45 Phần 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH .... 37 Hình Trang 9 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ cung cấp nước sạch
1.1.1 Khái niệm nước sạch và tiêu chuẩn nước sạch
Quan niệm về mức độ sạch của nước uống thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, phụ thuộc vào nhận thức, phong tục, tập quán và mức độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của các cộng đồng
Thuật ngữ" nước sạch "được nhiều người sử dụng và hiểu là nước không có màu, không có mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người, không có vi khuẩn gây bệnh và không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe
Theo Chính phủ (2007) đã định nghĩa trong Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, cụ thể: "Nước sạch là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng" Hiện nay, khái niệm phổ biến là
"Nước sạch trước hết là nguồn nước hợp vệ sinh được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và công việc sản xuất dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư, không sử dụng làm nước uống trực tiếp và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành" Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02: 2009/BYT được ban hành ngày 17/6/2009
Trong phạm vi nghiên cứu của đề án, tác giả thống nhất khái niệm về nước sạch đã được định nghĩa tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
1.1.2 Khái niệm dịch vụ cung cấp nước sạch
Theo Trần Đức Hạ (2006): “Dịch vụ cung cấp nước sạch là tổ hợp các dịch vụ vận chuyển nước, xử lý nước, điều hoà và phân phối nước sạch tới đối tượng có nhu cầu sử dụng nước sạch theo hình thức hợp đồng mua bán …”
Theo Phạm Quang Ảnh (2018): “Dịch vụ cung cấp nước sạch là tổng hợp các hoạt động dịch vụ nhằm phân phối, cấp nước sạch theo hình thức mua bán nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân và các tổ chức doanh nghiệp; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.”
Trong quy định của Nhà nước, DVTL được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực ngày 01/07/2018, theo đó: “Dịch vụ cung cấp nước sạch là hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nước sạch giữa doanh nghiệp thủy lợi tới các tổ chức, cá nhân cung ứng sản phẩm, dịch vụ nước với tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch.”
Từ các quan điểm trên, tác giả luận văn rút ra khái niệm DVTL như sau:Dịch vụ cung cấp nước sạch là tổng hợp các hoạt động dịch vụ mua bản liên quan đến cung cấp nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ sản xuất và đời sống của người dân
1.1.3 Vai trò của dịch vụ cung cấp nước sạch
Dịch vụ cung cấp nước sạch có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân, hoạt động sản xuất kinh tế, cụ thể:
Thứ nhất, vai trò trong đời sống sinh hoạt của người dân: Cùng với không khí, nguồn nước có vai trò căn bản trong duy trình sự sống, mọi hoạt động sống của còn người không thể tách rời nguồn nước Chính vì vậy, dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện có vai trò chủ đạo trong khai thác, điều tiết, đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân Nhiệm vụ chính của dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn đô là vận hành, khai thác, cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cuộc sống, sinh hoạt của người dân
Thứ hai, vai trò trong hoạt động sản xuất kinh tế: Hầu như mọi lĩnh vực sản xuất đều cần đến nước Nước được dùng để làm mát và vệ sinh hệ thống máy móc, thiết bị ngay tại nhà xưởng, kho bãi…Vệ sinh thiết bị và nguyên liệu sản xuất Là một nguyên liệu không thể thiếu để vận hành các lò hơi dùng trong lĩnh vực công nghiệp
Vai trò của nước trong sản xuất là nguồn năng lượng đặc biệt để phát triển công nghiệp thủy điện, công nghiệp khai khoáng Chính vì vậydịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện có vai trò quan trọng trong cung cấp, vận chuyển nguồn nước để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh tế
Thứ ba, vai trò đối với môi trường: Dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện ngoài vai trò cấp nước còn có vai trò thu nước, xử lý nước thải, loại bỏ rác thải và các tạp chất độc hại khỏi môi trường, giúp điều tiết và giữ gìn vệ sinh môi trường
Thứ tư, vai trò đối với định hướng quy hoạch xây dựng hạ tầng: Định hướng quy hoạch xây dựng hạ tầng phải phù hợp với nguồn nước và hạ tầng dịch vụ cung cấp nước sạch có thể triển khai Một địa phương muốn phát triển hạ tầng kinh tế thì phải xem xét vị trí nguồn cấp nước và điều kiện thuận lợi của việc mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn quy hoạch.
Lý luận về quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện
1.2.1.1 Khái niệm quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện
Võ Hồng Phúc (2007), cho rằng: “Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất”
Theo hướng tiếp cận về quản lý nhà nước, Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2005): “QLNN về kinh tế là sự tác động của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các chủ thể KTXH thông qua một hệ thống những công cụ nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH”
Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012)
“Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động”
Có thể hiểu, quản lý dưới góc độ của chính quyền, nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước; là tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước giao cho trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ KTXH
Như vậy có thể hiểu: Quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý thông qua các phương pháp, công cụ quản lý để định hướng hoạt động của dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện nhằm đảm bảo mở rộng và phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch để phục vụ đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh tế của người dân sinh sống trên địa bàn
1.2.1.2 Mục tiêu quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện
Quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện nhằm những mục tiêu và dựa trên các tiêu chí đánh giá sau đây:
Thứ nhất, mục tiêu nâng cao hiệu quả cung cấp nước sạch:
Việc quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện nhằm hướng tới mục tiêu chính là hiện đại hóa, xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước và dịch vụ cấp nước sạch một cách hiệu quả, nhanh chóng, đảm bảo chất lượng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh tế của người dân sinh sống trên địa bàn
Mục tiêu này được đánh giá thông qua các tiêu chí sau: Khối lượng nước sạch được cấp so với kế hoạch và nhu cầu sử dụng của người dân: Công thức: “Khối lượng nước sạch được cấp/ Tổng khối lượng cấp nước theo kế hoạch”
Thứ hai, mục tiêu đảm bảo vệ sinh môi trường và đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân:
Thông qua hệ thống công cụ quản lý, chính quyền địa phương sẽ thực hiện kế hoạch và kiểm soát đảm bảo dịch vụ cấp nước diễn ra hiệu quả để nguồn cấp nước đạt chất lượng tiêu chuẩn để không ảnh hưởng đến sinh thái môi trường và sức khỏe, đồng thời đảm bảo cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn
Mục tiêu này được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
+ Chất lượng nguồn nước cấp so với tiêu chuẩn cho phép
+ Mức độ ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của cấp nước đô thị
+ Mức độ đáp ứng của khối lượng và chất lượng nước được cấp với nhu cầu sử dụng phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân
1.2.2 Nội dung quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện 1.2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch
Quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện gồn cơ cấu các chủ thể tham gia như sau:
- HĐND, UBND là chủ thể chịu trách nhiệm cao nhất, xem xét phê duyệt và giao nhiệm vụ quản lý, phân công thực hiện quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức và phát triển dịch vụ cung cấp nước theo từng khu vực được quản ly và e áp dụng biện pháp thích hợp để chọn đơn vị cung cấp nước hoặc hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập mới các đơn vị cung cấp nước Ngoài ra, họ sẽ tổ chức giám sát việc thực hiện thoả thuận giữa đơn vị cung cấp nước và khách hàng trên địa bàn để bảo đảm rằng dịch vụ cung cấp nước đầy đủ và sẵn có để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng
- Bộ phận quản lý cung cấp dịch vụ (Doanh nghiệp thủy lợi được giao nhiệm vụ vận hành và cung ứng dịch vụ cấp nước sạch): Là bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng hạ tầng mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch Cử chuyên viên phối hợp thực hiện các hoạt động mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch, lập báo cáo kết quả tổ chức thực hiện lên lãnh đạo UBND huyện
- Bộ phận thanh tra giám sát: Là bộ phận thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm có liên quan đến quy tình quản lý, các hoạt độngmở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện
1.2.2.2 Lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch
Quy hoạch và kế hoạch cấp nước đô thị là những bước quan trọng để đảm bảo cung cấp nước cho dân cư trong thành phố Khi lập quy hoạch xây dựng, việc nghiên cứu và lập quy hoạch cấp nước đô thị là không thể thiếu
Quy hoạch cấp nước đô thị được chia thành hai giai đoạn: ngắn hạn từ 5-10 năm và dài hạn 20 năm Thời gian để lập đồ án quy hoạch cấp nước đô thị không vượt quá 12 tháng
Nhiệm vụ của việc lập quy hoạch cấp nước đô phải xem xét và dự báo sự phát triển của thành phố, phù hợp với các kế hoạch tổng thể về kinh tế-xã hội và các ngành công nghiệp, điều kiện tự nhiên và môi trường Ngoài ra, việc lập quy hoạch còn phải xác định nguồn, chất lượng, khả năng khai thác và trữ lượng nguồn nước của thành phố, tối ưu hóa việc cung cấp nước cho mọi mục đích sử dụng
Kinh nghiệm và bài học về quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại một số địa phương và bài học rút ra cho thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
1.3.1 Kinh nghiệm về quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại một số địa phương 1.3.1.1 Kinh nghiệm của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Thị xã Chí Linh nằm ở phía bắc của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 40 km về phía bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Đông bắc, hiện tại thị xã Chí Linh đã trả thành đô thị loại III của tỉnh Hải Dương
Việc dịch vụ cung cấp nước sạch đang được chính quyền thị xã quan tâm
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch: Lãnh đạo thị xã Chí Linh đã tổ chức bộ quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch với đủ thành phần chức năng theo quy định và có sự tham gia kiểm soát của UBND thị xã và quản lý tham mưu của Phòng Kinh tế- Hạ Tầng và phòng Tài Nguyên Môi trương, đồng thời có điều chỉnh cơ cấu thêm Ban Giám sát hoạt động cấp thoát nước đô thị cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Thứ hai, về lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch: Lãnh đạo thị xã Chí
Linh đã giao nhiệm vụ cho Phòng Tài nguyên Môi trường thu thập số liệu về thực tiễn theo yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất kinh tế của người dân trên địa bàn để làm cơ sở lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch bám sát thực tiễn yêu cầu cấp nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của dân cư và tổ chức kinh tế trên địa bàn Với chức trách và nhiệm vụ được giao, Phòng Tài Nguyên Môi trường phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin quy hoạch, kế hoạch mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch đủ, kịp thời để UBND thị xã Chí Linh xét duyệt, ký quyết định thực hiện
Thứ ba, về tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp nước sạch: UBND thị xã Chí
Linh đã giao nhiệm vụ cho Phòng Tài Nguyên Môi trường phối hợp với bộ phận liên quan quản lý và Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Hải Dương tổ chức thực hiện mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch theo quy hoạch, kế hoạch đã xây dựng trong giai đoạn 2020-2023 đã tiến hành xây dựng 4 trạm cấp nước, 14 điểm xử lý nước và 17 lượt nạo vét 2.800m2 lòng các hồ chứa, bảo trì 187,9km hệ thống hạ tầng ổng dẫn cấp nước Việc triển khai thực hiện kế hoạch được lãnh đạo Phòng Kinh tế Hạ tầng nghiên cứu cẩn thận và áp dụng sát kế hoạch, xin ý kiến chỉ đạo của UBND thị xã để có những điều chỉnh phù hợp với thay đổi thực tiễn
Thứ tư, về kiểm tra và xử lý vi phạm trong cung cấp nước sạch: Hàng năm,
UBND thị xã Chí Linh giao nhiệm vụ cho thanh tra thị xã phối hợp với Phòng Tài Nguyên Môi trường xây dựng chương trình thanh tra, kiểm soát hoạt động cung cấp nước sạch và kết quả thực hiện cung cấp nước sạch đảm bảo theo đúng Luật, đáp ứng khối lượng và chất lượng theo đúng yêu cầu, cũng như hình thức về mục tiêu, thời gian, nội dung, hình thức theo yêu cầu quy hoạch Trên cơ sở đó có thể theo dõi, xây dựng cơ sở dữ liệu về kết quả hoạt động cấp nước,mức độ đảm bảo về hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước trên địa bàn đang được quản lý, khai thác, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý các vi phạm trong quá trình quản lý và thực hiện mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch một cách nghiêm minh
1.3.1.2 Kinh nghiệm của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Thái Bình là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình, Việt Nam Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng của tỉnh và cũng là một trong 8 thành phố của vùng duyên hải Bắc Bộ Để quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch, chính quyền thành phố Thái Bình đã thực hiện:
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch:
Bộ máy về tổ chức bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại thành phố Thái Bình được xây dựng theo chỉ đạo của UBND thành phố Theo đó, cơ quan chuyên môn gồm Phòng Kinh tế Hạ Tầng và Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng tham mưu, giúp lãnh đạoUBND thành phố Thái Bình xây dựng bộ máy phối hợp thực hiện quản lý, đảm bảo hoạt động mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch theo yêu cầu thực tiễn và theo quy định của việc quy hoạch, xây dựng dịch vụ cung cấp nước sạch đô thị nước ta hiện nay; góp phần bảo đảm sự thống nhất và hiệu quả trong quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch
Thứ hai, về lập quy hoạch, kế hoạch mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch: Để lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch: lãnh đạo UBND thành phố Thái Bình đã chỉ đạo thực hiện các luật, chính sách của trung ương và chỉ đạo của
UBND tỉnh Thái Bình và yêu cầu trực tiếp của Sở Xây dựng Thái Bình Quy hoạch, kế hoạch được lập bám sát từ những yêu cầu thực tế về nhu cầu: Cấp nước sinh hoạt, cấp nước sản xuất, cấp nước phục vụ điều tiết môi trường…của địa phương và cơ sở hạ tầng, dịch vụ cung cấp nước sạch được giao quản lý khai thác hiện có của thành phố Việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch được giao cho Phòng Kinh tế Hạ Tầng thực hiện và lãnh đạo UBND thành phố Thái Bình xét duyệt
Thứ ba, về tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp nước sạch:
Quy trìnhvề tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp nước sạch tại thành phố Thái Bình được xây dựng và thực hiện theo quy định tại Điều 29, Luật Thủy lợi 2017
Phòng Kinh tế Hạ Tầng đã chủ động triển khai quy hoạch, kế hoạch mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch được phê duyệt tới từng bộ phận, nhân lực chịu trách nhiệm các khâu trong quy trình nắm được nội dung, thời gian công việc để chủ động phối hợp thực hiện Các hoạt động nghiệp vụ như phân bổ sản phẩm, tập huấn nhân lực, thực hiện mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch theo kế hoạch đều được giám sát chặt chẽ bằng tin học hóa (xây dựng phần mềm hỗ trợ) nhằm tránh sự thiếu hụt về nhân lực, đảm bảo thời gian và hiệu quả thực hiện mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố cao nhất
Thứ tư, vềkiểm tra và xử lý vi phạm trong cung cấp nước sạch:
Việc thanh tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thực hiện cung cấp nước sạch được lãnh đạo UBND thành phố Thái Bình thực hiện nghiêm túc, ngoài việc kiểm soát của lãnh đạo lãnh đạo UBND thành phố Thái Bình thì còn còn có sự phối hợp, giám sát của các cơ quan, ban ngành quản lý nhà nước có liên quan như Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình, đại diện UBND tỉnh…cùng phối hợp thực hiện
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Từ kinh nghiệm quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại các địa phương nói trên, tác giả có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh như sau:
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch: Việc xây dựng bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch cần có sự hợp lý, đúng quy định và thực tiễn cơ cấu của ban ngành chức năng của thị xã Quảng Yên, có sự phối hợp chặt chẽ trong hướng dẫn, quản lý, thực hiện các chính sách về tổ chức mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch Người đứng đầu bộ phận chuyên mônquản lý dịch vụ cung cấp nước sạch (Trưởng Phòng/ Trưởng bộ phận Kinh tế Hạ Tầng, Tài nguyên Môi trường) chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND thị xã Quảng Yên, trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chuyên môn do mình phụ trách
Thứ hai, về lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch: UBND thị xã Quảng
Yên cần chỉ đạo PhòngKinh tế Hạ Tầng phối hợp với Tài nguyên Môi trường thống kê đầu đủ các căn cứ về quy hoạch dịch vụ cấp nước phù hợp với mục tiêu phát triển, mở rộng xây dựng hạ tầng trên địa bàn, chỉ đạo của Sở Tài Nguyên Môi trường và Sở Xây dựng, tình hình thực tiễn về thủy lợi và điều kiện tự nhiên, nhu cầu về nguồn nước cần cung ứng cho sản xuất và đảm bảo đời sống của người dân để tổng hợp thành dự toán kế hoạch cung cấp nước sạch trong thời gian tới và thiết kế các bước thực hiện, phân bổ nhân lực, vật tư kỹ thuật một cách phù hợp sát thực tiễn nhất Đồng thời xác định nhân lực phù hợp cho các vị trí cán bộ, phòng ban phối hợp thực hiện kế hoạch hiệu quả nhất
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Tổng quan về thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh và hệ thống cấp nước trên địa bàn thị xã
2.1.1 Tổng quan về thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quảng Yên là một thị xã trung du ven biển nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh Thị xã Quảng Yên nằm giữa tam giác 3 thành phố Hạ Long, Uông Bí, Hải Phòng Phía Đông Bắc giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Uông Bí; Phía Tây Bắc giáp thành phố Uông Bí;Phía Tây Nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng;
Phía Đông giáp thành phố Hạ Long; Phía Đông Nam giáp đảo Cát Bà - thành phố Hải Phòng;
Thị xã Quảng Yên (được thành lập theo Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 25/11/2011 của Chính phủ) nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Ninh và giáp thành phố Hạ Long và trên nhiều tuyến giao thông quan trọng Về đường bộ có các trục đường quốc lộ 18, 10, đường Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; tỉnh lộ 331, 338 Đường sắt có tuyến đường Quảng Ninh– Hạ Long đi qua địa bàn; về đường thủy nằm trên tuyến đường ven biển Bắc Bộ nối Hải Phòng – Quảng Ninh với các tỉnh ven biển trong nước và quốc tế Quảng Yên có 11 phường: Quảng Yên, Đông Mai, Minh Thành, Cộng Hòa, Tân An, Yên Giang, Nam Hòa, Hà An, Phong Hải, Yên Hải; 8 xã: Sông Khoai, Hiệp Hòa, Tiền An, Hoàng Tân, Cẩm La, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong
Thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửa sông ven biển, có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Đất đai tại Quảng Yên nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm đất chính là đồng bằng, đồi núi và đất bãi bồi cửa song Trong đó, đất đồng bằng chiếm 44,% diện tích, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê Vùng đồi núi chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc, bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông
Quảng Yên có khí hậu đặc trưng của vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Thời tiết nơi đây phân hóa thành 2 mùa gồm mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, còn mùa đông lạnh và khô Trong đó, Mùa hè thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 đến 24 °C, Số giờ nắng trung bình 1700 - 1800 giờ /năm Lượng mưa trung bình hàng năm gần 2000 mm, cao nhất có thể lên đến 2650 mm Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình hàng năm 160 - 170 ngày Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung bình 82%, cao nhất vào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11 Với những lợi thế về thời tiết, Khí hậu Quảng Yên rất thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phát triển du lịch
2.1.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội a) Về kinh tế
Thị xã Quảng Yên, là một trong những vùng trọng điểm phát triển công nghiệp dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do biến động kinh tế thế giới và đại dịch covid-19 nhưng trong giai đoạn 2021 – 2023, thị xã Quảng Yên vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao với tốc độ tăng bình quân là 6,91%/năm, tính riêng năm 2023 tăng 8,66% GDP bình quân đầu người đạt 86,581 triệu đồng năm 2023, cao hơn mức bình quân chung của cả nước Thu NSNN năm 2023 đạt 5.965,285 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 5,80% Thu NSNN đạt và tăng cao qua các năm là điều kiện thuận lợi để tỉnh chủ động nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của thị xã Quảng Yên giai đoạn
GDP giá hiện hành Tỷ đồng 35.393 36.940 41.713
Tăng trưởng kinh tế GDP % 5,37 6,72 8,66 Đầu tư thực hiện trên địa bàn Tỷ đồng 10.792 11.890 19.608
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Quảng Yên giai đoạn 2020-2023
Khu vực công nghiệp - TTCN và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của thị xã Quảng Yên với giá trị sản xuất đạt 8.110 tỷ đồng, chiếm 62,7% trong năm 2021 Tốc độ tăng trưởng của khu vực này từ năm 2015 đến 2021 đạt 19,4%, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ
Khu vực nông - lâm - thủy sản cũng góp phần quan trọng vào kinh tế của Quảng Yên Năm 2021, giá trị sản xuất của khu vực này đạt khoảng 1.968, 5 tỷ đồng, chiếm 15,2% và tăng 3% so với cùng kỳ Điều này cho thấy sự gia tăng và bền vững trong ngành nông nghiệp
Khu vực dịch vụ cũng có bước tiến khá tích cực trong năm 2021 Với giá trị sản xuất đạt khoảng 2.858 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 22, 1%, ngành dịch vụ đã cho thấy xu hướng phát triển tích cực và chính xác
Tổ chức các loại hình công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã giúp cơ cấu kinh tế của Quảng Yên chuyển dịch theo hướng tích cực Năm 2021, khu vực nông nghiệp (bao gồm nông - lâm - thủy sản) chiếm tỷ trọng là 15,2%, trong khi khu vực công nghiệp - xây dựng đã chiếm tỷ trọng lớn nhất là 62,7% Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp và sự đa dạng hóa trong cơ cấu kinh tế Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 22,1%
Quảng Yên cũng đang tận dụng các thế mạnh của mình để phát triển kinh tế biển và công nghiệp Hiện có một số cụm công nghiệp và xây dựng đã được đầu tư và hoạt động hiệu quả như Cụm công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thuyền Hà An, Cụm công nghiệp Km7, Cụm công nghiệp và sửa chữa tàu quy mô 200 ha tại phường Hà An, Nhà máy sửa chữa tàu biển của Công ty CP vận tải Biển Bắc, nhà máy gạch Thạch Bàn Xanh, nhà máy gạch Xuân Lãm, khu công nghiệp Đông Mai, khu Công nghiệp Sông Khoai, Khu công nghiệp và cảng Nam Tiền phong và đầm nhà Mạc Thị xã cũng đã và đang tăng cường công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ cho các dự án phát triển công nghiệp khác như Khu phức hợp Hạ Long Xanh
Tóm lại, cơ cấu kinh tế của Quảng Yên đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ Đồng thời, việc khai thác thế mạnh của vùng biển và tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã giúp thị xã này có sự phát triển mạnh mẽ trong kinh tế b) Về xã hội:
Thị xã Quảng Yên có 19 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 phường: Cộng Hòa, Đông Mai, Hà An, Minh Thành, Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải, Quảng Yên, Tân An, Yên Giang, Yên Hải và 8 xã: Cẩm La, Hiệp Hòa, Hoàng Tân, Liên Hòa, Liên Vị, Sông Khoai, Tiền An, Tiền Phong
- Giáo dục – đào tạo: Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục có bước phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội Công tác đào tạo được quan tâm, quy mô ngành nghề đào tạo được mở rộng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn thị xã Duy Tiên và xuất khẩu lao động
- Văn hóa: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, toàn thị xã Quảng Yên có 7 tôn giáo khác nhau với 14.663 tín đồ, nhiều nhất là đạo Tin Lành đạt 9.226 người, tiếp theo là Công giáo có 4.960 người, Phật giáo có 460 người Lĩnh vực văn hóa, thông tin có chuyển biến và tiếp tục phát triển đa dạng hơn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, tuyên truyền phổ biến pháp luật góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân
Phân tích thực trạng quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2023
2.2.1 Thực trạng bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch
Bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh gồm các cơ quan, bộ phận như sau:
Hình 2.1: Bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: UBND thị xã Quảng Yên
- UBND thị xã Quảng Yên: là chủ thể chịu trách nhiệm cao nhất, xem xét phê duyệt và giao nhiệm vụ quản lý, phân công thực hiện quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn
- Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh: Là doanh nghiệp được chọn để cung ứng dịch vụ cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên Công ty trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng hạ tầng mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch Cử chuyên viên phối hợp thực hiện các hoạt động mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch, lập báo cáo kết quả tổ chức thực hiện lên lãnh đạo UBND thị xã
Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh Phòng Tài nguyên
Xí nghiệp nước Quảng Yên
- Phòng Tài Nguyên Môi trường: Có nhiệm vụ quan trắc, theo dõi thình hình cấp nước, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về cung cấp nước sạch và thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm có liên quan đến cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã
Phòng Kinh tế hạ tầng: Là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý hệ thống kỹ thuật, theo dõi tình hình quy hoạch xây dựng hệ thồng cấp nước và cơ sở vật chất phục vụ quy trình thực hiện cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã
Xí nghiệp nước Quảng Yên: Là bộ phận trực tiếp thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ cung cấp nước sạch như cung ứng nước, bảo trì công trình cấp nước theo kế hoạch, chiến lược được Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh đề ra
Bảng 2.3 Cơ cấu nhân lực quản lý cung ứng dịch vụ cung cấp nước sạch tại huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 2021-2023 ĐVT: Người
TT Thông tin Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Nguồn: Báo cáo thống kê của UBND thị xã Quảng Yên Đến năm 2023, tổng số cán bộ, công chức của quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là 93 người, trong đó:
- Về trình độ chuyên môn: 2 người có trình độ sau đại học và 64 người có trình độ Đại học và 27 người có trình độ dưới đại học
- Về giới tính: giới tính Nam 72 người và giới tính Nữ 21 người
- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi 24 người, từ 35 tuổi đến 45 tuổi 39 người; trên 45 tuổi 30 người
Như vậy, có thể thấy rằng nhân lực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh tương đối đầy đủ, chủ yếu là nhân lực của các Tổ vận hành hệ thống cấp nước, nguồn nhân lực có tuổi đồi chủ yếu từ 35-trên 45 tuổi, chủ yếu là nam giới nên tương đối phù hợp với yêu cầu công việc kỹ thuật trong công tác thực hiện cung ứng dịch vụ cung cấp nước sạch tại địa phương
2.2.2 Thực trạng lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước sạch
Căn cúcứ vào các quyết định: (1) Quyết định số 1791/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030; (2) Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 01/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 khu phức hợp, công nghiệp, công nghệ cao tại thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, quy hoach kế hoạch cung cấp dịch vụ nước sạch tại thị xã Quảng Yên giai đoạn 2021 – 2030 như sau: Đối với công trình nước mặt
Nâng cấp, sửa chữa công trình: (1) - Sửa chữa, nâng cấp 02 hồ thuộc xã Tiền An phục vụ cấp nước nông nghiệp, gồm: Hồ Khe Thự, hồ Khe Giá (2) Hoàn thành xây dựng nhà máy nước Yên Lập công suất 100.000 m3 /ngày đêm, cấp nước cho cả
Tây Hạ Long, thành phố Uông Bí - Biểu Nghi và thị xã Quảng Yên Trong đó lượng nước cấp cho khu vực Tây Hạ Long là 30.000 m3 /ngày đêm và Quảng Yên là 50.000 m3 /ngày đêm, cung cấp cho các khu vực phường, xã sau: Minh Thành, Đông Mai, Tân An, Hoàng Tân, Hiệp Hòa, Yên Giang, Cộng Hòa, Tiền An; Uông Bí là 20.000 m3 /ngày đêm (3) Nâng cấp cải tạo nhà máy nước Quảng Yên lấy nước từ hồ Yên Lập với công suất 10.000 m3 /ngđ cung cấp cho phường Quảng Yên
Xây mới công trình: (1) Xây dựng hồ Liên Hòa lấy nước từ hồ Yên Lập với dung tích 100.000 m3 phục vụ cấp nước sinh hoạt.(2) Xây dựng nhà máy nước Liên Vị tại xã Liên Vị công suất: 45.000 m3 /ngày đêm, cung cấp cho xã Liên Vị, Tiền
Phong, khu vực Đầm nhà Mạc, khu công nghiệp Nam Tiền Phong (3) Xây dựng nhà máy nước Cẩm La tại phường Cẩm La công suất: 15.000 m3 /ngày đêm, cung cấp nước cho các khu vực phường xã: Nam Hòa, Cẩm La, Yên Hải.(4) Xây dựng nhà máy nước tại xã Tiền Phong để cung cấp cho khu vực nhà máy đóng mới sửa chữa tàu thuyền, khu vực công nghiệp Nam Tiền Phong và Bắc Tiền Phong
Kế hoạch dài hạn: (1) Nâng cấp, sửa chữa 03 hồ phục vụ cấp nước nông nghiệp gồm: hồ Bồng Ngai (xã Hoàng Tân), hồ Ông Xuyên (phường Cộng Hòa), hồ Rộc Bồng (xã Hiệp Hòa).(2) Nâng công suất nhà máy nước Liên Vị lên công suất: 90.000 m3 /ngày đêm, cung cấp cho xã Liên Vị, Tiền Phong, khu vực Đầm nhà Mạc, khu công nghiệp Nam Tiền Phong (3) Nâng cấp công suất nhà máy nước Yên Lập lên 270.000 m3 /ngày đêm Đối với công trình nước dưới đất:
Trong quá trình xây dựng công trình khai thác nước dưới đất, cần tiến hành thăm dò nguồn nước dưới đất để đánh giá lượng nước có thể khai thác được của giếng khoan, đồng thời đảm bảo mực nước hạ thấp thực tế không vượt quá mực nước hạ thấp cho phép, không gây cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước đến công trình khai thác
Nên lưu ý rằng chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất cũng cần được kiểm soát để đảm bảo việc khai thác nước đạt hiệu quả nhất Trong kỳ quy hoạch, không khai thác nước dưới đất tại các khu vực xã, phường: Nam Hòa, Cẩm La, Phong Hải, Yên Hải, Phong Cốc, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong
Đánh giá chung về thực trạng quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, tính đến hết năm 2023, trên địa bàn thị xã Quảng Yên có 3 trạm cấp nước tập trung thuộc Xí nghiệp nước Quảng Yên – Chi nhánh thuộc Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh bao gồm: (1) Trạm cấp nước Quảng Yên, (2) trạm cấp nước Phong
Cốc, (3) trạm cấp nước Phong Cốc, trạm cấp nước Liên Hòa và 2 trạm cấp nước tư nhân bao gồm: (4) Trạm cấp nước Nam Hòa thuộc Công ty TNHH Thành Tú, (5) trạm cấp nước Phong Hải thuộc Công ty TNHH Hồng Quảng
Các trạm cấp nước tập trung trên địa bàn thị xã Quảng Yên đều có nguồn nước đầu vào lấy từ hồ Yên Lập, thông qua hệ thống kênh mương thủy lợi chảy vào hồ chứa nước tại các trạm cấp nước tập trung Lượng nước cấp thực tế của các trạm cấp nước tập trung trên địa bàn thị xã Quảng Yên là 7.894 m3 /ngày (đạt khoảng 74,61% công suất theo thiết kế) Tỷ lệ người dân được sử dụng nước máy khoảng 60% tổng dân số của toàn thị xã
Theo phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên, trong năm 2023, tỷ lệ dân thị xã được sử dụng nước HVS là 100%, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước HVS là 86,91%
Tỷ lệ người dân được sử dụng nước HVS là 125.695 người (chiếm 90,9% tổng dân số toàn thị xã); tỷ lệ người nghèo được sử dụng nước HVS là 2.549 người (chiếm 90,36% tổng số người nghèo toàn thị xã)
Thứ hai, UBND thị xã Quảng Yên đã tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành trung ương, có trách nhiệm quản lý đã không ngừng đổi mới thể chế, cơ chế chính sách đối với cấp nước thị xã Công việc này không chỉ dừng ở, xây dựng chiến lược và quy hoạch, định hướng phát triển, thi hành luật tài nguyên nước, tăng cường quản lý và phân cấp thị xã, mà còn bao gồm việc ban hành các nguyên tắc hướng dẫn xác định giá và khung giá nước, cải cách hành chính, phân cấp quản lý, xoá bỏ chủ quản đối với doanh nghiệp Thành công nhất trong quá trình đổi mới này là Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch Nghị định này đã tạo ra khung pháp lý nhằm định hướng cho hoạt động, quy định rõ về công tác quy hoạch vùng, quy hoạch thị xã, đầu tư phát triển cấp nước, đấu nối và hợp đồng dịch vụ cấp nước, giá nước sạch, quyền và nghĩa vụ của đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước, đảm bảo an toàn và quản lý về cấp nước Những cải tiến này đã đóng góp lớn vào việc nâng cao chất lượng đời sống dân sinh và phát triển bền vững của đất nước đã chính thức thực hiện đổi mới và cải cách hành chính, với việc loại bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp, phân cấp quản lý cho các sở ban ngành và uỷ ban nhân dân Điều này mang lại các giá trị mới cho ngành cấp nước tại Quảng Yên, giúp tăng cường hiệu quả hoạt động trong khu vực này Bên cạnh đó, việc đổi mới doanh nghiệp cấp nước cũng là một bước tiến quan trọng, đồng thời bàn giao hệ thống cấp nước các huyện, thị xã và thẩm định trình duyệt phương án giá nước, cũng là mục tiêu không thể thiếu Tất cả các nỗ lực này nhằm góp phần đổi mới và thực hiện chính sách để ngành nước Quảng Yên phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường và tiến trình thị xã hoá Sự trăn trở tìm tòi hướng đổi mới của chính quyền các cấp và Xí nghiệp cấp nước Quảng Yên được thể hiện qua sự đổi mới và tăng cường quản lý trong ngành này Đây là nỗ lực đáng khích lệ của Quảng Yên trong việc phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của người dân trong khâu cung cấp nước sinh hoạt
Thứ ba, hiện nay, hệ thống cung cấp nước sạch tại thị xã Quảng Yên được quản lý chủ yếu bởi xí nghiệp nước Quảng Yên Đây là một đơn vị có nhiệm vụ thiết lập tổ chức để phát triển sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch Xí nghiệp đặt mục tiêu lập dự án nhà máy mới, nâng cao công suất nhà máy hiện tại và đầu tư mở rộng hệ thống đường ống để phát triển khách hàng Tổ chức sản xuất nước và cung cấp dịch vụ cấp nước ổn định cho khách hàng chính là mục tiêu tối cao của công ty, đảm bảo số lượng và chất lượng nước theo hợp đồng dịch vụ cấp nước
Tổ chức quản lý và khả năng vận hành hệ thống cấp nước tại thị xã Quảng Yên do Xí nghiệp nước Quảng Yên đảm trách luôn phát triển và trưởng thành, đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công nhân kỹ thuật, công nhân vận hành Xí nghiệp tổ chức sản xuất và quản lý hợp lý, làm chủ dây chuyền công nghệ hiện đại và tìm giải pháp hạn chế thất thoát và thất thu, với tỷ lệ giảm thấp hơn mức trung bình cả nước Ngoài ra, tình hình cung cấp nước sạch cho sinh hoạt được cải thiện về sản lượng và chất lượng, tiếp tục nâng cao hơn nữa Trong những năm qua, Xí nghiệp nước Quảng Yên đã hoàn thành nhiệm vụ cấp nước sạch thị xã trên địa bàn của mình
Thứ tư, công tác lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên đã được thực hiện cơ bản đúng quy định hiện hành Quy hoạch, kế hoạch hoạt động cấp nước của UBND thị xã Quảng Yên giai đoạn 2020 - 2023 cũng đã thể hiện đầy đủ dự kiến các bước thực hiện và các thông số dự toán gồm: Số lượng cơ sở hạ tầng cấp nước được quy hoạch phát triển, khối lượng nước được cấp, số hộ dân và tổ chức được cấp nước, mức độ đáp ứng của việc cấp nước với nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, điện tích mạng lưới dịch vụ cung cấp nước sạch được mở rộng bao phủ
Thứ năm, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên bám sát theo định hướng phát triển thoát nước giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh được lồng nghép trong định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 Cơ bản đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch và đảm bảo đáp ứng như cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, chất lượng nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn và cơ sở hạ tầng dịch vụ cung cấp nước sạch ngày được mở rộng, nâng cấp trên các xã, phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Thứ sáu, công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên được UBND thị xã Quảng Yên thực hiện kiểm soát định kỳ hàng tháng kết hợp với kiểm soát đột xuất công tác hoạt động cấp nước, kịp thời phát hiện một số vi phạm như chất lượng dự án xây dựng mở rộng không đạt tiêu chuẩn, dịch vụ cung cấp nước sạch khu vực đưa vào hoạt động chưa đạt công suất thiết kế, chất lượng nước được cấp chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định những sai sót được phát hiện và điều chỉnh kịp thời
Thứ nhất, hạn chế trong bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch:
Bộ máy quản lý dịch vụ cấp nước sạch tại thị xã Quảng Yên chủ yếu cơ cấu do do Phòng Kinh tế Hạ Tầng, phối hợp với Phòng Tài Nguyên Môi trường thị xã Quảng Yên thực hiện nhưng số lượng nhân lực hạn chế Trong quá trình triển khai thực hiện, bộc lộ nhiều hạn chế như đùn đẩy trách nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ còn quan liêu và số lượng cán bộ công chức trong bộ máy chưa đủ số lượng đáp ứng khối lượng công việc, ngoài ra các nhân lực trong bộ máy còn phải làm các công việc chuyên môn khác thuộc nhiệm vụ của mình và của UBND thị xã Quảng Yên giao nên hiệu quả chuyên môn trong quản lý giảm sút, công việc áp lực và quá tải đổi với bộ máy quản lý hiện nay Về cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động cấp nước chưa rõ ràng, bộ phận chuyện trách ngành cấp nước chưa được đổi mới đúng tầm, chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý hoạt động cấp nước sạch thị xã Số lượng cán bộ chuyên quản của cơ quan quản lý vẫn còn thiếu trong khi số lượng đơn vị và đầu mối công việc phải quản lý nhiều vì vậy việc bố trí cán bộ chuyên quản công tác cấp nước là rất khó khăn Thêm vào đó, cán bộ được phân công làm công tác quản lý cấp nước đều là những cán bộ kiêm nhiệm vì vậy nghiệp vụ và chuyên môn chưa sâu Đầu tư phát triển cấp nước thị xã thiếu quy hoạch, không đồng bộ, chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các quy hoạch khác gây lãng phí và không hiệu quả
Bên cạnh đó, năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên tuy đã được chú trọng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và bổ sung các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực thi công việc để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ được giao có chất lượng, song còn một số cán bộ đặc biệt là cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm công tác, còn lúng túng trong xử lý những tình huống thực tế đang diễn ra nên chất lượng công tác quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch chưa cao Vẫn còn một số cán bộ chưa sử dụng thành thạo và triệt để các máy móc, thiết bị, các công cụ, phần mềm hỗ trợ công việc nên hiệu quả công việc chưa cao
Bộ phận chuyên trách ngành cấp nước hiện tại chưa thể thực sự đáp ứng được tất cả các nhiệm vụ liên quan đến quản lý và hoạt động cung cấp nước sạch tại thị xã theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu Điều đáng chú ý, tổ chức chuyên trách ngành nước chưa hoạt động một cách hiệu quả, thấp hơn so với những yêu cầu đặt ra Vì vậy, tại Quảng Ninh nói chung và Quảng Yên nói riêng, Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch Xây dựng hiện không có đầy đủ kỹ sư ngành nước và cán bộ chuyên trách, không thể tiếp cận, giám sát các hoạt động cung cấp nước thị xã một cách hiệu quả
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác đầu tư, quản lý và bảo vệ hệ thống dịch vụ cấp nước là mong muốn của xã hội hiện đại, nơi mà sự tương tác và cộng tác của tất cả mọi người là chìa khóa cho thành công của các dự án công cộng Tuy nhiên, tại Quảng Yên hiện nay, việc huy động vốn đầu tư gần như khó khăn Ngoài số vốn đầu tư ứng trước (tức bỏ vốn ra đầu tư và thu hồi vốn sau) của cụm dân cư ở khu vực nào đó đầu tư hệ thống đường ống phân phối mạng cấp III, xuất phát từ một vài người có tiền mà nhà của họ ở khu vực đó, chủ yếu vẫn là nhà nước Lý do cho hiện trạng này là do bỏ vốn đầu tư cấp nước không hiệu quả, thu hồi vốn chậm và chưa có chính sách huy động nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng Việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn và vấn đề bất hợp lý về giá cước nước chưa được giải quyết Từ đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống cấp nước, việc tạo điều kiện và khuyến khích đóng góp của công đồng là rất cần thiết và đóng vai trò vô cùng quan trọng
Thứ hai, hạn chế trong lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước sạch:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Mục tiêu, phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ câp nước sạch tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1 Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ câp nước sạch tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Việc đảm bảo cung cấp nước an toàn tại thị xã Quảng Yên được thực hiện thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát và khai thác, song song với việc bảo vệ tài nguyên nước quốc gia Mục tiêu của việc này là để quản lý rủi ro và khắc phục những sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, hệ thống xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng
Hơn nữa, việc đảm bảo cung cấp nước liên tục, đủ lượng và duy trì áp lực phù hợp đã được chú trọng Đồng thời, chất lượng nước cũng được đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy chuẩn Tất cả những điều này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người Để làm được điều này, việc đào tạo cán bộ và đổi mới công tác quản lý đã được thực hiện nhằm phù hợp với đường lối công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước
Ngoài ra, việc phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới cũng được tăng cường thông qua việc chuyển giao công nghệ Mục tiêu là từng bước hiện đại hóa hệ thống cấp nước thị xã
Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu cụ thể cho giai đoạn đến năm 2030, việc triển khai các hoạt động cấp nước an toàn tại thị xã Quảng Yên theo phương châm nguồn lực sẽ được huy động để thực hiện các công việc như xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình quá cũ, xây dựng hệ thống cấp nước để đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước lớn nhất cho giai đoạn đến năm 2030
Mục tiêu là để có tỉ lệ dân cư trên địa bàn thị xã được cung cấp nước sạch từ
95% - 100% Chất lượng của nước phải tuân thủ theo QCVN 02:2009/BYT được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế Đồng thời, tỉ lệ mất mát và tổn thất của nước phải giảm xuống dưới mức trung bình là 18% cho toàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vào năm 2030
3.1.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ câp nước sạch tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên đến năm 2030 như sau:
- Thứ nhất, khi lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch, UBND thị xã Quảng Yên cần bám sát định hướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan, đặc điểm tình hình thực tế đơn vị và phối hợp chặt chẽ các phòng ban có liên quan để xây dựng kế hoạch hoạt động cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
- Thứ hai, trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch phải chú trọng phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung và khu công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng; Khuyến khích tái sử dụng nước mưa phục vụ các mục đích khác nhau nhằm tiết kiệm tài nguyên nước, chống ngập úng đô thị; Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm, nguồn thu từ dịch vụ cấp nước phải đáp ứng chi phí dịch vụ cấp nước
Việc xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình cấp nước phải đồng bộ, bảo đảm kết nối với các công trình trên mạng lưới cấp nước; Bảo đảm công suất để vận chuyển, cấp nước đảm bảo nhu cầu sử dụng sinh hoạt và sản xuất của người dân Đô thị, khu dân cư tập trung mới phải xây dựng dịch vụ cung cấp nước sạch riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa để tổ chức đấu nối, thu gom và vận chuyển nước thải, đáp ứng nhu cầu cấp và thoát nước trong khu vực
- Thứ ba, đối với công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong cung cấp nước sạch phải thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện chấn chỉnh những sai sót phát hiện trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch cấp nước tại các bộ phận quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên Đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước đúng quy định về tiêu chuẩn đưa vào sinh hoạt
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch
Việc tập trung hoàn thiện bộ máy phục vụ công tác quản lý là việc quan trọng góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp nước Chất lượng cùng hiệu quả công tác của bộ máy quản lý nhà nước về cấp nước tại thị xã có vai trò cực kỳ to lớn đối với công tác quản lý trong lĩnh vực này Khi bộ máy được tổ chức chặt chẽ, bảo đảm có đủ số lượng cùng chất lượng cán bộ, viên chức phục vụ trong việc quản lý nhà nước lĩnh vực cấp nước, công tác quản lý nhà nước sẽ được phần nào hoàn thiện
Lãnh đạo UBND thị xã Quảng Yên cần có sự xem xét cơ chế phối hợp trong bộ máy với vị trí công tác và hoạt động nghiệp vụ thực tiễn của các phòng chuyên môn của Sở trước khi phân công chức năng nhiệm vụ quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch để có sự hợp lý trong tổ chức bộ máy cũng như có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả, không chồng chéo đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình tổ chức quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên Để tiếp tục hoàn thiện việc phân cấp quản lý nội dung quản lý nhà nước, chúng ta cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý ngành nước từ trung ương đến địa phương Đồng thời, ta cần tăng cao năng lực và triển khai một cách triệt để việc phân cấp quản lý nhà nước trong việc làm việc với các bộ, ngành và chính quyền địa phương Ngoài ra, ta cũng cần tập trung vào vai trò của các tổ chức chỉ đạo và quản lý ngành ở trung ương, nhằm tăng cao khả năng quản lý của các chính quyền địa phương trong việc điều hành dịch vụ nước sạch cho khu vực thị xã Đặc biệt, ta nên tập trung vào việc tăng cao khả năng của các công ty cấp nước
Tại địa phương, hoạt động cấp nước trên địa bàn được quản lý bởi UBND thị xã Quảng Yên Trong thời gian sắp tới, Chính phủ cần tăng cường việc phân cấp chi tiết và rõ ràng đối với hoạt động cung cấp nước sạch trong các khu vực thị xã của tỉnh Đây là một trách nhiệm trực tiếp mà Chính phủ đã phê duyệt và quyết định về sản xuất, cung cấp và sử dụng nước sạch tại từng địa phương Các nhiệm vụ bao gồm lập kế hoạch cho hệ thống cung cấp nước, đầu tư để phát triển hệ thống này, chọn nhà thầu để triển khai dự án, ký kết hợp đồng dịch vụ và quyết định về giá nước Để tăng cường khả năng quản lý, UBND thị xã nên gia tăng nguồn nhân lực trong việc quản lý các ngành có liên quan và ở mức huyện Hiện tại, Sở Xây dựng Quảng Ninh không có chuyên viên chuyên về cấp nước, do đó việc tham mưu cho UBND thị xã trong lĩnh vực cấp nước, đặc biệt là trong việc đánh giá các dự án đầu tư và quy hoạch cấp nước cho thị xã trở nên khó khăn Ngoài ra, cấp tỉnh và cấp huyện phải có sự chỉ đạo mạnh mẽ đối với cấp phường, nhằm gắn kết trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của các cấp này Vì cấp phường là người trực tiếp liên kết giữa người dân, chính quyền và công ty cung cấp nước
Nâng cao năng lực của Công ty cấp nước: Nghiên cứu về việc biến đổi Công ty cấp nước theo mô hình thích hợp và hoạt động kinh doanh đích thực, đồng thời tự chủ được tài chính Để làm được điều này trước tiên, phải loại bỏ hoàn toàn ràng buộc từ chế độ quản lý, xây dựng cơ chế rõ ràng minh bạch để công ty có thể chuyển sang hoạt động kinh doanh; thứ hai, để đảm bảo tính tự chủ về tài chính cho công ty Nhà nước và công ty cần triển khai các giải pháp một cách liên tục; trong đó Nhà nước phải áp dụng chính sách giá nước hợp lý, Công ty phải sở hữu nguồn nhân lực từ các quản lý cho đến nhân viên vận hành, để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động như triển khai hiệu quả các dự án đầu tư và ngăn chặn sự mất mát và tiêu thụ không hiệu quả của nước Khi có khả năng tài chính vững mạnh, công ty sẽ thu hút được sự đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển hệ thống cấp nước Hiện tại,thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã bắt đầu tiến hành quá trình cổ phần hóa – XNN Quảng Yên, Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh Mục tiêu là trong vòng 5 năm, XNN Quảng Yên có khả năng tự chủ về tài chính
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch
Công tác quy hoạch và kế hoạch cấp nước thị xã là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý các hoạt động cấp nước trên địa bàn thị xã, có vai trò quan trọng trong việc định hướng các hoạt động khác trong lĩnh vực này Vì thế, để hoàn thiện công tác quản lý các hoạt động cấp nước, việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và kế hoạch cấp nước là điều cần thiết Để nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch và kế hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, việc tập trung vào một số nội dung chính sau đây là cần thiết:
- Thứ nhất, hoạch định quy hoạch, kế hoạch xây dựng cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên cần được xây dựng dựa trên sự khảo sát, điều tra, thu thập thông tin số liệu về kết quả lập quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện tổng hợp những năm trước, nghiên cứu tình hình hạ tầng kỹ thuật cấp nước (hồ chứa, trạm cấp nước, hệ thống đường ống dãn nước sạch ) do Phòng Kinh tế- Hạ Tầng thị xã Quảng Yên quản lý, điều tiết để lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch sát thực tiễn và hiệu quả Xem xét phương án, hình thức, thời gian, khối lượng cấp và rủi ro có thể phát sinh trong năm
Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với với cơ quan quản lý nhà nước Trung ương
- Kiến nghị Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật: Tăng cường chức năng giám sát trong lĩnh vực môi trường nói chung và đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cấp nước nói riêng nhằm thúc đẩy phát triển KTXH bền vững theo mục tiêu mong muốn Xem xét chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đô thị, Luật Bảo vệ môi trường và sớm ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết và điều kiện áp dụng
- Kiến nghị Chính phủ quan tâm bố trí tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch Rà soát, điều chỉnh, ban hành kịp thời quyết định liên quan nhằm bảo đảm đủ cơ sở pháp lý để các địa phương kịp thời có kế hoạch thực hiện quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch
- Kiến nghị Bộ Xây dựng quan tâm triển khai các chính sách liên quan đến công tác quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch, các quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật, đầu tư triển khai lĩnh vực cấp nước Có chủ trương đề xuất sửa đổi các Nghị định về Hạ tầng kỹ thuật cấp nước; trình Chính phủ phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng Sớm đề xuất Luật cấp thoát nước trình Quốc hội thông qua năm 2025 - 2030
3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- Kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo hoàn thiện hướng dẫn quy định, chính sách quy hoạch đô thị nói chung và hoạt động cung cấp nước sạch nói riêng trên địa bàn
- Kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tăng cường QLNN; thực hiện rà soát, đánh giá xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về tổ chức hoạt động cấp nước trên địa bàn Đồng thời, qua quá trình thanh tra, kiểm tra, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND thị xã Quảng Yên tổng hợp các vướng mắc phát sinh về chế tài QLNN, việc tổ chức hoạt động cấp nước tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý
Là một hoạt động quan trọng được xác định ngay từ ngày đầu thành lập thị xã Quảng Yên Hoạt động quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên hiện nay đã không ngừng được củng cố về chất lượng cán bộ thực hiện; quy trình thực hiện không ngừng được đổi mới và dần được hoàn thiện Kết quả hoạt động cấp nước của UBND thị xã Quảng Yên đã phản ánh, đánh giá tình hình triển khai hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị chuyên môn địa phương, chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, sai sót; cảnh báo được những rủi ro có thể xảy ra
Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng lý luận, thực tiễn về quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch nói chung và kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên nói riêng, đề xuất đã đề xuất một số giải pháp, trong đó các giải pháp được chú trọng là: Hoàn thiện bộ máy quản lý dịch vụ cấp nước sạch; Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch; Nâng cao hiệu quả đầu tư, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch;
Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước sạch được cung cấp; Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và xử ý vi phạm trong hoạt động cấp nước sạch… Đề án cũng đã đề xuất một số kiến nghị với cơ quan nhà nước Trung ương và UBND tỉnh Quảng Ninh để hoàn thiện việc phân công nhiệm vụ, ban hành hướng dẫn cụ thể phù hợp với những quy định hiện hành trong quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên Để thực hiện hiệu quả, đồng bộ và thống nhất những đề xuất, kiến nghị và giải pháp cơ bản nêu trên, cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo tích cực của cấp Ủy, chính quyền địa phương và sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ làm công tác tổ chức thực hiện xây dựng, vận hành dịch vụ cung cấp nước sạch đô thị và cán bộ trong bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Quảng Yên
Qua đó có thể khẳng định rằng, bản đề án hiện tại đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phạm Quang Ảnh (2018), “Quy hoạch hạ tầng thủy lợi khu vực Đông Nam
Bộ”, Luận án Tiến Sĩ, Đại học Thủy Lợi, Hà Nội
2 Bộ Xây dựng (2012), Thông tư Số: 08/2012/TT-BXD về hướng dẫn thực hiện cấp nước an toàn, Hà Nội
3 Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07-2/2016/BXD ngày
01/02/2016 về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ thuật công trình cấp thoát nước, Hà Nội
4 Bộ Xây dựng (2020), Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BXD được ban hành ngày
27/4/2020 về Nghị định cấp nước, Hà Nội
5 Bộ Xây dựng (2023), Thông tư số 15/2023/TT-BXD ngày 15/12/2023 hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật cấp nước và xử lý nước thải, khu dân cư tập trung, Hà Nội
6 Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh (2023) Báo cáo về mạng lưới và kết quả hoạt động cấp nước trên địa bàn thị xã Quảng Yên 2020-2023, Quảng
7 Chính phủ (2001), Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, Hà Nội
8 Chính phủ (2007), Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch., Hà Nội
9 Trần Đức Hạ (2006), Giáo trình cấp nước đô thị, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
10 Nguyễn Bảo Hậu (2019), Quản lý hệ thống cấp thoát nước khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thị xã Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
11 Nguyễn Mạnh Hùng (2020), Quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch cho thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
12 Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình
Quản lý học, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.