1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân trung hoa và những tác động của nó đến quan hệ quốc tế ở khu vực đông á trong giai đoạn 1949 1960

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á GVHD: TS.Nguyễn Vũ Kỳ TIỂU LUẬN Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á

GVHD: TS.Nguyễn Vũ Kỳ TIỂU LUẬN

Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và những tác động của nó đến quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á trong

giai đoạn 1949 – 1960

Trang 2

Mã QR bản online bản Tiểu luận cuối kì môn Quan hệ quốc tế ở Đông Á

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ RA ĐỜI NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA 2

1 Bối cảnh 2

1.1 Tình hình trong nước 2

1.2 Tình hình quốc tế 3

2 Nguyên nhân 4

2.1 Nguyên nhân khách quan 4

2.2 Nguyên nhân chủ quan 6

3 Ý nghĩa 7

CHƯƠNG II: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THÀNH LẬP NƯỚC

CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU VỰC ĐÔNG Á GIAI ĐOẠN 1949-1960 8

1 Đối với Triều Tiên 9

1.1 Quan hệ của Trung Quốc đối với Triều Tiên trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 9

1.2 Những tác động của Trung Quốc đối với Triều Tiên sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong giai đoạn 1949-1960 9

1.2.1 Ngoại giao, quân sự 10

1.2.2 Kinh tế, thương mại 10

1.2.3 Khoa học kỹ thuật 11

1.3 Kết luận 12

2 Đối với Nhật Bản 12

2.1 Quan hệ của Trung Quốc đối với Nhật Bản trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 12

2.2 Những tác động của Trung Quốc đối với Nhật Bản sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong giai đoạn 1949-1960 13

Trang 4

2.2.2 Kinh tế, thương mại 14

2.2.3 Văn hóa, khoa học kĩ thuật 15

2.3 Kết luận 15

TỔNG KẾT 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 6

về vấn đề chính trị và quân sự thì cùng lúc đó bản thân Cộng hòa Trung Hoa(tên gọi trước của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã có những biến chuyển rõrệt Vào tháng 10 năm 1945, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thànhlập Để làm rõ bối cảnh, ta cần bàn đến 2 yếu tố, đó chính là tình hình quốc tế

và tình hình trong nước của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1937 đến trướcnăm 1949 ảnh hưởng như thế nào đến sự thành lập nhà nước này

1.1 Tình hình trong nước

Trước năm 1911, Trung Quốc được cai trị dưới triều đại phong kiến nhàThanh Tuy nhiên, vào năm 1911, cuộc cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơnlãnh đạo đã lật đổ triều đại Thanh và lập nên nước Cộng hòa Trung Hoa, từ đóTrung Quốc bước vào thời kì Trung Hoa Dân Quốc Trong giai đoạn năm 1937đến năm 1945, xã hội Trung Quốc có nhiều biến đổi do cuộc chiến tranh xâmlược từ Nhật Bản.Trước ách đô hộ này, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạocủa Đảng Quốc dân Dân chủ ở nhiều nơi đã nổi dậy đấu tranh Cuộc khángchiến này là biểu tượng cho tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc của nhândân Trung Quốc Tuy nhiên, cũng cùng thời kì đó, do Đảng Quốc dân Dân chủ

có những chính sách bất lợi cho nhân dân, sau đó, Trung Quốc rơi vào một giaiđoạn không ổn định với các cuộc chiến tranh và xung đột nội bộ giữa 2 đảngphái đó là Đảng Quốc dân Dân chủ Trung Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo

và Đảng Cộng Sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông dẫn đầu gây nên nhiều sựbất đồng và thay đổi của bộ máy chính trị trong nước

Trang 7

Quốc-và Mỹ là 3 cường quốc tiêu biểu trong cuộc cạnh tranh đối đầu về mặt chính trịcăng thẳng này Vậy nên, việc Trung Quốc do Đảng phái nào cầm quyền gâyảnh hưởng sâu sắc tới 2 phe chính của thế giới đó là tư bản chủ nghĩa và xã hộichủ nghĩa Nếu Trung Quốc do phe Đảng Cộng sản nắm quyền thì cán cân sẽnghiêng sang sự ủng hộ đối với phe xã hội chủ nghĩa và là nguồn động lực tolớn cho các quốc gia mong muốn giải phóng dân tộc và đi theo con đường xã

Trang 8

hội chủ nghĩa như Trung Quốc và Liên Xô, và ngược lại Tóm lại, ta có thểnhận thấy rằng, bối cảnh xã hội trong nước và quốc tế của Trung Quốc đóng vaitrò quan trọng trong việc nhận định và đánh giá về sự hình thành một nhà nướcmới, chế độ mới và ảnh hưởng đến các quốc gia trên quốc tế sau này.

2 Nguyên nhân

Sự thành lập nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa do nhiều nguyên nhântạo thành, chúng ta bàn đến yếu tố khách quan và chủ quan để có thể hiểu rõthêm về quá trình cũng như là lí do thành lập nhà nước này

2.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, TrungQuốc được lãnh đạo bởi Đảng Quốc dân Dân chủ do Tưởng Giới Thạch nắmquyền Đảng Quốc dân Dân chủ (Đảng Quốc dân) tập trung vào việc xây dựngmột chế độ dân chủ và phát triển kinh tế Tuy nhiên, với những chính sách quản

lý xã hội sai lầm mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng Ví dụ như việc để ngănchặn bước tiến quân sự của Nhật, những nhà cầm quyền trong Đảng Quốc dân

đã cho nổ đê sông Hoàng Hà và buộc phải di dời hàng triệu dân tị nạn, khiến họphải xa quê hương để kiếm kế sinh nhai Ngoài ra, Đảng Quốc dân không thựchiện cải cách dân chủ và bắt buộc nông dân phải đi lính Thêm vào đó, chínhsách đàn áp những người theo Đảng Cộng sản đã dấy lên nhiều phẫn nộ trongnhân dân khiến người dân cho rằng phía Đảng Quốc dân là những người bạolực với đồng bào và không yêu nước, 1 phần khác tạo điều kiện cho quân Nhậttràn vào Mãn Châu và làm nhục những người dân vô tội Những chính sách bấthợp lý này cũng là 1 trong những điều kiện để tạo cơ hội cho Đảng Cộng SảnTrung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo chiếm quyền lực, tạo nên cuộc nộichiến Quốc-Cộng với chiến thắng thuộc về Đảng Cộng Sản, góp phần hìnhthành nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trang 9

Hình 1.3 Anon (1927) Cảnh sát Quốc dân đảng bắt

nghi phạm cộng sản để xử tử

(Nguồn: Chinesehistoryforteachers.com)Thứ hai, nội chiến Quốc-Cộng cùng xảy ra trong giai đoạn chiến tranh thếgiới thứ 2, khi ấy Liên Xô chính là 1 trong những sự ủng hộ quốc tế của ĐảngCộng sản vì Liên Xô xem Đảng Cộng sản như là 1 đồng minh trong phong tràocộng sản toàn cầu, giúp cân bằng cán cân 2 cực xã hội chủ nghĩa và tư bản chủnghĩa với Mỹ và các nước phương Tây khác, tạo điều kiện về kinh tế, chính trịcho sự thành lập nhà nước mới một cách nhanh chóng hơn Trong cuộc nộichiến vào năm 1945, Liên Xô đã bàn giao vùng Đông Bắc do họ chiếm đóngcùng với một số lượng lớn vũ khí, đạn dược để chi viện cho Đảng Cộng sảnTrung Quốc Liên Xô cũng là nước đầu tiên thừa nhận Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa, tiếp sau đó các nước trong khối chủ nghĩa xã hội dần đặt quan hệngoại giao với nhà nước mới, công nhận Trung Quốc là một thành viên trong hệthống xã hội chủ nghĩa

Trang 10

Hình 1.4 Bộ binh Liên Xô vượt biên giới Mãn Châu

vào ngày 9 tháng 8 năm 1945.

(Nguồn: rbth.com)

2.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Đảng Cộng Sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch MaoTrạch Đông - một nhà lãnh đạo tài ba Ông đã đưa ra các lý thuyết cách mạngphù hợp với tình hình Trung Quốc, bao gồm lý thuyết cách mạng nông dân vàcách mạng cộng sản Ông đã đưa ra những chiến lược, chính sách và nhữnggiáo dục tư tưởng phù hợp với xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, góp phần tạo sựthống nhất và hình thành nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa “Ông đã viếtnhiều tác phẩm về triết học, quân sự, chính trị nhằm phục vụ cách mạng và xâydựng nước Trung Hoa mới Các tác phẩm chính: "Bàn về mâu thuẫn", "Bàn vềthực tiễn", "Vấn đề chiến lược của chiến tranh cách mạng Trung Quốc", "Bàn

về đánh lâu dài", "Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới" Các bài nói: "Hội nghị toạđàm về văn nghệ tại Diên An", "Vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫntrong nội bộ nhân dân" Đảng Cộng sản Trung Quốc coi tư tưởng Mao TrạchĐông là cơ sở tư tưởng đầu tiên của cách mạng Trung Quốc” – theo Tư liệuVăn kiện Đảng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên, ngoàinhững đóp góp to lớn cho Cách mạng Trung Quốc thì Mao Trạch Đông cũng cónhững bước đi chưa thực sự phù hợp và gây ra những tổn thất trong quốc gia, ví

dụ như “Chiến dịch diệt chim sẻ” thời Cách mạng văn hóa Trung Quốc đã làmxáo trộn đời sống nhân dân, gây nên cái chết của hơn 30 triệu người trong nạnđói lớn của Trung Quốc

Trang 11

Thứ hai, trái ngược với những chính sách hà khắc của Đảng Quốc dân,Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách có lợi cho nhân dân

về đất đai gọi là “"Nhân dân có đất để làm và đất để ăn”, sự bình đẳng và côngbằng xã hội, đẩy lùi được nạn tham ô, tham nhũng, cung cấp dịch vụ chăm sócsức khỏe, các chương trình phúc lợi xã hội và đầu tư cho giáo dục Do đó, ĐảngCộng sản đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân, nhất là giai cấp nôngdân, nông dân và dần dần tạo bước tiến cho sự thành lập nước Cộng hòa Nhândân Trung Hoa

3 Ý nghĩa

Việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10năm 1949 đã đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc cũngnhư trong lịch sử thế giới Đối với Trung Quốc-một đất nước trải qua thời kìchế độ phong kiến hàng ngàn năm và hàng chục dưới sự lãnh đạo của một Đảngphái không phù hợp, nay đã tự tìm cho mình một con đường tự do, chủ nghĩa

Sự thành lập này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho Trung Quốc trên nhiều lĩnhvực, đời sống nhân dân được nâng cao, kinh tế tăng trưởng, được công nhận làmột quốc gia chính thống, để từ đó tạo điều kiện để trở thành cường quốc lớnmạnh trên thế giới Đối với quốc tế, việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa đã mở rộng hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới, cân bằngđược cán cân giữa 2 phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nhờ đó tạo độnglực cho các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển và đi theo conđường độc lập, tự do, hạnh phúc của xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, khi đã thànhlập được nhà nước mới sẽ tăng cường các hoạt động giao lưu kinh tế, khoa học

kỹ thuật, chính trị, văn hóa, an ninh và hợp tác đa phương với các nước và khuvực, giúp quốc gia ngày một phát triển hơn

Trang 12

Hình 1.5 Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung

Hoa ngày 1/10/1949

(Nguồn: history-maps.com)

CHƯƠNG II NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THÀNH LẬP NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU

VỰC ĐÔNG Á GIAI ĐOẠN 1949-1960

Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một sự kiện có ýnghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn thế giới nói chung và trong khu vực

Trang 13

hành chính sách ngoại giao tích cực, góp phần củng cố hòa bình và thúc đẩy cácphong trào cách mạng trên toàn thế giới Đối với 2 nước đồng văn là Triều Tiên

và Nhật Bản, điều này càng tạo thêm nhiều bối cảnh quốc tế đáng chú ý Trongviệc nghiên cứu mỗi quan hệ 3 nước Trung Quốc-Triều Tiên-Nhật Bản sau giaiđoạn 1949, ta sẽ càng hiểu rõ thêm về mối tương tác trên các lĩnh vực quốc tếgiữa 3 nước trong khu vực để từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về diễn biến kinh tế,

xã hội trong giai đoạn của khu vực này

1 Đối với Triều Tiên

1.1 Quan hệ của Trung Quốc đối với Triều Tiên trước khi thành lập

nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên được cho rằng là một mốiquan hệ được miêu tả “như môi với răng”, thể hiện tình hữu nghị cũng như gầngũi giữa 2 nước với nhau Từ những triều đại đã trải qua, Triều Tiên đã thể hiệnđược vai trò của một nước tùy tùng của Trung Quốc, lấy Trung Hoa làm trungtâm Song song với đó, Trung Quốc cũng thể hiện vai trò của một nước “đànanh” khi hỗ trợ Triều Tiên trên nhiều lĩnh vực từ trong thời kì cổ đại đến nhữnggiai đoạn cận hiện đại Triều Tiên cũng đã tiếp thu những tư tưởng về giáo dục

và văn hóa của Trung Quốc như Nho giáo, chữ Hán, được du nhập từ TrungQuốc Cho đến khi có sự ra đời của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiênnăm 1948 và sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949thì mối quan hệ của 2 nước này được đánh giá là tương đối ổn định và không cóchuyển biến bất ngờ

1.2 Những tác động của Trung Quốc đối với Triều Tiên sau khi thành

lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong giai đoạn 1949-1960.

Trong giai đoạn từ 1949 đến 1960, vì cùng theo một chế độ xã hội chủnghĩa nên quan hệ của 2 nước Trung Quốc và Triều Tiên có những đặc điểm hỗtrợ và ảnh hưởng lẫn nhau trên nhiều mặt Nó không chỉ thể hiện thái độ giaohữu hòa bình giữa 2 nước trong giai đoạn này mà còn là tiền đề lý giải mốiquan hệ 2 nước trong những khoảng thời gian kế tiếp

1.2.1 Ngoại giao, quân sự

Trang 14

Lĩnh vực này chính là đặc điểm liên kết nổi bật của 2 nước trong giai đoạn1949-1960 Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập liêntrở thành đối tác quân sự quan trọng Đối với Trung Quốc, họ coi việc giúp đỡTriều Tiên như một cách bảo vệ và hỗ trợ một quốc gia có cùng chí hướng xãhội chủ nghĩa và góp phần đẩy lùi mối đe dọa là chủ nghĩa đế quốc

Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Trung Quốc có sự hỗ trợ quân

sự đáng kể về sức người lẫn sức của Quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc(PVA) do tướng Bành Đức Hoài lãnh đạo được cử đến Triều Tiên và chiến đấucùng với binh lính Triều Tiên Sự gia nhập quân sự của Quân tình nguyên nhândân Trung Quốc đã đem đến cho quân đội Liên Hợp Quốc một cú sốc và tạonên chiều hướng mới cho cuộc chiến Tuy nhiên, trong thời điểm Trung Quốc

hỗ trợ Triều Tiên trong cuộc chiến tranh này thì tình hình trong nước vẫn chưa

ổn định sau Nội chiến nên đã gây ra một làn sóng phản đối và có nhiều tổn thất

về người và tài sản đối với nhân dân Trung Hoa Vậy nên, tuy có nhiều khókhăn và bất cập nhưng mối quan hệ trong việc gắn bó quân sự giữa 2 nướcTrung Quốc và Triều Tiên là điều đáng để bàn luận và công nhận

Hình 2.1 Một bức ảnh về cuộc chiến trong Chiến tranh Triều Tiên vào cuối năm 1950 gần sông Áp Lục, thông qua Quỹ Di sản Chiến tranh Triều Tiên

(KWLF)

(Nguồn: thecollector.com)

1.2.2 Kinh tế, thương mại

Trung Quốc đã hỗ trợ một nguồn lực kinh tế đáng kể cho Triều Tiên trongchiến tranh Triều Tiên diễn ra trong giai đoạn 1950-1953 Ngoài ra, 2 nước còn

Trang 15

nhà máy, đường sắt và cảng biển Trong giai đoạn 1957-1960, học tập theophong trào Đại nhảy vọt của Trung Quốc, phong trào Chollima (Thiên Lý Mã)được lãnh đạo bởi cố chủ tịch Kim Nhật Thành và là chiến dịch quần chúngsớm nhất và lan rộng nhất, tuy nhiên, phong trào này được cho rằng là khônghợp lý khi đã gây ra một cuộc gián đoạn hỗn loạn trong nền kinh tế khi TriềuTiên điên cuồng tìm cách hoàn thành “Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” Sau sựthất bại trong cải cách đó thì vào năm 1960, phong trào Chollima được thay thếbằng phương pháp Ch'ŏngsan-ni và Hệ thống làm việc Taean Mặc dù vậy,nhưng cũng không thể phủ nhận được sự học hỏi thông qua Trung Quốc củaTriều Tiên và lấy đó là bàn đạp để có thể nâng cao năng lực ở các cuộc cải cách

Đối với Triều Tiên, việc đào tạo thực tập sinh đến từ nước này đi đầu ởcác ngành công nghiệp và khai khoáng trong giai đoạn sau năm 1953 với mụcđích hỗ trợ công cuộc tái thiết Triều Tiên sau chiến tranh Triều Tiên Từ năm

Trang 16

1953 đến năm 1959, đã có khoảng hơn 1500 thực tập sinh Triều Tiên (chiếmhơn 70% số thực tập sinh các nước), được cử đến Thượng Hải-trung tâm chínhđào tạo thực tập sinh từ các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Á để học tập Điềunày đã giúp ích không nhỏ cho việc phát triển tư tưởng lý luận cũng như chuyênmôn để các thực tập sinh Triều Tiên nói chung và thực tập sinh của các nướckhác nói riêng nâng cao tay nghề, cùng nhau tạo dựng nên vị thế, hợp tác cùngphát triển giữa các nước trong khối xã hội chủ nghĩa, không bị thụt lùi so vớikhối tư bản chủ nghĩa.

1.3 Kết luận

Trong giai đoạn 1949-1960, sự giúp đỡ về mặt quân sự, kinh tế, khoa học

kĩ thuật của Trung Quốc góp phần cho sự phát triển của Triều Tiên và làm độnglực thúc đẩy cho tình hữu nghị 2 nước Nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc màTriều Tiên đã dần được hồi phục và có lợi thế hơn trong chiến tranh Triều Tiên.Thêm vào đó, Trung Quốc cũng khẳng định được vị thế của một nước tuy mớithành lập không lâu nhưng có thể làm chỗ dựa để các nước chung chí hướng cóthể dựa vào và lấy đó làm tấm gương để học hỏi và noi theo Mặt khác, sự hỗtrợ này có ý nghĩa lớn hơn đó chính là sự thẳng thắn thừa nhận sự đoàn kết giữacác nước trong phe xã hội chủ nghĩa và đẩy lùi được âm mưu và mối đe dọa đến

từ phe còn lại của thế giới đó chính là chủ nghĩa đế quốc

2 Đối với Nhật Bản

2.1 Quan hệ của Trung Quốc đối với Nhật Bản trước khi thành lập

nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quan hệ giữaTrung Quốc và Nhật Bản có nhiều sự thay đổi qua từng thời kì Từ thời cổ trungđại, 2 nước đã tiếp xúc với nhau thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, kinh

tế, thương mại và Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những lần tiếp thu,hội nhập đó Minh chứng cho sự giao thoa này đó chính là hệ thống chữ Hán(Kanji) vẫn còn được sử dụng cho đến hiện tại, sự du nhập cho Nho giáo vẫntác động đến sự hình thành nhân cách và giáo dục con người của nước Nhật

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam-Hệ thống Tư liệu Văn kiện Đảng (2018), Mao Trạch Đông (1893 - 1976),https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/phong-trao-cong-san-cong-nhan-quoc-te/cac-lanh-tu-va-cac-nha-lanh-dao-noi-tieng/mao-trach-dong-1893-1976-3051, truy cập ngày 28/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mao Trạch Đông (1893 - 1976)
Tác giả: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam-Hệ thống Tư liệu Văn kiện Đảng
Năm: 2018
2. Chen Jian, North Korea’s Relations with China, Wilson Center, https://digitalarchive.wilsoncenter.org/essays/north-koreas-relations-china, truy cập ngày 27/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chen Jian, "North Korea’s Relations with China
3. Chinese History for Teachers, The Nationalist Party ( 国民党 ) Overview, https://chinesehistoryforteachers.omeka.net/exhibits/show/the-nationalist-party/nationalist-party-overview, truy cập ngày 28/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinese History for Teachers, "The Nationalist Party ("国民党") Overview
4. Daniel Wertz (11/2019), China-North Korea Relations, NCNK, https://www.ncnk.org/resources/briefing-papers/all-briefing-papers/china-north-korea-relations, truy cập ngày 27/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Daniel Wertz (11/2019), "China-North Korea Relations
5. Evelyn S Rawski, Cheng - Siang Chen, The Nationalist government from 1928 to 1937, Britannica, https://www.britannica.com/place/China/The-Nationalist-government-from-1928-to-1937, truy cập ngày 28/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evelyn S Rawski, Cheng - Siang Chen, "The Nationalist government from 1928 to 1937
6. Katherine G. Burns, China and Japan: Economic Partnership to Political Ends, Stimson, https://www.stimson.org/wp-content/files/file-attachments/china-japan-economic-partnership-political-ends.pdf, truy cập ngày 27/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China and Japan: Economic Partnership to Political Ends
7. Liang Zhi, Charles Kraus, North Korean Apprentices in China and the Nature of Socialist Exchanges in the 1950s, Wilson Center Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liang Zhi, Charles Kraus, "North Korean Apprentices in China and the Nature of Socialist Exchanges in the 1950s
8. Ohashi Hideo, The Impact of China’s Rise on Sino-Japanese Economic Relations, jcie, https://jcie.org/wp-content/uploads/2021/07/RiseofChina-RiseChina_Ohashi.pdf, truy cập ngày 27/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ohashi Hideo, "The Impact of China’s Rise on Sino-Japanese Economic Relations
9. Oleksandra Mamchii (18/10/2023), Historical Analysis of China’s Role in the Korean War, blog, Best Diplomats, https://bestdiplomats.org/chinas-role-in-korean-war/, truy cập ngày 27/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oleksandra Mamchii (18/10/2023), "Historical Analysis of China’s Role in the Korean War, "blog, Best Diplomats, "https://bestdiplomats.org/chinas-role-in-korean-war/
10. Testbook (2023), Chinese Civil War [1927-1949] - Origin, Outbreak, Causes, Timeline, Aftermath And More,https://testbook.com/ias-preparation/chinese-civil-war , truy cập ngày 30/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinese Civil War [1927-1949] - Origin, Outbreak, Causes, Timeline, Aftermath And More
Tác giả: Testbook
Năm: 2023
11. Tố Uyên, Nhân tố Nhật Bản trong quan hệ Trung - Mỹ sau Chiến tranh lạnh : các vấn đề quốc tế, bài trích, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố Uyên, "Nhân tố Nhật Bản trong quan hệ Trung - Mỹ sau Chiến tranh lạnh : các vấn đề quốc tế
12. Trần Thị Tâm (2/2023), Chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề thống nhất đất nước trên bán đảo Triều Tiên và Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bài trích, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Tâm (2/2023), "Chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề thống nhất đất nước trên bán đảo Triều Tiên và Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh
13. Thayer Watkins, Tornado Alley, The Guomindang (Kuomintang), the Nationalist Party of China, Departments of Economics, San José State University, https://www.sjsu.edu/faculty/watkins/guomindang.htm, truy cập ngày 27/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thayer Watkins, Tornado Alley, "The Guomindang (Kuomintang), the Nationalist Party of China
14. Bùi Tuấn An, Tham vấn bởi Luật sư Lê Minh Trường, Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gì?, bài báo, https://luatminhkhue.vn/y-nghia-lich-su-cua-viec-thanh-lap-nuoc-cong-hoa-nhan-dan-trung-hoa-la.aspx, truy cập ngày 27/6/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Tuấn An, Tham vấn bởi Luật sư Lê Minh Trường, "Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gì
w