Trang 1 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰTrần Hoàng Hải PhongThạc sĩ – Luật sư – Trọng tài viên – Giảng viên0934053153 Trang 2 Kỹ năng tư vấn pháp luật• Phần 1
Trang 1KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Trần Hoàng Hải Phong
Thạc sĩ – Luật sư – Trọng tài viên – Giảng viên
0934053153
haiphong.dpa@gmail.com
Trang 2Kỹ năng tư vấn pháp luật
• Phần 1
Kỹ năng tranh tụng trong tố tụng dân sự
• Phần 2
Trang 3PART 1: KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Trang 4KHÁI NIỆM
▶Tư vấn pháp luật là việc người tư vấn đưa ra hướng dẫn, ý kiến pháp lý, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ, cung cấp các dịch vụ pháp lý khác Tuy nhiên việc tư vấn không đồng nghĩa với việc có quyền quyết định.
▶Tư vấn pháp luật có thể là một dịch vụ pháp lý
có thu phí hoặc trợ giúp pháp lý miễn phí.
Trang 5NGUYÊN TẮC TƯ VẤN PHÁP LUẬT
▶Hiểu rõ vấn đề cần tư vấn; đi vào trọng tâm của vấn đề
▶Biết lắng nghe, chia sẻ, cảm thông với người được tư vấn
▶Đưa ra ý kiến tư vấn, điểm có lợi và bất lợi Quyền
quyết định thuộc về người được tư vấn
▶Bảo mật thông tin của người được tư vấn
▶Không tư vấn cho các bên có mối quan hệ đối lập với nhau
Trang 6ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Đối tượng trợ giúp pháp lý Đối tượng khác
Theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định
người được trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Người có công với cách mạng
- Người thuộc hộ nghèo
- Trẻ em
- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo
- Người có khó khăn về tài chính là người thuộc hộ
cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội
hàng tháng theo quy định của pháp luật bao gồm:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người
có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
+ Người nhiễm chất độc da cam;
+ Người cao tuổi;
+ Người khuyết tật;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại
trong vụ án hình sự;
+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy
định của Luật Phòng, chống mua bán người;
+ Người nhiễm HIV
Đối tượng không thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý
ĐỐI TƯỢNG
TƯ VẤN
Trang 7CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Tư vấn trực tiếp Tư vấn bằng văn bản
Tư vấn bằng lời nói trực tiếp với người
Trang 8▶ Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
- Tư vấn viên pháp luật;
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Trang 9TƯ VẤN VIÊN PHÁP LUẬT Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc
cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh Cộng tác viên tư vấn pháp luật
1 Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam
thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn
sau đây:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là
người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án
tích;b) Có Bằng cử nhân luật;c) Có thời gian
công tác pháp luật từ ba năm trở lên
2 Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn
viên pháp luật Tư vấn viên pháp luật được
hoạt động trong phạm vi toàn quốc.Công
chức đang làm việc trong cơ quan hành
chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư
vấn viên pháp luật
1 Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh là luật sư đã đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư
2 Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn được
ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh với luật sư
3 Phạm vi hành nghề, quyền và nghĩa vụ của luật sư được thực hiện theo hợp đồng lao động phù hợp với quy định của Luật Luật
sư, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP và pháp luật về lao động
4 Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng, Luật Luật sư
1 Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang
bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được làm cộng tác viên tư vấn pháp luật:
a) Người có bằng cử nhân luật hoặc người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân
b) Người đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác
c) Những người sau đây thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi:- Người
có bằng trung cấp luật;- Người có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên gồm: Cán sự pháp lý làm việc trong ngành
Tư pháp hoặc tổ chức pháp chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang; hội thẩm nhân dân; người công tác trong các ngành khác có hiểu biết pháp luật.- Thành viên tổ hòa giải; thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; già làng; trưởng bản, trưởng thôn, xóm, ấp, sóc, bon; trưởng các dòng họ; đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở là người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng
Trang 10KỸ NĂNG TIẾP NHẬN, TỔ CHỨC,
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TƯ VẤN
Tiếp nhận công việc Hoàn thành công việc
Tuy nhiên việc đặt
câu hỏi phải đúng
trọng tâm.
- Đảm bảo thông tin,
tài liệu có được là
chính xác.
- Sắp xếp thời gian hợp lý
để giải quyết từng vấn
đề của nhiều khách hàng khác nhau cùng thời điểm.
- Xác định rõ mục tiêu
- Liệt kê những công việc cần làm (ngày, tuần, tháng-sử dụng công cụ nhắc việc)
- Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
- Tổng kết công việc vào cuối ngày, cuối tuần
- Với khối lượng công việc lớn và nhiều lĩnh vực phức tạp = > làm việc nhóm sẽ có hiệu quả.
- Nhận được sự hỗ trợ, san
sẻ khối lượng công việc
- Có thêm ý kiến góp ý từ nhiều đồng nghiệp có thế mạnh chuyên môn khác nhau.
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp
Trang 11KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Trang 12KỸ NĂNG GIAO TIẾP
▶ Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng trong tư vấn.
▶ Giao tiếp là việc truyền đạt thông tin bằng lời nói.
▶ Là phương thức truyền đạt nhanh nhất và có hiệu quả nhất (lượng thông tin truyền tải, khả năng phân tích, khả năng thuyết phục).
Trang 13KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Đối với khách hàng Đối với cơ quan
Nhà nước Đối với đồng nghiệp
- Những vướng mắc chưa có văn bản PL điều chỉnh cần được
xử lý khéo léo.
- Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng khi làm việc nhóm với đồng nghiệp
- Trao đổi kiến thức ở những kĩnh vực khác
- Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ là một lợi thế
Trang 14YẾU TỐ CẦN CÓ KHI GIAO TIẾP
Phong thái
tự tin, chỉn chu
Âm lượng vừa đủ
Cách nói logic
Ngôn từ rõ ràng, phù hợp, tránh dung từ địa phương
Trang 15KỸ NĂNG LẮNG NGHE
Trang 16THÁI ĐỘ LẮNG NGHE
▶ Nghe một cách chủ dộng, tập trung cao độ thông tin của người đang nói Chọn lọc thông tin chính.
▶ Tiếp nhận đầy đủ thông tin cần thiết cho việc tư vấn
▶ Thể hiện sự tôn trọng người nói, thái độ chuyên nghiệp của người tư vấn
Trang 17PHẢN HỒI VÀ ĐẶT CÂU HỎI
▶Để việc tiếp nhận thông tin được đầy đủ, chính xác phục vụ cho việc tư vấn thì không nên nghe một chiều Nên có những phản hồi và đặt câu hỏi nhằm xác định lại nội dung của người nói cần truyền đạt.
▶Sự phản hồi cũng là một cách để thể hiện người tư vấn đang lắng nghe người nói và chú ý đến những nội dung quan trọng.
Trang 18KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Trang 19KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
▶ Đặc thù của người làm tư vấn là phải thường xuyên trình bày, lập luận các quan điểm, ý kiến của mình bằng văn bản hay lời nói để thực hiện việc tư vấn Vì vậy việc trang bị kỹ năng thuyết trình, hùng biện là rất cần thiết.
Trang 20RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ VẤN?
1 Chuẩn bị đầy đủ nội dung, dụng cụ cần thuyết trình
Thực hành trước để quen nội dung
6 Đưa thêm một số câu chuyện có tính hài hước, gắn liền với nội dung thuyết trình để gây thiện cảm cho người nghe
2 Tóm tắt nội dung cần thuyết trình và nêu rõ mục đích
của bài thuyết trình để người nghe nắm được tổng thể
7 Tận dụng ngôn ngữ cơ thể
3 Trình bày với lập luận chặt chẽ, có cơ sở pháp lý và thực
tiễn, tập trung vào trọng tâm 8 Tận dụng công nghệ để tạo hiệu ứng cho trang thuyết trình
4 Biết cách điều khiển âm lượng giọng nói, ngữ điệu lên
xuống
9 Kết thúc, chốt lại phần trình bày, nêu bật được thông điệp cần truyền đạt
5 Trình bày đúng thời gian yêu cầu, tránh dài dòng gây
khó hiểu cho người nghe
Trang 21KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN
Trang 22▶ Đàm phán (negotiation) là quá trình mà các bên tham gia
thảo luận và đạt được một thỏa thuận hoặc giải quyết một vấn đề thông qua thương lượng và đối thoại Đây là một phương pháp giải quyết xung đột hoặc thương thảo một vấn
đề nào đó thông qua việc trao đổi quan điểm, yêu cầu và lợi ích của các bên liên quan
▶ Trong quá trình đàm phán, các bên thường cố gắng đạt được một thoả thuận mà có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của mỗi bên Đàm phán được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh, chính trị, quốc tế đến cuộc sống hàng ngày.
Trang 23TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÀM PHÁN
Xây dựng mối quan hệ
Đưa ra được giải
pháp Tránh xung
Trang 24CHUẨN BỊ ĐÀM PHÁN
▶ Tìm hiểu rõ giao dịch và thỏa thuận các bên
▶ Hiểu rõ mục tiêu của khách hàng và đối tác cần đạt được là gì
▶ Tìm hiểu thông tin khách hàng, thông tin đối tác, thông tin luật sư
▶ Chuẩn bị tốt tài liệu trước khi tham gia đàm phán
▶ Lường trước và tư vấn, thuyết phục khách hàng nhưng mục tiêu chính cần đạt được và những vấn đề phải chấp nhận vì lợi ích hai bên
Trang 25▶ Công ty A muốn mua 51% cổ phần của Công ty B và Công ty C (cùng chung các cổ đông sáng lập) Mục đích là để sở hữu những tài sản cố định của hai Công
ty B và C Hai bên thỏa thuận là làm sao các cổ đông của Công ty B và C phải nhận được 49% cổ tức tương ứng với số cổ phần nắm giữ.
▶ Hai bên tiến hành đàm phán Bạn là luật sư của Công
ty A.
Trang 26▶ Công ty A và Công ty B ký hợp đồng tư vấn thiết kế, theo đó Công ty B sẽ là đơn
vị tư vấn thiết kế cho dự án của Công ty A Sau đó khi dự án đang được thực hiện thì Công ty A muốn Công ty B làm thêm hạng mục phát sinh và cần hoàn thiện gấp Tuy nhiên Công ty A không muốn trả phí dịch vụ theo đơn giá của hợp đồng
đã ký và muốn giá thấp hơn ở hạng mục phát sinh này.
▶ Hai bên tiến hành đàm phán để ký phụ lục hợp đồng Bạn là luật sư của Công ty B.
Trang 27▶ Câu hỏi tình huống:
Công ty A và Công ty B đang đàm phán để ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa cho siêu thị (trong đó Công ty A là siêu thị, Công ty B là nhà cung cấp) Luật sư của hai bên cần lưu ý những vấn đề cơ bản nào để đàm phán thương vụ này?
1 Nếu bạn là luật sư của bên bán
2 Nếu bạn là luật sư của bên mua
Trang 28▶ Luật sư của bên mua cần lưu ý đàm phán những điều khoản:
- Hàng hóa là gì?
- Số lượng giao?
- Chất lượng hàng hóa phải đáp ứng là gì? (Kèm những tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, kiểm định…)
- Thời gian giao hàng? Phương thức giao hàng.
- Phương thức đổi trả hàng hóa hư hỏng?
- Chế tài vi phạm hợp đồng?
Trang 29▶ Luật sư bên bán cần lưu ý những điều khoản sau:
- Những yêu cầu của bên mua về tài liệu chứng mình nguồn gốc, xuất
xứ, kiểm định… Có chứng minh được hay không?
- Có phương thức ràng buộc việc nhận hàng, kiểm tra khi nhận hàng (Thời điểm chuyển giao rủi ro)
- Điều khoản thanh toán, hồ sơ thanh toán.
- Chế tài?
Trang 30▶ Câu hỏi tình huống:
Công ty A là đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc, Công ty B là chủ đầu tư có nhu cầu thuê Công ty A thiết kế cho dự án của mình Hai bên có nhu cầu gạp trực tiếp để trao đổi và đàm phán về hợp đồng, vì dự án có giá trị rất cao.
Trang 31▶ Luật sư Công ty B cần lưu ý những điều khoản:
- Năng lực của Công ty A có đủ năng lực thực hiện dự án không? (Hồ
sơ năng lực, các chứng chỉ cần thiết, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp….)
- Các điều khoản liên quan đến trách nhiệm của Công ty A (đảm bảo yêu cầu về thiết kế, tiêu chuẩn lỹ thuật, mỹ thuật)
- Tiến độ công việc.
Trang 32ĐÀM PHÁN TRONG M&A
• M - Mergers (1) (sáp nhập): là quá trình mà hai hoặc nhiều công ty tách
riêng lẻ kết hợp với nhau để tạo thành một công ty mới hoặc một công ty
sẽ tiếp tục hoạt động nhưng sẽ được sở hữu hoặc kiểm soát bởi công ty mua lại Mục đích của mergers có thể là để tăng cường quy mô, cạnh tranh, độ phủ sóng của công ty, hoặc để tận dụng các lợi ích kinh tế khác nhau như tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí và tăng giá trị cho cổ đông Có
nhiều loại mergers, bao gồm mergers ngang hàng (horizontal mergers), mergers dọc theo chuỗi cung ứng (vertical mergers) và mergers kết hợp khác (conglomerate mergers).
• A - Acquisitions ( 2 ) (Mua lại): là quá trình một công ty mua lại một công
ty khác bằng cách mua toàn bộ hoặc một phần cổ phần của công ty đó Việc mua lại có thể được thực hiện với mục đích giành lấy quyền kiểm soát hoặc quản lý công ty mục tiêu, hoặc để tận dụng các tài sản, khả năng sản xuất hoặc công nghệ của công ty mục tiêu Công ty mua lại thường phải chi trả một khoản tiền hoặc trao đổi bằng cổ phiếu để mua lại
cổ phần của công ty mục tiêu Acquisitions thường được sử dụng như một công cụ để tăng cường quy mô hoạt động, độ phủ sóng của công ty, hoặc để mở rộng lĩnh vực hoạt động và tăng trưởng doanh số.
Trang 33CÁC THƯƠNG VỤ ĐÀM PHÁN M&A
▶
ERISSON
ELON MUSK MUA LẠI TWITTER
FACEBOOK MUA LẠI INSTAGRAM
Trang 34▶ Tạo môi trường, không khí thân thiện trong đàm phán, tránh căng thẳng.
▶ Nghe là kỹ năng quan trọng trong đàm phán
▶ Sử dụng ngôn ngữ tích cực
▶ Luôn chuẩn bị tâm lý vững vàng khi bước vào đàm phán
Trang 35PART 2: KỸ NĂNG TRANH TỤNG TRONG DÂN SỰ
Trang 36TRANH TỤNG TRONG DÂN SỰ LÀ GÌ?
▶Tranh tụng trong tố tụng dân sự là quá trình tranh luận và đối đáp, thu thập, cung cấp chứng cứ của các bên trong suốt quá trình tố tụng Bắt đầu từ lúc nộp đơn khởi kiện (trừ một số trường hợp bắt buộc tiền tố tụng) đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Trang 37SAU PHIÊN TÒA
Trang 38TRANH TỤNG VÀ TRANH LUẬN CÓ GIỐNG NHAU?
▶ Tranh tụng là một quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc
▶ Tranh luận là một phần trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa
Trang 39GIAI ĐOẠN TIỀN TỐ TỤNG
Cần hòa giải
Không hòa giải
Xác định đúng mỗi quan hệ tranh chấp
Trang 40NHỮNG TRANH CHẤP BẮT BUỘC HÒA GIẢI? Tranh chấp về lao động Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Hòa giải ly hôn tại Tòa án
Trang 41▶ Ông A mua 01 thửa đất của ông B vào năm 2002 với giá 2 tỷ đồng
nhưng chỉ lập hợp đồng tay Vì thửa đất tại thời điểm chuyển nhượng chưa được cấp sổ Được biết thửa đất do ông B mua của bà C trước đó cũng bằng giấy tay.
▶ Khi ông A làm thủ tục xin cấp sổ thì được biết thửa đất đã được đăng
ký cho bà C.
▶ Ông A cho rằng ông B vi phạm thỏa thuận nên khởi kiện ra Tòa án tranh chấp hợp đồng với ông B.
Trang 42▶ Ông A và bà B có căn nhà trống Ông A vay của ông C 300 triệu đồng trong thời hạn 06 tháng không có lãi, hai bên lập hợp đồng công chứng, trên hợp đồng chỉ đứng tên một mình ông A Ngược lại ông A cho ông B cố nhà (ông B được ở nhà ông trong thời hạn
06 tháng mà không phải trả tiền thuê) Hết thời hạn 06 tháng ông A
sẽ trả lại 300 triệu đồng và ông B trả lại nhà Việc vay tiền bà B biết và bà B là người trực tiếp nhận tiền.
▶ 1 tháng sau ông A mất do bệnh nặng Ông C yêu cầu bà B trả lại
300 triệu đồng nhưng bà C phủ nhận có biết việc vay tiền.
▶ Xác định mối quan hệ tranh chấp.