MỤC LỤC
Về mặt hoạt động thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần giúp cho lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân (Bavico) có được cái nhìn tổng quát và đúng đắn về những vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản trị chiến lược của đơn vị. Từ đó giúp cho các đối tượng liên quan đến triển khai thực hiện hoạt động bán hàng, nhà quản lý của các Công ty có cơ sở để hoạch định chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và ngày một được hoàn thiện hơn, phục vụ và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn nhằm nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng được sức mạnh cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Như vậy, chiến lược phát triển phải là một văn kiện chứa đựng tinh thần cơ bản của đường lối phát triển (công ty, ngành, quốc gia) cho một thời kỳ dài hạn, nó phản ánh chủ đề ý tưởng tổng quát, cơ bản về phát triển; nó bao quát mục tiêu, hệ thống các quan điểm chỉ đạo, cách thức và phương tiện biến mục tiêu quan điểm ấy thành hiện thực về phát triển một công ty, một ngành, một quốc gia trong thời kỳ chiến lược. Các nhà quản lý cấp trung, giám đốc các chương trình, các thành viên giám sát và các nhân viên khác; Hội đồng chất lượng, nếu được thành lập, có thể đảm bảo sự phối hợp của quá trình kế hoạch chiến lược với nỗ lực cải thiện chất lượng của cơ quan; Bộ phận quản lý tài chính; Bộ phận quản lý tài sản; Bộ phận quản lý công nghệ thông tin; Người điều hành hay là điều phối viên của quá trình hoạch định chiến lược.
- Phân tích môi trường bên trong là việc phân tích các vấn đề như nguồn nhân lực, giá cả và chất lượng, giá cả và chất lượng, kênh phân phối, hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất, hình ảnh công ty, văn hóa công ty, phân tích chiến lược hiện tại của công ty, phõn tớch khả năng tiềm tàng, xỏc định năng lực cốt lừi, thực thi chiến lược, kiểm soỏt chiến lược. Tất cả các nội dung đã được trình bày trong chương 1 đều hướng đến việc tạo thành một hệ thống cơ sở lý luận về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nhăm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm trong một doanh nghiệp để có thể gia tăng doanh số bán hàng, tạo tiền đề và phương hướng thống nhất cho việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chiến lược tại Công ty Cổ phần Nhựa Bảo Vân (Bavico) và vấn đề này sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo của đề tài nghiên cứu này.
Phôi chai PET nhẹ có trọng lượng từ 10,5g đến 13g, thường được sử dụng để đựng nước suối, nước ngọt; phôi chai PET trung bình có trọng lượng từ 15g đến 25g, thường được sử dụng để đựng nước giải khát, nước hoa, mỹ phẩm; phôi chai PET nặng có trọng lượng từ 25g trở lên, thường được sử dụng để đựng dầu ăn, sữa, nước trái cây. Phôi chai PET nhỏ có đường kính cổ chai 28mm, dung tích từ 500ml đến 1000ml, thường được sử dụng để đựng nước suối, nước ngọt; phôi chai PET trung bình có đường kính cổ chai 38mm, dung tích từ 1000ml đến 2000ml, thường được sử dụng để đựng nước giải khát, nước hoa, mỹ phẩm; phôi chai PET lớn có đường kính cổ chai 50mm, dung tích từ 2000ml trở lên, thường được sử dụng để đựng dầu ăn, sữa, nước trái cây.
- Năm 2020: Chỉ tiêu doanh số hoàn thành 96,25%, đạt kết quả tốt chứng tỏ công ty đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ sát với nhu cầu thị trường; chỉ tiêu doanh thu đạt 96,49%, tuy không đạt chỉ tiêu doanh số nhưng vẫn đạt chỉ tiêu doanh thu do công ty tăng giá bán tại một số thị trường nhỏ; chỉ tiêu lợi nhuận chỉ đạt 90,00% do chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính và giá vốn hàng hóa cao hơn nên lợi nhuận sau thuế và chi phí thấp hơn. - Năm 2021: Chỉ tiêu sản lượng đạt được 108,33%, công ty không đạt được sản lượng bán hàng theo kế hoạch do sau khi cổ phần hóa công ty đã cắt bỏ đi một số lượng người lao động, hoạt động bán hàng có hiệu quả thấp; chỉ tiêu doanh số bán hàng chỉ đạt được 102,13% do hiệp hội nước khoáng miền trung thống nhất tăng giá bán trên toàn. Trong khi đó, giá nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu Nhựa luôn có sự biến động theo sự biến động của giá dầu trên thế giới, tạo sức ép lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm Nhựa Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường xuất khẩu, do giá nguyên liệu thường chiếm 75 – 80% giá thành của sản phẩm.
Đây chính là cơ sở để đề tài tiến hành việc tìm hiểu và nghiên cứu nhằm xác định được những vấn đề hiện nay vẫn đang là ưu điểm cần thiết phải được phát huy hơn nữa trong thời gian tới cũng như nhận biết được những điểm đang còn hạn chế, tồn tại cần khắc phục để xây dựng chiến lược kinh doan sao cho phù hợp với đặc thù của ngành từ đó thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó không những chỉ đẩy mạnh được công tác gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp ra thị trường mà qua đó còn định vị được thông tin sản phẩm của doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trên thị trường.
- Công ty đã và đang gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay do những hạn chế về tài sản đảm bảo, chi phí lãi vay cao… Chính vì vậy mà công ty không đủ vốn để đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Phát triển doanh nghiệp theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hoá, từng bước loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, thay thế bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, sử dụng công nghệ vật liệu mới đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, an toàn, vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế.
+ Chiến lược về phát triển các dòng sản phẩm Công ty nên đầu tư đa dạng vào hoạt động sản xuất những dòng sản phẩm với nhiều mãu mã, kiểu dáng, kích thước, màu sắc để đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của người tiêu dùng vì hiện nay theo phân tích cho thấy nhu cầu của thị trường về các dòng sản phẩm nhựa rất phong phú và đây chính là cơ hội để có thể mang lại khoản lợi nhuận cao cho công ty. Hiện nay trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo thì việc bán hàng không những theo hình thức truyền thống mà còn phải đẩy mạnh cả trên hình thức ứng dụng nền tảng internet như facebook, tiktok, zalo, sàn thương mại điện tử, … mới đảm bảo có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
- Giải pháp ứng phó với các biện pháp, yêu cầu của thị trường xuất khẩu: Ngoài các vấn đề về thuế quan và thủ tục xuất xứ, khi xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang các thị trường như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, … doanh nghiệp chú ý đáp ứng và tuân thủ các quy định nhập khẩu khác, như quy định về chất lượng, kỹ thuật, ghi nhãn, đặc biệt phải thường xuyên cập nhật quy định từ các thị trường để nếu có thay đổi cũng kịp thời đáp ứng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc giải pháp liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng thêm tiềm lực tài chính, quản lý và đặc biệt là công nghệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình, từ đó có thể thâm nhập các thị trường phát triển, không chỉ EU Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada… mà còn tiến xa thêm các thị trường khác./.