1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích khái niệm, mục đích của hình phạt phân biệt hình phạt với các biện pháp tư pháp

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích khái niệm, mục đích của hình phạt? Phân biệt hình phạt với các biện pháp tư pháp
Tác giả Sinh Viên Thực Hiện
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Tội phạm và hình phạt là hai khái niệm thuộc cặp phạm trù “nguyên nhân – kết quả”. Chủ thể khi thực hiện một tội phạm nào đó phải chịu hình phạt thích đáng. Do đó việc quy định hình phạt và rất cần thiết, tại Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 đã quy định về khái niệm của hình phạt như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”. - Về bản chất: Biện pháp cưỡng chế (nghiêm khắc nhất) nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích (1) - Thẩm quyền quyết định: Tòa án (2) - Đối tượng bị áp dụng: Người, pháp nhân thương mại phạm tội (3) So với định nghĩa về hình phạt trong Bộ Luật Hình sự 1999 thì cách thức sắp xếp câu chữ có thay đổi, tuy nhiên nội dung về cơ bản vẫn giống như cũ chỉ thêm phần pháp nhân thương mại cho phù hợp với đối tượng điều chỉnh theo Bộ luật hiện tại. (1) Nếu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài và tùy thuộc vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà phải chịu có thể là chế tài trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự… Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp Nhà nước. Hình phạt được Nhà nước sử dụng là công cụ hữu hiệu trong phòng chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân. Biện pháp chế tài ở đây không chỉ đơn thuần là chế tài về mặt tài sản (như phạt tiền) mà nó còn là chế tài liên quan đến quyền tự do, quyền sỡ hữu và cao nhất là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng (án tử hình). Đối với “ người” hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án có thể bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản, về chính trị thậm chí cả quyền sống. Với pháp nhân thương mại, tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở việc pháp nhân đó bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc trong trường hợp đặc biệt còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Tóm lại đối tượng bị áp dụng hình phạt sẽ bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích. Mức độ ảnh hưởng có thể là bị hạn chế một số quyền, lợi ích đó hoặc là bị tước bỏ (mất hẳn). Quyền và lợi ích ở đây có thể chia làm 3 nhóm chính: Nhóm quyền về tài sản; quyền về nhân thân và quyền công dân. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chủ thể có thể bị hạn chế (tước bỏ) một, một số hoặc tất cả những quyền và lợi ích trên. Như trước đây Quốc triều hình luật (Bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê nước ta) thì tính chất trừng trị của hình phạt được quy định trong Bộ luật này rất dã man, hà khắc, mang tính nhục hình, gây đau đớn và hạ thấp phẩm giá danh dự của con người. Còn hình phạt hiện nay về bản chất mang tính cưỡng chế nghiêm khắc nhưng không phải là tàn ác, vô nhân tính, mà nghiêm khắc để hạn chế tội phạm và giáo dục những người khác trong xã hội. (2) Cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định áp dụng hình phạt là Tòa án. Tòa án ở đây phải được hiểu là Tòa án có thẩm quyền đối với từng vụ án cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Tại điều 102 Hiến pháp năm 2013 “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Như vậy chỉ Tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nước để xét xử và áp dụng hình phạt đối với người pháp nhân phạm tội 1 . Như vậy so với các biện pháp chế tài trong các lĩnh vực pháp luật khác thì chủ thể có quyền áp dụng hình phạt là ít nhất, điều đó cũng dẫn đến một hệ quả là quy trình để đưa ra biện pháp chế tài là hình phạt cũng sẽ khó khăn hơn do tính chất phức tạp và hậu quả pháp lý mà nó

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ

ĐỀ TÀI: Hãy phân tích khái niệm, mục đích của hình phạt? Phân biệt hình phạt với các biện pháp tư pháp

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Mã sinh viên:

Lớp:

Hà Nội, Tháng 06/2024

Trang 2

MỤC LỤC

A.MỞ ĐẦU 1

B.NỘI DUNG 2

I.Phân tích khái niệm, mục đích của hình phạt 2

1.Khái niệm 2

2.Mục đích 4

II.Phân biệt hình phạt với các biện pháp tư pháp 7

C.KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

A.MỞ ĐẦU

Nói đến hình sự người ta nghĩ ngay đến tội phạm và hình phạt và ngược lại Đó

là đặc trưng cơ bản và rất dễ nhận thấy ở pháp luật Hình sự so với các ngành luật khác như dân sự, hành chính Theo Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung

2017, sau khi đã xác định được tội phạm, bao gồm các yếu tố cấu thành, năng lực chủ thể, động cơ, mục đích và lỗi thì bước quan trọng tiếp theo chính là quy định hình phạt cụ thể cho tội phạm đó.Trong pháp luật hình sự Việt Nam, khái niệm hình phạt được quy định lần đầu tiên tại Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì dẫn đến xuất hiện nhiều loại tội phạm phức tạp hơn Vì thế việc quy định hình phạt đối với những tội cụ thể là rất cần thiết Ngoài việc quy định các hình phạt để trừng trị người phạm tội thì hình phạt còn nhằm để răn đe, giáo dục mọi người khác trong

xã hội, đó chính là mục đích nhất định của hình phạt Từ việc đã hiểu về khái niệm, các quy định và mục đích hình phạt thì ta còn có thể vận dụng nó để phân biệt với các biện pháp tư pháp, tránh việc nhằm lẫn giữa hai đối tượng này Từ đó biết tự tránh xa và đấu tranh phòng chống tội phạm Nhận thức thấy tầm quan trọng của

các vấn đề này, vì thế em đã quyết định chọn vấn đề này để nghiên cứu “Phân tích khái niệm, mục đích của hình phạt Phân biệt hình phạt với các biện pháp

tư pháp”.

Trang 4

B.NỘI DUNG

I. Phân tích khái niệm, mục đích của hình phạt

1 Khái niệm

Tội phạm và hình phạt là hai khái niệm thuộc cặp phạm trù “nguyên nhân – kết quả” Chủ thể khi thực hiện một tội phạm nào đó phải chịu hình phạt thích đáng

Do đó việc quy định hình phạt và rất cần thiết, tại Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 đã quy định về khái niệm của hình phạt như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”

- Về bản chất: Biện pháp cưỡng chế (nghiêm khắc nhất) nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích (1)

-Thẩm quyền quyết định: Tòa án (2)

-Đối tượng bị áp dụng: Người, pháp nhân thương mại phạm tội (3)

So với định nghĩa về hình phạt trong Bộ Luật Hình sự 1999 thì cách thức sắp xếp câu chữ có thay đổi, tuy nhiên nội dung về cơ bản vẫn giống như cũ chỉ thêm phần pháp nhân thương mại cho phù hợp với đối tượng điều chỉnh theo Bộ luật hiện tại (1) Nếu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài

và tùy thuộc vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà phải chịu

có thể là chế tài trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự… Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp Nhà nước Hình phạt được Nhà nước sử dụng là công cụ hữu hiệu trong phòng chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân Biện pháp chế tài ở đây không chỉ đơn thuần là chế tài về mặt tài sản (như phạt tiền) mà

Trang 5

nó còn là chế tài liên quan đến quyền tự do, quyền sỡ hữu và cao nhất là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng (án tử hình) Đối với “ người” hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án có thể bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản, về chính trị thậm chí cả quyền sống Với pháp nhân thương mại, tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở việc pháp nhân đó bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc trong trường hợp đặc biệt còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn Tóm lại đối tượng bị áp dụng hình phạt sẽ bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích Mức

độ ảnh hưởng có thể là bị hạn chế một số quyền, lợi ích đó hoặc là bị tước bỏ (mất hẳn) Quyền và lợi ích ở đây có thể chia làm 3 nhóm chính: Nhóm quyền về tài sản; quyền về nhân thân và quyền công dân Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chủ thể có thể bị hạn chế (tước bỏ) một, một số hoặc tất

cả những quyền và lợi ích trên Như trước đây Quốc triều hình luật (Bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê nước ta) thì tính chất trừng trị của hình phạt được quy định trong Bộ luật này rất dã man, hà khắc, mang tính nhục hình, gây đau đớn và hạ thấp phẩm giá danh dự của con người Còn hình phạt hiện nay về bản chất mang tính cưỡng chế nghiêm khắc nhưng không phải là tàn ác, vô nhân tính, mà nghiêm khắc để hạn chế tội phạm và giáo dục những người khác trong xã hội

(2) Cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định áp dụng hình phạt là Tòa án Tòa

án ở đây phải được hiểu là Tòa án có thẩm quyền đối với từng vụ án cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Tại điều 102 Hiến pháp năm 2013 “Tòa án là

cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Như vậy chỉ Tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nước để xét xử và áp dụng hình phạt đối với người pháp nhân phạm tội 1 Như vậy so với các biện pháp chế tài trong các lĩnh vực pháp luật khác thì chủ thể có quyền áp dụng hình phạt là

ít nhất, điều đó cũng dẫn đến một hệ quả là quy trình để đưa ra biện pháp chế tài là hình phạt cũng sẽ khó khăn hơn do tính chất phức tạp và hậu quả pháp lý mà nó

1 Mai Đắc Biên, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Chính trị Quốc gia

Trang 6

sự thật, 2020.

Trang 7

mang lại.

(3) Chỉ những cá nhân hay pháp nhân thương mại đã thực hiện một tội phạm nào

Ñb4đó mới phải chịu hình phạt Hình phạt chỉ có thể áp dụng vào chính bản thân

những người và pháp nhân phạm tội, điều đó có nghĩa là những cá nhân, pháp nhân không thực hiện tội phạm thì không phải chịu hình phạt Đặc biệt hình phạt không thể được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội, thậm chí cả trong trường hợp người phạm tội trốn tránh

sự trừng phạt của pháp luật, thì luật Hình sự Việt Nam cũng không cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội cho dù

sự chấp hành thay này là hoàn toàn tự nguyện

2. Mục đích

Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được khi quy trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Mục đích của hình phạt đã được Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tại điều 31: “ Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” Khi đọc quy định này ta thấy khi ban hành một hình phạt nào đó pháp luật không chỉ nhằm để trừng trị những người phạm tội mà còn để giáo dục chính họ và những người khác Vì thế hình phạt có 2 mục đích nhất định đó là mục đích phòng ngừa riêng và mục đích phòng ngừa chung

* Về mục đích phòng ngừa riêng:

Mục đích phòng ngừa riêng chính là mục đích áp dụng đối với riêng bản thân người, pháp nhân thương mại phạm tội.Theo đó hình phạt, trước hết nhằm trừng trị người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội Nếu hình phạt không có mục đích trừng trị, thì cũng không còn là hình phạt nữa Tuy nhiên, nội dung của việc trừng trị không phải là luật hình sự nước nào cũng quy định như nhau mà tùy thuộc vào

Trang 8

điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước mà có biện pháp trừng phạt riêng Tính đến tháng 7 năm 2018, trên 195 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, bao gồm các quốc gia được cấp quy chế quan sát viên, thống kê về tình hình áp dụng án tử hình theo từng quốc gia như sau:

- 55 quốc gia (chiếm 28% trên tổng số 195 quốc gia) vẫn duy trì hình phạt tử hình

- 28 quốc gia (chiếm 14%) trên thực tế có thể xem như đã bãi bỏ án tử hình, nghĩa

là chưa ghi nhận vụ xử tử nào trong hơn một thập kỉ qua, có chính sách để không

áp dụng hình phạt này nhưng chưa chính thức đưa vào luật

- 8 quốc gia (chiếm 4%) đã bãi bỏ án tử hình trên thực tế, nghĩa là quốc gia đó chưa xử tử ai trong suốt hơn 14 năm trở lại đây; bao gồm các quốc gia đã bãi bỏ án

tử hình theo luật định, tuy nhiên trong một vài trường hợp bất khả kháng (ví dụ tội phạm chiến tranh) sẽ được áp dụng

- 104 quốc gia (chiếm 54%) đã bãi bỏ án tử hình cho tất cả các tội danh, gần đây nhất có thể thấy: Madagascar (2015), Fiji (2015), Cộng hòa Dân chủ Congo (2015), Suriname (2015), Nauru (2016), Benin (2016), Mông Cổ (2017 ), Guinea (2017) 2

Ở nước ta, biện pháp trừng trị đã được quy định trong hệ thống hình phạt, trong đó biện pháp nghiêm khắc nhất là tước bỏ tính mạng (tử hình) của người phạm tội, do tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nên Bộ luật Hình sự hiện nay chỉ còn quy định 17 tội có hình phạt tử hình Việc này cũng đồng nghĩa Bộ luật Hình sự hướng tới những biện pháp mang tính nhân văn và đem lại hiệu quả hơn Việc liên quan đến trong tương lai Việt Nam có loại bỏ hình phạt tử hình khỏi hệ thống hình phạt hay không vẫn là vấn đề khó khăn và không thể đoán trước Hiện nay, khi bàn đến mục đích của hình phạt, có một số luật gia, một số nhà khoa học pháp lý không

2 Bách khoa toàn thư mở, Hình phạt tử hình theo quốc gia và vùng lãnh

thổ, https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh_ph%E1%BA%A1t_t%E1%BB

%AD_h%C3%ACnh_theo_q u%E1%BB%91c_gia_v%C3%A0_v%C3%B9ng_l

Trang 9

%C3%A3nh_th%E1%BB%95.

Trang 10

thừa nhận hình phạt trong hệ thống pháp luật Việt Nam có mục đích trừng trị mà chỉ thừa nhận trừng trị là bản chất, là thuộc tính tất yếu của hình phạt Quan điểm không thừa nhận hình phạt trong luật hình sự của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng có mục đích trừng trị chủ yếu để chứng minh cho bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa hơn hẳn chế độ bóc lột và nhà nước của giai cấp bóc lột Nhưng lại không thấy rằng, khi xã hội còn cần đến nhà nước thì nhà nước bao giờ cũng có chức năng bảo vệ Các loại hình phạt khác tuy có mục đích trừng trị, nhưng nội dung chủ yếu của nó là cải tạo, giáo dục người, pháp nhân thương mại phạm tội trở thành người có ích cho xã hội Đây được xem là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta Mục đích này không chỉ được thể hiện ngay trong nội dung các loại hình phạt mà nó còn được thể hiện ngay trong chế định khác của Bộ luật Hình sự, đặc biệt là các chế định về quyết định hình phạt, các chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, các chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, về đặc xá, về xóa án tích và các quy định về thi hành án phạt tù trong trại cải tạo… Ngay hình phạt tù chung thân cũng không nhằm buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt suốt đời trong trại giam, nếu họ cải tạo tốt thì vẫn có thể được xét giảm theo quy định của pháp luật Dưới chế độ hiện nay hình phạt không mang tính trả thù, gây đau đớn về thể xác hay tinh thần đối với người phạm tội mà họ chỉ bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền lợi

Chung quy lại, trừng trị là mục đích nhưng đồng thời là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng và chủ yếu của hình phạt đối với người, pháp nhân phạm tội là giáo dục, cải tạo và ngăn ngừa họ phạm tội mới Hình phạt đã tuyên không chỉ là

sự răn đe kẻ phạm tội nếu lặp lại hành vi phạm tội sẽ phải gánh chịu sự lên án, hình phạt của nhà nước, của xã hội mà qua đó còn là sự tác động cần thiết thức tỉnh kẻ phạm tội, từ đó nhìn nhận lại hành vi phạm tội của mình

* Mục đích phòng ngừa chung:

Trang 11

Mục đích của hình phạt không chỉ dừng lại việc áp dụng hình phạt, giáo dục chính người, pháp nhân phạm tội mà còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm Khi áp dụng hình phạt, Tòa án không chỉ tác động đến những người phạm tội mà nói chung còn tác động đến mọi thành viên khác Sự tác động này thể hiện ở hai góc độ khác nhau Trước hết hình phạt góp phần giáo dục ý thức pháp luật, tạo điều kiện cho mọi người tránh những hành vi

vi phạm và phạm tội Ví dụ khi một cá nhân nào đó đã bị Tòa án tuyên án về “ tội gián điệp “ theo quy định tại điều 110 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung

2017, và một người khác đang có ý định cấu kết với các thế lực bên ngoài nhằm làm gián điệp cho họ chống phá nước ta, thì khi nhìn lại tòa án xử phạt người đã phạm tội đó như vậy, thì người chuẩn bị phạm tội này có thể suy nghĩ lại, có thể là

lo lắng, sợ hãi phải chịu hình phạt dẫn đến không thực hiện hành vi đó nữa Mặc khác, hình phạt cũng nhằm mục đích giáo dục, tập hợp, động viên quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống và phòng tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác Đặt ra mục đích này vừa có tính răn đe, vừa có tính chất giáo dục để mọi người hoặc pháp nhân thương mại tránh xa nó

Tóm lại trong xã hội này khi chúng ta làm bất cứ điều gì cũng có mục đích và hình phạt cũng không ngoại lệ Hai mục đích của hình phạt là rất quan trọng và cần thiết, chúng bổ sung cho nhau, tác động qua lại với nhau, và đặc biệt hình phạt không thể thiếu một trong hai mục đích này

II.Phân biệt hình phạt với các biện pháp tư pháp

Hình phạt và biện pháp tư pháp đều là biện pháp cưỡng chế được quy định trong pháp luật hình sự do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Và được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự

2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 Hai biện pháp trên có khác biệt cơ bản như sau:

Trang 12

TIÊU

CHÍ

Tính

cưỡng chế

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế

có tính bắt buộc cao (Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi,

bổ sung 2017)

Biện pháp tư pháp là biện pháp

có tính cưỡng chế, nhưng chỉ hỗ trợ, thay thế, hình phạt và có tính lựa chọn

Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt

Mục đích Không chỉ nhằm trừng trị người,

pháp nhân thương mại phạm tội

mà còn:

+ Giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới;

+ Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

(Điều 31 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017)

Biện pháp tư pháp có tác dụng

hỗ trợ thay thế hình phạt nhằm: + Hạn chế, giảm thiểu điều kiện để tiếp tục thực hiện tội phạm;

+ Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nạn nhân, phòng ngừa tội phạm;

+ Phục vụ hoạt động giải quyết

vụ án

Thẩm

quyền áp

dụng

Tòa án hoặc cơ quan tiến hành

tố tụng khác, tùy trường hợp

Ví dụ: Đối với biện pháp buộc

Trang 13

Tòa án

chữa bệnh: Tòa án hoặc Viện Kiểm Sát có thể ra quyết định đưa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh dẫn tới không có năng lực trách nhiệm hình sự vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh

Đối tượng

bị áp dụng

Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội

-Người, pháp nhân thương mại phạm tội hoặc đã bị kết án

-Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự Ví dụ như đối với biện pháp bắt buộc chữa bệnh

Hình thức

áp dụng

Đối với cá nhân:

-Cảnh cáo;

-Phạt tiền;

-Cải tạo không giam giữ;

-Trục xuất;

-Tù có thời hạn;

-Tù chung thân;

-Tử hình

Đối với pháp nhân:

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

+ Bắt buộc chữa bệnh

Ngày đăng: 13/07/2024, 08:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w