những nguồn tài liệu "cam" nhưng cũng là nguồn tại liệu thật thà nhất và nắm giữ vai trò cao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa, nhất là với đi tích ở c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN VĂN PHAN
BAO TON VA PHAT HUY GIA TRI DI TICH
ĐÌNH — CHUA THƯỢNG DONG
LUAN VAN THAC SI QUAN LY VAN HOA
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN VĂN PHÁN
Chuyên ngành Quản lý văn hoá
Mã số 8319042.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ
Người hướng dẫn khoa học: PSG TS Vũ Văn Quân
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Bao ton và phát huy giá trị di tích đình
- chùa Thượng Đồng (phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội)” là
công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua Mọi số liệu sử
dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử
dụng trong công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Văn Phán
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đõ tận tình
của PGS.TS Vũ Văn Quân để hoàn thành nghiên cứu khoa học của mình Tôi xin cảm ơn thay đã đông ý làm giảng viên hướng dan và định hướng cho tôi trong toàn bộ quá trình triển khai dé tài.
Trong quá trình thực hiện dé tài, tôi cũng luôn nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của cán bộ và nhân dân địa phương, đã tạo điều kiện, chỉ bảo vàcung cấp nhiễu tài liệu phục vụ cho luận văn Nhân đây, tôi xin được gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất.
Do kinh nghiệm và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiêu sót, hạn chê, tôi rat mong nhận được sự góp ý cua thay cô và các bạn.
Trang 5DANH MUC CHU VIET TAT
Cộng hòa xã hội chu nghĩa
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Di sản văn hoá
Di tích lịch sử Văn học nghệ thuật
Trả lời phỏng vanThành phố
Trang 6DANH MỤC BANG, BIEU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1: Thống kê các dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình - chùa Thượng Đồng 63Bảng 2.2 Tổng hợp kinh phí do Nhà nước cấp cho các dự án nghiên cứu toàn
diện, sửa chữa, tôn tạo phục hồi di tích -¿- 5s csvEt+EvEzESErEeErkerxsreresree 66
Trang 7MỤC LỤC
9871000155 4
1 Lý do chọn đề tài ¿2-2 s+SE+EESE2EE2E12E1271571712112112111111 71111 cye 4
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2-5-2 5£ 2S£2E£2££+££+£++£xerxerxeres 6
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghién CỨU - <5 + + + E**EE+eeEeeeeeeeeeeeree 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên COU c cccscssessesssssessessessessessessesssessesseeseesecses 9
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu - 2-2 s2 s+zx+zxezse2 10
6 Đóng góp của đề tài - ¿5c Tt E2 121211151111211215 1111112111111 11 c0 12
7 Bố cục của luận văn -¿-cSsStSkESkS TH E1111111111 11111 1x, 12
Chương 1 KHÁI QUAT VE BAO TON VÀ PHÁT HUY GIÁ TRI DI TÍCH LICH SỬ - VAN HOÁ VA TONG QUAN VE ĐÌNH - CHUA
THUONG DONG 0.00 cscsscssessessessessessessessecsecsscsscssesuesueauecsecsecseeseeseseaneaneenes 131.1 Khái quát về van đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích - 13
INNNI( L0 06 06 2 nnn.ẶẶỤẰHẶHĂHĂ.)}} 131.1.2 Nội dung công tác bảo ton và phát huy giá trị di tích -. 17
1.1.3 Cơ sở pháp lý cho công tác bảo ton và phát huy gid trị di tích đình
-chùa Thượng ĐỒ Ng -5+ 552 ©52SSE2EE‡EEEEEEEEEEEEEE21211111211111.11.1111 2121 xe 18
1.2 Tổng quan về di tích đình - chùa Thượng Đồng -:5+52¿ 21
1.2.1 Khái quát về phường Phúc Lợi cescescessesseeseescessesseesesseeseesssssssseesessesseseen 21 1.2.2 Khái quát về làng Thượng DONQ cescecccscessesscessessessesseessessesssseesessesseeseen 23
1.2.3 Khái quát về di tích đình - chùa Thượng Đồng - 5: 241.3 Giá trị của khu di tích đình - chùa Thượng Đồng - 2+: 29
1.3.1 Giá tri WICH SU SG TT HH HH ngư 29
1.3.3 Gi tri KNOG NOC veeesecsccessesseeseeseeeeesecsceeseeeeeeseceeeeseceseesecneeeseceeeeseeeeeeaeeeees 36
Tiểu kết Chương Lone ccccccccccccssecssscssesssesssessssessecssecssecssecssecssecssecsseesseeaseessess 43
Trang 8Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH DINH - CHUA THƯỢNG ĐÒNG -2-75c©52cccccccrex 44
2.1 Chủ thé và cơ chế quản lý - 2 2 + ++EE+EE+E££E£EE+EE+EE+EEzEerkerkrrszes 442.1.1 Sở văn hóa - thé thao Hà Nội - -ccccccccxerrrrrtirrrrrtirrrrrrrree 44
2.1.2 Phong Văn hóa, Thông tin quận Long BiÊH - «<< «+ + ss++s+ 46
2.1.3 Ban Quản lý di tích phường Phúc LỢI «- «s55 vsseeesee 50
2.1.4 Cơ chế quản lý di tích đình — chùa Thượng Đồng - 52
2.1.5 Vai trò của cộng đông trong bảo ton và phát huy di tích đình chùa
Thượng DONG -.- 2-5-5 SCkEE EEEEEEEEEE1511211211121111111E1111.11111111 1111 55 2.2 Hoạt động bảo tồn va phát huy giá tri di tích đình - chùa Thuong Đồng 60
2.2.1 Thực thi quy hoạch tổng thể di tích đình - chùa Thượng Đồng 602.2.2 Các hoạt động bảo quan, tu bổ, tôn tạo di tích sccscssese+eses 622.2.3 Huy động các nguôn lực cho việc bảo ton, phát huy giả trị di tích đình -
chùa Thượng ĐÔ Ng - + 5s SESE+E‡EEEEEEEEEEEEE11E1121121111111111121111 11 xe 64 2.2.4 Thanh tra, kiểm tra công tác tô chức thực hiện trong việc bảo ton và phát huy di tích đình - chùa Thượng Đồng -+©-s©cs+cs+ceereerceei 67
2.3 Đánh giá chung về hiệu qua bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình - chùa
Thượng Đồng ¿22 +522SE+2E£EEEEEEEEE211211211211121717111121111111 1111 T1 xe 68
2.3.1 Những ut Giém ceccececcescescsscssesssssessssessessessesscsessessessssscsessesatsssssssessessesseaee 682.3.2 Nhbtng han 14 N nu 69080) 5 nh ố 71
Chuong 3 MOT SO GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA BAO TON VA
PHÁT HUY GIA TRI DI TÍCH DINH - CHUA THƯỢNG DONG 723.1 Xu hướng biến đổi của di sản văn hoá - +2: 2 s+52+sezxsrxerssreee 72
3.1.1 Nguyên nhân Khách QIQï4 - < 5k khe 72
3.1.2 Nguyên nháH CHU IIGHH <5 + x3 E9 E911 vn ct 74
3.2 Những căn cứ đề xuất giải pháp - 2 2 2s ++Ez+Ee£EeExeExzrerrersees 77
Trang 93.2.1 Căn cứ vào đường lỗi chính sách của Đảng và Nhà nước về việc bảo
tôn di sản văn hóa dân lỘC -.-c- 5: St StSE€ESEEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEErkrkereresees 7Ì
3.2.2 Căn cứ vào xu hướng bién đổi của di tích đình - chùa Thượng Đông 783.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình
- chùa Thượng Đồng trong giai đoạn hiện nay 2-2 25s s+cszse¿ 79
3.3.1 Giải pháp về nghiệp vụ chuyên ImÔI ©2+©52©52252+£e+£+£srxersez 79 3.3.2 Giải pháp về tài chínhh 5-55 ©5e+Ee+ESEEEEEEEEEEEEEEEEE2EEEEEEEEErkerkee 80 3.3.3 Giải pháp về bảo tôn và phát huy giá trị di tích đình - chùa
Thượng Đông ¬ Ö 813.3.4 Một số giải pháp đổi với vai trò của cộng dong trong bảo tôn và phát
/1190551/28748:/8//4/PPP00nnn86Ae 84
Tiểu kết chương 3 - 2-2-2252 2E2EE2EEEEEEEEEEEEEECEEEEerrrrkrrrrrkrrree 85KET LUAN 0n 87TÀI LIEU THAM KHAO0.0 cccccccccsscsscsssssssessessessessssessessesseessssssesseeseessaeees 89
PHU LUC 0 95
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện đại và truyền thống là hai yếu tố chủ yếu luôn song hành và tồn tại
trong mỗi con người Việt Nam Truyền thống vun đắp nên hiện đại, hiện đại
lại giữ gìn và bao ton giá trị truyền thống Và phải chăng các di sản văn hóachính là một trong những cầu nối giữa truyền thống đến hiện đại Bởi đó lànơi lưu giữ những giá trị truyền thống của quá khứ cũng là tắm gương phản
chiếu lịch sử dân tộc Mặc dù vậy, dưới sự tác động của thiên nhiên, của xã hội và của con người, những giá trị vốn có của di sản ngày càng bị suy giảm, mat mát, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và nền văn hóa của dân tộc Cha ông đã vun đúc nên lối kiến trúc đao mác vân mây hay giữ hồn Việt trong đồ gốm Chu Đậu; gửi gam ước mơ vào cõi tâm linh trong tòa tháp
Cửu Phẩm Liên Hoa; ghi dấu ấn trị vì trong các Châu bản; mang theo niềm tựhào quê hương, dòng họ ở các đạo sắc phong: khắc ghi truyền thống yêu nước
trong Lam Sơn Vĩnh Lang bia; dệt nên những thời đại huy hoàng từ trang
phục giao lĩnh, viên lĩnh, ngũ thân Thế nhưng giới trẻ hiện nay mấy ai hiểu
được các giá trị từ những di sản văn hóa xa xưa truyền lại.
Trong không gian rộng lớn bao trùm bởi khái niệm di sản văn hóa, tôi rất
quan tâm đến các di vật, cô vật, di tích những nguồn tài liệu "cam" nhưng
cũng là nguồn tại liệu thật thà nhất và nắm giữ vai trò cao trong việc bảo tồn
và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa, nhất là với đi tích ở các địaphương như di tích đình - chùa Thượng Đồng, ở phường Phúc Lợi, quận LongBiên, thành phố Hà Nội - nơi "cơn bão" đô thị hóa đang dâng trào trong từngngõ ngách thì vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - vănhóa càng trở nên đa chiều, phong phú và cũng phức tạp hơn so với những
trường hợp tọa lạc tại các nơi khác Vì vậy, để có thể vừa phát triển kinh tế, vừa đô thị hóa nông thôn mà vẫn giữ gìn được những giá trị truyền thống của
Trang 11dân tộc, “hòa nhập nhưng không hòa tan” thực sự cần đến việc tiếp cận bảotồn và phát huy từ giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trong một di tích tạiđịa phương Trên thực tế, đình - chùa Thượng Đồng là một trong số trườnghợp di tích được bảo tồn và phát triển tốt, từ năm 2012 đã có những sự phối
hợp về phía chính quyền — nhà quản lý đối với cộng đồng - địa phương, cũng
như các đề án nhằm nâng cao nhận thức người dân trong việc tìm hiểu về giátrị của các di tích lịch sử - văn hóa trong đình - chùa Thượng Đồng Tuynhiên, trước xu thé phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội, tácđộng của đô thị hóa, những ảnh hưởng, mâu thuẫn đối với sự phát triển và bảotồn của đình - chùa Thượng Đồng đang ngày càng rõ nét
Trên cơ sở lý thuyết, khái niệm Di tich Lich sử - Văn hóa không còn xa
la gì, nó đã được quy định cụ thé trong Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 của Quốc hội, điều này đủ đề thấy di tích lịch sử văn hóa luôn được đề cao và
là mắt xích không thê thiếu trong việc xác định tầm quan trọng của một chứngtích lịch sử Trong đó, quá trình tìm hiểu về di tích tại địa phương, việc tiếp
cận các di vật, cô vật tại đình - chùa Thượng Đồng không chỉ nêu bật giá tri
lịch sử của nó mà còn giải thích các mối quan hệ giữa chúng với công tác bảotồn và phát huy với cộng đồng, với di tích Qua những phân tích đó có thểtháo gỡ và tìm ra những mô hình phương hướng trong việc bảo tồn và pháthuy giá trị của các di tích để góp ích cho bản thân di sản và cuộc sống của
những người dân ngay tại địa phương mình.
Là người đam mê, yêu thích đối với di sản - văn hóa nước nhà, tôi chọn
đề tài Bảo tổn và phát huy giá trị Di tích đình - chùa Thượng Đồng (Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Hà Nội) làm luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa Luan văn nay sé là công trình nghiên cứu
góp phần nào nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Lịch sử
-Văn hóa trên địa bàn phường Phúc Lợi trong giai đoạn hiện nay.
Trang 122 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Lịch sử - Văn hóatại các Di tích - Lịch sử nói chung không phải là đề tài mới, đã có nhiều tácgiả quan tâm nghiên cứu về đề tài này ở Việt Nam, nhưng nghiên cứu về ditích đình - chùa Thượng Đồng nói riêng lại là một đề tài khá mới mẻ Có một
số công trình, bài viết đã được xuất bản, giới thiệu trên báo, tạp chí.
Nhóm thứ nhất là các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giátrị của di sản văn hóa nói chung:
Tác giả Đặng Văn Bài (1996) có bài Van dé quản lý nhà nước trong lĩnhvực bảo tôn di sản văn hóa [4, tr.11- 13] Bài viết đã đưa ra các nội dung vềquản lý nhà nước về Di sản - Văn hóa bao gồm: Quản lý nhà nước bằng vănbản pháp quy; Quyết định về cơ chế, tổ chức quy hoạch và kế hoạch pháttriển; Quyết định phân cấp quản lý di tích là yếu tố có tính chất quyết địnhnhằm tăng cường hiệu quả quản lý
Tác giả Lưu Trần Tiêu (2002) có bài viết Bao ton và phát huy Di sản
-Van hóa Việt Nam [43, tr.34-37] Tac giả cho rằng, hoạt động bảo tồn di tích
thê hiện trên 3 mặt cụ thê là: Bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo
vệ di tích về mặt vật chất, kỹ thuật; sử dụng di tích phục vụ nhu cầu của xã
hội Trong công tác quản lý di tích cần tập trung vào 03 vấn đề là: Công nhận
di tích, quan lý cỗ vật và phân cấp quản lý di tích
Tác giả Nguyễn Quốc Hùng (2003) có bài viết Giữ gìn và phát huy giátrị DSVH phi vật thể tại các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh[18, tr.21-24] Bài viết tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn và các biện
pháp dé bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thé tại các di tích lịch sửvăn hóa.
Tác giả Nguyễn Thịnh (2012) có công trình nghiên cứu Di san văn hóa
Việt Nam bản sắc và những vấn đề quản lý bảo tôn [44] Trong nội dung đề
cập tới các van dé quản lý, bảo tồn phát huy di sản văn hóa, các khuyến nghị
Trang 13của UNESCO trong các công ước quốc tế về bảo vệ và hoàn thiện các văn bản pháp lý cho việc bảo tồn di sản văn hóa cần bảo tồn di sản như thé nào.
Tác giả Lưu Minh Trị (2011) có công trình nghiên cứu Hà Nội - Danh
thắng và Di tích [56] là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Sách giới
thiệu về danh thăng và di tích của Hà Nội suốt chiều dài lịch sử.
Tác giả Nguyễn Thi Bích Thủy có bài viết Bảo ton và phát huy Di sản văn hóa Thăng Long — Hà Nội [53] vào năm 2022 tại Tạp chí VHNT số 335,
tháng 5, Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội Tác giả đã đề cập thực trạngnhiều đi sản văn hóa Thăng Long — Hà Nội đang xuống cấp Điểm đặc trưngtrong bài viết của tác giả là ở chỗ đã đề ra những biện pháp đi liền với thựctiễn Trong đó, đối với di sản văn hoá vật thể cần phân chia theo từng giai
đoạn quản lý và ứng dụng vào từng di tích cụ thé Đối với di sản văn hoá phi vật thé cần triển khai dự án tổng kiểm kê trong địa bàn thành phó.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2006), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
có luận văn Thạc sĩ Văn hóa học với đề tài Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Đồng Đa, Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay [15] Trong công trình này, tác giả đề cập nhiều đến vấn đề đô thị hóa đối với di tích và đưa
ra những giải pháp về quản lý văn hóa đối với một quận đang có tốc độ đô thị
hóa mạnh.
Tác giả Đào Thị Huệ (2008), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có luận
văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa với đề tài Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa
bàn quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) [17] Với công trình này, tác giả đề cập đến những vấn đề về quản lý nhà nước, những ưu, nhược điểm một cách rõ
ràng và cụ thể, đi sát với thực tế, ít lý thuyết.
Nhóm thứ 2 là các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử đình - chùa
Thượng Đồng
Tác giả Ngô Hương Quynh (2017) “Khảo sát tư liệu Han Nom tại Dinh
làng Thượng Đông” [34], đã tập trung nghiên cứu và minh giải các tư liệu
Trang 14Hán Nôm trong đình làng Thượng Đồng Tuy nhiên, tác giả chưa dé cập đến
danh những di vật (hoành phi câu đối, sắc phong bài vị, tượng thần, tượng
Phật, Ngọc phả) được lưu giữ ở đây.
Những công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích được thực trạng vàđưa ra những giải pháp cụ thể về quản lý di tích nói chung và về quá trình
hình thành, phát triển của làng Thượng Đồng nói riêng Tuy nhiên tính đếnthời điểm hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nao về công tác quản ly
di tích đình - chùa Thượng Đồng trong khi yêu cầu về quản lý nhà nước về
quản lý di tích ngày cảng tăng.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn sẽ tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về công tác bảo tồn và pháthuy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tại di tích đình - chia Thượng Dong dé từ
Trang 15đó đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao công
tác bảo tồn và phát huy gia trị di tích lịch sử - văn hóa tại các di tích lịch sửtrên địa bản phường trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày những vẫn đề cơ bản về cơ sở khoa học và pháp lý trong công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa đình - chùa Thượng Đồng.
- Giới thiệu khái quát về đình - chùa Thượng Đồng (niên đại, kiến trúc, điêukhắc, lễ hội)
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị
di tích lich sử - văn hóa tại đình - chùa Thượng Dong, phường Phúc Lợi, quậnLong Biên từ năm 2012 đến nay
- Dé xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huygiá trị Di tích Lịch sử - Văn hóa tại đình - chùa Thượng Đồng, phường Phúc
Lợi, quận Long Biên trong thời gian tới.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo tồn và phát huy giátrị Di tích Lịch sử - Văn hóa tại di tích đình - chùa Thượng Đồng ở phườngPhúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn
hóa tại đi tích đình - chùa Thượng Đồng theo quy định của pháp luật, phanviết về lễ hội chỉ đề cập trong mục khái quát chung về di tích đình - chùaThượng Đồng
Về không gian: Trên địa bản làng Thượng Đồng (nay là khối 2, phường
Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội).
Về thời gian: từ năm 2012 đến nay (đây là mốc thời gian đình Thượng
Đồng được xây dựng lại và tách riêng không gian thờ tự với chùa ThượngĐồng)
Trang 165 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
* Các văn bản pháp quy của Tổ chức UNESCO va Nhà nước về bảo tồn vàphát huy giá trị di tích:
- Công ước UNESCO năm 2005 - Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biéu đạt văn hóa.
- Luật Di sản Văn hóa, số 28/2001/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, ky họp thứ 9 thông qua ngay 29 thang 6 năm
2001, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
- Luật sửa đối, bô sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
- Tiêu chuân quốc gia TCVN 10382:2014 Di sản văn hóa và các van đề liên quan - thuật ngữ và định nghĩa chung, trong đó đề cập đến các thuật ngữ về van
đề bảo tồn, bảo tồn di tích, phát huy giá trị di tích Do Cục Di sản văn hoá biên soạn; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị; Tổng cục Tiêu chuẩn Do lường
Chất lượng thâm định; Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Hà Nội, 2014.
* Tư liệu thành văn:
Đề tài tập trung khai thác các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát
huy gia tri di tích; các di tích tại dia ban quận Long Biên nói chung và phường
Phúc Lợi nói riêng; các tư liệu Han Nom như ngọc pha, sắc phong, van bia,
hoành phi - câu đối; các bai báo, bài tham luận, kỷ yếu hội thảo liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
* Tư liệu khảo sát:
Nguồn tư liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế và phỏng
van tại làng Thượng Đồng và phường Phúc Lợi (phỏng van: lãnh đạo phường
và người dan phường Phúc Lợi), cụ thé:
10
Trang 17- Đã khảo sát, phỏng vấn: 15 người, trong đó 11 nam và 04 nữ, độ tuổi từ 30
đến 81 Trong đó có người làm công tác quản lý tại UBND phường, có người
tại tổ dân phố, người tham gia tiểu ban quản lý di tích và cả người dân địa
phương, cụ thể như sau:
+ Người làm quản lý tại UBND phường: 01 người;
+ Người làm tại tổ dân phố: 03 người;
+ Người làm tại ban khánh tiết: 04 người;
+ Người dân địa phương: 07 người.
- Thực trang công tác bảo tồn và phát huy giá tri di tích
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Dé thực hiện luận văn này, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng gồm:Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa, quan sát, ghi chép đề thấy được
thực trạng về sự biến chuyền trong đời sống xã hội trong thời đại kinh tế thị trường đã ảnh hưởng như thế nào đến di tích đình - chùa Thượng Đồng; cũng như sự nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóacủa địa phương Đây là phương pháp chính của luận văn.
Phương pháp mô tả quan sát: Phương pháp này được tác giả áp dụng
trong suốt quá trình thực hiện luận văn Cac dot thực địa, điền da tại di tíchđình - chùa Thượng Đồng, tìm hiểu về tổng quan địa bàn nghiên cứu, về các
di vật còn tồn tại và tìm hiểu về cách thức quản lý di tích tại di tích đình chùa Thượng Đồng
-Phương pháp phỏng vấn (khoảng trên 10 người, đối tượng sẽ là các nhà
sư, người làm trong ban quản lý di tích, các cụ cao niên trong làng, người dânđang sinh sống tại địa bàn độ tuôi 30 trở lên, không phân biệt nam, nữ), chụp
ảnh, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp so sánh: Trên cơ sở của việc điền đã, tác giả đã tiến hành
so sánh đối chiếu việc quản lý của di tích đình - chùa Thượng Đồng với các ditích đình - chùa khác trên địa bàn phường Phúc Lợi dựa trên những vấn đề cơ
11
Trang 18bản sau: công tác quản lý, vai trò của cộng đồng đối với di tích Qua đó, rút ra những ưu điểm, hạn chế đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích
đình - chùa Thượng Đồng
Phương pháp thu thập tài liệu được sử dụng để có được hệ thống số liệu,
tình hình thực tế sử dụng cho việc quản lý di tích đình chùa Thượng Đồng.
Trên cơ sở tìm hiểu hé sơ di tích, và thu thập các tài liệu liên quan đến quá trình bảo tồn và phát huy di tích như các văn bản, công văn về quyết định bảo tồn di tích, tài liệu quá trình tu bé di tích, từ đó tìm hiểu tổng quan về thực
trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình - chùa Thượng Đồng
6 Đóng góp của đề tài
Luận văn nghiên cứu, phân tích thực trạng về công tác bảo tồn và pháthuy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tại đình - chùa Thượng Đồng trên dia banphường Phúc Lợi, quận Long Biên trong thời gian qua, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác di tích đình - chùa Thượng
Đồng trong thời gian tới
Bồ sung nguồn tài liệu để nghiên cứu, học tập, tham khảo có thể dùnglàm tải liệu tham khảo cho cán bộ quản lý văn hóa cơ sở tại phường Phúc Lợi
nói riêng và ngành văn hóa, thé thao và du lịch quận Long Biên nói chungtrong việc tô chức va bảo tồn và phát huy giá trị di tích lich sử - văn hóatruyền thống
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lich sử - văn hoá và tổng quan về đình - chùa Thượng Đồng
Chương 2: Thực trang bảo tồn và phát huy giá tri di tích đình - chùa Thượng DongChương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị ditích đình - chùa Thượng Đồng
12
Trang 19Chương 1
KHÁI QUAT VE BAO TON VÀ PHÁT HUY GIÁ TRI DI TÍCH LICH
SỬ - VĂN HOA VA TONG QUAN VE ĐÌNH - CHUA THƯỢNG DONG
1.1 Khai quat vé van dé bao ton, phat huy gia tri di tich
1.1.1 Thao tác hóa khái niệm
Theo đó, đình - chùa Thượng Đồng là một di tích gồm hai công trình
chính là đình và chùa có tính liên kết với nhau về mặt quy hoạch, do conngười xây dựng, có kết hợp với các yếu tố cảnh quan thiên nhiên Cũng như
căn cứ thêm vào khái niệm của công ước và sự đối chiếu của việc phân loại
các nhóm loại hình có thể xếp di tích đình - chùa Thượng Đồng vào nhóm
công trình xây dựng.
Từ nhận thức trên, di sản văn hóa có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất là sự tiêu biéu đối với nền văn hóa của một quốc gia, một dân tộc Việt Nam là một quốc gia CÓ bề dày lịch sử, song hành với quá trình phát triển của lịch sử phải ké đến các yếu tố văn hóa như tôn giáo, tín ngưỡng đi
kèm với nó là các công trình thờ phụng mà phan lớn và tiêu biểu là đình, chùa
như một đại diện của làng quê Việt Nam “Cây đa, giếng nước, sân đình” Và
di tích đình - chùa Thượng Đồng chứa đựng trong đó tính đại diện của làngquê Phúc Lợi từ những thứ hữu hình như đình, chùa đến những thứ vô hình
như lễ hội.
! Luật của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 28/2001/QH10 về di sản văn hoá
13
Trang 20Thứ hai là đặc trưng của di sản ở từng thời kỳ lịch sử nhất định Đình chùa Thượng Đồng là di tích đã hình thành từ rất lâu đời và trải qua nhiều
-triều đại cũng như các biến cố của lịch sử Thời phong kiến, di tích có các
hiện vật mang đặc trưng của thời Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn như sắc
phong, hoành phi - câu đối, tượng pháp Đến thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, di tích trở thành nơi tập trung kháng chiến, góp phần làm nên
chiến thăng của dân tộc
Thứ ba là quá trình lưu truyền giữa các thế hệ Để một dân tộc tôn tại và
phát triển, một trong những yếu tố không thé thiếu là tinh than dân tộc Tìnhthần này phần lớn đến từ việc lưu truyền những giá trị văn hóa về vật chất vàtinh thần từ thế hệ này sang thế hệ khác Tại di tích đình - chia Thượng Đồng,
dù qua nhiều thăng trầm của lịch sử vẫn còn lưu giữ được những hiện vật có
giá trị từ hàng trăm năm trước cùng với những câu chuyện truyền miệng về
thành hoàng làng như dé củng cố thêm niềm tin, thêm sức mạnh trong việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các thé hệ nơi đây.
Thứ tư là sự thay đổi của di tích trước thời đại Với xu hướng hội nhập quốc tế, việc con người cần thay đôi dé phù hợp với thời đại ít nhiều đều tác
động đến di tích Di tích đình - chùa Thượng Đồng cũng không ngoại lệ, sựthay đổi của thời đại ảnh hưởng lớn việc quy hoạch đến bảo tồn và công tác
quản lý di tích tại day.
Do vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý văn hóa phải có chính sách
và giải pháp đề bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, góp phần thúc đây phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ mới
Di tích lịch sử văn hóa
Luật Di sản văn hóa của nước ta có ghi: “Di tich lịch sử văn hóa là công
trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc côngtrình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [43.tr.33] Tại Điều
4, Luật Di san văn hóa Việt Nam, được sửa đôi bổ sung năm 2009 có ghi: “Di
14
Trang 21tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cô vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giả trị lịch sử, văn hóa, khoa
học” [43,tr.35] Đối tượng nghiên cứu của luận văn là di tích đình - chùaThượng Đồng là một di tích lịch sử - văn hóa Di tích là một công trình xây
dựng, có các cô vật, và cũng là một địa điểm có gia tri vé mat lich str cũngnhư văn hóa ở cả quá khứ và hiện tại.
Từ các khái niệm trên có thé khang định rằng di tích lich sử - văn hóa là
tài sản vô giá của mỗi cộng đồng, quốc gia dân tộc Do đó, khi tiến hành công tác nghiên cứu, quản lý thì trước tiên, chủ thể nghiên cứu phải tiếp cận cậnmột cách chính xác các khái niệm di tích lịch sử - văn hóa và ứng dụng vào việc quan ly ở di tích đó.
Về khái niệm về di vật, cô vật, bảo vật quốc gia được ghi trong luậtDSVH như sau: "Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có gia trị lịch su, văn
hóa, khoa học; Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên; Bảo vật quốc gia là những hiện vật lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa hoc" [43,tr.10] Xét theo những quy định trên,
di tích đình - chùa Thượng Đồng còn lưu giữ được nhiều di vật, cô vật có giá
trị như: ngọc phả, bia đá, chuông đồng, tượng thờ, có niên đại ở các thế kỷ
XVII, XVII, XIX.
Khái niệm quản ly Theo giáo trình Quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính
Quốc gia có định nghĩa khái niệm guản jý như sau: “Quản lý là sự tác độngchỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
dé chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã dé ra và đúng ý
chi của người quan lý”° Như vậy, quản ly có chức năng nhằm bảo vệ và duy trì các cơ cấu xác định của một tô chức, tập thể, đồng thời duy trì chế độ hoạt
2 Học viện hành chính quốc gia, Quan lý hành chính nhà nước (2004), NXB Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
15
Trang 22động thực hiện một chương trình, kế hoạch và một mục tiêu nào đó của hoạt
động đã được ý thức hóa của một nhóm, tập đoàn và một tổ chức xã hội hoặc
một cá nhân nao đó với tư cách là một chủ thé của hoạt động quản lý
Khái niệm quản lý văn hóa
Khái niệm về Quản lý văn hóa, tác giả Dương Văn Sáu đã đề cập đến
trong chương 2 cuốn Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch: "Quản ly văn hóa là quá trình xây dựng đường lỗi chính sách và tổ chức hoạt động nhằm bảo tôn và phát huy tốt nhất giá trị của văn hóa Việt Nam, dong thời tiếp thu những tỉnh hoa của văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa dân
tộc” [32, tr23]
Khái niệm “quản lý văn hóa” trong luận văn được hiểu là công việc củanhà nước, được thực hiện thông qua việc ban hành quy chế, chính sách, tổchức triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của từng địa phương và cả nước.
Khái niệm bảo tồn
Theo Tir điển Tiếng Việt, “Bảo ton là giữ lại không dé mat di” [59,
tr.12] Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ các sự vật, hiện tượng
không làm cho chúng bi mai một, bị thay đồi và biến dang theo thời gian.
Khái niệm phát huyTheo Ti điển tiếng Việt, Phát huy là “làm cho cái hay, cái tot tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm ”[59, tr.157] Phát huy là hành động nhằm đưa
văn hóa vào trong thực tiễn xã hội góp phần thúc đây yếu tố văn hóa đó được
nhiều người biết đến, được cải tạo theo chiều hướng tốt hơn mà không làm
mat đi giá trị nội tại của nó
Nhu vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là các biện pháp dé gin
giữ, tôn tạo các giá trị văn hóa để chúng không bị mai một, mờ nhạt Bêncạnh đó cũng khiến cho các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó được lan
16
Trang 23tỏa và tồn tại trong đời sống xã hội của con người hiện đại cũng như góp phầnvào mục tiêu văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2 Nội dung công tác bảo ton và phát huy giá trị di tích
Nhận biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị
di tích lịch sử, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến những nội dung trong
lĩnh vực này như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nềnvăn hóa tiên tiễn và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bảncủa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam._Hay trong Hội nghị lần thứ mườiBan Chấp hành Trung ương khóa IX, tháng 7-2004, đã ra kết luận về tiếp tụcthực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) khăng định cần tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ
và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vàomọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Ngày 9/6/2014, BCH Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết
số 33-NO/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đápứng yêu cẩu phát triển bên vững dat nước Quan điểm của Nghị quyết khi đềcập đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa xác định cần xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dânchủ và khoa học.
Như vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích vừa là mục tiêu, vừa
là nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước nhất là
trong giai đoạn hội nhập ngày nay.
17
Trang 241.1.3 Cơ sở pháp lý cho công tác bảo tôn và phát huy giá trị di tích đình chùa Thượng Đông
-Các văn bản của trung ương
Đề cụ thé và chi tiết hóa thêm Luật Di sản văn hóa, Nhà nước cũng ban
hành một số văn bản dưới luật như các Nghị định số 92/2002/NĐ-CP, số 11/2006/NĐ-CP, số 86/2006/NĐ-CP của Chính phủ; Các quyết định số 3/ 36/2005/QĐ-TTg, số 156/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin quy định cụ thé va
chỉ tiết về các biện pháp bảo vệ và phát huy di sản, về trách nhiệm của các cơquan các cấp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa
Từ khi mới giành được chính quyền, chủ trương của Nhà nước ta là đặt
toàn bộ các di tích lịch sử và di sản văn hóa dưới sự bảo hộ của pháp luật Và
điều này được thực hiện trong văn bản đầu tiên về lĩnh vực này là sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 do chủ tịch Hồ Chí Minh ky Theo đó, đã
nghiêm cam việc phá hủy đình, chùa, đền, miéu hoặc các nơi thờ tự khác,
cũng như cung điện, thành quách cùng lăng mộ, tất cả những di tích lịch sử văn hóa đều phải được bảo tồn.
Đảng ta đã vạch ra đường lối cụ thể về xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc Và được thực hiện ngày càngthong nhất và bài ban mà tiêu biểu nhất là Luật Di sản văn hóa, được Quốchội khóa X kỳ họp thứ 9 thông qua Từ đây, có thêm căn cứ để xác định quan
điểm, định hướng và mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong
giai đoạn hiện nay.
Nhà nước thiết lập hệ thống chính sách nhằm phục vụ yêu cầu thực hiệnchiến lược phát triển văn hoá đến năm 2010 cũng như quy hoạch tổng thé baotồn và phát huy giá trị di tích và danh lam thang cảnh đến năm 2020 của BộVăn hóa - thé thao và du lịch
18
Trang 25Theo đó, chiến lược này cụ thể như bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
dân tộc là nhiệm vụ then chốt của chiến lược văn hoá; tập trung điều tra,nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phivật thé tiêu biểu, đậm đà ban sắc văn hóa dân tộc; ưu tiên đầu tư bảo tồn, tôn
tạo các di tích quốc gia đặc biệt, các di tích lịch sử và cách mạng, các di sản
văn hóa của các dân tộc thiểu số có dân số thấp, các nghệ nhân cao tuổi nỗi
tiếng, các loại hình nghệ thuật đặc sắc của từng địa phương, từng vùng văn
hóa, các nghề thủ công truyền thống, các lễ hội tiêu biểu, kho tàng Hán
-Nôm, chữ viết của các dân tộc thiểu số v.v
Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lich sử văn hóa và danh lam thắng
cảnh và một số văn bản liên quan
Pháp lệnh này được Hội đồng nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố
vào ngày 31/3/1984 Đây là một dấu mốc quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động bảo vệ, tìm hiểu hay nghiên cứu về các di tích nói riêng và di sản văn hóa vật thé nói chung Pháp lệnh đã có những quy định cụ thé trong việc phân loại và xếp hạng di tích có tầm quan trọng Đối với những di tích thuộc cấp quốc gia được sự quan tâm bảo vệ, tôn tạo và khai thác đặc biệt;
Pháp lệnh cũng quy định Bộ Văn hóa Thông tin là nơi có thâm quyền duynhất quyết định việc công nhận xếp hạng di tích là; Pháp lệnh quy định bavành đai bảo vệ xung quanh khu di tích, cụ thể là:
Đối với khu vực I cần được bảo tồn nguyên trạng, cam không được xây
Trên cơ sở đó, Bộ Van hóa Thông tin đã ban hành thông tư 206/VTT hướng
dẫn cụ thê việc thực hiện hai văn bản trên.
19
Trang 26Đề có thể tiến hành một cách cụ thể hơn cho các hoạt động bảo vệ và phát
huy các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, Bộ Văn hóa Thông tin cũng đã
ban hành một số văn bản dưới luật dé chi đạo các hoạt động bảo tồn, bảo tàng
trong cả nước như:
Quy chế tô chức và hoạt động của Bảo tàng Việt Nam (1988);
Các chỉ thị về việc tăng cường quản lý về bảo vệ di tích;
Các công văn hướng dẫn về tăng cường quản lý cô vật, đăng ký kiểm kê, bảo
vệ di tích lịch sử, văn hóa cho các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương
trong cả nước;
Dinh mức don giá tu bô di tích;
Quy hoạch bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.
Và Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua tháng 6 năm 2001 và đã sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 là cơ
sở pháp lý cao nhất và là công cụ quan trọng dé điều chỉnh hành vi của toàn
xã hội nói chung cũng như điều hòa mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố
quyết định trong công tác quan lý di sản văn hóa nói riêng.
Quy định các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể
Về việc quy định các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị đi sản văn hoávật thể có thé tìm hiểu qua Luật di sản văn hóa Ở đây có quy định rõ tráchnhiệm của tô chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng di tích, bảo vệ di tích,trong đó cụ thé cần phải ké đến như:
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích phải có trách nhiệm bảo vệ di tích đó, khi phát hiện thấy di tích bị lan chiếm,
xâm phạm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại thì phải kịp thời có biện
pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan có thâm quyền về văn hóa nơi gần
nhất và chính quyền địa phương
20
Trang 27Chủ dự án đầu tư, cải tạo, xây dựng các công trình ở nơi có ảnh hưởng
tới di tích phải phối hợp với co quan nhà nước có thâm quyền về văn hóa dégiám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình Trong quá trình thi công nếuphát hiện thấy các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì phải tạm dừng tiến độ và
thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa dé xử lý.
Như vậy, Bảo tồn va phát huy giá trị di sản văn hóa đạt được hiệu quả cao nhất khi chúng ta kết hợp mối quan hệ tương tác giữa đường lối, chính
sách, pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước với sự hợp
tac của cộng đồng trong toàn xã hội.
1.2 Tổng quan về di tích đình - chùa Thượng Đồng
1.2.1 Khái quát về phường Phúc Lợi
Phường Phúc Lợi vào thời Lý thuộc phủ Thiên Đức, đến thời Trần thuộc
lộ Bắc Giang Từ thời Hậu Lê thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, phủ
Thuận An, xứ Kinh Bắc, đến thời Nguyễn đổi làm huyện Gia Lam, tỉnh Bắc
Ninh (nay thuộc quận Long Biên, TP Hà Nội) Bắt đầu từ một trang Nông Vụnam trong lưu vực sông Đuống, được thiên nhiên ưu đãi với đất phù sa màu
mỡ và nguồn nước tưới déi dào, lại có giao thông thuận lợi nền kinh tế rất phát triển và dân cư ngày càng đông đúc Vì vậy, trang Nông Vụ đã táchthành ba thôn, đó là: thôn Nông Vụ Thượng, thôn Nông Vụ Trung và thôn
Nông Vụ Đông (tên Nôm của các thôn này lần lượt là Vo Thượng, Vo Trung
và Vợ Đông) thuộc xã Nông Vụ, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An Đến khoảngcuối thời Lê Trung Hưng có lập thêm một thôn, gọi là thôn Vụ Đồng
Tháng 2 năm 1948, lập ra xã Trường Chinh thuộc huyện Gia Lam, tỉnh
Bắc Ninh gồm 7 thôn (làng): Quán Tình, Tình Quang, Hội Xá, Vụ Đồng, Vo
Thượng, Vo Trung, Vo Đông Đến tháng 5 năm 1955, xã Trường Chinh đượctách thành 2 xã là Giang Biên và Phúc Lợi Trong đó, xã Giang Biên có 2
21
Trang 28thôn Tình Quang va Quán Tình; xã Phúc Lợi có 5 thôn: Hội Xá, Vụ Đồng, Vo
Thượng, Vo Trung, Vo Đông.
Ngày 21 tháng 4 năm 1961, toàn bộ huyện Gia Lâm cắt chuyên về thànhphố Hà Nội theo Quyết định của Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 2, xã Phúc Lợi
thuộc ngoại thành Hà Nội.
Năm 1965, xã Phúc Lợi được đổi tên thành xã Hội Xá, đến năm 2004
sau khi một phần huyện Gia Lâm được cắt dé lập ra quận Long Biên, vì vậy
xã Hội Xá lại được đổi về tên cũ trở thành phường Phúc Lợi như ngày nay.
Phường Phúc Lợi tọa lạc tại phía Đông Bắc Thủ đô, phía Đông hiện nay giáp xã Cô Bi và cầu Phù Đồng; phía Tây giáp hải phường là Việt Hưng và phường Sài Đồng: phía Bắc giáp phường Giang Biên; phía Nam giáp với
phường Sài Đồng Vị trí giao thông của phường rất thuận lợi, có tuyến đường
bộ chạy dọc từ sông Đuống ra quốc lộ 05 Nếu đường bộ thuận lợi cho việcphát triển giao thông ở hiện tại thì trước kia, phường lại năm trong tuyếnđường thuỷ theo dòng sông Đuống nối từ sông Hồng cho tới sông Thái Bình
Tuyến đường thuỷ này chạy qua vùng kinh tế Đông Bắc, từ xưa đã là con đường huyết mạch của người dân nơi đây Ngoài ra trên địa bàn phường còn
có những tuyến đường mới mở như: tuyến đường Phúc Lợi, Hội Xá, Trần
Danh Tuyên rất rộng rãi, nối với các tuyến quốc lộ quan trọng của cả nước
Cơ sở hạ tầng của phường cũng được đầu tư khang trang, đường nhựa và
bê tông trải dài trên các ngõ, hệ thống chiếu sáng và tiêu thoát nước dân sinh
cũng được chú trọng xây dựng Đây là những điều kiện quan trong dé phường
có thê giao lưu phát triển kinh tế và văn hóa với các địa phương lân cận.
Về lĩnh vực dân cư, Phường có tổng số dân khoảng hơn 20.000 với hơn
5000 hộ (số liệu thông kê tính đến năm 2021), được chia làm 15 tô dân số với
5 cụm dân cư Diện tích đất tự nhiên là 612,9 ha Theo tư liệu Hán Nôm và
những lời phỏng van của dân cư địa phương, từ trước kia, người dan sống chủ yếu bằng nghề làm nông, canh tác cả ruộng đồng lẫn bãi bên bờ sông Đuống.
22
Trang 29Vào những năm 2010 trở lại đây, người dân trong vùng có thêm nghề trồng
ôi, tạo thành thương hiệu Oi Phúc Lợi nỗi tiếng Hiện nay do ảnh hưởng từ
tốc độ đô thị hóa, trên địa bàn phường đã có nhiều các công ty đóng trên địa
bàn phường: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim khí Thăng Long,
Nhựa Hà Nội, May Hữu Nghị, Nicotex, 386, Dược quân đội, Cơ khí may GiaLâm Khu công nghiệp Ha Nội — Dai Tu đã thu hút một số lượng lớn người dân vào làm việc nơi đây góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân từng bước én định.
1.2.2 Khái quát về làng Thượng Dong
Sự hình thành của làng Thượng Đồng được ghi trong thần tích hiện đanglưu giữ tại đình Thượng Đồng Ban đầu làng là một thôn của xã Nông Vụ
(thôn Thượng), tên nôm gọi là làng Vo Thượng, tên gọi Vô được đọc chệch
âm từ âm Vụ, cộng với tên thôn là Thượng nên nhân dân địa phương đọc
thành làng Vo Thượng Từ tên thôn cũng nói lên nghề nghiệp chính của người
dân trong thôn chủ yếu là làm nông Làng Vo Thượng nằm ngay bên dòng sông Đuống nên từ xưa đã tận dụng được những ưu đãi của con sông này
mang lại trong việc phát triển nông nghiệp Trong thôn có nhiều cây to, ranhiều quả nên người dân trong vùng còn gánh hoa quả của nhà ra bán ở cácchợ lớn như chợ Bắc Qua, chợ Vàng, Bên cạnh đó, sự dữ dội từ con sôngĐuống vào mỗi mùa nước lên khiến cho người dân trong vùng nhiều lầnphiêu tán Nhưng hơn hết, với tinh thần đoàn kết và niềm tin vào cuộc sống,
người dân làng Thượng vẫn hăng say lao động, tạo nên một làng nông nghiệp
đặc trưng ven sông Duong.
Vào khoảng cuối thời Lê Trung Hưng, do sự mâu thuẫn mà một nhóm dân cư trong làng đã ra ngoài bãi và lập ra một thôn riêng gọi là Vụ Đồng.
Đến thang 2 năm 1960, theo Nghị quyết của Chi bộ và sự nhất trí của các cấpchính quyền địa phương, hai thôn Vo Thượng và Vụ Đồng sáp nhập lại làmmột, lay tên là thôn Thượng Đồng
23
Trang 30Đến ngày | tháng 1 năm 2004, xã Hội Xá trở thành phường Phúc Lợithuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP
về thành lập quận Long Biên Thôn Thượng Đồng được đồi thành cụm dân cư
số 2 gồm 4 t6 dân phố (7,8,9,10); dén nim 2014 quy hoach lai thanh 3 tổ dânphố (4,5,6)
Vị trí của thôn Thượng Đồng, phía Đông Bắc giáp sông Đuống, Tây Bắc
giáp với thôn Hội Xá, Đông Nam giáp thôn Trung, Tây Nam giáp với khu
công nghiệp Sài Đồng Theo xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thờiđại, thôn Thượng Đồng ngày nay đã đa dạng hoá hơn về nghề nghiệp Tạithôn Thượng Đồng cũng là nơi đặt nhiều cơ quan hành chính của nhà nướcnhư UBND phường Phúc Lợi, trụ sở công an Phường Phúc Lợi, trường Tiểuhọc Phúc Lợi, trường THCS Phúc Lợi, chợ Phúc Lợi, Bên cạnh đó, hệ thốnggiao thông tại Thượng Đồng cũng thuận lợi dé phù hợp với sự phát triển của
xã hội, tuy nhiên hệ thống đường thuỷ lại không còn được sử dụng nhiều như
trước đây.
1.2.3 Khái quát về di tích đình - chùa Thượng Đông
Trước kia, thôn Vụ Đồng khi tách từ thôn Vo Thượng có đình và chùariêng, tuy nhiên đến khoảng những năm 1960, khi hai địa phương này lại gộpthành thôn Thượng Đồng, cùng với việc đình và chùa của thôn Vụ Đồng bịtiêu hủy trong giai đoạn kháng chiến, nên cả hai làng cùng sinh hoạt chung tạiđình và chùa Vo Thượng (sau đổi gọi thành đình — chùa Thuong Đồng)
24
Trang 319 Gác chuông 17 UBND phường Phúc Lợi
Sơ đô di tích đình - chùa Thượng Đồng
Khái quát di tích đình Thượng Đồng
Hiện chưa rõ chính xác đình được dựng vào thời gian nào, tuy nhiên
trong sân đình còn lưu giữ được tắm bia “Lập khoản tạo bi” có niên đại vào
năm Khánh Đức thứ năm (năm Quý Ty, 1653) Bia ghi chép việc ông KiềuCông Hộ đã hiến cho làng 120 quan tiền, 6 sào ruộng cho 6 giáp cày cấy, loviệc tế lễ ở đình Ông được bầu làm Hậu Thần, hàng năm dân làng giỗ ôngbăng một con trâu giá 10 quan tiền, 7 vò rượu cùng xôi, trầu, Như vậy căn
cứ vào văn bia, ta có thé thấy đình Thuong Đồng đã có lịch sử gần 400 năm,
cũng như căn cứ vào sắc phong và ngọc phả ở trong đình, có thê biết rõ vị
thần được thờ ở bên trong là Dực hòa Bảo chính Phúc thần Đại vương Trịnh
Chính Đình được xây dựng trên khuôn viên vi trí của trường THCS hiện nay
và nằm trong phạm vi của tô dân phố số 04 Theo lời ké của các cụ cao niên
trong làng, đây là ngôi đình to và bề thế nhất vùng
Sau năm 1960, vì nhiều biến cố xảy ra nên đình được chuyền về diệntích đất của chùa, toàn bộ diện tích đình để lại mở trường THCS Tại thời
25
Trang 32điểm này, toàn bộ di vật của đình được đưa vào chùa và chùa thêm cả chức
năng thờ thánh.
Năm 1998, với sự đóng góp của toàn dân, đình được xây dựng lại và
tách ra khỏi chùa, khi ấy đình được dựng tạm bằng dãy nhà ba gian nhỏ, phải
đến năm 2010 đình mới được xây dựng bề thế như hiện nay Đình nhìn về phía đông bắc, hướng ra sông Đuống, con sông đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ
người dân làng Thượng Đồng Từ chân đê đi vài mét là tới nghỉ môn của
đình, được làm theo kiểu trụ biểu với ba lỗi đi Day là kiểu thức phố biến ở
các di tích truyền thống: Đi qua nghi môn dé vào bên trong sân đình là một hỗbán nguyệt nhỏ, hồ trồng sen nên mỗi khi hè đến, hoa sen nở rộ rất thơm và
đẹp; bên cạnh hồ bán nguyệt, người thợ còn xây dựng một bức tran phong két
hợp với hồ sen dé tăng thêm vẻ tham mỹ, va dé ngăn cách đình với khônggian bên ngoài Theo quan niệm dân gian thì việc đặt các bức trấn phongnhằm mục đích tránh việc người ngoài nhòm thăng vào cửa chính, cũng như
dé tránh những làn gió độc thối vào trong đình Sân đình được lát bằng gạch
Bát Tràng, riêng trục thần đạo ở chính giữa thì được lát đá, và đặt đôi rồng đámang phong cách nghệ thuật thời Lý - Trần ở hai bên thềm Đình tuy đượcxây mới nhưng kết cau hoàn toan bằng gỗ, với lỗi kiến trúc gồm tòa đại bái bagian hai chai và tòa hậu cung một gian hai chai Đình sử dụng bộ vì theo kiêu
“chồng rường giá chiêng” và dùng “bẫy” để liên kết cột hiên với bộ vì nách.Bên trong hậu cung cũng sử dụng lối “chồng rường giá chiêng” giống như ởtòa đại bái Ở thượng lương của đình khắc dòng chữ Han: #4074 9 = KALA
=T+*##i#£x]+#zH Rif SHE LARA SAE - Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam tam thập thất niên trùng tu, nhâm thìn lục nguyệt chấp
ngũ nhật, lương thời thụ trụ thượng lương đại cát vượng (tạm dịch: Dựng
thượng lương vào ngày 25 thang 6 năm Nhâm Thìn, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
26
Trang 33Hiện đình và chùa Thượng Đồng nằm ở tổ dân phố số 6 của phường.
Theo truyền thuyết của địa phương và ngọc phả do đại học sĩ Nguyễn Bính
soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), chép lại năm Bảo Dai (1938), đìnhThượng Đồng được xây dựng thờ Thành Hoàng làng là tướng quân TrịnhChính cùng hai anh em đã có công đánh giặc cứu nước thời Lý Nam Đề góp
phần xây dựng nhà nước Vạn Xuân Trong đình hiện nay còn lưu giữ nhiều di vật lâu đời, đặc biệt là 9 đạo sắc phong, 2 ngai thờ, 3 bài vị sơn son thiếp vàng
chạm khắc cầu kỳ, một tượng Thành hoàng làng và 10 pho tượng tả văn hữu
võ Hàng năm dân làng tô chức lễ hội truyền thống vào ngày 10, 11, 12 thang
2 âm lịch để tưởng nhớ người có công với nước với dân, cũng là giáo dụctruyền thống cho các thế hệ người dân địa phương
1 Ngai và bài vị thành hoàng 6 Bài vị em trai Trịnh Trí
2 Tượng thờ thành hoàng 7 Tượng hầu
3 Bài vị mẫu thân § Hương án
4 Bài vị phụ thân 9 Ban thờ công đồng
5 Bài vị em gái Trịnh Quế Nương 10 Nơi sắp lễ
Sơ đồ đình Thượng Đồng
27
Trang 34Di tích chùa Thượng Đồng
Dựa vào 2 tam bia “Hậu Phật bi ký” có niên đại vào năm Chính Hòa đời
vua Lê Hy Tông (1680 — 1705), chùa Thượng Đồng có tên chữ là “Hiển Ung
tự" (chùa Hiển Ung) Theo ba tam bia đá cô rất quý có niên đại Khánh Đức
năm thứ 3 (1652), Chính Hoa năm thứ 14 (1693), Chính Hòa năm thứ 17
(1696) hiện còn lưu giữ lại cho thấy chùa Thượng Đồng là ngôi chùa cô có quy mô bề thé to đẹp trong vùng, được xây dựng vào khoảng thé ky XVII Qua thăng trầm của lịch sử chùa đã bị mai một và sửa chữa nhiều lần, đến nay
khuôn viên chùa đã thu hẹp lại cả về quy mô và diện tích Đợt trùng tu lớnvào năm Canh Tuất niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910) và lần cuối cùng vào năm
1999, trong chùa hiện còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị đa dạng về chất liệu,
phong phú về hình thức, có niên đại trải dài từ thời Lê đến thời Nguyễn như
bia đá, chuông đồng, hoành phi câu đối, tượng 2 vị hộ pháp, tượng Thánh
Tăng cùng hai trợ thủ Diém Nhiên va Dai Si, tượng Duc Ông cùng Gia Lam
và Chân Té, tượng Di Da, Quan Âm, Bồ Tát, Trong thời ky chuẩn bị cho
tổng khởi nghĩa, đình, chùa Thượng Đồng là nơi tô chức hội nghị Việt Minh;trong kháng chiến chống chiến tranh phá hoại đình, chùa Thượng Đồng là nơichứa kho hàng dự trữ quân đội, là trung tâm khám chữa bệnh đội điều trị 12.Tại đây đã xây một ham ngầm dé mỏ, diện tích 12m2 Hàng năm ngày 18tháng 11 âm lịch là ngày giỗ tô Đình - chùa Thượng Đồng được Bộ Văn hóathông tin xếp hang di tích lịch sử văn hóa theo QD 57-VH/QD.18.01.1993chùa, đình Thượng Đồng loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật
28
Trang 351 Bộ tượng Tam Thế Phật 8 Bộ tượng Trừng Ác,
2 Bộ tượng Di Dà Tam Tôn Khuyến Thiện
3 Bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh 9 Bộ tượng Đức Ông
4 Bộ tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, 10 Bộ tượng Thánh Tăng
Bắc Đầu 11 Bộ tượng Văn Thù Bồ Tát
5 Tòa Cửu Long và Phật Thích ca 12 Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát
6 Tượng Thiên Thủ Quán Thế Âm 13 Bộ tượng Hộ Pháp
7 Tượng Quan Âm Tống Tử 14 Hương án
(Sơ đồ chùa Thượng Đồng) 1.3 Giá trị của khu di tích đình - chùa Thượng Đồng
1.3.1 Giá trị lịch sw
Một trong những điều quan trọng làm nên giá trị và nét độc đáo của di
tích đó là các di vật Nhìn vào một di tích người ta có thể nhận ra trình độ phát triển trong quá khứ của một dân tộc, cộng đồng dân cư, tìm thấy nhữnggiá tri lịch sử, văn hóa tinh thân tram năm, ngàn năm chưa phai nhạt Đôi với
29
Trang 36di tích đình - chùa Thượng Đồng cũng vậy Từng hiện vật trong di tích đềumang trong mình những ý nghĩa nhất định về cả mặt lịch sử Ví thử như tắmbia ngũ diện giúp người dân trong làng đến vài trăm năm sau vẫn biết về cácquy định được đặt ra trong làng Hay tên tuổi của những tiền nhân đã có công
trong xây dựng và phát triển làng Rồi hệ thống sắc phong từ đời Cảnh Hưng đến Khải Định cũng góp phần minh giải địa danh của làng qua các thời kỳ.Hay trang phục của những bức tượng thờ tại đình cũng làm rõ hơn cách ăn mặc của người Việt xưa như đội mũ đỉnh tự, mặc áo viên lĩnh, giáp
trụ, Cùng những họa tiết trang trí hoa văn đặc trưng của từng thời ky théhiện trong đồ thờ tự
Đình Thượng Đồng
Mặc dù đình cũ đã bị phá hủy trong giai đoạn kháng chiến, tuy nhiên
người dân địa phương đều hiểu rằng mái đình bên ngoài chi là phần vỏ, còn
hệ thống đồ thờ bên trong mới là hồn cốt của di tích Y thức được tầm quan trọng của các hiện vật nên mọi người đã cùng nhau di dời các đồ thờ và gửi nhờ sang bên chùa, vì vậy sau khi được xây dựng lại vào đầu những năm
2012, đình về cơ bản đều giữ được tương đối đầy đủ hiện vật dé có thé bài trícho ngôi đình mới được xây dựng.
Ở gian chính giữa, kê sát vào tường là chiếc hương án mang đặc trưngphong cách thế kỉ 19, quanh thân hương án là các ô hộc để người nghệ nhân
có thé trang trí các đồ án mỹ thuật cô vào bên trong Các 6 hộc ở chính giữa
đều được chạm khắc hình tượng tọa long, các cạnh viền chạm khắc hình
tượng phi long, hỗ phù ngậm chữ thọ, phượng hàm thư, lân hí cau, hét sức
đa dạng và sinh động.
Xung quanh hương án đặt bộ bát bửu, lỗ bộ và phủ việt; đặc biệt còn có
2 biển rước khắc dòng chữ Hán: K€ 3//&#]‡† BY - Bảo Đại định công/
Lịch triều phong tặng (Tạm dịch: Năm Bảo Đại ban công/ Các đời vua bantặng) va 3238 /3% # - Hồi ti/ Tĩnh túc (tạm dịch: 7ránh đường/ Yên tĩnh) Phía
30
Trang 37bên trên treo bức cửa võng chạm đồ án hoa cúc, cây tùng, cây trúc, cuốn thư và bức hoành phi có dòng chữ Hán: _ #Ÿ # #4] - Thượng Dang Linh Từ (Tạm dịch: Ngôi đên thờ thượng đẳng)
Bước vào bên trong hậu cung, nổi bật nhất có lẽ là pho tượng ThànhHoàng ngồi trên long ngai Tượng có kích thước tương đương người thật,
dáng ngôi khoan thai bệ vệ, tay trai đặt lên trên đùi, tay phải cầm một cây dao nhỏ và vừa cầm hờ vào đai áo Tượng đội mũ phốc đầu, phần trán mũ và phần
hậu sơn đều trang trí đồ án “lưỡng long chau nhật” còn phan bác sơn lại tạohình hồ phù, hai tay vòng ra ôm lấy phần trán mũ, ngoài ra phần cánh chuồncũng được tạo hình rồng chầu hướng ra phía bên ngoài Tượng mặc áo bào tay
thụng, là dạng áo “?ứ linh bao”, ở giữa ngực là một con rồng đang uốn lượn,chân đạp mây, mặt quay ngang theo dạng thức “toa Jong”, xung quanh áotrang trí bốn con rồng quay vào chau con rồng to trước ngực, ở vạt đưới trang
trí đồ án “tam sơn thủy ba”, “phượng hàm hoa” (phượng ngậm hoa) và “quy
tải sách ” (rùa chở sách) Phần ngai thờ cũng được tạo tác với đồ án tứ linh,
phần tay ngai và thành ngai trang trí đồ án “long vân đại hội” (rồng von
mây), phía sau ngai là đồ án “thuong cam hạ thú” (trên chim dưới thú) với
“nhượng hàm thư” (phượng ngậm sách) ở bên trên và “long mã phụ hà đồ” (long mã cdng bát quái) ở dưới Ở hai bên là bài vị của hai người em là bà
Qué Nương và ông Trinh Trí Bai vị của bà Qué Nương được đặt trong khámthờ, dòng chữ Hán trên bai vị vẫn còn sắc nét, ghi tên hiệu của ba là: Dai
Càn( hoặc Cờn) Qué Nương Thân Chiêu Linh Ứng Bên đôi diện là bài vị của
ông Trịnh Chính, được đặt trên ngai thay vì khám thờ như bà Quế Nương, bài
vị này đã mờ hết chữ, tuy nhiên căn cứ theo lời của ông Nguyễn Đức Cường
(Thủ từ đình Thượng Đồng) thì đây là bài vị của ông Trịnh Tri
Ngoài tượng của Thành Hoàng thì trong đình cũng có bộ tượng hai banvăn võ, mỗi bên gồm 5 vị với các tư thế trang phục khác nhau, với các vị quanvăn đội mũ phôc đâu, mặc áo bào trăng và các vi võ quan đội mũ trụ, mũ đinh
31
Trang 38tự và mặc giáp trụ Có một điều khá thú vị là mặc dù hệ thống tượng được tạo
tác vào giai đoạn thời Nguyễn, tuy nhiên ở trong bộ tượng quan võ lại có hai
pho được tạo hình theo phong cách thời Lê Trung Hưng, đó chính là hai pho
tượng có tạo hình đội mũ định tự và khoác áo đa la Trong cuốn Ngàn năm áo
mũ, tác giả Tran Quang Đức có trích dẫn về mũ đinh tự thông qua cuốn Việt
sử Thông giám Cương mục như sau: “Ma đinh tự, kiểu dáng rat thô bi, vì hình dạng giống như chữ Dinh T nên đặt tên như vậy Cuối thời Lê vẫn có nhiều người đội” [14, tr.23] Sau khi lên ngôi, vì muốn xóa bỏ sự “hủ lậu” của trang phục cũ triều Lê mà vua Minh Mang đã triệt dé bắt người dân Bắc
Hà phải bỏ hết dang mũ đinh tự mà chi được van khăn Mặc dù mũ định tự đãkhông còn được sử dụng trong đời sống hàng ngày, những dạng mũ ấy vẫncòn hiện hữu trên những pho tượng, cụ thê là ở tượng thờ trong đình ThượngĐồng Trong cùng của gian hậu cung, chính giữa gian thờ đặt ngai và bài vị
của Thành Hoàng, hai bên đặt bài vị của bà Mẫu vương và ông Phụ vương là
song thân phụ mẫu của thành hoàng.
Chùa Thượng Đồng
Mặc dù có bổ sung thêm những pho tượng mới, tuy nhiên mặt bằng
chung hệ thống tượng pháp tại chùa Thượng Đồng còn tương đối nguyên ven
và có niên đại vào khoảng giai đoạn thế ki XIX Dựa vào cuốn Đồ tho trong
di tích của người Việt [6, tr.179] của tác giả Tran Lâm Bién, ta có thé thấy hệ thống tượng pháp tại chùa Thượng Đồng có phong cách bài trí cơ bản, mang
phong cách giản tiện của những ngôi chùa làng vào khoảng giai đoạn thế kỉXIX Ở gian tam bảo, phần cao nhất đặt bộ tượng Tam Thế Phật (Đại Kiếp -Hiền Kiếp - Tinh tú Kiếp); lần lượt là các bộ tượng Di Đà Tam Tôn (A Di ĐàPhật - Quan Thế Âm Bồ Tát - Đại Thế Chí Bồ Tát); Hoa Nghiêm Tam Thánh(Thích Ca Mau Ni Phật - Văn Thù Bồ Tát - Phố Hiền Bồ Tát); Bộ tượng Ngọc
Hoàng - Nam Tào - Bắc Dau; Tòa Cửu Long Thich Ca sơ sinh Ở góc trong cùng bên phải đặt tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn và góc trong cùng
32
Trang 39bên trái đặt tượng Quan âm Tống tử Hai gian tả hữu bài trí bộ tượng KhuyếnThiện - Trừng Ác; Bộ tượng Thánh Tăng (Thánh Tăng - Diệu Nhiên - Đại Sĩ);
Bộ tượng Đức Ong (Đức Ông - Già Lam - Chân T)
Ở nhà Mẫu của chùa bài trí gồm 3 gian thờ: Gian chính giữa thờ Tam tòa
Thánh mẫu cùng các vị tôn ông; gian bên phải thờ Đức thánh Trần; gian bên trái thờ ban sơn trang cùng mẫu Thượng ngàn Tại nhà Tổ của chùa đặt tượng Đạt Ma sư tổ - Ông được coi là người đã truyền bá và sáng lập ra Thiền học
và Võ thuật tới Trung Quốc.
Hệ thống tượng thờ tại chùa Thượng Đồng tuy niên đại muộn nhưng kháđầy đủ, các pho tượng được tạo hình rất tỉ mỉ và chuẩn mực; từ khâu nhục,thủ ấn, tòa sen của tượng Phật cho đến y quan áo mũ của bộ tượng Ngọc
Hoàng, Đức Ông đều được miêu tả chi tiết, thé hiện được tay nghề cao của
những người nghệ nhân tạo tác tượng.
1.3.2 Giá trị văn hoá
Giá trị văn hóa là một phần quan trọng của bản sắc dân tộc và cũng có
thé tác động đến sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia Di tích từ lâu đã là “tiếng vang” của quá khứ, khi giá trị cuộc sống ngày càng được nâng
cao, con người dần sống vì lợi ích cá nhân mà quên đi những truyền thốnglịch sử, những tỉnh thần đoàn kết thì những giá trị di tích lịch sử lại càng phải
được nâng cao hơn Trước tiên, những hiện vật tại cụm di tích đình - chùa
Thượng Đồng có thể giúp truyền lại kiến thức về lich sử hình thành, tu bổ ditích hay những quy định luật lệ trong làng và kinh nghiệm từ thế hệ này sang
thế hệ khác, giúp đảm bảo sự liên tục trong việc phát triển và truyền thống
của một cộng đồng Bên cạnh đó cũng giúp giáo dục và hình thành con người
khi những di vật đó ghi lại những tích về thành hoàng làng, tại cụm di tích là
về tích giúp vua đánh giặc ngoại xâm từ đó góp phần giáo dục thế hệ sau này
về truyền thống yêu nước, đấu tranh và bảo vệ đất nước Hay những bia đághi lại các gia đình góp công xây dựng và tôn tạo di tích cũng sẽ tạo nên sự cô
33
Trang 40vũ mạnh mẽ trong cộng đồng đối với việc cùng nhau chung tay bảo tồn vàphát huy giá trị di tích Ngoài ra, những di vật đó cũng góp phần phát triển du
lịch, những di vật độc đáo của cụm di tích như tam bia ngũ diện hay về phi
vật thể có lễ hội với tục tiễn trâu tạo nên nét đặc trưng và thu hút du kháchtham gia, phát triển ngành du lịch Mỗi một di tích tồn tại nó đều có những ý
nghĩa riêng tại thời điểm đó, trải qua bao nhiêu trắc trở, những lúc khó khăn mới có thé được hình thành toàn diện và đến thời kỳ của chúng ta nhiệm vụ là bảo vệ Đó không chỉ là những bức tượng, ngôi đền cũ kỹ, bài hát đã lỗi thời,
hay những chiếc áo dài được may từ những chất liệu đơn giản mà chúng còn
thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa truyền thống dé
có được những gia tri như bây giờ Chính vi vay, di tích lịch sử văn hóa chính
là những giá trị giúp cho lớp trẻ có cách nhìn đúng đăn đối với những nền văn
hóa được du nhập vào nước ta Từ đó, góp phần vào việc gìn giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, không dé “hòa tan” trong thé giới hội nhập hiện nay.
Về lễ hội
Đa số hội ở các đình làng Việt Nam thường được tiến hành vào một sốdip như Thanh dan (ngày thành hoàng sinh), Thánh huý (ngày thành hoàng
mat), Khánh hạ (ngày thành hoàng thắng trận) Ở đình Thuong Đồng cũng
vậy, ngày Thanh đán vào 12 thang 2 âm lịch, Thánh huý vào ngày 15 tháng 7
âm lịch, Khánh hạ vào 7 tháng 2 âm lịch Với một sỐ quy tắc sau được ghi
trong ngoc pha:
Ngày sinh, ngày hóa, tên húy, sắc phục điều cam ngặt xin khai:
- Tên húy Chính tự, khi hành lễ cắm ngặt mặc quần áo màu vàng
- Ngày thần sinh: Ngày 12 tháng 2, lễ dùng lợn một màu, xôi màu vàng, rượu
cũng màu vàng, lễ ca hát suốt 3 ngày.
- Ngày thần hóa: Ngày 15 tháng 7, lễ sửa trước đó một ngày gồm gà trống,xôi, rượu đều màu vàng Sau ngày gid chính lễ sửa một mâm cỗ chay và bánh
chay LÊ sửa áo mũ vàng mã các vật rước đên Hội dong cung dâng lê, sau đó
34