1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico

67 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Nhựa Bảo Vân (Bavico)
Tác giả Cao Thành Minh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Hưng
Trường học Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 537,74 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (15)
  • 2. Xác định vấn đề nghiên cứu (16)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (16)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 6. Ý nghĩa của đề tài (17)
  • 7. Về đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 1 (19)
    • 1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh (19)
    • 1.2. Lý luận về quản trị chiến lược (19)
      • 1.2.1. Định nghĩa về quản trị chiến lược (19)
      • 1.2.2. Những đặc tính cơ bản của chiến lược (20)
      • 1.2.3. Hoạch định chiến lược (21)
      • 1.2.4. Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược (23)
      • 1.2.5. Các cấp quản trị chiến lược (23)
      • 1.2.6. Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến công tác xây dựng chiến lược24 1.3. Các công cụ hoạch định chiến lược (24)
      • 1.3.1. Ma trận SWOT (24)
      • 1.3.2. Ma trận BCG (25)
      • 1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (26)
      • 1.3.4. Ma trận QSPM (26)
      • 1.3.5. Ma trận SPACE (27)
  • CHƯƠNG 2 (30)
    • 2.1. Khái quát về công ty (30)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (0)
      • 2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của công ty (32)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty (34)
      • 2.1.4. Sơ đồ tổ chức bavico group (nội bộ) (34)
      • 2.1.5. Phương hướng hoạt động của công ty (0)
      • 2.1.6. Ngành nghề kinh doanh của công ty (37)
      • 2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (40)
    • 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty (43)
      • 2.2.1. Phân tích chuỗi giá trị của công ty (43)
      • 2.2.2. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bán hàng của công ty (44)
      • 2.2.3. Thị phần của Công ty (46)
      • 2.2.4. Phân tích môi trường vĩ mô của công ty (0)
      • 2.2.5. Phân tích môi trường vi mô của công ty (49)
      • 2.2.6. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty (52)
        • 2.2.6.1. Phân tích ngành và cạnh tranh (52)
        • 2.2.6.2. Các đối thủ tiềm ẩn (53)
      • 2.2.7. Hoạt động truyền thông (53)
        • 2.2.7.1. Quảng cáo (53)
        • 2.2.7.2. Hoạt động quan hệ công chúng (54)
      • 2.2.8. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và thách thức bằng SWOT (54)
  • CHƯƠNG 3 (58)
    • 3.1. Nhận xét (58)
      • 3.1.1. Ưu điểm (58)
      • 3.1.2. Những điểm hạn chế (58)
      • 3.1.3. Định hướng phát triển và chính sách (59)
    • 3.2. Đề xuất một số giải pháp xây dựng chiến lược cho Công ty (60)
    • 3.3. Kiến nghị (61)
      • 3.3.1. Đối với Nhà nước (61)
      • 3.3.2. Đối với doanh nghiệp (62)
  • KẾT LUẬN (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (67)

Nội dung

Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về các thông tinsử dụng trong công trình nghiên cứu này.Sinh viên thực hiện Trang 4 LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành khóa luận vói chủ

Xác định vấn đề nghiên cứu

Như đã trình bày ở phần trên, nếu như có được sự am hiểu một cách thấu đáo về công tác xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp nắm bắt được một cách tường tận về các vấn đề làm ảnh hưởng đến hoạt động quảng bá hình ảnh, định vị thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm của đơn vị mình trên thị trường Vấn đề nghiên cứu của đề tài được xác định là tìm cách đạt được sự am hiểu sâu hơn và đưa ra các giải pháp hiệu quả đối với công tác hoạch định chiến lược của công ty.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm ra những vấn đề quan trọng có thể làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân (Bavico) thông qua việc tiếp cận các lý thuyết về hoạch định chiến lược trong các doanh nghiệp Sau khi tìm được những vấn đề quan trọng đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản trị chiến lược tại doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu sẽ thực hiện đề xuất một số giải pháp hữu hiệu và kiến nghị có liên quan nhằm gia tăng hiệu quả của công tác quản trị chiến lược hoạt động kinh doanh tại Công ty.

Phương pháp nghiên cứu

Bằng việc ứng dụng cơ sở lý thuyết về công tác quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu này được thực hiện theo hướng tiếp cận với tình hình thực tế phát sinh nhằm điều nghiên và xác định các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân (Bavico) trên thị trường Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính như sau: (1) nghiên cứu sơ bộ định tính và (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ định tính: giai đoạn nghiên cứu định tính giúp xác định và tìm hiểu được các quy trình, quy định và chính sách của Công ty đã ban hành liên quan đến công tác quản trị chiến lược, từ đó nắm bắt được một cách thấu đáo và tường tận về cách thức xây dựng chiến lược kinh doanh trên thị trường của Công ty, quá trình nghiên cứu sơ bộ định tính này được thực hiện bằng cách thảo luận trực tiếp để nhận diện các vấn đề và thu thập thông tin cần thiết.

Nghiên cứu chính thức: Từ những thông tin thu thập được trong giai đoạn nghiên cứu định tính, đề tài tiến hành giai đoạn nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng Trước tiên, những thông tin thu thập được sử dụng để phân tích, đánh giá về thực trạng của công tác quản trị chiến lược tại Công ty, quá đó xác định được những mặt ưu điểm cần phải phát huy và những vấn đề cần phải được khắc phục trong thời gian sắp tới Sau đó, dựa trên các kết quả có được từ những số liệu được phân tích, đề tài tiến hành đề xuất các giải pháp hiệu quả và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị chiến lược tại Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân (Bavico).

Ý nghĩa của đề tài

Đề tài nghiên cứu này góp phần mang lại một số ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học cũng như hoạt động thực tiễn

Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu này góp phần chắt lọc và hoàn thiện những mô hình lý thuyết, giải pháp phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong công tác quản trị chiến lược

Về mặt hoạt động thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần giúp cho lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân (Bavico) có được cái nhìn tổng quát và đúng đắn về những vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản trị chiến lược của đơn vị Từ đó giúp cho các đối tượng liên quan đến triển khai thực hiện hoạt động bán hàng, nhà quản lý của các Công ty có cơ sở để hoạch định chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và ngày một được hoàn thiện hơn,phục vụ và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn nhằm nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng được sức mạnh cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Về đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này được trình bày thành 05 phần Nội dung của phần mở đầu giới thiệu về đề tài nghiên cứu bao gồm các mục như lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài Chương 1 trình bày khái quát về cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Chương 2 giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Công ty; tập trung vào việc tìm hiểu thực tiễn, thu thập và phân tích dữ liệu để đánh giá thực trạng công tác quản trị chiến lược tại Công tyCổ phần Nhựa Bảo Vân (Bavico) Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong chương 2, chương 3 sẽ tóm tắt và bàn luận về kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hiệu quả và kiến nghị đối với ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân(Bavico).

Khái niệm về chiến lược kinh doanh

Là một quy trình có hệ thống nhằm nói đến xác định các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Nó bao gồm từ việc phân tích môi trường để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, xác định mục tiêu dài hạn, trên cơ sở đó xây dựng, triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh sao cho phát huy đầy đủ các điểm mạnh, khắc phục tối đa các điểm yếu, tận dụng nhiều nhất các cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ.

Lý luận về quản trị chiến lược

1.2.1 Định nghĩa về quản trị chiến lược

- Hiện nay có rất nhiều nhiên cứu khác nhau về khái niệm quản trị chến lược.

- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức

- Quản trị chiến lược là một quá trình quyết định nhằm liên kết khả năng bên trong của tổ chức với các cơ hội và đe dọa của môi trường bên ngoài

- Quản trị chiến lược là một bộ phận những quyết định và những hành động quản trị ấn định thành tích dài hạn của công ty.

- Quản trị chiến lược là tiến hành sự xem xét môi trường hiện tại và tương lai, tạo ra những mục tiêu của tổ chức, ra quyết định, thực thi những quyết định và kiểm soát việc thực hiện quyết định nhằm đạt được mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai

Tóm lại, Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các yếu tố của môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai

1.2.2 Những đặc tính cơ bản của chiến lược

- Chiến lược phát triển cung cấp tầm nhìn tổng quát, mục tiêu phát triển một công ty, một ngành, một quốc gia và tổng hợp các chính sách để thực hiện các mục tiêu đó Đó là một phương tiện để quản lý, theo đuổi những lựa chọn để đảm bảo đối tượng chiến lược có khả năng cạnh tranh hướng đến phát triển Chiến lược phát triển thường có 2 chức năng cơ bản là: chức năng phát triển và chức năng quản lý phát triển.

- Tính hệ thống: Chiến lược phát triển phải có tính hệ thống và đã mang tính hệ thống thì nó phải có tính ổn định tương đối Theo nguyên tắc động học, nếu tác động vào một hoặc một vài phân hệ thì sẽ ảnh hưởng tới tất cả các phân hệ khác còn lại Vì thế chỉ xem xét một số phân hệ mà bỏ qua các phân hệ khác sẽ có thể làm cho hệ thống rối loạn hơn là làm cho hệ thống phát triển Đó là vấn đề mà các chiến lược gia cần chú ý Trên nguyên tắc hệ thống, chiến lược phát triển đề cập đến những vấn đề toàn cục, những vấn đề mang ý nghĩa điểm huyệt, có sức gây công phá lớn đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống.

- Tính bao quát: Chiến lược phát triển bao quát những vấn đề dài hạn, vừa đề cập thỏa đáng những vấn đề ngắn hạn có tính quyết định (vì khi những vấn đề ngắn hạn được giải quyết sẽ tạo nền tảng vật chất để thực hiện những vấn đề dài hạn), vừa khuếch trương quy mô lớn vừa coi trọng quy mô vừa và nhỏ.

- Tính chọn lựa: Thời kỳ chiến lược thường là khoảng thời gian 5 năm, 10 năm, tuy không ngắn nhưng cũng không đủ để làm mọi việc Trong khi nguồn lực phát triển có hạn và biến đổi Các yếu tố huy động cho phát triển mỗi thời kỳ sẽ thay đổi Do đó, chiến lược phát triển phải chọn lựa vấn đề then chốt để tìm cách giải quyết.

- Tính linh hoạt và mềm dẻo: Chiến lược phát triển phải có khả năng điều chỉnh nhanh, thích ứng rộng, phù hợp với hoàn cảnh.

- Tính dài hạn: Các vấn đề lớn và phức tạp có ý nghĩa chiến lược thường cần nhiều thời gian hoàn thành Tuy nhiên, trong chiến lược có vấn đề được giải quyết với thời gian ngắn, cũng có nhiều vấn đề phải được giải quyết trong thời gian dài.

- Tính thời đại: Đây là vấn đề quan trọng Tính thời đại biểu hiện ở tính hiện đại, tính liên kết, không chỉ và không quá bó hẹp bởi ranh giới hành chính của một quốc gia Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế sâu rộng, một quốc gia phải cùng các quốc gia khác phát triển Những thành tựu của nhân loại phải được phát huy và những thất bại của thế giới phải được rút kinh nghiệm và tránh.

- Tính cụ thể và tính lượng hóa: Tính cụ thể trước hết thể hiện ở việc mục tiêu chiến lược phải cụ thể các vấn đề trọng yếu mà chiến lược đề cập (hay nhiệm vụ chiến lược phải làm), các bước thực hiện và tổ chức thực hiện cũng phải được thể hiện một cách cụ thể Tính lượng hóa được thể hiện ở việc làm rõ mục tiêu tổng quát cần tính toán dự báo các chỉ tiêu cụ thể Các chỉ tiêu cụ thể phải được tính toán và thể hiện bằng con số với biên độ nhất định nhằm cụ thể hóa mục tiêu tổng quát của chiến lược.

Như vậy, chiến lược phát triển phải là một văn kiện chứa đựng tinh thần cơ bản của đường lối phát triển (công ty, ngành, quốc gia) cho một thời kỳ dài hạn, nó phản ánh chủ đề ý tưởng tổng quát, cơ bản về phát triển; nó bao quát mục tiêu, hệ thống các quan điểm chỉ đạo, cách thức và phương tiện biến mục tiêu quan điểm ấy thành hiện thực về phát triển một công ty, một ngành, một quốc gia trong thời kỳ chiến lược.

1.2.3 Hoạch định chiến lược Đạo luật về hoạch định và giám sát thực hiện chiến lược của Bang California – Mỹ năm 1994 có viết: “Lập kế hoạch chiến lược là một điều kiện tiên quyết để đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu suất ngân sách” Việc lập kế hoạch chiến lược được xác định là công việc cần thiết vì nó giúp cho cơ quan điều hành của Chính phủ có thể xác định được những công việc mà cơ quan này có thể làm để giải quyết những yêu cầu, kỳ vọng từ dân chúng, trong bối cảnh mà những thách thức để quản lý ngày càng trở nên phức tạp, và các nguồn lực bị hạn chế Kế hoạch chiến lược được hình thành dựa trên phương pháp tiếp cận dài hạn, nhưng vẫn có thể sử dụng đánh giá và cập nhật thường xuyên để kiểm tra tiến độ và đánh giá lại giá trị của kế hoạch dựa trên các vấn đề chiến lược được phát hiện mới trong nội bộ hay từ bên ngoài, bởi vậy, nó vẫn đảm bảo và thậm chí gia tăng khả năng thích ứng của cơ quan quản lý trước những thay đổi nhanh chóng của môi trường

Hoạch định chiến lược là một phần của quản lý chất lượng Hoạch định chiến lược không phải là lập kế hoạch dài hạn mà nó phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định và giải quyết các vấn đề, trong khi kế hoạch dài hạn tập trung nhiều hơn vào qui định cụ thể mục tiêu và chuyển chúng thành chương trình hành động và ngân sách hiện tại.

Hoạch định chiến lược cũng nhấn mạnh việc đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài nhiều hơn so với kế hoạch dài hạn Chiến lược thể hiện sự thay đổi về chất trong chỉ đạo, bao gồm một phạm vi rộng hơn, gồm cả các kế hoạch dự phòng, trong khi kế hoạch dài hạn thường chỉ là ngoại suy tuyến tính của hiện tại.

Khái quát về công ty

Hình 2.1 Hình logo Công ty Cổ Phần Nhựa Bảo Vân

Tên quốc tế: BAO VAN JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: BAVICO JSC

Mã số thuế: 3700257662 Địa chỉ: Số 99/2, Khu phố Bình Đáng, Phường Bình Hòa, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Người đại diện: NGUYỄN QUỐC BẢO Điện thoại: 02743782473

Ngày hoạt động: 2006-06-08Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Bình Dương

Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty được đánh dấu bằng những cột mốc quan trọng sau: Năm 1993, thành lập nhà máy sản xuất chai PET đầu tiên ở Việt Nam tại Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, đưa vào sử dụng hai dây chuyền thổi chai PET một giai đoạn của hãng NISSEI (Nhật Bản).

Năm 1996 -1998: Thành lập nhà máy sản xuất chai PET thứ hai ở Thuận An, Bình dương, sử dụng công nghệ thổi chai PET hai giai đoạn của Châu Âu và Bắc Mỷ đầu tiên ở Việt Nam Đây là những máy làm phôi Husky và máythổichai Sidel đầu tiên được nhập về Việt Nam.

Năm 2000, nhiều dây chuyền sản xuất phôi của Husky được nhập về(Canada)

Năm 2002, công ty nhập dây chuyền sản xuất phôi Krauss Maffei và hai dây chuyền sản xuất nút chai của Đức.

Năm 2003 chi nhánh thứ ba đươc thành lập ở Hà Tây, nơi đây là nhà máy thổi chai Cũng trong năm này công ty mở văn phòng đại diện tại Mỹ.

Năm 2004 - Nhập hai dây chuyền thổi chai Sidel Serie 2.] BAVICO, 15 năm hình thành và phát triển.

2005 - Nhập một dây chuyền làm phôi 72 cavity của Husky và dây chuyền thổi chai SIPA dung tích lớn của Ý

2006 - Thành lập nhà máy thổi chai thứ tư tại Thành Phố Hồ Chí Minh và nhập năm dây chuyền sản xuất phôi công suất lớn của Husky GL 300.

Tháng 8 năm 2006 - Công ty TNHH Plastic H.B đã chuyển thành Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân, đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của công ty cùng với những dự án lớn đang triển khai và đang hình thành.

Năm 2007 công ty cũng đã thành lập nhà máy thổi chai thứ năm ở Hưng yên và nhập bốn dây chuyền thổi chai PET của Sidel.

Tập đoàn Nhựa Bảo Vân - BAVICO có trụ sở chính đặt ở ấp Bình Đáng, xã Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương Trụ sở này là nhà máy sản xuất chai PET thứ hai của công ty, sau này được chọn làm trụ sở chính Nhà máy ở đây sử dụng công nghệ thổi chai PET hai giai đoạn của Châu Âu và Bắc Mỷ đầu tiên ở Việt Nam Đây là những máy làm phôi Husky và máy thổi chai Sidel đầu tiên được nhập về Việt Nam.

Hiện nay, Nhựa Bảo Vân là một Công ty chuyên sản xuất bao bì nhựa PET lớn nhất Việt Nam sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc hoàn toàn tự động, tiên tiên nhất của thế giới Công suất của Công ty hiện nay chiếm khỏang 50% công suất sản xuất của toàn Việt nam

Với những nỗ lực không ngừng, Công ty nhựa Bảo Vân đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín: Cúp vàng topten ngành hàng thương hiệu Việt Uy tín – chất lượng năm 2007 Được TĩV Rheinland Group chứng nhận việc thiết lập và ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng về thiết kế, sản xuất và cung cấp các loại chai và nắp nhựa đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

2.1.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty

- Xuất khẩu nhựa của Việt Nam chủ yếu đến từ nhóm những công ty FDI (chiếm 60% giá trị xuất khẩu ngành), những công ty này sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nước ngoài Như vậy, trong thời gian tới, ngành nhựa đang có được nhiều thuận lợi cho những bước phát triển mới như:

(1) Ngành nhựa Việt Nam có năng lực cạnh tranh tốt ở một số dòng sản phẩm như bao bì, đồ gia dụng và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ để cho ra được các sản phẩm đáp ứng yêu cầu cao của các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.

(2) So với nhiều đối thủ cạnh tranh, nhựa Việt Nam có một số ưu thế như: có giá cả cạnh tranh hơn do có nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, được hưởng thuế quan ưu đãi GSP của EU và các cam kết FTA với các thị trường khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ

(3) Các đối thủ cạnh tranh lớn của nhựa Việt Nam tại các thị trường lớn như EU, Mỹ như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia đã bị áp thuế chống bán phá giá của EU đối với một số sản phẩm túi nhựa từ năm 2006 Vì vậy, các sản phẩm nhựa Việt Nam đã có một khoảng thời gian có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu so với các đối thủ này để có thể chiếm lĩnh một phần thị trường tiềm năng này

- Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, ngành nhựa cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển khi ngành vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, khó khăn được điểm ra như sau:

(1) Thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, khó tính với nhiều yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã trong khi nhựa Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao do công nghệ sản xuất vẫn còn nghèo nàn, chưa tự sản xuất được các dây chuyền, khuôn đúc phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nên mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, phong phú

(2) Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá cả và số lượng sản xuất của các doanh nghiệp thường không ổn định, phụ thuộc vào biến động thị trường nhập khẩu

(3) Nhiều doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào xây dựng thương hiệu, tìm kiếm đối tác, thị trường, chuyên nghiệp hóa trong các khâu chào hàng, bán hàng, hậu mãi… nên chưa tạo được quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác nhập khẩu

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty Cổ phần Nhựa Bảo vân là Công ty lớn trong lĩnh vực kinh doanh bao bì và Công ty có mặt trên cả nước Doanh số bán hàng của công ty được phản ánh trực tiếp qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4 Doanh số tiêu thụ theo thị trường

2.2.2 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bán hàng của công ty

Bảng 2.5 Chỉ tiêu hoạt động bán hàng Năm

Chỉ tiêu sản lượng kế hoạch (Tấn) 4,800,000 5,040,000 5,160,

Chỉ tiêu Sản lượng thực hiện (Tấn) 4,620,000 5,460,000 5,880,

Tỷ lệ sản lượng đạt được

Chỉ tiêu doanh thu (đồng) 222,000,000,000 225,000,000,000 227,000,000,0

Doanh thu đạt được (đồng) 214,200,000,000 229,800,000,000 241,800,000,

Tỷ lệ doanh thu đạt được

Chỉ tiêu lợi nhuận (đồng) 500,000,000 550,000,000 650,000,

Lợi nhuận đạt được (đồng) 450,000,000 520,000,000 700,000,

Tỷ lệ lợi nhuận đạt được

- Năm 2020: Chỉ tiêu doanh số hoàn thành 96,25%, đạt kết quả tốt chứng tỏ công ty đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ sát với nhu cầu thị trường; chỉ tiêu doanh thu đạt 96,49%, tuy không đạt chỉ tiêu doanh số nhưng vẫn đạt chỉ tiêu doanh thu do công ty tăng giá bán tại một số thị trường nhỏ; chỉ tiêu lợi nhuận chỉ đạt 90,00% do chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính và giá vốn hàng hóa cao hơn nên lợi nhuận sau thuế và chi phí thấp hơn.

- Năm 2021: Chỉ tiêu sản lượng đạt được 108,33%, công ty không đạt được sản lượng bán hàng theo kế hoạch do sau khi cổ phần hóa công ty đã cắt bỏ đi một số lượng người lao động, hoạt động bán hàng có hiệu quả thấp; chỉ tiêu doanh số bán hàng chỉ đạt được 102,13% do hiệp hội nước khoáng miền trung thống nhất tăng giá bán trên toàn khu vực; chỉ tiêu lợi nhuận chỉ đạt được 94,55% đạt được kết quả tốt do công ty đã bán tăng được doanh số và giảm được những khoản chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

- Năm 2022: Chỉ tiêu sản lượng đạt 113,95%, công ty dự kiến thực hiện sản lượng dần dần và ổn định, tỷ lệ sai lệch thấp, hiệu quả cao; tỷ lệ thu nhập đạt 106,52%, hoàn thành kế hoạch đề ra; tỷ suất lợi nhuận cao của công ty là 107,69% do doanh thu tăng, chi phí không đổi và giá vốn bán hàng giảm.

2.2.3 Thị phần của Công ty Bảng 2.6 Thị phần theo miền của công ty

Miền Bắc 0.35 0.54 Miền Trung 32.42 34.20 Đồng Nam Bộ 0.70 1.00 ĐB SCL 0.44 0.80 Tây Nguyên 8.30 13.43 Cả Nước 5.60 7.98

Thị phần nói lên khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm mà còn là thước đo đánh giá sức cạnh tranh của công ty Nhìn chung thị phần của Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân ngày càng tăng trên thị trường bao bì Theo phòng Marketting của Công ty cho biết hiện tại công ty chiếm khoảng 7% thị phần bao bì, trong đó thị trường Miền Trung và Tây Nguyên chiếm khoảng 96% doanh số của toàn công ty Thị phần còn lại là của các đối thủ như: Duy Tân, Ngọc Nghĩa, HCV(Honchuan), Srithai.

Các đối thủ khác, so với các đối thủ chính (Duy tân, Ngọc Nghĩa, Srithai) thì Công tyCổ phần Nhựa Bảo Vân chiếm được một thị phần tương đối lớn.

Yếu tố công nghệ: Nhân tố công nghệ có một tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa Khoa học công nghệ phát triển nhanh đã giúp cho nhựa trở thành nguyên liệu thay thế cho các sản phẩm truyền thống như gỗ, kim loại v.v

Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại đã và đang góp phần tạo ra những sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ cũng như sự an toàn trong sử dụng cho người tiêu dùng Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam trong những năm qua đã chú ý đến việc đầu tư đổi mới công nghệ Vì thế các sản phẩm nhựa Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu do công nghệ đã đáp ứng được yêu cầu của thế giới Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với ngành Nhựa hiện nay vẫn đang là một trở ngại lớn do hầu hết các thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành, như máy in, máy ghép, máy thổi v.v đều phải nhập khẩu Nếu ngành cơ khí của Việt Nam có thể phát huy tốt vai trò hỗ trợ thì ngành Nhựa sẽ có khả năng tiếp cận được với công nghệ hiện đại với chi phí hợp lý, qua đó tăng hiệu quả hoạt động và doanh thu của ngành.

Yếu tố kinh tế: Đặc thu nổi bật của ngành Nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu đến 85 –

90% nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Trong khi đó, giá nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu Nhựa luôn có sự biến động theo sự biến động của giá dầu trên thế giới, tạo sức ép lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm Nhựa Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường xuất khẩu, do giá nguyên liệu thường chiếm 75 – 80% giá thành của sản phẩm Không chủ động được nguyên liệu đầu vào là một hạn chế lớn đối với ngành Nhựa Việt Nam

Do đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nếu tỷ giá tăng lên thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo, trong khi giá bán sản phẩm lại không thể điều chỉnh tăng tương ứng Các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể xoay xở kịp với sự tăng giảm thất thường của giá đầu vào,đồng thời cũng không thể điều chỉnh ngay lập tức giá bán sản phẩm khi chi phí đầu vào tăng lên vì mục tiêu duy trì chữ tín với khách hàng Đây là một nhiệm vụ rất lớn màViệt Nam cần phải giải quyết trong thời gian tới để có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhựa xuất khẩu

Một nhân tố kinh tế nữa cũng có ảnh hưởng đến ngành nhựa là lãi suất Để thực hiện sản xuất, ngoài vốn tự có và vốn huy động qua các hình thức phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhựa nói riêng đều phải sử dụng đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên việc vay vốn của ngân hàng không hoàn toàn dễ dàng cho các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ Trong khi đó, đến 95% doanh nghiệp nhựa Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân Vì vậy, việc huy động vốn để mở rộng sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu để thực hiện các đơn hàng với những doanh nghiệp này không hề đơn giản

Yếu tố xã hội: Nhựa ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các ngành kinh tế Cuộc sống càng phát triển, thu nhập càng cao thì yêu cầu của người tiêu dùng đối với chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhựa cũng tăng lên, kể cả các sản phẩm cao cấp Không giống như mặt hàng dệt may, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam lại thích thị trường nội địa hơn thị trường xuất khẩu Nguyên nhân là do giá bán sản phẩm nhựa trong nước thường cao, do đó bán sản phẩm trong nước có thể thu được lợi nhuận cao hơn xuất khẩu Vì vậy, sản phẩm nhựa Việt Nam đã quen thuộc và được người dân cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tin dùng, như sản phẩm nhựa của công ty Nhựa Hon Chuan, Nhựa Duy Tân, Nhựa Ngọc nghĩa v.v Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường nội địa.

Yếu tố chính trị: Trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ của toàn cầu, vị thế của đất nước ta ngày càng được bạn bè quốc tế đánh giá cao về cả môi trường chính trị ổn định cũng như sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội Đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đó là một sự kiện trọng đại có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta nói chung và thị trường bất động sản nói riêng Hiện nay có rất nhiều nhà có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã mạnh dạn đầu tư vào thị trường ngành nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh với tham vọng có được những khoản lợi nhuận béo bở từ thị trường này Xu hướng của thế giới là sử dụng những sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường,trong khi các sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như túi xốp đựng hàng siêu thị, túi đựng rác đã và đang đáp ứng được yêu cầu này … Mặt khác, sản phẩmNhựa của Việt Nam cũng được các nước nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng cũng thị trường lớn trên thế giới Do đó tiềm năng xuất khẩu của ngành Nhựa Việt Nam cũng rất thuận lợi, tăng khả năng mở rộng thị trường trên thế giới.

Yếu tố tự nhiên: Sau một thời gian kinh doanh rất sôi động thì bị ảnh hưởng của đại dịch covid-19 nên thị trường ngành nhựa đang bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giao dịch mua bán, vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra trầm lắng, khó khăn, e dè hơn Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực này Do vậy đã đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp và chiến lược phù hợp để vượt qua khó khăn, phát triển vững mạnh đồng thời góp phần tích cực vào quá trình xây dựng đất nước.

2.2.5 Phân tích môi trường vi mô của công ty

Nhựa là một trong những nguyên liệu phổ biến được sử dụng để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cũng như là đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm nhựa ngày càng đa dạng, và được sử dụng thay thế nhiều loại vật liệu truyền thống như sắt thép, thủy tinh… Vì vậy, ngành công nghiệp nhựa ngày càng phát triển và trở thành một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế.

Nhận xét

- Công ty Cổ phần Nhựa Bảo vân có nhiều đối tác chiến lược ở trong và ngoài nước Công ty đã ký nhiều hợp đồng hợp tác và bán hàng dài hạn từ 5 đến 7 năm với nhiều đối tác lớn

- Hiện nay phôi PET của công ty đã và đang được sử dụng nhiều trong việc thổi chai cung ứng cho các công ty sản xuất chai dầu ăn nổi tiếng tại Việt Nam như công ty dầu ăn Tường An, Cái Lân, Tân Bình, Vocarimex và các công ty sản xuất nước uống tinh khiết cao cấp như CocaCola, Pepsi, Lavie, Vĩnh Hảo… cùng rất nhiều công ty khác

- Nhờ năng xuất sản định và giá cả cạnh tranh nên phôi PET của Công ty Nhựa Bảo vân liên tục được khách hàng nước ngoài đặt hàng

- Sản phẩm phôi PET của công ty đã có mặt tại các quốc gia như Mỹ, Canada, Hawaii, HongKong và Malaysia

- Công ty nhựa Bảo Vân là công ty duy nhất ở Việt Nam xuất khẩu sản phẩm phôi nhựa PET sang thị trường Mỹ và CANADA với mức tăng trưởng 40% một năm trong 3 năm liền 2004, 2005, 2006 Năm 2007 xuất khẩu tăng 70%.

- Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách để định hướng và hỗ trợ sự phát triển của ngành sản xuất nhựa Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17/6/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Theo Quy hoạch này, ngành Nhựa Việt Nam được phát triển theo hướng đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý phế liệu nhựa về chế biến thành nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành công nghiệp tự chủ.

- Nguyên liệu đầu vào chính của ngành nhựa là các bột nhựa và hạt nhựa PE, PP, PVC, PS và PET, được sản xuất chủ yếu từ dầu-khí-than Trong đó 75%-80% nguyên liệu và phụ liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa phải nhập khẩu do nguồn cung trong nước hiện nay chỉ có thể đáp ứng khoảng 1 triệu tấn nguyên phụ liệu (chủ yếu là nhựa PVC, PET và PP), đặc biệt thiếu nguồn cung nguyên liệu nhựa tái sinh, công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển.

- Chi phí cho nguyên liệu chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của ngành nhựa Tuy nhiên các công ty không thể chủ động nguồn cung cấp trong nước, phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu đầu vào Tình trạng này dẫn đến việc các công ty nhựa phải duy trì tồn kho nguyên liệu lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn Kéo theo đó là chi phí tài chính gia tăng, cộng thêm rủi ro về thay đổi tỷ giá và giá dầu thế giới Hạn chế này là đặc điểm chung của cả ngành nhựa Việt Nam và khó có thể thay đổi trong vài năm tới.

- Lượng lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu sẽ khiến các công ty xuất khẩu sản phẩm nhựa khó tận dụng được ưu đãi thuế do những quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa Bên cạnh đó, giá nhựa nguyên liệu nhập khẩu thường biến động tương ứng với thay đổi của giá dầu tạo nên những rủi ro về chi phí đầu vào và lỗ do chênh lệch tỷ giá USD/VND, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty nội địa Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chỉ mới tập trung vào một số sản phẩm nhựa, chưa có cơ chế và chính sách hỗ trợ riêng cho toàn ngành.

- Công ty đã và đang gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay do những hạn chế về tài sản đảm bảo, chi phí lãi vay cao… Chính vì vậy mà công ty không đủ vốn để đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng

- Thuế nhập khẩu đối với hạt nhựa PP đã tăng từ 1 lên 3% kể từ 01/01/2017.

Hiện nay, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu mà ngành công nghiệp nhựa Việt Nam từ nước ngoài lên tới 80% tổng nhu cầu cho chất dẻo nguyên liệu Hạt nhựa PP là một trong hai nguyên liệu nhựa phải nhập khẩu nhiều nhất, việc tăng thuế nhập khẩu đối với hạt nhựa PP sẽ tác động không nhỏ tới chi phí đầu vào của các công ty sản xuất nhựa nói chung và đặc biệt là những công ty sản xuất nhựa bao bì có nguồn gốc PP.

3.1.3 Định hướng phát triển và chính sách

- Phát triển doanh nghiệp theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hoá, từng bước loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, thay thế bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, sử dụng công nghệ vật liệu mới đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, an toàn, vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế Tập trung phát triển sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao với công suất lớn, có hàm lượng chất xám cao và giá trị gia tăng vượt trội như:

+ Đầu tư sản xuất nguyên liệu hoá chất ngành nhựa; bao bì cao cấp, ống nhựa chuyên dùng cỡ lớn; cung cấp chi tiết, phụ tùng nhựa nội địa hoá sản phẩm ôtô, xe máy, đồ điện lạnh.

+ Khẩn trương xây dựng các cơ sở sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa Phối hợp chặt chẽ với ngành công nghiệp khai thác chế biến dầu khí, công nghiệp hoá chất để xây dựng các cơ sở sản xuất nguyên liệu.

+ Đầu tư phát triển ngành nhựa cần đi thẳng vào công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bảo đảm môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống

- Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu nhựa: Mục tiêu quan trọng trong thời gian tới là đầu tư để cung cấp một phần nguyên liệu trong nước và cần có sự kết hợp chặt chẽ với chiến lược phát triển hóa dầu và chiến lược phát triển ngành hóa chất ViệtNam.

Đề xuất một số giải pháp xây dựng chiến lược cho Công ty

Từ những kết quả thu được từ việc phân tích ma trận SWOT được nêu trên, có thể triển khai xây dựng chiến lược cho công ty như sau:

+ Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược mà công ty cũng đang triển khai thực hiện Tuy nhiên, ngoài thị trường là thành phố Hồ Chí Minh và các thị trường hiện hữu, Công ty cũng đầu tư vào các thị trường mới để có thể bao phủ thị trường như cần mở thêm các chi nhánh để khách hàng thuận tiện giao dịch, mua bán

Theo ý kiến của bản thân thì để Công ty nên kết hợp các yếu tố để xây dựng chiến lược phát triển thị trường bằng cách thiết kế chính sách bán hàng linh hoạt với mức chiết khấu cao cho các kênh phân phối để họ đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho công ty

+ Chiến lược về phát triển các dòng sản phẩm Công ty nên đầu tư đa dạng vào hoạt động sản xuất những dòng sản phẩm với nhiều mãu mã, kiểu dáng, kích thước, màu sắc để đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của người tiêu dùng vì hiện nay theo phân tích cho thấy nhu cầu của thị trường về các dòng sản phẩm nhựa rất phong phú và đây chính là cơ hội để có thể mang lại khoản lợi nhuận cao cho công ty

+ Chiến lược phát triển công nghệ dây chuyền mới và hiện đại trong hoạt động sản xuất của công ty Hiện nay việc đáp ứng các đơn đặt hàng chưa được tốt vì vậy công ty nên có chiến lược ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý các vấn đề đang còn yếu kếm này bằng cách đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại

+ Chiến lược đa dạng các hình thức bán hàng của công ty Hiện nay trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo thì việc bán hàng không những theo hình thức truyền thống mà còn phải đẩy mạnh cả trên hình thức ứng dụng nền tảng internet như facebook, tiktok, zalo, sàn thương mại điện tử, … mới đảm bảo có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường

+ Công ty cần thiết phải xây dựng chiến lược về việc đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chiêu thị để tiếp cận khách hàng bằng cách tăng thêm nguồn tài chính cho các hoạt động marketing để có thể đưa hình ảnh của công ty luôn gần gũi, quen thuộc với khách hàng.

Kiến nghị

- Quy hoạch ngành cũng đưa ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành Nhựa theo hướng sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng tỷ trọng nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật Vì vậy, để thúc đẩy phát triển ngành, cần chủ động, tích cực hoàn thiện cơ chế,chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư; chủ động tiếp cận các dòng vốn đầu tư có chất lượng thông qua đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tiếp cận, vận động các tập đoàn lớn, tập đoàn công nghệ; chủ động thúc đẩy hợp tác đầu tư và chuỗi cung ứng trong các khuôn khổ hợp tác với các đối tác có tiềm lực tài chính và công nghệ; chủ động chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, kiên quyết từ chối các dự án không phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như không đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn công nghệ, môi trường…

- Các cơ quan liên quan cần sớm có quy định, chính sách ưu đãi cụ thể đi kèm với điều kiện được hưởng ưu đãi để thu hút đầu tư, hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng có giá trị gia tăng, khuyến khích đầu tư gắn với công nghệ cao, chuyển giao công nghệ; đồng thời, ngăn ngừa các dự án đầu tư tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu…

- Cần thúc đẩy các hoạt động đào tạo, đầu tư tăng cường năng lực sản xuất và thiết kế cho ngành Trong đó, nên đầu tư xây dựng các Trung tâm hỗ trợ cho ngành nhựa Việt Nam như: 1) Trung tâm thiết kế sản phẩm; 2) Trung tâm thiết kế sản phẩm mô phỏng, trang bị hệ thống máy in 3D để tạo sản phẩm mẫu; 3) Trung tâm nghiên cứu vật liệu nhựa có chức năng phân tích và đo kiểm hiện đại; 4) Trung tâm nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm máy móc, thiết bị cho ngành nhựa hiện đại phục vụ cho công nghệ chế tạo, gia công máy móc và thiết bị.

- Nghiên cứu về công nghệ, kỹ thuật và phương pháp để nâng cao hiệu quả khai thác, sản xuất, tiêu dùng, tái chế, tiêu hủy và thải bỏ nhựa và giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe của nhựa Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tác động môi trường và sức khoẻ liên quan đến các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của nhựa

- Tìm cách thống nhất số liệu và định kỳ công bố số liệu chính thức vào hệ thống dữ liệu thống kê của Việt Nam Nhà nước có thể tạo cơ chế chính sách hoặc làm cầu nối để tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà nghiên cứu trong việc thực hiện giảm lượng khí thải nhựa và tác hại của nhựa đối với sức khỏe.

- Giải pháp về công nghệ: Để đạt mục tiêu phát triển ngành nhựa theo hướng hiện đại, cần tăng cường tự động hóa, từng bước loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới là điều kiện tiên quyết Tập trung phát triển, hoàn thiện các bước trong quy trình công nghệ, trong đó bao gồm các nhóm công nghệ thiết kế sản phẩm, nhóm công nghệ thiết kế và chế tạo khuôn mẫu, nhóm công nghệ hoàn thiện sản phẩm, nhóm công nghệ lắp ráp sản phẩm, nhóm công nghệ đo kiểm sản phẩm Tương ứng với mỗi công nghệ cũng cần phải có các chương trình nghiên cứu và phát tiển cũng như việc đầu tư các hạ tầng nghiên cứu tương ứng.

- Giải pháp ứng phó với các biện pháp, yêu cầu của thị trường xuất khẩu: Ngoài các vấn đề về thuế quan và thủ tục xuất xứ, khi xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang các thị trường như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, … doanh nghiệp chú ý đáp ứng và tuân thủ các quy định nhập khẩu khác, như quy định về chất lượng, kỹ thuật, ghi nhãn, đặc biệt phải thường xuyên cập nhật quy định từ các thị trường để nếu có thay đổi cũng kịp thời đáp ứng Ngoài ra, khi xuất khẩu doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Vì thế, giải pháp hữu hiệu nhất là làm việc cụ thể với phía nhập khẩu xem họ yêu cầu tiêu chí cụ thể nào, và thị hiếu của người tiêu dùng ra sao để đáp ứng đầy đủ.

- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh: Với những thị trường xuất khẩu khó tính và đã tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh do đây là thị trường tiềm năng của tất cả các nước xuất khẩu Do đó, để thâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường này doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cụ thể:

+ Đầu tư vào máy móc, thiết bị và đổi mới công nghệ: Ngành nhựa là một ngành mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào máy móc và công nghệ sản xuất Do đó, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nhựa thì doanh nghiệp cần đầu tư vào máy móc và công nghệ.

+ Đầu tư vào nguồn nhân lực: Có kế hoạch đào tạo lao động bài bản, thường xuyên bồi dưỡng năng lực cho các cán bộ chủ chốt, đặc biệt là các kỹ sư công nghệ, các chuyên viên nghiên cứu thị trường.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm: Đây là vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam thường ít chú trọng, chủ yếu làm theo đơn hàng gia công của nước ngoài nên giá trị gia tăng không cao Vì thế để nâng cao lợi nhuận các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thương hiệu của riêng mình, và đầu tư phát triển thương hiệu đó, quảng bá tới các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng EU thông qua các hình thức khác nhau.

+ Nghiên cứu kỹ thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng: Do thị trường EU, Mỹ đã tương đối bão hòa các sản phẩm nhựa nhập khẩu, nên việc tìm ra thị trường ngách có lẽ là giải pháp phù hợp cho nhiều doanh nghiệp nhựa Việt Nam Đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19 nhiều người tiêu dùng EU có xu hướng chuyển sang các sản phẩm có giá cả phải chăng hơn, khi đó hàng nhựa Việt Nam có thể sẽ có nhiều cơ hội ở thị trường này Để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu thị trường đầy đủ và kết nối chặt chẽ với các nhà nhập khẩu để xác định chính xác nhất những sản phẩm mà thị trường và người tiêu dùng EU đang có nhu cầu cao Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc giải pháp liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng thêm tiềm lực tài chính, quản lý và đặc biệt là công nghệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình, từ đó có thể thâm nhập các thị trường phát triển, không chỉ EU Nhật Bản, HoaKỳ, Canada… mà còn tiến xa thêm các thị trường khác./.

Chương 3 này tập trung vào việc trình bày kết quả nghiên cứu mà đề tài này đã tìm thấy thông qua việc phân tích và tìm hiểu về thực trạng của hoạt động quản trị chiến lược tại Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân (Bavico) Giải pháp cho hoạt động quản trị chiến lược mà đề tài nghiên cứu này đưa ra đó là nhằm mục đích đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, gia tăng doanh số, định vị được thương hiệu của Công ty trên thị trường Một số giải pháp hiệu quả đã được đặt ra nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh và đẩy mạnh công tác bán hàng cũng như gia tăng thêm sức cạnh tranh của công ty trên thương trường Điểm nổi bật mà đề tài nghiên cứu đem lại cho người sử dụng nghiên cứu đó là cải thiện hiệu quả của công tác quản trị chiến lược, hương đến việc điều hành doanh nghiệp được trơn tru, hiệu quả Trong ngắn hạn, các giải pháp sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể kích cầu sản phẩm, tăng doanh số, trong dài hạn giải pháp sẽ giúp cho Công ty Cổ phần Nhựa Bảo vân (Bavico) nâng cao được thương hiệu và mở rộng thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng như quốc tế.

Ngày đăng: 13/07/2024, 16:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
1 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty (Trang 8)
2 Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
2 Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty (Trang 9)
Bảng 1.1. Ma trận cạnh tranh - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Bảng 1.1. Ma trận cạnh tranh (Trang 26)
Hình 2.1 Hình logo Công ty Cổ Phần Nhựa Bảo Vân - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Hình 2.1 Hình logo Công ty Cổ Phần Nhựa Bảo Vân (Trang 30)
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 2.1.4. Sơ đồ tổ chức bavico group (nội bộ): - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 2.1.4. Sơ đồ tổ chức bavico group (nội bộ): (Trang 34)
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bavico group (nội bộ)  Chức năng của một số phòng ban chính: - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bavico group (nội bộ) Chức năng của một số phòng ban chính: (Trang 35)
Bảng 2.1. Sản phẩm của công ty - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Bảng 2.1. Sản phẩm của công ty (Trang 38)
Hình 2.8.  Mẫu phôi - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Hình 2.8. Mẫu phôi (Trang 39)
Bảng 2.4. Doanh số tiêu thụ theo thị trường - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Bảng 2.4. Doanh số tiêu thụ theo thị trường (Trang 43)
Bảng 2.5. Chỉ tiêu hoạt động bán hàng                                     Năm - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Bảng 2.5. Chỉ tiêu hoạt động bán hàng Năm (Trang 44)
Bảng 2.6. Thị phần theo miền của công ty          Năm - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Bảng 2.6. Thị phần theo miền của công ty Năm (Trang 46)
Bảng 2.7. Phân tích ma trận SWOT - xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần nhựa bảo vân bavico
Bảng 2.7. Phân tích ma trận SWOT (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w