1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam

76 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETINGKHOA MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

MARKETING – MIX SẢN PHẨM CÀ PHÊLON BIRDY CỦA CÔNG TY AJINOMOTO

VIỆT NAM

GV HƯỚNG DẪN: ThS TRẦN NHẬT MINHSV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ NHƯ HƯƠNGMSSV: 1821000572

LỚP: 18DMA2

TP.HCM, ngày 20 tháng 3 năm 2020

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETINGKHOA MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

MARKETING – MIX SẢN PHẨM CÀ PHÊLON BIRDY CỦA CÔNG TY AJINOMOTO

VIỆT NAM

GV HƯỚNG DẪN: ThS TRẦN NHẬT MINHSV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ NHƯ HƯƠNGMSSV: 1821000572

LỚP: 18DMA2

TP.HCM, ngày 20 tháng 3 năm 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy ThS.Trần NhậtMinh, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm bài thực hành nghềnghiệp 1 Thầy đã giúp người viết định hướng chủ đề, bố cục bài nghiên cứu, sửachữa nội dung và trình bày bài một cách khoa học và hiệu quả Người viết cũng xinchân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Marketing, Trường Đại Học Tài chính -Marketing đã truyền đạt kiến thức trong hai năm tác giả học tập tại trường Và nhữngngười bạn học chung ngành marketing đã có những góp ý chia sẻ với người viết Vớivốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trìnhnghiên cứu đề tài mà còn là hành trang quý báu để người viết vận dụng vào công việcsau này một cách tự tin Vì vậy, bài viết “Phân tích chiến lược marketing mix của sảnphẩm cà phê lon Birdy của công ty Ajinomoto Việt Nam” là sự đúc kết lý luận vàthực tiễn, giữa vốn kiến thức khoa học mà người viết đã được học tập trong hai nămqua tại trường đại học Tài Chính - Marketing.

Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học,kiến thức của người viết còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏinhững thiếu sót, người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu củacô và các giảng viên trong khoa và các bạn học cùng lớp để nâng cao, hoàn thiện kiếnthức trong lĩnh vực này.Sau cùng, người viết xin kính chúc quý Thầy Cô trong KhoaMarketing thật dồi dào sức khỏe, và lòng nhiệt huyết để tiếp tục thực hiện sứ mệnhcao cả của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Th.S Trần Nhật MinhMỤC LỤC

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU -1

1.Lí do chọn đề tài: -2

2.Mục đích nghiên cứu: -2

3.Nội dung nghiên cứu -3

4.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu -3

5.Phương pháp nghiên cứu -3

1.1.1 Khái niệm về marketing: -6

1.1.2 Nguyên tắc và mục tiêu của marketing: -8

1.1.3 Vai trò và chức năng của marketing: -10

1.1.4 Quá trình marketing: -12

1.2 TỔNG QUAN VỀ MARKETING - MIX: -14

1.2.1 Khái niệm về marketing – mix: -14

1.2.2 Các thành tố đó là: -16

1.2.3 Các chiến lược 4P của marketing-mix: -16

1.2.3.1 Chiến lược sản phẩm: -16

1.2.3.2 Chiến lược định giá -19

1.2.3.3 Chiến lược phân phối -24

1.2.3.4 Chiến lược chiêu thị -26

1.2.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing-mix: -29

CHƯƠNG 2: -30

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÀ PHÊ LON BIRDY CỦA CÔNG TY AJINOMOTO -30

2.1 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ LON BIRDY -30

2.1.1 Môi trường vĩ mô: -30

2.1.2 Môi trường vi mô: -33

2.2 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM -41

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: -41

Trang 6

2.3.2 Chiến lược giá: -55

2.3.3 Chiến lược phân phối -57

2.3.4 Chiến lược chiêu thị -59

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Hình 1: Mô hình các thành phần của Marketing-Mix 16

Hình 2: Chu kỳ sống của sản phẩm 19

Hình 3: Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng 24

Hình 4: Kênh phân phối sản phẩm công nghiệp 25

Hình 5: Các công cụ của chiêu thị 27

Hình 6: Sơ đồ marketing mix 29

Hình 7: Thị phần sản lượng hòa tan năm 2014 40

Hình 8: Tập đoàn công ty Ajinomoto 41

Hình 9: Trụ sở công ty Ajinomoto ở Việt Nam 42

Hình 10: Chu trình sản xuất khép tín của công ty Ajinomoto 44

Hình 11: Hệ thống xử lý nước thải cũng được đầu tư với quy mô hơn 100 tỷ đồng củacông ty Ajinomoto 48

Hình 12: Bao bì bao gói của cafe lon Birdy 50

Hình 13: Logo của cafe lon Birdy 50

Hình 14: Cafe lon Birdy được phân phối trên cả nước 56

Hình 15: Sơ đồ dạng kênh phân phối doanh nghiệp có thể sử dụng 58

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂ

Bảng 1: Phân tích chiến lược 4P của các đối thủ cạnh tranh 36Bảng 2: Hai sản phẩm cafe lon Birdy 52

Trang 9

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 10

1.Lí do chọn đề tài:

Cà phê là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngànhnông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung Ngànhcông nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thờilà sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp.Giá trị xuất khẩu cà phê thường chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩunông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên 10% GDP nông nghiệp trong những nămgần đây.

Cà phê từ lâu đã không chỉ đơn giản là một loại thức uống mà còn là câu chuyện:“Cà phê không?” hay “Cà phê ngay và luôn!” Vậy mới nói, hơn ai hết, giới trẻ chínhlà đối tượng mang cà phê gắn vào đời sống một cách duyên dáng không thể tách rời.Chính vì lẽ đó mà “cà phê mọi lúc mọi nơi” đối với giới trẻ thật chẳng có gì phải đặtcâu hỏi tại sao Nắm bắt được nhu cầu đó, các nhà sản xuất trong nước và quốc tế đãtung ra thị trường các sản phẩm cà phê lon.

Cà phê lon hiện nay ngày càng phát triển vì tính tiện lợi, bảo quản được lâu vàhương vị thơm ngon không khác gì những loại cà phê khác Cà phê lon Birdy do côngty Ajinomoto Việt Nam nhập khẩu và phân phối xuất hiện khá rầm rộ tại các siêu thị,cửa hàng tiện lợi hay những máy bán hàng tự động.

Với một loại cà phê uống liền, thơm ngon, tiện dụng như cà phê lon Birdy, em tinrằng nó sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai cho dù hiện tại nó chỉ mới vừa

nhập vào thị trường Việt Nam Nên em quyết định lựa chọn đề tài: “PHÂN TÍCH

CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX SẢN PHẨM CÀ PHÊ LON BIRDY CỦA CÔNGTY AJINOMOTO VIỆT NAM”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Qua đề tài này người viết muốn đạt được những mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận để ôn lại và nắm vững các kiến thứcchuyên ngành trong bộ môn “Marketing căn bản”.

Trang 11

- Có cái nhìn tổng thể hơn về thị trường cà phê lon Việt Nam, đồng thời tìm hiểukỹ hơn về sản phẩm cà phê lon của công ty Ajinomoto Việt Nam.

- Phân tích chiến lược Marketing-Mix cho sản phẩm cà phê lon của công tyAjinomoto Việt Nam.

- Phát hiện những ưu điểm, khuyết điểm trong chiến lược Marketing-Mix củasản phẩm cà phê lon Việt Nam, từ đó vận dụng môn học “Marketing căn bản”để đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả chiến lược Marketing cho sản phẩm.

3 Nội dung nghiên cứu

- Nắm bắt và hiểu rõ những kiến thức đã được học trong môn Marketing cănbản được sử dụng trong bài nghiên cứu

- Tổng quan về thị trường cà phê lon tại Việt Nam- Giới thiệu sơ lược về Công ty Ajinomoto tại Việt Nam- Giới thiệu về sản phẩm cà phê lon Birdy

- Phân tích chiến lược Marketing-Mix của sản phẩm cà phê lon Birdy

- Dựa trên những xu hướng và biến động thị trường đưa ra các biện pháp khắcphục yếu điểm trong chiến lược sản phẩm

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung trong phạm vi thị trường càphê lon Việt Nam

- Đối tượng nghiên cứu: Phân tích thực trạng hoạt động Marketing của sảnphẩm cà phê lon Birdy thuộc công ty Ajinomoto Việt Nam

- Khách thể nghiên cứu: Cà phê lon Birdy của công ty Ajinomoto Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu người ta dùng các phương pháp sau đây:

- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết tại bàn: sử dụng các nguồn tài liệu sách, báovà một số trang web, thư viện v.v…

Trang 12

- Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp từ sách, báo,tài liệu và sử dụng thêm phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng thảo luậnđể thu thập và phân tích thông tin.

6 Kết cấu đề tài

Đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing

Chương 2: Tổng quan các hoạt động Marketing-Mix của sản phẩm cà phê lon Birdy

của công ty Ajinomoto

Chương 3: Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của

doanh nghiệp

Trang 13

B PHẦN NỘI DUNG

Trang 14

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MARKETING

1.1 TỔNG QUÁT VỀ MARKETING1.1.1 Khái niệm về marketing:

Marketing bao trùm rất nhiều lĩnh vực, vì vậy xét ở các góc độ có nhiều định nghĩakhác nhau về marketing, chúng ta chỉ xem xét những định nghĩa cơ bản.Trước hếtchúng ta hiểu Marketing như là một quá trình quản trị xã hội mà trong đó những cánhân hay nhóm trong đó họ sẽ nhận được những cái mà họ cần thông qua việc tạo ravà trao đổi những sản phẩm và giá trị với người khác.

Một số thuật ngữ:

 Nhu cầu tự nhiên (Need): là trạng thái thiếu thốn người ta cảm nhận được

 Mong muốn (Want): nhu cầu gắn với ước muốn, hình thức biểu hiện nhu cầutự nhiên do yếu tố cá tính và văn hóa quy định.

 Nhu cầu có khả năng thanh toán (Demand): là sự lượng hoá ước muốn trongđiều kiện thu nhập nhất định.

 Sản phẩm (Product): bất cứ cái gì đưa ra thị trường để tạo sự chú ý, mua sắmthỏa mãn nhu cầu Người tiêu dùng khi mua sắm thường tìm kiếm lợi ích màsản phẩm mang lại cho họ, do vậy nhà sản xuất phải xác định lợi ích mà ngườitiêu dùng mong muốn để sản xuất sản phẩm thích hợp - chứ không chỉ chú ýđến sản phẩm.

 Giá trị của khách hàng (Customer Value): sự đánh giá của khách hàng về lợiích mà sản phẩm mang đến cho họ so với chi phí mà họ bỏ ra.

 Sự thỏa mãn (Satisfaction): là trạng thái cảm xúc của khách hàng thông quaviệc so sánh lợi ích thực tế mà họ nhận khi sử dụng sản phẩm với những kìvọng của họ về nó.

 Trao đổi (Exchange): hoạt động marketing chỉ xảy ra khi người ta tiến hànhtrao đổi để thỏa mãn nhu cầu.

Trang 15

 Trao đổi là hành vi nhận từ người khác một vật và đưa lại cho họ một vật khác.

Điều kiện để trao đổi là:+ Tối thiểu phải có hai bên tham gia + Mỗi bên phải có một vật có giá trị.

+ Mỗi bên phải có khả năng giao dịch và vận chuyển hàng hóa hai thứ mà mình có.+ Mỗi bên có quyền chấp nhận hoặc từ chối đề nghị từ phía bên kia.

+ Mỗi bên đều có thiện chí muốn giao dịch với bên kia

 Giao dịch (Transaction): là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại

những vật có giá trị Giao dịch là đơn vị đo lường cơ bản của trao đổi Để giaodịch xảy ra cần có các điều kiện sau:

+ Tối thiểu có hai vật có giá trị

+ Điều kiện thực hiện giao dịch đã được thỏa thuận+ Thời gian và địa điểm giao dịch đã được thỏa thuận

 Thị trường (Market): Theo quan điểm market (thị trường) là tập hợp kháchhàng hiện có hoặc sẽ có (tiềm năng) có cùng nhu cầu về sản phẩm, có khảnăng sản sàng trao đổi để thỏa mãn nhu cầu.

 Marketing: thuật ngữ thị trường đưa chúng ta đến thuật ngữ marketing Theonghĩa đen marketing có nghĩa là những hoạt động của con người liên quan đếnthị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu qua trao đổi.

Marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có thể thỏa mãn nhu cầu ướcmuốn của mình thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm với người khác.

Định nghĩa Marketing:

 Định nghĩa của Philip Kotler:

Trang 16

“Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhậnđược những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm,dịch vụ có giá trị với người khác”

 Định nghĩa của hiệp hội marketing Mỹ (The American Marketing Association – AMA):

“Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức”

Một số đặc trưng thuộc về bản chất của Marketing như sau:

Marketing là một nghệ thuật phát hiện ra nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhu cầuđó Marketing quan tâm đến khách hàng, mọi hoạt động của doanh nghiệp hướng tớisự thỏa mãn khách hàng.

Muốn đáp ứng nhu cầu phải nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh và hànhvi tiêu dùng một cách tỉ mỉ trước khi chọn lựa một chiến lược kinh doanh thích hợp.

Marketing cần có sự kết hợp chặt chẽ các bộ phận trong doanh nghiệp trong việctìm ra nhu cầu và phương án thỏa mãn nhu cầu khách hàng, mang lại lợi nhuận tối đacho doanh nghiệp.

1.1.2 Nguyên tắc và mục tiêu của marketing:

Nguyên tắc của marketing:

Marketing có rất nhiều nguyên tắc Tuy nhiên những nguyên tắc cơ bản nhất baogồm:

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc chọn lọc (principle of selectivily)Nguyên tắc 2: Nguyên tắc tập trung (priciple of concentration)

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc giá trị khách hàng (principle of consumer value)

Trang 17

Nguyên tắc 4: Nguyên tắc lợi thế khác biệt /dị biệt (principle of differential

 Nguyên tắc tập trung: nguyên tắc này hướng dẫn doanh nghiệp tập trung mọi

nỗ lực đáp ứng thị trường mục tiêu đã chọn.

 Nguyên tắc giá trị khách hàng biểu thị sự thành công của một doanh nghiệptrong thị trường mục tiêu khi nó có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả vềchức năng cũng như cảm xúc, nghĩa là khách hàng cảm nhận được giá trị màsản phẩm / dịch vụ cung cấp cho họ(cao hoặc tốt hơn đối thủ cạnh tranh).

 Nguyên tắc lợi thế khác biệt hay dị biệt đặt nền móng cho marketing Nói đếnmarketing là nói đến sự khác biệt hóa Sự khác biệt làm cho khách hàng ấntượng và chú ý sản phẩm của mình so với người khác.

 Nguyên tắc phối hợp nói lên cách thức thực hiện marketing để đạt được nhữngnguyên tắc đã nêu Marketing không phải là việc riêng của bộ phận marketingmà là công việc của tất cả các thành viên trong tổ chức, để họ cùng nhau tạo rakhách hàng thông qua việc tạo ra giá trị cho họ.

 Nguyên tắc quá trình: Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường marketing và

khách hàng mục tiêu (nhu cầu, quan điểm, nhận thức về giá trị) sẽ làm chonhững lợi thế hiện tại của doanh nghiệp khó bền vững Thị trường luôn biếnđộng, những gì tạo nên giá trị cao cho khách hàng ngày hôm nay có thể sẽ thayđổi trong ngày mai Vì vậy, xác định marketing là một quá trình chứ khôngphải là một biến cố sự kiện.

Các nguyên tắc trên cần được các doanh nghiệp vận dụng và phối hợp trong

quá trình tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu Trong đó nguyên tắc giá trị khách hàng

luôn là trọng tâm

Trang 18

Mục tiêu của marketing:+ Tối đa hóa mục tiêu:

Mục tiêu marketing là tạo điều kiện dễ dàng kích thích khách hàng, tối đa hóa việctiêu dùng, điều này dẫn đến gia tăng khối lượng giúp doanh nghiệp phát triển sản xuấtvà xã hội có nhiều hàng hoá, dịch vụ.

+ Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng:

Tối đa hóa tiêu thụ là mục tiêu đầu tiên, nhưng mục tiêu quan trọng hơn củamarketing là tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng Sự thỏa mãn này là tiền đề choviệc mua lập lại và sự trung thành của kháchhàng đối với nhãn hiệu, sự tin cậy, tínnhiệm đối với nhà sản xuất.

+ Tối đa hóa lựa chọn khách hàng:

Tối đa hóa lựa chọn khách hàng là cung cấp cho khách hàng sự đa dạng, phong phúvề chủng loại, về chất lượng, giá trị của sản phẩm hay dịch vụ, phù hợp với nhữngnhu cầu cá biệt, thường xuyên thay đổi của khách hàng, nhờ vậy mà họ có thể thỏamãn nhu cầu thay đổi của mình.

+ Tối đa hóa chất lượng cuộc sống:

Thông qua việc cung cấp cho xã hội những sản phẩm dịch vụ có giá trị, giúp ngườitiêu dùng và xã hội thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn, cao cấp hơn, và hướng tới mụctiêu cuối cùng là tối đa hóa chất lượng cuộc sống.

1.1.3Vai trò và chức năng của marketing:

 Vai trò của marketing trong kinh doanh:

Trước hết, marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầukhách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng chohoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.

Trang 19

Thứ hai, marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ vàdung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xãhội.

Thứ ba marketing là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín củamình trên thị trường.

Thứ tư, marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, cácquyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực, đều phụ thuộc vào phần lớn cácquyết định marketing như: Sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất nhưthế nào? Với số lượng bao nhiêu?

 Chức năng của marketing:

Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu.

Thích ứng/đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổiThỏa mãn nhu cầu ngày càng cao

Hiệu quả kinh tế.Phối hợp

+ Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu:

Chức năng điều nghiên: Chức năng này bao gồm các hoạt động thu thập thông tinvề thị trường, phân tích thị hiếu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu tiềm năng và dựđoán triển vọng của thị trường Chức năng này giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhucầu tiềm ẩn của thị trường.

+ Thích ứng nhu cầu:

- Thích ứng nhu cầu về sản phẩm: qua tìm hiểu thị hiếu của khách hàng doanh nghiệpsẽ thiết kế và sản xuất sản phẩm theo nhu cầu, đồng thời tiếp tục theo dõi tính thíchứng của sản phẩm, sự chấp nhận của người tiêu dùng sau khi đưa ra thị trường.

Trang 20

- Thích ứng về mặt giá cả: qua việc định giá một cách hợp lý thích hợp với tâm lý củakhách hàng, khả năng của doanh nghiệp và tình hình thị trường

- Thích ứng về mặt tiêu thụ: tổ chức đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cáchthuận tiện nhất về mặt không gian và thời gian

- Thích ứng về mặt thông tin và khuyến khích tiêu thụ thông qua các hoạt động chiêuthị

+ Hướng dẫn nhu cầu - Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao:

Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống của người tiêu dùng ngày dượcnâng cao, nhu cầu của họ sẽ trở nên đa dạng, phong phú hơn Hoạt động marketingphải luôn luôn nghiên cứu dua ra sản phẩm mới với những ích dụng mới nhằm nângcao, tối đa hóa chất lượng cuộc sống.

+ Chức năng hiệu quả kinh tế:

Thỏa mãn nhu cầu chính là cách thức giúp doanh nghiệp có doanh số và lợi nhuận,kinh doanh hiệu quả và lâu dài.

R STP  MM IC

R (Research): Nghiên cứu thông tin marketing.

Trang 21

Nghiên cứu marketing là điểm khởi đầu marketing, là quá trình thu thập xử lý vàphân tích thông tin marketing như thông tin về thị trường người tiêu dùng, môitrường Không có hoạt động nghiên cứu các doanh nghiệp tham gia vào thị trườnggiống như là những người mù Nghiên có giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếutiêu dùng, cơ hội thị trường và chuẩn những điều kiện và chiến lược thích hợp đểtham gia vào thị trường.

STP (Segmentation, targeting, positioning): Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu,định vị.

Nghiên cứu giúp doanh nghiệp khám phá nhiều phân khúc/nhóm khách hàng,doanh nghiệp phải quyết định, phân khúc nào, nhóm khách hàng nào là mục tiêu sẽtheo đuổi, sẽ cung cấp giá trị vượt trội cho họ Để quyết định chính xác thị trường nàolà thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các đoạn thị trường,chọn thị trường nào phù hợp với khả năng của mình Doanh nghiệp còn phải định vịsản phẩm của mình để khách hàng có thể nhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm vàtạo ra khác trên thị trường Định vị là những nỗ lực nhận thức, khác biệt trong tâm tríkhách hàng về sản phẩm/dịch vụ.

MM (Marketing - mix): Xây dựng chiến lược marketing mix.

Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn, doanh nghiệp sẽ thiết kế một chiếnlược phối thức marketing (Marketing - mix) để định hướng về phía thị trường mụctiêu đó.

I (Implementation): Triển khai thực hiện chiến lược marketing.

Quá trình biến những chiến lược, kế hoạch marketing thành hành động để chiếnlược marketing đi vào thực tế các doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lượcthông qua việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lựcthực hiện nó.

C (Control): Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing

Trang 22

Bước cuối cùng của quá trình marketing là kiểm soát Một doanh nghiệp thànhcông không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm Họ phải thu thập thông tin phản hồi từthị trường, đánh giá, đolường kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đặtra hay không, và nếu doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của mình,họ cần phải biết nguyên nhân nào nằm sau thất bại đó, để từ đó thiết kế hành độngđiều chỉnh.

1.2TỔNG QUAN VỀ MARKETING - MIX:1.2.1 Khái niệm về marketing – mix:

Marketing- mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệpsử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạchđịnh.

Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm),Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong hoạt độngMarketing hàng hóa Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7Ps theo sựphức tạp và cải tiến của marketing hiện đại Các chuyên gia marketing đã đưa ra 3Pbổ sung khác là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằngchứng vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm khôngcòn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình.

4P truyền thống:

 Product (Sản phẩm)

Product là 1 trong những thành phần của marketing mix đầu tiên trong chuỗi 4P Đócó thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình nào đó Ví dụ về các sảnphẩm hữu hình có thể là những chiếc xe có động cơ, một chiếc điện thoại thôngminh,hay một chiếc máy sản xuất,…Ví dụ về các sản phẩm vô hình (dịch vụ) là dịchvụ như ngành nhà hàng, khách sạn, spa, các dịch vụ du lịch hay các dịch vụ tín dụngcủa ngân hàng,…

 Price (Giá cả)

Trang 23

Giá sản phẩm hay chính là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu/sử dụng sản phẩmdịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giátrị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm Việc định giá trong môi trường cạnhtranh khốc liệt như hiện nay trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức Nếu giásản phẩm được đặt quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán theo số lượng lớnhơn để thu về lợi nhuận Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển hướng sangsản phẩm đối thủ cạnh tranh Các yếu tố chính nằm trong chiến lược giá bao gồmđiểm giá ban đầu, giá niêm yết, chiết khấu %, thời kỳ thanh toán, …

Place (Phân phối)

Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi muabán, trưng bày, giới thiệu Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửahàng thương mại điện tử trên internet Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quantrọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng Nếu doanh nghiệp không đầu tư, phát triểnkênh phân phối đúng mức có thể làm lãng phí công sức quảng cáo, sản xuất sản phẩmmà không đưa ra thị trường thành công.

Promotions (xúc tiến thương mại)

Các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết được về sảnphẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được coi là xúc tiến thương mại Từ ấn tượng tốtvề sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch muabán thật sự hơn, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng.

3P bổ sung:

Process (Quy trình): quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp có

ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty.

People (Con người): Nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp

tiếp xúc và trao đổi với khách hàng.

Physical evidence (Bằng chứng vật lý): các yếu tố trưng bày bên trong của cửa hàng

như: không gian của cửa hàng, biển hiệu của cửa hàng, trang phục làm việc của nhânviên, …

Trang 24

1.2.2 Các thành tố đó là:

- Sản phẩm (Product).- Giá cả (Price).- Phân phối (Place).

- Chiêu thị/Thông tin marketing (Promotion).

Hình 1: Mô hình các thành phần của Marketing-Mix

Marketing - mix còn được gọi là chính sách 4P’s - do viết tắt 4 chữ đầu các thành tố

(Đây là quan diểm của Giáo sư Jerome McCarthy đưa ra vào những năm 60).

1.2.3 Các chiến lược 4P của marketing-mix:

1.2.3.1 Chiến lược sản phẩm:

a Các khái niệm

Dòng sản phẩm: Là một nhóm những sản phẩm có liên hệ với nhau bởi chúng thựchiện một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm khách hàng qua cũngmột kênh như nhau hay tạo ra một khung giá cụ thể.

Tập hợp sản phẩm: Là tổng những dòng sản phẩm và món hàng mà một người bán cụthể đưa ra để bán cho những người mua.

Trang 25

Chiến lược sản phẩm: Là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinhdoanh trên cơ sở thỏa mãn cho khách hàng trong từng thời kỳ.

b Vai trò của chiến lược

Là nền tảng cốt lỗi, là xương sống cho chiến lược chung của Marketing.• Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp.

• Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược giá, phân phối, và chiêu thịmới triển khai và phối hợp một cách hiệu quả.

• Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệpthực hiện tốt các mục tiêu Marketing được đặt ra trong từng thời kỳ.

c Nội dung chiến lược sản phẩm

- Chiều sâu: Số mẫu của mỗi sản phẩm trong dòng sản phẩm.

Nhãn hiệu sản phẩm:

Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc tổng hợpnhững yếu tố trên nhằm xác nhận sản phẩm của một doanh nghiệp và phân biệt vớisản phẩm của đối thủ cạnh tranh Nhãn hiệu những thành phần cơ bản như sau:

- Tên gọi nhãn hiệu: Phần đọc được của một nhãn hiệu.

Trang 26

- Biểu tượng nhãn hiệu: Bộ phận của nhãn hiệu có thể nhận biết được nhưng khôngđọc được như các hình vẽ cách điệu, màu sắc hoặc tên nhãn hiệu được thiết kế theokiểu đặc thù.

- Nhãn hiệu thương mại hay thương hiệu: Là toàn bộ hay một phần của nhãn hiệuđược luật pháp bảo vệ.

Đặc tính của sản phẩm:

- Đặc tính kỹ thuật, lý, hóa: Gồm công thức, thành phần, vật liệu, kiểu dáng, màu sắc,kích cỡ, …

- Đặc tính sử dụng: Thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, …- Đặc tính tâm lý: Vẻ đẹp, thoải mái, vững chắc, …

- Đặc tính kết hợp: Giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, …

Thiết kế bao bì và đóng gói sản phẩm:

Thiết kế bao bì là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất những baogói hay đồ đựng sản phẩm.

Chức năng của bao bì:

- Bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng, biến chất trong quá trình vận chuyển, tiêu thụsản phẩm.

- Cung cấp cho khách hàng về thông tin cần thiết về sản phẩm như thông tin về nhàsản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần sản phẩm, thời hạn sử dụng.

- Thể hiện hình ảnh về nhãn hiệu, công ty, ý tưởng định vị của sản phẩm.- Tác động vào hành vi khách hàng.

+ Bao bì thường có 3 lớp:

- Bao bì tiếp xúc: lớp bao bì trực tiếp đựng hoặc gói sản phẩm.

Trang 27

- Bao bì ngoài: nhằm bảo vệ lớp bao bì tiếp xúc, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹcho bao bì.

- Bao bì vận chuyển: Được thiết kế để bảo quản sản phẩm và giúp cho việc vậnchuyển thêm thuận tiện.

Việc quyết định trong thiết kế bao bì để xác định được lợi ích, thuộc tính cơ bản, chiphí cho bao bì và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.

1.2.3.2 Chiến lược định giá

a Khái niệm về giá và chiến lược giá

Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có được một sảnphẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở một nơi nhấtđịnh.

Trang 28

Theo quan niệm của người mua giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để nhận đượcmột số lượng hàng hóa dịch vụ nhất định để sử dụng hàng hóa đó Còn theo quanniệm của người bán thì giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhậnđược khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định.

Chiến lược giá là những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được mục tiêu kinhdoanh của một doanh nghiệp.

b Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định giá

 Những yếu tố bên trong (Yếu tố nội vi):Mục tiêu Marketing của doanh nghiệp:

- Tồn tại: Sự tồn tại của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.

- Tối đa hóa lợi nhuận trước mắt: sự thành công về tài chính trước mắt là nền tảngquan trọng cho sự thành công lâu dài.

- Tối đa hóa số lượng bán ra: Tận dụng tối đa công suất của thiết bị nhằm đạt một sốchỉ tiêu như: đảm bảo công việc cho công nhân và giảm chi phí Đồng thời điều nàylàm cho lợi nhuận lâu dài tăng và dẫn đầu về thị phần Công ty sẽ phải chấp nhận mộtmức giá thấp.

- Dẫn đầu về chất lượng sản phẩm: thông thường điều này sẽ đòi hỏi một mức giá caonhằm bù đắp vào các khoảng chi phí.

- Giữ thế ổn định, tránh những phản ứng bất lợi từ đối thủ cạnh tranh: Trong trườnghợp này các doanh nghiệp chú ý nhiều đến các chỉ tiêu về chất lượng và những dịchvụ sau khi bán.

Chiến lược Marketing Mix: Các quyết định về giá phải liên kết chặt chẽ hình thànhnên một chương trình Marketing nhất bộ, có hiệu quả, đồng thời mọi quyết định cóliên quan đến Marketing Mix đều ảnh hưởng đến các quyết định về giá.

Chi phí sản xuất.Đặc tính sản phẩm.

Trang 29

 Những yếu tố bên ngoài (Yếu tố ngoại vi):

Tính cạnh tranh của thị trường: Chính sách giá của doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vàocác kiểu thị trường khác nhau như:

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.- Thị trường cạnh tranh độc quyền.- Thị trường độc quyền nhóm.- Thị trường độc quyền hoàn toàn.

Số cầu: Để định gía sản phẩm các doanh nghiệp cần xem xét đến sự nhạy cảm của thịtrường đối với mức giá đó Nghĩa là doanh nghiệp cần xác định hệ số co giãn của cầuvới giá khi định giá.

Yếu tố tâm lý khách hàng.

Hàng hóa của đối thủ cạnh tranh.

Các chế độ chính sách quản lý của nhà nướcCác phương pháp định giá

Định giá dựa vào chi phí:G= Z + M

Trong đó: G: Giá

Z: Chi phí một đơn vị sản phẩm M: Mức lời dự kiến

Phương pháp này tuy đơn giản nhất so với các phương pháp khác nhưng nhìn chungchưa hợp lý vì bỏ qua yếu tố cầu và cạnh tranh trên thị trường Vì vậy phương phápnày mang tính chủ quan hơn nhiều.

• Định giá theo cảm nhận người mua

Trang 30

Doanh nghiệp sử dụng lối định giá này phải thiết lập được giá trị nơi ý nghĩ củangười mua trong sự tương quan với những cống hiến cạnh tranh khác.

• Định giá dựa vào cạnh tranh

- Định giá theo thời giá: phương pháp này được áp dụng khá phổ biến trong nhữngtrường hợp độ co giãn của cầu khó đo lường được.

- Định giá đấu thầu kín: trường hợp này, công ty sẽ định giá dựa vào giá của đốithủ cạnh tranh hơn là chi phí và cầu của mình Muốn giành được hợp đồng công typhải định giá thấp hơn.

Các chiến lược định giá• Mục tiêu chiến lược định giá

- Tối đa hóa doanh số: Gia tăng doanh số, gia tăng thị phần.- Tối đa hóa lợi nhuận: Nâng cao hệ số hiệu quả trên vốn đầu tư.

- Giữ ổn định thị trường: Chấp nhận giá cạnh tranh, thực hiện cạnh tranh không dựatrên giá cả.

- Một số mục tiêu khác: Dẫn đầu về chất lượng sản phẩm, ngăn chặn đối thủ tham giathị trường.

• Các chiến lược định giá điển hình

Chiến lược định giá cho tập hợp sản phẩm:

Định giá dòng sản phẩm.

Định giá sản phẩm tùy chọn.

Định giá cho sản phẩm bổ sung.

Chiến lược điều chỉnh giá:

+ Định giá chiết khấu và các khoản giảm giá Một số hình thức như: chiết khấu tiềnmặt, chiết khấu số lượng, chiết khấu theo mùa, khoản giảm giá thêm.

Trang 31

+ Định giá phân biệt: Các Công ty thường thay đổi mức giá tùy theo đối tượng mua(trẻ em, thương binh, sinh viên… thường được giảm giá vé xe lửa, máy bay) hoặc tùyloại bao bì, cách phục vụ, chỗ ngồi (trong rạp hát, rạp chiếu bóng), theo ngày hay giờphục vụ.

Chiến lược thay đổi giá:

Giảm giá: Các công ty cũng sẽ chủ động giảm giá trong một chiến dịch nhằm chiphối thị trường thông qua phí tổn thất Hoặc công ty khởi đầu với phí tổn thấp hơnđối thủ, hoặc chủ động giảm giá với hy vọng đạt được thị phần là điều sẽ dẫn tới phítổn thất khi khối lượng lớn.

Tăng giá: Trong những năm gần đây, nhiều công ty đã phải tăng giá lên Một sựtăng giá thành công có thể làm tăng lợi nhuận Nguyên nhân chính của sự tăng giá làdo sự lạm phát chi phí dai dẳng có tính tòan cầu Mức tăng năng suất không sánh kịpvới vật giá gia tăng đã gậm dần biến tế lợi nhuận, khiến các công ty cứ phải tăng giálên mãi Để tăng giá thành công, doanh nghiệp nên tránh tạo ấn tượng xấu Phải hỗtrợ việc tăng giá bằng một chương trình truyền thống, nhằm nói cho khách hàng biếtlý do tăng giá Các lực lượng bán hàng của công ty nên giúp đỡ khách hàng tìm cácphương cách tiết kiệm.

Chiến lược định giá sản phẩm mới:

• Định giá hớt váng sữa

• Định giá thâm nhập thị trường

• Định giá nhằm chắt lọc thị trườngChiến lược định giá tâm lý

+ Giá cả thường phản ánh các thuộc tính của sản phẩm Rất nhiều khách hàngdùng giá cả để đo lường chất lượng sản phẩm Khi áp dụng chính sách giá tâm lý, nhàsản xuất xem xét yếu tố tâm lý của giá cả chứ không đơn thuần về khía cạnh kinh tế.

+ Bên cạnh đó có những sản phẩm rất khó xác định chất lượng căn cứ vào giá báncủa sản phẩm Giá cao đối với họ là chất lượng cao Họ nghĩ “Tiền nào của nấy”.

Trang 32

1.2.3.3 Chiến lược phân phối

a Khái niệm kênh phân phối

Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ chuyểnđưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Các thành viên thamgia vào tiến trình phân phối gồm: nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà buôn sỉ,nhà buôn lẻ, đại lý và người tiêu dùng.

b Khái niệm chiến lược phân phối

Là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu phânphối trên thị trường mục tiêu.

c Vai trò của chiến lược phân phối

• Thỏa mãn nhu cầu thị trường mục tiêu.

• Liên kết hoạt động sản xuất với khách hàng, trung gian và các hoạt động Marketingkhác

• Công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp

d Cấu trúc kênh phân phối

Hình 3: Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng.

Trang 33

Hình 4: Kênh phân phối sản phẩm công nghiệp.

e Lựa chọn kênh phân phối

• Căn cứ vào các mục tiêu phân phối- Chiếm lĩnh thị trường

- Xây dựng hình ảnh sản phẩm- Kiểm soát

- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

• Căn cứ vào đặc điểm của thị trường- Loại thị trường

- Quy mô khách hàng tiềm năng

- Mức độ tập trung về mặt địa lý của thị trường- Quy mô đơn hàng

• Căn cứ vào sản phẩm- Đặc điểm của sản phẩm

- Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm• Căn cứ vào đặc điểm của trung gian- Năng lực của các trung gian

Trang 34

- Ý muốn của các trung gian- Chính sách kinh doanh

• Căn cứ vào năng lực của doanh nghiệp- Năng lực và kinh nghiệm quản lý

- Khả năng tài chính

- Danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp

• Căn cứ vào ý muốn cạnh tranh của doanh nghiệp• Căn cứ vào đặc điểm môi trường

f Các chiến lược phân phối

Chiến lược phân phối rộng rãiChiến lược phân phối chọn lọcChiến lược phân phối độc quyền

1.2.3.4 Chiến lược chiêu thị

a Khái niệm chiêu thị

Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở vàkhuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp.

b Các công cụ chiêu thị (Promotion mix):

- Quảng cáo- Khuyến mãi

- Chào hàng trực tiếp- Quan hệ công chúng

Trang 35

Hình 5: Các công cụ của chiêu thị

c Quảng cáo (Advertising):

- Quảng cáo là hoạt động đưa thông tin đến mọi người làm cho họ quan tâm, muasắm, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp (tác động dài hạn).

- Hình thức: bảng hiệu, áp phích, pa-nô, thư từ, báo chí, tờ rơi, tivi, …- Mục đích: Kéo mọi người đến với sản phẩm của doanh nghiệp.

Áp dụng giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới, xây dựng củng cố hình ảnh doanhnghiệp, hỗ trợ hoạt động bán hàng, khuyến mãi, tiếp xúc khách hàng khó tiếp xúc.

d Mục đích của chiêu thị:

- Nhằm kiến tạo dẫn dắt nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mới.

- Kích thích tiêu dùng bằng cách thuyết phục, thúc đẩy khách hàng thay đổi sảnphẩm, nhãn hiệu và thói quen tiêu dùng.

- Tạo thuận lợi về mặt tâm lí cho khách hàng.- Duy trì và phát triển tốc độ bán hàng.

- Xây dựng và củng cố hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.

Trang 36

e Vai trò của chiêu thị:

- Tạo sự khác biệt cho sản phẩm, phân khúc thị trường, thúc đẩy tiêu thụ và xây dựngnhãn hiệu.

- Tái định vị hình ảnh hoặc công dụng của những sản phẩm bán chậm hay bão hòa.- Tạo sự hăng hái cho các thành viên phân phối

- Giới thiệu các điểm bán

- Thuyết phục khách hàng thay đổi sản phẩm - Thúc đẩy khách hàng mua.

f Một số yếu tố ảnh hưởng:

• Loại sản phẩm/thị trường• Sự sẵn sàng mua

• Giai đoạn hiện tại trong chu kỳ sống của sản phẩm• Sự lựa chọn chiến lược đẩy hay kéo

Trang 37

Hình 6: Sơ đồ Marketing Mix

1.2.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing-mix:

Hoạt động marketing của các doanh nghiệp trên thị trường rất khác nhau, do sự phốihợp các thành tố 4P trong từng tình huống rất khác nhau Sự phối hợp các thành tốnày sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

Nguồn lực (tài chính, nhân sự, công nghệ) và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.+ Tính chất sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Chu kỳ sống của sản phẩm.

+ Tùy thuộc vào đặc điểm khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia.

+ Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ, cạnhtranh, v.v

Trang 38

a Môi trường pháp luật:

- Cà phê được nhà nước bảo hộ quyền lợi và thương hiệu, hỗ trợ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài Đây là điều kiện thuận lợi để công ty có nguồn nguyên liệu, với giá cả phải chăng mang lại lợi nhuận cao, ổn định cho sự pháttriển lâu dài của doanh nghiệp.

đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho công ty Ajnomoto có cơhội cạnh tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

- Điều này, làm nền tảng vững chắc để công ty phát triển quy mô, xây dựng thương hiệu, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, ổn định hình ảnh chất lượng sản phẩm cà phê lon trên thị trường cà phê trong nước và quốc tế.

b Môi trường kinh tế:

- Việt Nam được biết là 1 trong 3 quốc gia trong Đông Nam Á lọt vào top 50 nền kinh

tế có môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới do tạp chí Bloomberg thực hiện.- Nước ta đang phát triển với GDP tăng trưởng ổn định Vì thế thu nhập của ngườidân tại Việt Nam đều tăng ở mức độ từ thấp tới cao Điều này giúp hầu hết các doanhnghiệp trong đó có Ajinomoto tiếp tục ổn định sản xuất và đẩy mạnh tăng trưởng từthấp tới cao.

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Chu kỳ sống của sản phẩm - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 2 Chu kỳ sống của sản phẩm (Trang 27)
Hình 3: Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng. - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 3 Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng (Trang 32)
Hình 4: Kênh phân phối sản phẩm công nghiệp. - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 4 Kênh phân phối sản phẩm công nghiệp (Trang 33)
Hình 5:  Các công cụ của chiêu thị - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 5 Các công cụ của chiêu thị (Trang 35)
Hình 6: Sơ đồ Marketing Mix - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 6 Sơ đồ Marketing Mix (Trang 37)
Hình 7: Thị phần sản lượng hòa tan năm 2014 - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 7 Thị phần sản lượng hòa tan năm 2014 (Trang 48)
Hình 8: Tập đoàn công ty Ajinomoto - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 8 Tập đoàn công ty Ajinomoto (Trang 49)
Hình 9: Trụ sở công ty Ajinomoto ở Việt Nam - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 9 Trụ sở công ty Ajinomoto ở Việt Nam (Trang 49)
Hình 10: Chu trình sản xuất khép tín của công ty Ajinomoto - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 10 Chu trình sản xuất khép tín của công ty Ajinomoto (Trang 51)
Hình 12: Bao bì bao gói của cafe lon Birdy - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 12 Bao bì bao gói của cafe lon Birdy (Trang 57)
Bảng 2: Hai sản phẩm cafe lon Birdy - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Bảng 2 Hai sản phẩm cafe lon Birdy (Trang 59)
Hình 15: Sơ đồ dạng kênh phân phối doanh nghiệp có thể sử dụng Mặt khác, phải tận dụng triệt để những trung gian bán hàng hiện có mà công ty Ajinamoto đang hợp tác tiếp tục thương lượng và mở rộng thêm các trung gian bán hàng khác. - phân tích chiến lược marketing mix sản phẩm cà phê lon birdy của công ty ajinomoto việt nam
Hình 15 Sơ đồ dạng kênh phân phối doanh nghiệp có thể sử dụng Mặt khác, phải tận dụng triệt để những trung gian bán hàng hiện có mà công ty Ajinamoto đang hợp tác tiếp tục thương lượng và mở rộng thêm các trung gian bán hàng khác (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w