1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận chức năng lãnh đạo chỉ đạo trong công tác quản lý giáo dục

18 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức Năng Lãnh Đạo/Chỉ Đạo Trong Công Tác Quản Lý Giáo Dục
Tác giả Đoàn Thị Hoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Danh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO/CHỈ ĐẠO TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Giảng viên hướ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN:

CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO/CHỈ ĐẠO TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Đức Danh

Người thực hiện: Đoàn Thị Hoa

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu bài tiểu luận được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn đầy nhiệt huyết của các thầy cô giáo, các nhà giáo dục học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành Khoa học Quản lý cho tôi trong thời gian qua

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Trường Tiểu học – Trung học PennSchool, Quý anh/chị đồng nghiệp, bạn học tại lớp Bổ sung kiến thức Đợt 1 – 2023 tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã khích lệ, chia sẻ kinh nghiệm, động viên tôi về tinh thần, và hỗ trợ tôi khi tôi có những thắc mắc về những vấn đề chưa rõ trong suốt quá trình tôi thực hiện bài luận này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Đức Danh đã trực tiếp hướng dẫn tôi với những kim chỉ nam quý giá và chỉ đường dẫn lối cho tôi đến với những kiến thức ứng dụng trong ngành Quản lý giáo dục nói chung và Khoa học Quản lý nói riêng, để tôi có được kết quả là tiểu luận như ngày hôm nay

Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, tôi đã rất cố gắng, nỗ lực để hoàn thành bài tiểu luận Tuy nhiên, có thể vẫn không tránh khỏi những thiếu xót Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy Nguyễn Đức Danh để tôi có thể rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận về sau

Xin trân trọng cảm ơn,

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2023

2

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của tôi Các số liệu thống kê, dẫn chứng, luận điểm, luận cứ được liệt kê ra trong tiểu luận đều là trung thực tôi tìm kiếm Đối với những quan điểm mà luận án kế thừa của các nhà giáo dục đi trước, đều được trính yếu ghi rõ tài liệu tham khảo, tên tác giả, ngày tháng xuất bản

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2023

Người cam đoan

Đoàn Thị Hoa

3

Trang 4

Mục lục

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI CAM ĐOAN 3

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

I ĐỊNH NGHĨA 5

1 Lãnh đạo là gì?

2 Chức năng là gì?

3 Quản lí là gì?

4 So sánh chức năng Quản lí và Lãnh đạo

Đổ lỗi 10

Nhận lỗi về mình 10

Đổ lỗi cho người khác 10

II VÍ DỤ 10

1 Ví dụ 1: Chức năng lãnh đạo/chỉ đạo trong quản lý chương trình học: 10

2 Ví dụ 2: Chức năng lãnh đạo/chỉ đạo trong quản lý giáo viên và học sinh 13

- HẾT - 16

4

Trang 5

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sách Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lý Giáo dục – Tác giả Trần Kiểm

2 Sách Giáo dục học – Tác giả Trần Thị Hương, Nguyễn Đắc Thanh, Võ Thị Hồng Trước

3 Sách Phương pháp hiện đại trong lãnh đạo và quản trị nhà trường – Tác giả: Trần Kiểm, Trần Khánh Đức

4 Link tham khảo: https://www0028.trucbachconcert.com/topic/4-chuc-nang-cua-quan-ly-giao-duc/

5 https://thcsdinhhoa.tptdm.edu.vn/Su-kien-nha-truong/Vai-tro-cua-Nha-quan-li-cong-tac-Lanh-dao-Quan-li-16.html

6 https://moet.gov.vn/gioi-thieu/chuc-nang-nhiem vu/Pages/default.aspx? ItemID=2090

7 http://www.iemh.edu.vn/UploadFile/files/

20084118585718_Chuong_4%5B1%5D.pdf

5

Trang 6

I ĐỊNH NGHĨA

1 Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo (lead) là quá trình tác động và ảnh hưởng đến những hoạt động có liên quan đến công việc – nhiệm vụ của một nhóm thành viên

Để lãnh đạo hiệu quả, người lãnh đạo (leader) phải có các phẩm chất cần thiết, ví dụ như tầm nhìn, trực cảm, hiểu mình, tâm điểm thống nhất giá trị

Lãnh đạo là một trình tự trong đó những người lãnh đạo và những người đi theo cùng hoạt động để đạt được các mục tiêu chung Lãnh đạo nhà trường là một quá trình ảnh hưởng xã hội nhằm tối đa hoá nỗ lực của toàn thể giáo viên, công nhân viên và học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra Đó là nghệ thuật thúc đẩy mọi người trong nhà trường hành động cùng hướng tới mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội

Lãnh đạo nhà trường là một quá trình mà người hiệu trưởng có vai trò dẫn đầu, định hướng cho toàn thể giáo viên, công nhân viên, học sinh xây dựng 6

Trang 7

tập thể gắn kết, hoạt động đúng đắn, nhịp nhàng để cùng phát triển đạt được mục tiêu giáo dục chung theo yêu cầu xã hội

Lãnh đạo (chỉ đạo, tổ chức thực hiện) là nhiệm vụ tiếp theo của người quản lí Đây là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến Chính ở khâu này, đòi hỏi người quản lí phải vận dụng khéo léo các phương pháp và nghệ thuật quản lí Cuối cùng, người quản lí phải thực hiện chức năng kiểm tra nhằm đánh gía việc thực hiện các mục tiêu đề ra Điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức

Lãnh đạo là chức năng thể hiện năng lực của người quản lí Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lí phải điều khiển cho

hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lí để tác động đến các đối tượng bị quản lí (con người, các bộ phận) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống Người lãnh đạo phải là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định Lãnh đạo là người định hướng, đưa ra ý tưởng và mục tiêu cho công việc Quản lý là người đề ra phương pháp đảm bảo ý tưởng đó được thực hiện một cách trơn tru nhất với tài nguyên giới hạn (kinh phí, thời gian, nhân sự,…)

2 Chức năng là gì?

Khái niệm “chức năng” được dùng với nhiều nghĩa khác nhau Trong Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ này có hai nghĩa

cơ quan nào đó trong cơ thể

gì đó

7

Trang 8

Ở đây, nghĩa thứ nhất không thuộc về lĩnh vực tôi đang xét Trong khi đó, thuật ngữ “chức năng” được G.Kh Popop viết :”Trước hết, là một bộ phận của hoạt động quản lí Hai là, một bộ phận đã được tách riêng ra của hoạt động quản lí

Chức năng quản lí là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đính của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí Chức năng quản lí làm nên chân dung của nhà quản lí Trong quản lí, chức năng quản lí là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính độc lập tương đối

Chức năng quản lí là một loại hoạt động quản lí đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong quá trình quản lí, tiêu biểu bởi tính chất độc lập của những bộ phận quản lí Chức năng quản lí là hình thức tồn tại của các tác động quản lí

Chức năng quản lí là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí Chức năng quản lí làm nên chân dung của nhà quản lí Trong quản lí, chức năng quản lí là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính độc lập tương đối

Chức năng quản lí nảy sinh và là kết quả của quá trình phân công lao động, là

bộ phận tạo thành hoạt động quản lí tổng thể, được tách riêng, có tính chất chuyên môn hoá Bởi vậy, việc chủ thể quản lí thực hiện chức năng quản lí đồng nghĩa với việc chủ thể đó thực hiện nội dung của hoạt động quản lí

3 Quản lí là gì?

Quản lí là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác Quản lí gồm các yếu tố: chủ thể quản lí, đối tượng bị quản lí, khách thể quản lí và mục tiêu quản lí

Đối tượng bị quản lí trong một nhà trường thì nhiều, trước hết có giáo viên và học sinh Nhưng, trong một tổ chức mang tính xã hội như nhà trường thì giáo viên và học sinh vừa là đối tượng bị quản lí, vừa là chủ thể quản lí

8

Trang 9

Quản lí con người trong nhà trường là tổ chức một cách hợp lí lao động của giáo viên và học sinh, là tác động đến họ sao cho hành vi, hoạt động của họ đáp ứng được yêu cầu của việc đào tạo con người Khác với lĩnh vực kĩ thuật, các hệ thống quản lí và bị quản lí tác động lẫn nhau một cách máy móc, cứng nhắc; nhưng trong quản lí con người, sự tương tác này lại mang tính chất mềm dẻo, linh hoạt, bởi vì con người không thụ động phản ứng lại các tác động quản lí

Quản lí thích hợp và phát huy được hiệu quả cao trong môi trường ổn định và

cơ cấu đẳng cấp Quản lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt đến mục đích nhất định

Sau đây là quan điểm về quản lí giáo dục Quan điểm này được thể hiện ở các hoạt động quản lí của người quản lí, gồm những ba nhiệm vụ chung cơ bản sau:

Trong quản lí có các loại quyết định khác nhau

Người ta đã đề cập đến nhiều loại quyết định dựa vào các tiêu chí khác nhau,

ví dụ như quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật, quyết định tác nghiệp, quyết định dài hạn, ngắn hạn, quyết định cá nhân, quyết định tập thể, quyết định lệ thường (routine decision), quyết định thích nghi (adaptive decision), quyết định cách tân, đổi mới (innovative decision)… Các loại quyết định này đều có yếu tố “trực giác” và “lí giải” tham gia

Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu

Quản lý thích hợp và phát huy được hiệu quả cao trong môi trường ổn định và

cơ cấu đẳng cấp Nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi liên tục, 9

Trang 10

tính lãnh đạo sẽ ở ngay tại tâm điểm của tất cả cố gắng của chúng ta trong việc cải thiện tổ chức và xã hội

Cũng như “lãnh đạo”, có nhiều quan niệm khác nhau về “quản lý” nhưng quan niệm dưới đây dễ hiểu hơn cả

“Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”

4 So sánh chức năng Quản lí và Lãnh đạo

Mức độ năng

động

làm theo

Phong cách Chuyển đổi tâm lí con

người

Áp đặt tâm lý con người

Trao đổi Niềm hăng say làm

việc

Tiền – công việc

rủi ro

Tối thiểu hoá rủi ro

10

Trang 11

Lãnh đạo tập trung vào những ưu tiên sau:

thống

- Làm sáng tỏ thực trạng vận động của hệ thống, phát hiện nhân tố mới

- Phát hiện quy luật vận động và xu thế phát triển của hệ thống

Quản lý tập trung vào những ưu tiên sau:

- Cụ thể hoá chiến lược phát triển hệ thống thành chính sách

- Khai thác, phân phối, điều hoà các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho hệ thống

nhiệm, phân quyền, kiểm tra, giám sát các bước phát triển của hệ thống

Điều khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là lãnh đạo từ “cái không” ra “cái có”

và quản lý thì giữ cái có cho đừng mất đi thành cái không Lãnh đạo cần tầm nhìn, lòng tin, sáng tạo, can đảm, khả năng khơi lửa trong lòng những người theo mình Quản lý cần quy tắc, phương thức vạch sẵn, duy trì và sử dụng những phương thức này để duy trì và phát triển tổ chức

II VÍ DỤ

1 Ví dụ 1: Chức năng lãnh đạo/chỉ đạo trong quản lý chương trình học:

Nhà quản lý cơ sở giáo dục có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo trong việc xây dựng và đảm bảo chất lượng chương trình học Họ cần phải thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận trong trường, như giáo viên, giáo viên bộ môn và chuyên gia giáo dục để đảm bảo rằng chương trình học được phát triển và triển khai một cách hiệu quả Nhà quản lý cần phải định rõ các mục tiêu học tập, đảm bảo nội dung chương trình phù hợp với đòi hỏi và tiêu chuẩn giáo dục của

11

Trang 12

khu vực Họ cũng phải theo dõi và đánh giá hiệu quả của chương trình học để điều chỉnh và cải thiện nếu cần thiết

Bên cạnh đó, với tư cách là hiệu trưởng thì nhà lãnh đạo phải chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường thông qua các bước sau:

Bước 1: Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm

Bước 2: Phân tích tình hình và xác định mục tiêu cho năm học mới

Bước 3: P.Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn viết dự thảo kế hoạch

Bước 4: Tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo kế hoạch

Bước 5: Hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng duyệt kế hoạch

Một trong những hình thức quan trọng nhất và có hiệu lực của việc lập kế hoạch công tác dạy học là lập thời khóa biểu Thời khóa biểu cố định của nhà trường đảm bảo tổ chức hoạt động của học sinh trong suốt tuần lễ và trong mỗi ngày học một cách nhịp nhàng, đúng đắn về mặt sư phạm

Đồng thời cũng dự kiến trước việc tổ chức đúng đắn lao động của giáo viên trong tuần Chất lượng thời khoá biểu chi phối mạnh mẽ kết quả của toàn bộ quá trình giảng dạy giáo dục bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ hoạt động của nhà trường

Việc xếp thời khóa biểu thường phân công cho đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động dạy học Khi xếp thời khóa biểu, Phó hiệu trưởng cần có đầy đủ các tư liệu sau:

- Kế hoạch chuyên môn của trường

- Bảng phân phối chương trình các môn học

- Danh sách phân công giáo viên theo môn, theo lớp

- Số lượng phòng học, thiết bị dạy học

Một thời khóa biểu tốt phải được xây dựng trên các đặc điểm sư phạm và vệ sinh học đường:

- Phải sắp xếp các giờ học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh

- Bố trí phù hợp các lớp học theo ca (trường học 2 ca)

- Giữa các tiết, nghỉ tại chỗ 5 phút, giữa buổi học ra chơi 25 phút

12

Trang 13

Lưu ý: Phải duy trì ở mức độ cao nhất trong suốt năm học khả năng lao động của giáo viên và học sinh Vì vậy, phải phân phối hợp lý các môn học, xen kẽ các môn học trong một buổi học Cần đặc biệt chú ý đến tính ổn định của thời khóa biểu, chính điều này làm cho nhịp độ công tác trong nhà trường được đảm bảo

Thời khóa biểu không ổn định sẽ gây rối loạn trong công việc của giáo viên và trong học tập của học sinh Cách sắp xếp thời khóa biểu thể hiện mối quan tâm đến quỹ thời gian của giáo viên, tạo điều kiện cho họ làm việc hợp lý và có năng suất cao mà không bị mệt mỏi quá sức Sau khi xếp xong thời khoá biểu cần kiểm tra lại kỹ càng và trình hiệu trưởng duyệt Công bố thời khóa biểu cho giáo viên, học sinh, các cán bộ có liên quan và cha mẹ học sinh

Chưa hết, các nhà Lãnh đạo/ Quản lý cần chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng

kế hoạch năm học Tổ chuyên môn theo hai loại kế hoạch như sau:

- Kế hoạch năm học gồm toàn bộ công tác của tổ và kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình dạy học bộ môn ở các khối lớp)

- Kế hoạch của tổ phải chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của

kế hoạch chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường ở từng đơn vị tổ cho phù hợp

- Kế hoạch tổ chuyên môn phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thể Hiệu trưởng cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; những yêu cầu của nhà trường đối với chất lượng dạy học giáo dục ), làm cho tổ trưởng nắm được những ý định quan trọng của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học trong năm

- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ theo qui trình và cách trình bày như kế hoạch năm học của nhà trường Kế hoạch của tổ chuyên môn phải được hiệu trưởng duyệt, và trở thành văn bản pháp lý để hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn

13

Ngày đăng: 12/07/2024, 23:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w