1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái riêng và cái chung hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết quan hệ giữa các dân tộc ở việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Lớp 4613

Trường Đại học Luật Hà Nội

CHÀO MỪNG THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH

Trang 2

ĐỀ TÀI 1

Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “cái riêng và cái chung”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam.

Trang 3

I Quan niệm của chủ nghĩa Mác –

Lênin về phạm trù “cái riêng và cái chung”.

II Khái quát về tình hình dân tộc Việt Nam.

III

Vận dụng nội dung và ý nghĩa

phương pháp luận của cặp phạm trù “cái riêng và cái chung” trong việc giải quyết quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam.

NỘI DUNG

Trang 4

1 2345

chungQuan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung

Phạm trù cái

I QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHẠM TRÙ “CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG”.

Ý nghĩa

phương pháp luận

6

Trang 5

1 Khái niệmPhạm trù là những khái

niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ

chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.

Cái riêng là phạm trù triết

học được dùng để chỉ một sự vật hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

Cái chung là một phạm trù triết

học được dùng để chỉ những mặt ,những thuộc tính chung

không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng, hay quá trình riêng lẻ khác.

Cái đơn nhất là một phạm trù

triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một kết cấu vật chất cố định và không được lặp lại ở bất cứ kết cấu vật chất nào khác.

Trang 6

• Cái chung căn bản là cái chung thuộc về bản chất của sự vật.

• Cái chung không căn bản là những cái chung nằm ngoài bản chất.

• Cái chung căn bản chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, còn cái chung không căn bản ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sự vận động và phát triển của sự vật.

Ví dụ: Cái chung của người Việt Nam là có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, sẵn

sàng hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập của nước nhà.

Phạm trù cái đơn nhất.

Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét Độ cao 8.850 mét của Everest là cái đơn

nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này.

4

Trang 7

CÁI RIÊNG CHỈ TỒN TẠI TRONG

MỐI LIÊN HỆ DẪN ĐẾN CÁI CHUNG.

CÁI CHUNG CHỈ TỒN TẠI TRONG CÁI RIÊNG, THÔNG QUA CÁI RIÊNG ĐỂ BIỂU HIỆN SỰ TỒN TẠI CỦA MÌNH.

CÁI ĐƠN NHẤT VÀ CÁI CHUNG CÓ THỂ CHUYỂN HÓA CHO NHAU TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN NHẤT ĐỊNH.

CÁI RIÊNG LÀ CÁI TOÀN BỘ, PHONG PHÚ VÀ ĐA DẠNG SO VỚI CÁI CHUNG, CÁI CHUNG LÀ CÁI BỘ PHẬN, BẢN CHẤT, SÂU SẮC HƠN SO VỚI CÁI RIÊNG.

QUAN HỆ BIỆN CHỨNG

GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI

Trang 8

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Nhận thức “cái chung” phải xuất phát từ “cái riêng”.

Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành

“cái chung” và ngược lại.

Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung

khi giải quyết những vấn đề riêng.

Vận dụng sáng tạo “cái chung” vào từng trường hợp riêng.

6

Trang 9

1 KHÁI NIỆM DÂN TỘC

3 ĐẶC ĐIỂM CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG NỘI DUNG CẶP

PHẠM TRÙ “CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG” TRONG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM.

II KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH DÂN TỘC VIỆT NAM.

2 NGUỒN GỐC CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Trang 10

1 KHÁI NIỆM DÂN TỘC

NGHĨA RỘNGNGHĨA

lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

Dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng, có những nét văn hóa đặc thù; xuất hiện sau bộ tộc, bộ lạc, kế thừa và phát triển cao hơn những tộc người bộ lạc bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư dân tộc đó.

Trang 11

2 NGUỒN GỐC CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc đó là chủng Cổ Mã Lai.

Theo các nhà nhân chủng học: nếu phân chia hình dáng thì loài người được chia thành 4 đại chủng là: Đại chủng Âu, Đại chủng Phi, Đại chủng Á và Đại chủng Úc.

• Vào thời kì đồ đá có một bộ phận thuộc Đại chủng Á sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía Đông Nam tới vùng nay là Đông Dương thì dừng lại Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cô Mã Lai có nước da ngăm đen tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp

• Cuối thời kì Đồ Đá, đầu thời kì Đồ Đồng mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền

Nam Trung Quốc có sự chuyển biến do tiếp xúc với chủng khác tạo ra chủng Nam Á sau này thành chủng Nam Đảo là tổ tiên của dân tộc thuộc nhóm Chàm.

Trang 12

4 Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không

đồng đều.

6 Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã trưởng thành rất sớm và trở thành môt quốc gia độc lập,

thống nhất yêu hòa bình.

5 Dân tộc Việt Nam có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.

1 Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc.

3 Dân tộc Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ nhau.

2 Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc đoàn kết.

3 ĐẶC ĐIỂM CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG NỘI DUNG

CẶP PHẠM TRÙ “CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG” TRONG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM.

Trang 13

1 VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC.

Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng Tuy có sự chênh lệch đáng kể về đời sống vật chất cũng như tinh thần nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em đùm bọc

chung sức xây dựng bảo vệ tổ quốc như cái riêng chỉ tồn tại trong mối

liên hệ với cái chung của cặp phạm trù triết học Ở nước ta không có

tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức đồng hóa, thôn tính các dân tộc ít người nên cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số.

Trang 14

2 CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC TA CÓ TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH DỰNG NƯỚC, GIỮ NƯỚC, XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC

ĐOÀN KẾT.

Hàng ngàn đời nay, từ khi bắt đầu hình thành nhà nước, các dân tộc cùng chung sống trên dải đất hình chữ S có nhu cầu tự nhiên là phải liên kết lại với để chống chọi với thiên tai, giặc giã, trở thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước Đoàn kết là truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc ta.

Trang 15

3 DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN, XEN KẼ NHAU.

 Các dân tộc sinh sống và cư trú tương đối tập trung ở một số vùng nhất định, song nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không như một số nước trên thế giới có lãnh thổ riêng biệt

 Ngày nay tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa thanh niên nam nữ thuộc các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến, càng có thêm nhiều điều kiện đoàn kết và hòa hợp giữa các dân tộc.

Trang 16

4 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM CÓ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÔNG ĐỒNG ĐỀU.

Do điều kiện tự nhiên nên sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư cũng được thể hiện rõ rệt:

Trang 17

5 DÂN TỘC VIỆT NAM CÓ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG.

Văn hóa Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng Từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai Thời sơ sử và sang thiên niên kỷ đầu Công Nguyên, lịch sử đã đưa ba nền văn hóa này đến ba bộ phận khác nhau; ở châu thổ Bắc Bộ chịu sự thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn nghìn năm, ở duyên hải Nam Trung Bộ là văn hóa Champa, ở Nam Bộ là văn hóa Óc Eo để rồi hòa trộn trong nền văn hóa Việt Nam tạo ra sự đa dạng trong sự thống nhất.

Trang 18

5 DÂN TỘC VIỆT NAM CÓ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG.

- Nền văn hóa Sa Huỳnh- Nền văn hóa Đông Sơn

- Nền văn hóa Đồng Nai

Núm trang trí trên nắp đồ đựng của VH Đồng Nai, niên đại 2000-2.500 năm trước

Nồi, vò táng văn hóa Đồng Nai, được khai quật tại Gò Ô Chùa, Long An

Đồ trang sức thủy tinhMộ chum cổ

Các cổ vật của nền VH Đông Sơn

Trang 19

5 DÂN TỘC VIỆT NAM CÓ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG.

Bên cạnh sự đa dạng về ngôn ngữ, mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán mang những giá trị và sắc thái văn hóa riêng Mặc dù có những sắc thái riêng nhưng các dân tộc ở Việt Nam lại có những yếu tố rất chung về văn hóa, Đảng và nhà nước luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của mỗi dân tộc Ở đây cái đa dạng của văn hóa dân tộc được thống

nhất trong quy luật chung - quy luật phát triển đi lên của đất nước, như cái

riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.

Trang 20

6 TRẢI QUA LỊCH SỬ LIÊN TỤC CHỐNG NGOẠI XÂM, DÂN TỘC TA ĐÃ TRƯỞNG THÀNH RẤT SỚM VÀ TRỞ THÀNH MÔT QUỐC GIA

ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT YÊU HÒA BÌNH.

Trong 4000 năm dựng nước và giữ nước, với vị trí thuân lợi đặc biệt, là nơi giao thoa của nhiều nước nên Việt Nam trở thành miếng mồi của nhiều nước đế quốc thực dân Nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước đồng thời tinh thần yêu nước của nhân dân cuối cùng nước ta vẫn dành độc lập.

ÞĐó là bằng chứng về tinh thần yêu nước, sự đoàn kết dân tộc, sự quả cảm của những

người anh hùng, sự chung sức như cái riêng đồng nhất trong cái chung, cái riêng

nằm trong cái chung của cặp phạm trù triết học, hợp nhất ý chí cùng nhau hướng

đến một xã hội tốt đẹp không còn chiến tranh, một dân tộc hòa bình thống nhất.

Trang 21

III VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ “CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG” TRONG VIỆC GIẢI

QUYẾT QUAN HỆ GIỮA CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM.

Trong bối cảnh tình hình quan hệ dân tộc/tộc người trên bình diện quốc tế và thực tiễn quan hệ tộc người ở Việt Nam thời gian qua, để xây dựng quan hệ dân tộc bình đẳng đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phát triển phù hợp với điều kiện mới, đòi hỏi phải tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn về quan hệ tộc người để hoàn thiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Trang 22

Về nhận thức lý luận:

Cần nhận thức lại một cách đầy đủ hơn các vấn đề lí luận liên quan đến dân tộc vẫn cần làm rõ như: những đặc trưng và mối quan hệ tộc người và dân tộc; phương thức sinh hoạt kinh tế

Về chính sách:

• Cần đổi mới tư duy về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với các tộc người; đó là nhận thức sâu sắc truyền thống lịch sử văn hóa tinh thần của đồng bào ta

• Cần hoạch định chính sách tổng thể phù hợp với từng vùng miền khác nhau

• Các chính sách phát triển cần tính đến yếu tố tâm lí lịch sử, văn hóa, quan hệ xã hội….

Về quản lí Nhà nước:

Cần thể chế hóa chính sách dân tộc của Đảng thành các quy định pháp luật của Nhà nước

Trang 23

Tóm lại, cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của mình; còn cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, mỗi dân tộc với vai trò là cái riêng đã hoà mình cùng 54 dân tộc anh em đoàn kết lại để có được một đất nước Việt Nam như ngày hôm nay Hiểu được nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này mà ta có thể nhìn ra những thiếu sót trong quan hệ dân tộc đòi hỏi Nhà nước ta phải có đường lối chính sách để khắc phục những thiếu sót trong quan hệ dân tộc đó

TỔNG KẾT

Trang 24

Thank You

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Ngày đăng: 13/07/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w