Hoàng Văn Việt Trang 2 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HỌC PHẦN: NHẬP MÔN ĐÔNG PHƯƠNG HỌC NHÓM VI ĐỀ TÀI QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở PHƯƠNG ĐÔ
GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HOÁ - PHƯƠNG THỨC CỦA QUAN HỆ QUỐC TẾ
Quan hệ quốc tế là gì?
Theo GS.TS Hoàng Khắc Nam: “Quan hệ quốc tế là sự tương tác qua biên giới giữa các chủ thể quan hệ quốc tế.”
Theo Jeremy Bentham: “Quan hệ quốc tế là sự giao tiếp giữa các quốc gia.”
Theo Hoà ước Westphalia (1648): “Quan hệ quốc tế là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng, luật pháp, ngoại giao, quân sự…giữa những quốc gia và hệ thống quốc gia với nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lượng tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế.”
Giao lưu tiếp biến văn hoá - hoạt động tất yếu của xã hội nhân loại
2.1 Giao lưu văn hoá là gì?
Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa khác nhau, có thể (hoặc không) dẫn đến sự biến đổi văn hóa của mỗi chủ thể trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể
Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử của loài người Mỗi nền văn hóa và mỗi cộng đồng có thể tham gia vào quá trình này theo cách riêng, có thể là do bị ép buộc hoặc tự nguyện Điều này đại diện cho những hành động biến đổi văn hóa của các dân tộc trên khắp thế giới Các biến đổi này có thể gây ra sự không ổn định và đe dọa tính bền vững của một nền văn hóa, nhưng cũng đồng thời tạo ra sự đa dạng và tiến bộ trong văn hóa của dân tộc đó Cho đến thời điểm hiện tại, có bốn con đường giao lưu văn hóa chính: di cư, thương mại, chiến tranh và truyền thông điện tử 1
2.2 Các hình thức giao lưu văn hoá
Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa thường diễn ra theo hai hình thức: Hình thức tự nguyện: Thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân,
1 Tác giả Lưu Thị Kim Loan, đại học Văn hóa Hà Nội, các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử, tr.1-2
13 quà tặng mà văn hóa được trao đổi trên tinh thần tự nguyện Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai và đồng hóa văn hóa của một quốc gia này đối với một quốc gia khác
2.3 Các con đường giao lưu văn hoá: hoạt động thương mại, truyền giáo, di dân, chiến tranh
Có 4 con đường hay chính là 4 phương thức làm biến đổi văn hóa của các cộng đồng, tộc người trong lịch sử nhân loại, cụ thể như sau:
Trong lịch sử phát triển của loài người, nền văn minh nông nghiệp được coi là nền văn minh kéo dài nhất, được xây dựng trên nền tảng của sự sinh tồn Ban đầu, hoạt động nông nghiệp chỉ đơn giản là để đáp ứng nhu cầu cơ bản về thực phẩm của các cộng đồng Tuy nhiên, về sau, thông qua sự nỗ lực trong trồng trọt và chăn nuôi, các nhóm dân cư đã có thể sản xuất ra dư thừa và tích trữ nông sản với mục đích trao đổi hàng hóa, cung cấp cho các vùng kém phát triển Qua việc này, hoạt động thương mại đã xuất hiện và từ đó trở nên ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội
Những con đường thương mại đầu tiên xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, khi người Sumerians từ nền văn minh Lưỡng Hà bắt đầu thương mại với người Harappan ở lưu vực sông Ấn Cũng vào khoảng thời gian này, các con đường thương mại đã phát triển ở phía đông của Địa Trung Hải Ví dụ, con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và Syria đã xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên Các thành phố ở Trung Á và Ba Tư đã trở thành điểm giao thoa của các con đường thương mại này Về sau, các nền văn minh Phoenician và Hy Lạp đã thiết lập các đế quốc ở lưu vực Địa Trung Hải vào thế kỷ I trước Công nguyên, nhằm kiểm soát các tuyến đường thương mại
Cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, người Ả Rập và người Do Thái đã chiếm ưu thế trong việc kiểm soát các tuyến đường thương mại ở Ấn Độ Dương, Đông Á, Sahara và Địa Trung Hải Chỉ vào đầu thiên niên kỷ thứ hai, người Italia mới nắm giữ vị thế này
Trong số các con đường thương mại trên, con đường tơ lụa được xem là dài nhất, tồn tại lâu nhất và cũng nổi tiếng nhất Nó là con đường kỳ bí, kết nối Trung Quốc với vùng Tây Á rộng lớn
Hình 1 Con đường tơ lụa
Từ thời cổ đại, người Trung Hoa đã chủ động trong việc di chuyển tới Tây Á và thậm chí vươn ra phương Tây để thương mại vải lụa, gấm vóc, và sản phẩm khác Ngược lại, các thương nhân lớn từ phương Tây cũng đến Trung Hoa mang theo tiền và vàng để trao đổi, mua bán hàng hóa và kiếm lời Sau thế kỷ XV, với sự mở rộng của thị trường, người phương Tây đã tiên phong trong việc khám phá con đường biển để thúc đẩy thương mại sau các phát kiến địa lý Đặc biệt, Nam Á và Ấn Độ, với hàng hóa đặc sản như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm và ngà voi, đã trở thành điểm đến của các nhà buôn phương Tây Hoạt động thương mại này đã làm cho hàng hóa được trao đổi và mua bán, tạo ra sự đa dạng và phong phú trong sản phẩm tiêu dùng, vượt ra khỏi biên giới văn hóa của cả phương Tây và Đông Đường tơ lụa không chỉ là tuyến giao thông thương mại của những “thương nhân lạc đà”, mà còn là một hành trình văn hóa và tôn giáo đa dạng, nơi hai nền văn minh Đông và Tây gặp gỡ và hòa trộn Việc xuất hiện và tồn tại của các biểu hiện văn hóa ngoại nhập ở các quốc gia có thương mại phát triển không phải là tình cờ Khi một cộng đồng mở cửa cho việc trao đổi văn hóa, họ cũng học hỏi và chấp nhận các sản phẩm và thói quen của nền văn hóa khác Trong quá trình này, các biểu hiện văn hóa
15 tinh thần ngoại nhập có cơ hội trở thành một phần của văn hóa bản địa Ban đầu, có thể chỉ là những hành vi và ngôn ngữ của các thương nhân, nhưng dần dần chúng trở nên quen thuộc và tích hợp vào đời sống văn hóa của cộng đồng
Một quốc gia với một văn hóa nội sinh mạnh mẽ, xuất phát từ cơ sở văn hóa Đông Nam Á nhưng vẫn tiếp xúc và giao lưu văn hóa với Ấn Độ từ những thế kỷ đầu sau Công nguyên Các tăng sĩ Ấn Độ đã đến Việt Nam thông qua các tuyến biển cùng các thương nhân Có một số tăng sĩ như Mahajivaka và K’sudara đã đến Việt Nam vào cuối thế kỷ II và sau đó là Tăng Khương Hội, Chi Lương Cương vào khoảng giữa thế kỷ III Trong giai đoạn này, Luy Lâu - Thuận Thành - Bắc Ninh trở thành trung tâm Phật giáo và Phật học phát triển, tương đương với các trung tâm như Lạc Dương của Đông Hán và Bình Thành của nước Sở Trải qua nhiều thế kỷ, vì vị trí ở cửa ngõ Đông Nam Á và lợi thế trong giao thương biển, Việt Nam đã có nhiều cảng sầm uất như Vân Đồn, Hội An, Phố Hiến, nơi diễn ra sự tiếp xúc và giao lưu thương mại với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Chiêm Thành, Java, Xiêm La, Indonesia, Nhật Bản Một minh chứng rõ ràng cho sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong thế kỷ XVII và XVIII là phố cổ Hội An Đây là một thành phố cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam Nhờ vào vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, Hội An đã từng là một cảng quốc tế sôi động, thu hút nhiều tàu buôn nước ngoài đến tham gia giao thương, mua bán hàng hóa Hội An là một khu vực có nhiều dấu ấn của sự hòa trộn và giao thoa văn hóa Các hội quán, đền miếu mang nhiều đặc điểm của văn hóa Trung Hoa nằm kề bên các ngôi nhà truyền thống của người Việt và các công trình kiến trúc mang phong cách Nhật, Pháp Ngoài những giá trị vật chất này, Hội An còn giữ lại một nền văn hóa phi vật chất đa dạng và phong phú Cuộc sống hàng ngày của cư dân ở phố cổ với các phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn được bảo tồn và phát triển Hội An có thể được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị Với những giá trị đặc biệt này, vào năm 1999, trong kỳ họp lần thứ 23, UNESCO đã công nhận Hội An là một di sản văn hóa thế giới dựa trên hai tiêu chí: là biểu hiện vật chất nổi bật của sự kết hợp giữa các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một cảng thương quốc tế, và là một ví dụ tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn hoàn hảo
Hình 2 Phố cổ Hội An
Có thể thấy, bằng chứng về hoạt động tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa thông qua con đường thương mại vẫn còn tồn tại ở nhiều đô thị cổ và thương cảng trên khắp thế giới và Việt Nam
Con đường truyền giáo không chỉ là phương tiện để truyền bá tín ngưỡng và tôn giáo mà còn là cầu nối quan trọng trong giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia Vai trò của con đường truyền giáo là một phần không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của các nền văn hóa trên thế giới
Trong giao lưu văn hóa, con đường truyền giáo đóng vai trò quan trọng như một phương tiện truyền bá và giới thiệu giáo lý, nghi lễ, phong tục tập quán của các tôn giáo đến những vùng đất mới Nhờ vào hoạt động truyền giáo, những tri thức về khoa học kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, y học được lan truyền và giao lưu giữa các quốc gia, góp phần vào sự phát triển của nhân loại
Một khía cạnh quan trọng khác của con đường truyền giáo là vai trò thúc đẩy hòa bình Qua việc mở rộng giao lưu, kết nối giữa các nền văn hóa, con đường truyền giáo góp phần tạo ra một môi trường thúc đẩy hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia
QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HOÁ ĐÔNG - TÂY QUA CÁC THỜI KỲ
Thời Cổ đại
1.1 Chữ viết và khoa học tự nhiên
Chữ viết đóng vai trò như một biểu tượng văn hóa mang tính nền tảng của con người, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển của loài người Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chữ viết đã trải qua quá trình biến đổi phức tạp và lâu dài, phản ánh nhu cầu và trí tuệ của con người trong từng thời kỳ lịch sử Ngoài ra, chữ viết không chỉ là công cụ để ghi chép thông tin, lưu giữ tri thức mà còn là biểu tượng cho trí tuệ, sáng tạo và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Song, vào thời cổ đại, chữ viết đã xuất hiện và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giải thích thế giới và đáp ứng các yêu cầu thực tế của con người
Việc tạo ra chữ viết không phải là việc dễ dàng và phải trải qua hàng nghìn năm mới xuất hiện hệ thống chữ viết đầu tiên Chính vì vậy, tổ tiên của chúng ta đã bắt đầu từ việc “chuyển giao dữ liệu” thông qua các hình vẽ đơn giản
Vào thời kỳ đồ đá mới (khoảng thiên niên kỷ 7 TCN), hệ thống biểu tượng tiền ký tự xuất hiện, đóng vai trò là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển chữ viết Mặc dù không được xem là hình thức chữ viết chính thức, những biểu tượng này vẫn thể hiện mối liên hệ rõ ràng với các hệ thống chữ viết phát triển sau này Bằng cách sử dụng hình ảnh, các biểu tượng sẽ được vẽ theo hình dạng của các vật thể thực tế, thể hiện ý nghĩa trực quan Ví dụ, hình ảnh của con người có thể được vẽ dưới dạng các đường cong đại diện cho các bộ phận như đầu, tay, chân và thân Hoặc hình ảnh của
25 một con vật có thể được vẽ dựa trên hình dạng và đặc điểm đặc trưng của nó Những biểu tượng được tìm thấy là vẽ trên các bề mặt đá, gốc cây, xương, vỏ sò và các vật liệu khác
Các ký tự tượng hình của thời Cận đông thời cổ đại (Ai Cập, Cuneiform - tiền thân nền văn minh Sumer, Cretan) dường như không bắt nguồn từ những hệ thống biểu tượng trên Vì vậy, khó có thể kết luận rằng hệ thống chữ viết đã kế thừa biểu tượng tiền chữ viết ở bất kỳ thời điểm nào
Hình 7 Chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại
Về chữ viết vào thời kỳ thiên niên kỷ 2 TCN, vào năm 2003, các mu rùa được tìm thấy khi khai quật những di chỉ ở 24 hang động thời đồ đá mới ở Jishu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc Phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị cacbon cho thấy những mu rùa này có từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên (TCN) Theo một số nhà khảo cổ, những chữ viết trên mai rùa có những điểm tương đồng với ký tự viết trên những thẻ xương động vật ở thiên niên kỷ 2 TCN Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học khác có quan điểm trái ngược với ý kiến trên Họ cho rằng những biểu đồ hình học đơn giản như vậy không có liên quan gì đến chữ viết cổ đại
Chữ viết thời Lưỡng Hà cổ đại được cho là nền tảng cho sự phát triển chữ viết sau này Lưỡng Hà là một hệ thống chữ viết được sáng lập bởi người Xume vào cuối
26 thế kỷ IV TCN Trong giai đoạn đầu của nó, chữ viết trong Lưỡng Hà được biểu đạt dưới dạng các hình ảnh tượng hình Ví dụ, để viết các từ “chim, cá, lúa, nước”, người ta vẽ các hình ảnh tương ứng với con chim, con cá, bông lúa, và làn sóng Tuy nhiên, theo thời gian, các hình vẽ này đã được đơn giản hóa, không cần phải vẽ toàn bộ sự vật mà chỉ cần vẽ một phần tiêu biểu của nó Ví dụ: chữ “trời” thì chỉ cần vẽ một ngôi sao, tương tự thì chữ “bò mộng” chỉ vẽ một cái đầu bò với hai cái sừng dài
Hình 8 Chữ viết thời Lưỡng Hà cổ đại
Chữ viết Lưỡng Hà đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều hệ thống chữ viết sau này, bao gồm cả chữ tượng hình Ai Cập, chữ hình nêm Ba Tư và chữ cái Phoenicia Nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho việc thiết lập các hệ thống chữ viết mới, đặc biệt là trong quá trình giao tiếp giữa các dân tộc ở khu vực Tây Á trong thời cổ đại Dựa trên hình dáng góc cạnh của chữ viết Lưỡng Hà và một phần chữ tượng hình của Ai Cập cổ, người Phênixi, một dân tộc chuyên buôn bán xung quanh vùng Địa Trung Hải, đã phát triển hệ thống chữ cái A, B,
Chữ tượng hình (Hieroglyph) của người Ai Cập là một trong những hệ thống chữ viết lâu đời nhất thế giới, có niên đại cách đây khoảng 5.200 năm Người dân Ai Cập cổ đại tin rằng chữ tượng hình do thần trí tuệ Thoth tạo ra, và họ gọi nó là “ngôn ngữ của các vị thần” Hệ thống chữ viết của người Ai Cập cổ đại bao gồm một số lượng lớn ký tự bằng hình ảnh, trong đó có 24 ký tự đại diện cho các chữ cái Những ký tự khác đại diện cho từ hoàn chỉnh hoặc sự kết hợp của các phụ âm Tổng cộng có khoảng 700 – 800 ký tự cơ bản được gọi là glyph, không có dấu chấm câu, dấu cách hoặc dấu hiệu nhận biết vị trí bắt đầu và kết thúc của từ hoặc câu Chữ tượng hình được đọc từ phải sang trái và từ trên xuống dưới Hệ thống chữ viết ở Ai Cập cổ đại không dùng các biểu tượng trừu tượng, mà được xây dựng dựa trên các đối tượng, sự
27 kiện và hiện tượng cụ thể trong thế giới vật chất xung quanh Các ký tự chi tiết và đầy đủ nhất được sử dụng để miêu tả con người và các phần trên cơ thể Ngoài ra, một số biểu tượng khác phổ biến bao gồm động vật, chim, công cụ, vũ khí và trang sức
Cách đây bốn nghìn đến năm nghìn năm trước, ở phương Đông cổ đại đã xuất hiện và phát triển những nền văn minh đa dạng và phong phú trên các vùng đất phì nhiêu ven sông Tigris, Euphrates ở Trung Cận Đông, và dọc theo thung lũng sông Nile ở Ai Cập, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ở Trung Quốc, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ Tại đó, con người đã vượt qua giai đoạn nguyên thủy và xây dựng những nền văn minh đầu tiên ở khu vực Bắc Phi, Tây Á, Nam Á và Đông Á, đóng góp vào việc khởi đầu và tạo ra những tiền đề đầu tiên trong lịch sử nhân loại
Trong các thành tựu của nền văn minh cổ đại, khoa học tự nhiên đã đạt được những thành tựu toàn diện và đa dạng trong các lĩnh vực như thiên văn học, lịch pháp, toán học, vật lí, y học và nhiều lĩnh vực khác Những thành tựu này vốn liên quan mật thiết đến điều kiện tự nhiên và yêu cầu sản xuất, cũng như yêu cầu xã hội Chúng đã tạo nên một bức tranh rực rỡ của sự tiến bộ và đổi mới trong văn minh cổ đại Bức tranh rực rỡ ấy được tạo ra bởi những nền khoa học cổ đại đã sớm phát triển ở Ai Cập,
Hy Lạp - La Mã, Ấn Độ và Trung Quốc Ở Ai Cập, trong lĩnh vực thiên văn, thành tựu quan trọng nhất của người Ai Cập cổ đại là việc làm ra lịch Lịch Ai Cập được đặt ra dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nile Một năm được chia ra làm 12 tháng, mỗi tháng có
30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm ăn tết Năm mới của người Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nile bắt đầu dâng (vào khoảng tháng 7 dương lịch) Một năm được chia làm ba mùa, mỗi mùa bốn tháng Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch Như vậy, lịch của người Ai Cập cổ đại là một thứ lịch được phát minh rất sớm (vào khoảng thiên kỷ thứ IV TCN) và tương đối chính xác và thuận tiện Ngoài ra, nhờ nhu cầu về đo đạc lại ruộng đất bị nước sông Nile làm ngập và việc tính toán vật liệu trong các công trình xây dựng, người Ai Cập từ rất sớm đã có nhiều kiến thức toán học đáng chú ý Ban đầu, họ đã biết sử dụng hệ thập phân với số 10 làm cơ sở Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập chỉ biết cộng và trừ Đối với nhân và chia, vì chưa có bảng nhân, họ phải sử dụng phương pháp cộng và trừ lặp đi lặp lại Đối với hình
Thời Trung đại
Thành Constantinople thủ đô của Byzantine, cũng được biết đến với tên Istanbul ngày nay, là một trong những thành phố lịch sử quan trọng nhất thế giới, đã đóng vai trò trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị trong suốt hàng thế kỷ Vị trí Thành Constantinople, được dựng lên tại bán đảo Bosphorus, nơi châu Âu gặp châu Á
Nó sừng sững như một tượng đài vững chân trên cả hai châu lục Nó tọa lạc trên con đường dẫn đến Caucasus và vùng thảo nguyên tỏa ra Địa Trung Hải và cả con đường dẫn từ thung lũng sông Danube đến thung lũng Euphrates Thành Constantinople dựa lưng vào bán đảo Balkans, còn Tiểu Á chỉ ở bên kia khe nước và bên cạnh đó là Syria và Mesopotamia
Hình 13 Tường thành Constantinople ở Istanbul
Về tôn giáo: Byzantine là trung tâm của Cơ Đốc giáo Ortodox, và tôn giáo đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống văn hóa và xã hội của Đế quốc Sự ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo Ortodox có nhiều điểm tương đồng với Đạo Cơ Đốc La Mã, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt trong lễ nghi, tôn giáo, và cách hiểu lý thuyết Tôn giáo này đã lan rộng đến cả phương Đông và phương Tây, góp phần vào việc hình thành các nền văn hóa tôn giáo ở cả hai khu vực Không ngoa khi nói rằng Constantinople thật xứng đáng là kinh đô đế quốc nơi kết nối hai châu lục, hai nền văn hóa Hy – La và giáo lý Cơ Đốc giáo, cũng như các nền văn hóa phương Đông
Về thương mại: Byzantine là nơi thị trường cho các sản phẩm văn hóa đa dạng như nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ, đồ kim loại, thủy tinh, và vải lụa Các hàng hóa từ phương Đông như gia vị, lụa, và gốm sứ được đưa vào Byzantine thông qua các tuyến đường thương mại và sau đó được tiêu thụ ở phương Tây
Về văn hóa: Đế chế Byzantine được coi là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thế giới cổ đại Với sự kết hợp giữa văn hóa Hy Lạp và La Mã, người Byzantine đã phát triển nên một nền văn hóa đặc trưng và đa dạng Ngoài ra, văn hóa Byzantine còn có sự ảnh hưởng của các nền văn hóa khác như Ai Cập cổ đại, Syria và Armenia Điều này đã tạo nên một sự kết hợp đa dạng và độc đáo trong nền văn hóa của đế chế này Trong nhiều thế kỷ Constantinople thu gom vốn văn hóa Hy – La cũng như nhiều phong tục đã được bồi đắp trong những thế kỷ trước đó tại Ai Cập, Babylon, Athen, Rome và Jerusalem
Về ngôn ngữ: Các nhà thương gia, thương nhân, và nhà học thuật từ Byzantine đã đến các vùng lãnh thổ khác và đem theo ngôn ngữ và văn hóa của họ, đồng thời họ cũng học hỏi và chuyển giao kiến thức từ các vùng lãnh thổ khác Byzantine là một đế chế đa dân tộc, nơi mà nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau được sử dụng Ngoài tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính thống, các ngôn ngữ khác như tiếng Latin, tiếng Slav, tiếng Armenia, và tiếng Syriac cũng được sử dụng trong các cộng đồng dân cư và trong các tài liệu văn hóa và tôn giáo
Sự trỗi dậy của các Cộng hòa Hàng hải: Venice, Genoa, Pisa, Amalfi, Ragusa, Ancona, Gaeta Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, những thành phố này đã xây dựng các
38 đội tàu để bảo vệ chính họ và hỗ trợ mạng lưới thương mại rộng khắp Địa Trung Hải, dẫn đến vai trò thiết yếu trong các cuộc Thập Tự Chinh Vào thế kỷ XIII và XIV, thành phố Venice (Ý) đã trở thành một trong những trung tâm thương mại hàng đầu của Châu Âu và nhanh chóng trở thành cửa ngõ chính của châu Âu để giao thương với phương Đông
Hình 14 Biểu tượng của nước Ý: Tháp nghiêng Pisa (trái) và thành phố Venice (phải)
Về thương mại: Với vị trí địa lý thuận lợi, Venice nằm giữa Đông và Tây, trên tuyến đường thương mại quan trọng giữa Bắc Âu và Địa Trung Hải, thành phố đã phát triển thành trung tâm thương mại, ngân hàng quốc tế và ngã tư trí tuệ và thiết lập mối quan hệ với các nước khác trên toàn thế giới Các nhà buôn và thương nhân Ý đã phát triển mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đặc biệt là thương mại hàng hóa từ phương Đông Các thương nhân Venice thường đưa về các hàng hóa quý giá từ các quốc gia Á Đông như vải lụa, gia vị, và sản phẩm thủy tinh…
Về tôn giáo: Venice đã trở thành một điểm giao thoa của các tôn giáo và văn hóa khác nhau Thành phố này đã đón nhận và chào đón cả Cơ Đốc giáo và Islam giáo, cũng như các tín ngưỡng và tôn giáo khác từ phương Đông và phương Tây Sự đa dạng về tôn giáo và văn hóa đã tạo ra một môi trường giao thoa độc đáo và giàu sức sống, thể hiện qua các đền thờ, nhà thờ, và các nơi tôn giáo khác trên khắp thành phố Điều này cũng thể hiện trong lễ hội và nghi lễ được tổ chức, thể hiện sự hòa bình và sự đa dạng của Venice
Về kiến trúc: Kiến trúc Byzantine thuộc vùng Constantinopolis dưới thời vua lustinian của đế quốc Byzantine (đế quốc Đông La Mã) xuất hiện như một thực thể nghệ thuật và văn hóa độc lập khi lấy cảm hứng từ kiến trúc thời Trung cổ và khu vực cận Đông Nằm tại vị trí giáp ranh - nơi giao thương buôn bán của cả phương Đông và
39 phương Tây, phong cách kiến trúc Byzantine là sự hòa hợp của các nền văn hóa thời trung cổ khác như Ai Cập, Hy Lạp, Syria… cũng xuất hiện bên bờ Venice
Về nghệ thuật: Các nghệ nhân và thợ thủ công Venice đã học hỏi và chế tác theo các phong cách và kỹ thuật từ phương Đông Ví dụ, nghệ thuật thủ công và mỹ thuật như hội hoạ, điêu khắc, và làm đồ kim loại đã tiếp nhận ảnh hưởng từ văn hóa và nghệ thuật của phương Đông
Bán đảo Ả Rập là nơi tiếp giáp giữa ba châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, do đó có nhiều đường thương mại quốc tế đi qua (hai tuyến thương mại Đông – Tây thời cổ là Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển đều đi qua đây), là điểm giao thương quan trọng Ả Rập nằm ở ngã ba giao lưu Đông Tây do đó có điều kiện tiếp xúc với các nền văn minh xung quanh, họ là cầu nối giữa các nền văn minh Hy Lạp,
La Mã, Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc Có thể kể đến các thành phố như Baghdad và Cairo đã trở thành trung tâm thương mại và văn hóa quan trọng tại Ả Rập Không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thương, con đường tơ lụa còn tạo nên động lực để thúc đẩy khoa học phát triển trong thời kỳ này Những cuộc buôn bán, thám hiểm giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính trị Thông qua con đường này, văn hóa các nước cùng nhiều tôn giáo được giao thoa khắp nơi
Thời cận đại
3.1 Những cuộc phát kiến địa lý
3.1.1 Hành trình của Bartolomeu Dias
Năm 1488 Bartolomeu Dias đã đi vòng cực nam châu Phi Ông đặt tên nó là Mũi Bão tố; nhưng sau này lại được vua John II của Bồ Đào Nha đổi lại là mũi Hảo Vọng với lý do là thông qua mũi đất này, người Bồ Đào Nha đã mở ra một tuyến
44 đường quan trọng để giao thương với Ấn Độ và các nước phương Đông Mặc dù trước đó đã có những quan điểm của Herodotus cho rằng người Phoenicia đã từng đặt những dấu chân của mình đến vùng đất này nhưng chuyến đi của Bartolomeu Dias men theo bờ phía Tây châu Phi để đến Mũi Hảo Vọng là một cột mốc lớn trong diễn trình phát kiến địa lý của Bồ Đào Nha Chuyến đi của ông cho thấy Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương có tiếp điểm với nhau và Ptolemy đã sai lầm khi nghĩ rằng Ấn Độ Dương không giáp với Đại Tây Dương Khám phá của Dias đã mở đường cho chuyến đi của Vasco da Gama đến Ấn Độ
3.1.2 Hành trình của Vasco da Gama
Vasco da Gama là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã tìm ra tuyến đường biển đến Ấn Độ vào năm 1497 Khám phá này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho giao thương giữa châu Âu và châu Á Vào ngày 8 tháng 7 năm 1497, Vasco da Gama dẫn đầu một hạm đội gồm bốn con tàu với thủy thủ đoàn gồm 170 người đến từ Lisbon Quãng đường di chuyển trong hành trình vòng quanh Châu Phi tới Ấn Độ và quay về lớn hơn chiều dài đường xích đạo Các hoa tiêu bao gồm những người giàu kinh nghiệm nhất của Bồ Đào Nha, Pero de Alenquer, Pedro Escobar, João de Coimbra và Afonso Gonỗalves Người ta khụng biết chắc thủy thủ đoàn của mỗi con tàu có bao nhiêu người nhưng có khoảng 55 người đã quay trở lại và hai con tàu bị mất tích Hai trong số những con tàu là tàu carrack (carrack là một loại tàu buồm đi biển có ba hoặc bốn cột buồm được phát triển vào thế kỷ 14 đến thế kỷ 15 ở Châu Âu, đáng chú ý nhất là ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) mới được đóng cho chuyến đi và chiếc còn lại là caravel (caravel là một chiếc thuyền buồm nhỏ có khả năng cơ động được người Bồ Đào Nha sử dụng vào thế kỷ 15 để khám phá dọc theo bờ biển Tây Phi và vào Đại Tây Dương) và một chiếc thuyền tiếp tế Bốn chiếc tàu đó là:
São Gabriel, do Vasco da Gama chỉ huy; một toa tàu nặng 178 tấn, dài 27 m, rộng 8,5m, mớn nước 2,3m, cánh buồm 372m2
São Rafael, do anh trai Vasco da Gama là Paulo da Gama chỉ huy; kích thước tương tự như São Gabriel
Berrio (biệt danh, tên chính thức là São Miguel), một caravel, nhỏ hơn một chút so với hai tàu trước, do Nicolau Coelho chỉ huy
Một con tàu chứa hàng khụng rừ tờn, do Gonỗalo Nunes chỉ huy, được cho rằng đã bị đánh đắm ở Vịnh Mossel (São Brás) ở Nam Phi
Hình 16 Tàu carrack (bên trái) và tàu caravel (bên phải) Đoàn thám hiểm khởi hành từ Lisbon vào ngày 8 tháng 7 năm 1497 Đoàn tàu đi theo lộ trình do những nhà thám hiểm trước đó đi tiên phong dọc theo bờ biển Châu Phi qua Tenerife và Quần đảo Cape Verde Sau khi đến bờ biển Sierra Leone ngày nay, da Gama đi về phía nam, băng qua Xích đạo và tìm kiếm hướng Tây Nam Đại Tây Dương mà Bartolomeu Dias đã phát hiện ra vào năm 1487 Chuyến đi này diễn ra thành công và vào ngày 4 tháng 11 năm 1497, đoàn thám hiểm đã đổ bộ vào bờ biển Châu Phi Trong hơn ba tháng, các con tàu đã đi hơn 10.000 km (6.000 dặm) ngoài biển, đây là hành trình dài nhất không đổ bộ vào bờ thời điểm đó
3.1.3 Hành trình của Christopher Columbus Ông là một nhà thám hiểm người Ý đã thực hiện bốn chuyến đi đến châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15 Từ năm 1492 đến 1504, nhà hàng hải và nhà thám hiểm người Ý Christopher Columbus đã dẫn đầu bốn cuộc thám hiểm hàng hải xuyên Đại Tây Dương dưới danh nghĩa các Quốc vương Công giáo của Tây Ban Nha đến Caribe và tới Trung và Nam Mỹ Những chuyến đi này đã dẫn tới sự hiểu biết rộng rãi về Tân Thế giới Bước đột phá này đã mở đầu cho thời kỳ được gọi là Thời đại Khám phá, chứng kiến sự thuộc địa hóa của Châu Mỹ, sự trao đổi sinh học liên quan và hoạt động thương mại xuyên Đại Tây Dương Những sự kiện này, ảnh hưởng và hậu quả của chúng vẫn tồn tại cho đến ngày nay, thường được cho là sự khởi đầu của kỷ nguyên hiện đại Sinh ra ở Cộng hòa Genoa, Columbus là một hoa tiêu tìm kiếm con đường tới Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Quần đảo Gia vị (the Spice Islands - Quần đảo
Maluku hay Moluccas là một quần đảo ở phía đông Indonesia) được cho là nguồn cung cấp gia vị và hàng hóa phương Đông quý giá và chỉ có thể đi được thông qua các tuyến đường bộ đầy khó khăn Columbus được truyền cảm hứng một phần từ nhà thám hiểm người Ý thế kỷ 13 Marco Polo trong tham vọng khám phá châu Á Niềm tin ban đầu của ông rằng ông đã đến được “Ấn Độ” đã khiến cái tên “Tây Ấn” được gắn liền với Bahamas và các đảo thuộc vùng Caribe
3.1.4 Hành trình của Ferdinand Magellan Đây là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên vào đầu thế kỷ 16 Chuyến đi này đã chứng minh rằng Trái đất có hình cầu Sau khi đề xuất các chuyến thám hiểm tới Quần đảo Gia vị - Moluccas bị Vua Manuel I của Bồ Đào Nha liên tục từ chối, Magellan đã đề xuất dự án của mình với Charles I, vị vua trẻ của Tây Ban Nha (sau này là hoàng đế Charles V của Đế chế
La Mã Thần thánh) và trở thành một trong những thần dân và nhà hàng hải của hoàng đế Charles V Theo các điều khoản của Hiệp ước Tordesillas năm 1494, Bồ Đào Nha có quyền kiểm soát các tuyến đường phía đông đến châu Á đi quanh Mũi Hảo Vọng ở Châu Phi Thay vào đó, Magellan đề xuất tìm kiếm một con đường phía tây nam vòng quanh Nam Mỹ để đến Quần đảo Spice bằng con đường phía tây, một kỳ tích chưa từng có trước đây Bergreen (nhà sử học và tác giả người Mỹ, Bergreen đã viết cho tờ New York Times, Los Angeles Times, The Wall Street Journal, Chicago Tribune, Newsweek và Esquire Ông đã giảng dạy tại Trường Nghiên cứu Xã hội Mới và từng là Trợ lý Chủ tịch Bảo tàng Truyền hình và Đài phát thanh ở New York) cho rằng Magellan tuyên bố với Charles rằng nô lệ người Enrique (nô lệ của Magellan, người Malacca hoặc Sumatran) đã đến từ Quần đảo gia vị và Magellan đã sử dụng Enrique và các bức thư từ Serran để chứng minh rằng các hòn đảo nằm xa về phía đông có thể nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Tây Ban Nha nếu thế giới thực sự bị chia đôi (Các chi tiết về sự phân chia phía đông ẩn chứa trong hiệp ước Tordesillas sau này sẽ được chính thức hóa trong Hiệp ước Zaragoza năm 1529.) Hạm đội của Magellan bao gồm năm chiếc tàu chở hàng hóa cho chuyến hành trình hai năm Thủy thủ đoàn bao gồm khoảng 270 người đàn ông có gốc gác khác nhau, mặc dù con số này có thể khác nhau giữa các học giả dựa trên dữ liệu mâu thuẫn từ nhiều tài liệu có sẵn Khoảng 60% thủy thủ đoàn là người Tây Ban Nha đến từ hầu hết các vùng của Castile Theo sau là người
Bồ Đào Nha và người Ý với 28 và 27 thủy thủ, trong khi các thủy thủ đến từ Pháp (15 người), Hy Lạp (8 người), Flanders (5 người), Đức (3 người), Ireland (2 người), Anh, Malaysia mỗi nước một người và những người khác có nguồn gốc không xác định
Hạm đội rời Tây Ban Nha vào ngày 20 tháng 9 năm 1519, đi về phía tây băng Đại Tây Dương tới Nam Mỹ Vào cuối tháng 11, họ đổ bộ vào Cabo de Santo Agostinho, gần Recife ngày nay Những người bản xứ Tupi (đã từng làm việc với những người khai thác gỗ người Bồ Đào Nha và Pháp) đã quen thuộc với người châu Âu và cuộc gặp gỡ rất thân tình Vào tháng 12, họ đến Vịnh Guanabara, địa điểm của Rio de Janeiro ngày nay Magellan và thủy thủ đoàn ở lại trên bờ trong hai tuần, bổ sung nguồn cung cấp thực phẩm và giao tiếp hòa bình với người dân địa phương Bất chấp những điều thú vị, thương vong chết người đầu tiên của chuyến thám hiểm đã xảy ra Hai tháng trước đó, trong chuyến vượt Đại Tây Dương, một thành viên của thủy thủ đoàn, Antonio Salomon, bị bắt quả tang đang cưỡng hiếp một cậu bé phục vụ trong cabin Bị xét xử và bị kết tội, hai tháng sau anh ta bị trói trên bờ Vịnh Guanabara Từ đó, họ đi thuyền về phía nam dọc theo bờ biển, tìm kiếm con đường xuyên qua hoặc vòng quanh lục địa Sau ba tháng tìm kiếm (bao gồm cả lần xuất phát sai ở cửa sông Río de la Plata), điều kiện thời tiết buộc hạm đội phải dừng việc tìm kiếm để chờ qua mùa đông Họ tìm thấy một bến cảng tự nhiên có mái che ở cảng Saint Julian và ở đó trong 5 tháng Ngay sau khi cập cảng St Julian, đã xảy ra một cuộc binh biến do các thuyền trưởng Tây Ban Nha Juan de Cartagena, Gaspar de Quesada và Luis de Mendoza chỉ huy Magellan gần như không thể dập tắt được cuộc binh biến, mặc dù đã có lúc mất quyền kiểm soát ba trong số năm con tàu của mình vào tay những kẻ nổi loạn Mendoza đã bị giết trong cuộc xung đột, và Magellan lần lượt kết án Quesada và Cartagena và họ bị chặt đầu Những kẻ chủ mưu cấp thấp hơn bị bắt lao động khổ sai với xiềng xích trong suốt mùa đông, nhưng sau đó đã được trả tự do Trong mùa đông, một trong những con tàu của hạm đội, tàu Santiago, bị lạc trong một cơn bão khi đang khảo sát vùng biển gần đó, mặc dù không có người nào thiệt mạng Sau mùa đông, hạm đội tiếp tục tìm kiếm con đường đến Thái Bình Dương vào tháng 10 năm 1520 Ba ngày sau, họ tìm thấy một vịnh dẫn họ đến một eo biển, ngày nay được gọi là Eo biển Magellan, cho phép họ đi qua Thái Bình Dương Hạm đội đến Thái Bình Dương vào cuối tháng 11 năm 1520 Dựa trên sự hiểu biết chưa đầy đủ về địa lý thế giới vào thời điểm đó, Magellan dự kiến sẽ có một chuyến hành trình
48 ngắn đến châu Á, có lẽ chỉ mất ba hoặc bốn ngày Trên thực tế, chuyến vượt Thái Bình Dương mất ba tháng hai mươi ngày Cuộc hành trình dài đã làm cạn kiệt nguồn cung cấp thức ăn và nước uống, và khoảng 30 người đàn ông đã chết, hầu hết là vì bệnh scorbut (Scorbut (scurvy) là một bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da, dân gian thường gọi là “vết ma cắn”) Thêm vào đó là sự dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm cũng là những tiêu chuẩn chẩn đoán.) Bản thân Magellan vẫn khỏe mạnh, có lẽ nhờ nguồn cung cấp mộc qua Kavkaz được bảo quản của cá nhân ông
Vào ngày 6 tháng 3 năm 1521, hạm đội kiệt sức đổ bộ vào đảo Guam và gặp người dân Chamorro, họ lên tàu và lấy các vật dụng như dây thừng, dao và thuyền của tàu Người dân Chamorro có thể đã nghĩ rằng họ đang tham gia trao đổi thương mại (vì họ đã cung cấp cho hạm đội một số vật tư), nhưng thủy thủ đoàn cho rằng hành động của họ là trộm cắp Magellan cử một nhóm đột kích lên bờ để trả đũa, giết một số người Chamorro, đốt nhà của họ và thu hồi hàng hóa bị đánh cắp
Hạm đội phát hiện đảo Samar ở phía đông quần đảo Philippines hôm 16/3 Họ thả neo trên hòn đảo nhỏ Homonhon, nơi họ sẽ ở lại một tuần trong khi các thành viên phi hành đoàn ốm yếu của họ hồi phục Magellan làm bạn với những người dân địa phương xăm mình trên đảo Suluan gần đó, buôn bán hàng hóa và vật tư và biết được tên của các đảo lân cận và phong tục địa phương
Sau khi nghỉ ngơi và tiếp tế, Magellan đi sâu hơn vào quần đảo Visayan Vào ngày 28 tháng 3, họ thả neo ngoài khơi đảo Limasawa (“Mazaua”), nơi họ gặp một chiếc thuyền nhỏ ngoài khơi (“boloto”) Sau khi nói chuyện với thủy thủ đoàn qua Enrique of Malacca (thông dịch viên nô lệ của Magellan, người gốc Sumatra), họ gặp hai tàu chiến balangay lớn (“balanghai”) của Rajah Kulambo (“Colambu”) của Butuan Họ lên bờ đến Limasawa nơi họ gặp anh trai của Kulambo, một thủ lĩnh khác, Rajah Siawi (“Siaui”) của Surigao (“Calagan”) Những người cai trị đang đi săn ở Limasawa Họ xem Magellan như khách và kể cho ông nghe về phong tục tập quán của họ cũng như những khu vực mà họ kiểm soát ở phía đông bắc Mindanao Những người cai trị có hình xăm và người dân địa phương cũng đeo và sử dụng một lượng lớn đồ trang sức bằng vàng và các đồ tạo tác bằng vàng, điều này đã khơi dậy sự quan tâm
49 của Magellan Vào ngày 31 tháng 3, đoàn của Magellan đã tổ chức Thánh lễ đầu tiên ở Philippines, cắm cây thánh giá trên ngọn đồi cao nhất của hòn đảo Trước khi rời đi, Magellan hỏi những người cai trị về các cảng giao dịch gần nhất tiếp theo Họ khuyên Magellan nên đến thăm Rajahnate của Cebu (“Zubu”), vì đây là nơi lớn nhất ở khu vực này
Thời hiện đại
4.1 Hình thành các cấu trúc hợp tác mới: về kinh tế, chính trị, văn hoá
Tạo cơ hội cho nền kinh tế của một quốc gia hội nhập với nền kinh tế của quốc gia khác dựa vào hợp tác kinh tế song phương Tính đến ngày 30/12/2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia, đối tác chiến lược 16 quốc gia, và đối tác toàn diện 14 quốc gia Nước này đã ký kết hơn 90 hiệp định thương mại song
63 phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, cùng với 75 hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn chặn việc trốn lậu thuế thu nhập với các quốc gia khác trên thế giới Một số hiệp định kinh tế quan trọng của Việt Nam bao gồm Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), và Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc
Năm 1995, việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử thương mại toàn cầu, tạo ra một cơ quan quốc tế để xác lập và thúc đẩy các quy tắc thương mại đa phương Tuy nhiên, song song với WTO, các hình thức hợp tác kinh tế khu vực dựa trên nguyên tắc của tổ chức này cũng đã phát triển mạnh mẽ Trong những thập kỷ gần đây, các cơ chế hợp tác kinh tế khu vực đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xây dựng và tăng cường quan hệ thương mại giữa các đối tác, đặc biệt sau khi vòng đàm phán Doha không đạt được thành công Bên cạnh đó, việc tham gia vào nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cho phép một quốc gia mở rộng thị trường một cách nhanh chóng và giải quyết những khó khăn đặc thù trên từng thị trường chính, góp phần tăng tốc quá trình hội nhập khu vực và quốc tế Điển hình cho trào lưu liên kết kinh tế khu vực thời kì này là sự xuất hiện của các FTA thế hệ mới Đặc trưng của các FTA thế hệ mới: Trào lưu hợp tác kinh tế khu vực hiện nay đặc trưng bởi sự xuất hiện của các FTA thế hệ mới Ngoài các FTA giữa các nước phát triển và đang phát triển, như Hoa Kỳ - Chile, EU - Thái Lan, EU - Việt Nam, Việt Nam - Hàn Quốc, còn có các FTA giữa các siêu cường thương mại Ví dụ, thỏa thuận giữa Australia và Hoa Kỳ đã khởi đầu xu hướng này Các Hiệp định đang hoặc đã được đàm phán như EU - Nhật Bản, EU - Canada, EU - Hoa Kỳ, Nhật Bản - Australia cũng là những ví dụ khác Với sự xuất hiện của trào lưu FTA thế hệ mới, quan điểm truyền thống về hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc liên kết kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau không còn phù hợp Thay vào đó, các FTA thế hệ mới tiếp cận rộng hơn và hội nhập sâu hơn rất nhiều Các FTA thế hệ mới điển hình bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 thành viên, và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), sẽ là ví dụ tiêu biểu khác mà Việt Nam đã tham gia ký kết
4.1.2 Hợp tác chính trị và an ninh
Hợp tác đối thoại và đàm phán: Các nước phương Đông và phương Tây tăng cường đối thoại và hợp tác về các vấn đề chung như an ninh, biến đổi khí hậu, chống khủng bố Theo đó, Nga quyết tâm tăng cường đối thoại chiến lược với ASEAN và mở rộng hợp tác thực chất trong nhiều lĩnh vực, cùng nhau ứng phó với các thách thức đang nổi lên Nga cũng mong muốn thúc đẩy cơ chế an ninh khu vực và thiết lập hợp tác công bằng và dân chủ giữa các quốc gia Nước này cũng bày tỏ vui mừng khi ASEAN hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ lợi ích quốc gia và thúc đẩy cơ chế an ninh khu vực Nga cũng mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với ASEAN, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) - ASEAN
Tổ chức hợp tác chính trị: Các tổ chức hợp tác chính trị khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc, OSCE đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác chính trị giữa hai khu vực
4.1.3 Hợp tác về văn hoá
Trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa và hội nhập, văn hóa đã trở thành một công cụ quan trọng của “quyền lực mềm” được sử dụng bởi nhiều quốc gia Không chỉ các quốc gia phát triển, mà cả các quốc gia mới nổi cũng áp dụng chính sách truyền bá văn hóa ra nước ngoài nhằm tạo và phát triển quan hệ đối ngoại Qua ngoại giao văn hóa, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia lớn, mở rộng ảnh hưởng của mình trên thế giới Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đều hoạt động tích cực để lan tỏa “giá trị” và ảnh hưởng của mình thông qua ngoại giao văn hóa Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ngoại giao văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá giá trị văn hóa, hình ảnh và tiếng nói của đất nước trên sân chơi quốc tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển Trên lĩnh vực kinh tế, ngoại giao văn hóa còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư bằng cách tạo “sức hút” Ngoài ra, qua quá trình trao đổi và tương tác văn hóa, các quốc gia có thể học hỏi, giao thoa và bổ sung cho kho tàng văn hóa của mỗi quốc gia, đồng thời bảo tồn, phát huy và điều chỉnh giá trị văn hóa riêng phù hợp với xu hướng và thời đại hiện tại
4.2 Sự trỗi dậy các nền kinh tế mới ở phương Đông
Trong thời gian gần đây, kinh tế Đông Á đã chủ yếu dựa vào sản xuất và chế tạo để đạt được thành công Các nhà máy đã tạo cơ hội cho hàng triệu lao động tham gia vào tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã trở thành một siêu cường sản xuất và trung tâm cung ứng hàng nghìn mặt hàng, với việc sử dụng linh kiện từ các quốc gia khác ở châu Á Theo Ngân hàng Thế giới, từ năm 2010 đến năm 2021, tỷ lệ việc làm trong ngành dịch vụ đã tăng từ 35% lên 47% ở Trung Quốc và từ 42% đến 49% ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Á Ngành dịch vụ cũng tạo việc làm cho nhiều phụ nữ hơn so với ngành sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hòa nhập giới Hơn nữa, ngành dịch vụ không chỉ là ngành tạo việc làm lớn nhất ở hầu hết các nền kinh tế lớn trong khu vực, mà còn là ngành có quy mô lớn nhất Điều này rõ ràng được thể hiện ở Singapore, nơi ngành dịch vụ chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm quốc nội
Khu vực dịch vụ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển ở một khu vực truyền thống tập trung vào sản xuất Các lĩnh vực dịch vụ đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng năng suất lao động tổng hợp trong thập kỷ qua Xuất khẩu dịch vụ cũng tăng nhanh hơn xuất khẩu hàng hóa Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn gấp 5 lần so với lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan
Công nghệ kỹ thuật số và cải cách dịch vụ đang lan rộng, cải thiện hiệu quả kinh tế Ở Philippines, việc sử dụng phần mềm và phân tích dữ liệu đã tăng năng suất trung bình của doanh nghiệp lên 1,5% trong giai đoạn 2010-2019 Việt Nam đã giảm rào cản chính sách đối với các ngành dịch vụ vận tải, tài chính và kinh doanh, dẫn đến tăng giá trị gia tăng trên mỗi lao động trong các lĩnh vực này lên 2,9% hàng năm trong giai đoạn 2008-2016 Việc loại bỏ các rào cản tương tự cũng đã tăng năng suất lao động lên 3,1% trong các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các dịch vụ này, đặc biệt là ở các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ
4.3 Sự thay đổi tương quan Đông - Tây trong quan hệ quốc tế
Trong thế kỷ XXI, quyền lực toàn cầu đang chuyển dịch từ Tây sang Đông do sự suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ Điều
66 này tạo ra một sự thay đổi quan trọng trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ quốc tế Các nước, đặc biệt là các nước lớn, đang điều chỉnh chiến lược của mình để tranh giành ảnh hưởng và khẳng định vị thế của mình trong bối cảnh này Điều này làm cho cục diện thế giới trở nên đa trung tâm và đa cực nhanh chóng Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh của mình và đang mở rộng không gian chiến lược để khẳng định vị thế cường quốc khu vực và toàn cầu Họ tăng cường thực lực quân sự, tập trung phát triển lực lượng hải quân và mở rộng hoạt động trong khu vực biển Trung Quốc cũng đang tăng cường ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, Đông Á và cạnh tranh với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương Họ cũng đẩy mạnh sáng kiến “Vành đai và con đường”, tham gia nhóm nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), nhằm xây dựng cơ chế hợp tác với Trung Quốc là trung tâm Tuy nhiên, sự phát triển này đã tạo ra mâu thuẫn và căng thẳng với Mỹ, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông theo hướng ngày càng gia tăng
Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thế giới Với mục tiêu trở thành một cường quốc ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và quân sự, Nhật Bản đã sửa đổi Hiến pháp để tăng quyền tự do hành động trong các vấn đề an ninh quốc gia Họ cũng tăng cường quan hệ đồng minh và chia sẻ trách nhiệm với Mỹ, đồng thời tìm cách xử lý quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là trong tranh chấp biển và đảo Nhật Bản cũng tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác được ASEAN điều hành để tăng vai trò của mình
Trong khi đó, Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ và có thể vượt lên trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới Ấn Độ tiếp tục duy trì quan hệ cân bằng với các quốc gia lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, nhưng cạnh tranh với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn Họ muốn gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, thúc đẩy chiến lược “hướng Đông”, và quan tâm đến an ninh biển và bảo vệ trật tự biển
Còn đối với EU đang hướng vào xử lý các vấn đề nổi cộm của khối, như: Brexit, khủng hoảng nợ công, nhập cư, chống khủng bố, v.v Vì vậy, sự quan tâm và nguồn lực dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chiều hướng giảm Tuy nhiên, EU vẫn duy trì quan hệ với các đối tác ở các khu vực khác, trong đó có ASEAN Trong bối cảnh chung của thế giới, ASEAN tiếp tục giữ và phát huy vị trí địa
67 chiến lược của mình, đảm bảo khả năng thích ứng và tự chủ trong quan hệ với các nước lớn ASEAN ưu tiên triển khai tầm nhìn 2025 và các kế hoạch hợp tác trên 3 trụ cột: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối; duy trì đoàn kết nội khối; đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với tất cả các đối tác ngoài khu vực, trong đó có EU
Tôn giáo trong quan hệ quốc tế
5.1 Truyền bá các tôn giáo
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội dựa trên sự tin tưởng và sùng bái các yếu tố siêu nhiên (thần linh, thiên chúa, …) mà ở đó các yếu tố siêu nhiên được cho rằng quyết định nên số phận hay tương lai của con người, hoặc được lấy làm cơ sở để đặt nền tảng cho cuộc sống Các hoạt động tôn giáo có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như nghi lễ, thuyết pháp, tưởng niệm và tôn kính các vị thần, thánh hoặc chư Phật Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan đến việc tự suy ngẫm, tham gia các lễ hội,
68 sở hữu tâm linh, thực hiện các nghi lễ cải đạo, tham dự các dịch vụ tang lễ, đám cưới, bói toán, cầu nguyện, thể hiện qua âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ, tham gia các dịch vụ công cộng và nhiều khía cạnh khác của con người văn hoá Có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới Tuy nhiên, hơn 84% dân số toàn cầu theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn: Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và tôn giáo dân gian Những tôn giáo này có sự đa dạng về tín ngưỡng, phong tục và nguyên tắc đạo đức Mỗi tôn giáo mang hệ thống giá trị và niềm tin riêng và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và xã hội của những người theo đạo Tôn giáo không chỉ cung cấp khuôn khổ để tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và truyền đạt giáo dục tinh thần mà còn thúc đẩy sự gắn kết cộng đồng và góp phần phát triển văn hóa nhân loại
Hình 20 Bản đồ phân bổ các tôn giáo lớn trên thế giới
Tôn giáo luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình quan hệ quốc tế Khi các nền văn minh khác nhau tương tác với nhau, chắc chắn họ sẽ mang theo niềm tin và thực hành của riêng mình, dẫn đến việc truyền bá tôn giáo xuyên biên giới Việc phổ biến tôn giáo này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách các quốc gia tương tác với nhau và có tác động đến các quá trình lịch sử Một trong những cách chính mà tôn giáo lan rộng trong quan hệ quốc tế là thông qua thương mại và di cư Khi mọi người đi du
70 lịch đến các quốc gia khác nhau để tìm kiếm hàng hóa và cơ hội, họ cũng mang theo niềm tin tôn giáo của mình Từ đó đã dẫn đến việc phổ biến các tôn giáo như Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo đến các khu vực và nền văn hóa mới Các tuyến thương mại như Con đường tơ lụa cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi ý tưởng và tín ngưỡng, dẫn đến sự phổ biến rộng rãi các tôn giáo trên khắp các châu lục Các cuộc chinh phục quân sự và thuộc địa hóa cũng đóng một vai trò trong việc phổ biến tôn giáo trong quan hệ quốc tế Khi các đế quốc hùng mạnh mở rộng lãnh thổ, họ thường áp đặt tôn giáo của mình lên các dân tộc bị chinh phục Ví dụ, các cường quốc thực dân châu Âu đã truyền bá đạo Cơ đốc đến các khu vực ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ thông qua các hoạt động truyền giáo và cưỡng bức cải đạo Điều này dẫn đến việc thành lập các cộng đồng Kitô giáo mới ở những khu vực này và ảnh hưởng đến niềm tin cũng như thực hành của người dân địa phương
Bất chấp những khác biệt giữa các tôn giáo có thể gây kích động các tín đồ và gây ra xung đột, thì việc phổ biến tôn giáo cũng đóng vai trò là chất xúc tác cho sự tương tác và hợp tác liên văn hóa giữa các quốc gia Một ví dụ nổi bật của hiện tượng này là việc truyền bá Phật giáo, đã nuôi dưỡng ý thức về di sản văn hóa chung giữa các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Do đó, việc phổ biến tôn giáo đã nuôi dưỡng mối quan hệ ngoại giao thuận lợi và tạo điều kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau Tương tự như vậy, sự gia tăng trong trao đổi và hợp tác liên tôn giáo giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm thúc đẩy hòa bình, lòng khoan dung và sự hiểu biết giữa các cộng đồng tôn giáo khác với nhau
5.2 Ảnh hưởng tôn giáo trong quan hệ quốc tế: văn hoá, giáo dục, kinh tế - thương mại, chính trị
Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình động lực của quan hệ quốc tế trong suốt lịch sử Ảnh hưởng của nó có thể được quan sát thấy ở nhiều khía cạnh khác nhau của tương tác toàn cầu, bao gồm văn hóa, giáo dục, thương mại và chính trị
Một trong những tác động sâu sắc nhất của tôn giáo đến quan hệ quốc tế thể hiện rõ trong lĩnh vực văn hóa Tôn giáo giữ một vị trí then chốt trong việc hình thành
71 các giá trị, niềm tin và tập quán của các xã hội trên toàn thế giới Mỗi giáo phái, tín ngưỡng, và truyền thống tôn giáo đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các nét đặc trưng của mỗi quốc gia, cộng đồng từ đó ảnh hưởng đến cách các cá nhân tương tác với nhau Ví dụ, các học thuyết tôn giáo có thể quy định các quy định cụ thể về trang phục, hạn chế về chế độ ăn uống và phương pháp tuân thủ các ngày lễ Bên cạnh đó, tôn giáo cũng ảnh hưởng đến nghệ thuật, kiến thức, và tri thức của mỗi quốc gia, các tác phẩm nghệ thuật, kiến thức về tôn giáo, và các tài liệu kinh điển đều phản ánh giá trị tôn giáo và ảnh hưởng đến văn hóa Những khác biệt về văn hóa này có thể có tác động tới quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, vì những hiểu lầm hoặc xung đột có thể nảy sinh do những chuẩn mực văn hóa tương phản bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo
Giáo dục về tôn giáo cũng là một lĩnh vực thiết yếu nơi tôn giáo phát huy ảnh hưởng của nó đối với quan hệ quốc tế Các tổ chức tôn giáo trong lịch sử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp giáo dục và nuôi dưỡng sự phát triển trí tuệ Các tổ chức tôn giáo thường cung cấp kiến thức về đạo đức, lịch sử, và triết học chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo ở nơi đó Nhiều trường tôn giáo và đại học khác nhau đã nổi lên như những trung tâm học tập, phổ biến kiến thức, nơi nghiên cứu, so sánh giữa các tôn giáo và định hình tâm trí của các cá nhân Hơn nữa, giáo lý tôn giáo thường được đưa vào chương trình giáo dục, tác động đến thế giới quan và quan điểm của các thế hệ tương lai Sự tương tác giữa tôn giáo và giáo dục này có thể hình thành thái độ và nhận thức của các cá nhân đối với các quốc gia và nền văn hóa khác, do đó ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế
Hơn nữa, tôn giáo có tác động đáng kể đến khía cạnh kinh tế của quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong thương mại Niềm tin và thực hành tôn giáo có thể định hình các mô hình trao đổi kinh tế giữa các quốc gia Ví dụ: một số phong tục tôn giáo nhất định có thể quy định sở thích đối với các loại sản phẩm cụ thể hoặc cấm tiêu thụ một số hàng hóa nhất định Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến các hiệp định thương mại, động lực thị trường và hợp tác kinh tế giữa các quốc gia Ngoài ra, các tổ chức tôn giáo thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện, từ thiện, góp phần phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến chính sách phúc lợi của các quốc gia Du lịch tôn giáo là một phần quan trọng của ngành du lịch Các địa điểm tôn giáo và lễ hội luôn thu hút
72 du khách từ khắp nơi Việc tham quan và trải nghiệm các nghi lễ và lễ hội tôn giáo không chỉ là một trải nghiệm văn hóa mà còn là cơ hội để tìm hiểu và tôn trọng các giá trị và truyền thống tôn giáo Từ đó vừa làm thúc đẩy nền kinh tế của địa phương đó, vừa tiếp thêm động lực trong việc phát triển ngành du lịch tôn giáo
Trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo thường xuyên là động lực thúc đẩy quan hệ quốc tế Các hệ tư tưởng tôn giáo có thể truyền cảm hứng cho các phong trào chính trị và định hình các quyết định chính sách ở cả cấp độ trong nước và quốc tế Sự liên kết giữa niềm tin tôn giáo với hệ tư tưởng chính trị có thể sử dụng như biện pháp hòa bình và hòa giải bằng cách biện minh cho xung đột chính trị Hơn nữa, các nhà lãnh đạo tôn giáo thường phát huy ảnh hưởng của mình trên các chương trình nghị sự chính trị, ủng hộ các chính sách phù hợp với giáo lý và giá trị tôn giáo của họ Sự giao thoa giữa tôn giáo và chính trị này có thể tác động đáng kể đến quan hệ ngoại giao và động lực toàn cầu
Trong suốt lịch sử, sự trao đổi văn hóa giữa phương Đông và phương Tây đã có tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế Từ Con đường tơ lụa cổ xưa nối liền châu Á và châu Âu cho đến thế giới giao tiếp và du lịch kết nối ngày nay, sự hòa trộn giữa văn hóa phương Đông và phương Tây đã dẫn đến một quá trình được gọi là tiếp biến văn hóa Quá trình này liên quan đến việc một nền văn hóa tiếp nhận niềm tin, giá trị và truyền thống của một nền văn hóa khác
Trong thời kỳ cổ đại từ thế kỷ VI - VII TCN, hệ thống chữ viết đã phát triển và thay đổi đáng kể Hệ thống chữ viết đầu tiên xuất hiện ở các nền văn minh như Lưỡng
Hà, Ai Cập và Trung Quốc Ở Lưỡng Hà, chữ viết hình nêm đã được sử dụng, bao gồm việc khắc các biểu tượng lên bảng đá hoặc bảng gỗ Hệ thống này sử dụng hơn
CHIẾN TRANH - HÌNH THỨC GIAO TIẾP VĂN HOÁ ĐÔNG – TÂY
Khái niệm về chiến tranh
Chiến tranh là một vấn đề phức tạp và đa diện Có rất nhiều nhà tư tưởng đã tìm nghiên cứu và đề cập đến vấn đề này Carl Ph.Clausewitz quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phải phục tùng ý trí của mình Chiến tranh là sự huy động không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến Karl Marx và Friedrich Engels lại cho rằng: Chiến tranh là một hiện tượng chính trị – xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định Tựu trung lại thì chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp
Bản chất chiến tranh là một trong nội dung cơ bản, quan trọng nhất của học thuyết Mác – Lênin về chiến tranh, quân đội Theo V.I Lênin: “Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng biện pháp khác” (cụ thể là bằng bạo lực) Theo V.I Lênin, khi phân tích bản chất chiến tranh, nhất thiết phải có quan điểm chính trị – giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện tượng lịch sử cụ thể Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin: “Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế”, “Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc”, chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại, trong đó đường lối đối ngoại phụ thuộc vào đường lối đối nội Lênin chỉ rõ “mọi cuộc chiến tranh đều gắn liền với chế độ chính trị sinh ra nó”, chính trị chi phối chiến tranh từ đấu đên cuối Như vậy, chiến tranh chỉ là một thời đoạn, một bộ phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị Ngược lại, mọi chức năng, nhiệm vụ của chính trị đều được tiếp tục thực hiện trong chiến tranh Giữa chiến tranh và
76 chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh, chính trị chỉ đạo toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết cục của chiến tranh, chính trị quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang Chính trị không chỉ kiểm tra toàn bộ quá trình tác chiến, mà còn sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới cho giai cấp, xã hội trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh Ngược lại, chiến tranh là một bộ phận, một phương tiện chính trị
Tính chất của chiến tranh thể hiện qua những đặc điểm đặc trưng và ảnh hưởng mà nó mang lại Thứ nhất, chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội quan trọng và có sự tác động sâu sắc đến các quốc gia, xã hội và con người Nó thường phản ánh sự đối đầu, xung đột và cạnh tranh giữa các quốc gia hoặc các nhóm chính trị trong một quốc gia Chiến tranh thường có nguyên nhân lịch sử phức tạp, bao gồm những yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Thứ hai, chiến tranh là hoạt động đấu tranh vũ trang (bạo lực vũ trang) có tổ chức Chiến tranh thường đi kèm với việc sử dụng bạo lực vũ trang và có tính chất tổ chức Nó bao gồm việc sử dụng quân đội, vũ khí và chiến thuật quân sự để tiến hành các hoạt động quân sự nhằm đạt được mục tiêu chính trị Thứ ba, mục đích của chiến tranh là nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định Chiến tranh thường có mục đích chính trị cụ thể mà các bên đấu tranh muốn đạt được Mục tiêu này có thể là sự thay đổi chính trị trong một quốc gia, sự mở rộng lãnh thổ, sự bảo vệ lợi ích quốc gia, sự thay đổi chế độ chính trị hoặc sự đảm bảo an ninh quốc gia
Có nhiều cách để phân loại chiến tranh Chẳng hạn, dựa trên tính chất của mục đích chiến tranh (chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa), dựa trên quy mô mục tiêu và mức độ tham gia của xã hội (chiến tranh tổng lực hay chiến tranh toàn diện, chiến tranh hạn chế hay chiến tranh cục bộ), dựa trên chủ thể tham gia (chiến tranh quốc tế, nội chiến) và cuối cùng là dựa trên vũ khí sử dụng trong chiến tranh (chiến tranh thông thường, chiến tranh hủy diệt hàng loạt)
Hệ quả của chiến tranh có thể rất phức tạp và kéo dài trong thời gian dài sau khi chiến tranh kết thúc Đầu tiên, nó gây tổn thương đối với con người, gây ra tử vong, thương vong và di dân Chiến tranh cũng gây tác động xấu đến kinh tế và hạ tầng của các quốc gia tham gia, làm suy yếu nền kinh tế và gây ra nghèo đói Thứ hai, chiến
77 tranh có thể gây ra sự phân cắt và xung đột xã hội, tạo ra căng thẳng đối tác và sự bất đồng về chính trị, văn hóa và tôn giáo Thứ ba, chiến tranh có thể để lại hậu quả môi trường nghiêm trọng, như tàn phá đất đai, ô nhiễm môi trường và sự suy thoái sinh thái Nó có thể gây ảnh hưởng kéo dài đến các hệ sinh thái và đa dạng sinh học Hơn nữa, chiến tranh cũng có thể tạo ra những thay đổi chính trị và địa chính trị toàn cầu
Nó có thể thay đổi sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia và dẫn đến sự thay đổi về địa vị và vai trò của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế Chiến tranh có thể tạo ra sự mất cân bằng và căng thẳng địa chính trị trong khu vực và có thể dẫn đến việc hình thành liên minh mới hoặc đổ vỡ của các liên minh hiện có Đơn cử như cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) Số liệu về thương vong của phía Việt Nam được chính thức công bố gần đây nhất là gần 2 triệu thường dân chết; hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốt đời; khoảng 2 triệu người (gồm cả quân nhân) phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (bao gồm cả Quân Giải phóng miền Nam) có khoảng 1,1 triệu quân nhân hy sinh trong những trường hợp khác nhau (trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, gặp tai nạn, ốm đau trên đường hành quân), 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh Trong số hy sinh, có 300.000 quân nhân chưa tìm được hài cốt Những tổn thất về con người đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ không phải nhỏ Theo danh sách của Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, và Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam, tổng số thương vong của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam là 365.157 quân, trong đó có 58.168 người chết trong lúc giao tranh (kill in action) Ngoài ra còn có 1.875 người mất tích (tính đến năm 2004) Trong số 58.168 người Mỹ tử trận, có 7.878 sĩ quan Trong số sĩ quan chết trận, có 426 tư lệnh và sĩ quan chỉ huy (37 người cấp tướng) Sự tổn thất về nhân mạng của Mỹ ở Việt Nam đã vượt số tương vong trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh Triều Tiên Bên cạnh những tổn thất về con người, kinh tế - xã hội và về môi trường thì những hậu quả đau đớn của chiến tranh hoá học, nhất là chất độc màu da cam/điôxin vẫn đang phá hủy sức khỏe và cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam, tạo nên nỗi kinh hoàng cho nhiều thế hệ Theo giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, Phó chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam (VAVA), “hậu quả do chất độc da cam gây ra tồi tệ hơn nhiều so với tất cả những gì mà người ta nghĩ tới khi chiến tranh kết thúc” Việc sử dụng chất độc hóa học đã cướp đi sự sống và quyền sống bình thường của con người Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời Hàng triệu người và cả
78 con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam
Hình 21 Hậu quả của chiến tranh
Những cuộc chiến tranh Đông - Tây và hệ quả
Tiến trình lịch sử thế giới đã ghi nhận nhiều cuộc chiến tranh diễn ra giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây, góp phần định hình cục diện chính trị thế giới và ảnh hưởng đến đời sống xã hội và văn hóa của nhân loại
2.1 Thời Cổ đại Ở thời Cổ đại có hai cuộc chiến tiêu biểu là hai cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (499-449 TCN) và Chiến tranh Punic (264-146 TCN)
Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (499-449 TCN): Cuộc chiến giữa Hy Lạp và Ba Tư xuất phát từ việc Ba Tư muốn đánh bại và chiếm đóng các thành bang chống lại Đế quốc này của Hy Lạp ở Ionia, một phần của Thổ Nhĩ Kì ngày nay Cuộc viễn chinh của Ba Tư gồm khoảng 30 nghìn người, do các tướng Hippias, Datis và Artaphermes chỉ huy bắt đầu tấn công từ đồng bằng Marathon, phía Đông Bắc Attica Khi quân Ba Tư gần đến thủ đô Hy Lạp, tướng Miltiades đã chỉ huy quân đội giúp Hy Lạp đã giành chiến thắng trong cuộc chiến này, bảo vệ nền độc lập và tự chủ
Chiến tranh Punic (264-146 TCN): Chiến tranh Punic gồm ba cuộc chiến tranh trải dài cả một thế kỉ, là cuộc đối đầu giữa Rome và Carthage Sau cuộc chiến tranh Punic thứ nhất (264-241 TCN), Rome đã thất bại trước Carthage nhưng họ không bỏ cuộc Trong những thập kỷ tiếp theo ở cuộc chiến Punic thứ hai (218-201 TCN), Rome cũng nắm quyền kiểm soát cả Corsica và Sardinia,
79 nhưng Carthage đã thiết lập một cơ sở ảnh hưởng mới ở Tây Ban Nha bắt đầu từ năm 237 trước Công nguyên, dưới sự lãnh đạo của vị tướng quyền lực Hamilcar Barca và sau đó là con trai ông - vợ chồng Hasdrubal Sau cái chết của Hasdrubal vào năm 221 trước Công nguyên, Hannibal nắm quyền chỉ huy lực lượng Carthage ở Tây Ban Nha Kết quả của cuộc chiến thứ hai là chiến thắng thuộc về quân Rome Ở cuộc chiến cuối cùng (149-146 TCN), Rome giành chiến thắng trực diện trước Carthage mặc dù cũng phải chịu nhiều tổn thất, Carthage thất thủ hoàn toàn Hậu quả là 50 nghìn người dân Carthage bị bán làm nô lệ
Vào thời trung đại thì cuộc chiến tranh Thập tự chinh (1096-1291), hay Crusade, là cuộc chiến tranh nổi bật nhất của giai đoạn lịch sử này Nguyên nhân dẫn đến Thập tự chinh là do cuộc chiến giữa những người theo đạo Thiên chúa và người Hồi giáo tập trung quanh thành phố Jerusalem Thành phố Jerusalem có ý nghĩa thiêng liêng đối với tôn giáo Cơ đốc Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem tưởng niệm ngọn đồi đóng đinh và lăng mộ chôn cất Chúa Kitô và được những người hành hương viếng thăm Năm 1065, Jerusalem bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm và 3000 người theo đạo Cơ đốc bị thảm sát, bắt đầu một chuỗi sự kiện góp phần gây ra các cuộc Thập tự chinh Mục tiêu của các cuộc Thập tự chinh ban đầu là để giải phóng Đất Thánh, đặc biệt là Jerusalem khỏi tay người Saracens, nhưng theo thời gian đã mở rộng sang việc chiếm Tây Ban Nha từ tay người Moor, người Slav và người Pagans từ Đông Âu và các đảo ở Địa Trung Hải Có tổng cộng chín cuộc thập tự chinh Trong khoảng thời gian hai thế kỉ, Châu Âu và Châu Á gần như liên tục xảy ra chiến tranh Tác động của các cuộc Thập tự chinh đối với châu Âu thời Trung cổ là một yếu tố quan trọng trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại Tác động của các cuộc Thập tự chinh đã ảnh hưởng đến sự giàu có và quyền lực của Giáo hội Công giáo
2.3 Thời Cận đại Ở thời kì Cận đại đã xảy ra hai cuộc chiến tranh đáng chú ý, đó là Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ (1683-1699) và cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (1840-1949)
Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ: còn được gọi là Chiến tranh của Liên minh Thần thánh, là một loạt xung đột giữa Đế chế Ottoman và Liên minh Thần thánh bao gồm Đế chế La Mã Thần thánh, Ba Lan-Litva, Venice, Đế quốc Nga và Vương quốc Hungary Giao tranh dữ dội bắt đầu vào năm 1683 và kết thúc với việc ký kết Hiệp ước Karlowitz vào năm 1699 Cuộc chiến là một thất bại đối với Đế chế Ottoman, lần đầu tiên bị mất một lượng lớn lãnh thổ ở Hungary và cả Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, được xem như một phần của Tây Balkan Cuộc chiến cũng có ý nghĩa quan trọng bởi đây là lần đầu tiên Nga tham gia vào một liên minh với Tây Âu
Chiến tranh xâm lược Trung Quốc (1840-1949): Đây là một loạt các cuộc chiến do các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc gây ra, cuối cùng dẫn đến sự suy yếu của nhà Thanh o Thứ nhất, vào giai đoạn 1840-1842: Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất xảy ra - Nước Anh đem thuốc phiện đến khắp Trung Quốc, gây ra cuộc khủng hoảng nghiện ngập Nhà Thanh đã cấm thuốc phiện và dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự Lực lượng Anh đã cho đóng cửa các cảng của Trung Quốc và Hồng Kông bị Trung Quốc bàn giao cho nước Anh o Thứ hai, vào giai đoạn 1856-1860: Chiến tranh nha phiến lần thứ hai xảy ra - Anh và Pháp yêu cầu Trung Quốc hợp pháp hóa thuốc phiện, xâm chiếm Quảng Châu và tiến vào Bắc Kinh Mong muốn chấm dứt xung đột, Trung Quốc đã ký một hiệp ước trao cho phương Tây thêm quyền lực kinh doanh và quyền kiểm soát các cảng o Thứ ba, vào năm 1899: Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn diễn ra - Dưới sự cai trị của Thái hậu Từ Hi, tổ chức bí mật này bắt đầu tàn sát người nước ngoài, họ đã giành được sự ủng hộ của Thái hậu khi tám nước châu Âu gửi quân đến Thế nhưng Trung Quốc đã thua trong cuộc xung đột và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt làm suy yếu vĩnh viễn sự thống trị của nhà Thanh
2.4 Thời Hiện đại Ở giai đoạn thời kì Hiện đại, có thể kể đến những cuộc chiến đáng chú ý như Chiến tranh Thế giới thứ Nhất (1914-1918), Chiến tranh Thế giới thứ Hai (1939-1945), Chiến tranh Lạnh (1947-1991)
Chiến tranh Thế giới thứ Nhất (1914-1918): Đây là cuộc chiến xảy ra do mâu thuẫn về thuộc địa và chạy đua vũ trang giữa các nước đế quốc, với sự kiện thái tử Áo – Hung Archduke Franz Ferdinand bị ám sát là nguyên nhân châm ngòi cho cuộc chiến Ở giai đoạn thứ nhất (1914-1916), nước Đức tập trung lực lượng ở phía Tây với âm mưu đánh chiếm nước Pháp, nhưng do Nga đánh vào phía Đông của Đức nên nước này phải rút quân về để phòng ngự, Pháp nhờ vậy được cứu nguy Trong giai đoạn này có hai cột mốc đáng chú ý: Đức tuyên chiến với Nga, Pháp (01/08/1914 – 03/08/1914) và Anh tuyên chiến với Đức (04/08/1914) Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918) bắt đầu với sự kiện Cách mạng tháng Hai ở Nga diễn ra vào tháng 2 năm 1917 Đến tháng 4 năm 1917, phong trào cách mạng thế giới bùng nổ mạnh mẽ, buộc Mỹ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước Tháng 11 năm 1917, Nga rút khỏi chiên tranh sau sự thành công rực rỡ của Cách mạng tháng Mười Nga Ngày 11/11/1918, cuộc chiến kết thúc với sự đầu hàng của Đức và sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh Chiến tranh Thế giới thứ Nhất đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, các thành phố cùng với các công trình và tài sản bị tàn phá và hủy hoại, tổng thiệt hại lên đến 85 tỉ đô Cuộc chiến này chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận, đặc biệt là Mỹ, đồng thời phân chia lại bản đồ thế giới Đây được xem là một cuộc chiến tranh phi nghĩa
Chiến tranh Thế giới thứ Hai (1939-1945): Đây là cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử, giữa phe Đồng Minh (do Anh, Mỹ, Liên Xô và các quốc gia khác dẫn đầu) và phe Trục (do Đức, Ý, Nhật Bản và các quốc gia khác dẫn đầu) Nó làm sụp đổ của các đế chế phương Đông (như Đế quốc Nhật Bản) và sự gia tăng sự ảnh hưởng của các quốc gia phương Tây Cuộc chiến này là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933, đồng thời cũng do sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và sự nhượng bộ của Anh, Pháp và Mỹ Thế chiến thứ Hai bắt đầu nhen nhóm từ khi khối Trục – liên minh phát xít giữa Đức, Italia và Nhật được thành lập và bắt đầu phát động chiến tranh xâm lược khắp thế giới Trong khi đó, Liên Xô lại thất bại trong việc hợp tác với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít, còn Mĩ lúc này thì thi hành chính sách không can thiệp vào những sự kiện bên ngoài châu Mĩ Tháng 3 năm 1938, Đức thành công chiếm được Áo để sáp nhập vào lãnh thổ của mình, sau đó gây ra vụ Xuy-đét với âm
82 mưu thôn tính Tiệp Khắc Tháng 9 cùng năm, hội nghị Muy-ních diễn ra với sự tham gia của những người đứng đầu của bốn nước Anh, Pháp, Đức, Italia Hội nghị đi đến hiệp ước mà theo đó, vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc sẽ được trao cho Đức, đổi lại bằng việc Hít-le phải cam kết dừng mọi cuộc thôn tính` châu Âu Thế nhưng, đến tháng 3 năm 1939, dưới sự chỉ huy của Hít-le, quân Đức đã thâu tóm toàn bộ Tiệp Khắc và chuẩn bị gây chiến với Ba Lan Vào ngày 23/08/1939, Nga và Đức cùng kí thỏa thuận không xâm lược nhau Từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 9 năm 1940, Chiến tranh Thế giới thứ Hai bùng nổ và lan rộng khắp châu Âu với các sự kiện như: Đức tấn công Ba Lan và Anh, Pháp tuyên chiến với Đức (01/09/1939), Đức chiếm Bắc và Tây Âu (tháng 4 năm 1940), Đức đánh Anh những thất bại nặng nề (tháng 7 năm 1940) Sau đó vào giai đoạn từ tháng 6 năm 1941 đến tháng 11 năm 1941, chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới với hàng loạt các sự kiện như: phát xít Đức tấn công Liên Xô (22/06/1941), Italia tấn công Ai Cập (tháng 9 năm 1940), Anh, Mỹ phản công (tháng 12 năm 1942) Cùng thời điểm đó, tháng 9 năm 1940 Nhật đánh chiếm Đông Dương, quan hệ Mỹ - Nhật trở nên căng thẳng, dẫn đến sự kiện Nhật tấn công Mỹ ở Trân Châu cảng, từ đó Mỹ tuyên chiến với Nhật, chiến tranh lan rộng Trước sự hoành hành của chủ nghĩa phát xít, 26 nước (đứng đầu là Liên
Xô, Mỹ, Anh) hợp tác cùng nhau chống phát xít, từ đó khối Đồng minh ra đời Quân Đồng minh bắt đầu phản công (từ tháng 11 năm 1942 đến tháng 6 năm 1944) khiến các đế quốc phát xít lần lượt đầu hàng: Italia (tháng 7 năm 1943 – 02/05/1943), Đức (09/05/1945), Nhật (15/08/1945) Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Đồng minh, phe phát xít sụp đổ hoàn toàn, cùng với đó là vô số thiệt hại về người và của: khoảng 60 triệu người chết,
90 triệu người bị thương, các thành phố, làng mạc bị tàn phá, Thế chiến thứ Hai đã gây ra những thay đổi nhất định về tình hình thế giới
Chiến tranh Lạnh (1947-1991): Cuộc chiến này diễn ra sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ và Liên Xô từ đồng minh chống phát xít đã trở nên ngày càng mâu thuẫn, đối đầu nhau Chiến tranh Lạnh là một chính sách thù địch của Mỹ đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như đối với các nước có quan hệ với Liên Xô, được phát động bởi Tổng thống Mỹ Truman vào tháng 3 năm 1947 Sau khi phát động chiến tranh, Mỹ và các nước đế quốc điên cuồng
83 chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự và tăng ngân sách cũng như tiến hành nhiều cuộc đàn áp các cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc Trước sự đe dọa của Mỹ, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng nhanh chóng củng cố an ninh quốc phòng để sẵn sàng đối đầu với Mỹ Trong thời kì chiến tranh Lạnh, vô số cuộc chiến đã xảy ra ở Việt Nam (1945 – 1975), Triều Tiên (1950 – 1953), Afghanistan (1979 – 1989), gây ra nhiều tổn thất, mất mát Chiến tranh Lạnh đã khiến thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng trong một thời gian dài, lo sợ bùng nổ một cuộc đại chiến mới.
Chiến tranh Nội khối phương Đông
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, phương Đông đã phải trải qua rất nhiều cuộc chiến đẫm máu, nơi những quốc gia đối đầu vì quyền trị vì, lãnh thổ và quyền lực Kết quả của những trận chiến này đã tạo nên những trang sử bi tráng, sức ảnh hưởng sâu rộng về văn hóa, thay đổi chính trị và truyền bá tôn giáo đến những nơi khác
3.1.1 Chiến tranh thống nhất đất nước của nhà Tần (236 - 221 TCN)
Cuộc chiến tranh thống nhất Trung Hoa của nhà Tần là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại Dưới sự lãnh đạo của vị vua lỗi lạc và nhà quân sự xuất sắc là Tần Thủy Hoàng, nhà Tần đã khai mở một thời kỳ mới cho Trung Quốc, đánh dấu sự thống nhất đất nước và sự thành lập của triều đại đầu tiên trong thời kỳ Tam Quốc
Hình 22 Tần Thuỷ Hoàng và cuộc chiến tranh thống nhất đất nước của nhà Tần
Nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh thống nhất Trung Hoa của nhà Tần là những xung đột và tranh chấp giữa các quốc gia lân bang Trung Quốc cổ đại Trong thời kỳ Tam Quốc, Trung Quốc lúc bấy giờ bị chia cắt thành 6 nước chư hầu là Hàn, Ngụy, Triệu, Sở, Yên Sự cạnh tranh về quyền lực, lãnh thổ và sự sống còn đã dẫn đến những cuộc chiến liên miên
Với tài năng quân sự và tầm nhìn chiến lược đột phá, Tần Thủy Hoàng đã dần đánh bại các quốc gia khác và mở rộng vương quốc Tần Nhà Tần đã sử dụng các chiến thuật tiên tiến và quân đội tinh nhuệ để đánh bại các đối thủ mạnh mẽ như Ngụy và Triệu Bằng cách xây dựng hệ thống quân đội chuyên nghiệp, Tần Thủy Hoàng đã tạo ra một lực lượng đáng gờm và khắc phục được sự phân mảnh và bất ổn trong quân đội của các quốc gia khác
Năm 221 TCN, sau khi đánh bại quốc gia Tề, Tần Vương Doanh Chính trở thành vị vua duy nhất trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa Doanh Chính lên ngôi vua và tự xưng là Hoàng Đế, mang hiệu Thủy Hoàng Đế (Hoàng Đế khởi thủy của Trung Hoa), và thành lập nhà Tần Ông chia đất nước thành 36 quận và đặt kinh đô tại Hàm Dương (thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay)
Với mong muốn tránh tình trạng phân chia quyền lực giữa các quan lại như thời nhà Chu trước đó, Tần Thủy Hoàng thiết lập một chính quyền trung ương tập quyền, tập trung toàn bộ quyền lực vào tay một vị Hoàng Đế duy nhất Điều này đã tạo nền tảng cho các triều đại Trung Quốc sau này Mục tiêu của ông là xây dựng một chế độ quốc gia mạnh mẽ và ổn định
Mặc dù nhà Tần chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn khoảng 16 năm (thay vì ngàn vạn năm như ông hy vọng), nhưng nó đã để lại những ảnh hưởng và tác động sâu sắc trong lịch sử Trung Quốc trong hàng nhiều thế kỷ sau đó Công cuộc thống nhất đất nước và sự tập trung quyền lực dưới triều đại nhà Tần đã tạo ra một bước đột phá quan trọng trong việc củng cố đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và xây dựng hệ thống hành chính hiệu quả Những cải cách của nhà Tần trong ngôn ngữ, chữ viết và hạ tầng giao thông cũng góp phần làm thay đổi và củng cố văn hóa Trung Quốc
3.1.2 Chiến tranh Hán - Sở (206-202 TCN)
Cuộc chiến tranh giữa Hán và Sở, còn được gọi là Chiến tranh Hán-Sở, là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Trung Hoa sau thời đại nhà Tần Sau sự sụp đổ của nhà Tần, các quý tộc và quân phiệt mới nổi từ các vùng đất khác nhau trong Trung Quốc đã tạo nên hai phe đối địch rõ rệt Một bên do Lưu Bang, được phong là Hán Vương, lãnh đạo; và bên kia do Hạng Vũ, tự xưng là Tây Sở Bá Vương, thống trị Ngoài ra, còn có một số quân độc lập và đạo quân do các vị vương khác có địa vị thấp hơn hoặc các tư lệnh địa phương cầm quyền
Tóm lại, cuộc chiến tranh giữa Hán và Sở là một cuộc đấu tranh quyền lực và lãnh thổ trong thời kỳ Chiến Quốc Chiến thắng của Hán đã thay đổi bản đồ chính trị và địa lý của Trung Quốc và tạo điều kiện cho sự nổi lên của triều đại Hán
Cuộc chiến tranh Tam Quốc là một cuộc xung đột quy mô lớn xảy ra trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ Tam Quốc Nguyên nhân có thể kể đến như sự mâu thuẫn về chính trị Các quốc gia Tam Quốc, gồm Ngụy, Ngô và Thục, có lợi thế địa lý và tài nguyên khác nhau Mâu thuẫn chính trị về quyền lực và lãnh thổ đã dẫn đến xung đột giữa các quốc gia và các thủ lĩnh quân sự Ngoài ra không thể kể đến nguyên nhân xung đột về quyền lực do các vị quân chủ và tướng lĩnh trong Tam Quốc đều muốn mở rộng quyền lực và thống nhất Trung Quốc Cuộc chiến tranh trở thành cuộc đấu tranh giành quyền lực, danh tiếng và thống nhất đất nước
Cuối cùng, nước Ngụy đã chiến thắng và thống nhất Trung Quốc, thành lập triều đại Đông Ngô Kết quả của cuộc chiến tranh đã tạo cơ hội cho triều đại Đông Ngô nắm quyền và trở thành một quốc gia thống nhất Trung Quốc Tuy nhiên, sau cái chết của Quan Vũ, Trung Quốc lại rơi vào giai đoạn phân chia và xung đột chính trị mới
Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận những ảnh hưởng to lớn mà giai đoạn lịch sử này mang lại Cuộc chiến tranh Tam Quốc đã để lại một ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử Trung Quốc và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật, đặc biệt là tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, một trong tứ đại danh tác trong nền văn hóa Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa Trung Quốc
Những cuộc chiến tranh vẫn tiếp tục tiếp diễn, nổi bật là các cuộc chiến ở nước Bắc Á Có thể kể đến những cái tên như nội chiến ở Nhật Bản, sự thống lĩnh và cai trị của vó ngựa Mông Cổ Dưới đây là một số cái tên tiêu biểu
Chiến tranh Onin là một cuộc xung đột quan trọng xảy ra trong lịch sử Nhật Bản trong thế kỷ 15 Cuộc chiến này diễn ra từ năm 1467 đến 1477 và là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu sự suy yếu của chính quyền Ashikaga và mở đường cho thời kỳ Sengoku Jidai (Thời kỳ Chiến quốc) - một thời kỳ chiến tranh và xung đột không ngừng trong lịch sử Nhật Bản
Cuộc chiến tranh Onin bắt đầu từ cuộc xung đột giữa hai gia tộc quyền lực là Yamana và Hosokawa, hai nhóm này đã không thể đạt được thỏa thuận về việc ai sẽ kiểm soát shogunate Ashikaga Xung đột ban đầu này đã lan rộng và kéo dài trong nhiều năm, khiến toàn bộ Kyoto, thủ đô của Nhật Bản thời đó, bị hủy hoại và nhiều phần của đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn và nội chiến
CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ - HÌNH THÁI MỚI TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
Các khái niệm
Xung đột sắc tộc là xung đột giữa hai hoặc nhiều nhóm dân tộc tranh chấp Nguồn gốc của cuộc xung đột thường thường bắt nguồn từ sự khác biệt về lợi ích giữa các tộc người, tôn giáo và là vấn đề rất phức tạp, kéo dài, khó giải quyết do liên quan đến lịch sử, tộc người, đạo đức, truyền thống tôn giáo Những xung đột tộc người, tôn giáo đã tác động đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở các quốc gia xảy ra xung đột, đồng thời có ảnh hưởng đến các phương diện khác nhau của quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế
Xung đột tộc người, tôn giáo là vấn đề được các học giả thuộc nhiều ngành, lĩnh vực quan tâm nghiên cứu Bởi lẽ, sự tác động của vấn đề xung đột này bao phủ lên mọi khía cạnh của hệ thống xã hội không chỉ của quốc gia đó, mà còn cả khu vực và quốc tế
Theo định nghĩa khái quát nhất, khủng bố là việc sử dụng bạo lực và nỗi sợ hãi để đạt được một mục đích về mặt ý thức hệ Khủng bố là một hiện tượng chính trị-xã hội tiêu cực, đã vượt ra bên ngoài biên giới quốc gia, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của cộng đồng và ngày nay khủng bố đã trở thành hiểm họa đối với hòa bình và an ninh quốc tế
Trong một số từ điển như: từ điển bách khoa toàn thư, từ điển tra cứu hình sự và từ điển bách khoa toàn thư quân sự của các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các khái niệm khác nhau về khủng bố Ví dụ như, khủng bố (tiếng la tinh là terror) là chính sách làm kinh sợ, gây áp lực lên các đối thủ chính trị bằng các biện pháp ép buộc (cho đến khi tiêu diệt được họ), khủng bố quốc tế là hành vi cưỡng bức nhằm chống lại
96 những con người hoặc là các đối tượng mà được luật pháp quốc tế bảo vệ (giết nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ nước ngoài và lãnh đạo cơ quan ngoại giao, gây nổ các đại sứ quán, khu ngoại giao đoàn, các cơ quan đại diện, trụ sở của các tổ chức quốc tế, các nơi công sở, trên đường phố, ở các sân bay, ở các ga tàu)
Qua các khái niệm về khủng bố trong các từ điển nói trên chúng ta thấy rằng mỗi khái niệm đều có cách riêng để tiếp cận vấn đề, thường là khái niệm một chiều phù hợp với từng ngành và lĩnh vực, các khái niệm đó đều chứa đựng quan điểm chính trị của hành vi, còn khủng bố được hiểu là hành vi làm kinh sợ đối thủ chính trị (một con người cụ thể đang thực hiện chức năng chính trị, chức năng quốc gia) bằng phương pháp cưỡng bức của tội phạm
1.3 Nguyên nhân, loại hình, quy mô, ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố
Bạo lực và xung đột chính trị là hai nguồn gốc căn bản dẫn đến khủng bố Từ năm 1989 đến năm 2014, có 92% các cuộc tấn công khủng bố diễn ra ở những nơi mà bạo lực chính trị có sự tài trợ của nhà nước lan rộng Có nhiều nguyên nhân phát sinh và bùng phát chủ nghĩa khủng bố, đa phần là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân chứ không phải do một hay hai nguyên nhân đơn lẻ Nhìn chung, các yếu tố kinh tế - xã hội là nguyên nhân quan trọng của khủng bố tại các nước phát triển Trong đó, sự thiếu cố kết xã hội là một nhân tố quan trọng dẫn đến khủng bố Trong khi đó, tại những nước đang phát triển, các nhân tố chính lại là mâu thuẫn trong nước, các yếu tố chính trị và tham nhũng Do hoạt động khủng bố đa dạng và xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau, với những điều kiện địa chính trị, xã hội khác nhau nên nguyên nhân gây ra chúng cũng rất đa dạng Tuy nhiên, có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản sau:
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng bố là tình hình chính trị không ổn định Xung đột chính trị tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhóm khủng bố hoạt động Sự bất ổn trong hệ thống chính trị và hành vi bất công của chính phủ có thể khiến người dân cảm thấy bị bỏ rơi và tạo ra lòng thù hận, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động khủng bố Ngoài ra khủng bố cũng được sử dụng như một công cụ để giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn chính trị ví dụ như ly khai, lật đổ chính phủ, hoặc gây bất ổn cho một quốc gia Các nhóm khủng bố cực đoan thường sử dụng bạo lực để truyền bá tư tưởng của
97 mình và gieo rắc nỗi sợ hãi trong cộng đồng, từ đó sử dụng bạo lực để đáp lại các chính sách được cho là bất công hoặc áp bức
Xung đột về tôn giáo cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng bố Có hai yếu tố chính hình thành nên các khủng bố tôn giáo Đầu tiên là cực đoan tôn giáo, các nhóm cực đoan tôn giáo này có thể sử dụng bạo lực để áp đặt niềm tin của họ lên người khác hoặc để thực hiện các mục tiêu tôn giáo Tiếp theo là sự căng thẳng do mâu thuẫn giữa các nhóm tôn giáo khác nhau cũng có thể dẫn đến bạo lực và khủng bố
Bất bình đẳng kinh tế bởi chênh lệch giàu nghèo có thể dẫn đến sự bất mãn và tuyệt vọng, tạo điều kiện cho sự phát triển của khủng bố Hay những hoạt động kinh tế phi pháp của các nhóm tội phạm tổ chức buôn bán ma túy, vũ khí, hoặc tìm nguồn cung cấp tài chính, vũ khí, tăng cường khả năng tấn công, tổ chức hoạt động để hỗ trợ cho hoạt động của mình
Ngoài ra còn có những nguyên nhân sâu xa khác thuộc về vấn đề xã hội cũng góp phần hình thành chủ nghĩa khủng bố Phân biệt đối xử về chủng tộc, tôn giáo, giới tính hoặc sắc tộc có thể dẫn đến sự phẫn uất và bạo lực Thiếu giáo dục dẫn đến sự thiếu kiến thức và nhận thức về các giá trị đạo đức, quyền con người, và tầm quan trọng của hòa bình trong xã hội Những cá nhân không được học hỏi về những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống và không nhận thức được tầm quan trọng của tôn trọng và sự đoàn kết có thể dễ dàng trở thành mục tiêu và công cụ của các nhóm khủng bố; một số cá nhân có thể trải qua tình trạng bất mãn và sự thất vọng đối với cuộc sống, xã hội, dẫn đến sự khao khát trả thù hoặc tham gia vào các hoạt động khủng bố như một cách để đòi lại công lý hoặc gây sự chú ý đến sự bất công mà họ cho rằng mình đang chịu đựng Những tư tưởng cực đoan này tạo ra sự căm phẫn và thù địch, dẫn đến sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động khủng bố như một cách để trả thù hoặc thể hiện sự tức giận Các nhóm khủng bố thường tận dụng và lợi dụng các tư tưởng này để tuyển mộ và thúc đẩy các hành động khủng bố
Hiện nay có thể chia các loại hình khủng bố thành năm loại
Thứ nhất là khủng bố nhà nước (state terrorism) Đây là hành động khủng bố do nhà nước thực thi, sử dụng các công cụ mà một nhà nước có sẵn như các cơ
98 quan cưỡng chế, thực thi pháp luật dựa trên những phương tiện đã được hợp thức hóa Vụ Israel giết hại những thủ lĩnh của phong trào Hamas thuộc Palestine năm 2004 được cho là một ví dụ của khủng bố nhà nước
Thứ hai là khủng bố có sự tài trợ của nhà nước (state-sponsored terrorism) Đây là hành động khủng bố của một nhóm khủng bố trong nước hoặc quốc tế, có sự tài trợ của chính quyền quốc gia Theo Mỹ, Afghanistan, Libya và Iraq là ba quốc gia chính tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế vì những mục đích riêng Với phương thức này, quốc gia tài trợ khủng bố có thể sử dụng các nhân viên mật vụ hoặc người đại diện của mình nhằm tạo nên sự bất ổn về kinh tế và chính trị tại một quốc gia khác Các quốc gia còn có thể tài trợ khủng bố bằng cách hỗ trợ phương tiện, tiền bạc, vũ khí và các thiết bị quân sự, huấn luyện và cung cấp thông tin tình báo về đường di chuyển cho những kẻ khủng bố
Chủ nghĩa khủng bố - Vấn đề toàn cầu
2.1 Tại sao trở thành vấn đề toàn cầu
Chủ nghĩa khủng bố ẩn chứa những nguy hiểm và biến đổi khôn lường, có nguy cơ trở thành một vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định an ninh, sự phát triển của các quốc gia trên khắp thế giới vì những lý do sau:
Sự nguy hiểm của khủng bố mang tính chất tàn bạo và biến đổi liên tục, sử dụng bạo lực một cách vô nhân đạo, nhắm vào dân thường vô tội, gây ra nỗi sợ hãi và bất ổn, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và toàn cầu Mục đích để khủng bố rất đa dạng, bao gồm: Chính trị (gây áp lực lên chính phủ, lật đổ nhà nước, đòi hỏi sự nhượng bộ về chính trị trên bàn đàm phán), Ly khai (nhằm tách một khu vực ra khỏi một quốc gia hoặc đòi giành quyền tự trị), Tôn giáo (thúc đẩy một hệ tư tưởng tôn giáo hoặc chống lại một tôn giáo khác), Tội phạm (có mục đích trả thù cá nhân hoặc đánh thuê kiếm tiền) Phương thức khủng bố cũng có nhiều thủ đoạn khác nhau, thường thấy nhất là sử dụng bạo lực như đánh bom, xả súng hay phá hoại cơ sở hạ tầng công cộng, và phương thức mới phổ biến là khủng bố qua mạng xã hội Khủng bố không chỉ ở một chỗ, chúng lan rộng ra và có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào, nhắm vào bất kì ai, khiến cho việc phòng chống khủng bố trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Ngoài ra, khủng bố còn có liên hệ mật thiết với những hoạt động phi pháp khác như buôn bán ma túy, rửa tiền, v.v và liên kết với nhau thành các tổ chức tội phạm để hoạt động nên làm tăng thêm tính phức tạp
Các tổ chức khủng bố còn kết nối với nhau để hợp tác trên khắp thế giới, ngày càng tinh vi và khó để kiểm soát, tạo thành những “ma trận” để che dấu và gây khó khăn cho công tác chống khủng bố Không chỉ ở nguyên một khu vực mà chúng có thể len vào nhiều quốc gia và tổ chức thành các mạng lưới hoạt động xuyên quốc gia Ngoài ra chúng còn đóng giả và ẩn náu thành người sinh sống ở các cộng đồng dân cư nhằm nắm rõ địa hình để hoạt động bí mật Để tránh bị theo dõi hay nghe lén, các hình thức liên lạc bí mật, mật mã hay mã hóa thông tin đều được sử dụng, gây khó khăn cho công tác điều tra
Chúng thường chiêu mộ, lôi kéo thêm thành viên ở những nơi hoạt động và huấn luyện để phục vụ cho mục đích khủng bố bằng cách tận dụng những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu hiểu biết để “bơm” tư tưởng cực đoan vào đầu óc, hay hứa hẹn về cung cấp tiền bạc, quyền lực, thậm chí là được lên thiên đường qua câu hô “Allahu Akbar” - Thánh Allah vĩ đại của các tay súng hay đánh bom
103 cảm tử Công nghệ cũng góp phần trong việc thu hút thành viên bằng cách sử dụng các nền tảng mạng xã hội và các bài đăng, đã xuất hiện những trường hợp các thanh niên trẻ gia nhập vào ISIS và kêu gọi đi tới vùng chiến sự để gia nhập tổ chức Những người bị lôi kéo sẽ được huấn luyện kĩ năng chiến đấu, chế tạo và sử dụng bom, vũ khí, kỹ năng sinh tồn,v.v Đồng thời tuyên truyền tẩy não để biến thành viên trở thành những kẻ cuồng tín, sẵn sàng cảm tử để thực hiện các hành vi khủng bố Và khi bị truy đuổi từ các lực lượng chống khủng bố, chúng có thể linh hoạt di chuyển nhiều địa điểm thuộc quản lý, lợi dụng địa hình quen thuộc hay sử dụng phương tiện di chuyển đa dạng như xe máy, ô tô, thuyền để lẩn trốn hoặc phân tán thành các nhóm nhỏ nên rất khó để phát hiện và truy bắt
Hoạt động của những tổ chức khủng bố không chỉ gieo sự kinh hoàng, làm thiệt mạng những người vô tội mà còn gây ra những tác động xấu cho xã hội, gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống Đầu tiên là thiệt hại về người và tài sản, người dân phải sống trong lo sợ, hoang mang khi sống ở nơi khủng bố leo thang, gây bất ổn cho xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của người dân, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và người già Các vụ khủng bố vào những cơ sở hạ tầng quan trọng, đánh vào khu vực sản xuất, kinh doanh khiến đời sống sinh hoạt bị đình trệ Du lịch và kinh tế cũng bị tác động mạnh khi du khách cảm thấy e dè và sợ hãi khi tới các nước bị khủng bố, dẫn đến lượng khách du lịch giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Đình trệ kinh tế do khủng bố cũng khiến các nhà đầu tư lo ngại về sự an toàn khi đổ tiền vào gây hạn chế đầu tư, dẫn tới kinh tế không phát triển, người dân không có việc làm Từ đó tạo ra rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội, cản trở quá trình hội nhập quốc tế và chất lượng sống của người dân giảm Khủng bố cũng làm gia tăng sự phân biệt đối xử, gây sự thù hằn giữa các nhóm người với nhau, chia rẽ dân tộc Khiến các nhóm dân tộc nghi ngờ và thù hằn nhau, thúc đẩy bạo lực trong nước Đồng thời khiến người dân không để ý tới sự kém phát triển của xã hội và kinh tế, thay vào đó là chú ý tới sự đe dọa của khủng bố
2.2 Một số phong trào khủng bố lớn
Một số phong trào khủng bố lớn như Al-Qaeda được thành lập vào cuối những năm 1980 bởi Osama bin Laden nhằm lập ra một vương quốc Hồi giáo đi theo luật Hồi
104 giáo khắt khe Trong những năm đầu, nhóm này còn nhỏ và không có tiếng tăm, hắn quyết định chọn Mỹ làm mục tiêu chính Vụ tấn công gây chú ý tới toàn thế giới như tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998, được đánh giá là tiền đề cho thời kì khủng bố mới với 224 người thiệt mạng và 5.000 người bị thương Trong đó gây rúng động nhất là vụ máy bay đâm tòa tháp đôi của Mỹ vào 11/9/2001 gây ra cái chết cho 2.753 người Sau sự kiện này, các nhóm Hồi giáo và phần tử cực đoan đồng loạt theo Bin Laden, tổ chức Al-Qaeda trở nên lớn mạnh và là hạt nhân của phòng trào khủng bố trên toàn cầu, mọc lên các chi nhánh xuyên biên giới như ở Trung Đông hay Châu Phi Tên trùm bị tiêu diệt vào năm 2011 nhưng Al-Qaeda vẫn tiếp tục hoạt động
Hình 25 Toàn cảnh vụ khủng bố ngày 11-9-2001 làm thay đổi nước Mỹ
Hay ISIS - Nhà nước Islam giáo tự xưng, xuất hiện năm 2013 và nhanh chóng chiếm được một phần lớn lãnh thổ ở Iraq và Syria Điều khiến IS khác với những tổ chức khủng bố Hồi giáo là chúng muốn thành lập một nhà nước thuần Hồi giáo theo tinh thần Jihadist (thánh chiến) Những hành động tàn bạo và tấn công khủng bố trên khắp thế giới được ISIS tiến hành gây phẫn nộ cho thế giới Mục tiêu của chúng là thành lập nên quốc gia Islam giáo khủng bố theo lối sống cực đoan, chúng đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Iraq và Syria, khiến hàng triệu người rơi vào cảnh
105 rời bỏ quê hương và hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng Không chỉ thiệt hại về người, vô số công trình kiến trúc như đền thờ Bel và Baalshamin ở Syria cũng bị tổ chức khủng bố phá hủy thành đống đổ nát
Hình 26 Tổ chức khủng bố ISIS
2.3 Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố
Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố là chiến dịch quân sự được Mỹ lãnh đạo để tiêu diệt nguy cơ khủng bố trên thế giới, phát động lần đầu sau khi hứng chịu những thiệt hại lớn từ sự kiện 11/9/2001 nhằm lật đổ Al-Qaeda cùng các tổ chức khủng bố khác và mang các giá trị dân chủ và nhân quyền tới khu vực Trung Đông và Châu Phi, nhàm mục địch giảm bớt sự thuận lợi cho chủ nghĩa khủng bố phát triển Đây được xem như là một dạng thức chiến tranh mới: chiến dịch được triển khai vượt ngoài biên giới các quốc gia và thậm chí còn vượt ngoài giới hạn luật pháp quốc tế Có 4 ưu tiên chiến lược được đề ra cho chiến dịch:
Đầu tiên là phong tỏa các tài khoản ngân hàng của những kẻ khủng bố, cắt nguồn tài chính viện trợ cho những hoạt động phi pháp
Thứ hai là tạo áp lực lên những quốc gia chứa chấp khủng bố qua những tuyên bố việc tiếp tay hay trợ giúp cho những kẻ khủng bố là một hình thức tội phạm có tổ chức
Thứ ba là mang dân chủ đến các quốc gia Trung Đông vẫn đang tồn tại những chính quyền bảo thủ, chuyên chế, khởi nguồn của nhiều mạng lưới khủng bố quốc tế
Thứ tư là chống lại nghèo đói và hạn chế quyền công dân ở những nước có nguồn tuyển binh cho lực lượng khủng bố Dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ
106 để can thiệp vào các nước đang bị khủng bố chiếm đóng, đồng thời cũng mang về nhiều lợi ích cho chính quyền Mỹ
Khủng bố là việc sử dụng bạo lực và nỗi sợ hãi để đạt được một mục đích về mặt ý thức hệ Nó là một hiện tượng chính trị-xã hội tiêu cực, đã vượt ra bên ngoài biên giới quốc gia, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của cộng đồng và ngày nay khủng bố một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp đe dọa an ninh và sự ổn định của các quốc gia trên toàn thế giới Có nhiều nguyên nhân phát sinh và bùng phát chủ nghĩa khủng bố, đa phần là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân chứ không phải do một hay hai nguyên nhân đơn lẻ Tuy nhiên nhìn chung thì tại các nước phát triển, các yếu tố kinh tế - xã hội là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng bố Trong khi đó, mâu thuẫn trong nước, các yếu tố chính trị và tham nhũng lại là các nhân tố chính hình thành khủng bố tại những nước đang phát triển Các hoạt động khủng bố có thể gây ra thương vong vô số, gây tàn phá về cơ sở hạ tầng, kinh tế và đời sống của con người
Chủ đề: Giao lưu tiếp biến văn hoá
Khi nào xảy ra hai hình thức tự nguyện và áp bức trong giao lưu văn hóa?
Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa thường diễn ra theo hai hình thức:
- Hình thức tự nguyện: Thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân, quà tặng mà văn hóa được trao đổi trên tinh thần tự nguyện
- Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai và đồng hóa văn hóa của một quốc gia này đối với một quốc gia khác.
Kết quả của giao lưu văn hóa sinh ra loại sinh và cộng sinh Vậy do các yếu tố nào đảm bảo mắt xích đó?
tố nào đảm bảo mắt xích đó?
Khái niệm Cộng sinh vǎn hóa (Cultural Symbiosis), là việc bàn về sự xâm nhập, sự chung sống, sự cùng tồn tại giữa các yếu tố của các nền vǎn hóa khác nhau
Vì rằng, sự cộng sinh vǎn hóa khác với sự cộng sinh trong giới tự nhiên ở chỗ đó là sự chọn lựa của con người một cách có ý thức, cho dù sự “chọn lựa” đó là do bị trói buộc hay tự nguyện
Loại sinh là hiện tượng một hoặc nhiều nền văn hóa xóa sổ một nền văn hóa khác hoặc nền văn hóa ấy đã đạt đến điểm nút suy tàn và tự biến mất Điều này được chứng minh bằng các nền văn hóa đã từng tồn tại trong lịch sử do nhiều nguyên nhân như khí hậu, suy tàn, dịch bệnh, áp bức, chiến tranh, bị đồng hóa, bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác, v.v
Ví dụ: Đế quốc Khmer từng trải dài trên phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á từ năm
801 tới năm 1400 trước khi biến mất đột ngột Livescience khẳng định đây là một trong những nền văn minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người trước khi nó suy vong Trong nhiều thập kỷ qua, giới sử học đưa ra vô số lời giải thích về sự diệt vong của đế quốc Khmer Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân là cuộc xung đột với các quốc gia khác, trong khi nhiều người khẳng định đế chế này bị tiêu diệt do đất đai thoái hóa Nhiều nghiên cứu trước đây chứng tỏ rằng những thay đổi đột ngột về môi trường có thể đẩy các nền văn minh cổ tới tình trạng diệt vong Nền văn minh của người Anasazi
109 ở phía tây nam nước Mỹ, đế chế của người Maya ở Trung Mỹ và vương quốc Mesopotamia (phía tây nam châu Á ngày nay) của người Akkadian là những nền văn minh biến mất vì biến đổi khí hậu
Các nền văn hóa thực ra là kết quả của những quá trình tiến hóa được cấu thành từ hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh, còn gọi là hai yếu tố bản địa và ngoại lai Trong đó, tự thân mỗi nền văn hóa đều phải có sự vận động, tìm kiếm và chấp nhận những giải pháp hội nhập thích hợp, làm phong phú cho kho tàng văn hóa của riêng mình để tồn tại và phát triển
Nếu yếu tố nội sinh không được đảm bảo, sẽ dẫn đến việc nền văn hóa ấy tự suy tàn và bị thống trị bởi một nền văn hóa khác Sự phát triển và hòa hợp giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh là then chốt dẫn đến hiện tượng cộng sinh hay loại sinh trong văn hóa Để đảm bảo mắt xích giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong văn hóa cần các khuynh hướng sau:
- Đổi mới theo xu thế thời đại: Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa đã được chấp nhận và thay thế cho yếu tố nội sinh tương đương làm cho yếu tố này bị mất đi, hoặc giảm đi đáng kể vai trò của mình trong nền văn hóa bản địa
- Đa dạng hóa, phong phú hóa bằng các yếu tố lai tạo, kết hợp giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh: Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa thì kết hợp với yếu tố nội sinh để tạo ra các yếu tố mới, mang tính lai tạo hết sức độc đáo và lý thú Mối tương tác kiểu này có thể coi là phổ biến nhất và tạo cho nền văn hóa bản địa đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều
- Đa dạng hóa, phong phú hóa bằng sự tồn tại song hành và độc lập của yếu tố nội sinh và ngoại sinh Mối quan hệ dạng này cũng tạo điều kiện cho văn hóa bản địa phát triển theo xu hướng đa dạng hóa
- Đa dạng hóa tạo những bước chuyển biến về chất, nâng cao vai trò của yếu tố văn hóa bản địa bằng yếu tố văn hóa ngoại sinh hoàn toàn mới so với nền văn hóa bản địa
Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa thì được chấp nhận như một yếu tố văn hóa mới (bởi nó chưa hề có trong nền văn hóa bản địa) có thể ở dạng
110 nguyên vẹn, cũng có thể ở dạng bản địa hóa, tùy thuộc vào đặc điểm tiếp biến của nền văn hóa bản địa Đặc trưng cho kiểu quan hệ này có thể kể đến Nho giáo, Phật giáo, Kitô giáo, các yếu tố văn hóa vật chất như điện, phương tiện giao thông hiện đại, các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt… trong văn hóa Việt; Bà la môn giáo, Hồi giáo trong văn hóa Chăm…
Ngoài bốn mối quan hệ nêu trên, còn phải kể đến mối quan hệ kết hợp của yếu tố ngoại sinh với nhau, hoặc của yếu tố ngoại sinh trên nền tảng của yếu tố nội sinh bản địa để tạo ra yếu tố mới, tạo ra sự đa dạng, phong phú nhiều tầng cho văn hóa bản địa mà ta có thể thấy rất rõ khi phân tích hiện tượng tam giáo đồng nguyên, khi phân tích hệ thống nghi lễ, tín ngưỡng trong lễ hội cổ truyền Việt Nam.
Cuộc di dân đến mức độ nào thì là giao lưu văn hóa? Cuộc di dân đến mức độ nào thì gọi là đồng hóa?
độ nào thì gọi là đồng hóa?
Cuộc di dân được coi là giao lưu văn hóa khi người di cư và cộng đồng địa phương tương tác, chia sẻ, học hỏi về các yếu tố văn hóa của nhau theo cách tích cực Điều này có thể bao gồm việc tham gia các hoạt động văn hóa chung như lễ hội, sự kiện, hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày của cộng đồng địa phương và chia sẻ các nét văn hóa của mình dựa trên tinh thần tôn trọng
Ví dụ: Quá trình du nhập và định cư của người Hoa ở Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ Những cộng đồng tộc người từ Trung Quốc sang Việt Nam định cư dần hội nhập vào cộng đồng Việt Từ đó, tín ngưỡng của người Hoa ở Việt Nam đã phong phú, đa dạng hơn, được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Như vậy, có thể thấy được rằng giao lưu văn hóa giữa người Hoa và người Việt đã đưa đến một xu thế tất yếu, xu hướng hội nhập cộng đồng một cách hòa bình dựa trên hình thức di dân Và do quá trình hội nhập mang tính cách hòa bình, không cưỡng bức, nên những nét riêng vốn có, đặc thù, mang tính đặc trưng tộc người của người Hoa vẫn lưu giữ
Mức độ đồng hóa có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cách tiếp cận và xử lý các yếu tố văn hóa mới, mức độ tự nhận thức về bản sắc văn hóa của bản thân cũng như sự tác động của xã hội và môi trường xung quanh Đồng hóa có hai
111 dạng: đồng hóa tự nguyện và đồng hóa bắt buộc Một cuộc di dân dẫn đến mức độ đồng hóa khi xuất hiện những yếu tố sau:
- Áp đặt văn hóa: Khi một nhóm dân cư đưa ra áp lực để các người di cư hòa nhập vào văn hóa chủ đạo hoặc địa phương một cách mạnh mẽ, có thể thông qua chính sách, quy định hoặc áp lực xã hội
- Mất mát văn hóa: khi người di cư cảm thấy cần phải từ bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố văn hóa của mình để hòa nhập vào văn hóa mới Điều này xảy ra khi họ gặp phải sự kỳ thị hoặc áp lực xã hội để làm theo các phong tục và giá trị của cộng đồng địa phương
- Thiếu sự giao tiếp và tương tác: khi không có sự tương tác tích cực giữa các nhóm dân cư khác nhau, có thể dẫn đến sự cách biệt và đóng cửa, khiến cho việc gìn giữ văn hóa trở nên khó khăn
- Giảm đa dạng văn hóa: khi việc tiếp xúc với văn hóa khác không được đánh giá cao và không được khuyến khích, có thể dẫn đến giảm đa dạng văn hóa và sự nhất quán văn hóa
Ví dụ: Trong lịch sử, các nền văn hóa yếu thường bị nền văn hóa mạnh đồng hóa Thời cổ đại, Trung Quốc là quốc gia đông người nhất và có nền văn minh tiên tiến nhất Châu Á Nền văn hóa Hán ngữ của họ có sức đồng hóa rất mạnh Dân tộc Hồi ở phía Tây nước này ngày xưa dùng chữ Ả Rập, sau nhiều năm giao lưu với người Hán cũng toàn bộ dùng chữ Hán và nói tiếng Hán.
Chiến tranh xảy ra liên tục từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 có làm ảnh hưởng đến văn hóa hay không? Nếu có thì ảnh hưởng tốt hay chưa tốt?
Chiến tranh có thể ảnh hưởng chưa tốt đến văn hóa một cách mạnh mẽ
- Thay đổi cảm xúc và tư tưởng của người dân: chiến tranh mang lại đau thương, mất mác, ảnh hưởng lớn đến cảm xúc mọi người, gây ra sự lo lắng, cảm thấy không an toàn và sự thay đổi trong tư tưởng xã hội
Ví dụ: Trong suốt hàng ngàn năm sống chung với sự đô hộ từ phương Bắc, nền văn hóa Việt Nam đã dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa Các tư tưởng trọng nam khinh nữ, công dung ngôn hạnh… vẫn còn hiện sâu trong suy nghĩ của nhiều người Chiến tranh tàn phá nên đời sống người dân bị ảnh hưởng, kéo
112 theo sự đói kém, thiếu thốn Vào năm 1945, hơn hai triệu người Việt chết đói, 90% dân số mù chữ Những hậu quả để lại đã kéo dài đến tận bây giờ, những bệnh nhân chất độc màu da cam đến những tổn thương tinh thần, những ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất người thân…
- Chiến tranh có thể dẫn đến sự thay đổi trong cách sống, bao gồm cả sự ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, chính trị và xã hội
- Chiến tranh để lại hậu quả dẫn đến sự thay đổi trong nội dung của tác phẩm văn hóa, bao gồm như tiếng nhạc, bài học và các tác phẩm khác Nhiều nhà sáng tạo đã sử dụng chiến tranh để thể hiện cảm xúc và cảm giác về cuộc sống
Ví dụ: Trong lĩnh vực điện ảnh, sự trở lại của một số chuỗi phim từng gây tiếng vang lớn vì xuất hiện không ít hình ảnh bạo lực, tái hiện những cảnh tượng tàn khốc của chiến tranh mang lại
Bên cạnh những tác động tiêu cực, chiến tranh cũng mang lại những giá trị như sự giao lưu các nền văn hóa giữa các nước, học hỏi, thúc đẩy và phát triển Ví dụ: những ảnh hưởng tích cực của thực dân Pháp đến văn hóa Việt Nam
- Ngôn ngữ, nghệ thuật: Đây là ảnh hưởng to lớn nhất của thực dân phương Tây nói chung và thực dân Pháp nói riêng về văn hóa lên nước ta Cha ông ta đã tốn biết bao nhiêu công sức để sáng tạo ra thứ tiếng mang bản sắc riêng của dân tộc là tiếng Nôm, nhằm tách biệt ra khỏi hệ thống tiếng Hán nhưng có vẻ không thành công Chúng ta đã nhận được về một thứ ngôn ngữ dễ sử dụng và truyền bá như chữ Quốc Ngữ, một thứ tiếng mang âm hưởng của tiếng Nôm nhưng lại sử dụng hệ thống chữ cái có quy tắc chung của tiếng Latin
- Nhu cầu xây dựng các công trình công cộng và nhà ở cho người Pháp đã khai sinh ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam, để lại những công trình kiến trúc, di sản độc đáo như trường học, bảo tàng ở Sài Gòn- Gia Định, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt…
- Ẩm thực: Văn hóa ẩm thực Pháp còn thẩm thấu mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam để những thói quen được hình thành như: uống cà phê, rượu vang, bánh mì patê, các món trứng và thói quen dùng dao, nĩa.
Văn hóa ảnh hưởng tới tôn giáo, vậy tôn tôn giáo có ảnh hưởng theo văn hóa không? Ví dụ
Tôn giáo góp phần vào văn hóa bằng những công trình mang giá trị nhân văn sâu sắc, bao gồm kiến trúc, hội họa, hệ thống đạo đức và tư tưởng, Ví dụ:
- Phật giáo đã góp phần ảnh hưởng đến các công trình mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam, bao gồm chùa, tháp và tượng Sự hội nhập với phong cách và kiến trúc phương Tây của Công giáo và Hồi giáo đã tạo điểm giao thoa và hội nhập văn hóa dân tộc Kinh thánh, kinh phật và các giáo lý tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn một kho tàng văn hóa và lịch sử phong phú, cùng với sự phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc Sự ra đời và phát triển của các tờ báo tôn giáo đã truyền tải giá trị tôn giáo và giá trị văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa tôn giáo trở nên gần gũi và quen thuộc hơn với văn hóa Việt Nam, và ngược lại, văn hóa Việt Nam được thể hiện trong các lễ nghi đặc sắc của tôn giáo Các công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng văn hóa tín ngưỡng ở nước ta có thể kể đến đó là phủ, đình, đền miếu và nhà thờ họ
- Lễ hội Diwali là một ví dụ về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến văn hóa Diwali là một lễ hội quan trọng trong đạo Hindu, nhằm kỷ niệm chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối, của cái thiện trước cái ác, và mang đến những phước lành, tự do, giác ngộ Lễ hội này thường kéo dài trong nhiều ngày, trong đó người ta tổ chức các hoạt động như thắp nến, bắn pháo hoa, trang trí nhà cửa, trao quà và thưởng thức các món ăn truyền thống Diwali không chỉ là một lễ hội tôn giáo mà còn là một phần quan trọng của văn hóa Ấn Độ và đã lan rộng ra khắp thế giới
Tôn giáo có thể có ảnh hưởng đến hệ thống đạo đức và pháp luật của một quốc gia Ví dụ, trong một số quốc gia có tôn giáo Hồi giáo, luật pháp về hôn nhân và gia đình dựa trên luật Hồi giáo và Quyển Kinh Qur’an Hôn nhân và gia đình trong tôn giáo Hồi giáo có những quy tắc rõ ràng về việc kết hôn, ly dị, quyền và trách nhiệm của vợ chồng Sự ảnh hưởng này có thể thể hiện qua các quy định về hôn nhân đa vợ, quyền thừa kế và quyền của phụ nữ trong gia đình
Tại sao văn hóa Trung Quốc với một số quốc gia là vũ lực và áp đặt, khác với văn hóa Ấn Độ (hòa bình) nhưng lại tồn tại tới bây giờ?
Đầu tiên về quá trình truyền bá văn hóa của Ấn Độ, sự du nhập của văn hóa Ấn Độ không phải là sự xâm nhập bằng vũ lực của những kẻ đi chinh phục, mà chủ yếu là
114 do sự thâm nhập trên lĩnh vực văn hóa được tiến hành một cách hòa bình Theo nhận xét của J.Nehru trong cuốn “Phát hiện Ấn Độ” đã cho rằng người Ấn Độ khi vượt qua hàng rào núi cao, biển rộng, không chỉ mang theo tư tưởng mà mang theo cả các lý tưởng khác, nghệ thuật, buôn bán, ngôn ngữ, văn học và các phương pháp cai trị Bản chất của quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á thời sơ kì là sự “lựa chọn” và “thích ứng” những yếu tố văn hóa Ấn Độ trên cơ sở văn hóa bản địa Chỉ những yếu tố nào thực sự phù hợp với cư dân bản địa mới được lưu giữ còn nếu không sẽ bị đào thải và cư dân chỉ giữ lại những thành tố gần gũi với mình, sau đó hòa trộn vào nền văn hóa chung của các dân tộc Đông Nam Á
Ngược lại, Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời và từng là một đế quốc mạnh mẽ Trong quá khứ, Trung Quốc đã thực hiện các chiến dịch mở rộng lãnh thổ và đô hộ các vùng đất khác Điều này đã tạo ra một sự tác động văn hóa sâu sắc khi các quốc gia khác tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc thông qua sự áp đặt và chiếm đóng Và mặc dù văn hóa của Trung Quốc đến với một số quốc gia bằng hình thức vũ lực, tuy nhiên nó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hóa của các quốc gia bị nó ảnh hưởng và khiến nó tồn tại cho đến ngày nay Ví dụ:
- Chữ Hán được du nhập từ phương Bắc từ đầu công nguyên, được sử dụng với những mưu đồ có lợi cho kẻ xâm lược Trong bối cảnh nước ta chưa có một hệ thống chữ viết chính thống phục vụ cho nhu cầu ghi chép thì chữ Hán với những ưu điểm của nó đã được người dân Việt Nam dần dần tiếp nhận, phục vụ đúng mực cho các nhu cầu giao tiếp trong xã hội Khoảng thời gian từ thế kỷ VII – XI chữ Hán được sử dụng rộng rãi trở thành công cụ giao tiếp chính tại Việt Nam lúc bấy giờ Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ X, Việt Nam bước vào thời kỳ tự chủ thì tiếng Hán không còn phổ biến nữa Người Việt vẫn dùng chữ Hán như cũ nhưng lại đọc theo cách riêng của mình là đọc theo cách đọc Hán Việt
- Triết học và tôn giáo:
Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam trong việc góp phần định hình các quy tắc ứng xử, quyền lợi và trách nhiệm gia đình; ảnh hưởng đến các lĩnh vực như giáo dục, luật pháp và chính trị đồng thời có tầm ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng các giá trị gia đình và xã hội
Đạo giáo tập trung vào việc đạt được cân bằng và hài hòa với tự nhiên Triết lý của Đạo giáo đã ảnh hưởng đến nghệ thuật, văn hóa và tư tưởng của nhiều quốc gia trên thế giới Nó đã truyền cảm hứng sáng tạo cho các tác phẩm nghệ thuật, văn học và phim ảnh và thúc đẩy ý thức về tầm quan trọng của cân bằng, hòa hợp trong cuộc sống Triết lý sống của Đạo giáo đã ảnh hưởng đến tư tưởng và lối sống của nhiều người, bao gồm cả các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu tâm linh Nó thúc đẩy ý thức về việc tìm kiếm sự bình an và hài hòa trong cuộc sống, đồng thời giúp giảm bớt căng thẳng và áp lực trong xã hội hiện đại.
Chủ đề: Chiến tranh
Chiến tranh ở Phương Tây và Phương Đông khác gì nhau?
Chiến tranh Phương Tây thường ám chỉ các xung đột quân sự xảy ra trong khu vực phương Tây của thế giới, chủ yếu tập trung ở châu Âu và Bắc Mỹ
Chiến tranh Phương Đông thường ám chỉ các xung đột quân sự xảy ra ở khu vực phương Đông, bao gồm Trung Đông, Châu Á và một số khu vực khác như Afghanistan và Pakistan
- Quy mô và tầm ảnh hưởng:
Chiến tranh phương Tây thường có quy mô lớn hơn và có tầm ảnh hưởng toàn cầu
Ngược lại, chiến tranh phương Đông thường hạn chế hơn về quy mô và chủ yếu tác động đến các quốc gia liên quan hoặc gây ảnh hưởng trong phạm vi châu Á.
Chiến tranh Phương Tây chủ yếu xảy ra giữa các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ Nguyên nhân thường liên quan đến lãnh đạo, chính trị, lãnh thổ hoặc tài nguyên Sự giàu có và phát triển của họ, bắt nguồn từ cách mạng công nghiệp sớm, đã tạo ra tham vọng mở rộng và kiểm soát lãnh thổ.
Các xung đột ở khu vực phương Đông thường liên quan đến tranh đấu giữa các nhóm tôn giáo, nhóm phái chính trị, dân tộc hoặc tranh chấp lãnh thổ
Có khả năng bị ảnh hưởng, kích thích hoặc tác động của các quốc gia, tổ chức bên ngoài Chiến tranh Phương Đông thường phức tạp hơn vì vị trí chiến lược và tầm ảnh hưởng của các quốc gia lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc và các quốc gia phương Tây Sự can thiệp này có thể là để bảo vệ lợi ích kinh tế hoặc chính trị của họ hoặc để thực hiện các mục tiêu chiến lược trong khu vực
Ví dụ: Lấy cột mốc vào thế kỷ XX ở phương Tây: Trong thế kỉ XX ở phương Tây đã xảy ra các cuộc chiến tranh với quy mô lớn Nguyên nhân sâu xa gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ I và lần thứ II đều do sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc lực lượng giữa các nước đế quốc; cùng với đó là mâu thuẫn về quyền lợi cùng sự phân biệt, phân chia thế giới, vấn đề thuộc địa gay gắt Các cuộc chiến này không chỉ dựa vào vũ lực mà các bên còn thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau Hậu quả của các cuộc chiến tranh này đều tạo ra những sự thay đổi to lớn trên bản đồ thế giới Sau chiến tranh thế giới thứ I, hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến, phân chia lại thuộc địa cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc Và chính sự phân chia này đã làm dấy lên những mâu thuẫn và là một trong những nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới thứ II với hơn 60 triệu người chết, con số này tương đương với 3% dân số toàn thế giới tại thời điểm đó, thiệt hại gấp mười lần so với chiến tranh thế giới lần thứ I, cùng với đó tạo nên trật tự 2 cực Yalta và chỉ sau đó 2 năm cục diện thế giới lại biến đổi với chiến tranh lạnh
Ví dụ: Lấy cột mốc vào thế kỉ XX ở Phương Đông:
- Chiến tranh Triều Tiên-Hàn Quốc (1950-1953) có nguyên nhân sâu xa do hai cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ đã thiết lập trên bán đảo này hai chế độ chính trị tương phản nhau, miền bắc theo Cộng Sản còn miền nam theo nền dân chủ Chính trật tự hai cực đã làm bùng phát cuộc chiến tranh này Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ khi Bắc Triều Tiên, được hậu thuẫn bởi Liên Xô và Trung Quốc, tấn công vào Nam Triều Tiên, được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh Đất nước Triều Tiên từ này bị chia đôi dọc theo biên giới tạm thời gần vĩ tuyến 38
- Năm 1947, Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết xóa bỏ quyền ủy trị của Anh ở Palestine và chia cắt vùng đất Palestine thành hai quốc gia độc lập Năm
1948, vì không thể giải quyết được mâu thuẫn, chính quyền Anh rời đi và các lãnh đạo Do Thái tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào ngày 14-5-1948 Nhiều người Palestine phản đối việc đó và chiến tranh bùng nổ chỉ một ngày sau đó Cuộc xung đột Israel–Palestine đã bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 và kéo dài đến ngày nay Nó đã đem đến sự chia rẽ sâu sắc giữa người Israel với người Palestine trong hàng thập kỷ Dải Gaza đến thời điểm hiện tại vẫn đang “ngày càng nóng lên”, cuộc chiến với mức độ bạo lực cao và gây ra nhiều thiệt hại về tài sản lẫn tính mạng của dân thường ở Palestine.
Chiến tranh Nga với Ukraine thuộc loại chiến tranh gì và có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế ở phương Đông và toàn cầu?
Chiến tranh uỷ nhiệm là một công cụ có từ lâu, được dùng để cạnh tranh giữa các cường quốc, để bên này làm đổ máu bên kia mà không cần đụng độ vũ trang trực tiếp - Nhà phân tích Hal Brands
❖ Xét định nghĩa trên, có thể thấy một số yếu tố của cuộc chiến ủy nhiệm qua các hành động của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong suốt một năm diễn ra xung đột Nga – Ukraine
Thứ nhất, Mỹ nói riêng và các nước phương Tây nói chung đã ồ ạt cung cấp các loại vũ khí cho Ukraine, ví dụ như xe bọc thép Stryker, xe chiến đấu bộ binh Bradley, hệ thống tên lửa Patriot, NASAMS (hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia), hệ thống phòng không Starstreak, máy bay không người lái… Ukraine đã sử dụng xe tăng T-72 và kể từ tháng 2/2022 đã nhận được hơn 200 chiếc T-72 từ Ba Lan, Cộng hòa Séc và một số quốc gia khác Sau đó, khi tình hình chiến sự thay đổi, phương Tây bắt đầu đáp ứng gần như mọi đề nghị viện trợ vũ khí của Ukraine, từ vũ khí tầm ngắn tới tầm xa, từ vũ khí hạng nhẹ tới hạng nặng
Theo Đài BBC, mới đây nhất, Đức và Mỹ đã quyết định gửi xe tăng tới Ukraine Chính phủ Đức cho biết họ sẽ gửi 14 xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, trong khi Mỹ đang lên kế hoạch chuyển giao 31 chiếc Abrams trong những tháng tới Trước đó, Anh đã cam kết viện trợ 14 xe tăng Tính tới nay, hơn 30 quốc gia đã cung cấp thiết
118 bị quân sự cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2/2022 Còn sau xe tăng, có thể trong tương lai Ukraine sẽ nhận được cả chiến đấu cơ từ phương Tây
Thứ hai, không chỉ gửi vũ khí, phương Tây còn tích cực huấn luyện binh sĩ
Ukraine vận hành, bảo trì các loại vũ khí hiện đại này Mới đây nhất, ngày 17/2, Lầu Năm Góc thông báo nhóm binh sĩ Ukraine đầu tiên đã hoàn thành khóa huấn luyện vũ khí phối hợp cấp tiểu đoàn tại khu vực huấn luyện Grafenwoehr của Quân đội Mỹ ở Đức
Thứ ba, trong một năm qua, các chính phủ phương Tây đã chuyển thông tin tình báo để Ukraine sử dụng nhằm phá các cuộc tấn công của Nga Thậm chí có thông tin còn cho rằng Mỹ cung cấp thông tin tình báo để Ukraine sát hại các tướng lĩnh Nga, mặc dù Mỹ phủ nhận điều này nhưng cũng đã xác nhận rằng họ đang cung cấp cho Ukraine nhiều loại thông tin để họ quyết định cách sử dụng
Thứ tư, phương Tây đổ nhiều tiền bạc vào Ukraine Theo số liệu mới nhất do
Viện Kiel về kinh tế thế giới (Đức) công bố hôm 21/2, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ đến ngày 15/1, Mỹ tổng cộng chi gần 78 tỉ USD viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine Con số này của Liên minh châu Âu (EU) là 58,56 tỉ USD
Ngoại trưởng Nga - Sergei Lavrov đã nhiều lần tuyên bố rằng cuộc xung đột ở Ukraine không chỉ là xung đột giữa Nga và Ukraine mà là cuộc chiến ủy nhiệm mà trong đó, NATO - liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới - đang sử dụng Ukraine như một công cụ tấn công chống lại nhà nước Nga Nga có cái lý để tin vào điều đó, trước tiên là vì NATO và Ukraine đã lợi dụng Thoả thuận Minsk về việc ngừng bắn ở Donbass để chuẩn bị cho chiến tranh tương lai
Trước đó vào tháng 6/2022, cựu Tổng thống Ukraine - Petro Poroshenko thừa nhận rằng Thoả thuận Minsk năm 2015 mà ông đã đàm phán với Nga, Pháp và Đức trong tư cách là Tổng thống Ukraine chỉ là một sự đánh lạc hướng nhằm câu giờ để Kiev xây dựng lại quân đội
Còn trong cuộc xung đột hiện nay, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng khẳng định việc phương Tây cung cấp các vũ khí tối tân cho Ukraine sẽ không làm thay đổi cục diện cuộc chiến mà chỉ khiến xung đột leo thang hơn nữa Ông
119 nói: “Họ đang sử dụng đất nước Ukraine làm công cụ để đạt được các mục tiêu chống Nga”
❖ Cuộc chiến tranh có tác động đến quan hệ quốc tế ở phương đông và toàn cầu:
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh đến cục diện chính trị thế giới và thay đổi một cách cơ bản trật tự an ninh châu Âu trong 3 thập kỷ qua Chiến tranh và cấm vận đã lập tức có tác động mạnh lên thị trường tài chính và kinh tế Nga và thế giới, khiến giá cả leo thang làm tăng lạm phát, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, tạo ra một cuộc khủng hoảng tị nạn mới và làm giảm tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu
Ukraine được xem là “vựa lúa mỳ của châu Âu”, do đó một cuộc xung đột quân sự sẽ khiến nguồn cung thực phẩm bị ảnh hưởng nặng nề
Xung đột đã gây ra các tác động đối với nguồn cung năng lượng, giá dầu không ngừng tăng
Xu hướng sản xuất dư thừa và tích trữ.Chiến dịch quân sự toàn diện vào
đang làm dấy lên lo ngại xung đột lan rộng NATO sẽ không can thiệp quân sự nên rất khó có cả khả năng xung đột lan ra ngoài Ukraine
Cùng với đó cuộc xung đột cũng ảnh hưởng tới nỗ lực chống phổ biến vũ khí hạt nhân của thế giới Các nước khác sẽ cảm thấy bị đe dọa và lấy đó làm lý do để giữ lại hay “chạy đua” vũ khí hạt nhân
Ấn Độ: o Nga đang tìm cách chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ châu Âu sang châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ Trung Quốc và Ấn Độ hiện mua 2/3 tổng lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển từ Nga o Giá lúa mì toàn cầu cũng tăng do hệ quả của cuộc xung đột, khi Nga và Ukraine cùng chiếm khoảng 30% xuất khẩu loại lương thực này Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, trong năm 2022 đã cấm xuất khẩu ngũ cốc vào tháng 5 để kiểm soát giá cả tăng vọt và củng cố nguồn cung trong nước Ấn Độ sản xuất
Chiến tranh Việt Nam với các nước giáp biên giới thuộc loại chiến tranh nào?
Xác định loại chiến tranh Việt Nam với các nước giáp biên giới là một vấn đề phức tạp với nhiều quan điểm khác nhau Dưới đây là một số cuộc chiến tranh tiêu biểu giữa Việt Nam và các nước giáp biên giới:
- Chiến tranh chống quân xâm lược Nguyên Mông (1258 - 1288):
Mô tả: Mông Cổ, với quân đội hùng mạnh đã xâm lược Đại Việt ba lần Dưới sự lãnh đạo của vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo, quân dân Đại Việt đã ba lần chiến thắng, bảo vệ độc lập dân tộc
Loại hình: Chiến tranh chống xâm lược
Mục đích chiến tranh: Đây là cuộc chiến bảo vệ độc lập dân tộc
- Chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc (1979):
Mô tả: Sau khi Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia, Trung Quốc tấn công Việt Nam với ý đồ trừng phạt và ngăn chặn ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực Cuộc chiến tranh diễn ra trong 1 tháng, gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên
Loại hình: Chiến tranh biên giới
Mục đích chiến tranh: Giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền lực
- Chiến tranh Chân Lạp - Đại Việt (thế kỷ X - XV):
Mô tả: Do tranh chấp lãnh thổ và quyền lực, nhiều cuộc chiến tranh đã xảy ra giữa hai quốc gia
Loại hình: Chiến tranh biên giới, chiến tranh tranh giành quyền lực
Mục đích chiến tranh: Giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền lực, thống nhất đất nước
- Xung đột biên giới Việt Nam - Campuchia (1977 - 1989):
Mô tả: Sau khi Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Campuchia, họ liên tục tấn công biên giới Việt Nam Việt Nam phản công và tiến vào Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ Xung đột kéo dài 12 năm, gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên
Loại hình: Chiến tranh biên giới
Mục đích chiến tranh: Giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền lực
Kết luận: Chiến tranh Việt Nam với các nước giáp biên giới là một cuộc xung đột phức tạp với nhiều đặc điểm khác nhau Suy cho cùng, chiến tranh là một thảm họa gây ra nhiều đau thương, mất mát cho con người Chúng ta cần học hỏi từ lịch sử để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ, hướng đến hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
Vì sao không giải quyết được vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình mà phải giải quyết bằng chiến tranh?
mà phải giải quyết bằng chiến tranh?
Vì việc giải quyết chiến tranh để giải quyết tranh chấp là một vấn đề phức tạp và đầy tranh cãi Mặc dù chiến tranh có thể sử dụng với mục đích chính trị hoặc đảm
123 bảo an ninh, nhưng lại mang nhiều hậu quả nghiêm trọng và đau lòng Do đó mà biện pháp chiến tranh chỉ được sử dụng khi biện pháp hòa bình không thể giải quyết được vấn đề tranh chấp Có thể kể đến các trường hợp buộc phải sử dụng chiến tranh để giải quyết như sau
Trong một số trường hợp, các biện pháp hòa bình như đàm phán thương lượng không thể đạt được kết quả mong muốn hoặc không đủ mạnh mẽ để giải quyết tranh chấp
Tranh chấp thường thường phát sinh khi có sự xung đột giữa các lợi ích và quyền lực của các bên Trong một số trường hợp, việc sử dụng bạo lực cũng là một cách để thể hiện lực của một quốc gia và cũng từ đó để củng cố vị thế của mình trong bàn đàm phán
Trong một số trường hợp, việc giải quyết tranh chấp bằng cách sử dụng các cơ chế quốc tế như Hiệp ước hoặc Tòa án Quốc tế không thực hiện được Điều này có thể xảy ra khi quyết định của tòa án bị một bên từ chối hoặc khi hệ thống quốc tế không có cơ chế thi hành quyết định môt cách hiệu quả Trong trường hợp như vậy, việc sử dụng chiến tranh có thể được coi là một cách để thực thi quyền lực và lựa chọn cuối cùng
Tuy nhiên, việc sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp cũng mang theo hàng loạt hậu quả đáng tiếc, bao gồm mất mát về sinh mạng, nguy hiểm cho dân thường, phá hủy kinh tế và hủy hoại môi trường Vì vậy mà biện pháp hòa bình luôn được đi đầu.
Chiến tranh có đem lại những ảnh hưởng tích cực không?
Chiến tranh thường được xem là một thảm họa, mang lại nhiều hậu quả tiêu cực cho các quốc gia tham gia, đặc biệt là những nước bị xâm lược Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chiến tranh cũng có thể dẫn đến một số tác động tích cực, dù rất hạn chế và không thể bù đắp cho những tổn thất mà nó gây ra Dưới đây là một số tác động tích cực:
- Thúc đẩy tinh thần đoàn kết dân tộc: Đối mặt với kẻ thù xâm lược, người dân thường đoàn kết, đồng lòng chống giặc ngoại xâm Chiến tranh có thể khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc
- Thúc đẩy đổi mới và phát triển: Để chiến thắng kẻ thù, các quốc gia bị xâm lược buộc phải cải cách, đổi mới, phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực quân sự và kinh tế
- Tạo cơ hội cho sự thay đổi chính trị: Chiến tranh có thể dẫn đến sự sụp đổ của các chế độ chính trị không còn phù hợp, tạo cơ hội cho sự thay đổi và xây dựng một xã hội mới
- Nâng cao vị thế quốc tế: Chiến tranh thắng lợi có thể giúp nâng cao vị thế quốc tế của một quốc gia, khẳng định chủ quyền và vị thế trên trường quốc tế
- Chiến tranh chống quân xâm lược Nguyên Mông: Thúc đẩy tinh thần đoàn kết dân tộc, khẳng định vị thế quốc tế của Đại Việt
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ: Thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội sau chiến tranh
Kết luận: Chiến tranh là một thảm họa cần được tránh né Những tác động tích cực của nó chỉ là những trường hợp ngoại lệ và không thể biện minh cho những hậu quả tàn khốc mà nó gây ra.
Đức Quốc xã tiêu diệt hơn 6 triệu người Do Thái đã có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế phương Đông và phương Tây lúc bấy giờ?
Holocaust, được thực hiện bởi Đức Quốc xã trong Thế chiến II, đã gây ra một ảnh hưởng sâu sắc đối với quan hệ quốc tế cả ở phương Đông và phương Tây
❖ Phương Tây: Holocaust - chính là một trong những tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại Cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng vô cùng mạnh mẽ và phẫn nộ trước việc hàng triệu người Do Thái bị giết hại Từ đó, cũng đã dấy lên sự thức tỉnh trong ý thức về tội ác diệt chủng và cần phải ngăn chặn điều đó lặp lại, nó đã thúc đẩy việc thành lập Liên hợp quốc và Hiệp ước Quốc tế về Diệt chủng vào năm 1948 Đồng thời, Holocaust đã thay đổi cách thức quan hệ quốc tế hoạt động Nó đã tạo ra một tâm điểm mới về quyền con người và tôn trọng đối với các giá trị nhân đạo
❖ Phương Đông: Holocaust đã gây ra sự đau đớn và mất mát lớn cho cộng đồng người Do Thái Nhiều người Do Thái từ châu Âu đã di cư đến Israel và các
125 quốc gia khác ở Trung Đông sau Thế chiến II Chính nó đã thúc đẩy việc thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948 Sự tồn tại của Israel được coi là một phản ánh của sự sống sót và kháng cự của người Do Thái sau thảm họa Holocaust.
Chủ đề: Chủ nghĩa khủng bố
Tại sao Mĩ và châu Âu lại thường xuyên trở thành mục tiêu của các tổ chức khủng bố?
Số vụ khủng bố tập trung nhiều nhất ở khu vực Trung Phi và Bắc Phi chứ không phải ở Châu Âu hay Bắc Mĩ
- Tầm ảnh hưởng toàn cầu: Cả châu Âu và Mỹ đều có tầm ảnh hưởng lớn trong các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa trên toàn cầu (Ví dụ: trung tâm tài chính New York - Mỹ, Luân Đôn - Châu Âu) Ngoài ra còn có sự phát triển về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông gồm các cảng biển, sân bay Vì vậy, đây là mục tiêu hấp dẫn để với các tổ chức khủng bố cực đoan thu hút sự chú ý Tấn công vào các quốc gia này không chỉ tạo ra sự lo lắng nội địa, gây ra sự chấn động và tác động rộng lớn đối toàn thế giới mà còn gây ra những tổn thất nặng nề cả về tài chính và tính mạng con người Gây ra sự mất lòng tin vào các chiến lược đối ngoại và an ninh của các nước này, ảnh hưởng đến tầm uy tín trên thế giới
- Dân số đông đúc và đa dạng về văn hóa, các tổ chức khủng bố nhắm vào đây để gây ra sự phân hóa, lục đục và hoang mang trong xã hội và chính trị
- Chiến lược chống khủng bố: Cả châu Âu và Mỹ đều tham gia vào các chiến lược chống khủng bố toàn cầu, các cuộc xung đột quốc tế, có chính sách khắt khe Như chiến tranh chống khủng bố ở Afghanistan (2001-nay), Chiến tranh Iraq (2003-2011), Chiến tranh chống ISIS ở Iraq và Syria (2014-nay) Việc tấn công vào châu Âu và Mỹ có thể được coi là một cách để trả đũa và tạo ra sự phản đối về các hành động can thiệp của họ
Sự tự do di chuyển giữa các quốc gia thành viên trong Liên minh Châu Âu và Schengen làm cho việc vận chuyển vũ khí, người và tài liệu của các tổ chức khủng bố trở nên dễ dàng hơn Tăng cường khả năng thực hiện các hoạt động tại nhiều địa điểm mà dễ dàng vượt qua rào cản biên giới
Tình hình chính trị và quân sự không ổn định ở một số khu vực Ví dụ: Một số quốc gia châu Âu có tình hình chính trị và quân sự không ổn định, các cuộc xung đột và cuộc chiến tranh dân sự xảy ra liên tục
Sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng người nhập cư và người tị nạn: châu Âu là điểm đến chính cho nhiều người nhập cư và người tị nạn từ các khu vực xung đột và bất ổn khác trên thế giới, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tiếp xúc và sự lan truyền của tư tưởng cực đoan và khủng bố
Phản ứng quyết liệt của Mỹ đối với các vụ tấn công khủng bố, như cuộc chiến tranh chống khủng bố sau vụ 11/9 thường khiến cho các tổ chức khủng bố muốn trả đũa và tìm cách tấn công lại Mỹ
Sự bất đồng với chính sách và lối sống của Mỹ: Sự tồn tại và phát triển của
Mỹ như một nền dân chủ, tự do và tiên tiến thường làm tổn thương những nhóm cực đoan và phản động Họ thấy mình bị loại trừ hoặc không hài lòng với chính sách và lối sống của Mỹ, từ đó tìm cách tấn công để thể hiện sự phẫn nộ và bất mãn của mình.
Vì sao các tổ chức khủng bố này bị tiêu diệt thì các tổ chức khủng bố khác lại mọc lên?
Khủng bố bị tiêu diệt nhưng vẫn tiếp tục mọc lên vì nhiều lý do:
- Bối cảnh chính trị và xã hội:
Bất ổn chính trị: Khủng bố thường xuất hiện ở những khu vực bất ổn chính trị, nơi chính phủ yếu kém hoặc không có khả năng kiểm soát lãnh thổ
Bất bình đẳng xã hội: Khủng bố có thể được thúc đẩy bởi sự bất bình đẳng về kinh tế, xã hội hoặc chính trị, khiến một số nhóm người cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội và buộc phải sử dụng bạo lực để đạt được mục đích của họ
Căng thẳng tôn giáo: Khủng bố có thể được thúc đẩy bởi sự thù hận tôn giáo, khiến các nhóm cực đoan sử dụng bạo lực để tấn công các nhóm tôn giáo khác
Ví dụ: Các khu vực chính hiện nay mà chủ nghĩa khủng bố đang hoành hành là Nam Á, Tây Á, Trung Đông và Bắc Phi Đây là những nơi điều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển, trình độ giáo dục còn kém và có nhiều mâu thuẫn trong chính trị, tôn giáo
- Mạng lưới và nguồn lực:
Mạng lưới toàn cầu: Các nhóm khủng bố thường có mạng lưới hoạt động rộng khắp, giúp chúng tuyển mộ thành viên, huy động vốn và thực hiện các hoạt động tấn công
Nguồn lực tài chính: Các nhóm khủng bố có thể huy động nguồn tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hoạt động phi pháp, quyên góp từ những người ủng hộ và tài trợ từ các quốc gia hoặc tổ chức khác
Công nghệ: Các nhóm khủng bố sử dụng công nghệ để truyền bá thông tin, tuyển mộ thành viên và lên kế hoạch cho các hoạt động tấn công
Ví dụ: Theo TASS, các chuyên gia ước tính hiện nay có khoảng 30.000 trang web có nội dung cực đoan và khủng bố Những kẻ khủng bố đã biến internet thành cơ chế chính để quản lý và phối hợp với các nguồn lực, tài nguyên của chúng trên toàn thế giới Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay cho phép những kẻ khủng bố mở rộng địa bàn thực hiện các vụ tấn công mạng
Chủ nghĩa cực đoan: Các nhóm khủng bố thường có tư tưởng cực đoan, khiến chúng tin rằng bạo lực là cách duy nhất để đạt được mục đích của họ
Cảm giác bị áp bức: Các nhóm khủng bố có thể sử dụng bạo lực để thể hiện sự phản đối của họ đối với sự áp bức hoặc để đòi hỏi độc lập
Tuyệt vọng: Một số người có thể tham gia vào các nhóm khủng bố vì họ cảm thấy tuyệt vọng và không còn lựa chọn nào khác
Ví dụ: Salah Abdeslam là kẻ sống sót duy nhất trong 10 kẻ khủng bố gây ra cuộc khủng bố ở Paris tháng 11 năm 2015, là người gốc Maroc nhưng đã có quốc tịch Pháp Thời điểm gây án Abdeslam đang thất nghiệp và có phạm 1
128 số tội trộm vặt, đây cũng là khoảng thời gian suy nghĩ khủng bố hình thành trong tư tưởng của hắn
- Khó khăn trong việc chống khủng bố:
Phức tạp: Khủng bố là một vấn đề phức tạp với nhiều nguyên nhân và không có giải pháp đơn giản
Hợp tác quốc tế: Việc chống khủng bố đòi hỏi sự hợp tác quốc tế chặt chẽ, nhưng điều này có thể khó khăn vì các quốc gia có thể có những ưu tiên và lợi ích khác nhau
Công tác tình báo: Việc ngăn chặn các hoạt động khủng bố đòi hỏi công tác tình báo hiệu quả, nhưng điều này có thể khó khăn vì các nhóm khủng bố thường hoạt động bí mật
Ví dụ: Phát biểu ý kiến tại hội nghị ở New York (Mỹ) gần đây về chủ đề phòng chống khủng bố, Tổng Thư ký Liên hợp quốc - Antonio Guterres nhấn mạnh, mặc dù thế giới đạt được một số thành tựu đáng kể trong những năm qua, song khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực “vẫn bén rễ và phát triển”
Kết luận: Khủng bố là một vấn đề phức tạp với nhiều nguyên nhân và không có giải pháp đơn giản Việc chống khủng bố đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp của các quốc gia trên toàn thế giới để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và ngăn chặn các hoạt động của các nhóm khủng bố.
Chủ đề: Chính sách đối ngoại
Phương Đông và phương Tây, quan hệ quốc tế đi theo lý lẽ, nguyên tắc nào để bảo vệ mối quan hệ giữa các quốc gia trong hai khu vực? (Tại sao diễn
để bảo vệ mối quan hệ giữa các quốc gia trong hai khu vực? (Tại sao diễn ra xô đập và có sự khác biệt tạo ra sự mâu thuẫn, chiến tranh giữa Đông- Tây; nguyên lý nào xảy ra cho điều đó?)
Sự xô đập và sự mâu thuẫn, chiến tranh giữa Đông - Tây dựa trên các nguyên nhân sau:
Ngày 12-03-1947, Tổng thống Truman gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô
Học thuyết Truman đã củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ Biến hai nước này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu
Cùng với đó, do có sự đối lập về mục tiêu-chiến lược, về kinh tế-chính trị và quân sự nên đã dẫn đến sự đối đầu Đông-Tây do Mỹ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa và Liên Xô đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, cụ thể như sau:
Hình 27 Biểu hiện của sự đối đầu Đông - Tây
Phương Đông và phương Tây, quan hệ quốc tế đi theo lý lẽ, nguyên tắc nào để bảo vệ mối quan hệ giữa các quốc gia trong hai khu vực như sau:
- Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
- Cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực
- Hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
2 Hoa Kì và Trung Quốc đang cạnh tranh, làm thế nào để các quốc gia phương Đông có thể điều chỉnh chiến lược của họ để phù hợp trong tình huống này? Đối với hai quốc gia là Hoa Kì và Trung Quốc, họ đang cạnh tranh nhiều mặt: kinh tế, an ninh-quốc phòng, tầm ảnh hưởng của văn hóa, cạnh tranh trong hợp tác quốc tế…Đồng thời cũng đẩy mạnh quan hệ ngoại giao tích cực với khu vực châu Á Những sự cạnh tranh này gây ảnh hưởng đến các quốc gia phương Đông: Đầu tiên, điều chỉnh về chính sách ngoại giao-đối ngoại: Đa dạng hóa quan hệ đối tác, việc ngả theo một phe sẽ khiến quốc gia đó phụ thuộc và bị nước lớn hơn chi phối Các quốc gia Phương Đông có thể giữ mình ở thế trung lập, mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều nước khác nhau để không bị phụ thuộc vào một quốc gia cụ thể
Thứ hai, ngoài giữ thế trung lập, khu vực phương Đông cũng đầy tiềm năng để cạnh tranh với các nước lớn nên việc hợp tác trong khu vực là cần thiết Ví dụ khối ASEAN có khả năng can thiệp vào chiến lược hợp tác hoặc cạnh tranh để nước thành viên có lợi hơn
Thứ ba, các nước đầu tư vào quân sự quốc phòng để đề phòng những trường hợp xấu nhất Ví dụ: Việt Nam có Trung Quốc là láng giềng luôn muốn xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, việc phát triển quân sự cho bước đường cùng là cần thiết
Thứ tư, cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành nghề khoa học, công nghệ để tạo sự phát triển bền vững, đồng thời có thể củng cố khả năng cạnh tranh công nghệ trong khu vực
Cuộc cạnh tranh trên vũ đài chính trị - ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc đặt ra những phức tạp và thách thức cho khu vực: gia tăng nguy cơ chạy đua vũ trang, làm phức tạp hơn tình hình an ninh trên biển,…Bên cạnh đó, chính phủ các quốc gia cũng có thể mở rộng quan hệ hợp tác với các khu vực khác: châu Âu, Nhật Bản, Úc,… để tận dụng hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển.
Trung Quốc đang yêu cầu Thái Lan đẩy nhanh tiến độ xây dựng kênh đào Kra, việc này có lợi gì cho Trung Quốc? Ảnh hưởng như thế nào đối với châu Á?
Kênh đào Kra là dự án về ý tưởng tuyến đường thủy qua eo đất Kra để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman, có khả năng nối Thái Bình Dương với Ấn Đô Dương Mở ra một tuyến đường thay thế eo biển Malacca
Trung Quốc cho dự án này là một phần trong chiến lược “Vành đai và con đường” và sẵn sàng chi ra 20-30 tỷ USD để đầu tư bởi các lợi ích:
- Bởi vì nguồn lực Thái Lan không đủ để hoàn thành một mình, Trung Quốc đầu tư tiền và nhân lực vào dự án sẽ đồng nghĩa Thái Lan như là người cho thuê đất, còn Trung Quốc mới là chủ sở hữu Từ đây có thể thu về lợi nhuận kếch xù
- Giá trị thương mại của Trung Quốc với ASEAN được tăng lên, trong khi chi phí vận chuyển sẽ được giảm xuống, đồng thời cũng kiểm soát đường vận chuyển hàng hóa tới Đông Nam Á
- Quan trọng hơn, do vị trí địa lý của kênh đào nên Trung Quốc kiểm soát được huyết mạch hàng hải của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, gây sức ép lên Ấn Độ, quốc gia tự tin vào kiểm soát được tuyến vận chuyển Á- Âu qua eo biển Malacca để đối đầu với Trung Quốc
- Ngoài ra, kênh đào Kra sẽ giúp Trung Quốc dễ dàng xây dựng các căn cứ quân sự, phục vụ cho chiến dịch “chuỗi ngọc trai” nhằm ức chế Ấn Độ trong cuộc chiến kinh tế Trung-Ấn
Việc xây dựng kênh đào Kra sẽ ảnh hưởng đến Châu Á như sau:
- Kênh đào Kra sẽ tạo ra một con đường giao thông biển nối giữa 2 đại dương, tạo điều kiện cho các nước có cảng biển và có thể tận dụng lợi thế to lớn để phát triển
- Eo biển Malacca nằm giữa 3 nước Indonesia, Malaysia, Singapore là tuyến đường hằng hải quan trọng với 60.000 lượt tàu đi ngang mỗi năm với khoảng 30% giao dịch thương mại quốc tế Nếu kênh đào được xây dựng, tàu thuyền sẽ giảm được thời gian và không cần đi qua 3 nước trên, sẽ gây ra thiệt hại một phần đáng kể Nhưng cũng khiến vị trí như Nam Việt Nam Nam Campuchia trở nên sầm uất hơn, đặc biệt là đảo Phú Quốc nằm gần Vịnh Thái Lan.
Chủ đề: Con đường tơ lụa
Nguồn gốc của con đường tơ lụa trên biển và ảnh hưởng của nó đối với các nước trên biển Đông
Từ trước thời Hán, tơ lụa Trung Quốc đã được vận chuyển ra nước ngoài bằng đường biển, song, đây chỉ là những hoạt động “tư doanh” – mang tính chất buôn bán dân gian nhỏ chưa phải thương mại “quan doanh” – hình thức hoạt động thương mại dưới sự chỉ đạo trực tiếp của triều đình
Cho đến năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 TCN), sau khi bình định Nam Việt, Hán
Vũ Đế cho thành lập quận Hợp Phố cùng những cảng biển đầu tiên như: Hợp Phố, Từ Văn, tuyến đường biển phía Nam được hình thành, thương mại “quan doanh” mới thực sự đi vào hoạt động và tơ lụa Trung Quốc đã trở thành một mặt hàng trao đổi theo thuyền của các xứ đoàn cập bến tới nhiều quốc gia
Thời Tây Hán, Trung Quốc đã đạt tới nền chính trị thống nhất, nền kinh tế vững mạnh, đó chính là tiền đề quan trọng cho việc phát triển giao lưu kinh tế-văn hoá với các nước Cùng với sự hình thành của con đường tơ lụa Tây Vực, Nhà Hán đã nỗ lực khai thông tuyến đường biển nhằm đẩy mạnh sự giao lưu và mở rộng ảnh hưởng của vương triều Hán ra bên ngoài
Tóm lại: Tuyến đường này xuất phát từ cảng Từ Văn, Hợp Phố (bán đảo Lôi Châu) qua vịnh Bắc Bộ, men theo bờ biển Việt Nam qua vịnh Thái Lan xuống vùng tây – nam Malaysia, đi qua eo Malacca vòng lên phía bờ biển nam Thái Lan, qua Miến Điện vào vịnh Bengal rồi xuôi xuống vùng nam Ấn Độ và dừng lại trên đảo Sri Lanka
- Tăng cường giao thương và trao đổi văn hóa: Con đường tơ lụa trên biển đã mở ra các lối đi thương mại giữa các quốc gia trên biển Đông và các quốc gia khác trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, kiến thức, văn hóa và kỹ thuật Đây được đánh giá là tác động quan trọng nhất
Ví dụ: Hàng hoá như lụa, gốm sứ, gia vị, hương liệu (đặc biệt là trầm hương), đã được vận chuyển từ Trung Quốc, Ấn Độ, và Đông Nam Á sang châu Âu qua các tuyến đường tơ lụa trên biển
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và chính trị: Sự phát triển của con đường tơ lụa trên biển đã tạo ra cơ hội kinh doanh lớn cho các thương nhân và đô thị nơi nó đi qua
Ví dụ: Các cảng như Tuyền Châu ở Trung Quốc và Malacca ở Malaysia đã trở thành các trung tâm thương mại sầm uất và giàu có nhờ vào con đường tơ lụa trên biển
- Căng thẳng và cạnh tranh về quyền lợi và tài nguyên: Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên biển Đông để kiểm soát các tuyến đường thương mại và nguồn tài nguyên trên biển đã gây ra các xung đột và căng thẳng
Ví dụ: Các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và các quốc gia khác đều liên quan đến ảnh hưởng của con đường tơ lụa trên biển
- Tác động đến địa chính trị và quốc phòng: Việc kiểm soát các tuyến đường thương mại trên biển cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát các lối đi chiến lược, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia
Ví dụ: Xây dựng các căn cứ quân sự và cơ sở hải quân ở các điểm chiến lược trên biển Đông, như Trường Sa và Hoàng Sa, là một phản ánh cho tầm quan trọng của con đường tơ lụa trên biển đối với an ninh quốc gia.
Nếu con đường tơ lụa không xuất hiện thì phương Tây có thể xâm lược các nước phương Đông được không?
Nếu như không có con đường tơ lụa, có lẽ lịch sử loài người đã theo một dòng chảy khác Con đường này không chỉ là nơi buôn bán hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa, tri thức giữa Đông và Tây, làm giàu thêm di sản văn hóa và khoa học của cả hai bên
Thiếu đi sự kết nối này, việc trao đổi hàng hóa, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia có thể đã bị thu hẹp, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của những vùng đất nằm trên con đường, nhất là những nơi thiếu thốn tài nguyên và chưa phát triển Các quốc gia phương Tây cũng có thể đã bỏ lỡ cơ hội học hỏi từ văn hóa và tri thức phương Đông, điều này có thể đã ngăn cản sự tiến bộ của chính họ
Về mặt quân sự, không có con đường tơ lụa có thể đã hạn chế sự hiểu biết và giao tiếp giữa các nền văn minh, làm giảm khả năng xâm lược do thiếu thông tin về địa hình, văn hóa và sức mạnh quân sự của các quốc gia Đông Á Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết và không thể khẳng định chắc chắn vì lịch sử không thể được viết lại
Kết luận, con đường tơ lụa đã đóng góp không nhỏ vào việc định hình lịch sử và văn hóa toàn cầu Sự vắng mặt của nó có thể đã dẫn đến một thế giới hoàn toàn khác so với hiện tại Việc các nước phương Tây thuộc địa hóa các quốc gia phương Đông được hình thành dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ con con đường tơ lụa, chính vì thế sự hiện diện của con đường này không đồng nghĩa với việc các nước phương Tây có đường sang xâm lược các nước phương Đông