1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài luận môn kinh tế vĩ mô chính sách tài khóa mở rộng của việt nam năm 2021 công cụ thuế

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA MỞ RỘNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2021
Tác giả Phạm Phúc Long, Nguyễn Lê Thanh Lam, Nguyễn Đỗ Minh Anh, Nguyễn Đức Tuấn, Trần Thùy Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Huyền
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại Bài luận môn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

HỘ GIA ĐÌNH - Ngày 01/06/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân k

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



BÀI LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA MỞ RỘNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2021

CÔNG CỤ THUẾ

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH:

TS NGUYỂN THANH HUYỀN

NHÓM 2 Tên thành viên:

1.Phạm Phúc Long

2 Nguyễn Lê Thanh Lam

3 Nguyễn Đỗ Minh Anh

4 Nguyễn Đức Tuấn

5 Trần Thùy Trang

Tp Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

LỜI GIỚI THIỆU

Những năm gần đây, dưới sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng trầm trọng, bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế nặng nề Vì lẽ đó, các quốc gia trên thế giới phải tích cực triển khai công tác phòng chống dịch bệnh lan rộng, bảo vệ tính mạng của người dân đồng thời đưa ra những chính sách kịp thời, hiệu quả để khôi phục lại nền kinh tế của mỗi quốc gia Năm 2021, giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát trở lại với số người chết tăng liên tục qua hàng ngày đã khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết với tâm lý lo sợ 4 lần bùng phát dịch COVID-19 đã “vắt kiệt” sức lực của doanh nghiệp Thấy rõ khó khăn của doanh nghiệp, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành kịp thời nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách tài khóa và tiền tệ tiếp sức, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đồng thời giúp sức cho nền kinh tế có thể hồi phục, một trong những sách mà Việt Nam đã ban hành đó là CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA MỞ RỘNG Chính sách được thể hiện thông qua hai công cụ là Giảm thuế (T) và Tăng chi tiêu ngân sách của chính phủ (G) Ở bài tập này, nhóm em chỉ đề cập đến một công cụ của chính sách tài khóa đó chính là Thuế Nhà nước thể hiện chính sách tài khóa mở rộng thông qua việc ban hành các chính sách với các giải pháp miễn giảm, hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, đối với các đối tượng là thành phần của nền kinh tế là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và thành phần nước ngoài với thị trường xuất nhập khẩu

A TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THUẾ (QUÝ I/2021)

Kinh tế – xã hội ba tháng đầu năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau nỗ lực nghiên cứu và triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng dịch Covid-19 ở nhiều nước trên thế giới Trong nước, tiếp đà phục hồi

và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố cuối tháng Một đã đặt ra không

ít thách thức trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội

1 HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2021 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước nhưng có vốn đăng ký tăng 27,5%, nguyên nhân do gia tăng số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng (tăng 36,8%) và giảm số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (giảm 3,3%) Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%, đây phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu

Trang 3

cực từ bên ngoài Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng sản xuất kinh doanh trong quý II/2021 khả quan hơn quý I/2021

2 ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2021 theo giá hiện hành ước đạt 507,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này cho thấy tín hiệu tích cực trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 đã cơ bản kiểm soát thành công tại Việt Nam Đây cũng là động lực quan trọng để việc huy động và sử dụng vốn đầu tư toàn

xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong các quý tiếp theo của năm 2021

3 THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2021 ước tính đạt 320,1 nghìn tỷ đồng, bằng 23,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 269 nghìn tỷ đồng, bằng 23,7%; thu từ dầu thô 6,5 nghìn tỷ đồng, bằng 28%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 44,1 nghìn tỷ đồng, bằng 24,7%

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2021 ước tính đạt 264,2 nghìn tỷ đồng, bằng 15,7% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 196,8 nghìn tỷ đồng, bằng 19%; chi đầu tư phát triển 39,1 nghìn tỷ đồng, bằng 8,2%; chi trả nợ lãi 27,9 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4%

4 XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Quý I năm 2021 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I năm 2021 ước tính đạt 152,65

tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; nhập khẩu hàng hóa đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3% Cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2021 ước tính xuất siêu 2,03 tỷ USD

B ĐIỀU CHỈNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC THÀNH PHẦN CỦA NỀN KINH TẾ

1 HỘ GIA ĐÌNH

- Ngày 01/06/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC

hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, trong đó đã sửa đổi nội dung xử lý ngừng/tạm ngừng kinh doanh theo quy định cũ theo hướng hộ kinh doanh,

cá nhân kinh doanh ngừng/tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải

Trang 4

nộp thông báo ngừng/tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan thuế mà cơ quan thuế sẽ căn cứ văn bản yêu cầu ngừng/tạm ngừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giảm số thuế phải nộp theo thời gian thực tế yêu cầu ngừng/ tạm ngừng kinh doanh

- Đối với chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí trong thời gian ngắn hạn: Ngày 19/04/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, theo đó hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân phát sinh phải nộp năm 2021 đến ngày 31/12/2021

 Chính sách này góp phần hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vượt qua khó khăn trong thời điểm covid-19, giúp giảm tải các áp lực về nghĩa vụ tài chính và giúp dồn nguồn lực để phục hồi, duy trì sản xuất Trong quá trình triển khai, chính sách này hỗ trợ rất tốt cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và không phát sinh bất cập, tồn tại nào

- Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy

định “miễn thuế thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định Không áp dụng việc miễn thuế đối với các khoản thu nhập, doanh thu từ cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm; sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện

tử, phim số, ảnh số, nhạc số; quảng cáo số”.

 Trong ngắn hạn, chính sách này đã góp phần hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội Ngoài ra, thủ tục thực hiện có thể phức tạp, gây khó khăn cho hộ kinh doanh trong việc tiếp cận chính sách, việc miễn thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước

2 DOANH NGHIỆP

* Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 1 nghị quyết Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 quy định: “1 Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.”

Trang 5

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được giảm

thuế thu nhập doanh nghiệp theo Điều 1 Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15

gồm:

“1 Đối tượng áp dụng

Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này áp dụng đối với người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15, bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam b) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã

c) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam d) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.”

 Chính sách đã làm giảm bớt áp lực tài chính cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phải chịu tổn thất nặng nề do đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 Việc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp đã giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để tái đầu tư, tái cơ cấu cũng như phục hồi và duy trì hoạt động kinh doanh của mình nói riêng và tình hình kinh tế Việt Nam nói chung

* Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Khoản 3 điều 1 Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 quy định:

“3 Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày

31 tháng 12 năm 2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây: (i) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường

bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua

du lịch; (ii) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm (ii) không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến.”

Khoản 1 điều 3 Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định:

“1 Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày

31 tháng 12 năm 2021 đối với hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:

a) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý

du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và

tổ chức tua du lịch

b) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng

Trang 6

tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí

c) Chi tiết hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo Phụ lục 1 Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b khoản này không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh theo hình thức trực tuyến d) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.”

 Việc ban hành chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các hàng hóa, dịch vụ như trên sẽ góp phần làm giảm giá bán, từ đó góp phần làm giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân Qua đó, chính sách khuyến khích tiêu dùng và tăng cường hoạt động kinh doanh, tạo động lực cho người dân tiêu dùng nhiều hơn

và doanh nghiệp mở rộng các hoạt động kinh doanh, từ đó phục hồi cũng như tăng cường hoạt động kinh tế chung sau đại dịch bệnh Covid-19

* Miễn tiền chậm nộp phát sinh của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Tại khoản 4 điều 1 Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 quy định:

“4 Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản

nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020.”

Quy định này đã làm giảm bớt áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm thời gian và nguồn lực để tái đầu

tư cũng như duy trì hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời để tái cơ cấu hoặc phục hồi các hoạt động kinh doanh

Tóm lại, các chính sách hỗ trợ thuế, phí của Việt Nam cho khu vực doanh nghiệp được ban hành rất đúng lúc, kịp thời có sự bao quát với hầu hết các đối tượng doanh nghiệp

3 THÀNH PHẦN NƯỚC NGOÀI (XUẤT NHẬP KHẨU)

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều quốc gia thực hiện chính sách giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới phòng chống đại dịch Vì lẽ đó, người dân thường ưu tiên sử dụng hàng hóa, sản phẩm nội địa trong giai đoạn này dẫn đến thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung đều gặp trở ngại trong việc xuất khẩu hàng hóa sang nước khác và nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước Trước tình hình đó, Chính phủ đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất nhập khẩu thông qua quyết định ban hành, sửa đổi các chính sách nổi bật sau:

Trang 7

- Tại Điều 1, Nghị quyết 106/NQ-CP 2021 ban hành ngày 11/09/2021 quy

định: “Hàng hóa của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu để tài trợ cho

Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, được áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.”

 Chính sách đã giảm bớt áp lực về thuế đối với các cá nhân, tổ chức có mong muốn hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị phòng, chống dịch COVID-19 bằng cách nhập khẩu hàng hóa, thiết bị từ nước ngoài về, góp phần cho công tác chiến đấu với dịch bệnh đi đến gần thành công hơn

- Nghị định 101/2021/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2021 sửa đổi, bổ sung

một số điều về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan Cụ thể, nghị định tập trung sửa đổi các nhóm sau:

+ Điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) đối với một số mặt hàng như thép, lúa mì, ngô: Cụ thể, Chính phủ đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số sản phẩm thép xây dựng, thép tấm với mức giảm thuế suất từ 5% đến 10%; giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%

 Đây là nhóm những mặt hàng có giá cả tăng cao trong giai đoạn 2021, làm tăng đáng kể chi phí đầu vào của một số ngành sản xuất trong nước mà nguyên, vật liệu là những mặt hàng này Chính sách đã phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp giảm các chi phí và góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát do giá cả tăng cao

+ Điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tài nguyên khoáng sản như đá, clanhke Việc

điều chỉnh thuế suất được thực hiện theo lộ trình, trong đó đối với nhóm mặt hàng đá và sản phẩm làm từ đá được thực hiện theo lộ trình 3 giai đoạn theo 3 năm (2022-2024) và mức tăng thuế suất của mỗi lần điều chỉnh không quá 5%

Chính sách đã giảm thiểu các tác động đến các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thời gian để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh và giải quyết hàng hóa tồn kho đồng thời bảo vệ, thúc đẩy khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô, chưa qua chế biến và góp phần đơn giản biểu thuế, hạn chế gian lận thương mại

C TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THUẾ (QUÝ IV/2021)

Trang 8

Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 Sau một năm, dịch bệnh được kiểm soát ngày càng vững chắc; nền kinh tế phục hồi rất tích cực; tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục, đi cùng với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện Thực tế đã chứng minh việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 theo kết luận của Trung ương là hết sức đúng đắn, kịp thời, phù hợp, có vai trò, ý nghĩa quyết định với việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu loạt bài để nhìn nhận lại quyết định quan trọng này, thông tin phân tích đa chiều, toàn diện về việc ban hành và thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ - Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử Số liệu Tổng cục Thống

kê công bố sáng 29/9 cho thấy, GDP 9 tháng năm 2022 tăng trưởng 8,83%, mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay và riêng quý III là 13,67%

Bên cạnh đó, các cân đối lớn của nền kinh tế như xuất nhập khẩu, xuất siêu hơn 6,5 tỷ USD, xuất khẩu tăng hơn 17%, nhập khẩu tăng 13%, lạm phát chỉ 2,73%, các dòng vốn tiếp tục vào Việt Nam, FDI thực hiện tăng cao nhất trong 5 năm vừa qua

Với những kết quả kể trên, TS Trương Văn Phước nhận định năm 2022, chúng ta có thể đạt được tăng trưởng GDP ít nhất là 7,5%

Ngoài ra, đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô thì việc kiểm soát lạm phát hết sức quan trọng 9 tháng vừa qua, trong khi lạm phát bùng phát cao ở nhiều nước như Mỹ 8-9%, Anh xấp xỉ 9%, đáng mừng là Việt Nam kiềm chế được 2,73% nên trong năm 2022, mức lạm phát của chúng ta cũng sẽ chỉ dưới 4%

1 HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý III/2021) đã tác động tiêu cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2021 đạt gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm 2020; 119,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ Việc ban hành và triển khai kịp thời Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 trên phạm vi toàn quốc đã góp phần quan trọng trong khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường, từng bước tạo niềm tin cho các doanh nghiệp Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2022 với 81,7% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý IV/2021

2 ĐẦU TƯ

Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2021 tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của dịch

Covid-19 trong quý III/2021 Đóng góp chính vào tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội đến

Trang 9

từ khu vực ngoài nhà nước Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) suy giảm về vốn giải ngân nhưng vẫn đạt kết quả khả quan về vốn đăng ký, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài Trong khi đó, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp tục chậm tiến độ, ảnh hưởng đến vốn đầu tư toàn xã hội và đà phục hồi của kinh tế trong nước Năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt khoảng 2.891,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2020, bao gồm: khu vực nhà nước đạt 713,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng vốn và giảm 2,9%; khu vực ngoài nhà nước đạt 1.720,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,5% và tăng 7,2%; khu vực có vốn FDI đạt 458,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,8% và giảm 1,1% Vốn đầu tư của khu vực nhà nước tăng chậm do giải ngân chậm tiến độ Ngoài nguyên nhân bị ảnh hưởng bởi tình trạng phải giãn cách xã hội tại nhiều địa phương trong quý III còn do tăng giá nguyên, vật liệu và các khó khăn đã tồn tại lâu năm như công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu; thủ tục đầu tư, bố trí vốn; năng lực của chủ đầu tư Vốn thực hiện từ nguồn NSNN năm 2021 đạt khoảng 423,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84,3% kế hoạch năm và giảm 8,6% so với năm trước (năm 2020 bằng 90,5% và tăng 33,6%)

3 THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm (tăng 180,1 nghìn tỷ đồng), trong đó thu nội địa bằng 110,4% so với dự toán năm (tăng gần 118 nghìn tỷ đồng); thu từ dầu thô bằng 197,4% (tăng 22,6 nghìn tỷ đồng); thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 122,1% (tăng 39,5 nghìn tỷ đồng)

Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2021 ước tính đạt 1.839,2 nghìn tỷ đồng, bằng 109% dự toán năm, trong đó, chi thường xuyên bằng 102,3%; chi đầu tư phát triển bằng 106,4%; chi trả nợ lãi bằng 96,2%

4 XUẤT – NHẬP KHẨU

Mặc dù đà tăng xuất - nhập khẩu trong quý III/2021 đã bị chững lại do ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội, tuy nhiên trong quý IV/2021 năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đã dần phục hồi góp phần thúc đẩy xuất - nhập khẩu Kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2021 đạt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm

20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế Xuất khẩu của cả nước đạt khoảng 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020, cao nhất kể từ năm 2018 Xuất khẩu sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc đều tăng trưởng tốt trong năm 2021 Nhập khẩu trong năm 2021 đạt khoảng 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất xuất khẩu tăng cao, cùng với giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng trong nửa đầu năm 2021, đặc biệt là giá các loại nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất Xuất siêu trong năm 2021 đạt khoảng 4 tỷ USD, tương đương 1,19% kim ngạch xuất khẩu Kết quả này tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp

Trang 10

D KẾT LUẬN

Có thể thấy được các chính sách hỗ trợ về tài khoá của Chính phủ đã và đang phát huy hiệu quả, là liều thuốc trợ lực kịp thời giúp cộng đồng DN và người dân bước đầu trụ vững trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 Về phía các ngân hàng thương mại cũng đã cố gắng giảm lãi suất cho DN Đây được coi là sự

chia sẻ đáng ghi nhận Theo Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: “Việc đề xuất giảm thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là rất hữu ích, như “mũi tên trúng hai đích”, vừa giúp cho các hộ kinh doanh, vừa hỗ trợ lực lượng lao động bởi khu vực hộ kinh doanh có đóng góp tới 30% GDP nên có ảnh hưởng lớn tới

xã hội Tôi cho rằng, đề xuất giảm thuế cho khu vực này là một sự đột phá về mặt chính sách, thể hiện Chính phủ không chỉ quan tâm các DN lớn mà còn cả hộ cá nhân kinh doanh - đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh”.

Chính sách giảm thuế đã thực hiện tốt vai trò của mình như là công cụ giúp nhà nước có thể kiểm soát tương đối tốt, linh hoạt và nhịp nhàng, phát huy được hiệu quả, đem lại những tín hiệu tích cực trong đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ quá trình phục hồi của các DN, góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ

Chuyên gia kinh tế, PGS TS Đinh Trọng Thịnh cho biết: “Đề xuất giảm thuế thu nhập DN năm 2021 là sự tiếp nối từ chính sách năm 2020 đã được chứng minh là trợ lực rất cần thiết cho DN để có thêm nguồn lực trước mắt duy trì hoạt động Việc Bộ Tài chính tiếp tục rà soát để đề xuất giảm thuế cho nhiều đối tượng DN từ nay đến cuối năm là gói hỗ trợ rất lớn và đặc biệt đối tượng được thụ hưởng chính sách đã được “mở” hết mức nhằm đảm bảo bất cứ người nộp thuế nào cũng

sẽ nhận được hỗ trợ về thuế Tôi đánh giá cao sự hỗ trợ này, bởi lẽ Bộ Tài chính

đã không “bỏ quên” hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn Đây là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Được biết, nhiều đối tượng DN hoạt động trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 sắp tới cũng tiếp tục thuộc diện miễn một số khoản thuế cho thấy sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính đối với mọi ngành, nghề đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19”

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w