Em xin cam đoan khóa luận “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân em, dưới sự
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ
"Khởi nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia" (Youssef và cộng sự, 2021) "Sự gia tăng các doanh nghiệp mới là một trong những động lực góp phần vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn viêc làm" (Davidsson,1995) Trong nhiều năm qua, việc thúc đẩy khởi nghiệp đã trở thành một trong những định hướng chiến lược kinh tế quan trọng và được quan tâm hàng đầu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam
Khởi nghiệp kinh doanh là một sự đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và sự cạnh tranh năng động cho nền kinh tế Do đó, việc thúc đẩy giới trẻ phát huy tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là việc ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách Đối với Việt Nam, nhận thấy việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở giới trẻ là một chiến lược phát triển vô cùng quan trọng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành nhiều chính sách, trong đó điển hình là đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” vào 30/10/2017 để tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên hoàn thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp Thế hệ trẻ học sinh, sinh viên luôn mang trong mình nhiều ý tưởng sáng tạo với đam mê, khát vọng, tinh thần nhiệt quyết, nhạy bén cùng khả năng tiếp thu thích ứng và đổi mới sáng tạo Do đó, việc tìm kiếm, tăng cường hỗ trợ các ý tưởng cũng như định hướng các chính sách để khuyến khích và phát huy tinh thần khởi nghiệp ở là học sinh, sinh viên sẽ là hướng đi hiệu quả để xử lý thất nghiệp trong xã hội cũng như tạo ra các giá trị mới góp phần nâng cao kinh tế nước nhà.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
"Giáo dục khởi nghiệp được xem xét là một trong những lực lượng quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất, quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của mọi quốc gia"(Jena, 2020) Có thể thấy, phần lớn các trường đại học đào tạo về kinh doanh hàng đầu ở Việt Nam hiện nay đã và đang đưa khởi nghiệp vào chương trình đào tạo bằng cách xây dựng các khóa học, môn học tự chọn/bắt buộc hoặc thậm chí là một ngành đào tạo riêng để thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo khởi nghiệp của sinh viên
Việc áp dụng chính sách khởi nghiệp vào giáo dục đã thu hút, khơi gợi ý tưởng phần lớn sinh viên, nhất là đối với các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế - những sinh viên đặc biệt yêu thích và vốn kiến thức sẵn có về kinh tế Các khóa học, môn học về khởi nghiệp với mục tiêu bồi dưỡng kiến thức, kỉ năng khởi nghiệp thực tế đã giúp các sinh viên khởi nghiệp các dự án ấn tượng Có thể thấy, đối với tất cả sinh viên đa ngành nói chung thì sinh viên thuộc khối ngành kinh tế nói riêng chính là lực lượng cốt lõi trong việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp kinh doanh cũng như đưa Việt Nam sánh vai với các quốc gia hùng mạnh tương lai
Cho đến nay, nghiên cứu về YDKN của sinh viên đã có khá nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện Với các nghiên cứu trên thế giới như "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: đánh giá có hệ thống (2005–2022) để định hướng cho tương lai trong lý thuyết và thực hành" của Greeni Maheshwari và cộng sự (2022) hay "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Canada" của Luthje & Franke (2004), cho đến các bài nghiên cứu tại Việt Nam như: "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ" của Phan Anh Tú và cộng sự (2017) hay "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế các trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh" của Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2021),…Tất cả nghiên cứu trên đều cho thấy khởi nghiệp là một đề tài đáng được quan tâm và chú trọng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới luôn đổi mới và hội nhập mạnh mẽ
Song song với các trường kinh tế nói chung, trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM luôn đề cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên với các môn học khởi nghệp mang tính sáng tạo và thực tế Ngoài chương trình đào tạo được cải tiến, nhà trường còn liên kết hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, diễn giả để tổ chức ngày hội việc làm, hội thảo về khởi nghiệp cũng như tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp tiềm năng để giúp sinh viên phát huy được khả năng, ý tưởng cũng như nâng cao nhận thức, đổi mới sáng tạo và nhận thức trong kinh doanh Việc đầu tiên cần làm để nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên là nhận diện và phân tích mức độ tác động của các yếu tố đó đến YDKN của sinh viên Để xem xét các yếu tố tác động đến YDKN của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM có bị chi phối bởi bối cảnh nền kinh tế hiện nay và biến động nhiều so với những nghiên cứu trước hay không, tác giả lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện nghiên cứu Từ đó, đề xuất hàm ý quản trị nhằm hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lược đào tạo của các trường đại học nói chung và Đại học Ngân hàng TP.HCM nói riêng, đồng thời xây dựng môi trường phù hợp để thúc đẩy sáng tạo ý tưởng và khát vọng khởi nghiệp của sinh viên.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát: nhận diện và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM Từ đó, đề xuất hàm ý quản trị cho trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên trường
1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nói trên, bài nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
Thứ nhất: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
Thứ ba: Đề xuất hàm ý quản trị giúp nâng cao ý định và phát huy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài xem xét lần lượt các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM?
Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM như thế nào?
Câu 3: Những hàm ý quản trị nào nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM Đối tượng khảo sát: Sinh viên năm 3,4 tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
Phạm vi không gian: được thực hiện tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
Phạm vi thời gian: được thực hiện với các số liệu khảo sát dự kiến từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023 để đảm bảo đủ số lượng mẫu nghiên cứu và chất lượng của dữ liệu phân tích.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tiến hành thiết lập cơ sở lý thuyết, xác định các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, xây dựng mô hình đề xuất và hiệu chỉnh thang đo định lượng phù hợp với cơ sở và thực tiễn của nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đối với nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác xuất) để tiến hành khảo sát các sinh viên tại trường đại học HUB Sau đó, sử dụng phần mềm thống kê SPSS để thực hiện phân tích Kết quả khảo sát được sàng lọc và phân loại kết quả khảo sát nhằm xác thực độ chính xác, hợp lệ của kết quả sử dụng cho công trình nghiên cứu Sau đó sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA đảm bảo độ tin cậy của thang đo Cuối cùng là sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để kiểm định sự phù hợp, vi phạm của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về mức độ tác động của các yếu tố đối với YDKN của sinh viên tại trường đại học HUB.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về khoa học: Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đóng góp về khoa học thông qua việc thu thập, giải thích, đánh giá dữ liệu khảo sát thực tế về YDKN của các sinh viên tại trường đại học HUB và bổ sung đề tài vào kho tài liệu của nhà trường Kì vọng các trường và các nhà hoạch định chính sách sẽ tham khảo qua kết quả nghiên cứu, từ đó đề xuất những chính sách đào tạo khả thi nhằm nâng cao tinh thần KN của sinh viên
Về thực tiễn: Nghiên cứu tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng, phân tích và mang lại kết quả thực tế sẽ là nền tảng hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lược đào tạo sinh viên của các trường đại học nói chung và đại học HUB nói riêng, đồng thời kiến tạo môi trường phù hợp nhằm kích thích ý tưởng kinh doanh sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ở trên, đề tài nghiên cứu đặt ra những nội dung nghiên cứu sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Trong chương đầu tiên, tác giả đưa ra những lý do lựa chọn đề tài này để nghiên cứu thông qua nội dung phần đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài Sau đó, tác giả giới thiệu về đề tài bao gồm: mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp nghiên cứu và kết cấu đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm về Khởi nghiệp kinh doanh
Theo Wikipedia (2023), khởi nghiệp (tiếng Anh: startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ những công ty trẻ được thành lập để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đưa nó ra thị trường và làm cho khách hàng không thể cưỡng lại Giai đoạn bắt đầu KN bao gồm tìm kiếm ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, tìm nguồn vốn và triển khai các hoạt động kinh doanh Việc một cá nhân thành lập công ty riêng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ và hoạt động như một chuyên gia tự kinh doanh trong những hoàn cảnh khó lường được gọi là khởi nghiệp (Lý Thục Hiền, 2010)
Khởi nghiệp kinh doanh (KNKD): là "việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội kinh doanh mới " (Nguyễn Thu Thủy, 2015) Theo Bird (1988), người có mong muốn khởi nghiệp kinh doanh là người luôn mang một thái độ làm việc nghiêm túc, luôn đề cao tính độc lập, tự chủ, ý tưởng luôn sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại Khởi nghiệp kinh doanh có thể được hiểu dưới hai góc độ:
Khi xem xét các lựa chọn nghề nghiệp, KNKD thu hút những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm trong việc tự kinh doanh và họ có thể thuê người khác làm việc cho mình Làm thuê có nghĩa là cá nhân phải trở thành một phần của doanh nghiệp hoặc tổ chức và chịu sự quản lý của người chủ Vì vậy, khởi nghiệp có thể được coi là một cách tự tạo việc làm cho mình và tự làm chủ bằng cách thành lập doanh nghiệp của riêng mình
Khi nói đến việc tạo dựng doanh nghiệp mới, KNKD đòi hỏi sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của một cá nhân để thành lập một doanh nghiệp mới và tự tạo việc làm với mục tiêu cuối cùng là đạt được sự giàu có
Xem xét giữa việc tự tạo việc làm và tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút Việc tự tạo việc làm chủ yếu tập trung vào khái niệm trở thành ông chủ của chính mình và không làm việc cho người khác Mặt khác, quan điểm thành lập doanh nghiệp bao gồm các cá nhân thành lập doanh nghiệp mới nhưng để có thể tận dụng tối đa các cơ hội thị trường và thuê người khác quản lý doanh nghiệp, cho phép họ làm việc cho các công ty khác Bất chấp những khác biệt này, cả việc tự kinh doanh và thành lập doanh nghiệp đều đòi hỏi các cá nhân (một mình hoặc hợp tác với những người khác) nắm bắt cơ hội và thành lập doanh nghiệp mới
2.1.2 Khái niệm về Ý định khởi nghiệp Ý định (intentions) là trạng thái tinh thần trong đó tác nhân cam kết thực hiện một quá trình hành động Theo Krueger (2003), ý định là một trạng thái nhận thức, đại diện cho mức độ cam kết về hành vi cụ thể sẽ thực hiện trong tương lai Việc có kế hoạch đi thăm sở thú vào ngày mai là một ví dụ về một ý định Kế hoạch hành động là nội dung của ý định, còn cam kết là thái độ đối với nội dung này Theo Fishbein &
Ajzen (1975), có bốn thành phần khác nhau cấu thành ý định: hành vi, mục tiêu, tình trạng và thời điểm mà hành vi đó đang diễn ra Các trạng thái tinh thần khác có thể có các kế hoạch hành động như nội dung, chẳng hạn như khi chiêm ngưỡng một kế hoạch, nhưng chúng khác với ý định ở chỗ chúng không liên quan đến cam kết thực tế để thực hiện kế hoạch này Những ý định thành công sẽ mang lại tiến trình hành động như dự định, trong khi những ý định không thành công lại không thực hiện được điều đó Ý định, giống như nhiều trạng thái tinh thần khác, có tính chủ ý: chúng đại diện cho những trạng thái có thể xảy ra của sự việc Ý định khởi nghiệp được các nhà nghiên cứu định nghĩa khác nhau trong các bài nghiên cứu của họ Krueger (1993) cho rằng ý định khởi nghiệp kinh doanh là cam kết hành vi khởi nghiệp bằng việc tạo lập doanh nghiệp mới Liủỏn và Chen (2009) cho rằng "YDKN là bước đầu tiên trong quá trình thành lập công ty" "Ý định khởi nghiệp là trạng thái tâm lý cá nhân hướng đến việc hình thành, thiết lập hình thức hoạt động kinh doanh" (Bird,1998) "YDKN được định nghĩa là ý định bắt đầu khởi sự kinh doanh của một cá nhân, một trạng thái thúc đẩy cá nhân đi đến quyết định thành lập doanh nghiệp mới" (Wu & Wu, 2008; Miranda et al., 2017) Shapero và Sokol (1982) cho rằng những người có YDKN là những người không ngừng tìm kiếm và nắm bắt cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà họ nhận biết được Điều này cũng được Krueger và Brazeal (1994) đồng tình cho rằng khi những người có YDKN nhận thấy tín hiệu của cơ hội kinh doanh, họ sẽ là người luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tiến hành thiết lập các hoạt động kinh doanh để tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp Tóm lại, YDKN có thể hiểu là mong muốn, dự định và cam kết của một người về việc khởi sự kinh doanh bằng cách lập công ty riêng trong tương lai
2.1.3 Khái niệm về Doanh nhân khởi nghiệp
Theo Wikipedia (2023), “Doanh nhân là người giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận” Ở Việt Nam, doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông sử dụng để xác định một tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản xuất hiện từ sau những năm 1990 Họ có một nền tảng kinh tế thành đạt và có những cống hiến nhất định cho xã hội Theo Ngọc Thúy (2022), doanh nhân là những người tự chủ, thiếp lập hoạt động kinh doanh với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng của mình
Doanh nhân khởi nghiệp là người phải chịu những rủi ro khi thực hiện một công việc kinh doanh mới Theo Bird (1988), DNKN là người đứng đầu doanh nghiệp, luôn chủ động, sáng tạo, đối mặt với sự thay đổi, rủi ro của nền kinh tế trong việc tạo dựng và tìm ra hướng đi đúng đắn cho công việc kinh doanh của mình Bên cạnh đó, Đỗ Minh Cương (2009) có nói rằng DNKN là những người khởi nghiệp kinh doanh dám chấp nhận mạo hiểm, đối mặt với rủi ro và chèo lái con thuyền doanh nghiệp trên biển lớn nền kinh tế với rất nhiều đối thủ
Tóm lại, DNKN là người luôn biết cách tìm kếm và nắm bắt những cơ hội để thành lập doanh nghiệp riêng cho chính mình Họ là những người năng động, dám nghĩ dám làm, có trách nhiệm chịu những rủi ro cũng như về những thành tựu đạt được khi thực hiện một công việc kinh doanh mới Rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp có hiểu biết về kĩ thuật để sản xuất những hàng hóa có thể bán được hay thiết kế những dịch vụ mới cần thiết Theo các nhà nghiên cứu, khởi nghiệp không phải là ngẫu nhiên mà đều có sự chuẩn bị từ trước Các cá nhân có tố chất để bắt đầu khởi nghiệp chưa chắc sẽ nhận được thành công hơn so với những cá nhân vừa có tố chất vừa có sự chuẩn bị Bên cạnh đó, việc khởi nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài Với những yếu tố, đặc điểm và tố chất ảnh hưởng xung quanh thì sẽ có những tiềm năng khởi nghiệp khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ giải thích một phần tiềm năng khởi nghiệp
2.1.4 Vai trò của khởi nghiệp 2.1.4.1 Đối với cá nhân
Nâng cao khả năng nhận thức: khởi nghiệp giúp cá nhân biết được những giá trị sống, mục tiêu mà bản thân mong muốn theo đuổi, thôi thúc nhận thức, tiếp thu những cái mới để đặt ra những dự định khởi nghiệp trong tương lai
Cải thiện sự tập trung: Cùng với quá trình nhận thức về bản thân, cá nhân sẽ có ý thức hơn về việc sắp xếp các kế hoạch, dự định Cùng với đó sẽ tập trung xác định nhiệm vụ nào mang lại kết quả cao nhất và tiến hành thực hiện nó
Khả năng xử lí vấn đề: Khi bắt đầu hoặc đang trong quá trình khởi nghiệp không khó tránh khỏi những khó khăn Nhờ khởi nghiệp cá nhân sẽ biết tìm cách xử lí vấn đề, nâng cao sự tự tin, khả năng phục hồi và các kĩ năng giao tiếp khác để thích ứng với mọi tình huống
2.1.4.2 Đối với kinh tế - xã hội
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Khi một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, họ không chỉ tạo ra lợi nhuận lớn mà dần dần còn mở rộng quy mô hoạt động doanh nghiệp nhiều hơn và trở thành các tập đoàn xuyên quốc gia đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế
Giải quyết lượng lớn việc làm: Khởi nghiệp có thể trở thành một nguồn quan trọng của GDP khi chúng phát triển thành doanh nghiệp lớn Với số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp lớn giúp số lượng lớn lao động có việc làm, từ đó giảm thiểu tình trạng thất nghiệp
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN 16 1 Các nghiên cứu tại Việt Nam
2.3.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu 1: Phan Anh Tú và cộng sự (2017) đã phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên trường
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, một trong những kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất để thực hiện khảo sát Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp với 166 sinh viên thuộc các khối ngành tại trường Bài nghiên cứu được kế thừa và mở rộng thêm từ lý thuyết TPB của Ajzen (1991), thực hiện phân tích EFA và hồi quy bằng phương pháp OLS Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên bao gồm: Đặc điểm tính cách,
Thái độ cá nhân, Nhận thức và thái độ, Giáo dục khởi nghiệp, Nhận thức điều khiển hành vi, Quy chuẩn và thái độ, Quy chuẩn chủ quan Kết quả cho thấy, mô hình nghiên cứu đề xuất giải thích được 43,2% ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ là do ảnh hưởng của các nhân tố trên Mặc dù số lượng khảo sát khá ít nhưng hầu hết các đánh giá đều khách quan về mức độ được trang bị kiến thức và kỉ năng, khơi dậy khao khát và mong muốn trở thành doanh nhân Kết quả yếu tố Giáo dục khởi nghiệp là yếu tố tác động mạnh đến YDKN của sinh viên Kết quả nghiên cứu không những cung cấp thêm dữ liệu và khảo sát thực tế mà còn đưa ra các hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và nhà trường
Hình 2 3 Mô hình của nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần
Thơ"của tác giả Phan Anh Tú và cộng sự (2017)
Nghiên cứu 2: Võ Văn Hiền và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN với mục đích nhận diện và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đó đối với YDKN của sinh viên trường Đại học Tiền Giang Mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng dựa trên lý thuyết TPB của Ajzen (1991) bao gồm 7 yếu tố tác động Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng để thực hiện Kết quả khảo sát thu về được 280 phiếu (trong đó 270 phiếu hợp lệ và 10 phiếu sẽ được loại bỏ) Kết quả nghiên cứu thấy rằng, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên là: Đặc điểm tính cách, Giáo dục khởi nghiệp, Kinh nghiệm, Nhận thức kiểm soát hành vi và Quy chuẩn chủ quan Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị, chính sách và đề xuất hướng nghiên cứu nhằm nâng cao YDKN của sinh viên
Nghiên cứu 3: Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2019) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên năm cuối thuộc khối ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM với mục đích nhận dạng, đo lường các yếu tố đó đối với YDKN của sinh viên Mô hình đề xuất dựa trên nghiên cứu của Ambad và Damit (2016) Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức để tiến hành nghiên cứu Dữ liệu khảo sát thu được 430 phiếu hợp lệ và được kiểm định thông qua phân tích SPSS Kết quả cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Giáo dục kinh doanh;
Chuẩn chủ quan; Môi trường khởi nghiệp; Đặc điểm tính cách và Nhận thức tính khả thi Tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị, chính sách để các nhà hoạch định chính sách, các trường đại học xem xét và áp dụng
Hình 2 4 Mô hình của nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại
TP.HCM" của tác giả Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2019)
Nghiên cứu 4: Nguyễn Hải Quang và cộng sự (2017) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN với mục tiêu xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đó đến YDKN của sinh viên khoa QTKD trường Đại học Kinh tế - Luật Nghiên cứu được tiến hành dựa theo mô hình nghiên cứu được phát triển bởi Amos và Alex
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu (thu về được 445 mẫu hồi đáp với 361 mẫu hợp lệ) và phương pháp phân tích (định lượng và định tính) Kết quả cho thấy có 6 yếu tố độc lập ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên bao gồm: Nhận thức kiểm soát hành vi, Động cơ chọn làm công cho một tổ chức, Môi trường cho khởi nghiệp, Động cơ tự làm chủ, Quy chuẩn chủ quan và Sự hỗ trợ của môi trường học thuật
Hình 2 5 Mô hình của nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh nghiệp của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường Đại học
Kinh tế - Luật" của tác giả Nguyễn Hải Quang và cộng sự (2017)
Nghiên cứu 5: Đoàn Thị Thu Trang và cộng sự (2018) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới YDKN với mục đích xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới YDKN của sinh viên ngành kỹ thuật tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nghiên cứu lấy lý thuyết TPB làm nền tảng xây dựng mô hình đề xuất Phương pháp nghiên cứu bao gồm việc thiết kế nghiên cứu (thang đo Likert 5 điểm), thu thập mẫu (thu về được 302 mẫu hợp lệ) và phân tích thông qua Cronbach Alpha test, EFA, CFA, SEM
Kết quả khảo sát thu được từ 302 phiếu phản hồi cho thấy YDKN chịu tác động bởi 4 yếu tố bao gồm: Tính khả thi cảm nhận, Thái độ với việc khởi nghiệp, Năng lực bản thân cảm nhận và Tính khả thi cảm nhận
2.3.2 Các nghiên cứu quốc tế
Nghiên cứu 1: Greeni Maheshwari và cộng sự (2022) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên: đánh giá có hệ thống (2005–2022) để định hướng cho tương lai trong lý thuyết và thực hành, với mục đích xác định các yếu tố được nghiên cứu nhiều nhất trong tài liệu và tác động của các yếu tố đó đến YDKN của sinh viên Nghiên cứu này áp dụng phương pháp tổng quan hệ thống để xác định nhiều nghiên cứu khác nhau được thực hiện từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2022 Bài viết tiếp tục áp dụng phân tích trích dẫn và xác định 36 nghiên cứu có tác động lớn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu này Tiếp theo, phân tích theo chủ đề được tiến hành và xác định bảy chủ đề (yếu tố) chính (nhận thức, tính cách, môi trường, xã hội, giáo dục, bối cảnh và nhân khẩu học) Kết quả nhấn mạnh rằng hầu hết các học giả đều sử dụng mô hình TPB để làm nền tảng nghiên cứu YDKN của sinh viên và các yếu tố được hầu hết các bài báo sử dụng có liên quan đến yếu tố nhận thức Rõ ràng là các yếu tố nhận thức không nên chỉ được tính để hiểu ý định của sinh viên và nghiên cứu nhiều hơn, nên tập trung vào các yếu tố khác có tầm quan trọng tương đương trong ảnh hưởng của chúng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Nghiên cứu 2: Duygu Turker và cộng sự (2008) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên đại học với mục đích lấp đầy khoảng trống khi các nhà hoạch định không chú tâm đến việc vạch ra bối cảnh tương lai của tinh thần khởi nghiệp bằng cách phân tích tác động của một số các yếu tố bối cảnh đến YDKN của sinh viên Trong nghiên cứu này, một mô hình đã được đề xuất và thử nghiệm thực nghiệm trên một mẫu gồm 300 sinh viên đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ Mô hình hỗ trợ khởi nghiệp (ESM) là nền tảng xem xét tác động của các yếu tố bối cảnh đến ý định kinh doanh Trong mô hình mô hình đề xuất có các biến gồm: Hỗ trợ giáo dục, Độ tự tin, Hỗ trợ quan hệ được nhận thức, Ý định kinh doanh, Hỗ trợ cấu trúc được nhận thức, Sự ủng hộ của gia đình và bạn bè Nghiên cứu sử dụng các phương pháp bao gồm: thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu và thống kê mô tả Kết quả cho thấy các yếu tố Hỗ trợ giáo dục và Hỗ trợ cơ cấu được nhận thức ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên
Nghiên cứu 3: Nabil Al-Qadasi và cộng sự (2023) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên trường Đại học Yemen với mục đích xem xét ảnh hưởng của đặc điểm tính cách và các yếu tố môi trường, tình huống đối với sự thúc đẩy của tinh thần doanh nghiệp Nghiên cứu sử dụng phương pháp bao gồm: thiết kế bảng câu hỏi, đo lường và sàng lọc dữ liệu Dữ liệu được thu thập từ 487 sinh viên năm cuối từ hai trường đại học (công lập và tư nhân) ở Yemen và kiểm định bằng phương trình cấu trúc mô hình hóa (SEM) Kết quả cho thấy những đặc điểm tính cách của nhu cầu thành tích và vị trí kiểm soát có tác động cùng chiều với năng lực tự chủ của doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến YDKN
Hình 2 6 Mô hình của nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học" của Nabil Al-Qadasi và cộng sự (2023)
Nghiên cứu 4: Megan Colman và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên đại học Mục đích của nghiên cứu này là xác định tác động của nhận thức đổi mới, nhận thức rủi ro và nhận thức hỗ trợ giáo dục đối với ý định kinh doanh của một nhóm sinh viên Đại học Cape Town Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả (tạo bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến) đã nhận được tổng số mẫu là 300 sinh viên khoa Thương mại và Luật tại trường Đại học Cape Town Dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SmartPLS để kiểm tra mô hình đề xuất, sử dụng phương pháp mô hình đường dẫn bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS) Kết quả cho thấy, nhận thức đổi mới, nhận thức rủi ro và nhận thức hỗ trợ giáo dục đối với YDKN của một nhóm sinh viên Đại học Cape Town, trong khi nhận thức về tính đổi mới lại có ảnh hưởng không đáng kể
Hình 2 7 Mô hình của nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học"của Megan Colman và cộng sự (2021)
Nghiên cứu 5: Altanchimeg Zanabaza và cộng sự (2021) đã nghiên cứu về các yếu tố tác động đến YDKN của sinh viên Mông Cổ với mục đích nhận diện và phân tích các yếu tố bao gồm Thái độ, Chuẩn mực chủ quan, Giáo dục doanh nhân và Kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thu về được 568 bảng câu hỏi hợp lệ Kết quả cho thấy, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng đến YDKN sinh viên
2.3.3 Hệ thống hóa các nghiên cứu trước
Bảng 2 1 Tổng hợp mô hình từ các nghiên cứu trước
Tên tác giả Biến phụ thuộc Biến độc lập
Phan Anh Tú và cộng sự (2017)
YDKN của sinh viên Đặc điểm tính cách Thái độ cá nhân Giáo dục khởi nghiệp Nhận thức điều khiển hành vi Quy chuẩn chủ quan
Võ Văn Hiền và cộng sự (2021)
YDKN của sinh viên Đặc điểm tính cách Giáo dục khởi nghiệp Kinh nghiệm
Nhận thức kiểm soát hành vi Quy chuẩn chủ quan
Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2019)
Giáo dục kinh doanh Chuẩn chủ quan Môi trường khởi nghiệp Đặc điểm tính cách Nhận thức tính khả thi
Nguyễn Hải Quang và cộng sự (2017)
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Tiến trình nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở hai lý thuyết bao gồm: Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) và Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (The Entrepreneurial Event – SEE) được đề xuất bởi Shapero và Sokol (1982) và các nghiên cứu liên quan để làm nền tảng cho nghiên cứu này Tiến trình nghiên cứu cụ thể được trình bài trong Hình 3.1 dưới đây:Phân t
Hình 3 1 Tiến trình thực hiện nghiên cứu
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ CÁC YẾU TỐ TRONG MÔ HÌNH
Về việc điều chỉnh và đề xuất thang đo, nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp định tính để sàng lọc, tham thảo ý kiến các chuyên gia để đưa các biến vào mô hình Tiếp theo, tiến hành xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát Kết quả của quá trình nghiên cứu định tính là chọn lọc, lược bỏ, bổ sung thêm những thành phần trong thang đo sao cho phù hợp nhất
Bảng khảo sát bao gồm ba thành phần chính:
Phần I: Hai câu hỏi sàng lọc đối tượng
“Bạn có đã hoặc đang có ý định khởi nghiệp không?”
“Bạn có phải là sinh viên năm ba và sinh viên năm tư không?”
Chỉ những người tham gia khảo sát trả lời “Có” thì mới có thể tiếp tục tiến hành khảo sát Và những người trả lời “Không” sẽ ngừng khảo sát tại đây
Phần II: Các thông tin về đặc điểm nhân khẩu, giới tính, bậc năm học, ngành học của đối tượng được khảo sát
Phần III: Các câu hỏi chính để phục vụ phân tích
Các câu hỏi chính được xây dựng dựa trên những điều chính xác mình cần hỏi để thu thập dữ liệu định lượng (biến phụ thuộc và biến độc lập) cần cho nghiên cứu Thang đo Likert 5 điểm được dùng trong bảng câu hỏi để đánh giá mức độ đồng ý của đối tượng sinh viên năm ba và năm tư tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
3.2.2 Xây dựng thang đo chính thức
Thang đo Likert 5 được sử dụng để dựa trên các câu trả lời trong bảng khảo sát với năm mức độ đồng ý tăng dần tương ứng với từng câu hỏi bao gồm:
Bảng 3 1 Bảng thang đo các yếu tố trong mô hình
PA1 Tôi cảm thấy hứng thú với việc khởi nghiệp kinh doanh
Krueger và cộng sự (2000); Linan và Chen (2009); Autio và cộng sự (2001); Miranda (2017);
Yurkoru (2014) PA2 Khởi nghiệp là hoạt động hấp dẫn để tôi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình
PA3 Trở thành một doanh nhân sẽ thỏa mãn niềm mong đợi của tôi
PA4 Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực cần thiết, tôi sẽ khởi nghiệp kinh doanh
PA5 Trở thành doanh nhân mang lại cho tôi nhiều lợi thế hơn bất lợi
SN1 Gia đình luôn ủng hộ ý định khởi nghiệp kinh doanh của tôi
Krueger và cộng sự (2000); Linan và Chen (2009); Miranda (2017) SN2 Bạn bè luôn ủng hộ ý định khởi nghiệp kinh doanh của tôi
SN3 Gia đình và bạn bè sẽ hỗ trợ tôi nếu tôi gặp khó khăn trong việc khởi nghiệp kinh doanh
SN4 Gia đình sẽ đưa ra định hướng về việc khởi nghiệp kinh doanh của tôi
Nhận thức kiểm soát hành vi
PBC1 Tôi có đầy đủ tố chất để tạo dựng và điều hành doanh nghiệp khởi nghiệp
Krueger và cộng sự (2000); Linan và Chen (2009); Autio và cộng sự (2001); Yurtkoru (2014);
Leong (2008) PBC2 Tôi biết cách phát triển một dự án khởi nghiệp kinh doanh
PBC3 Tôi tin rằng tôi có đủ năng lực tài chính để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh
PBC4 Tôi có nhiều mối quan hệ có thể tận dụng trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh
PBC5 Tôi chắc chắn sẽ khởi nghiệp thành công nếu tôi nỗ lực hết mình
Khả năng tiếp cận giáo dục đại học
EP1 Tôi được cung cấp đầy đủ những kiến thức khởi nghiệp từ chương trình học của trường
Maresh và cộng sự (2016); Rauch và cộng sự (2015); Bae và cộng sự
EP2 Tôi được thảo luận và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp trong các môn học ở trường
EP3 Tôi được phát triển kỉ năng và khả năng khởi nghiệp trong quá trình học tập tại trường
EP4 Tôi được thúc đẩy phát triển các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thông qua các môn học
Khả năng tiếp cận nguồn vốn
SC1 Tôi có thể huy động vốn từ gia đình và bạn bè để khởi nghiệp kinh doanh
L.K.Le (2018); Truong và cộng sự (2019)
SC2 Tôi có sẵn nguồn vốn để bắt đầu khởi nghiệp
SC3 Tôi có thể vay ngân hàng, huy động vốn từ các quỹ hỗ trợ dành cho sinh viên Ý định khởi nghiệp
EI1 Tôi có suy nghĩ rất nghiêm túc về ý định khởi nghiệp
Crant (1996) ; Maresh và cộng sự (2016);
EI2 Tôi quyết tâm sẽ tạo dựng doanh nghiệp cho riêng mình trong tương lai
EI3 Tôi sẽ nỗ lực hết mình để khởi nghiệp và điều hành doanh nghệp của tôi
EI4 Tôi có mục tiêu là làm chủ doanh nghiệp
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
Để xác định kích thước mẫu nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1998) và Hair và cộng sự (2013), tức là dựa vào số câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát để xác định kích thước mẫu Kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được từ 50 trở lên (tốt hơn nên là 100) và tối đa hóa số phiếu khảo sát trên mỗi câu hỏi đo lường là 5:1 (cần tối thiểu 5 phiếu khảo sát đối với 1 câu hỏi đo lường) Mô hình nghiên cứu gồm 25 biến quan sát (câu hỏi đo dường) nên tổng số lượng mẫu tối thiểu cần có là 25*5 = 125 mẫu Tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để dễ dàng tiếp cận các đối tượng khảo sát và thu thập quy mô mẫu càng lớn càng tốt trong thời gian nghiên cứu hạn chế Kết quả cho thấy, tác giả thu thập được là 295 phiếu khảo sát phù hợp và đáp ứng yêu cầu đưa vào phân tích để có kết quả tương đối chính xác
3.3.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát là sinh viên năm ba và năm tư của trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Nhóm đối tượng này được chọn để khảo sát bởi vì đây là những sinh viên đã học qua các môn học đại cương và đang học các môn chuyên ngành cũng như thực tập thực tế để chuẩn bị vốn kiến thức sâu cho ngành nghề của mình trong tương lai Với những kiến thức, định hướng, hiểu biết nhất định thì nhóm đối tượng sinh viên năm ba, năm tư này sẽ có YDKN rõ ràng hơn so với nhóm sinh viên năm nhất và năm hai
3.3.3 Phương pháp chọn mẫu Để khảo sát được tiến hành đảm bảo đúng tiến độ, tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để dễ dàng tiếp cận các đối tượng khảo sát nhất trong thời gian nghiên cứu hạn chế Phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, nghĩa là tác giả có thể chọn bất kì sinh viên nào dễ tiếp cận để tiến hành khảo sát mà không phân biệt đặc điểm nhân khẩu
3.3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi tự quản lý thông qua biểu mẫu của Google cũng như khảo sát trực tiếp các sinh viên đã hoặc đang có YDKN tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM (HUB) Để cải thiện độ tin cậy và tính chính xác cao rằng đối tượng tham gia khảo sát đúng với yêu cầu đề ra (sinh viên năm ba và năm tư) cũng như đã hoặc đang có YDKN, nghiên cứu thiết lập một số câu hỏi sàng lọc sơ bộ Câu hỏi đặt ra là “Bạn có phải là sinh viên năm ba, sinh viên năm tư không?” và “Bạn đã từng hoặc đang có ý định khởi nghiệp không?” Chỉ những sinh viên trả lời “Có” cho cả hai câu hỏi mới được phép tiếp tục tham gia khảo sát Bảng câu hỏi với cấu trúc gồm ba phần Phần đầu tiên là giải thích về mục đích chính của nghiên cứu Phần thứ hai là các câu hỏi về nhân khẩu học cũng như hành vi Và phần cuối cùng của bảng khảo sát là các mục xây dựng chính cho việc nghiên cứu Và thang đo Likert 5 điểm được dùng để đo lường các hạng mục thang đo chính
(từ 1 = rất không đồng ý, đến 5 = rất đồng ý).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN
4.1.1 Thống kê mô tả biến định tính
Sau khi thực hiện khảo sát và tiến hành loại bỏ các phiếu câu trả lời không hợp lệ, tác giả thu về được 295 phiếu câu trả lời có thể sử dụng để phân tích, đây là cỡ mẫu đủ lớn và phù hợp để thực hiện nghiên cứu theo yêu cầu đặt ra
Bảng 4 1 Bảng thống kê mẫu khảo sát
(Nguồn: Kết quả phân tích thống kê)
Về giới tính: Trong bảng phân tích mẫu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ giới tính nam và nữ có sự chênh lệch khá lớn Trong đó, tác giả thu thập được 89 phiếu thuộc nhóm Đặc điểm Tần số
Ngành học Quản trị kinh doanh
Tài chính – Ngân hàng Kế toán – Kiểm toán Kinh tế quốc tế Luật kinh tế Ngôn ngữ Anh Hệ thống thông tin quản lý
6,8 8,1 4,1 giới tính nam (chiếm 30,2%) và 206 phiếu thuộc nhóm giới tính nữ (chiếm 69,8%) gấp hai lần nhóm giới tính nam Nghiên cứu bị thiên lệch về nhóm giới tính nữ, điều đó có thể chấp nhận bởi vì khảo sát được thực hiện tại trường HUB với đa số sinh viên đang theo học là nữ
Về bậc năm học: Với những kiến thức, định hướng, hiểu biết nhất định thì nhóm đối tượng sinh viên năm ba, năm tư sẽ có ý định khởi nghiệp rõ ràng hơn so với những sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai Cho nên, đối tượng khảo sát của nghiên cứu chỉ tập trung vào sinh viên năm ba và năm tư Nhìn vào bảng phân tích, sinh viên năm thứ ba xuất hiện 83 lần (chiếm 28,1%) và sinh viên năm thứ tư chiếm đa số khi xuất hiện 212 lần (chiếm 71,9%) Vì nhóm sinh viên năm thứ tư là những sinh viên đã có kiến thức chuyên sâu cùng những trải nghiệm thực tế hơn so với nhóm sinh viên năm thứ ba nên việc tác giả tập trung khai thác nhóm sinh viên năm thứ tư là điều hợp lý
Về ngành học: Dựa vào kết quả cho thấy, nghiên cứu có đối tượng tham gia là các sinh viên đang theo học tất cả các ngành tại trường HUB Trong đó, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh chiếm 50,5% (chiếm số lượng lớn nhất), tiếp theo là ngành Kinh tế quốc tế chiếm 19%, ngành Ngôn ngữ Anh chiếm 8,1%, ngành Luật kinh tế chiếm 6,8%, ngành Tài chính – Ngân hàng chiếm 5,4% và ngành Hệ thống thống thông tin quản lý chiếm 4,1% (chiếm số lượng ít nhất)
4.1.2 Thống kê mô tả các biến định lượng
Do trong bảng hỏi dùng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường, nên kỹ thuật thống kê giá trị trung bình cho các biến định lượng được dùng để xem xét tổng quan về mức độ đánh giá, nhận định của đối tượng khảo sát với các câu hỏi trong thang đo Tác giả thực hiện phân tích và tổng hợp thành bảng sau đây:
Bảng 4 2 Bảng thống kê mô tả các thang đo
Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
PA1 Tôi cảm thấy hứng thú với việc khởi nghiệp kinh doanh
PA2 Khởi nghiệp là hoạt động hấp dẫn để tôi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình
PA3 Trở thành một doanh nhân sẽ thỏa mãn niềm mong đợi của tôi
PA4 Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực cần thiết, tôi sẽ khởi nghiệp kinh doanh
PA5 Trở thành doanh nhân mang lại cho tôi nhiều lợi thế hơn bất lợi
SN1 Gia đình luôn ủng hộ ý định khởi nghiệp kinh doanh của tôi
SN2 Bạn bè luôn ủng hộ ý định khởi nghiệp kinh doanh của tôi
SN3 Gia đình và bạn bè sẽ hỗ trợ tôi nếu tôi gặp khó khăn trong việc khởi nghiệp kinh doanh
SN4 Gia đình sẽ đưa ra định hướng về việc khởi nghiệp kinh doanh của tôi
Nhận thức kiểm soát hành vi
PBC1 Tôi có đầy đủ tố chất để tạo dựng và điều hành doanh nghiệp khởi nghiệp
PBC2 Tôi biết cách phát triển một dự án khởi nghiệp kinh doanh
PBC3 Tôi tin rằng tôi có đủ năng lực tài chính để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh
PBC4 Tôi có nhiều mối quan hệ có thể tận dụng trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh
PBC5 Tôi chắc chắn sẽ khởi nghiệp thành công nếu tôi nỗ lực hết mình
Khả năng tiếp cận giáo dục đại học
EP1 Tôi được cung cấp đầy đủ những kiến thức khởi nghiệp từ chương trình học của trường
EP2 Tôi được thảo luận và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp trong các môn học ở trường
EP3 Tôi được phát triển kỉ năng và khả năng khởi nghiệp trong quá trình học tập tại trường
EP4 Tôi được thúc đẩy phát triển các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thông qua các môn học
Kha năng tiếp cận nguồn vốn
SC1 Tôi có thể huy động vốn từ gia đình và bạn bè để khởi nghiệp kinh doanh
SC2 Tôi có sẵn nguồn vốn để bắt đầu khởi nghiệp 3.18 1.014
SC3 Tôi có thể vay ngân hàng, huy động vốn từ các quỹ hỗ trợ dành cho sinh viên
EI1 Tôi có suy nghĩ rất nghiêm túc về ý định khởi nghiệp 3.81 903
EI2 Tôi quyết tâm sẽ tạo dựng doanh nghiệp cho riêng mình trong tương lai
EI3 Tôi sẽ nỗ lực hết mình để khởi nghiệp và điều hành doanh nghệp của tôi
EI4 Tôi có mục tiêu là làm chủ doanh nghiệp 3.83 909
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thang đo PA với Cronbach’Alpha = 0,826
Thang đo SN với Cronbach’Alpha = 0,783
Thang đo PBC với Cronbach’Alpha = 0,845
Thang đo EP với Cronbach’Alpha = 0,789
Thang đo SC với Cronbach’Alpha = 0,788
Thang đo EI với Cronbach’Alpha = 0,771
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Kết quả cho thấy Cronbach’Alpha của các thang đo đều đạt độ tin cậy tốt Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn tiêu chuẩn tối thiểu là 0,3 khi đạt mức tốt (nhỏ nhất là PA1 và EI1 = 0,546 và lớn nhất là PBC3 = 0,756)
Giá trị Cronbach’s alpha của các thang đo đều cao và đáp ứng được tiêu chuẩn đạt ra, nhỏ nhất là của thang đo EI (0,771) và cao nhất là thang đo PBC (0,845)
Kết quả Cronbach’s Alpha thể hiện tất cả các biến quan sát đề xuất đã thỏa mãn tiêu chuẩn về độ tin cậy của thang đo Do đó, tác giả sẽ giữ lại tất cả thang đo ban đầu và đưa vào phân tích EFA trong bước tiếp theo.
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ CÁC THANG ĐO TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha để loại các biến không phù hợp, nghiên cứu tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA các thang đo Mục đích của việc phân tích EFA là nhằm xác định các nhân tố nào đại diện cho các biến quan sát trong từng thang đo
Phân tích EFA lần 1 trích ra được 5 nhân tố đại diện cho 21 biến quan sát với tổng trị số Eigenvalues = 1,384 > 1 và tổng phương sai trích tích lũy là 64,642% > 50%, đạt yêu cầu đã đặt ra trong chương 3 Điều này có nghĩa 5 nhân tố đại diện giải thích được 64,642% mức độ biến động của 21 biến quan sát trong thang đo
Kiểm định KMO và Bartlett’s lần 1 cho thấy hệ số KMO = 0,775 > 0,5 với kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig = 0,000 < 0,05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
Bảng 4 4 Các biến quan sát bị loại bỏ khỏi thang đo
PBC3 Tôi tin rằng tôi có đủ năng lực tài chính để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh PA5 Trở thành doanh nhân mang lại cho tôi nhiều lợi thế hơn bất lợi
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Hệ số tải nhân tố của các biến trong từng nhân tố đều > 0,5 (đảm bảo chuẩn đặt ra) và các nhân tố được trích đều có mối tương quan chặt chẽ với các biến quan sát
Trường hợp của biến quan sát PBC3 tải lên hai nhân tố có hệ số tải lần lượt là 0,661 và 0,593 với chênh lệch là 0,068 < 0,3 và biến quan sát PA5 tải lên hai nhân tố có hệ số tải lần lượt là 0,626 và 0,631 với chênh lệch là 0,005 < 0,3 Do không đảm bảo khoảng cách > 0,3 giữa các hệ số tải nhân tố trong cùng một biến quan sát nên cần loại bỏ biến quan sát PBC3 và PA5 ra khỏi bộ thang đo và tiến hành phân tích lại EFA lần hai
Bảng 4 5 Hệ số KMO và Barlett’s của các biến độc lập
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Sau khi loại bỏ hai biến quan sát PBC3 và PA5 ra khỏi bộ thang đo, tác giả đưa 19 biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần hai Kiểm định KMO và Bartlett’s lần hai cho thấy hệ số KMO = 0,872 > 0,5 với kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,872
(giá trị Sig = 0,000 < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát trong nhân tố đều có tương quan chặt chẽ với nhau Đồng thời, khoảng cách giữa các hệ số tải nhân tố trong một biến quan sát đều đảm bảo ≥ 0,3
Bảng 4 6 Tổng phương sai trích
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Kết quả phân tích EFA lần hai đã hình thành 5 nhân tố đại diện với 19 biến quan sát với trị số Eigenvalues = 1,334 > 1 với tổng phương sai tích lũy là 62,7% > 50% Như vậy, 5 nhân tố được trích giải thích được 62,7% biến thiên dữ liệu của 19 biến quan sát còn lại trong thang đo
Bảng 4 7 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập
Ma trận xoay nhân tố
Initial Eigenvalues Tổng cộng % of Varian Cumulative %
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Bảng ma trận xoay nhân tố cho thấy kết quả không còn các biến xấu, chỉ có 5 nhân tố đại diện bao gồm 19 biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 Năm nhân tố bao gồm:
Nhân tố 1: Bao gồm các biến về Khả năng tiếp cận chương trình giáo dục đại học:
Nhân tố 2: Bao gồm các biến về Nhận thức kiểm soát hành vi: PBC1, PBC2, PBC4,
Nhân tố 3: Bao gồm các biến về Chuẩn chủ quan: SN1, SN2, SN3, SN4
Nhân tố 4: Bao gồm các biến về Thái độ cá nhân: PA1, PA2, PA3, PA4
Nhân tố 5: Bao gồm các biến về Khả năng tiếp cận nguồn vốn: SC1, SC2, SC3
Như vậy, các biến độc lập được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA hai lần
Lần thứ nhất, 21 biến quan sát được đưa vào phân tích cho kết quả có 2 biến quan sát không đạt điều kiện là PBC3 và PA5 và được loại bỏ để thực hiện phân tích lại Lần phân tích thứ hai (lần cuối cùng), kết quả không còn biến xấu và có 19 biến quan sát phân thành 5 nhân tố
Bảng 4 8 Hệ số KMO và Barlett’s của biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,777
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Kiểm định KMO và Bartlett’s lần hai cho thấy hệ số KMO = 0,777 > 0,5 với kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig = 0,000 < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát trong nhân tố có tương quan chặt chẽ với nhau Như vậy, phân tích EFA là phù hợp
Bảng 4 9 Tổng phương sai trích
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Bảng trên cho thấy có 1 nhân tố đại diện cho 4 biến quan sát trong thang đo YDKN được trích tại hệ số Eigenvalues = 2,374 > 1 Tổng phương sai trích tích lũy có giá trị
59,339%, điều này có nghĩa nhân tố này giải thích được 59,339% biến thiên dữ liệu của 4 biến quan sát EI1, EI2, EI3 và EI4 tham gia vào EFA
Bảng 4 10 Kết quả phân tích nhân tố EFA của biến phụ thuộc
Ma trận nhân tố Biến quan sát Nhân tố
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Ngoài ra, kết quả cho thấy 4 biến quan sát hội tụ về 1 cột và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0,5
4.3.3 Phân tích tương quan Pearson
Trước khi thực hiện phân tích hồi quy, tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (EI) với các biến độc lập bao gồm: Khả năng tiếp cận giáo dục đại học (EP), Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC), Chuẩn chủ quan (SN), Thái độ cá nhân (PA) và Khả năng tiếp cận nguồn vốn (SC)
Bảng 4 11 Bảng ma trận hệ số tương quan Pearson
EI PA SN PBC EP SC
Hệ số tương quan Pearson 1 608 ** 543 ** 567 ** 479 ** 591 **
Hệ số tương quan Pearson 543 ** 377 ** 1 381 ** 397 ** 353 **
Hệ số tương quan Pearson 567 ** 386 ** 381 ** 1 320 ** 384 **
Hệ số tương quan Pearson 479 ** 321 ** 397 ** 320 ** 1 365 **
SC Hệ số tương quan Pearson 591 ** 381 ** 353 ** 384 ** 365 ** 1
** cho biết rằng cặp biến này có sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 99%
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Bảng ma trận hệ số tương quan Pearson cho thấy, mối tương quan giữa các biến PA, SN, PBC, EP và SC được chấp nhận Trong đó, biến PBC tương quan mạnh nhất với biến EI có r = 0,608; tiếp theo là biến SC có r = 0,591; biến PBC có r = 0,567; tiếp đến là biến SN có r = 0,543 và cuối cùng biến tương quan yếu nhất EP với r = 0,479
PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN
Nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy đa biến để đo lường tác động của từng yếu tố đến YDKN của sinh viên Trong mô hình hồi quy, biến phụ thuộc là Ý định khởi nghiệp (EI) với 5 biến độc lập bao gồm: Chương trình giáo dục đại học (EP), Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC), Chuẩn chủ quan (SN), Thái độ cá nhân (PA) và Nguồn vốn (SC) Ta có mô hình hồi quy như sau:
EI = 𝛃 𝟎 + 𝛃 𝟏 *EP + 𝛃 𝟐 *PBC + 𝛃 𝟑 *SN + 𝛃 𝟒 *PA + 𝛃 𝟓 *SC + 𝛆 𝐢
EI: Biến phụ thuộc EP, PBC, SN, PA, SC: Biến độc lập
𝛃 𝐢 : Các hệ số hồi quy
4.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Sử dụng R 2 hiệu chỉnh để đánh giá sự phù hợp của mô hình Phù hợp mức độ của mô hình được kiểm tra bằng số F được tính từ R 2 của mô hình tương ứng với mức ý nghĩa (Sig.), Với Sig giá trị càng nhỏ thì càng an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số trước các biến độc lập đều bằng nhau và bằng 0 (số ngoại biến) Tính toán tuyến tính được đưa ra là phù hợp với dữ liệu và có thể được sử dụng
Bảng 4 12 Bảng hệ số xác định mô hình
Mô hình R 𝐑 𝟐 𝐑 𝟐 hiệu chỉnh Sai số của ước lượng
1 801 a 642 636 42349 2.019 a Dự đoán (không đổi), SC, SN, PA, EP, PBC b Biến phụ thuộc: EI
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Nhìn vào bảng 4.12 ta thấy, giá trị R 2 hiệu chỉnh = 0.636 cho thấy 5 biến độc lập giải thích được 63.6% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 36.4% được giải thích bởi phần dư (các biến độc lập ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên)
Bảng 4 13 Bảng kiểm định ANOVA
Mô hình Tổng bình phương df
Tổng cộng 144.882 294 a Biến phụ thuộc: EI b Dự đoán (không đổi), SC, SN, PA, EP, PBC
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Bảng ANOVA cho chúng ta kết quả giá trị Sig 0.000 < 0.05, do đó, mô hình hồi quy là phù hợp
Bảng 4 14 Bảng hệ số hồi quy
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa t Sig
Thống kê đa cộng biến
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Phương trình hồi quy được chấp nhận như sau:
EI = 0,272 + 0,133*EP + 0,231*PBC + 0,193*SN + 0,3*PA + 0,272*SC
Phương trình hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy các biến độc lập này đều mang dấu dương, như vậy các biến độc lập có tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc Cụ thể, biến độc lập PA có hệ số 𝛃 là 0,300 (tác động mạnh nhất với biến EI); tiếp theo là biến SC có hệ số 𝛃 là 0,272; biến PBC có hệ số 𝛃 là 0,231; tiếp đến là biến SN có hệ số 𝛃 là 0,193 và biến EP với hệ số 𝛃 là 0,133 (có tác động yếu nhất)
Bảng 4.14 cho thấy các biến độc lập gồm PA, SN, PBC, EP, SC đều có giá trị Sig
< 0.05 Do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê và đều tác động lên biến phụ thuộc EI
4.5.2 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy 4.5.2.1 Kiểm tra đa cộng biến
Căn cứ vào số liệu của bảng hệ số hồi quy 4.14 thì hệ số phóng đại phương sai VIF của mô hình hồi quy có giá trị lớn nhất là 1,383 < 10 (cụ thể là < 2) nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
4.5.2.2 Kiểm tra tính độc lập của sai số
Nhìn vào kết quả bảng kiểm định ANOVA, hệ số của kiểm định Durbin – Watson của mô hình hồi quy là 2,019 (lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3), tức là 1 < 2,019 < 3 (thõa mãn điều kiện) nên các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau (độc lập với nhau)
4.5.2.3 Kiểm tra phần dư có phân phối chuẩn
Hình 4 1 Biểu đồ tần số Histogram
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Nhìn vào hình trên ta thấy, trung bình Mean = -1,60E-15 = -1.60 * 10 -15 = 0.00000 gần bằng 0, độ lệch chuẩn (Std.Dev) là 0.991 gần bằng 1 và đường cong phân phối có dạng hình chuông Như vậy có thể khẳng định phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Biểu đồ Normal P-P Plot cho thấy rằng các biến quan sát không phân tán quá xa mà tập trung khá sát với đường chéo của mô hình, như vậy, phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
4.5.2.4 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
Hình 4 3 Biểu đồ phân tán Scatter Plot
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Biểu đồ phân tán Sctter Plot giữa hai biến giá trị phần dư (trên trục tung) và giá trị dự đoán (trên trục hoành) thể hiện ở hình trên cho thấy phần dư chuẩn hóa phân bổ ngẫu nhiên tập trung xunh quanh đường tung độ 0 tạo thành dạng đường thẳng Do đó, giả định quan hệ tuyến tính của mô hình hồi quy không bị vi phạm
4.5.3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình và thảo luận kết quả
Các giả thuyết trước đó:
H1: Thái độ cá nhân (PA) ảnh hưởng cùng chiều (+) đến YDKN của sinh viên
Yếu tố Thái độ cá nhân (PA) có hệ số hồi quy Beta = + 0,3 (t = 7,346; Sig 0,000 < 0,05) Như vậy, Thái độ cá nhân (PA) có tác động cùng chiều với YDKN (EI) của sinh viên
H2: Chuẩn chủ quan (SN) ảnh hưởng cùng chiều (+) đến YDKN của sinh viên
Yếu tố Chuẩn chủ quan (SN) có hệ số hồi quy Beta = + 0,193 (t = 4,656;
Sig = 0,000 < 0,05) Như vậy, Chuẩn chủ quan (SN) có tác động cùng chiều với YDKN (EI) của sinh viên
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) ảnh hưởng cùng chiều (+) đến YDKN của sinh viên
Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) có hệ số hồi quy Beta = + 0,231 (t = 5,630; Sig = 0,000 < 0,05) Như vậy, Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) có tác động cùng chiều với YDKN (EI) của sinh viên
H4: Khả năng tiếp cận giáo dục đại học (EP) ảnh hưởng cùng chiều (+) đến YDKN của sinh viên
Yếu tố Khả năng tiếp cận giáo dục đại học (EP) có hệ số hồi quy Beta = + 0,133 (t = 0,3290; Sig = 0,001 < 0,05) Như vậy, Khả năng tiếp cận giáo dục đại học (EP) có tác động cùng chiều với YDKN (EI) của sinh viên
H5: Khả năng tiếp cận nguồn vốn (SC) ảnh hưởng cùng chiều (+) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Yếu tố Khả năng tiếp cận nguồn vốn (SC) có hệ số hồi quy Beta = + 0,272 ( t
= 0,6628; Sig = 0,000 < 0,05) Như vậy, Khả năng tiếp cận nguồn vốn (SC) có tác động cùng chiều với YDKN (EI) của sinh viên
4.4.4 Kiểm định sự khác biệt trung bình mối quan hệ giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân và ý định khởi nghiệp
Các sinh viên sự khác biệt nhau về giới tính, bậc năm học, ngành học nên chắc chắn cảm nhận của họ đối với YDKN cũng sẽ có sự khác nhau Vì vậy, kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent Sample T-test) được sử dụng để xác định xem có sự khác biệt trung bình giữa biến định lượng đối với các giá trị khác nhau của biến định tính hay không
4.4.4.1 Kiểm định sự khác biệt trung bình giữa giới tính và ý định khởi nghiệp Để kiểm định rằng có sự khác biệt trung bình giữa giới tính và YDKN hay không, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định sự khác biệt trung bình (Independent samples T-Test) như trình bày bên dưới:
Bảng 4 15 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Thống kê nhóm Ý định khởi nghiệp
Giả định phương sai bằng nhau
Giả định phương sai khác nhau
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
Bảng thống kê nhóm cho thấy các thông số mô tả của hai giới tính nam và nữ Giá trị trung bình hai nhóm giới tính nam và nữ lần lượt là 3.8258 và 3.7828, không có sự chênh lệch nhau nhiều Điều đó có nghĩa là cả hai nhóm giới tính nam và nữ đều có ý định khởi nghiệp