn đề phát huy nguôn lực, tài sản sẵn có và thu hút nguồnlực bên ngoài Họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong quyết định chỉ tiêu và sử dụng cácnguồn lực một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất Chính vì vậy, theo Zhang, J và Jin, Y.(2005), phân cấp tài khóa làm tăng động lực làm việc của các cap chính quyền, từ đónâng cao năng suất trong chỉ tiêu ngân sách côngTuy nhiên, một số nhà nghiên cứukhác cho rằng phân cấp tài khóa cản trở quá trình cải cách kinh tế tại Trung Quốc.Các tác giả cho rằng phân cấp tài khoá ở Trung Quốc, đặc biệt là hệ thống phân chiathuế được thực hiện sau năm 1994, đã biến vai trò của các chính quyền địa phương
từ “bàn tay giúp đỡ” thành “bàn tay năm bắt”, nghĩa là thay vì phục vụ cho các mụctiêu phát triển chung của quốc gia, nhiều địa phương lại sử dụng quyền tự chủ dé tìmmọi cách tối đa hóa lợi ích cho chính mình Họ dễ có khả năng lạm dụng nguồn lựccông dé thu vén lợi ích nhóm Chính vì vậy, tình trang chi tiêu công ngoai ngân sách,kém minh bạch đã gia tăng Điều này dẫn đến sự phân bổ nguồn lực không hợp lý,kém hiệu quả, làm suy giảm hiệu qua tai phân bổ trong nền kinh tế
Afonso, Schuknecht va Tanzi (2006) đã nhắn mạnh rằng thu nhập bình quânđầu người và trình độ giáo dục ảnh hưởng đến hiệu quả của chỉ tiêu NSDP Điều nàycũng được xác nhận trong nhiều nghiên cứu khác như Borger và Kerstens (1996);
Rayp và Sijpe (2007); Afonso va Fernandes (2008).
Balaguer-Coll và cộng sự (2007) đã phan tích mối liên hệ giữa hiệu qua và phâncấp quyền lực ở các chính quyền địa phương Tây Ban Nha trong giai đoạn 1995 -
2000 Thực hiện phân tích hoạt động qua hai giai đoạn khác biệt, trong đó giai đoạn
đầu, các đô thị được đánh giá dựa trên mức độ phân quyền tương đương, và giai đoạnthứ hai, mức độ phân quyền được nâng cao hơn so với giai đoạn đầu Kết quả chothấy một số đô thị có khả năng quản lý tài nguyên một cách hiệu quả hơn khi đượctrao thêm quyên hạn Hiệu quả từ việc phân quyên cũng được cải thiện theo thời gian.Điều này khăng định quan điểm từ các nghiên cứu trước đó rằng hệ thống phân quyền
22
Trang 35có khả năng cung cấp dịch vụ phù hợp hơn với từng khu vực bầu cử, do đó có thể
mang lại dịch vụ công hiệu quả hơn (Klugman, 1994; Rodriguez-Pose và Bwire, 2004).
Alegre và đồng nghiệp (2011) đã tập trung vào vấn đề về sự minh bạch trongngân sách của chính quyên địa phương Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằngcach sử dụng bảng câu hỏi về minh bạch trong chi tiêu NSDP Các chi số minh bach
được xác định dựa trên các tiêu chí của OECD va IMF Code (OECD, 2001; IMF, 2007a, 2007b) Sự minh bạch trong thông tin được đo lường thông qua cảm nhận của
người tham gia khảo sát sử dụng thang do Likert (1932) đôi với các chỉ số về minhbạch như: sự tham gia của công dân vào việc chi NSDP, thông tin về ngân sách đượccung cap va dé tiếp cận, việc đánh giá chương trình chi NSDP thông qua các công cụ
đo lường hiệu qua (chi phí - thu nhập; chi phí - lợi ích biên ), tính linh hoạt của ngân
sách là chủ đề được thảo luận cộng đồng trong Quốc hội Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra một số yêu tô có tác động đáng kê đến minh bach trong ngân sách nhà nước Cụ thể,
tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì chỉ số minh bạch ngân sách càng thấp, mối tương quannày có ý nghĩa thong kê Bên cạnh đó, sự hiện diện của các liên minh chính trị cũng cóảnh hưởng tiêu cực đến tính minh bạch Trong khi đó, mức nợ công cao lại có tác độngtích cực đến phần điểm số đầu tiên của chỉ số minh bạch Ngược lại, tình trạng thâmhụt ngân sách lớn sẽ làm giảm tính minh bạch Những phát hiện trên cho thấy sự phứctạp của các yếu tố tác động đến minh bạch tài chính công
Alegre và đồng nghiệp (2011) đã nghiên cứu về hiệu suất của các thành phó lớncủa Ý, tập trung vào hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương theo hai hướngchính: (¡) hợp nhất các đô thị địa phương với hy vọng rằng việc tổ chức lại hành chínhnhỏ sẽ giảm chi phi va tăng hiệu quả do quy mô; và (ii) phân quyền tăng cường quyềnhạn hành chính, tài chính và quản lý từ cấp trung ương xuống cấp địa phương, từ đónâng cao hiệu quả chi tiêu và nắm bat tốt hơn nhu cầu địa phương, thậm chí khuyếnkhích sự cạnh tranh giữa các đô thị trong việc phân bồ từ cấp trung ương đến cấp diaphương Sử dụng phương pháp phân tích DEA để tính chỉ số hiệu quả, tác giả đã đánhgiá hiệu suất chỉ tiêu của 103 thành phố lớn của Ý Kết quả cho thấy, 43 thành phố
23
Trang 36có quy mô không hiệu quả, trong đó 34 thành phố có lợi ích giảm theo quy mô, trongkhi 9 thành phố có lợi ích tăng theo quy mô Phân tích sâu hơn cho thấy quy môkhông hiệu quả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ tiêu Tuy nhiên, kếtquả của việc thu nhập giảm theo quy mô là do dân số trung bình của nhóm thành phố
có lợi tức tăng lên nhỏ hơn nhóm có lợi tức giảm theo quy mô (93,961 so với 97,889),
từ đó ảnh hưởng đến thang đo hiệu quả chỉ tiêu Kết quả nghiên cứu đã hỗ trợ thêmquan điểm (i), sáp nhập dé hưởng lợi từ quy mô kinh tế, tuy nhiên tác giả nhắn mạnhrằng đây không phải là lựa chọn duy nhất Tác giả cũng chỉ ra rằng, các biến môitrường thường không được kiểm soát, độ phức tạp của quá trình ra quyết định và khảnăng quản lý của chính quyền địa phương quan trọng hơn quy mô chỉ trong việc ảnhhưởng đến hiệu quả chỉ tiêu
Cheng và cộng sự (2014) đã sử dụng phương pháp phân tích DEA phi tham số
dé đánh giá hiệu quả chi tiêu NSĐP ở cấp tỉnh tại Trung Quốc trong giai đoạn 1978
- 2005 Đồng thời, ho cũng sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu panel và phân tích kiêmđịnh Tobit giới han dé khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ NSDP ở cấptỉnh tại Trung Quốc
Các nghiên cứu khác đã tập trung vào việc đánh giá tác động của dân số địaphương đến hiệu quả chi ngân sách Một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệtích cực giữa dân số và hiệu quả chi ngân sách (De Borger và cộng sự, 1994; Gimenez
và Prior, 2007; Balaguer-Coll và cộng sự, 2007), trong khi một số nghiên cứu kháclại chỉ ra mối quan hệ ngược lai (Loikkanen và Susiluoto, 2006; Loikkanen va cộng
sự, 2011) Liên quan đến việc phụ thuộc vao các khoản chuyển từ chính quyền trungương, hầu hết các nghiên cứu đều tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa các khoản tàitrợ từ chính quyền trung ương và hiệu quả chỉ ngân sách địa phương (De Borger và
Kerstens, 1996; Balaguer-Coll và cộng sự, 2007).
Phần lớn nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ ngân sách nhà nướcthường được tiếp cận dựa trên đặc điểm riêng của mỗi quốc gia mà chưa được tổnghợp thành các yếu tố đầy đủ có tính tư vấn Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả chi ngân sách địa phương tai các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là theo
24
Trang 37mô hình tổ chức Nhà nước tại Việt Nam, van còn thiếu nghiên cứu, do đó chỉ có thêxây dựng mô hình phù hợp dựa trên lý thuyết chung về tài chính công và các nghiêncứu tiêu biêu liên quan Các phát hiện cho thay: (i) Khác với các quốc gia phát triển,hiệu quả chi ngân sách địa phương tại các quốc gia dang phát triển còn bị ảnh hưởngnhiều bởi các đặc điểm của chính quyền địa phương và (ii) có nhiều yếu tố khác nhauảnh hưởng đến hiệu quả chỉ tiêu ngân sách địa phương, nhưng vẫn thiếu sự đồngthuận về mức độ và hướng quan hệ, do đó cần có những nghiên cứu cu thé theo bốicảnh cụ thể để xác nhận lại
1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Phan lớn các nghiên cứu trong nước tiếp cận đến quản lý thu chi ngân sách nhànước mà it có công trình có liên quan đến hiệu quả chi ngân sách, đặc biệt là chi ngânsách địa phương Một số công trình có liên quan đến vấn đề này làm cơ sở phát triển
nghiên cứu như sau:
Bui Dai Dũng (2007) khi phân tích hiệu qua chi tiêu ngân sách dưới tac động
của van đề nhóm lợi ích đã đề cập đến ba nội dung chính: i) cơ sở lý thuyết về hiệuquả chỉ tiêu ngân sách và lý thuyết về nhóm lợi ích; ii) thực trạng hiệu quả chi tiêungân sách dưới tác động của nhóm lợi ích; iii) giải pháp cho van đề nhóm lợi ích dựatrên kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp cho Việt Nam Về hiệu quảchỉ tiêu ngân sách, dựa trên cơ sở lý thuyết về kinh tế học công cộng như: hiệu quảPareto, hiệu quả theo quan điểm của một số nhà triết học phương Đông (Mạnh Tử,Lão Tử ), tác giả Bùi Đại Dũng đã phân tích về thước đo hiệu quả chỉ tiêu ngân sách
và những yếu tô cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ ngân sách
Nguyễn Thị Minh (2008) trong nghiên cứu về quản lý chi ngân sách nhà nướctrong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam đã tiếp cận thực tế quản lý chi ngânsách nhà nước tại Việt Nam dưới bốn góc độ: quản lý chi theo yêu tô đầu vào; quản
ly chi theo chương trình, dự án; quan ly chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra
và quản lý chi theo chu trình ngân sách và khuôn khổ chi tiêu trung hạn Dựa trên
việc phân tích định tính kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của các nước
Pháp, Đức, Hoa Kỳ, New Zealand, tác giả đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho Việt
25
Trang 38Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra bảy hạn chế và ba nguyên nhân chính gây ra các vẫn
đề còn tổn tại trong quan lý ngân sách ở Việt Nam Tuy nhiên, phần lớn đánh giá
trong nghiên cứu nay tập trung vào chính sách chi ngân sách nhà nước, lập dự toán,
phương thức quản lý chi ngân sách dựa trên yếu tố đầu vào (nghiên cứu dữ liệu lịchsử) Mặc đù quá trình quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam chưa thể chuyền sangquản lý theo đầu ra, nhưng các bước trong chu trình ngân sách cần được hướng dẫntheo ngân sách đầu ra, liên kết với việc kiểm tra, giám sát ngân sách nhà nước
Trần Quốc Vinh (2009) khi nghiên cứu về quản lý ngân sách địa phương cáctinh đồng bằng sông Hồng đã thực hiện các công việc sau: i) hệ thống hóa các van đề
cơ bản về quản lý ngân sách địa phương (khái niệm, nguyên tắc, nội dung quản lýngân sách địa phương); ii) phân tích 5 nhân tô khách quan và 6 nhân tố chủ quan anhhưởng đến việc quản lý ngân sách địa phương: nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ngânsách địa phương của một số quốc gia điển hình và rút ra bài học kinh nghiệm choViệt Nam; iii) phân tích thực tiễn quản lý ngân sách địa phương tại các tỉnh đồngbằng sông Hồng; iv) đề xuất năm giải pháp trọng tâm đề đổi mới quản lý ngân sáchđịa phương ở các tỉnh đồng băng sông Hồng cùng với hai kiến nghị Tuy nhiên, phântích định tính của tác giả còn ít gắn với đặc điểm riêng của từng tỉnh, thành phố trongkhu vực này Nội dung quản lý ngân sách địa phương được chia thành hai phần: quản
lý thu và quản lý chi ngân sách địa phương Tác giả tiếp cận theo nội dung công việc
cụ thể (ví dụ, giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội dung quản lý thu ngân sách địaphương thông qua quản lý thu thuế của địa phương ) nhưng chưa gắn với quy trìnhngân sách (lập dự toán ngân sách, thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách), đây
là hạn chế khiến một số vấn đề được đề cập nhưng chưa được giải quyết toàn diện.
Trần Văn Lâm (2009) khi nghiên cứu về quản lý chỉ ngân sách nhà nước nhằmthúc đây phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã liên kết quản lýchi ngân sách nhà nước với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Tác giả khang định,
quản lý ngân sách nhà nước trước kia thường tập trung vào việc quản lý chặt chẽ các
khoản chi, đảm bao rằng tat cả các khoản chi đều tuân thủ pháp luật, được kiểm soáttrước, trong và sau khi xuất quỹ Các khoản chi phải đúng mục dich, đúng định mức
26
Trang 39chỉ tiêu và được các thủ trưởng đơn vị phê duyệt Tác giả đã củng có sự thay đôi trongphương thức quản lý chi ngân sách nhà nước, cụ thé là hướng tới kết quả đầu ra,thông qua ba công việc chính: i) đưa ra mục tiêu quan lý chi theo Ngân hàng Thể giới(WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tạo động cơ cho việc phân bỏ, sử dụng vàquan lý tài chính tốt hơn; ii) đánh giá ưu và nhược điểm của phương thức quản lý chingân sách nhà nước theo kế hoạch trung hạn được gắn với kết quả đầu ra; iii) phân
tích định tính kinh nghiệm va rút ra bài học từ việc quan lý chi tiêu công của các nước
OECD về đổi mới quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra Tác giả đã đề xuất sáu giảipháp dé hoàn thiện quản lý chỉ ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ninh nhằm thúcđây phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đảm bảo các kế hoạch, chiến lược củanhà nước Mặc dù tác giả chưa làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi ngân
sách nhà nước, các tiêu chí đánh giá thực trang quản lý chi ngân sách nhà nước, và
chưa xây dựng một khung lý thuyết về quản lý ngân sách địa phương, nhưng nghiêncứu này một lần nữa khang định rằng việc quản lý ngân sách theo yếu t6 dau ra trởthành yêu cầu tất yếu, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Namtrong những năm gần đây
Trinh Thi Thúy Hồng (2012) khi phân tích chi ngân sách nhà nước trong đầu tưxây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tiếp cận nghiên cứu dựa trên chutrình ngân sách Tác giả đã giới hạn phạm vi nghiên cứu vào chi ngân sách trong đầu
tư xây dựng cơ bản và phân tích ba nhân tố chủ quan cùng bốn nhân tố khách quanảnh hưởng đến quản lý chỉ ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản Bảygiải pháp đã được tác giả đề xuất nhằm tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trongđầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Bình Định Điểm nỗi bật của luận án so với các nghiêncứu trước đó là việc tiếp cận nghiên cứu theo chu trình ngân sách và hệ thống hóa cácchỉ tiêu đánh giá quan lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản thông qua kếtquả chi ngân sách Tác giả đã chứng minh răng, nếu quản lý chi ngân sách nhà nước
không được thực hiện tốt, có nhiều lỗ hồng, thì rủi ro thất thoát vốn đầu tư tăng lên,
làm giảm hiệu quả của chi ngân sách trong dau tư xây dựng cơ bản.
27
Trang 40Với mục tiêu nghiên cứu về chống thất thoát trong chỉ ngân sách nhà nước ởtỉnh Thái Bình, Nguyễn Thị Huệ (2012) đã tiến hành phân tích thực trạng, nguyênnhân (với 14 nguyên nhân được chỉ ra) và hậu quả của việc thất thoát, cũng như cácbiện pháp chống thất thoát trong chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Thái Bình Điểm
mới so với các nghiên cứu trước đó là việc tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu
lực và hiệu quả của việc chống thất thoát Ngoài ra, tác giả cũng đã đề xuất sáu giảipháp nhằm tăng cường công tác phòng chống thất thoát trong chỉ ngân sách cấp tỉnh
Bui Thị Quynh Thơ (2013) khi nghiên cứu quản ly chi ngân sách nhà nước tỉnh
Hà Tĩnh đã tiếp cận theo hai hạng mục chi ngân sách nhà nước, đó là chi thườngxuyên và chi dau tư phát triển Tác giả khang định, việc đo lường hiệu quả của côngtác quản lý chi ngân sách nhà nước bằng các tiêu chí định lượng khá khó khăn vàkhông hoàn toàn tương đồng với hiệu qua chi ngân sách nhà nước Theo tác giả, hiệuquả chi ngân sách nhà nước được so sánh giữa kết quả với số tiền mà Nha nước bỏ
ra cho một công việc cụ thé, trong khi hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước đượcthé hiện thông qua việc so sánh giữa kết quả công tác quản ly chỉ ngân sách nhà nướcthu về ứng với số chi phí mà nhà nước đã chi ra cho công tác quản lý ngân sách nhànước Dù việc tiếp cận này đã xem xét đến tính chất đặc thù của khoản chi, việc đolường giá trị thu về ứng với từng nội dung rất khó thực hiện do phạm trù nghiên cứu
có đặc điểm bao quát rộng, quy mô lớn và quan hệ phân phối phức tạp (liên quan đếnkết quả về kinh tế - xã hội, hoặc các giá trị vô hình khác được tạo ra )
Nhằm đánh giá mối quan hệ giữa ty lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu
chính phủ ở Việt Nam trong giai đoạn 1997 — 2012, nhóm nghiên cứu tại Trường Đại
học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2014) đã xem xét chi tiêu chính phủ theo hai hạngmục: chỉ tiêu thường xuyên và chỉ tiêu cho phát triển Nhóm nghiên cứu đã áp dụngphương pháp định lượng phân tích chuỗi thời gian từ năm 1997 đến 2012 Họ đã sửdụng mô hình ARDL và tiến hành các kiểm định thống kê: kiểm định nghiệm đơn vịADF, kiểm định đồng liên kết và quan hệ nhân qua Granger Kết quả ước lượng chothấy tồn tại mỗi quan hệ dài hạn giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêuchính phủ Trong ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế;trong khi chỉ tiêu chính phủ có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Kết quả kiểm định
28