1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kinh tế vi mô ghiệp trong việc xâm nhập thị trường này, dưới Đây là tiểu luận nghiên cứu các hành vi của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Hành Vi Của Doanh Nghiệp Trong Thị Trường Cạnh Tranh Hoàn Toàn
Tác giả Hồ Văn Thành
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại Tiểu Luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Ở cái nhìn của nhà kinh tế học, đã có nhận định về thị trường cạnh tranh là thị trường với rất nhiều người mua và người bán là một loại hàng hoá đồng nhất, trong đó mỗi người mua và bán

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

MÔN KINH TẾ VI MÔ

HV thực hiện: Hồ Văn Thành

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU:

Các nhà kinh tế học phân loại thị trường dựa trên cấu trúc thị trường Cấu trúc thị trường là những đặc tính thị trường quyết định môi trường kinh tế mà ở đó một doanh nghiệp hoạt động Có 4 loại thị trường khác nhau: Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền tập đoàn, độc quyền thuần tuý

Ở cái nhìn của nhà kinh tế học, đã có nhận định về thị trường cạnh tranh là thị trường với rất nhiều người mua và người bán là một loại hàng hoá đồng nhất, trong đó mỗi người mua và bán đều là những người chấp nhận giá

Ở góc độ triết học, theo K.Marx: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Trong kinh doanh, cạnh tranh

có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hoá, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua với giá thấp

Để phát triển và tạo ra một thị trường doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh thì các nhà kinh tế học phải nắm bắt được cấu trúc thị trường này để đưa ra những dự đoán, phương án phù hợp nhất cho việc phát triển các dự án kinh doanh trong tương lai

Theo đó, cạnh tranh hoàn hảo là cạnh trong một mô hình kinh tế được mô tả

là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao Những nghiên cứu về các thị trường cạnh tranh hoàn hảo cung cấp cơ sở cho học thuyết về cung và cầu và một số vấn đề kinh tế khác

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động thực tiễn, những phản ứng của doanh nghiệp trong việc xâm nhập thị trường này, dưới đây là tiểu luận nghiên cứu:

“Các hành vi của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn” ( thị

trường cạnh tranh hoàn hảo)

Trang 3

MỤC LỤC

II NỘI DUNG···4

1 Các khái niệm···4

2 Các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 6 3 Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo···8

4 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.···9

4.1 Các đặc trưng cơ bản về cung cầu.···9

4.2 Tối đa hoá lợi nhuận···10

4.3 Tối thiểu lỗ và ngừng sản xuất···12

5 Những điểm tích cực và tiêu cực của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.···12

III KẾT LUẬN···13

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO···14

II NỘI DUNG:

1 Các khái niệm

a) Thị trường

Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá Từ đó đến nay nền sản xuất hàng hoá đã phát triển và trải qua nhiều thế

kỉ, nên khái niệm về thị trường cũng rất phong phú và đa dạng

Trang 4

Theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác - Lênin, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và

số lượng của hàng hoá

Theo từ điển kinh tế học, thị trường là nơi trao đổi hàng hoá được sản xuất ra

và hình thành trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá cùng với quan hệ kinh tế giữa những người liên kết lại với nhau thông qua trao đổi hàng hoá

Là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hoá hay dịch vụ

Qua các khái niệm khác nhau về thị trường, ta thấy thị trường là một phạm trù riêng có của nền sản xuất hàng hoá Hoạt động của thị trường được thực hiện qua ba nhân tố đó là: Nhu cầu, lượng cung ứng, giá cả Ba nhân tố này có mối quan

hệ mật thiết với nhau

Qua thị trường chúng ta có thể xác định được mối tương quan giữa cung và cầu của thị trường, đồng thời thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị, chất lượng của hàng hoá và dịch Thị trường là khâu trung gian kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng

b) Cạnh tranh

Theo từ điển thuật ngữ, cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế ( nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình

Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá giả hoặc cạnh tranh phi giá cả, hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế

Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường, mà còn là yếu

tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội Cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh phải luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất để tăng năng suất lao động, tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và vì vậy mang lại sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế

c) Thị trường hoàn toàn cạnh tranh ( thị trường cạnh tranh hoàn hảo)

Trang 5

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có rất nhiều người bán

và người mua mà không có người bán và người mua nào có thể ảnh hưởng đến giá

cả thị trường

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của các hàng hoá, dịch

vụ trên thị trường do cung và cầu của toàn thể thị trường quyết định Bản thân mỗi người bán không thể chi phối giá cả của mặt hàng họ cung ứng trên thị trường Vì vậy, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo mỗi người bán là người chấp nhận giá d) Một số khái niệm khác

- Doanh nghiệp: Là đơn vị kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội để đạt được lợi nhuận tối đa và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất

- Cầu phản ánh lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi

- Lượng cầu là lượng cụ thể của hàng hoá hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định ( giả định rằng các yếu tố khác không đổi )

- Hàm cầu là một biểu thức đại số biểu diễn mối quan hệ giữa số cầu của một mặt hàng và giá của nó

- Cung phản ánh lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán mong muốn và

có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định ( giả định rằng các yếu tố khác không đổi )

- Lượng cung là lượng cụ thể của hàng hoá hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán lại tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định ( giả định rằng các yếu tố khác không đổi )

- Hàm cung là một biểu thức đại số biểu diễn mỗi quan hệ giữ số cung của một mặt hàng và giá của nó

- Cân bằng cung cầu là trạng thái của thị trường mà tại đó lượng cung bằng với lượng cầu (trạng thái trong đó không có sức ép làm cho giá và sản lượng thay đổi )

- Ngắn hạn là khoảng thời gian mà trong đó ít nhất có một yếu tố đầu vào của sản xuất không thể thay đổi được hay còn gọi là yếu tố cố định

- Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi

Trang 6

- Sản phẩm trung bình của một yếu tố đầu vào là số sản phẩm bình quân do một đơn vị đầu vào tạo ra trong một thời gian nhất định

- Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu và thay đổi một đơn vị

- Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí tổn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời gian nhất định

- Chi phí kinh tế là toàn bộ phí tổn của việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định

- Chi phí sản xuất ngắn hạn là những phí tổn mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn

- Tổng chi phí cận biên là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

- Tổng chi phí dài hạn bao gồm toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải

bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh các hàng hoá hay dịch vụ trong điều kiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều có thể điều chỉnh

- Chi phí bình quân dài hạn là mức chi phí bình quân tính trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất trong dài hạn

- Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất

- Doanh thu cận biên là sự thay đổi của tổng doanh thu khi bán thêm một sản phẩm

2 Các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

- Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau

Số lượng các doanh nghiệp trong ngành là đủ lớn sao cho sản lượng của mỗi doanh nghiệp là không đáng kể so cả ngành nói chung, tức là các ngành có thị phần nhỏ dẫn đến cung của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến giá cả thị trường Thị trường cạnh tranh hoàn toàn yêu cầu số lượng người mua và người bán nhiều, mỗi cá thể trong số họ hành động độc lập, tách biệt so với người khác Các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi vì mỗi hãng các biệt trên thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị trường nên hàng không thể gây ảnh hưởng đến giá thị trường hàng hoá hay dịch vụ hãng sản xuất ra khi thay đổi sản lượng của hãng Tất nhiên, nếu tất cả các nhà sản xuất hành động cùng nhau, những thay đổi về số lượng chắc chắn sẽ tác động đến giá thị trường Nhưng nếu là cạnh tranh hoàn hảo thị mỗi nhà sản xuất đều không quan trọng

Trang 7

- Tất cả các đơn vị hàng hoá trao đổi được xem là giống nhau.

Sản phẩm của ngành phải đồng nhất để cho sản phẩm của các doanh nghiệp

có thể thay thế hoàn hảo cho nhau, từ đó doanh nghiệp định giá cao sẽ không bán được sản phẩm

Tất cả các hãng sản xuất một loại hàng hoá đồng nhất hay được tiêu chuẩn hoá hoàn hảo Sản phẩm của một hãng này trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo giống với sản phẩm của mọi hãng khác Điều kiện này đảm bảo rằng những mua bàng quan với hãng sản xuất ra sản phẩm họ mua Những sự khác biệt sản phẩm, cho dù là thực hay ảo, là không thể xảy ra trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Đặc trưng này dễ phát hiện trong thị trường thực tế Ví dụ, thị trường khí đốt thuộc cùng một cấp chất lượng, hoặc thị trường xăng trong mỗi đơn vị xăng là bản sao của một đơn vị bất kỳ khác Vì thế, người mua không bao giờ phải quan tâm đến việc họ mua các đơn vị đó của ai

- Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi

Thông tin hoàn hảo cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm sao cho người mua nhận thấy những sản phẩm giống nhau của các doanh nghiệp khác nhau thực sự là giống nhau Nên không có sự phân biệt giá của các sản phẩm giống nhau trên thị trường

Thị trường cạnh tranh hoàn toàn đòi hỏi tất cả người mua và người bán đều

có liên hệ với những người trao đổi có tiềm năng, nắm bắt các đặc trưng của sản phẩm sẽ trao đổi, có hiểu biết về giá cả người bán kỳ vọng bán và giá người mua muốn trả Tất cả mọi người đều có liên hệ mật thiết với nhau và các thông tin giữa

họ luôn được liên tục

- Không có gì ngăn cản các doanh nghiệp đầu tư hoặc rút ra khỏi thị trường

Tự do nhập và xuất ngành, từ đó có thể duy trì số lượng doanh nghiệp đủ lớn, đảm bảo không có sự cấu kết của các doanh nghiệp hiện hành

Không hề có những rào cản nào ngăn cản các hãng mới gia nhập thị trường

và không có điều gì ngăn cản các hãng đang tồn tại trên thị trường rút lui khỏi thị trường

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở mỗi khoảng thời gian khác nhau, mỗi cá nhân đều được tự do trở thành người mua hay người bán Tự do gia nhập thị trường

và được tự do trao đổi ở cùng một mức giá nhu những người trao đổi hiện hành Tương ứng, nó đòi hỏi không có trở ngại nào ngăn không cho một người không là người mua hay người bán hoặc rút khỏi thị trường này

Trang 8

=> Có thể nói, mỗi tính chất trên đều rất quan trọng, là những yếu tố then chốt giúp hình thành, định hình lên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo Nhưng trong đó, đặc trưng quan trọng nhất của thị trường này là tính phân biệt ở mỗi hãng trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều cư xử như một người chấp nhận giá Các hãng cạnh tranh chấp nhận mức giá thị trường của sản phẩm, mức giá đã được xác định bởi điểm giao của đường cung và đường cầu đã cho Hành vi nhân giá này

là dấu hiệu của một thị trường cạnh tranh Trong tất cả các cấu trúc thị trường khác

- độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm, các hãng có được sức mạnh đặt giá ở một mức độ nào đó

3 Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Lấy bối cảnh trong một khu chợ đêm tại Đà Lạt, người ta bán rất nhiều loại hàng hoá khác nhau: Thức ăn, quần áo, … Mỗi người bán nhiều loại hàng và có nhiều người bán cùng một mặt hàng

Tại chợ có các rất nhiều quán nước mía , tạo nên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

- Có rất nhiều người bán nước mía và cũng có nhiều người khách mua nước mía

- Cây mía đồng nhất như nhau: Nước mía ở hàng này và hàng khác không có

sự khác biệt

- Thông tin hoàn hảo: Những người bán biết rõ giá bán của nhau, họ cũng biết rõ đặc điểm của những người khác du lịch hay ghé ngang chợ, thậm chí còn rất thân thiện, niềm nở tạo các mối quan hệ quen biết với họ Những người mua cũng biết là giá bao nhiêu là mua được, họ biết các khách du lịch khác mua một ly nước mía là bao nhiêu Trước khi mua ly nước mía họ cũng có thể xem xét vệ mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của quán đó, mật độ của quán,…

- Việc gia nhập thị trường khá đơn giản, người bán sẽ lấy các cây mía ở cùng một chợ với số vốn chưa tới 1 triệu đồng; tới cuối ngày hôm đó, người bán đã thu hồi đủ vốn cùng với số tiền lãi Ngày hôm sau người bán có thể không bán nước mía nước mà có thể bán đồ ăn vặt, nếu thấy có dấu hiệu thua lỗ có thể quay lại bán nước mía hoặc kết hợp bán cả hai

Tuy nhiên, mỗi người bán nước mía thì có những loại nước mía độc nhất như nước mía sầu riêng,… là những thức uống độc quyền

Trong một ngôi chợ sẽ có những người bán tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cũng có những người không tham gia vào thị trường ấy Trong những hàng hoá mà một người muốn bán thì cũng có những hàng hoá bán trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và không

4 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.

Trang 9

4.1 Các đặc trưng cơ bản về cung cầu.

- Nhất thời là khoảng thời gian rất ngắn, trong đó doanh nghiệp không thể thay đổi sản lượng

- Đường cung của doanh nghiệp sẽ là đường thằng đứng tại một mức sản lượng sản lượng nhất định

- Giá sẽ được điều chỉnh để thị trường bán hết hàng hoá trong khoảng thời gian

Hình: Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Đường cầu của hãng là đường cầu nằm ngang và trùng với đường doanh thu biên và doanh thu bình quân như đồ thị

Giá

- Doanh nghiệp là người nhận giá

- Thông tin thị trường là hoàn hảo

D

P 0

0

Lượng

Trang 10

4.2 Tối đa hoá lợi nhuận

Các quyết định trong sản xuất ngắn hạn tập trung vào lượng cung của doanh nghiệp Việc xem xét mối quan hệ giữa đường cầu và chi phí nhằm nghiên cứu hành

vi ra quyết định của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất ở mức lượng mà ở đó doanh thu biên bằng với chi phí biên Doanh thu biên được xác định bằng:

Một cách tương tự, chi phí biên được xác định bằng:

Doanh thu biên bằng với giá thị trường trong thị trường cạnh tranh:

Giá,

chi phí

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w