LỜI CAM ĐOANHọc viên xin cam đoan luận văn Bảo tồn và phát huy giá trị di sản thông qua quản lý hoạt động du lịch văn hóa tại Hoàng thành Thăng Long là công trình nghiên cứu độc lập của
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VA NHÂN VAN
Nguyễn Thi Thúy
BAO TON VÀ PHÁT HUY GIÁ TRI DI SAN THONG QUA
QUAN LY HOAT DONG DU LICH VAN HOA
TAI HOANG THANH THANG LONG
LUẬN VAN THAC SĨ QUAN LÝ VĂN HOA
HA NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nguyễn Thị Thúy
BAO TON VÀ PHÁT HUY GIÁ TRI DI SAN THONG QUA
QUAN LY HOAT DONG DU LICH VAN HOA
TAI HOANG THANH THANG LONG
LUAN VAN THAC Si QUAN LY VAN HOA
Mã số: 8319042.01
Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Thị Thu Hà
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan luận văn Bảo tồn và phát huy giá trị di sản thông
qua quản lý hoạt động du lịch văn hóa tại Hoàng thành Thăng Long là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi, không sao chép hay trùng lặp với
các công trình nghiên cứu khác, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thị Thu Hà, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
Luận văn được thực hiện bằng các dẫn chứng va số liệu trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa hoc Các tai liệu tham khảo, bao gồm các phụ lục có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiêm chứng và có bản sao chụp, lưu trữ đầy
đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này!
Hà Nội ngày — tháng năm 2023.
Học viên
Nguyễn Thị Thúy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được trân trọng cảm ơn Khoa Lich sử, Trường Dai học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành
chương trình Cao học và Luận văn Cao học Quản lý Văn hóa này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Lịch sử đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và giúp tôi có những định hướng đúng
đắn trong thời gian thực hiện đề tài Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Thu Hà, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn tất
luận văn này cũng như đưa ra những góp ý quý báu về định hướng học tập vàphát triển nghiên cứu trong tương lai
Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về tư liệu từcác thầy cô, các đồng chí lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp tại Trung tâm
Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguồn tư liệu và các số liệu được cung cấp đã giúp luận văn có thêm nhiều luận chứng vững chắc và quan
trọng, góp phần làm sáng tỏ các nội dung của đề tài Ngoài ra, tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Vấn đề bảo tồn di sản và phát triển du lịch văn hóa tại Di sản Hoàngthành Thăng Long là một vấn đề lớn, được nhiều học giả và các nhà quản lýquan tâm Luận văn của tôi cũng chỉ là một nghiên cứu nhỏ nên còn nhiềuhạn chế và thiếu xót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ
các thầy cô, bạn bè và những người quan tâm tới van đề này dé giúp tôi tiếp
tục hoàn thiện và phát triển hướng nghiên cứu của mình trong thời gian tới
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày tháng năm 2023
Tác giả
Nguyễn Thị Thúy
Trang 5(06371000010 6
In oi nu 8n 6
2 Muc ti€u mehr COU 0n 9
3 NWGGm 0208004200 0/00 010-433 LL 9
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - 2 s+x+EE£+E+E£EEerxrrkerrkrrkerkees 9
5 Nguồn tư liỆU - - 2 S<+SE+EE+EEEEEEEEKEEEE11211211215 1111111111111 11 T1 1111k 10
6 Phuong phap nghiém CWU 1n 10
7 Đóng góp của đề tai eee ceccccccsssssessssessscssessseesscssscstscsscssecssecssssseessecssecsseesessees 11
8 Bố cục của luận văn ¿2-2 SESE2EE+EE2E2E2EE217171111111211 11111111 xe 11CHUONG 1: TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU VA NHUNG VAN DE
In 12
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ees s+EE££++E£EzEerxerxerxrrszex 12
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du
VAC .454 , 12
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa, phát triển du lịch
tại Hoàng thành Thang Long - - - 5G HH ng ngư, 17
1.1.3 Những van đề cần tiếp tục nghiên cứu -2¿ 2 s+cx+cxezse2 19 1.2 Những vấn đề lí luận ccs 2-52 SE+SE+E2EEEEEEE XE 1211211211121 1111 xe 20
1.2.1 Các khái niệm liên quan - - 5 SE SE SE E*E*EEEEetreerrrrrerrrrrrere 20 1.2.1.1 Di sản văn hóa và giá tri di sản văn hóa - - s2 20
8 0/8 5 20
* Gia tri di c6 1n 22
1.2.1.2 Bảo tồn và phát huy giá tri di sản văn hóa 555-552 22
* Bảo tồn di sản văn hóa 55:55 22 tre 22
* Phát huy di sản văn hóa - Ă C 22011221112 111111811111 8x xe, 23
I PP CA) 0i uc 06 n8 24
* Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa 2-52 5252+cxszxecse2 25
1.2.2 Mối quan hệ giữa bảo tồn giá trị di sản và phát triển du lịch văn hóa 29
1.2.2.1 Mối quan hệ giữa bảo tồn giá trị di sản và phát triển du lịch văn
Trang 6CHUONG 2: CONG TAC QUAN LÝ HOẠT DONG DU LICH VĂN HÓA TẠI
HOÀNG THÀNH THANG LONG cccsssesssssesssssesssstseessssecessnesensneesennneeennnesennnesee 41
2.1.Giới thiệu di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thang Long
* Các công trình mang tính chất thành lũy 2-5 scsscserssce2 45
* Các công trình mang tinh chat cung điện - 2 252 sszxecse2 47
* Các công trình mang phong cách kiến trúc Pháp - s2 48
* Cac công trình thời kỳ cách mạng - 5 + + s+sseserseesrererke 48
2.2.1.2 Di tích khảo cỗ học - 2-52 St 2E 2221121121121 2111 11111 50 2.2.1.3 Hệ thống các khu vực trưng bày 2-2 2+se+terxerxerxerxereee 50
2.2.1.4 Không gian, cảnh quan - - 6 55 5+ SE St EsEEEEerreersresrereeree 51
2.2.2 Tài nguyên phi vật th 2-2 ccs 2S 2E EEEE121121171 21211211 1xx 51 2.3 Nhận diện giá trị phát triển du lịch văn hóa của di sản văn hóa thế giới
Hoàng thành Thang Long - - <1 HH ng HT ngư33
2.3.1 Giá trị lịch sử, văn hóa cà SnSS.S+ HH HH HH HH HH re54
2.3.2 Giá trị kinh tế, du lịchh - 2: + ¿+ z+Ex+ExtEE£ESEEErkerkrrkrerkerkerrees 55
2.3.3 Giá trị giáo dục, nghiên CứỨu ee ¿S2 +23 irrrrrrirerrre56
2.3.4 Giá trị phát triển cộng đồng 2-2-5522 2 EEeEErrrrrerrerreee 58
2.4 Tình hình quan lý hoạt động du lịch văn hóa tai Hoang thành Thang Long.
— ôÔỎ 58
2.4.1 Tình hình hoạt động du lịch: - 5 + 55 + +Eskrstrererrsreerres 58 P50 N9 0n 58
2.4.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 25 sec: 59
2.4.1.3 Công tác xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch 60
2.4.2 Sản phẩm du lịcÌh ¿5-5 SsS<£EE2E2E2EEEEEEEEEEE1211211212121 2x xe,61 2.4.2.1 Sản phẩm du lịch nghiên cứu, khám phá, tìm hiếu 62
2.4.2.2 Sản phẩm du lịch giáo dục, học tập -5-©5c©cs+csccxerreee 64
2.4.2.3 Sản phẩm du lịch tương tác, trải nghiệm - 5-5555 55+: 65
2
Trang 72.4.3 Quản lý du lịch G2 112111231 1211111 11118111111 1110118118 ky Hy Hy65
2.4.3.1 Bộ máy quản Ìý - - c2 t1 1311111 5111111111111 11 111111 1 ket 65
2.4.3.2 Nhân lực du lịcH - - 6 1 1v 21H HH ng HH HH re, 67 2.4.3.3 Chính sách và định hướng quản lý du lịch - - - s5: 68
2.5 Tác động của hoạt động du lịch với công tác bảo tồn di sản tại Hoàng
thanh Thang Long 20.0.0 4 71
2.5.1 Tac dOng tich CWC aˆ›»"°ˆềễo® 3.-.Ầ 71
2.5.1.1 Du lịch văn hóa mang lai nguồn thu giúp sức cho công tác bảo tén71 2.5.1.2 Du lịch mang đến sự nhận biết lớn hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa Hoàng thành Thang Long: 73
2.5.1.3 Du lịch là cơ sở để hoạch định trong công tác quản lý di sản tại Hoàng thành Thang Long - - - - c5 213113113311 111 1 1 1 9 ng ng re 74 2.5.2 Những hạn chế của hoạt động du lịch tới công tác bảo tồn di sản tại Hoàng thành Thang Long - - G2 11 113v vn HH ng HH cư, 75 Tiểu kết chương 2 - 2-2 2+ EEEEE2E2E12717112112112111112111111 1111.1111 76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP PHAT TRIEN CÁC HOAT ĐỘNG DU LICH VĂN HOA GAN VỚI BAO TON DI SAN TAI HOANG THÀNH THANG LONG 78
3.1 Tinh hình hoạt động du lịch văn hóa trên thé giới và Việt Nam 78
3.1.1 Tình hình khai thác du lịch văn hóa trên thế giới - 78
3.1.2 Quan điểm phát triển du lịch văn hóa của Quốc gia 78
3.1.3 Quan điểm phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô Hà Nội 80
3.2 Phân tích SWOT để phát triển du lịch văn hóa tại Hoàng thành Thăng 0 ä4 82
3.2.1 Diém mạnh của Hoàng thành Thăng Long 2-5 5 5 s25+ 82 3.2.2 Điểm yếu của Hoàng thành Thăng Long 2-22 2 s2 sz+se+‡ 84 3.2.3 Cơ hội cho Hoàng thành Thang Long - - 5 5555 <<<c<s<<sx 85 3.2.4 Thách thức đối với Hoàng thành Thăng Long 5- + 86 3.3 Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch văn hóa tại Hoàng thành Thang Long, 1 87
3.3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý 2- 2 2 s+x+2z+zserxerxeee 87 3.3.2 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 2.0 esseesesseseeeseesessesseeeees 89 3.3.3 Giải pháp xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch - 93
3.3.4 Nhóm giải pháp về phát triển các sản phẩm du lịch 93
3.3.5 Nhóm giải pháp về cai thiện cơ sở ha tầng -2- 2 cscseccccz 96
3
Trang 83.3.6 Nhóm giải pháp tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch 98
3.3.7 Giải pháp xây dựng cộng đồng của di sản Hoàng thành Thăng Long
¬ 101
3.4 Một số kiến nghị, đề xuất - cccccccessesseessessessessecssessessessessessseeaes 102 Tiểu kết chương 3 - 2-2 22222 E9 EEEE21121157171121121171111.11111 111.1 re 104
KET LUẬN - 2-55 S<2E<EEEEEE221211221 212121111 11111211 1111111211111 re 105
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO 2-22 ©£+E2£Ee£Eerxezrxerred 107
PHU LUC 2227 .:.:::‹-‹:1i 115
Trang 9DANH MỤC VIET TAT
UNESCO | Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên Hợp Quôc
UBND Ủy ban Nhân dân
ICOMOS | Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế
BTDS Bao tổn di sản
DSVH Di sản văn hóa
DSTG Di sản thế giới
DSVHTG _ | Di sản văn hóa thé giới
HTTL Hoang thanh Thang Long
DHQGHN | Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Du lịch và di sản có mối quan hệ gan bó mật thiết Di sản góp phan thúcđây du lịch phát triển, và ngược lại, du lịch mang lại lợi ích kinh tẾ, tạo nguồnthu dé có kinh phí bảo tồn di sản Việt Nam có một nền văn hóa đậm đà bản sắc
và đa dạng, nét cổ xưa hiện hữu bên những công trình hiện đại cùng hệ thống di sản vật thể, phi vật thê phong phú Tính đến hiện nay (năm 2023), Việt Nam đã
sở hữu một lượng lớn các di sản thế giới được UNESCO ghi danh bao gồm: 03
di sản thiên nhiên, 05 di sản văn hóa, 01 di sản hỗn hợp, 15 di sản văn hóa phi
vật thể và 09 di sản tư liệu (03 di sản Tư liệu Thế giới và 06 di sản Tư liệu khu
vực châu Á - Thái Bình Dương) Các di sản nói chung và di sản văn hoá nóiriêng là báu vật của quốc gia, là tài sản vô giá, lưu giữ những giá trị, bản sắc vănhóa dân tộc và là nguồn lực quan trọng dé phát triển du lịch trong đó có du lịchvăn hóa Thực tế cho thấy hệ thống di sản đã đóng góp nhiều cho quá trình phát
triển du lịch văn hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây Kinh tế xã hội tại các địa phương có di sản có sự chuyên biến rõ rệt, đời sống của người dân ngày
càng khởi sắc, các loại hình dịch vụ du lịch phát triển, bắt đầu thé hiện lợi thécạnh tranh, văn hóa truyền thống của Việt Nam ngày càng được nhiều bè bạn
quốc tế biết tới Nhiều địa phương đã có thé tự chủ tốt bằng nguồn thu từ di sản.
Tuy nhiên, việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa hoạt động bảo tồn các di sản văn
hóa và phát triển du lịch để hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững vẫn luôn là thách thức chung với các di sản ở Việt Nam nói riêng và hệ thong di san
trên thế giới nói chung
Năm 2010, khu di sản Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Văn hóa,Giáo dục và Khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Vănhóa Thế giới Sau nhiều năm ké từ ngày đón nhận danh hiệu của UNESCO, disản Hoàng thành Thăng Long đã có nhiều thành tựu, sáng kiến trong việc bảotồn và phát huy giá trị danh hiệu, đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành một
trong sô ít các di sản văn hóa, thiên nhiên thê giới chưa nhận bât cứ khuyên nghị
Trang 11nào từ Ủy ban Di sản Thế giới (ICOMOS) Đặc biệt, Hoàng thành Thăng Longđang có một hướng đi đúng đắn, được UNESCO ủng hộ, là kết hợp hài hòa giữabảo vệ, bảo tồn với khai thác bền vững giá trị di sản.
Xét về khía cạnh du lịch, HTTL có đầy đủ các yếu tố, điều kiện phục vụ
cho việc khai thác, phát triển du lịch văn hóa một cách tốt nhất Bản thân khu di sản là một nguồn tài nguyên du lịch phong phú khi chứa đựng những giá trị nồi bật toàn cầu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của một nền văn hóa Việt Nam xuyên suốt nhiều thé kỷ Hơn nữa di sản nay lại nằm ở Trung tâm của Thủ đô
Hà Nội - nơi được tập trung phát triển du lịch đặc biệt là loại hình du lịch di sản,
du lịch văn hóa như một phương tiện để truyền tải hình ảnh con người và đấtnước Việt Nam tới bạn bè quốc té
Hoang thành Thang Long là một di san đặc biệt Cac kiến trúc vật chattrên mặt đất chiếm tỷ lệ rất thấp so với các di vật đang khuất lấp trong lòng đất
Tổng thé khu di sản về ban chất vẫn thuộc loại hình “phế tích kiến trúc mang
tính chất khảo cô học” Dé đưa ra một chiến lược phát triển du lịch ở đây khôngthé chỉ nhìn nhận khu di sản như một di tích lich sử văn hóa thông thường mà
phải tiếp cận di sản này dưới góc nhìn của một “không gian văn hóa” với tư
cách là một “không gian địa lý xác định (cụ thể) mà ở đó một hiện tượng hay
t 6 hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại, biến đổi và liên kết thành một hệthống” hàm chứa các giá tri lịch sử, văn hóa, khoa học va thâm mỹ Do vậy bảotồn bền vững là mục tiêu hàng đầu của khu di sản, các hình thức phát huy đi sảnkhông nằm ngoài mục tiêu bảo tồn và phải phục vụ quá trình bảo tôn
Làm thé nào dé bảo tồn tốt và du lịch hợp lý cùng tồn tại trong cùng disản HTTL? Giải quyết hài hòa mối quan hệ này chính là tiến hành đồng thời
"kinh tế hóa văn hóa" để tạo ra “hàng hoá văn hóa” và "văn hóa hóa kinh tế" đểnâng cao hàm lượng văn hóa trong các sản phẩm du lịch Phát triển du lịch tạiHTTL sẽ vừa là công cụ chính dé di sản này đạt mục tiêu “đảm bảo nguồn thu
và hướng tới kế hoạch tự chủ về nguồn chi thường xuyên năm 2025” theo kế
hoạch 189/KH-UBND ngày 6/7/2022 của UBND Thành phố Hà Nội đồng thời
7
Trang 12cũng là công cụ dé bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Với mục tiêu phát triển gan với bảo tồn di sản, từ nhiều năm trở lại đâyhoạt động du lịch tại di sản HTTL đã có nhiều khởi sắc Từ một khu di tích “kín
cổng cao tường”, nhờ mở cửa du lịch đến nay HTTL đã trở thành điểm đến hap dẫn của khách trong nước và quốc tế, là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn của Thủ đô và đất nước Di sản HTTL đã xác lập được vi trí của mình trên bản
đồ du lịch Hà Nội khi liên tục đóng góp vào thành tựu của du lịch Thủ đô và là điểm đến được ưu tiên đầu tư trong nhiều dự án phát triển du lịch trọng điểm của
Thành phố Cũng đeo đuổi mục tiêu phát triển dé bảo tồn, phát triển du lịch bềnvững, định hướng phát triển du lịch văn hóa tại đây đang tập trung vào giới trẻ -những người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bềnvững, những chủ nhân của những thay đổi bền vững Các sản phâm du lịch được
xây dựng dựa trên mục tiêu đưa di sản trở thành một trung tâm giáo dục di sản
của giới trẻ, giáo dục cho họ về ý thức bảo vệ gìn giữ di sản của cha ông theo đúng tinh thần của UNESCO “Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ”.
Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong việc phát triển du lịch và nâng tam điểm đến du lịch văn hóa HTTL Tuy nhiên trong bối cảnh các
“đối thủ” du lịch trên địa bàn Thủ đô đang có những bước chuyển mình to lớntrong việc đầu tư phát triển du lịch, các sản pham du lịch tại các di tích lịch sửvăn hóa, các bảo tàng nâng cao cả chất và lượng Và đặc biệt trong bối cảnhcuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng của người tiêu dùng các sản
pham du lich cũng biến đổi sâu sắc Những yếu tố khách quan đó cùng với một
số hạn chế chủ quan của di sản như: lợi ích từ du lịch tại di sản này chưa thực sựtương xứng với tiềm năng mà nó vốn có; di sản vẫn chưa thực sự “sống” được
băng du lịch; ảnh hưởng từ du lịch tới công tác bảo tồn đi sản còn hạn chế thực
sự là thách thức với di sản HTTL Với tư cách là người đang được trực tiếp thamgia vào các dự án bảo tồn, đồng thời là người được thụ hưởng các lợi ích mà du
lịch mang lại tại DSVHTG Hoàng thành Thăng Long, tôi chọn đề tài “Bảo tồn
va phát huy giá trị di sản thông qua quản lý hoạt động du lịch văn hóa tai Hoàng
8
Trang 13thành Thăng Long” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Văn
hóa.
2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt
động du lịch văn hóa tại DSVHTG Hoàng thành Thăng Long từ 2015 đến nay.
Thông qua đó phân tích các tác động của hoạt động du lịch văn hóa tới công tác
bảo tổn tại di sản này, từ đó chứng minh hoạt động du lịch là một trong những giải pháp bảo tồn quan trọng đối với di sản HTTL Trên cơ sở đó, luận văn cũng
sẽ đưa ra các giải pháp phát triển các hoạt động du lịch văn hóa gắn với bảo tồn
tại di sản HTTL.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn sẽ xem xét, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác bảo
tồn di sản, mối quan hệ giữa công tác bảo tồn di sản với hoạt động du lịch văn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý loại hình du lịch
văn hóa tại DSVHTG Hoàng thành Thăng Long nhằm hướng tới mục tiêu bảo
tồn và phát huy giá trị đi sản.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: DSVHTG Hoàng thành Thăng Long
Về thời gian: Từ năm 2015 (thời điểm HTTL bắt đầu bán vé tham quan)
đến năm 2023
Trang 145 Nguồn tư liệu
Ngoài nguồn tư liệu là các công trình nghiên cứu đã được công bố, cácsách báo và an phẩm Với dé tài này, tác giả dựa vào một nguồn tài liệu rất quan
trọng nữa là các báo cáo, số liệu, kế hoạch quản lý của Trung tâm Bảo tồn di sản
Thăng Long - Hà Nội.
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng
gồm:
- Phương pháp mô tả quan sát: phương pháp này được tác giả áp dụng
trong suốt quá trình thực hiện luận văn Vì hoạt động du lịch là hoạt động vui
chơi giải trí của con người, là hành động diễn ra hàng ngày hàng giờ tại di sản
HTTL Bởi vậy việc quan sát và mô tả là không thể thiếu trong quá trình khái
quát hóa các hoạt động du lịch đang diễn ra tại đây
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, sách tham khảo, các công
trình nghiên cứu trước đây của các tác giả viết về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản thông qua hoạt động du lịch văn hóa được áp dụng trong quá trình triển khai đề tài như một sự kế thừa có chọn lọc nhăm tăng hiệu quả nghiên cứu của
- Phương pháp xã hội học: Tác giả thực hiện (08) cuộc phỏng van sâu
trên địa bàn nghiên cứu cụ thé bao gồm thành viên ban quản lý di tích; chuyên
gia trong lĩnh vực truyền thông, đơn vị lữ hành, đơn vị khai thác dịch vụ tạiHTTL; du khách tham quan dé năm bắt được các van đề của việc tô chức cáchoạt động du lịch tại HT TL, trên cơ sở đó có thể đưa ra những định hướng sơ bộcho việc phát triển hoạt động du lịch tại đây
10
Trang 15trung tâm Hoàng thành Thăng Long, để khu di sản thực sự trở thành điểm đến
thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước Bồ sung nguồn tài liệu dé
nghiên cứu, học tập, tham khảo có thé dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộquan lý văn hóa tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cũng như chocác dé tài sau tham khảo khi làm nội dung liên quan
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lí luận
Chương 2: Công tác quản lý hoạt động du lịch văn hóa tại Hoàng thành Thăng Long.
Chương 3: Giải pháp phát triển các hoạt động du lịch văn hóa gắn với bảo
tồn di sản tại Hoàng thành Thăng Long
II
Trang 16CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VÁN ĐÈ LÍ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch
không phải là van đề mới, đã có nhiều tác giả và tác phẩm dé cập đến vấn dé
này Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả chỉ xin khái quát
một số công trình liên quan, có nội dung gần nhất với vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa và phát
triển du lịch
Tác giả Trần Đức Thanh trong “Nhập môn khoa học du lịch” và HoàngVăn Thành trong “Giáo trình văn hóa du lịch” đã đi sâu phân tích mối quan hệmật thiết giữa du lịch và văn hóa, những ảnh hưởng của văn hóa đến du lịch,những tác động của hoạt động du lịch lên văn hóa, tác động đến các thành tố cơ
ban của văn hóa theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực Từ đó, hai tác gia đã
nhân mạnh đến vai trò và nhiệm vụ quan trọng ngành du lịch là thông qua hoạtđộng của mình phải góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tôn tạo
các di sản văn hóa truyền thống một cách tốt hơn.
Dé khang định thêm về mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, tác giả
Nguyễn Phạm Hùng trong công trình nghiên cứu “Văn hóa đu lịch" đã xác định
các loại hình văn hóa, các khía cạnh khác nhau của văn hóa du lịch, các lĩnh vực khác nhau của du lịch văn hóa, những di sản, di tích, công trình đương đại, cảnh
quan văn hóa có vai trò quan trọng trong du lịch, những đặc điểm của văn hóaquản lý và kinh doanh du lịch, cũng như vấn đề liên quan đến bảo tồn di sản văn
hóa trong phát triển du lịch, vấn đề phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Giáo trình “Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lich”, của tác giả LêHong Lý, Dương Van Sáu, Đặng Hoài Thu khang định mối liên hệ giữa di sản
và du lịch, xem xét việc quản lí các di sản văn hóa như thé nao dé tổ chức va
phát huy những giá trị của nó vào việc phát triển du lịch, tạo ra nguồn lợi kinh tế
12
Trang 17cho đất nước, đồng thời thông qua du lịch để giữ gìn các di sản văn hóa của tất
cả các dân tộc đang cùng nhau sinh sống trên đất nước ta
Hai bài viết "Du lịch và vấn dé giữ gin bản sắc văn hóa dân tộc" của Lê
Hong Lý và "Khai thác di sản văn hóa như là một tài nguyên du lịch" của
Nguyễn Thị Chiến một lần nữa khẳng định di sản văn hóa là nguồn lực chính
hình thành nên sản phẩm du lịch Và hoạt động du lịch là một trong những yếu
tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Trong bài viết “Bảo tôn, phát huy giá trị các di sản văn hóa - thiên nhiên
thế giới phục vụ phát triển ở nước ta” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ ra
sự khác nhau của việc có di sản văn hóa thế giới giữa các nước phát triển và cácnước đang phát triển Đối với các nước phát triển, việc đó không quá ảnh hưởngđối với sự phát triển kinh tế du lịch và các ngành liên quan của địa phương và cả
nước Bởi vì tại các nước này, do điều kiện kinh tế phát triển và ý thức bảo vệ di sản của cộng đồng khá cao nên trước khi trở thành di sản thế giới các di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của họ đã được bảo vệ và phát huy tốt Nhưng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt đối với các nước trong khu vực Đông Nam A (ASEAN), việc trở thành di sản thé giới là một dau mốc quan trọng đánh
dau sự chuyển mình của các di sản trong sự phát triển kinh tế nói chung pháttriển du lịch, dịch vụ nói riêng Bởi vì, chỉ sau khi được ghi vào danh mục di sảnvăn hóa và thiên nhiên thế giới di sản mới thực sự nhận được sự quan tâm vềnhiều mặt của các tô chức, cá nhân trong nước và quốc tế
Công trình "Mot số van dé đặt ra trong quản lý và phát triển du lịch tại các di sản thể giới tại Việt Nam" của tác giả Đỗ Thanh Hoa với nội dung đề cập đến những ưu điểm và hạn chế trong quá trình khai thác giá trị di sản đối với phát triển du lịch tại các di sản thế giới tại Việt Nam Công trình cũng nêu lên
những tác động tích cực cũng như tiêu cực của di sản văn hóa ảnh hưởng đến dulịch, chỉ ra những vấn dé bất cập cần khắc phục dé đây mạnh phát triển du lịch
“Bảo tôn và phát huy giá trị di san văn hóa Việt Nam thông qua phát
triển du lich” của tác giả Hà Văn Siêu trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa đã chỉ ra
13
Trang 18rằng những có gắng nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị
di sản, phải vượt qua không ít khó khăn thách thức nhưng đã đạt được nhiều kếtquả đáng ghi nhận Và du lịch là một mắt xích quan trọng trong công cuộc đó
Trong bài viết này tác giả bàn sâu về cách thức làm du lịch dựa vào di sản và vì
di sản, qua đó khang định phát triển du lịch là con đường tốt nhất dé bảo tồn và
phát huy giá tri di sản văn hóa Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà trong Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam năm 2016 với đề tài “Quản lí di sản văn hóa
và phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam” đã nhận định rằng:Hội An là một trong những trường hợp thành công nhất ở Việt Nam trong việcđảm bảo sự tồn tại lâu dài của các di sản văn hóa và nâng cao chất lượng sốngcủa người dân bằng định hướng phát triển du lịch Luận án chỉ ra những lí do
của sự thành công này trong đó quan trọng là hệ thống các chính sách liên kết chặt chẽ giữa hoạt động quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch Nhờ làm tốt công tác quản lý, mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở Hội
An đã tìm được câu trả lời thỏa đáng khi mà các bên liên quan đều nhận được điều mình mong muốn Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã
đưa ra các minh chứng dé chứng minh du lịch đã đóng góp cho việc bảo tồn các
di sản văn hóa ở Hội An băng cách dùng một phan thu nhập như là quỹ hỗ trợ vềtài chính và thúc đây sự phát triển kinh tế địa phương, cung cấp việc làm chongười dân, nâng cao thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống Nhờ đó cộng
đồng sở tại có nhiều phương tiện và động lực hơn dé tự bảo vệ các di sản văn
hóa, người dân cũng vì thế tự ý thức được việc phải bảo vệ di sản văn hóa này
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thống Nhat trong công trình "Phá triển du
lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị di sản văn hoa thé gidi vat thể" đã hệ
thong hóa cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch di sản văn hóa thé giới vật thé, xácđịnh đặc điểm của di sản văn hóa thế giới Vật thể và đưa ra cơ sở lý luận về khai
thác hợp lý các giá trị di sản văn hóa thế giới vật thể nhằm phát triển du lịch.
Qua đây, xác định mô hình khai thác hợp lý các giá trị di sản văn hóa vật thé,
14
Trang 19xác định các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá khai thác hợp lý các giá trị di sản văn hóa
vật thể Bên cạnh đó, rút ra bài học cho du lịch và giải quyết vấn đề đặt ra: tính
hợp lý trong khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thé
Công trình “Quản lý di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di san Hạ Long” cua tac giả Trần Thị Hoa đặt ra vấn đề là làm sao có thể quản lý đi sản vịnh Hạ Long theo hướng bền vững, đảm bảo quyền lợi của các ngành kinh tế mà vẫn phát triển du lịch, giảm thiểu tác động của du lịch đối với di sản biển này.
Dé tài “Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thé giới thành nhà Hồ ởThanh Hóa” của tác giả Lê Kiều Anh nhằm tìm ra hình ảnh, thương hiệu riêngcho thành nhà Hồ, góp phần quảng bá điểm đến với du khách trong và ngoàinước Bản chất của câu chuyện thương hiệu du lịch này chính là việc khai thác
di sản thế giới thành nhà Hồ cho phát triển du lịch.
Chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn để phục
vụ phát triển du lich” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng năm 2020, tác giả Nguyễn Thành Lin đã
nêu lên được các giá trị độc đáo của khu di sản Mỹ Sơn dé phuc vu phat trién dulịch Phân tích hiện trạng công tác bảo tồn va phát huy giá trị di san tại đây.Đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huygiá trị đi sản để phục vụ hoạt động du lịch
“Phát triển du lịch bên vững tại điểm đến du lịch di sản thé giới — quan
thể danh thắng Tràng An” của tác giả Nguyễn Thị Thu Mai, Nguyễn Anh Quân
trên Tạp chí khoa học - Đại học Mở năm 2020 và Luận án Tiến sĩ Văn hóa học
“Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quân thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch” của tác giả Bùi Văn Mạnh đều chỉ ra những tác động của
du lịch đối với di sản và định hướng mối quan hệ giữa di sản và du lịch theohướng phát triển bền vững
Di san thé giới có đô Huế được coi là điển hình về việc phát triển du lịch
hiệu quả trên cơ sở khai thác các tiềm năng di sản Và mô hình phát triển du lịch
15
Trang 20di sản ở đây cũng được coi như mô hình mẫu cho các DSTG ở Việt Nam học hỏi
theo Bởi vậy có rất nhiều công trình đề cập đến vấn đề phát triển du lịch dựavào đi sản tại đây Có thể kế đến Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa
Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam năm 2016 của tác giả Trịnh Ngọc Chung với đề tài “Quản lí di sản thé giới ở Việt Nam (qua trường hợp Có đô Huế và Đồ thị cổ Hội An)” cho răng muốn phát triển du lịch trước hết cần có tiềm năng du lịch thật đa dang và các sản phẩm du lịch thật độc đáo Tiềm năng và sản phẩm du lịch được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất bao giờ cũng phải
là di sản văn hóa với tư cách là loại sản phẩm du lịch độc đáo có sức hấp dan
cao Bởi vì bản thân di sản văn hóa đã hàm chứa các giá tri lịch sử, văn hóa và
khoa học Gắn kết văn hóa và du lịch, hay nói một cách khác là du lịch thôngqua di sản văn hóa (vật thé và phi vật thé) thì mới xây dựng Huế trở thành một
điểm đến đặc trưng.
Bài tham luận “Bảo ton, khai thác giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Ha Nội” của tác giả Trần Trung Hiếu - Sở Du lịch Hà Nội trong cuộc tọa đảm lần thứ 4 với chủ đề “Di sản và du lịch: Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển kinh tế” do Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm
2016 xác định mục tiêu phát triển toàn diện du lịch Thủ đô là gắn với phát huygiá trị các di sản và bản sắc văn hóa với phát triển du lịch, giải quyết hợp lý yêucầu bảo tồn và phát triển, đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lay dulich văn hóa làm co sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác và hoạtđộng du lịch phải khuyến khích, tạo được động cơ và mối quan tâm tới công tácbảo tôn Trong số các sản phẩm du lịch văn hóa quan trọng của Thủ đô đặc biệt
ưu tiên đầu tư cho những dự án tại các di sản trong đó có dự án Công viên văn hóa lịch sử HTTL phát triển trên cơ sở không gian DSVHTG Hoàng thành
Thăng Long ở khu vực quận Ba Đình Tuy nhiên tác giả cũng nhắn mạnh câuchuyện tác động của du lịch lên di sản sẽ là trên nhiều hướng, du lịch có thể là
phương tiện bảo tồn nhưng cũng có thé làm méo mo di sản để phục vụ du khách.
Trong luận án Tiến si Văn hóa học “Giá tri di sản văn hóa với phát triển
16
Trang 21du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp Van Miéu - Quốc
Tử Giám)” của tác giả Đoàn Thị Thanh Thúy năm 2018 vấn đề giữa di sản và dulịch, giữa bảo tồn và phát triển được xem xét trong trường hợp của một trongnhững di sản văn hóa nỗi tiếng của Thủ đô là Văn Miếu - Quốc Tử Giám Tác
giả đã làm rõ giá trị di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám với phát triển du
lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay, đồng thời bàn luận về những van dé đặt ra dé
phát huy hon nữa các giá trị của di san Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong bối
cảnh phát triển du lịch bền vững Thủ đô Tác phẩm đã đi đến giải quyết các mâuthuẫn như: mâu thuẫn giữa nhu cầu khai thác với giữ gìn giá trị đi sản văn hóatrong phát triển du lịch, mâu thuẫn giữa yêu cầu khai thác giá trị của di sản vănhóa với sự bat cập về thé chế liên quan, mâu thuẫn giữa nguồn nhân lực hạn chế
với công tác giữ gìn, bảo quản, trùng tu các giá trị di sản văn hóa
Tác giả Nguyễn Văn Đức trong bài viết "Tổ chức các hoạt động du lịch
tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bên
vững” đã làm rõ sự kết hợp giữa các don vi kinh doanh du lịch với các đơn vi
quan ly di tích lich sử văn hóa dé phát triển các sản phâm du lịch theo hướng phát triển bền vững Định hướng tô chức các hoạt động du lịch tại các di tích
lịch sử văn hóa theo hướng bền vững bao gồm: thỏa mãn nhu cầu trải nghiệmcủa khách du lịch; bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích thông qua tô chứccác hoạt động du lịch hướng tới tự chủ về tài chính; tối đa lợi ích giữa các bênliên quan; bảo vệ môi trường và văn hóa cộng đồng
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa, phát triển
du lịch tại Hoàng thành Thăng Long
Tác giả Nguyễn Văn Tú trong Luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch học,
Trường Dai hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn, DHQGHN năm 2008 với đề tài
“Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại di tích lịch sử văn hóa trên địabàn Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Văn Miéu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành
Thăng Long, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tai Phủ Chủ tịch)” đã đề cập
đến vấn đề khai thác và tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch tại các di
17
Trang 22tích lịch sử văn hóa trên địa ban Hà Nội trong đó có di tích HTTL Theo như
luận văn này, van dé du lịch của HTTL xuất hiện tương đối sớm, trước cả mốc
thời gian di tích này được công nhận là DSVHTG năm 2010.
Tác giả Nguyễn Thị Lệ Hoa trong Luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch học,
Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn, DHQGHN năm 2012 với dé tài
“Một số giải pháp nhằm đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành điển du lịch hấp dan” tiếp cận Di sản Hoàng thành Thăng Long là một điểm du lịch khảo cô
học tiềm năng Luận văn chi ra răng, tuy có đầy đủ các yếu tổ chủ quan tạo nêntính hấp dẫn của điểm du lịch, có lợi thế để phát triển du lịch vì khu di tích nàynằm ở trung tâm Thủ đô, khả năng tiếp cận tốt, là nơi có tài nguyên du lịch rấtphong phú và đa dạng, có giá tri hap dan cao về du lịch trong nước và quốc tế,trong đó có những tài nguyên đặc biệt có giá tri, được thế giới công nhận là một
khu di tích có tầng văn hóa dày, phản ánh lịch sử của nhiều triều đại nối tiếp
nhau và thé hiện rõ nét ban sắc văn hóa Việt Nam nhưng lại chưa tô chức dé
khai thác hiệu quả các giá trị này Nghiên cứu đã đi thắng vào những hạn chế còn tồn tại của công tác tô chức hoạt động du lịch tại đây, đồng thời đã đề xuất một số giải pháp nhăm đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành một điểm du lịch
hap dẫn của khu vực và thé giới
Tác giả Dương Văn Sáu, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
trong bài viết “Bao ton động Di sản Văn hóa Thế giới Hoàng thành Thăng Longqua con đường du lịch” đăng trong Kỷ yêu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Bao
tồn, phát huy giá trị di sản thế giới, nhìn từ Hoàng thành Thăng Long” năm 2015
khăng định bên cạnh việc tổ chức những sự kiện văn hóa - nghệ thuật, chính trị
xã hội nổi bật, hoạt động du lịch là một trong những hoạt động quan trọng nhất
của công tác bao tôn động đối với DSVHTG Hoàng thành Thăng Long Tác giả
cũng đưa ra các giải pháp bảo tồn động di sản qua con đường du lịch như khôiphục, bảo tồn tính nguyên bản nguyên thủy của di sản, xây dựng lộ trình tham
quan phù hợp, tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch
Bài viết “Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Hoàng thành
18
Trang 23Thăng Long” của tác giả Nguyễn Đức Trọng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam năm 2017 khang định các di sản văn hóa đều có giá trị đối với con ngườihiện tại và tương lai, do đó cần được bảo tồn và phát huy Bảo tồn và phát huy
giá tri của di sản văn hóa với phát triển du lịch tại các di sản văn hóa có mối
quan hệ biện chứng với nhau DSVHTG Hoàng thành Thăng Long là một tài sản
có giá trỊ lớn của nước ta Phát triển du lịch văn hóa tại khu di sản văn hóa
HTTL là rất cần thiết không chi phát huy giá trị văn hóa của di san văn hóa đó,
mà còn làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch Tác giả nhắn mạnh dé
bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa HTTL thì phát triển du lịch di sản,
du lịch văn hóa là một trong những giải pháp thiết thực
1.1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Qua lịch sử nghiên cứu nêu trên, có thé nhận thấy van đề mối quan hệ
giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch đặc biệt là tại các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học,
nhà quản lý Các công trình đã chỉ ra được vai trò và sự tác động lẫn nhau của
hai chủ thể, trong đó di sản văn hóa là nguyên liệu đầu vào của du lịch, du lịch biến các giá trị văn hóa thành các sản phẩm du lich tạo ra nguồn thu dé quay
ngược trở lại bảo tồn các giá trị văn hóa đó Những nghiên cứu của các nhà khoahọc đã tạo cơ sở cho các nhà quản lý di sản hoạch định chiến lược phát triển dulịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản hướng tới phát triển du lịch bềnvững Từ các nghiên cứu của các tác giả về van dé nghiên cứu tại các di sản ởViệt Nam rõ ràng có thê nhận thấy cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoahọc nào nghiên cứu chuyên sâu về bảo tồn và phát huy giá trị đi sản thông qua
quản lý hoạt động du lịch văn hóa tại di sản HT TL Giá tri du lịch văn hóa của di
sản Hoàng thành Thăng Long cần được mở rộng thêm nhiều yếu tố bên cạnh giátrị về khảo cô học Hệ thống giá tri dé phat triển du lịch văn hóa tại đây cầnđược khai thác hợp lý trên cơ sở mục đích lớn nhất là bảo tồn di sản Trên cơ sở
kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bó, luận văn tiếp tục giải
quyết những vấn đề cụ thể như sau:
19
Trang 24- Tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa với phát triển du lịch, khang định vai trò của du lịch là một giải phápbảo tồn quan trọng đối với di sản.
- Trên cơ sở lí luận đó trình bày thực trạng tô chức hoạt động du lịch văn
hóa và tác động của nó đối với công tác bảo tồn di sản tại HTTL.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch văn hóa gắn với bảo tồn di sản
văn hóa vật thê
“Di sản văn hóa phi vật thể la sản phẩm tinh than gắn với cộng đồnghoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, vănhóa, khoa học, thé hiện ban sắc của cộng dong, không ngừng được tái tạo và
được lưu truyén từ thé hệ này sang thé hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghé,
Các hiện vật lịch sw văn hoa ” [46, tr.2].
Di sản văn hóa được Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên cua
20
Trang 25thé giới của UNESCO [77] xác định bao gồm các di tích, quan thé kiến trúc vathắng cảnh Cụ thể là:
Các di tích: Các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội họa hoành tráng,
các yếu tô hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tổ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay
các di chỉ khảo cố học, có giá tri quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thầm
mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Di sản văn hóa vật thê và phi vật thé là hai bộ phận hữu cơ cau thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc Hai thành tố này không tách rời mà có sự gắn bó mật thiết, tác động tương hỗ và hàm chứa trong nhau Trên thực tế không phải
lúc nào cũng có thể phân loại rõ ràng răng di sản này thuộc hoàn toàn loại nàyhay loại kia Một điểm di sản không đơn giản là văn hóa hoặc thiên nhiên, thậmchí là vật thể hay phi vật thể Nhiều điểm di sản thiên nhiên nhưng cũng có cácyếu tố liên quan đến con người Một số điểm di sản khác được định nghĩa là vật
thể vì gan VỚI Các yếu tố như: kiến trúc, khảo cổ học, đồ tạo hay di tích đồng
thời lai bao hàm các giá tri phi vat thể như: câu chuyệ lich sử, giá tri thâm mỹ,
kiêu kiến trúc, các câu chuyện và con người gắn kèm Hiểu rõ bản chất của mỗi
di sản giúp các nhà quản lý đưa ra được các mục tiêu, phương thức phù hợp cho
công tác bảo tồn và phát triển di sản đó [17],[59]
Cé GS Trần Quốc Vượng đã có lần trao đổi: “Thực ra trên đời này, khó
có thể phân biệt rach roi đâu là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Nhiéu loại
hình văn hóa vừa là vật thể vừa là phi vật thể Trong tiếng Anh, người ta gọi di
21
Trang 26sản văn hóa phi vật thé là “intangible heritage” Tra từ nguyên “intangible” thìlại bao hàm nghĩa “không thể so thấy được, không thé chạm vào được” ” [59,
tr.47].
* Giá trị di sản văn hóa
Luật Di sản Văn hóa nhẫn mạnh những cái được coi là di sản văn hóa phải
có giá tri lịch sử, văn hóa, khoa học chứ không phải là toàn bộ những cái được con người tạo ra Như vậy, trong nội hàm khái niệm di sản thi giá tri giữ vai trònòng cốt, phân biệt tất cả các hiện tượng văn hóa nói chung với các hiện tượng
văn hóa được coi là di sản Đối với văn hóa, hệ thong giá tri được coi là chuẩn
mực dé đánh giá một nên văn hóa, là yếu tố cơ bản đề xác định bản sắc văn hóa
trị hay hệ thống các giá trị, những nhân tố hình thành nên bản sắc văn hóa của
một dân tộc Đó cũng chính là các giá tri di sản văn hóa của dân tộc đang được
nhận biết và sử dụng, phát huy trong đời sông xã hội hiện đại [59], [61]
1.2.1.2 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
* Báo tồn di sản văn hóa
“Bảo ton được hiểu thông thường là bảo vệ sự ton tại về vật chất, tức là
tập hợp những biện pháp nhằm bảo vệ hoặc gia cố tình trạng hiện thời của di sản Hiện nay bảo tôn được hiểu là đảm bảo sự sinh tôn tức là tổng thể tắt cả các tiến trình chăm sóc, quản lý một di sản nhằm giữ lại những đặc trưng văn hóa của di sản đó Đó là kết hợp hệ thống các hoạt động bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa, phục chế, tụ bổ, tái dụng, thích ứng của di sản với điều kiện mới.
Từ đó có thể hiểu: Bảo tôn di sản văn hóa là hoạt động đặc trưng cua con người đề nhằm dam bảo sự tôn tại lâu dài, ổn định duy trì tính xác thực của các
22
Trang 27quá trình phát triển và đa dạng của di sản văn hóa nhằm phát triển bên vữngcho thé hệ hiện tại và tương lai” [59, tr.84-85].
Trong Hiến chương Venice về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di chỉ năm
1964 (Đại hội Quốc tế lần thứ hai các Kiến trúc sư và Kỹ thuật gia về Di tích lịch sử, diễn ra tại Venice, 1964, được ICOMOS chấp nhận năm 1965) cho rằng
“Việc bảo tôn một di tích bao hàm bảo tôn một khung cảnh nam trong pham vi liên quan tới di tích Khi hãy còn một khung cảnh truyền thống thì khung cảnh
đó phải được bảo vệ Không một công trình xây dựng gì mới, một sự phá huỷ
hoặc sửa sang nào mà làm biến đổi mối tương quan giữa khối hình và màu sắcđược phép tiến hành” [31, tr.1]
Hoạt động bảo tồn văn hóa bao gém hai chức năng:
- Chức năng giữ gìn: Chức năng này bắt đầu bằng công việc nghiên cứu,nghiên cứu để phát hiện ra các giá trị văn hóa, lựa chọn gìn giữ những yếu tố
văn hóa đặc trưng cho vùng miền hoặc quốc gia dân tộc.
- Chức năng khai thác: Bảo tồn văn hóa không chỉ là giữ cho giá trị văn
hóa tĩnh lặng, giữ cho nguyên bản, giữ lại những cái cũ mà chức năng của bảo
tồn còn là khai thác các giá trị đó Muốn thực hiện hiệu quả chức năng này
người khai thác phải hiểu rõ nội dung giá trị của di tích
* Phát huy di sản văn hóa
“Phát huy giá trị di tích có nghĩa là tập trung sự chú ý của công chúng
một cách tích cực tới các giá trị của di tích/di sản, làm cho đông đảo người biết
đến giá trị của di tích bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua một hình
thức nào do” [5, tr.21].
“Phát huy giả trị di sản văn hóa là việc đưa những di sản vào giáo dục,
hoc tập, nghiên cứu và tham quan, du lịch Đối với các di sản là động sản đó là
hoạt động của các bảo tàng, các nhà trưng bày sưu tập, hoạt động của các đi
tích Đối với các di sản văn hóa là di tích thì những di tích đó được bảo tang
hóa, nghĩa là di tích đó được hoạt động theo mô thức của một bảo tàng Đối với
các di sản phi vật thê là các hoạt động trình dién, các câu lạc bộ văn nghệ
23
Trang 28truyền thống, hội ” [59, tr.255].
Hiểu một cách khái quát nhất, phát huy chính là đưa di sản vào cuộc sống,
để di sản sống cuộc sống của xã hội đương thời, làm cho các giá trị của di sản
văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội để cộng đồng nhận diện được giá trị, biết trân trọng những giá trị ấy, từ đó khơi dậy lòng tự hào dé
chung tay bảo vệ di sản của mình.
1.2.1.3 Du lịch văn hóa
* Khái niệm
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: "Du lịch văn hóa baogốm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá
về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tim hiểu về nghệ thuật biểu diễn,
về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác, thăm các di tích và dén đài, du lịch
nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.
" Dụ lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tổn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống" [49, tr.3].
“Lấy văn hóa làm điểm tựa, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và
bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người Lay du lịch làm cầu noi, vănhóa được làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến, giao lưu, lan tỏa, tiếpnhận và hội tụ tỉnh hoa văn hóa dân tộc Du lịch văn hóa không chỉ đem đến lợiích về kinh tế mà còn góp phân giáo dục tình yêu Tổ quốc, thúc đẩy tích cực sự
phát triển xã hội ” [2, tr.10].
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ yếu dựa vào những giá trị văn
hóa: những lễ hội truyền thống dân tộc, những phong tục, tín ngưỡng để tạo
sức hút đối với khách du lịch trong nước và từ khắp nơi trên thé giới Đối với
khách du lịch có sở thích nghiên cứu, kham phá văn hóa và phong tục tập quán
ban địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của ho” [56, tr.18]
Như vậy du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách muốn tìm hiểu và
cảm nhận về văn hóa, lịch sử dân tộc của nước sở tại thông qua các hình thức
24
Trang 29biểu đạt của văn hóa như: di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyềnthống, làng nghề, những phong tục tập quán, cách tô chức cộng đồng Du lịchvăn hóa sử dụng tài nguyên du lịch văn hóa dé làm nên tảng xây dựng nên sảnphẩm du lịch Thông qua du lịch văn hóa, các giá trị văn hóa được phát lộ vàđem lại lợi ích thiết thực cho quốc gia và dân tộc Nhờ có du lịch văn hóa mà
nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới đã tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa vật chất đồng thời với việc xây dựng mới các công trình văn hóa
đương đại làm phong phú them các giá trị văn hóa, văn minh đương đại Bên
cạnh đó nhờ du lich văn hóa mà các giá tri văn hóa tinh thần vốn lâu nay bị lãngquên được phục nguyên và trở thành các truyền thống tốt đẹp của cộng đồng Dulịch làm cầu nối dé văn hóa được làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến,giao lưu, lan tỏa, tiếp nhận và hội tụ tính hoa văn hóa các dân tộc
Du lịch văn hóa có thé được chia nhỏ thành nhiều loại hình khác nhau như: du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch di sản văn hóa Du lịch văn hóa nhiều khi được đồng nhất với du lịch di sản văn hóa Du lịch di sản văn hóa được hiểu là hoạt động du lịch nhằm thưởng ngoạn các địa điểm, các vật thé, các hoạt động thé hiện một cách xác thực về các câu chuyện
và con người trong quá khứ và hiện tại Nó bao gồm các tài nguyên về văn hóa,lịch sử và tự nhiên Du lịch di sản văn hóa nhấn mạnh nhiều hơn đến một địadanh cụ thé, trong khi đó du lịch văn hóa nói chung bao trùm tat cả các yếu tốcủa du lịch di sản văn hóa nhưng it nhấn mạnh đến yếu tố địa danh Do đó, du
lịch di sản văn hóa cũng có thé được gọi là du lịch văn hóa song phạm vi của nó
hẹp hơn du lịch văn hóa [28].
* Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa
- Điều kiện về tài nguyên du lịch
Dé phát triển du lịch văn hóa thì cần phải có tài nguyên du lịch văn hóa,đây sẽ là yêu t6 quyết định
Tài nguyên du lịch văn hóa là toàn bộ tài nguyên văn hóa vật thé và phivật thê có khả năng và điều kiện tạo thành sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu du
25
Trang 30khách, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu dulịch, đô thị du lịch Tài nguyên du lịch văn hóa thuộc sở hữu nhà nước, tổ chứchoặc cá nhân Mối quan hệ giữa tài nguyên văn hóa và tài nguyên du lịch văn
hóa là quan hệ điều kiện - kết quả Có tài nguyên văn hóa thì mới có tài nguyên
du lịch văn hóa Các loại tài nguyên này phải có khả năng kết hợp với dịch vụ
du lịch thì mới tạo ra được sản phẩm du lịch Tài nguyên du lịch nào thì sản phẩm du lịch ấy: du lịch lễ hội phải dựa trên tài nguyên lễ hội; du lịch tôn giáo phải dựa trên tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng: du lịch làng nghề phải dựa trên tài
nguyên làng nghề; du lịch 4m thực phải dựa trên tài nguyên âm thực Tàinguyên du lịch văn hóa tạo các sản phẩm du lịch hap dẫn, khác biệt và có khảnăng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước màcòn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế
- Điều kiện về nhân lực du lịch Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch đặc biệt
là du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là một ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng
hợp cao, đối tượng chính của du lịch văn hóa là du khách, nhiệm vụ quan trọng
nhất của du lịch văn hóa là tạo ra sản pham, hàng hóa du lịch Du khách trong
quá trình đi du lịch sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lich Sản pham du lịch được
tạo ra trên cơ sở của tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch Tài nguyên là tự
nhiên còn dịch vụ du lịch là do con người Con người, với toàn bộ tiềm năng của
mình như tri thức, kỹ năng, hành vi, thai độ, thậm chí cả hình thức là một bộ
phận quan trọng nhất của sản phẩm du lịch Chất lượng của dịch vụ du lịch phụ
thuộc vào con người, phụ thuộc vào phẩm chất của người làm du lịch.
Nhân lực của du lịch văn hóa đòi hỏi phải có kiến thức và nghiệp vụ đáp
ứng được yêu cầu phục vụ cho việc khai thác tài nguyên là sản phẩm du lịch đặc
thù của du lịch văn hóa Nguồn nhân lực đó phải có khả năng lĩnh hội và trìnhbày được những nét riêng của tài nguyên văn hóa đối với du khách trong và
ngoài nước Nhân lực du lịch văn hóa là những người hoạt động trong các cơ quan quản lý văn hóa của các địa phương, trong các tô chức chịu trách nhiệm về
26
Trang 31tài nguyên văn hóa, di sản văn hóa các tỉnh thành, là nguồn nhân lực tại cácđiểm du lịch văn hóa, như các nhà tổ chức, quản lý, điều hành về du lịch và vềvăn hóa, là các thuyết minh viên tại điểm, các nhân viên phục vụ, các cán bộ bảo
tồn văn hóa, các nhân viên trông coi di tích Nhân lực du lịch văn hóa còn là
cư dân địa phương trực tiếp tham gia tại các cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên, phục
vụ ăn uống, vận chuyên khách, hay tham gia cung ứng sản pham hang hóa tiêu
dùng, an ninh an toàn, vệ sinh môi trường
- Điều kiện về an ninh chính trị, an toàn xã hội
Du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng chỉ có thé phát triển đượctrong một bầu không khí hòa bình, ồn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc.Không ai chọn điểm đến là một quốc gia đang xảy ra xung đột, chiến tranh haymat an toàn an ninh chính trị Mà một quốc gia đang xảy ra xung đột, chiến
tranh thì cuộc sống của người dân nơi đó sẽ vô cũng hỗn loạn, họ sẽ không thể nào có các điều kiện để phát triển du lịch Như vậy có thể nói rằng hòa bình, 6n
định, an toàn xã hội ở mỗi quốc gia là một trong những điều kiện cần và đủ déphát triển du lịch văn hóa
- Diéu kiện về kinh tế
Du lịch là một ngành dịch vụ mang tính đa ngành, nó có mối quan hệ phụ
thuộc vào thành quả của các ngành kinh tế khác Khi nền kinh tế phát triển, năngsuất lao động và thu nhập của người dân sẽ tăng lên kéo theo đời sống vật chất,tinh thần được nâng cao và cải thiện rõ rệt Khi có kinh tế và giảm tải được thời
gian cho công việc, con người sẽ nghĩ đến việc làm phong phú cho đời sống tinh
than Đi du lịch, tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử là lựa chọn hang đầu dé có
thé tăng trải nghiệm Lúc này sản pham của các ngành kinh tế như nông nghiệp,
công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc sẽ có trong nhu cầu củachuyến di du lịch
Hơn thế nữa, khi nền kinh tế phát triển sẽ có nhiều điều kiện dé đầu tư,
nâng cao và cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật của điểm đến du lịch, đáp
ứng và thu hút được đông đảo du khách hơn Như vậy, muốn phát triển du lịch
27
Trang 32văn hóa đòi hỏi phải có sự liên kết, sự tổng hòa của tất cả các ngành trong cơcau kinh tế của đất nước.
- Điều kiện về cơ sở hạ tang và vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt đối với hoạt động du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, là yếu tố đảm bảo cho hoạt động du lịch
được thực hiện một cách có hiệu quả.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹthuật được huy động tham gia vào việc phục vụ khai thác tài nguyên du lịch,
cung ứng các dịch vụ du lịch, nhằm tạo ra sản phẩm du lịch, hàng hóa du lịch déthỏa mãn nhu cầu của du khách Nó bao gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật của bảnthân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của những ngành kinh tế, xã hộikhác có liên quan, như mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, hệ thốngthông tin liên lạc, công trình cung cấp điện nước, môi trường, hệ thống vui chơigiải trí, hệ thống cung ứng nhu cầu thực phẩm, an ninh, an toàn du khách
Những yếu tố này được gọi chung là cơ sở hạ tầng xã hội, giữ vai trò đảm bảo
điều kiện chung cho việc phát triển du lịch Không có cơ sở vật chất của riêng
ngành du lịch mà là cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch.
- Chính sách đâu tư, xúc tiễn, quảng bá và phát triển du lịchXúc tiến du lich (tourism promotion) là hoạt động thúc day, tìm kiếm cơhội đầu tư phát triển, mua bán hàng hóa du lịch và cung ứng dịch vụ du lịch, baogồm hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giớithiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển làm du lich
Trong xúc tiến du lịch phải kế đến hoạt động tiêu biểu là xúc tiến điểm
đến du lịch văn hóa Bất kỳ điểm đến du lịch văn hóa nào, muốn phát triển thành công và bền vững, đều phải tiến hành xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Xúc
tiến điểm du lịch văn hóa nhằm tuyên truyền, quảng bá giới thiệu cung cấpthông tin về du lịch văn hóa tại các thị trường tiềm năng, qua đó thu hút khách
tham quan du lịch Xúc tiến điểm đến du lịch văn hóa giúp tạo lập hình anh tích
cực về điểm đến du lịch văn hóa trong tâm trí du khách, tác động đến sự lựa
28
Trang 33* Mối quan hệ giữa bảo tôn và phát huy giá trị di sản
Trước khi xem xét mối quan hệ giữa bảo tồn giá trị di sản văn hóa vớiphát triển du lịch, chúng ta phải xem xét mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy
Bảo tồn là giữ gìn nguyên trạng, tránh bị phá hủy, là sự bảo vệ những tài
sản văn hóa thông qua những hoạt động giảm thiểu tối đa sự hư hoại xuống cấp
mang tính vật lý, hóa học và tránh sự mất mát về nội dung thông tin Các hoạtđộng của bảo tồn thiên về nghiên cứu, tìm hiểu, thử nghiệm duy trì và làmtường minh thêm giá trị của di sản Sản phẩm của bảo tồn là kéo dai tuổi thọ và
sức khỏe của di sản Ngoài việc lưu giữ dé không mat đi các giá trị văn hóa, bảo
tồn còn là phải biết lựa chọn trong các hiện tượng đang có nguy cơ bị mai mộthay mat di dé làm cho chúng tồn tại cùng với sự phát triển đi lên của cuộc sống
Bởi vậy trong công tác di sản, bảo tồn luôn gắn cùng phát huy Bảo tồn di sản văn hóa không chỉ là cất giữ cho khỏi mat tài sản, để giữ gin bản sắc dân tộc một
cách hình thức mà ý nghĩa hon thé rất nhiều, bảo tồn là dé phát triển, khai thác
các giá trị văn hóa truyền thống là làm cho nó có thê sống lại, làm cho các giá trị
đó tôn tại trong đời sống thực dưới nhiều hình thức qua đó thu hút sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, và nhờ đó các giá trị văn hóa thâm nhập được vào cuộc sông hiện tại Chỉ khi ấy, giá trị của di sản mới thực sự có giá trị.
Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy không phải là mối quan hệ đơnchiều Phát huy các giá trị di sản về bản chất là để đưa giá trị văn hóa vào cuộcsong, giá trị của di sản lúc này được quy đổi ra giá trị kinh tế Những lợi ích
kinh tế thu được từ việc phát huy giá tri di sản tác động tới quá trình phát triển
kinh tế của địa phương và quốc gia Gia tri ay cũng quay trở lại hỗ trợ cho hoạt
động bảo tồn.
29
Trang 34Bao tồn di sản văn hóa không cản trở sự phát triển văn hóa, mà thúc day
sự phát triển văn hóa Khi xem xét các trường phái về bảo tồn di sản (bảo tồnnguyên gốc, bảo tồn giá trị, bảo tồn phát triển) có thé thấy với cách tiếp cận bảo
tồn giá trị và bảo tồn phát triển một lần nữa khang định mối quan hệ này Hai trường phái đó chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, trong thực tế chỉ có thé hiểu một cach day đủ và đúng nghĩa khi đặt hoạt động bảo tồn trong mối quan hệ với phát huy Mục dich sâu xa của bảo tồn là đưa di sản văn hóa vào cuộc sống dé phát
huy giá tri của chúng.
Như vậy bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau và tác động lẫn nhau Bảo tồn được coi là cơ sở nền tảng
để phát huy giá trị của di sản, không có bảo tồn thì không còn di sản để phát huy Ngược lại, phát huy tạo ra nguồn lực vật chất, tinh than, dé bảo tổn,
không có phát huy thì sẽ không thay được sự cần thiết phải bảo ton
Các nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị đi sản văn hóa đã chỉ ra
rằng giữa bảo tồn và phát huy vẫn luôn tồn tại một mâu thuẫn nội sinh xuất phát
từ bản chất của hai hoạt động này cũng như từ các quan điểm tiếp cận Mâu
thuẫn tuy không còn lớn đặc biệt trong xã hội hiện đại nhưng đôi khi vẫn trở nên
phức tạp và đặt ra một thách thức lựa chọn những đường hướng nào cho phù
yếu đi theo hai hướng: mâu thuẫn xung đột và hợp tác chia sẻ nhưng đều chung
30
Trang 35mục tiêu cố gang làm cầu nối gắn kết du lịch và bảo tồn di sản văn hóa vốn đượcthừa nhận rộng rãi là có mối liên hệ gần gũi với nhau vì cùng chung một đốitượng quản lý là di sản Đề chứng minh cho luận điểm phát triển du lịch văn hóa
là một hình thức để bảo tồn giá tri di sản, luận văn tiếp cận mỗi quan hệ nay theo
hướng thứ hai.
Bảo tôn di sản văn hóa đã được các học giả quan tâm từ rât sớm Các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đã tông kêt từ thực tê bảo tôn di sản từ nhiêu nước trên thê giới thành 3 quan điêm và tương ứng với nó là 3 mô hình bảo tôn
tương quan giữa khối hình và màu sắc được phép tiến hành” [31, tr.1] Quan điểm nay được các nhà bảo tồn, bảo tàng trong lĩnh vực di sản văn hóa ủng hộ.
Họ cho rằng, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách nguyên
vẹn như nó vốn có, phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thé và phi vật
thé, cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương dai
Quan điểm bảo tôn trên cơ sở kế thừa: Năm 1981, Hiến chương Burra rađời nhằm bồ sung thêm cho Hiến chương Venice, chủ trương xử lý thận trọng sựthay đổi: làm mọi việc cần thiết để BTDS, song mặt khác càng ít thay đổi càng
tốt dé di sản giữ được tối da giá trị văn hóa của nó Cách tiếp cận này dựa trên
cơ sở mỗi di sản cần phải thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian
và không gian cụ thé Khi di sản ấy tồn tại ở không gian và thời gian hiện tại, di sản ấy cần phát huy giá trị văn hóa xã hội phủ hợp với xã hội hiện nay và phải
loại bỏ những gì không phù hợp với xã hội ấy [35]
31
Trang 36Hai quan điểm trên đều có những ưu nhược điểm riêng tuy nhiên cả haiđều chưa đặt bảo tồn trong mối quan hệ với phát huy, bảo tồn di sản văn hóaphải đồng hành với việc sử dụng, phát huy giá trị của nó trong đời sống Chỉ có
như vậy, hoạt động bảo tồn mới thực sự có ý nghĩa và không đi ngược lại quá
trình phát triển của xã hội
Quan điểm bảo tôn phát triển: Bỏ qua những tranh cãi xung quanh quan điểm bảo tồn nguyên vẹn hay bảo tồn trên cơ sở kế thừa, nhiều nhà nghiên cứu
đã đưa ra quan điểm tiếp cận thứ ba biện chứng hơn đó là tiếp cận BTDS với tư
cách là một di sản sống Tiếp cận di sản sống không chỉ nhằm vào mục đích bảotồn công trình vật liệu mà còn tập trung vào sự kết nối giữa cộng đồng chủ thévới di sản Tiếp cận di sản sống gắn liền với việc đề cao con người là trung tâmtrong bảo tồn Theo cách tiếp cận di sản sống, quá trình bảo tồn cơ bản dựa trên
sự thừa nhận và chấp nhận những cách thức bảo tồn truyền thống cũng như những các thức thực hành, bảo tồn hiện đại, dựa trên khoa học đối với di sản Di
sản là một chức năng và vì vậy là một lựa chọn cho phát triên.
Bảo tồn phát triển đang là quan điểm mới nhất hiện nay, hiện đang chiếm
vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở nhiều nướctrên thế giới Nội hàm của quan điểm này là “tính xác thực” của di sản văn hóa:
Nếu như các quan điểm truyền thống cho rằng độ xác thực là cốt lõi của đi sản
thì ngày nay người ta lại đánh giá thấp vai trò của tính xác thực này: xác thựchay không không phải là một giá trị khách quan và độ xác thực được đo bằng
Trang 37bên trong và bên ngoài di sản Việc sử dụng các nguồn sử liệu này sẽ cho phépdựng lên được các chiêu kính nghệ thuật hình thái xã hội và khoa học của di sản
văn hóa do” [33, tr.2].
Ý nghĩa của thuật ngữ di sản văn hóa đã thay đổi nhiều trong nhiều thập
kỷ qua Trước đây, chúng ta vẫn thường nghĩ và cho rằng di sản văn hóa là
những tuyệt tác có giá trị nghệ thuật hoặc lịch sử; thế nhưng nhiều năm gần đây,quan niệm về di sản văn hóa đã được mở rộng hơn tới mọi thứ có giá trị văn hóađặc biệt với con người, bất kế là lớn hay nhỏ, nối tiếng hay không nổi tiếng
Quan niệm về giá trị và đóng góp của di sản văn hóa đối với người dân nhiều
nơi cũng có nhiều thay đổi [16]
Di sản văn hóa không chỉ là sự phản ánh những thành quả văn hóa và sự
phát triển lịch sử của các cộng đồng sở hữu nó, mà còn là nguồn tài nguyên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng sống cho người dân Di
sản văn hóa không chỉ là những đối tượng luôn thụ động nhận sự đầu tư của nhà
nước và cộng đồng, ma ngược lại, nó có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có
thê mang lại lợi ích kinh tế to lớn [16]
Bàn về di sản, Laurajane Smith có một tuyên bố đầy thách thức “không có
cái thứ gọi là di sản” Theo Smith di sản không phải là những yếu tố vat chất
hữu hình, nó không phải là một “thir” dé sờ tay vào “Điêu tạo nên ý nghĩa và
giá trị thực sự cho những di sản đó là các hoạt động văn hóa đương đại, những
hoạt động đang diễn ra xung quanh di sản và trở thành một phan của di sản.
Cai làm nên “di san” chính là tập hợp những ký ức, tri thức và trải nghiệm hay cảm xúc cua con người khi thực hiện hành vi trao - nhận giá trị, ý nghĩa cua di
san” [30, tr.1-7] Di sản tồn tại ở cách mà chúng ta sử dụng nó dé ghi nhớ các
ký ức và tri thức giúp chúng ta không những biết chúng ta là ai mà còn định hìnhchúng ta sẽ trở thành như thé nào trong tương lai Di sản không chi là quá khứ
Quan điểm mới về di sản có thể dẫn tới các quyết định thực tế và hiệu quả
hơn cho quá trình bảo tôn di sản Kêt hợp các quan điêm về bảo tôn có thê hiệu
33
Trang 38van dé cần hướng tới ở đây là làm sao sử dụng quá khứ (tức các di sản văn hóa)cho phù hợp, đem lại các lợi ích lớn nhất cho xã hội hiện tại Bảo tồn di sản vănhóa không có nghĩa là cố gắng giữ lại được càng nhiều càng tốt những gì thuộc
về quá khứ, hoặc giữ nguyên trạng một cách cứng nhắc, làm cho di sản đóng băng và về lâu dài sẽ đưa đến sự xuống cấp, hủy hoại chúng Cũng không có nghĩa bảo tồn di sản văn hóa là được phép tự ý sửa chữa theo ý muốn chủ quan của một cá nhân hay tập thé nào dé dẫn đến tình trang tự hủy hoại, xuống cấp hay làm mất đi bản sắc riêng của mỗi di sản Bảo tồn di sản văn hóa phải là việc
bảo vệ, giữ gìn những giá trị liên quan từ quá khứ đến hiện tại, làm cho di sảnvăn hóa đó lớn mạnh hơn, giàu có hơn và song hành được với cuộc sống Haynói cách khác bảo tồn phải đi đôi với phát huy, phát triển [9] Nếu chỉ bảo tồn
mà không sử dụng thì không phát huy được giá trị ân chứa trong di sản Chỉ khi
giá trị các di sản được phát huy, khai thác thì mới có căn cứ làm điều kiện dé bảo tồn Bảo tồn là căn bản làm cơ sở cho sáng tạo, phục vụ phát huy và ngược
lại phát huy, khai thác giúp cho bảo tồn di sản văn hóa được hiệu quả hon [61]
Một trong những cách phát huy tốt nhất của di sản văn hóa là biến nó thành các sản phẩm du lich Di sản văn hóa là “nguyên liệu” đầu vào dé phát
trién du lịch Hình thức chủ đạo của phát huy, khai thác giá trị di sản thông qua
du lịch là quảng bá hình ảnh của di sản văn hóa nhằm thu hút du khách đến thamquan, giao lưu văn hóa góp phan hiểu biết lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ hòabình, hữu nghị vì sự phát triển của xã hội Đồng thời giúp cho việc phục hồi tối
đa các gia tri văn hóa truyền thống, tạo tiềm lực dé phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển du lịch không chỉ dựa trên giá trị văn hóa của di sản, không chỉ góp
phần bảo tồn, phát huy giá trị của di sản mà còn làm tăng thêm các giá trị của di
sản
Trong Hiến chương quốc tế về Du lịch văn hóa được ICOMOS thông quanăm 1999 có nêu “Du lịch có thé nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và
su dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác
động đên chính sách ” và “du lịch là một bộ phận chu yêu của nhiêu nên kinh tê
34
Trang 39quốc gia và khu vực và có thé là một nhân tô quan trọng trong phát triển, khiđược quản lý hữu hiệu ” nhưng cũng khuyên cáo rang “Moi tương tác giữa cácnguôn lực hoặc giá trị đi sản và du lịch là động và luôn biến đồi, làm nảy sinh
cả cơ hội lan thách thức, và có khả năng cả những xung đột Các dự án, hoạt
động và phát triển du lịch phải đạt được những kết quả tích cực và phải giảm thiểu những tác động bat lợi lên di sản và lỗi sống của cộng đồng chủ nhà, mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu và ước mong của khách tham quan” [36, tr.2].
Dẫn theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hà từ nghiên cứu của 3 học giả
McKercher, Ho và du Cros trong công trình “Du lịch văn hóa, sự hợp tác giữa
du lịch và quản lý di sản văn hoa” đã dua ra 7 trạng thái quan hệ giữa di sản va
du lịch và kết luận rang: “Du lịch và quản lý di sản văn hóa không phải là đồngminh và cũng chả phải là kẻ thà của nhau Du lịch văn hóa thành công có thể
xảy ra nhất khi cả 2 bên có sự tôn trọng thực tế về giá trị du lịch cua đi tích, nhu câu cần bảo ton giá trị văn hóa cốt lỗi của nó, sự chấp nhận rang mỗi bên liên quan có môi quan tâm chính đáng tới di tích và mỗi bên có một vai trò đã được xác định rat rõ ràng trong việc phát triển du lịch văn hóa” [16, tr.43].
Hai học giả Getz và MacCannell trong nghiên cứu về du lịch cộng đồng
cũng đồng quan điểm cho rằng, phát triển du lịch và bảo tồn di sản có thé hỗ trợnhau cùng tôn tại, hay nói cách khác, đó là quan hệ đôi bên cùng có lợi Van đềnăm ở chỗ sử dụng cách thức khai thác du lịch cũng như cách thức khai thác di
sản.
Ở Việt Nam có nhiều tác giả biện luận về mối quan hệ giữa di sản văn hóa
và phát triển du lịch Nhà nghiên cứu Dương Văn Sáu nhìn nhận “Xét về hình
thức, di sản văn hóa là “tĩnh tương doi”, du lịch là “động tuyệt đối” Như vậy thực chất của kinh doanh du lịch là “khai thác cái tĩnh để phục vụ cai dong”.
Xét về hiện thực du lịch là câu, di sản là cung; di sản là tài nguyên, nguồn lực,
du lịch là công cụ, phương tiện dé khai thác các tài nguyên, nguon lực đó Mối
quan hệ giữa di san và du lịch xét trên góc độ kinh tế là mối quan hệ cung - cầu, mối quan hệ nội thân đan xen tĩnh - động trong một sự vật, hiện tượng trong quá
35
Trang 40trình ton tại và phát triển” [51] Tác giả Trương Quốc Binh trong Vai tro củacác di sản văn hóa với sự phát triển của du lịch Việt nam; tác giả Nguyễn VănBình trong Bảo ton và quản lý di sản thé giới trong quy hoạch phát triển du lịch
bên vững; Khai thác di sản văn hóa như một tài nguyên du lịch của Nguyễn Thế Chinh; Quản lý đi sản văn hóa gan voi phat trién du lich cha Trinh Ngoc Chung; Du lịch với việc giữ bản sắc văn hóa dân tộc của Lê Hồng Ly; Mối quan
hệ giữa bảo ton, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay của Bùi Thanh Thủy, Bao ton và phát huy giá trị di sản văn hóa
Việt Nam thông qua phát triển du lịch của Hà Văn Siêu, Di sản - nguồn lực pháttriển du lịch Việt Nam của Phan Huy Xu và Võ Văn Thành đều nhận địnhrằng việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch nên được coi là những hoạt
động hỗ trợ, cùng mang lại lợi ích cho cả hai bên bên cạnh đó đưa ra định hướng
phát triển nhằm hạn chế tác động của du lịch lên di sản
Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch không chỉ là vấn đề
của riêng cá nhân hay địa phương mà đã trở thành vẫn đề của quốc gia và quốc
tế Nhiều hội thảo quy mô quốc gia, khu vực, quốc tế về nội dung này đã được
tô chức: Hội thảo quốc tế Di sản văn hóa, con người và Du lịch do Bộ Văn hóa,
Thẻ thao và Du lịch phối hợp với quỹ Á - Châu tổ chức năm 2001, Hội thảokhoa học Sản phẩm văn hóa và phát triển du lịch bên vững tổ chức tại Huếtháng 6/2006, Di sản văn hóa và phát triển du lịch ở miễn Trung Việt Nam do
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tô chức năm 2009, Di sản và du lich: Bảo ton
di sản dong hành cùng phát triển kinh tế là hội thảo của Sở quy hoạch kiến trúc
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2016 Các nghiên cứu của các tác giả
tham luận trong các hội thảo đều khăng định mối liên hệ giữa hai đối tượng di sản và du lịch mà ở đó đi sản văn hóa là tiềm năng, nguồn lực của du lịch, du
lịch là động lực cho di sản văn hóa tỒn tại và phát triển Tư đó định hướng chocác chiến lược phát trién văn hóa, phát triển du lịch của đất nước
Trong nhiều năm trở lại đây ở nước ta trong nhiều các văn bản nghị định
từ cấp Trung ương đến địa phương đã tạo hành lang cơ chế và pháp lý cho việc
36