MỤC LỤC
Đối với Việt Nam, nhận thấy việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở giới trẻ là một chiến lược phát triển vô cùng quan trọng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành nhiều chính sách, trong đó điển hình là đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” vào 30/10/2017 để tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên hoàn thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Với các nghiên cứu trên thế giới như "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: đánh giá có hệ thống (2005–2022) để định hướng cho tương lai trong lý thuyết và thực hành" của Greeni Maheshwari và cộng sự (2022) hay "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Canada" của Luthje & Franke (2004), cho đến các bài nghiên cứu tại Việt Nam như: "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ" của Phan Anh Tú và cộng sự (2017) hay "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế các trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh" của Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2021),…Tất cả nghiên cứu trên đều cho thấy khởi nghiệp là một đề tài đáng được quan tâm và chú trọng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới luôn đổi mới và hội nhập mạnh mẽ.
Về khoa học: Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đóng góp về khoa học thông qua việc thu thập, giải thích, đánh giá dữ liệu khảo sát thực tế về YDKN của các sinh viên tại trường đại học HUB và bổ sung đề tài vào kho tài liệu của nhà trường. Về thực tiễn: Nghiên cứu tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng, phân tích và mang lại kết quả thực tế sẽ là nền tảng hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lược đào tạo sinh viên của các trường đại học nói chung và đại học HUB nói riêng, đồng thời kiến tạo môi trường phù hợp nhằm kích thích ý tưởng kinh doanh sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.
Mặt khác, quan điểm thành lập doanh nghiệp bao gồm các cá nhân thành lập doanh nghiệp mới nhưng để có thể tận dụng tối đa các cơ hội thị trường và thuê người khác quản lý doanh nghiệp, cho phép họ làm việc cho các công ty khác. Bất chấp những khác biệt này, cả việc tự kinh doanh và thành lập doanh nghiệp đều đòi hỏi các cá nhân (một mình hoặc hợp tác với những người khác) nắm bắt cơ hội và thành lập doanh nghiệp mới.
Shapero và Sokol (1982) cho rằng những người có YDKN là những người không ngừng tìm kiếm và nắm bắt cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà họ nhận biết được. Điều này cũng được Krueger và Brazeal (1994) đồng tình cho rằng khi những người có YDKN nhận thấy tín hiệu của cơ hội kinh doanh, họ sẽ là người luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tiến hành thiết lập các hoạt động kinh doanh để tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp.
Tóm lại, YDKN có thể hiểu là mong muốn, dự định và cam kết của một người về việc khởi sự kinh doanh bằng cách lập công ty riêng trong tương lai. Các cá nhân có tố chất để bắt đầu khởi nghiệp chưa chắc sẽ nhận được thành công hơn so với những cá nhân vừa có tố chất vừa có sự chuẩn bị.
Huy động được các nguồn lực xã hội: việc đầu tiên các cá nhân thực hiện khi khởi nghiệp là từ nguồn vốn của gia đình và bạn bè thì với số lượng DNKN lớn sẽ giúp huy động lượng vốn tồn tại trong khu dân cư. Ươm mầm tài năng kinh doanh: Những doanh nhân khởi nghiệp không chỉ đóng góp tích cực cho cộng đồng mà còn truyền cảm hứng và lôi cuốn người khác đi theo những khát vọng của họ.
Các tác giả giải thích rằng có 3 nhân tố chính kiểm soát ý định thành lập một doanh nghiệp mới của một cá nhân: (1) Khả năng cảm nhận được sự mong muốn (bao gồm: văn hóa, gia đình, người cùng tuổi, đồng nghiệp và người cố vấn), (2) Thay đổi trong cuộc sống, (3) Khả năng nhận thức tính khả thi (gồm có: nguồn lực kinh tế, các nguồn lực khác, ảnh hưởng của sự biểu hiện, các mô hình, người cố vấn và đối tác). Cảm nhận về tính khả thi của cá nhân được gia tăng thông qua sự hỗ trợ từ bên ngoài như tài chính, phương tiện, chính sách ưu đãi của chính phủ và địa phương, kinh nghiệm của những người đi trước, tư tưởng về vấn đề lập nghiệp của bố mẹ, kỹ năng cá nhân… Yếu tố này có sự tương đồng với yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” của thuyết Ajzen (1991).
Về việc điều chỉnh và đề xuất thang đo, nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp định tính để sàng lọc, tham thảo ý kiến các chuyên gia để đưa các biến vào mô hình. Kết quả của quá trình nghiên cứu định tính là chọn lọc, lược bỏ, bổ sung thêm những thành phần trong thang đo sao cho phù hợp nhất.
PA4 Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực cần thiết, tôi sẽ khởi nghiệp kinh doanh PA5 Trở thành doanh nhân mang lại cho tôi. EI3 Tôi sẽ nỗ lực hết mình để khởi nghiệp và điều hành doanh nghệp của tôi EI4 Tôi có mục tiêu là làm chủ doanh.
Trị số Eigenvalue: Theo Gerbing và Anderson (1988), "Trị số Eigenvalue là một tiêu chí để xác định tổng số lượng nhân tố trong phân tích EFA, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 sẽ được giữ lại và ngược lại, những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình phân tích". Kiểm định phân phối chuẩn phần dư dựa vào đồ thị Histogram: nếu giá trị Mean (giá trị trung bình) = 0, độ lệch chuẩn = 1 và đường cong phân phối có dạng hình chuông, ta có thể khẳng định phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn phần dư không bị vi phạm.
Trước khi thực hiện phân tích hồi quy, tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (EI) với các biến độc lập bao gồm: Khả năng tiếp cận giáo dục đại học (EP), Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC), Chuẩn chủ quan (SN), Thái độ cá nhân (PA) và Khả năng tiếp cận nguồn vốn (SC). Như vậy, với kết quả Cronbach’s Alpha được thể hiện trong bảng trên thì tác giả quyết định giữ lại tất cả thang đo ban đầu với 5 nhân tố đại diện cho 21 biến quan sát vì tất cả các biến quan sát đề xuất đã thỏa mãn tiêu chuẩn về độ tin cậy của thang đo và sẽ được đưa vào phân tích EFA trong bước tiếp theo. Điều này trùng hợp với các quan điểm của Phan Anh Tú và cộng sự (2017), Đoàn Thị Thu Trang và cộng sự (2018), Altanchimeg Zanabaza và cộng sự (2021) là thái độ cá nhân là yếu tố quan trọng trọng việc quyết định liệu một cá nhân có khởi nghiệp hay không vì chỉ khi cá nhân đánh giá cao mức độ thuận lợi trong việc khởi nghiệp thì họ mới tiến hành khởi nghiệp và ngược lại.
Tương tự, cỏc nghiờn cứu của Phan Anh Tỳ và cộng sự (2017), Vừ Văn Hiền và cộng sự (2021), Nguyễn Quang Hải và cộng sự (2017), Altanchimeg Zanabaza và cộng sự (2021) đều đồng quan điểm là khi cân nhắc thành lập một doanh nghiệp, họ thường xem xét rằng họ liệu có đủ khả năng để bảo toàn nghị lực và năng lượng cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thành lập, quản lý và phát triển doanh nghiệp được hay không.
Hiện tại, tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM". Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM, tôi tiến hành khảo sát để có kết luận cụ thể phục vụ cho việc nghiên cứu.
SN3 Gia đình và bạn bè sẽ hỗ trợ tôi nếu tôi gặp khó khăn trong việc khởi nghiệp kinh doanh. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT TRUNG BÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP.