1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NẤM MỠ SẤY KHÔ CỦA VINAMUSHIE
Tác giả Hồ Nguyễn Khánh Linh, Lê Trương Xuân Nguyên, Vũ Hoài Tiến, Nguyễn Thị Thùy Nhung, Võ Thanh Thảo, Nguyễn Thị Thuý Hằng, Lê Thị Vinh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Thùy Giang
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Marketing Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (7)
    • 1. Giới thiệu chung (7)
    • 2. Mục tiêu chung (7)
    • 3. Giá trị cốt lõi (7)
    • 4. Nhân sự (8)
    • 5. Cột mốc quan trọng (8)
    • 6. Thông tin về sản phẩm nấm mỡ khô (9)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG (15)
    • 1. Lựa chọn thị trường tiềm năng (15)
    • 2. Môi trường kinh tế (16)
    • 3. Môi trường văn hóa (18)
    • 4. Môi trường chính trị (19)
    • 5. Môi trường thương mại (21)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (23)
    • 1. Vai trò của việc phải có chiến lược thâm nhập thị trường (23)
    • 2. Phân tích về thị trường quốc tế (23)
    • 3. Phương thức thâm nhập thị trường (25)
    • 4. Một số công ty xuất nhập khẩu phù hợp với tiêu chí (26)
    • 5. Lựa chọn cuối cùng của Vinamushie - Logistics Kuehne Nagel (27)
  • CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX SẢN PHẨM NẤM MỠ SẤY LẠNH 28 1. Chiến lược sản phẩm thương mại quốc tế (29)
    • 2. Chiến lược định giá cho sản phẩm trên thị trường quốc tế ( Price) (35)
    • 3. Chiến lược phân phối trên thị trường (Place) (36)
    • 4. Chiến lược xúc tiến sản phẩm (Promotion) (39)

Nội dung

Hồ Chí Minh: 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thànhphố Hồ Chí Minh, Việt Nam- Lĩnh vực: là công ty chuyên về kinh doanh và xuất khẩu các loại nấm sấy khô.- Slogan: Elevate

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

Giới thiệu chung

CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU NẤM VINAMUSHIE - Hotline: +84 936 431 226 – 985 281 048

- Email: info@vinamushie.com.vn

Tại Lâm Đồng: Số 30 Đường Huỳnh Thúc Kháng, phường 4, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam

Tại Tp Hồ Chí Minh: 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Lĩnh vực: là công ty chuyên về kinh doanh và xuất khẩu các loại nấm sấy khô.

- Slogan: Elevate taste- boost wellness Nâng cao vị giác, nâng cao sức khỏe.

- Sứ mệnh: Sứ mệnh của VinaMushie là mang đến cho người tiêu dùng các dòng sản phẩm Nấm đến từ thiên nhiên, những sản phẩm hữu cơ Organic không hóa chất, không thuốc kích thích tăng trưởng, không biến đổi gen, không chất bảo quản theo tiêu chuẩn hữu cơ Quốc tế

- Tầm nhìn: Vinashunie định hướng trở thành doanh nghiệp có tâm, có tầm trong từng sản phẩm, tạo dựng được uy tín của thương hiệu đối với khách hàng trên thế giới.

Mục tiêu chung

Mục tiêu ngắn hạn: Đưa sản phẩm tiếp cận đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài qua hình thức kinh doanh B2C.

Mở rộng thị trường xuất khẩu, mang sản phẩm phổ biến hơn trên khắp thế giới thông qua kênh 2 phân phối B2B và B2C.

Giá trị cốt lõi

 Đối với khách hàng tiêu dùng: luôn là người bạn đồng hành cùng sức khỏe cho mọi gia đình, luôn nhiệt tình và không ngần ngại đón nhận những phản hồi từ phía khách hàng.

Sự hài lòng của khách hàng là động lực chính để chúng tôi phấn đấu; Từ đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh và cải thiện những điểm yếu của mình.

 Đối với xã hội: phát huy thế mạnh của một nước nông nghiệp và nâng tầm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 Đối với chất lượng sản phẩm: Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều bắt buộc Không ngừng đổi mới, nâng cao cả chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Nhân sự

Hình 1.1Bộ phận công ty Đội ngũ nhân sự gồm 20 thành viên, chia làm 3 bộ phận chính:

Bộ phận quản lý: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc

 Phòng kế toán: 2 nhân viên

 Phòng xuất khẩu khẩu: 3 nhân viên

 Phòng thu mua: 5 nhân viên

 Phòng quản lý nhân sự: 2 nhân viên

Bộ phận kỹ thuật, điều khiển máy móc: 3 nhân viên

Cột mốc quan trọng

Tháng 6/2017: công ty chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam về việc cung cấp các sản phẩm nấm sấy khô hưu cơ đạt chuẩn chất lượng cao.

- Tháng 2/2018: Đạt Chương trình đảm bảo chất lượng và ATTP theo nguyên tắc HACCP

 Đạt chứng nhận ISO 22000 : 2018- Tháng 6/2021: Đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Tháng 1/2022: Đạt chứng nhận hữu cơ của Châu Âu

Thông tin về sản phẩm nấm mỡ khô

a Nguyên nhân chọn nấm mỡ khô để xuất khẩu

Nguồn nguyên liệu và điều kiện tự nhiên có thể tạo điều kiện để sản xuất lượng nấm dồi dào trong nước hướng tới xuất khẩu nước ngoài.

Nấm mỡ rất được ưa chuộng trên thế giới bởi loại nấm này giàu dinh dưỡng bao gồm chất xơ, protein, axit amin, các loại vitamin (B1, B2, C, D) và khoáng chất, ít calo và có thể ăn sống

Nấm mỡ là một trong những loài nấm trồng phổ biến nhất và tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới Năm 2019, nấm mỡ chiếm 40% sản lượng nấm trồng trên thế giới, rất được ưa thích ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức và Hà Lan.

Thị trường nhập khẩu nấm trên thế giới đang khá rộng mở Quy mô Thị trường Nấm Mỡ qua xử lý ước tính đạt 32,66 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến với tốc độ CAGR 9,25% để đạt 66,29 tỷ USD vào năm 2030. b Nguồn cung

Nước ta là một nước nông nghiệp, nguồn phụ phế phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp tạo ra hàng năm gần như là vô tận để phục vụ cho việc nuôi trồng nấm.

Khí hậu và thời tiết ở nước ta cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc trồng nấm.

Tại Việt Nam, có những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, các vùng ở miền Bắc có thể trồng các giống nấm ưa lạnh như nấm mỡ.

Vì xuất khẩu qua thị trường Đức là thị trường ưa chuộng về các sản phẩm hữu cơ nên doanh nghiệp thu mua các sản phẩm nấm mỡ từ các nông trại hữu cơ trên cả nước. Để tiết kiệm chi phí vận chuyển nên doanh nghiệp sẽ ưu tiên chọn những nông trại có vị trí địa lý thuận và khoảng cách ngắn Đà Lạt:

Công ty TNHH Yoshimoto Mushroom Việt Nam - Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Thành phố Bảo Lộc

Do vị trí địa lý thuận lợi nên chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển nấm mỡ từ nông trại về nhà máy sản xuất được tối ưu.

2 Quy trình nuôi trồng công nghệ cao: Với quy trình sản xuất hữu cơ, thuận tự nhiên kiểu Nhật, nguồn meo giống nhập khẩu từ Hà Lan, nấm mỡ Yoshi tự tin mang đến nguồn thực phẩm nấm NGON và LÀNH theo tiêu chuẩn Nhật cho người tiêu dùng.

Là công ty con của công ty TNHH Yoshimoto Mushroom Nhật Bản với hơn 50 năm kinh nghiệm trong ngành trồng nấm Mỡ có thương hiệu tại Nhật Bản Yoshimoto Mushroom Việt Nam là công ty con duy nhất và đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất nấm Mỡ tại Việt Nam

3 Đạt chuẩn hưu cơ quốc tế: Chứng nhận VietGAP - Chứng nhận này đảm bảo rằng nấm mỡ của công ty được trồng theo quy trình hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, và các chất bảo quản.

4 Uy tín thương hiệu trên thị trường: Công ty TNHH Yoshimoto Mushroom Việt

Nam là một trong những công ty trồng nấm mỡ hàng đầu tại Việt Nam Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng nấm, và đã được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, đạt được nhiều giải thưởng trong suốt quá trình hoạt động.

 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2019

 Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020

 Giải thưởng Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2021

 Giải thưởng Thương hiệu xuất sắc châu Á - Thái Bình Dương 2022

Công ty TNHH Trồng nấm Hoa Sen trồng nấm

Công ty TNHH Trồng nấm Hoa Sen đặt trụ sở chính tại Thôn Giang Ly, xã N'Thol Hạ, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng Do vị trí địa lý thuận lợi nên chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển nấm mỡ từ nông trại về nhà máy sản xuất được tối ưu.

2 Quy trình nuôi trồng công nghệ cao

Công ty TNHH Trồng nấm Hoa Sen áp dụng quy trình nuôi trồng nấm mỡ khép kín, sử dụng công nghệ cao của Canada Quy trình này giúp kiểm soát tốt chất lượng nấm, đảm bảo nấm sạch và an toàn cho người sử dụng.

3 Đạt chuẩn hữu cơ quốc tế

Trồng theo định hướng Organnic được chứng nhận VietGap cho ra nguồn nấm Hoa Sen hoàn toàn tự nhiên Chứng nhận này đảm bảo rằng nấm mỡ của công ty được trồng theo quy trình hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, và các chất bảo quản.

4 Uy tín thương hiệu trên thị trường

Công ty TNHH Trồng nấm Hoa Sen là một trong những công ty trồng nấm mỡ hàng đầu tại Việt Nam Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng nấm, và đã được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Công ty TNHH Trồng nấm Hoa Sen đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín, như:

 Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2022

 Giải thưởng Sản phẩm chất lượng cao năm 2022

 Giải thưởng Thương hiệu xanh năm 2022

Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Phú Gia -

Do Thái Nguyên cách Lâm Đồng khoảng 1.500 km, nên việc vận chuyển nấm từ Thái Nguyên về Lâm Đồng sẽ mất khoảng 27 giờ Tuy nhiên, Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Phú Gia đã có hệ thống kho lạnh hiện đại, giúp bảo quản nấm tươi ngon trong suốt quá trình vận chuyển.

2 Quy trình nuôi trồng công nghệ cao:

PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG

Lựa chọn thị trường tiềm năng

 Nhu cầu sản phẩm hiện tại:

Hình 4Hình 2.1 Nhu cầu sản phẩm hiện tại

Theo TradeMap – ITC, năm 2022, 8 nước có sản lượng nhập khẩu nấm mỡ khô nhiều nhất là: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Malaysia, Canada, Ý, Thái Lan và Nhật Bản.

KẾT LUẬN: Có thể thấy, thị trường về nhập khẩu sản phẩm nấm mỡ khô phân bổ đều ở các thị trường châu Mỹ, châu Âu và châu Á Vì vậy, nhóm tác giả chọn 5 nước có sản lượng nhập khẩu nấm mỡ khô lớn nhất cụ thể là Mỹ, Đức, Trung Quốc, Malaysia và Canada.

Lựa chọn thứ tự phân tích dựa trên tiêu chí:

- Môi Trường Kinh Tế ổn định thường tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh Khi lựa chọn thị trường mục tiêu có một môi trường kinh tế tích cực, doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng và mở rộng hoạt động một cách bền vững

- Môi trường chứa yếu tố quan trọng tác động đến sự thành bại của sản phẩm: người tiêu dùng có chấp nhận sản phẩm hay không( các yếu tố nằm ở Môi Trường Văn Hóa).

- Môi Trường Chính Trị của một thị trường có thể động các nhà đầu tư khi quyết định về việc đầu tư hoặc không Những thị trường có môi trường chính trị yên tĩnh và không có nhiều biến động có thể hấp dẫn hơn những thị trường có môi trường chính trị phức tạp.

- Nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu đến được nơi an toàn, chúng ta cần quan tâm đến các rào cản thương mại: Môi Trường Thương Mại.

→ Thứ tự phân tích: Môi Trường Kinh Tế > Văn Hóa > Chính Trị > Thương Mại.

Môi trường kinh tế

Bảng 2.1 Số liệu về nhập khẩu nấm khô ở các quốc gia.

- Nhìn vào bảng ta có thể thấy Canada là 1 trong 5 nước có kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất, chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ ở đây là tương đối cao Tuy nhiên, khi xét đến cán cân thương mại thì Canada có thâm hụt cán cân thương mại rất thấp (-379 nghìn USD) so với 4 quốc gia còn lại, cho thấy ngoài nhập khẩu thì năng lực xuất khẩu mặt hàng nấm sấy lạnh ở Canada là khá lớn

- Từ đó có thể rút ra kết luận: Khả năng xuất khẩu và nhập khẩu của Canada khá lớn, chứng tỏ có sự cạnh tranh cao nếu công ty muốn đưa mặt hàng nấm mỡ sấy lạnh vào thị trường này

Theo số liệu được báo cáo từ tổ chức UNDP, chỉ số HDI của Canada, Đức và Hoa Kỳ là rất cao so với trung bình thế giới Trong khi đó, Malaysia và Trung Quốc có chỉ sốHDI thấp hơn.

Hình 5Hình 2.2 Hình ảnh phân tích HDI toàn cầu năm 2021

Qua số liệu phân tích chỉ số HDI toàn cầu năm 2021 cho thấy, các quốc gia có chỉ số HDI cao, thậm chí rất cao cũng đồng thời là các quốc gia có cảm nhận về sự bất an gia tăng theo Với số liệu tính toán về sự bất an của người tiêu dùng cho thấy họ sẽ dè chừng hơn trong việc chi tiêu, mua sắm và gia tăng các khoản tiết kiệm để đề phòng những vấn đề khó lường có thể xảy ra Với 5 nước mà nhóm tác giả đang phân tích là Mỹ, Canada, Trung Quốc, Malaysia và Đức thì Mỹ, Canada và Đức có sự bất an hơn cả.

Bảng 2.2 Bảng dự báo chỉ số bán lẻ 2024/2025

(Nguồn: tradingeconomy.com) Trên bảng biểu thể hiện dự báo doanh số bán lẻ của các quốc gia trong năm 2024.

Canada là quốc gia có chỉ số thấp nhất, cho thấy tình hình kinh doanh trong tương lai

Canada Mỹ Trung Quốc Malaysia Đức 0

DỰ BÁO CHỈ SỐ BÁN LẺ 2024/2025

Bảng 2.3 Dự báo doanh số bán lẻ 2024/2025

=> Vì vậy nhóm tác giả quyết định sẽ loại thị trường Canada.

Môi trường văn hóa

 Truyền thống sử dụng nấm mỡ:

Nấm mỡ (tên khoa học: Agaricus bisporus) hay còn gọi tên tiếng Anh là: Button mushroom, là loại nấm đầu tiên và được trồng nhiều nhất và được tiêu thụ rộng rãi trên toàn cầu Agaricus bisporus có nguồn gốc từ các đồng cỏ ở Bắc Mỹ và Châu Âu

Lợi ích của nấm mỡ: Nấm mỡ có nhiều công dụng và mang hàm lượng dinh dưỡng cao đối với sức khỏe như kiểm soát lượng đường trong máu, chống ung thư, cải thiện đường ruột Với xu thế hiện nay của thị trường, người tiêu dùng đang chuyển hướng sang các thực phẩm xanh, có nguồn gốc rõ ràng, tốt cho sức khỏe mà vẫn giữ được vóc dáng Nấm mỡ trở thành một trong những sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí đó

Hiện nay, xu hướng sống “xanh” rất phổ biến vì vậy các nước trên thế giới đều đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm thuần chay Nấm là một trong các thực phẩm chay được sử dụng rất chủ yếu, rất phù hợp cho người ăn chay

Hình 6 Hình 2.3 Xu hướng sống xanh

Theo World Population Review, Trung Quốc, Mỹ và Đức là 3 thị trường nằm trong top có tỉ lệ phần trăm dân số ăn chay trên thế giới và cụ thể số lượng người ăn chay ở Mỹ là 16 triệu người và Đức là 8,3 triệu người Và cùng tỷ lệ 5% nhưng số lượng người ăn chay ở thị trường Trung Quốc đạt 50 triệu người Tuy nhiên, không có dữ liệu quốc gia nào được công bố cho thấy tỷ lệ người ăn chay ở Malaysia.

Malaysia là một xã hội đa sắc tộc với hơn 50% người Mã Lai, 22,6% người Hoa, 11,8% người bản địa, 6,7% người Ấn và hơn 8% thuộc về một số dân tộc di cư qua đây sinh sống như Campuchia, Việt Nam…Đồng thời Malaysia cũng là đất nước đa dạng nhiều nền văn hóa, tiêu biểu với 60% theo đạo hồi (chủ yếu là người Mã Lai bản địa), 19,8% theo Phật giáo (chủ yếu người Hoa), 9,2% theo Cơ Đốc giáo, 6,2% theo Ấn Độ giáo và 3,4% theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác.

→ Chính vì sự đa dạng văn hóa và sắc tộc nên các phong tục tập quán khác nhau, cách cư xử và lựa chọn thực phẩm cũng rất khắt khe, cẩn thận với nhiều tiêu chuẩn ví dụ như tiêu chuẩn Halal, Với một doanh nghiệp mới, để làm hài lòng được thị trường khó tính và đa dạng như Malaysia ngay ở thời điểm đầu sẽ là một bài toán khó Do vậy, nhóm tác giả lựa chọn loại thị trường Malaysia

→ Kết luận: Có thể thấy Mỹ, Đức và Trung quốc truyền thống sử dụng nấm mỡ thường xuyên, sản lượng tiêu dùng nấm mỡ khô cao và phù hợp với nhu cầu của địa phương hơn ở thị trường Malaysia Vì vậy, thị trường mà nhóm tác giả tiếp tục lựa chọn phân tích: Mỹ, Đức và Trung Quốc.

Môi trường chính trị

-Trung Quốc là quốc gia có chỉ số Tự do kinh tế thấp nhất trong các nước còn lại chỉ 48.3 so với 70.6 của Mỹ và 73.7 ở Đức Nền kinh tế Trung Quốc hiện vẫn đang chịu nhiều sự can thiệp từ chính phủ, những bất ổn về chính trị và kinh tế cũng như môi trường kinh doanh sẽ gây ra những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến hành vi thanh toán của doan nghiệp Theo số liệu thống kê, xác suất vỡ nợ của công ty là đáng kể.

- Theo đánh giá, trong khi rủi ro trong môi trường kinh doanh ở Mỹ và Đức đạt mức ở thấp, thì môi trường kinh doanh ở Trung Quốc có mức có rủi ro cao hơn hẳn Khung thể chế có một số điểm yếu rắc rối Giao dịch giữa các công ty có rủi ro đáng kể trong môi trường không ổn định, chỉ được xếp ở hạng B.

=> Nhóm tác giả nhận thấy được các rủi ro ở thị trường này vì vậy sẽ không lựa chọnTrung Quốc là thị trường xuất khẩu chính Tiếp tục với Mỹ và Đức.

Môi trường thương mại

- Hàng rào phi thuế quan của các nước phát triển là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo được chất lượng hàng hóa thâm nhập vào nội địa như: SPS, TBT…, không những thế hàng rào phi thuế quan còn là biện pháp để các quốc gia có thể bảo vệ nền kinh tế của mình trước các tác động xấu trên thế giới Hiện này trên thế giới, có thể thấy cả Mỹ và châu Âu được coi là 2 thị trường có rất nhiều những quy định và sự chặt chẽ trong các tiêu chuẩn và kiểm duyệt sản phẩm nhập khẩu.

- Trong khi hiện nay cả thế giới đang hướng tới một nền kinh tế toàn cầu không thuế quan, nhưng trong ngành nấm sấy lạnh thì Mỹ vẫn giữ một mức thuế suất nhất định với Việt

Hình 7Hình 2.4 Mức đánh thuế của các quốc gia

=> Kết quả, Mỹ áp thuế 2.28% đối với mặt hàng nấm mỡ sấy khô được nhập khẩu từ Việt Nam Trong khi các nước Malaysia, Trung Quốc, Đức, Canada đều là 0% Dưới tư cách là một nhà xuất khẩu, thì đây là một bất lợi cho doanh nghiệp khi tiếp cận đến thị trường Mỹ

Chính vì vậy, nhóm tác giả quyết định không thâm nhập vào thị trường Mỹ và giữ lựa chọn xuất khẩu nấm mỡ khô vào thị trường Đức.

PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Vai trò của việc phải có chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế đối với doanh nghiệp, đặt biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất quan trọng Nó thể hiện ở một số khía cạnh sau:

+ Tạo cho doanh nghiệp có thu nhập từ những kĩ thuật hiện có thông qua xuất khẩu sản phẩm, licensing, franchising, và thông qua những hình thức khác.

+ Tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và phạm vi hoạt động Với các hình thức xâm nhập thị trường quốc tế đa dạng, các doanh nghiệp sẽ mở rộng ra được thị trường nước ngoài và nếu sản xuất được tại nước ngoài, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được các linh kiện thuận lợi về tài nguyên, lao động, thị trường để sản xuất và tích luỹ có hiệu quả và mở rộng thêm phạm vi hoạt động của mình.

+ Tạo điều kiện kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm Một sản phẩm có thể đã gần cuối chu kỳ sống của nó ở thị trường nội địa hoặc thị trường quốc tế nhất định nhưng tại thời điểm đó nếu tìm được thị trường mới thì chu kỳ sống của nó có thể được kéo dài.

+ Giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt được rủi ro trong kinh doanh Sản phẩm của doanh nghiệp được bán ở nhiều thị trường khác nhau sẽ có khả năng ổn định hoạt động tốt hơn và tránh được rủi ro hơn là chỉ dựa vào một thị trường duy nhất.

+ Giải thoát cho năng lực sản xuất dư thừa của một số doanh nghiệp nhất định Khi thị trường nội địa không đủ sức tiêu thụ hết sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra, thị trường quốc tế là lối thoát để tiêu thụ sản phẩm dư thừa.

Phân tích về thị trường quốc tế

a Mô hình PEST về xuất khẩu nấm sang Đức:

 Politics (Chính trị): o Chính sách nhập khẩu: Quy định và chính sách nhập khẩu của Đức đối với sản phẩm nấm mỡ khô có thể ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu và các rào cản thương mại có thể tồn tại. o Quy định an toàn thực phẩm: Quy định về an toàn thực phẩm của Đức có thể đòi hỏi chứng nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm nấm mỡ khô trước khi được nhập khẩu vào thị trường Đức.

 Economic (Kinh tế): o Tình hình kinh tế của Đức: Tình hình kinh tế tổng quát của Đức, bao gồm tăng trưởng GDP, thu nhập của người dân và xu hướng tiêu dùng, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng mua hàng của người tiêu dùng Đức. o Hạn chế tài chính: Các hạn chế về tài chính, chẳng hạn như thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển, có thể ảnh hưởng đến giá thành và cạnh tranh của sản phẩm nấm mỡ khô trên thị trường Đức.

 Social (Xã hội): o Tình hình kinh tế của Đức: Tình hình kinh tế tổng quát của Đức, bao gồm tăng trưởng GDP, thu nhập của người dân và xu hướng tiêu dùng, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng mua hàng của người tiêu dùng Đức. o Hạn chế tài chính: Các hạn chế về tài chính, chẳng hạn như thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển, có thể ảnh hưởng đến giá thành và cạnh tranh của sản phẩm nấm mỡ khô trên thị trường Đức.

 Technology (công nghệ): o Tình hình kinh tế của Đức: Tình hình kinh tế tổng quát của Đức, bao gồm tăng trưởng GDP, thu nhập của người dân và xu hướng tiêu dùng, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng mua hàng của người tiêu dùng Đức. o Hạn chế tài chính: Các hạn chế về tài chính, chẳng hạn như thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển, có thể ảnh hưởng đến giá thành và cạnh tranh của sản phẩm nấm mỡ khô trên thị trường Đức. b Phân thích cụ thể về thị trường Đặc điểm của thị trường xâm nhập:

 Nhờ có hiệp định EVFTA mà châu Âu trở thành thị trường lý tưởng để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu Nấm

 Nhu cầu về nấm khô ở Đức và châu Âu ngày càng tăng Đức hiện tại là thị trường nhập khẩu Nấm lớn bật nhất thế giới.

 Trong 5 năm qua, nhập khẩu nấm khô vào Đức tăng với tốc độ hàng năm là 1%.

Năm 2022, nhập khẩu đạt gần 2.000 tấn, trị giá 33 triệu euro. Đặc điểm cụ thể của khách hàng:

 Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu của khách hàng về thực phẩm giúp tăng sức miễn dịch.

 Nấm khô cũng thường được sử dụng như một thành phần trong các nhà hàng trên khắp châu Âu.

 Nhu cầu về thực phẩm xanh, sạch, thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tăng cao trong những năm gần đây. Đặc điểm của các trung gian:

 Dựa trên quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà có nên chọn bán hàng vào thị trường thông qua trung gian hay trực tiếp

 Nếu là doanh nghiệp lớn thì có thể áp dụng cả hai để tăng doanh thu và giúp sản phẩm tiếp cận thị trường, khách hàng dễ dàng hơn.

 Nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nên áp dụng bán hàng trực tiếp vì chi phí sẽ thấp hơn. Đặc điểm của sản phẩm:

 Đối với sản phẩm nấm mỡ khô, thời gian bảo quản dài không yêu cầu điều kiện bảo quản đặt biệt.

 Mùi hương nấm khô đậm đà và đặt trưng hơn nấm tươi.

 Hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nấm tươi.

Tiềm lực của doanh nghiệp:

 Công ty VinaMushie với quy mô kinh doanh vùa nên có khả năng cung cấp sản phẩn cho quy trình chế biến sấy lạnh bằng nguồn hàng tại nông trại công ty và thu mua từ nhiều nông trại nấm chất lượng của các nhà vườn.

Phương thức thâm nhập thị trường

Theo nghiêm cứu, mùa vụ nấm mỡ từ 15/10 đến 15/4 và với nhu cầu không ngừng tăng, do vậy công ty chúng tôi có kế hoạch xuất khẩu vào đầu năm với số lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Đức nói riêng cũng như thế giới nói chung, khoảng thời gian còn lại sẽ xuất khẩu ở mức sản lượng vừa đủ phù hợp kéo dài đến cuối năm.

Với nguồn cung lớn và chất lượng đến từ nhiều nhà vườn ước tính sẽ cung cấp nấm mỡ khô với sản lượng dự kiến 1000 tấn/năm.

Dựa trên các yếu tố trên, công ty chúng tôi quyết định thâm nhập thị trường với phương thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các công ty Logistic Nguyên nhân do công ty thành lập chưa lâu, ít kinh nghiệm, nguồn lực vừa Để giảm thiểu những nhược điểm của doanh nghiệp, VinaMushie quyết định sử dụng xuất khẩu gián tiếp để xâm nhập thị trường Đức

 Xuất khẩu gián tiếp: Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới Nhà sản xuất cung cấp các mặt hàng cho trung gian xuất khẩu, và sau đó bên trung gian sẽ xử lý logistics, hậu cần xuất khẩu cho doanh nghiệp với một mức phí nào đó Vì xuất khẩu gián tiếp liên quan đến người trung gian đảm nhận gần như tất cả các hoạt động xuất khẩu, nên việc thâm nhập thị trường nước ngoài là cách ít tốn kém nhất và nhanh nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và không đủ khả năng tự mình xuất khẩu.

Trong trường hợp xuất khẩu gián tiếp, điều quan trọng là phải xác định rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ tại thị trường xuất khẩu nhằm tránh xung đột sau này. b Thâm nhập xuất khẩu gián tiếp của công ty

Tiêu chí lựa chọn công ty Logistic:

 Đánh giá mức độ tin cậy của công ty trên thị trường

 Phải có chuyên môn vận chuyển trong khu vực Châu Âu nói chung và Đức nói riêng.

 Có khả năng linh hoạt trong xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp.

Một số công ty xuất nhập khẩu phù hợp với tiêu chí

ITL LOGISTICS là một trong những công ty dẫn đầu thị trường về Dịch vụ Logistics Tích hợp, ITL Logistics cung cấp các dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu hậu cần phức tạp của khách hàng để phát triển kinh doanh Phục vụ một loạt các thương hiệu toàn cầu từ Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Đức, Việt Nam, v.v.

Ngoài khách hàng là những doanh nghiệp lớn, ITL đã và đang liên doanh hợp tác với các ông lớn ngành logistics toàn cầu như Mitsubishi Logistics, CEVA Logistics, Keppel Logistics, UPS Supply Chain,… đảm bảo mang đến những giá trị tốt nhất dành cho khách hàng. b TSL Logistics

TSL Logistics là một trong những công ty hàng đầu trong cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam Với hơn 10 kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu, sở hữu đội ngũ nhân viên “Năng động – Tận tụy – và am hiểu sâu rộng về lĩnh vực logistics, TSL luôn là đối tác lâu dài của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cũng như tính hiệu quả và chuyên nghiệp vượt trội

TSL cung cấp đa dạng các dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu, bao gồm dịch vụ hải quan, chuẩn bị và nộp hồ sơ hải quan, xử lý các thủ tục liên quan đến mã hóa, kiểm tra hàng hóa, xác nhận giá trị hải quan,… Nhờ ưu thế về mạng lưới Đại lý rộng khắp trên 30+ quốc gia và vùng lãnh thổ, hợp đồng với các hãng hàng không, hãng tàu, TSL cam kết đủ năng lực, sự linh hoạt để cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. c Logistics Kuehne Nagel

Kuehne & Nagel là công ty giao vận toàn cầu, đi đầu trong giải pháp logistics bền vững và sáng tạo Doanh nghiệp có lịch sử phát triển đáng kinh ngạc với hơn 130 năm hoạt động và được xếp hạng TOP 1 Nhà giao nhận vận tải đường biển và đường hàng không trên toàn thế giới Hiện nay công ty đang hoạt động tại hơn 106 quốc gia và vùng lãnh thổ

Là một doanh nghiệp logistics toàn diện, Kuehne & Nagel cung cấp trọn gói các dịch vụ bao gồm Vận tải đa phương thức, Quản lý chuỗi cung ứng, Dịch vụ hải quan, Bảo hiểm,…

Trong hơn 25 năm có mặt tại Việt Nam, Kuehne & Nagel là nơi quy tụ của đội ngũ chuyên gia logistics hàng đầu khu vực Cùng với hơn 10 chi nhánh trải khắp đất nước,Kuehne & Nagel tự tin nằm trong top công ty xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam.

Lựa chọn cuối cùng của Vinamushie - Logistics Kuehne Nagel

Logistics Kuehne Nagel có chi nhánh ở Việt Nam và trụ sở tại Đức.

Tại Việt Nam: Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM

Tại Đức: Parkstr 39, 86462, Langweid -Foret, GERMANY.

Logistics Kuehne Nagel hiểu rõ luật pháp, văn hóa, thị hiếu, nhu cầu thị trường và nhạy cảm với những biến động thị trường ở cả Việt và Đức hơn so với những công ty chỉ có trụ sở ở một trong hai nước Từ đó làm cơ sở để linh hoạt và thay đổi kế hoạch hoạt động nhằm nắm băt cơ hội và kịp thời tránh được các bất lợi có thể xảy ra Dịch vụ hậu cần hiện đại đòi hỏi sự minh bạch và khả năng thích ứng với những thay đổi khi chúng xảy ra.

Cung cấp các dịch vụ Logistic chuyên môn cho bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như KN OmniChain Họ cũng có liên kết với các sàn thương mại lớn trong khu vực và không ngần ngại mở rộng liên kết nên doanh nghiệp Dịch vụ quản lý đơn đặt hàng toàn cầu xuyên suốt từ đầu đến cuối cho phép chuỗi cung ứng phát triển theo nhu cầu của khách hàng (KN International Supply Chain) Điều phối mạng lưới trọng yếu nhằm nâng cấp khả năng hiển thị cho tất cả các hoạt động logistics của bạn, bao gồm

Là công ty tiên phong trong ngành, Logistics Kuehne Nagel cam kết giảm giảm tỉ lệ khí thải bằng cách chủ động giảm lượng khí CO2 trong khâu vận chuyển và phát triển các giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng của mình trong hành trình giảm lượng phát thải carbon Chương trình bền vững của Kuehne Nagel bao gồm các chủ đề về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp Họ đã đặt ra những mục tiêu tham vọng để giảm lượng carbon, ủng hộ năng lượng tái tạo và hỗ trợ đối tác cũng như khách hàng với các giải pháp logistics bền vững.

Chính nhờ các hính sách này của Logistics Kuehne Nagel phù hợp với mục tiêu củaVinaMushie, giảm thiểu các tác động tiêu cực của mình lên môi trường xung quanh cũng như phù hợp với sản phẩm xanh của công ty Các chính sách này là do họ tự thực hiện chính sách bền vững và doanh nghiệp sẽ không phải chịu thêm bất kỳ khoản phí nào nhưng vẫn sẽ có cơ hội làm cho lô hàng của mình xanh hơn Đồng thời đây cũng sẽ tạo sự ấn tượng về hình ảnh thương hiệu cho VinaMushie khi thâm nhập thị trường với xu hướng sống xanh hiện nay của người dân Đức Ngoài ra, Kuehne Nagel cũng cung cấp trợ giúp về các sàn thương mại điện tử nên khi công ty đã ổn định ở thị trường mới thì có thể thông qua đó tiến hành thâm nhập thị trường trực tiếp.

CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX SẢN PHẨM NẤM MỠ SẤY LẠNH 28 1 Chiến lược sản phẩm thương mại quốc tế

Chiến lược định giá cho sản phẩm trên thị trường quốc tế ( Price)

Giá cả luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược xuất khẩu sản phẩm Vinashunie luôn không ngừng cố gắng điều chỉnh và bình ổn chi phí để giá thành sản phẩm bán ra luôn mang tính cạnh tranh nhưng không làm giảm chất lượng và dịch vụ của sản phẩm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược giá:

Việc định giá sản phẩm của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế của doanh nghiệp, vì vậy đưa ra một mức giá hợp lý là điều vô cùng cần thiết Để đưa ra được mức giá hợp lý, doanh nghiệp cần xét trên nhiều yếu tố: Văn hóa người tiêu dùng tại thị trường thâm nhập, sự sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng, các chi phí trong quá trình nuôi, sản xuất và xuất khẩu yến.

Văn hóa người tiêu dùng Đức: thị trường tiêu thụ ở Đức rất đa dạng Song song với đó, trong vài năm trở lại đây, Đức cũng đã thiệt hại khá lớn về mọi mặt khi đối mặt với đại dịch covid-19, sức khỏe của người dân ngày càng giảm sút, vì vậy xu hướng người tiêu dùng hướng đến những sản phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe và nấm cũng là một trong những sự lựa chọn đáng được cân nhắc.

Sự sẵn sàng chi tiêu của người Đức: Theo số liệu của Santander Trade người tiêu dùng Đức dành khoảng 10,7 % thu nhập cá nhân cho tiêu dùng về ngành hàng thực phẩm và đồ uống Đức cũng thuộc nhóm các nước có thu nhập cao trên thế giới với GDP bình quân đầu người đạt 45.724 USD/năm vào năm 2020 (Statisticstimes.com).

Vì thế, người tiêu dùng Đức có khả năng chi trả mức cao cho các mặt hàng tiêu dùng, đặt biệt có thể nói đến mặt hàng nấm mỡ hữu cơ sấy lạnh Trong những năm trở lại đây, vấn đề sức khỏe đang ngày càng được quan tâm, và người dân ở đây sẵn sàng chi tiền ra để đầu tư cho sức khỏe của bản thân Xu hướng lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, các sản phẩm chế biến từ rau củ cũng được nhiều người lựa chọn thay thế đồ ăn nhanh khác trong các bữa ăn của gia đình người Đức.

Yếu tố khác: Xu hướng tiêu dùng nói chung của Đức đó là hiện tại số lượng người nhập cư tại Đức chiếm 14,3% dân số, trong đó có một bộ phận người gốc châu Á.

Theo số liệu của Statista.com, năm 2022 có khoảng 2,46 triệu người gốc Á đang sinh sống tại quốc gia này (chiếm 22% tổng số người nước ngoài tại Đức), trong đó cộng đồng người Việt định cư ở Đức khoảng 103.620 người Lượng dân số này cũng ảnh hưởng nhất định đến thói quen tiêu dùng của Đức, đặc biệt liên quan đến thực phẩm bởi với nhóm dân cư này thì hàng nhập khẩu được coi là hấp dẫn hơn hàng trong nước.

 Chi phí quảng cáo Cạnh tranh giá sản phẩm với đối thủ cạnh tranh.

- Định giá sản phẩm Qua sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng, công ty quyết định định giá theo chi phí.

Giá sản phẩm = Chi phí + (chi phí x %giá mong muốn) - Bảng giá:

Tỷ giá: 1 € = 26.729 VNĐSản phẩm nấm mỡ sấy hảo hạng 100g: € 17.89Sản phẩm gia vị bột nấm mỡ 100g: € 23.99Sản phẩm nấm hương sấy hảo hạng 100g: € 15.99

Chiến lược phân phối trên thị trường (Place)

 Tăng độ nhận diện thương hiệu: thị trường Đức là một trong những thị trường vô cùng sôi động về mọi mặt hàng, trong đó có cả mặt hàng về nấm tươi, nấm khô, nấm sấy lạnh Theo thống kê, hiện nay tại Đức rất nhiều đơn vị sản xuất và phân phối sản phẩm nấm Một số đối thủ cạnh tranh có thể kể đến như: Mushroom Park GmbH, Rheinische Pilz-Zentrale GmbH, Weisse Kửpfe GmbH là những cụng ty hàng đầu tại Đức trên thị trường Nấm và nấm cục Chính vì vậy, Vinamushie cần gia tăng việc phân phối sản phẩm đến đa kênh, thu hút người tiêu dùng tin cậy sản phẩm.

 Xây dựng đa kênh phân phối, tiếp cận nhiều khách hàng trải nghiệm sản phẩm. o Tình hình thị trường: Theo số liệu từ trade.gov, Đức là một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất ở châu Âu Năm 2022, tổng doanh số bán hàng ước tính đạt 141,2 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm 2021 Dự kiến, dân số trực tuyến ở Đức sẽ tăng từ 62,4 triệu vào năm 2020 lên 68,4 triệu vào năm 2025 Năm 2022 đạt 80% tại thị trường Đức, cao thứ ba trên toàn thế giới

 Hình thức phân phối: Phân phối hỗn hợp

Phân phối qua hình thức B2B trung gian:

 Các kênh thương mại điện tử: Theo trade.gov, các nhà bán lẻ trực tuyến phổ biến nhất ở Đức vào năm 2021 là amazon.de (doanh thu ròng 18,6 tỷ USD), otto.de (6,1 tỷ USD), zalando.de (3,0 tỷ USD), mediamarkt.de (2,8 tỷ USD) và ikea.com (2,1 tỷ USD) Kết hợp lại, năm nhà bán lẻ trực tuyến này chia sẻ 26% thị trường Sàn thương mại điện tử của zalando.de không chuyên về ngành hàng thực phẩm, chính vì vậy, nhóm tác giả quyết định phân phối sản phẩm qua sàn thương mại điện tử amazon.de, otto, mediamarkt.de và ikea.com.

Bảng 4.1 Top 10 của hàng trực tuyến tại Đức

 Các đại lý: o Cửa hàng bách hóa: kaufhof, karstadt o Cửa hàng hữu cơ chuyên bán sản phẩm thiên nhiên: LPG

 Các siêu thị: o Siêu thị bách hóa : Kaiser, Edeka, Rewe o Siêu thị hữu cơ: Bio- company, Naturkoslaten, Denns Biomarkt và Alnatura

 Cung cấp cho dịch vụ thực phẩm: nhà hàng, khách sạn, …

 Cung cấp cho công nghiệp thực phẩm: o Các nhà sản xuất súp, nước sốt: Knorr (Unilever) và Maggi (Nestlé) là 2 thương hiệu súp hàng đầu châu Âu. o Nhà sản xuất gia vị và hỗn hợp gia vị: EU có nhu cầu cao về các loại gia vị chế biến sâu, gia vị hữu cơ, gia vị pha trộn… VinaMushie có thể cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ông lớn trong ngành như: Doehler GroupSE, Kerry Group PLC, Olam International…

Chiến lược xúc tiến sản phẩm (Promotion)

+ Nâng cao hiệu quả truyền đạt thông điệp + Tăng độ nhận diện thương hiệu

+ Kích thích nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩm.

 Xúc tiến qua quảng cáo:

 Quảng cáo trên truyền hình cáp, Tivi: Khoảng 90% gia đình ở Đức có truyền hình cáp hoặc vệ tinh Trung bình, người Đức dành hơn ba tiếng rưỡi (223 phút) để xem tivi mỗi ngày Chính vì vậy, phát triển quảng cáo bằng cách xây dựng video chế biến nấm thành các món ngon, gia vị hoàn hảo có khả năng thu hút người tiêu dùng rất lớn.

Một số đài truyền hình chính: o ARD (Assoc Of Public Broadcasting Of Germany) o Fernsehen FFF-Franken Funk Und Fernsehen Hamburg 1 o Kabel Eins N -TV Nachrichten-fernsehen Prog

 Quảng cáo trên đài phát thanh: Đài phát thanh là một phương tiện đại chúng phổ biến, đồng hành cùng người tiêu dùng suốt cả ngày Khoảng 80% số người trên 14 tuổi nghe đài thường xuyên, vì vậy đây cũng là một trong những kênh có khả năng tạo ra doanh số phát triển người dùng.

 Quảng cáo trên các công cụ như Google Ads, Facebook Ads, Youtube Ads và sau đó dẫn tới đường link trang web bán hàng của công ty: vinamushie.com.vn- đây là kênh website chính thức của công ty nhằm đăng tải các thông tin về sản phẩm, công thức chế biến món ăn, gian hàng mua sắm online.

 Quảng cáo qua email: sử dụng email để giới thiệu sản phẩm và chương trình khuyến mãi đến khách hàng: công thức chế biến, các chương trình giảm giá,

+ Đối với khách hàng mua lẻ: Tặng sản phẩm dùng thử, tặng voucher khi đạt khối lượng mua nhất định; Quà tặng kèm khi mua sản phẩm: phiếu công thức chế biến, tặng mô hình….

+ Đối với trung gian phân phối: Chiết khấu thương mại, khuyến mại, tặng quà,

 Triển lãm và hội chợ thương mại: trưng bày và cho khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và cách mua hàng thuận tiện.

Dưới đây là một số chương trình triển lãm, hội chợ nổi tiếng và sắp diễn ra tại Đức: o Hội chợ “Tuần lễ xanh” là hội chợ thương mại quốc tế hàng đầu về thực phẩm, nông nghiệp thu hút sự tham gia của các nhà triển lãm từ khắp nơi trên thế giới Dự kiến diễn ra từ 19-28/1/2024, tại Berlin (Đức). o Hội chợ thương mại hữu cơ BIOFACH VinaMushie có thể tìm kiếm các nhà phân phối hoặc các doanh nghiệp bán buôn (B2B) tiềm năng. o Hội chợ quốc tế thường niên về Công nghiệp Thực phẩm ANUGA. o Triển lãm Frucht Welt Bodensee 2024: bày bán các sản phẩm về nông nghiệp, đồ thủ công, trái cây, ngành trồng trọt. o Triển lãm Internationale Handwerk Messe 2024: triển lãm trong nước và quốc tế trưng bày sản phẩm luyện kim, Quà tặng quảng cáo, Hàng tiêu dùng,Bánh mì, Câu cá, Thủ công, Nông nghiệp, Đồng hồ & đồng hồ, Nông nghiệp, Tiệc tùng, Nghệ nhân, Hội chợ công nghiệp, Đồ trang sức, Làm vườn, Dịch vụ. o Triển lãm Südwest Messe 2024: Hàng tiêu dùng, Nông nghiệp, Thủ công, Đồ gia dụng.

 Dịch vụ chăm sóc khách hàng:

+ Liên hệ qua website: vinamushie.com.vn+ Liên hệ tại box chat trên website: vinamushie.com.vn+ Các chính sách: Chính sách đổi trả, chính sách bảo mật, chính sách giao nhận hàng.

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) CBI, (13 December 2023), Exporting dried mushrooms to Europe. [https://www.cbi.eu/market-information/processed-fruit-vegetables-edible-nuts/dried-mushrooms ] Link
2) CBI, (06 October 2020), Entering the European market for canned fruits and vegetables.[ https://www.cbi.eu/market-information/processed-fruit-vegetables-edible-nuts/canned-fruit-and-vegetables/market-entry] Link
5) (ITC), I. T. C. (n.d.). Trade statistics for international business development. Retrieved from [https://www.trademap.org/Index.aspx ] Link
6) IMF, Inflation rate, end of period consumer prices. [https://www.imf.org/external/datamapper/PCPIEPCH@WEO/FRA/DEU/GBR] Link
7) World population review, Vegetarianism by Country 2024. [ https://worldpopulationreview.com/country-rankings/vegetarianism-by-country ] Link
8) IEP (June 2023), GLOBAL PEACE INDEX 2023. [https://www.visionofhumanity.org/wp-content/uploads/2023/06/GPI-2023-Web.pdf] Link
9) HUMAN DEVELOPMENT REPORT (SEPTEMBER 8, 2022), Uncertain Times, Unsettled Lives: Shaping our Future in a Transforming World.[https://hdr.undp.org/system/files/documents/global-report-document/hdr2021-22pdf_1.pdf] Link
10) TRADE.GOV (12 June 2023), Germany - Country Commercial Guide. [https://www.trade.gov/country-commercial-guides/germany-ecommerce#:~:text=It Link
3) CBI, (12 December 2023), Entering the European market for dried mushrooms. [Entering the European market for dried mushrooms | CBI ] Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1Bộ phận công ty - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 1.1 Bộ phận công ty (Trang 8)
Hình 1.2 Mã QR truy xuất nguồn gốc - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 1.2 Mã QR truy xuất nguồn gốc (Trang 13)
Hình 1.3 Giao diện truy xuất nguồn gốc bằng tiếng Việt - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 1.3 Giao diện truy xuất nguồn gốc bằng tiếng Việt (Trang 14)
Hình 4Hình 2.1 Nhu cầu sản phẩm hiện tại - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 4 Hình 2.1 Nhu cầu sản phẩm hiện tại (Trang 15)
Bảng 2.1 Số liệu về nhập khẩu nấm khô ở các quốc gia. - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Bảng 2.1 Số liệu về nhập khẩu nấm khô ở các quốc gia (Trang 16)
Hình 5Hình 2.2 Hình ảnh phân tích HDI toàn cầu năm 2021 - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 5 Hình 2.2 Hình ảnh phân tích HDI toàn cầu năm 2021 (Trang 17)
Bảng 2.2 Bảng dự báo chỉ số bán lẻ 2024/2025 - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Bảng 2.2 Bảng dự báo chỉ số bán lẻ 2024/2025 (Trang 17)
Bảng 2.3 Dự báo doanh số bán lẻ 2024/2025 - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Bảng 2.3 Dự báo doanh số bán lẻ 2024/2025 (Trang 18)
Hình 6 Hình 2.3 Xu hướng sống xanh - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 6 Hình 2.3 Xu hướng sống xanh (Trang 19)
Hình 7Hình 2.4 Mức đánh thuế của các quốc gia - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 7 Hình 2.4 Mức đánh thuế của các quốc gia (Trang 22)
Hình 8 Hình 4.1 Tổng thể về sản phẩm - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 8 Hình 4.1 Tổng thể về sản phẩm (Trang 29)
Hình 9 Hình 4.2 Hình ảnh logo sản phẩm c. Bao bì sản phẩm - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 9 Hình 4.2 Hình ảnh logo sản phẩm c. Bao bì sản phẩm (Trang 32)
Hình 10Hình 4.3 Hình ảnh bao bì sản phẩm nấm mỡ sấy khô d. Nhãn hiệu sản phẩm - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 10 Hình 4.3 Hình ảnh bao bì sản phẩm nấm mỡ sấy khô d. Nhãn hiệu sản phẩm (Trang 34)
Hình 11Hình 4.4 Nhãn hiệu sản phẩm - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Hình 11 Hình 4.4 Nhãn hiệu sản phẩm (Trang 34)
Bảng 4.1 Top 10 của hàng trực tuyến tại Đức - báo cáo kết quả nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm nấm mỡ sấy khô của vinamushie 1
Bảng 4.1 Top 10 của hàng trực tuyến tại Đức (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w