1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích khái niệm văn hóa và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội theo tư tưởng hồ chí minh trình bày hiểu biết của anh chị về mối quan hệ biện chứng văn hóa và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội việt nam hiện nay

12 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới 6 Phần 2: Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và các lĩnh vực văn hóa khác của đời sống Việt Nam hiện nay 7 MỞ ĐẦU Tóm tắt nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: Phân tích khái niệm văn hóa và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trình bày hiểu biết của anh/chị về mối quan hệ biện chứng văn hóa và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

Thành viên: 1 La Thị Ngọc Thanh K225042233

3 Nguyễn Hoàng Tú Uyên K224081051

4 Đỗ Thị Diễm Quỳnh K225052324

5 Nguyễn Xuân Thương K225052331

7 Đoàn Thị Mai Quyên K225052323

8 Kiên Thị Ngọc Yến K225042246

Giáo viên hướng dẫn: Lý Kim Cương

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 3 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Tựa đề Trang

Phần 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 4 1.1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới

6

Phần 2: Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và các

lĩnh vực văn hóa khác của đời sống Việt Nam hiện nay

7

MỞ ĐẦU

Tóm tắt nội dung đề tài :

Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa lâu đời với lịch sử hàng nghìn năm văn hiến; là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa Trong các danh nhân

ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà văn hóa vĩ đại nhất của

Trang 3

Việt Nam trong thời đại ngày nay Người là danh nhân văn hóa thế giới,

có tầm ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc, mà còn đối với sự phát triển của nền văn hóa thế giới, văn hóa tương lai của nhân loại Trong kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm về văn hóa là viên ngọc sáng lấp lánh, có vị trí quan trọng, hàm chứa những giá trị to lớn đối với sự phát triển và nâng cao tầm vóc của nền văn hóa Việt Nam Con đường hình thành danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh là một con đường hiếm thấy, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, hoà mình vào cuộc sống của giai cấp cần lao Trong quá trình đó, từ rất sớm Người đã là hiện thân cho nền văn hoá của tương lai,đã trở thành “huyền thoại ngay khi còn sống” Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá

có tác dụng “sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội

cũ, xây xã hội mới” Văn hoá tạo sức mạnh để chiến thắng ngoại xâm theo tinh thần “văn minh thắng bạo tàn”.Kinh tế nâng cao đời sống vật chất, còn văn hoá có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân

Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam trong Nghị quyết 24C/18.65của Khóa họp 24 Đại hội đồng UNESCO từ 20-10 đến 20-11-1987 Nội dung Nghị quyết khẳng định: Hồ Chí Minh để lại một dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xã hội Người có sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt trongcác lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật Tư tưởng của Người là sự kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam và hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.Nhận thức được việc xác định văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và hành

xử đúng, sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trò, giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Để từ đó thấy được tầm quan trọng của văn hóa và đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp cơ bản để thực hiện tốt chủ chương đưa ra là “văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”

* Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Bài luận giúp chúng ta hiểu rõ về khái niệm văn hóa và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Từ đó để đưa ra hiểu biết của bản thân về mối quan hệ biện chứng văn hóa và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

* Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa

- Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:

+ Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người;

Trang 4

+ Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng;

+ Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi);

+ Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”

PHẦN 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

1.1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác.

a Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa.

- Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa Người viết:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

b Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác.

- Quan hệ giữa văn hóa với chính trị : Văn hóa không thể đứng ngoài

mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa

- Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế : Văn hóa cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế

- Quan hệ giữa văn hóa với xã hội : Giải phóng về chính trị thì văn hóa mới có điều kiện phát triển Xã hội thế nào văn hóa thế ấy Phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa

- Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại:

• Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc VN; là thành quả của quá trình lao động sản xuất, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người VN

• Bản sắc văn hóa dân tộc VN được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ:

Trang 5

* Về nội dung, đó là lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc;

* Về hình thức, cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, cách cảm và nghĩ

- Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có ý nghĩa quan

trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc Nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác – Lênin Chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa của các dân tộc ít người.

- Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Tiếp biến văn hóa (tiếp nhận và biến đổi) là một quy luật của văn hóa Theo Hồ Chí Minh, “văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đức lại… Tây phương hay Đông phương có gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để kết hợp với tinh thần dân chủ”.

• Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa VN hợp với tinh thần dân chủ Nội dung tiếp thu là toàn diện bao gồm Đông, Tây , kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh Tiêu chí tiếp thu là có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa

a Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng

* Văn hóa là mục tiêu: nhìn một cách tổng quát, văn hóa là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ Đó là một xã hội dân là chủ

và dân làm chủ, công bằng, văn minh, ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện

* Văn hóa là động lực, động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển Trong

tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở các phương diện chủ yếu sau:

- Văn hóa chính trị, là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ

Trang 6

- Văn hóa văn nghệ, góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng

- Văn hóa giáo dục, diệt giặc dốt, xóa mù chữ, với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng

- Văn hóa đạo đức, nâng cao phẩm giá, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của người cách mạng Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không Nhận thức như vậy để thấy văn hóa đạo đức là một động lực lớn thúc đẩy cách mạng phát triển

- Văn hóa pháp luật, bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước

b Văn hóa là một mặt trận

- Văn hóa là một mặt trận là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa, là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững vàng; ngòi bút là vũ khí sắc bén trong

sự nghiệp “phò chính trừ tà” Phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, để phê bình nghiêm khắc những thói xấu như tham ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu, và ca tụng chân thật những người tốt việc tốt

để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay và giáo dục con cháu đời sau

Đó chính là “chất thép” của văn nghệ theo tinh thần “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến

c Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân

- Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân.Tư tưởng văn hóa của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân,

“từ trong quần chúng ra Về sâu trong quần chúng” Trên cơ sở đó để định hướng giá trị cho quần chúng

- Nhân dân là những người thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ và là những người được hưởng thụ các giá trị văn hoá

1.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới

- Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm nội dung:

• Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường

• Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

Trang 7

• Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân.

• Xây dựng chính trị: dân quyền

• Xây dựng kinh tế:

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng ta từ năm 1943, đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng

- Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc

=> Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, đó là là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn.

PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY.

- Sinh thời, khi đề cập đến mối quan hệ, gắn bó hữu cơ giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh:

“Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá” Theo

đó, người làm lãnh đạo, quản lý phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực; vị trí, vai trò của từng lĩnh vực trong đời sống xã hội Phát triển phải đảm bảo sự đồng bộ, hài hoà, cân đối, tránh xem nhẹ, thậm chí coi thường, lãng quên bất cứ một lĩnh vực nào Sự xem nhẹ một trong các lĩnh vực sẽ dẫn đến hậu quả là sự khủng hoảng, đứt gãy và mất cân đối nghiêm trọng trong quá trình phát triển, đe dọa đến vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh và phát triển toàn diện con người

- Phát triển lĩnh vực văn hóa với các lĩnh vực khác trong đường lối phát triển đất nước nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa được người đứng đầu Đảng ta xác định rất rõ: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” “Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, nhu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; “văn hóa còn thì dân tộc còn”, “văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI

Trang 8

- Trước hết, để luận điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh

tế, chính trị, xã hội” trở thành nhận thức, chủ trương, chính sách, hành động của mọi cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, nhận thức và hành động của mỗi người trong hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực khác nhau trong tổng thể xã hội, phải thống nhất để nhận diện đúng, cụ thể về văn hóa

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một quan niệm về văn hóa theo nghĩa hẹp như ta đang bàn ở đây: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội” Năm 1943, Đảng xác định trọng tâm của văn hóa là “tư tưởng, học thuật, nghệ thuật”

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn đạt một cách dung dị dễ nhận biết:“ Nghĩa hẹp thì văn hóa là những hoạt động tinh thần của một xã hội”, “văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”,“…Văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa ) Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng

=> Như vậy, Tổng Bí thư đã chỉ rõ cấu trúc của văn hóa gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, văn hóa cá nhân, văn hóa cộng đồng; và bản chất của văn hóa là tính sáng tạo, tính giá trị, tính nhân văn để đường lối, chính sách và hành động của Đảng, Nhà nước và mỗi người trên mọi lĩnh vực phải bảo đảm tính văn hóa của nó Chỉ có như vậy tính định hướng xã hội chủ nghĩa – xã hội tốt đẹp, nhân văn của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân mà Đảng và Nhân dân ta đồng thuận xác định và quyết tâm xây dựng mới trở thành hiện thực.hải và công bằng”

- Để văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển, Tổng Bí thư chỉ rõ những yêu cầu cần phải nhận thức đúng, sâu sắc, phát huy hiệu quả vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa và sự đóng góp của văn hóa vào sự phát triển toàn thể của con người, dân tộc, đất nước “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc Văn hóa còn thì dân tộc còn ” Văn hóa phải là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã hội Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi chủ trương, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước trên mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội và bản thân chính sách phát triển văn hóa), điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mọi con người Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước đã được Đảng

ta đánh giá: Nền văn hóa, văn nghệ nước ta xứng đáng đứng vào “Vị trí

Trang 9

tiên phong của nền văn hóa văn nghệ chống đế quốc, phong kiến trên phạm vi toàn thế giới trong thời đại ngày nay”

- Từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người với trọng tâm

là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển

- Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa

đã khích lệ, huy động cả dân tộc tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nên thắng lợi vĩ đại của “Cách mạng Tháng Tám, lập nên Chính phủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á”, “Chín năm làm một Điện Biên”, “Đại thắng mùa Xuân năm 1975”, “những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”, “Đất nước ta chưa bao giờ

có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” Tổng Bí thư cũng đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của sự chưa tương xứng của lĩnh vực văn hóa:“ văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ…; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí Phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất”…“Sự yếu kém, khuyết điểm này đã gây

hệ lụy, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hóa của chúng ta” Chỉ có “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” một cách thực tế thì đất nước mới “phát triển nhanh, bền vững”, hướng đến mục tiêu đã xác định

- Bản chất của việc xác định văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị,

xã hội là phải nhận thức và hành xử đúng, sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trò, giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

- Đối với việc đề ra và thực hiện chiến lược con người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh… trong tình hình mới phải hàm chứa sâu sắc yếu tố văn hóa, và thể hiện ở việc xây dựng, phát triển văn hóa đồng bộ, ngang tầm, khả thi

- Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế

- Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động

xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển”[6], văn hóa phải trở thành giá trị thẩm thấu vào các lĩnh vực: chính trị, kinh

Trang 10

tế, xã hội và bản thân văn hóa trong chiến lược và hành động thực tế phát triển đất nước

- Đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần, bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm, trí tuệ ngày càng cao của con người, xã hội, khắc phục tình trạng “văn hóa phát triển chưa tương xứng”, chưa đủ sức tạo ra “cú hích đủ mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng con người và môi trường văn hóa xã hội chủ nghĩa lành mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, các tệ nạn và tiêu cực xã hội”, mà còn là nguồn vốn, nguồn lực trực tiếp cho phát triển kinh tế, xã hội “Văn hoá trong kinh tế và chính trị” là cách nói giản dị nhưng hàm chứa những triết lý sâu xa Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải thẩm thấu, hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, nhất là trong kinh tế và chính trị Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Hồ Chí Minh cũng không quên căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”(4)

- “Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” không chỉ là sự khẳng định, đề cao của Đảng đối với lĩnh vực văn hoá trong xây dựng con người và phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là yêu cầu đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có những nhiệm vụ lớn đặt ra đối với cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc chú trọng nguồn lực, tài chính; quan tâm đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khơi thông những mạch nguồn văn hoá, để văn hoá phát triển tương xứng, hài hoà với các lĩnh vực trọng yếu khác.( theo báo tuyên giáo tạp chí của ban tuyên giáo trung ương)

Nguồn : “ĐỂ VĂN HÓA THỰC SỰ ĐƯỢC COI TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TS.Nguyễn Huy Phòng ,Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh( 2021) Văn hóa- điều kiện quan trọng để phát triển bền vững Truy cập ngày 12/3/2023.”

Thực tế cho thấy, ở không ít nơi, việc coi văn hóa là nền tảng, động lực

và mục tiêu phát triển chưa thực sự được coi trọng; vẫn còn tư duy, nhận thức coi và hiểu văn hóa như là “phong trào bề nổi”, là những hoạt động

“cờ đèn kèn trống” trong đời sống xã hội Để thực hiện tốt quan điểm về phát triển văn hoá, nhất là “ văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh

tế, chính trị, xã hội”, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp cơ bản như:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân về vai trò, vị trí đặc biệt của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội

- Xử lý hài hoà mối quan hệ giữa phát triển văn hoá với phát triển kinh

tế, chính trị, xã hội

- Tổ chức thường niên diễn đàn văn hoá quốc gia

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w