1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính quyền địa phương

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở xã
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Chính quyền địa phương
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 140,63 KB

Nội dung

tiểu luận về chính quyền địa phương tổ chức bộ máy chính quyền địa phương năm 1945 -2013. Ở đây có nhiều thứ khác

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở XÃ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LIÊN HỆ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ Ở QUẬN ĐỐNG ĐA,

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 5

NỘI DUNG 6

I KHÁI NIỆM CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM: 6

1 Khái niệm chung 6

2 Khái niệm về Ủy ban nhân dân cấp xã 7

3 Khái niệm về Hội đồng nhân dân cấp xã 7

II TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở XÃ 7

1 Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã 7

2 Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã 8

3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã 9

4 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã 10

5 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã 12

6 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã 12

7 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã 12

III TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ CỦA QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 13

1 Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã của Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 13

1.1 Thực trạng tổ chức 13

1.2 Thực trạng về hoạt động 17

IV Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 19

KẾT LUẬN 24

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chính quyền địa phương, một thuật ngữ thường được hiểu là những tổ chức chính trực tiếp liên quan đến cung cấp dịch vụ và quản lý công việc hàng ngày tại cấp trung gian thấp và thấp nhất, đóng vai trò quan trọng trong

hệ thống chính trị của mỗi quốc gia Tính đặc biệt và đa dạng của cơ cấu chính quyền địa phương trên thế giới đã tạo ra nhiều hình thái khác nhau, phản ánh sự đa dạng văn hóa, lịch sử, và hệ thống chính trị của từng quốc gia

Ở một số quốc gia, chính quyền địa phương có nguồn gốc từ quyền tự trị lâu dài, trước cả khi hình thành cấu trúc chính quyền quốc gia như chúng tabiết ngày nay Những đơn vị này thường tự chủ trong việc quản lý và ra quyếtđịnh mà không cần sự phân cấp thẩm quyền từ chính quyền trung ương Ngược lại, ở một số nước khác, chính quyền địa phương có thể thi hành quyền lực dưới sự ủy nhiệm của chính quyền trung ương và có thể bị bãi bỏ quyền ủy nhiệm đó theo quyết định của cấp trung ương

Trong bối cảnh này, hệ thống chính quyền địa phương ở xã của Việt Nam đặc trưng bởi việc được xây dựng như một phần không thể tách rời của cấu trúc chính trị quốc gia Với cơ quan quyền lực địa phương được bầu cử trực tiếp bởi cộng đồng, chính quyền địa phương không chỉ thực hiện chức năng quản lý mà còn thể hiện sự tham gia tích cực của nhân dân địa phương trong quá trình ra quyết định Mục tiêu của hệ thống này không chỉ là quản lý các lĩnh vực trong đời sống xã hội tại địa phương mà còn là sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cộng đồng địa phương và lợi ích chung của toàn quốc, tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Trang 5

Từ sự minh bạch và sự tham gia tích cực của cộng đồng, chính quyền địa phương hướng đến sự phát triển và hòa bình của đất nước Tuy nhiên, nhưmọi hệ thống, còn tồn tại những thách thức cần được vượt qua để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của cơ cấu chính quyền địa phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp ngày nay.Với nội dung tiểu luận

“Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương xã theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay”, tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn về tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương xã tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương ở xã tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay./

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của bài tập lớn nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận về chính quyền cấp xã ở nước ta, làm rõ vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã; phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp

xã ở Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu của bài tập lớn là “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở xã theo quy định của pháp luật việt nam hiện nay liên hệ và đánh giá tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”

- Phạm vi nghiên cứu của bài tập lớn là nghiên cứu, đánh giá, thực trạng

về tổ chức và hoạt động của chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

Bài tập lớn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể, một số phương pháp khác Tất cả các phương pháp trên đều được vận dụng trên cở sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, từ đó rút ra những kết luận làm sáng tỏ mục đích của đề tài, phục vụ cho lý luận và thực tiễn.

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Bài tập lớn giới thiệu tổng thể về quá trình phát triển, thực trạng pháp luật về cơ cấu tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã ở nước ta qua thực tiễn ở Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, từ đó rút ra một số nhận xét, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong cả nước nói chung, ở Quận Đống Đa nói riêng, phù hợp với công cuộc cải cách hành chính của nước ta hiện nay

Trang 7

NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM:

1 Khái niệm chung.

Chính quyền địa phương là khái niệm phái sinh từ khái niệm hệ thống các

cơ quan nhà nước ở địa phương Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước Là một khái niệm được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối quan hệ và

cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành Xuất phát từ góc độ

nghiên cứu lý luận, từ góc độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3 quan niệm như sau:

a Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa

phương

b Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhànước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân)

c Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4 phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp)

Trang 8

2 Khái niệm về Ủy ban nhân dân cấp xã

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

Như vậy, Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp xã Hội đồng nhân dân cấp xã bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cấp xã

3 Khái niệm về Hội đồng nhân dân cấp xã

Kế thừa từ các bản Hiến pháp trước, Điều 113 Hiến pháp năm 2013 tiếp tụckhẳng định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”

II TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA

PHƯƠNG Ở XÃ

1 Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.

- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã

- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

Trang 9

- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp Quận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.

- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã

2 Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã.

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức chính quyền địa phương

2015, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định như sau:

"Điều 32 Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã

1 Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ hai nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;

b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến dưới ba nghìndân được bầu mười chín đại biểu;

c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ ba nghìn dân đến bốn nghìn dân được bầu hai mươi mốt đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu;

d) Xã không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này có

từ năm nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên năm

Trang 10

nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn năm trăm dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu.

2 Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, mộtPhó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách

3 Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các

Ủy viên Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm."

3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã.

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương

2015, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:

"Điều 33 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã

1 Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaHội đồng nhân dân xã

2 Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng,chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã

Trang 11

3 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

4 Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trướckhi trình Ủy ban nhân dân Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chươngtrình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền

5 Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp

6 Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ doHội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này

7 Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu

8 Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhândân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã."

4 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã

Khoản 10 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày

1.8.2023)

Trang 12

- Chủ trì xây dựng quy chế làm việc, nội dung, kế hoạch công tác hàng năm, quý, tháng của Hội đồng nhân dân cấp xã;

- Phân công công việc trong Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã;

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã;

- Kiểm tra, đôn đốc, điều phối hoạt động của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác;

- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của từng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã;

- Trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan nhà nước cấp trên;

- Ký các văn bản theo quy định và theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã;

- Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã với cấp trên;

- Chỉ đạo sơ kết, tổng kết công tác hàng năm, 6 tháng, quý, tháng theo quy định;

- Là đại diện của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp

xã trong mối quan hệ công tác với các cơ quan ở cấp xã và cấp trên; ủy nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ khi vắng mặt tại cơ quan theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã;

- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài chính, tài sản được cấp có thẩm quyền giao cho Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định;

- Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp, hội nghị, cuộc họp định kỳ, đột xuất;

Trang 13

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan

và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ

5 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã.

- Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an

- Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch

6 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã.

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy địnhtại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật tổ chức chính quyền địa

phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,

ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã

7 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên

Ủy ban nhân dân xã;

- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp

Trang 14

bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theoquy định của pháp luật;

Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,

ủy quyền

III TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA

PHƯƠNG CẤP XÃ CỦA QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

1 Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp

xã của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

1.1 Thực trạng tổ chức

Ngày 13 tháng 7 năm 1982, kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố khóa 8 đề nghị Quốc hội phê chuẩn lập 2 phường mới là Kim Giang (tách ra từ xã Đại Kim thuộc Quận Thanh Trì) và Thanh Xuân Bắc (trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Nhân Chính và Trung Văn thuộc Quận Từ Liêm; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu

Ngày đăng: 14/07/2024, 21:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội (2019) Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi 2019) Khác
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia –Sự thật, Hà Nội Khác
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Kết luận số 64 - KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị T.Ư 7 (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Hà Nội Khác
4. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28/11/2013, Hà Nội Khác
5. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008, Hà Nội Khác
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội Khác
7. Chính phủ (2004), Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu UBND các cấp, Hà Nội Khác
8. Chính phủ (2005), Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, Hà Nội Khác
9. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội Khác
10. Chính phủ (1993), Nghị định 46/CP ngày 23/6/1993 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w