1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh sự khác biệt giữa văn minh phương đông và phương tây tại sao văn minh phương tây cổ đại ra đời sau nhưng lại phát triển hơn phương đông

51 8 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh sự khác biệt giữa văn minh phương đông và phương tây tại sao văn minh phương tây cổ đại ra đời sau nhưng lại phát triển hơn phương đông
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Minh Hằng
Chuyên ngành Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 425,98 KB

Nội dung

Như vậy, những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, mặc dù thời gian xuất hiện có khác nhau nhưng cùng có chung đặc điểm vô cùng quan trọng, đó là hình thành trên lưu vực các c

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN Trang 3LỜI MỞ ĐẦU Trang 4PHẦN NỘI DUNG Trang 6

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT - ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI Trang 6

1 Điều kiện hình thành nền văn minh phương Đông cổ đại Trang 61.1 Đặc điểm văn minh phương Đông Trang 6 1.2 Điều kiện tự nhiên của phương Đông Trang 61.3 Vị trí địa lí Trang 71.4 Dân cư Trang 81.5 Thời kì cổ đại, ở phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập,

Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa Trang 81.6 Cơ sở hình thành nền văn minh Ả Rập Trang 14

2 Điều kiện hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại Trang 152.1 Điều kiện hình thành Trang 162.2 Hy Lạp cổ đại Trang 162.3 La Mã cổ đại Trang 20

II SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Trang 23

1 Bảng so sánh sự khác biệt giữa văn minh Phương Đông và Phương Tây (các thảnh tựu cơ bản) Trang 23

o Khoa học tự nhiên Trang 27

o Nghệ thuật – Kiến trúc Trang 33

o Văn học Trang 36

o Tôn giáo – tín ngưỡng Trang 39

o Triết học Trang 46

2 Kết luận Trang 48

III TẠI SAO VĂN MINH CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY RA ĐỜI SAU NHƯNG LẠI

PHÁT TRIỂN HƠN PHƯƠNG ĐÔNG ? Trang 49KẾT LUẬN 50TÀI LIỆU THAM KHẢO – CÁC CHÚ THÍCH 51

Trang 3

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Nhóm 5 - chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô TS Ngô Thị Minh Hằng Trong quá trình tìm hiểu và học tập môn Lịch Sử Văn Minh Thế Giới, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của Cô

Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức mà Cô truyền đạt, chúng em xin trình bày nội dung đã tìm hiểu về chủ đề : “SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY – TẠI SAO VĂN MINH PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI RA ĐỜI SAU NHƯNG LẠI PHÁT TRIỂN HƠN PHƯƠNG ĐÔNG”

Tuy nhiên, kiến thức về Lịch Sử Văn Minh Thế Giới của chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong Cô xem và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Kính chúc Cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” Kính chúc Cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức

Nhóm 5 chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa Loài người ra đời và đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cách đây hàng triệu năm

Ở phương Đông (tức ở Châu Á và Đông Bắc Châu Phi), từ cuối thiên niên kỷ IV - đầu thiên niên kỷ III trước CN, có bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc Cả 4 trung tâm này đều nằm trên lưu vực những con sông lớn như sông Nile ở

Ai Cập, sông Euphrates và sông Tigris ở Lưỡng Hà, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange)

ở Ấn Độ, Trường Giang và Hoàng Hà ở Trung Quốc Nhờ sự bồi đắp của những con sông này nên đất đai ở đây màu mỡ, rất thuận lợi cho nền nông nghiệp xuất hiện và phát triển và hơn thế nữa là sáng tạo những thành tựu văn minh rực rỡ Phương Đông cũng là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật

và nhiều tri thức khoa học khác

Ở phương Tây xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại Tuy muộn hơn phương Đông (từ thiên niên kỷ III đến thiên niên kỷ II trước CN) nhưng Hy Lạp đã đạt được những thành tựu to lớn Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu xuất hiện Kế thừa và phát huy văn minh Hy Lạp, La Mã trở thành một trung tâm văn minh lớn ở phương Tây La Mã chinh phục Hy Lạp (thế kỷ II TCN) và tiếp đó chinh phục các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở thành đế quốc rộng lớn, hùng mạnh Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hòa đồng và tiếp biến với nó, nên người ta gọi chung hai nền văn minh này là văn minh Hy - La Những thành tựu rực rỡ của văn minh Hi-La cổ đại được ghi vào lịch sử nhân loại như những ánh hào quang rực rỡ nhất

đã đặt một nền tảng khá vững chắc cho văn minh châu Âu nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế giới nói chung những thành tựu bất hủ mọi thời đại Giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây cổ trung đại được khẳng định và thừa nhận xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh hưởng đến thời đại ngày nay

Nói đến văn minh Phương Đông không thể không đặt nó trong mối tương quan với văn minh Phương Tây Nếu chỉ nhìn văn minh Phương Đông với riêng nó sẽ thiếu tính khách quan, cần

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT - ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY

VÀ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

1 Điều kiện hình thành nền văn minh phương Đông cổ đại

1.1 Đặc điểm văn minh phương Đông

▪ Văn minh phương Đông xuất hiện sớm, hầu hết các nền văn minh đều xuất hiện ở khoảng TNK thứ III TCN

▪ Nơi phát nguyên của các nền văn minh phương Đông: Khu vực rộng lớn của châu Á

và Đông Bắc châu Phi

▪ Các nền văn minh phương Đông ra đời gắn liền với lưu vực của các con sông lớn Ví

dụ, Ai cập – Sông Nile, Trung Quốc – Hoàng Hà, Trường Giang…

▪ Nền kinh tế chính: Nông nghiệp, đi đôi với nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ

▪ Văn minh phương Đông ra đời khi sức sản xuất còn thấp kém Vì vậy ko cho phép các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển chế độ nô lệ mộtcách thuần thục điển hình, còn nhiều tàn dư của chế độ nguyên thuỷ gây nên tình trạng yếu kém trì trệ của các nền văn mình phương Đông cổ đại

▪ Các nhà nước phương Đông mang đặc trưng của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

▪ Vua có quyền lực tối cao vừa nắm vương quyền, vừa nắm thần quyền Đồng thời là chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất và các thần dân trong công xã

▪ Tư tưởng tôn giáo xuất hiện sớm và ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống xã hội chi phối văn học - nghệ thuật, y học…

→ Tóm lại, quá trình phát triển của các nền văn minh phương Đông: ra đời sớm, tồn tại

rất lâu dài Đạt được nhiều thành tựu rức rỡ trên các lĩnh vực: chữ viết, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo, khoa học kỹ thuật làm cơ sở cho văn minh thế giới

1.2 Điều kiện tự nhiên của phương Đông

Các nền văn minh lớn ở phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa đều có đặc điểm chung là ra đời gắn liền với lưu vực của các con sông lớn Ai Cập – sông Nile,

Trang 7

Trang 7

Lưỡng Hà - sông Euphrates ở phía Đông và Tigris ở phía Tây, Ấn Độ - sông Ấn và sông Hằng, Trung Hoa – sông Hoàng Hà và Trường Giang Ngoài ra, nền Văn minh sông Hồng của Việt Nam ở thời cổ đại cũng được hình thành trên lưu vực các con sông như: sông Hồng, sông Mã; Bên cạnh đó còn một số như sông Mekong ở bán đảo Trung - Ấn, sông Menam ở Thái Lan Lưu vực các con sông này tạo ra những đồng bằng rộng lớn, vựa lúa của phương Đôngvà thế giới Và cũng chính từ các dòng sông ấy đã xuất hiện các nhà nướccổ đại – các nền văn minh phương Đông Như vậy, những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, mặc dù thời gian xuất hiện có khác nhau nhưng cùng có chung đặc điểm vô cùng quan trọng, đó là hình thành trên lưu vực các con sông lớn

Chính vì có điều kiện tự nhiên trên đã tạo nên những điều kiện vô cùng thuận lợi, đó là: thuỷ lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, sự bồi đắp lượng phù sa khổng

lồ của những dòng sông lớn hàng nămtạo nên đồng bằng phì nhiêu, thuận lợi cho cư dân quần

cư để sản xuất và sinh sống Lưu lượng nước sông lớn cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt được cư dân ở một số vùng sử dụng cho công tác thuỷ lợi Vậy nên, ngay từ rất sớm, cư dân phương Đông đã bước vào nền văn minh nông nghiệp, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp lúa nước Nền kinh tế phương Đông mangnặng tính chất tự nhiên, nông nghiệp chủ đạo Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện các cụm từ như “văn minh sông Nile”, “văn minh sông Hoàng Hà, Trường Giang”, “văn minh sông Ấn-sông Hằng” Có thể nói, ngay từ đầu, văn minh phương Đông đã là văn minh nông nghiệp, văn minh sông nước Và đặc điểm này vẫn tồn tại ở phương Đông cho đến tận ngày nay

1.3 Vị trí địa lí

Bao gồm Châu Á và đông bắc Châu Phi - biên giới tiếp giáp của các nền văn minh, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng giao lưu, trao đổi giữa các nền văn minh với nhau

o Văn minh Ai Cập: gồm Ai Cập, Xu Đăng, LiBi, NuBi, Ephiopia, 1 phần xa mạc xahara

o Văn minh Lưỡng Hà: nằm ở Tây Á gồm Irag, Iran và bán đảo Arap

o Văn minh Ấn Độ: gồm Ấn Độ hiện nay và Pakistan, Nepan, Bangladesh

o Văn minh Trung Hoa: gồm Trung Quốc hiện nay, Mông Cổ và một phần miền Bắc Việt Nam hiện nay

→ Sông ngòi: Đây là điều kiện quan trọng nhất để các nền văn minh hình thành và phát triển Văn minh Ai Cập gắn liền với dòng sông Nile, văn minh Lưỡng Hà với hai dòng

Trang 8

sông Tigrơ và Ơphrát, văn minh Ấn Độ gắn liền với sông Hằng vàsông Ấn, văn minh Trung Hoa với hai dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang Điểm chung của các con sông này là rất rộng lớn, hàng năm bồi đắp lượng lớn phù sa đồng bằng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Ngoài ra chúng còn có giá trị giao thương cao, là con đường trao đổi, buôn bán giữa các nền văn minh với nhau Đồng thời các dòng sông còn là cái nôi nghệ thuật và mang giá trị tín ngưỡng lớn ở các nền văn minh như Ấn Độ và Trung Hoa.

1.4 Dân cư

Điểm chung của cư dân các nền văn minh phương Đông là cần cù chịu khó, do nền kinh

tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải chăm chỉ, siêng năng; đây là điều kiện quan trọng để các nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới là ở phương Đông và các nền văn minh này nhanh chóng phát triển và đạt những thành tựu nổi bật Cư dân phương Đông còn

có tinh thần đoàn kết và tư duy khép kín, tổng hợp biện chứng

1.5 Thời kì cổ đại, ở phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa

1.5.1 Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập

Điều kiện tự nhiên

▪ Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin Sông Nin là một con sông dài nhất thế giới, khoảng 6500 km chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi Hàng năm, tới mùa mưa nước sông Nin cuồn cuộn đỏ phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở hạ lưu sông Nin Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực vật phong phú, nên ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã tập trung sinh sống ở đây đông hơn các khu vực xung quanh

▪ Tới cách ngày nay khoảng 6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng những công

cụ, vũ khí bằng đồng Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây chuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm và sớm bước vào

xã hội văn minh Chính vì vậy mà cách đây hơn 2000 năm trước, một nhà sử học

Hy Lạp là Hêrôđôt tới thăm Ai Cập đã có một nhận xét rất hay là “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”

Dân cư

Trang 9

Trang 9

Những cư dân cổ nhất ở lưu vực sông Nin là những thổ dân Châu Phi hình thành trên

cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc Sau này, một số bộ tộc Hamit (Hamites) từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài giữa người Hamit và thổ dân Châu Phi đã hình thành ra những tộc người Ai Cập cổ đại

Các thời kì lịch sử chính của Ai Cập cổ đại: Lịch sử Ai Cập cổ đại có thể chia ra làm

5 thời kì chính sau :

- Thời kì TảoVương quốc (khoảng 3200 - 3000 năm TCN)

+ Hình thành nhà nước thống nhất;

+ Công cụ sản xuất bằng đồng đỏ;

+ Đứng đầu nhà nước là Pharaon

- Thời kì Cổ Vương quốc (khoảng 3000 - 2200 năm TCN)

+ Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền hoàn thiện

+ Thởi kì Kim Tự Tháp

- Thời kì Trung Vương quốc (khoảng 2200 - 1570 năm TCN)+ Công cụ sản xuất bằng đồng thau đã bắt đầu xuất hiện

+ Năm 1710 TCN bị người Hyksus thống trị 140 năm

- Thời kì Tân Vương quốc (khoảng 1570 - 1100 năm TCN): nhà nước hùng mạnh nhất

+ Công cụ đổng thau, đồ sắt đã bắt đầu xuất hiện

- Thời kì Hậu Vương quốc (khoảng 1100 - 31 năm TCN)

+ Bị chia cắt và ngoại tộc thống trị

1.5.2 Cơ sở hình thành nền văn minh Lưỡng Hà

Điều kiện tự nhiên và dân cư

Vị trí cấu tạo địa lý

- Thuộc Tây Á (Iraq, Tây Nam Iran, Đông Syrua, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ Kuwait ngày nay)

- Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai con sông: sông Tigrơ và Ơphơrat, phía Bắc của Lưỡng Hà ngăn cách với các bộ lạc người phương Bắc, bởi đường biên giới tự nhiên là dãy núi Acmênia, phía Tây là sa mạc Xiri, phía Đông giáp Ba Tư và phía Nam là vịnh Ba Tư

Trang 10

→ Địa hình để ngõ về nhiều phía, dân cư di chuyển đến nhiều

Điều kiện tự nhiên

- Về địa hình, Lưỡng Hà có địa hình bằng phẳng, ít núi non hiểm trở, không có biên giới tự nhiên nên giao thông thuận lợi đồng thời chiến tranh cũng xảy ra liên miên dẫn đến sự pha trộn giữa các nền văn hoá khác nhau

- Khí hậu lục địa, hè nắng cháy ở phương Nam, mùa đông lạnh đặc biệt ở phương Bắc Về mùa xuân, tuyết ở cao nguyên Acmênia tan làm nước ở hai sông Tigrơ

và Ơphrát dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập cả một vùng rộng lớn Nhưng chính nhờ nước lụt, đất đai ở đây không ngừng được bồi đắp và trở nên màu mỡ

→ Chính nhờ có đất đai phì nhiêu như vậy nên khi công cụ sản xuất còn

tương đối thô sơ, kinh tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển do đã sớm bước vào xã hội văn minh

- Về tài nguyên, Lưỡng Hà hiếm đá quý và kim loại, nhưng lại có đất sét rất tốt,

là nguyên liệu chính cho ngành kiến trúc và là chất liệu để viết

Dân cư

- Cư dân xưa nhất ở Lưỡng Hà là người Xume Họ từ Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng Hà vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN

- Đầu TNK III TCN, người Akkad du mục đến

- Cuối TNK III TCN, người Amorit (Semits phía tây) vào Lưỡng Hà (Babylon)

→ Dân cư đa dạng

Kinh tế

▪ Nền tảng kinh tế của Lưỡng Hà là nông nghiệp và chăn nuôi…

▪ Nghề thủ công phát triển mạnh: dệt, đồ da, rèn, đóng thuyền, chế tạo vũ khí

▪ Thương nghiệp khá phát triển, Babylon sớm trở thành trung tâm thương mại cho

cả vùng Tây Á

Các giai đoạn phát triển của Lưỡng Hà

▪ Đầu TNK IV TCN, xuất hiện tiểu quốc của người Sumer Hình thành nhiều thành bang: Ur, Erudu, Lagate, Kit, Uruk, (Người Sumer), Akkad (Người Semite) Người đứng đầu gọi là Patesia

▪ Quốc gia được cai trị bởi Hội Đồng bô lão và hội đồng nhân dân

Trang 11

Trang 11

▪ Thời kỳ tiểu vương quốc cổ Sumer → Thành bang thị quốc

▪ Giữa TNK III TCN, mẫu thuẫn giữa Sumer và Akkak → thành Akkad thành lập Lưỡng Hà thống nhất do thành bang Babylone (người Amorit) lớn mạnh → hình thành Vương quốc cổ Babylone (Babylone trở thành quốc gia hùng mạnh nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại), đỉnh cao là triều Naramine (2270 - 2254) Sau đó Lưỡng Hà bị chia cắt

▪ Thế kỷ VII TCN, Lưỡng Hà bị xâm lược bởi người Atxiri, thành lập Tân Babylone

▪ Sau đó bị người Ba Tư, Makeđônia xâm chiếm (Năm 328 TCN)

→ Như vậy, các nền văn minh Lưỡng Hà phát triển tương đối toàn diện, phong phú

có sự kế thừa và phát triển Thế nhưng, văn minh Lưỡng Hà cổ đại cuối cùng bị chia cắt bởi không tuân thủ những giá trị cốt lõi: sự phục tùng người đứng đầu, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, tư tưởng xâm chiếm, lợi ích riêng của các thành bang, đế chế, Tuy nhiên, văn minh Lưỡng Hà cổ đại đã có nhiều thành tựu đóng góp vô cùng to lớn, có nhiều ảnh hưởng tới nền văn minh của các quốc gia trên thế giới

1.5.3 Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ

Điều kiện tự nhiên và dân cư

Vị trí địa lý

- Ấn Độ nằm ở phía Nam Châu Á (Nam Á)

- Lãnh thổ của Ấn Độ cổ - trung đại bao gồm: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh

- Người Dravida bản địa

- Người Arian (Trung Á) di cự vào Ấn Độ

- Sau đó, người Hy Lạp, người Hung Nô (Hunghepthalit), người Ả Rập, lần lượt đến sống ở Ấn Độ

Các thời kỳ phát triển của Ấn Độ cổ - trung đại

Trang 12

▪ Ấn Độ là một trong những quốc gia ra đời sớm (3000 TCN)

▪ Có thể chia lịch sử cổ - trung đại Ấn Độ thành các thời kỳ sau:

- Thời kỳ hình thành nhà nước cổ đại (TK III - TK II TCN) (văn minh Harappa

Độ cổ đại

- Thời kỳ suy tàn của chế độ nô lệ và hình thành chế độ phong kiến (TK II TCN đến TK VI): Triều đại Sanđra Gupta II (380 - 414) Thế kỷ VI, người Hung Nô chinh phục miền Bắc Ấn Độ Năm 606, đế quốc Hacxa được thành lập (606 - 647)

- Thời kỳ vương triều Môgôn (TK XVI đến XVIII): đây là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến

- Năm 1526, Mông Cổ xâm lược Ấn Độ, thành lập đế quốc Môgôn

- Đến TK XVIII, Anh đã thôn tính Ấn Độ

Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Ấn Độ

▪ Về văn hóa vật chất

- Ăn chay (50% dân số)

- Ăn bằng tay (tay phải), đón nhận thức ăn của đấng tối cao

- Sử dụng nhiều gia vị và đồ ngọt (Hồi, quế, mù tạc, cà ri, tiêu, ớt, nghệ, bột bạch đậu khấu, )

- Nhịn ăn

▪ Về văn hóa tin thần

- Phong tục hôn nhân

- Hôn nhân sắp đặt (Nghi thức Swayambar)

- Hồi môn

- Vẽ Sindoor (nữ), Tilak (nam)

Trang 13

Trang 13

- Đeo nhẫn chân (Bichihiya), vòng tay (Choodiyan)

- Vẽ Henna

▪ Phong tục tang ma:

- Tục cạo tóc Shikha (chừa 1 lọn tóc trên đỉnh đầu)

- Đa dạng hình thức chôn cất

▪ Tín ngưỡng

- Coi trọng bò thần, voi, rắn, ngựa, các lễ hội nông nghiệp,

- Có khoảng hai triệu vị thần khác nhau

1.5.4 Cơ sở hình thành nền văn minh Trung Quốc

Địa lý và dân cư

Địa hình

- Thuộc khu vực Đông Bắc Á - Nền văn minh Trung Quốc xuất hiện trên hai lưu vục sông: Hoàng Hà (5.464km) và Trường Giang (Dương Tử) (6.300km), với những đồng bằng rộng lớn: Hoa bắc, Hoa trung và Hoa nam

- Diện tích: 9,57 triệu km2; Dân số: 1.4 tỷ người

Điều kiện địa lý tự nhiên

- Địa hình chia làm 3 vùng : Tây Bắc, giữa và phía Đông

- Địa hình Trung Quốc đa dạng, phức tạp, không đồng đều: Phía tây nhiều núi, hanh khô; miền Đông nhiều đồng bằng, khí hậu ôn hòa

Dân cư

- 56 dân tộc: Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng,…

- Vùng sông Hoàng Hà có các bộ tộc Hạ, Thương, Chu, sau này là chủ thể của dân tộc Hán

- Ở vùng Nam và Tây Nam: có các dân tộc nói ngôn ngữ Hán Tạng và Môn – Khơme

Trang 14

Các giai đoạn phát triển của lịch sử

Tiền sử, sơ sử

- Vượn Bắc Kinh cách nay 500.000 năm

- TK III TCN thời kỳ cuối Công Xã Nguyên Thủy

Cổ đại

- Hoàng đế họ Cơ, hiệu là Hiên Viên, Đương Nghiêu, Ngu Thuấn

- TK XXI – 221 TCN: Nhà Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu – Chiến Quốc

Trung đại

- 221 TCN – 1911+ Tần, Hán (Tây, Đông), Tam Quốc (Ngụy, Thục, Ngô), Tân, Nam Bắc Triều, Tùy, Đường, Ngũ đại Thập quốc, Tống, Nguyên, Minh, Thanh

+ Năm 1911, cuộc cách mạng Tân Hội lật đổ nền thống trị nhà Thanh

Văn hóa ẩm thực

- Cơm – rau – cá, thịt

+ Phía Nam Trung Quốc – người Quảng Đông dùng cá và hải sản nhiều

+ Phía Bắc, người Bắc Kinh dùng nhiều thịt hơn

+ Vùng Tứ Xuyên và Hồ Nam có vị cay nhất

+ Coi trọng tính cộng đồng trong bữa ăn

+ Đôi đũa là dụng cụ ăn đóng vai trò quan trọng

+ Các miền ẩm thực ở Trung Quốc được chia thành 8 vùng lớn: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, An Huy

1.6 Cơ sở hình thành nền văn minh Ả Rập

Điều kiện tự nhiên và dân cư

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Nằm ở Tây Nam Châu Á, giáp Âu, Phi

- Địa hình sa mạc, khí hậu khô khan, thời tiết nóng, nguồn nước hiếm nhưng chia làm ba vùng địa hình rõ rệt: Trên cả bán đảo chỉcó vùng Yemen ở phía Tây Nam có nguồi nước phong phú, đất đai có thể trồng trọt được, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc Vùng ven biển Hồng

Trang 15

Trang 15

Hải, là khu vực thuộc đế chế La Mã xưa kia, có nhiều thành phố buôn bán sầm uất như Méc ca, Ya sơ rip, … Ở vùng biên giới Ả Rập tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở, Ả Rập lại nằm ở ngã ba giao lưu đông tây do đó có các điều kiện tiếp xúcvới các nền văn minh xung quanh Ả Rập tuy không nhiều khoáng sản, nhưng bù lại, do buôn bán rộng dãi, hơn nữa trong quá trình phát triển do bành trướng mạnh mẽ về lãnh thổ nên có điều kiện bổ sung thêm nhiều tài nguyên thuận lợi cho phát triển kinh tế Tóm lại, Ả Rập có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn minh phong phú, lại ra đời muộn do đó có thể kế thừa nhiều thành tựu từ các nền văn minh khác

- Sống theo bộ tộc, chăn nuôi du mục

Dân cư

- Dân cư ở đây là các bộ lạc có nguồn gốc người Semits Những người dân ở bán đảo Ả Rập thời cổ đợi chuyên chở hàng trên những con đường sa mạc

Cư dân chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi được nuôi nhiều nhất là dê và lạc

đà Tới thế kỉ VII, một số thành phố như Mecca, Yatorip xuất hiện Cư dân Ả Rập theo tập quán tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là các thành phố, có nhiều vị thần là do các thương nhân mang đến, do vậy tăng lữ là sống giàu có nhất

Các giai đoạn phát triển của Ả Rập

▪ Giữa TNK II – đầu CN: xuất hiện các thành thị (thành bang)

▪ Từ TK I – VI: giai đoạn suy thoái (do La Mã, Bixantin, Ba Tư) – Thành thị bị diệt vong và dẫn đến sự xung đột của nhiều bộ lạc du mục

▪ Từ TK VII – VIII: phát triển bành trướng (Tây Á, Bắc Phi, Đại Tây Dương); Đạo hồi phát triển

▪ Từ TK VII: bị chia rẽ nhiều dòng quý tộc; Năm 1258: Mông Cổ đô hộ

→ Ả Rập là trung gian truyền bá thành tựu các nền văn minh (triết học của Hy Lạp,

Kỹ thuật của Trung Hoa, toán học của Ấn Độ, truyền bá sang các nước Tây Âu

2 Điều kiện hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại

Thuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với

họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á,châu Phi) gọi là phương Đông Sự phân loại

Trang 16

này mang tính chất tương đối và chỉ là sự quy ước của con người mà thôi Văn minh phương Tây cổ đại ngày nay được hiểu chính là hai nền văn minh lớn: Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Vào thế kỉ II TCN, tuy Hy Lạp bị La Mã chinh phục thành công nhưng La Mã lại chịu

sự ảnh hưởng của Hy Lạp và tiếp thu những tinh hoa giành được từ Hy Lạp về nhiều lĩnh vực như kiến trúc hay hội họa Bởi vậy nhà thơ La Mã Horatius đã nói: “Người Hy Lạp bị người

La Mã chinh phục, nhưng những người bị chinh phục ấy lại chinh phục trở lại kẻ đi chinh phụcmình Văn học nghệ thuật Hy Lạp tràn sang đất Latin hoang dã ” (Nhà thơLa Mã Hôratiut) Vì vậy, văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã sở hữu những nét tương đồng với nhau và thường được gọi là nền văn minh Hy - La

2.2 Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp cổ đại

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

▪ Vị trí địa lí:

o Diện tích: Hy Lạp cổ đại: 45000 dặm vuông

o Vị trí: Hy Lạp cổ đại là cái nôi của nền văn minh Châu Âu, là một vùng đất nằm ở Nam Âu, phía Nam bán đảo Balkans bên bờ Địa Trung Hải

▪ Đặc điểm:

o Hy Lạp thời cổ đại có diện tích lớn hơn hiện tại, gồm miền Nam bán đảo Balkans, bán đảo Pelopnnese bán đảo trên eo biển Aegean, miền ven biển Tây Tiểu Á

o Địa hinh chủ yếu bị bao quanh bởi các dãy núi trải từ bắc xuống nam và biển

- Những dãy núi cao trên 2,3 ngàn mét chạy ven biển: Dãy Pindus

Trang 17

Trang 17

- Các đồng bằng nhỏ xen kẽ: Đồng bằng Thessaly, Attque, Beossi

- Đường bờ biển dài, giáp 3 mặt, có nhiều vịnh và cửa ngõ

Có nhiều hải cảng Không phải tự nhiên mà những người Hy Lạp lại là những người

đi biển cừ khôi, họ là những người đầu tiên dong duổi trên những con thuyền đi khắp Địa Trung Hải và biển Aegean

▪ Đất đai và khí hậu

o Khí hậu

Khí hậu ôn hòa

- Mùa đông êm, dịu

- Mùa hè khô nóng Khí hậu ở Địa Trung Hải: Ít khi có gió mạnh và bão tố, ban ngày gió thổi từ trong lục địa ra biển, ban đêm có gió từ biển vào, có các dòng chảy sát bờ biển

Gần như là khí hậu lí tưởng cho sinh sống

o Đất đai

Cứng và khô chỉ phù hợp trồng nho và ô liu

Bù lại giàu có các khoáng sản như: Sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,

- Quặng sắt, vàng, bạc trở thành món hàng giao thương có giá trị

- Đất sét đặc biệt ở một vùng đã tạo nên ngành thủ công nghiệp

- Đá cẩm thạch mịn sử dụng nhiều trong kiến trúc, vì vậy người Hy Lạp đã để lại kho tàng di sản lớn về điêu khắc

➔ Những sản phẩm thủ công nghiệp và mặt hàng kim loại có giá trị được buôn bán ra các nước láng giềng, đổi về lương thực bù đắp cho nền nông nghiệp hạn chế trong nước

2.2.2 Điều kiện dân cư xã hội

▪ Nguồn gốc dân cư

o Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính là người Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, kê-an và Đô-ri-an

A-o KhA-oảng thiên niên kỷ III – II trước công nguyên, trên một số vùng của miền lục địa

Hy Lạp và một số đảo lớn trên biển Ê-giê đã có những cư dân bản địa sinh sống (có thể chính họ là người đã tạo nên nền văn minh Cơrét – Myxen)

Trang 18

o Cuối thiên niên kỷ III, đầu thiên niên kỷ II trước công nguyên, các tộc người Hy Lạp thuộc ngữ hệ Ấn – Âu từ phía Bắc – hạ lưu sông Đanuýp di cư xuống bán đảo Ban Căng và các đảo trên biển Êgiê, quá trình này kéo dài hơn 1000 năm.

o Họ xây dựng nên các thành bang trong lịch sử, cùng tự nhận chung nguồn gốc là Hê-len (thần Hêlen - Hellene, gọi đất nước mình là Henlát – Hellas – Hy Lạp), cùng chung tôn giáo, tập quán, tín ngưỡng

o Có chung ngôn ngữ Hy Lạp cổ và tạo dựng nên nền văn minh Hy Lạp rực rỡ

o Nền văn minh Hy Lạp cổ có thể tính vào thời đồ đá cũ – đồ đá giữa từ năm 7000 trước công nguyên Khi ấy con người đã có con người sinh sống nơi đây, chủ yếu sinh sống bằng săn bắt và hái lượm

▪ Những nền văn minh từ sớm trên khu vực lãnh thổ Hy Lạp

→ Nền văn minh Crete:

- Người Minoan tuy nhiên họ không nói tiếng Hy Lạp cổ

- Trên đảo Crete

- Có ít nhất 4 tiểu vương quốc đã nổi lên trên đảo này, đó là Knossos, Este, Mallia

và Kadosacro

- Bắt đầu từ ~3000 trước công nguyên, tồn tại trong ~750 năm trước khi bị xâm chiếm bởi Nền văn minh Mycenae (~1450 trước công nguyên)

Nền văn minh Mycenae

- Của người Mycenae, những người di cư từ Trung Âu tới vùng bán đảo Balkan và nói tiếng Hy Lạp cổ vào ~2000 trước công nguyên

- Hình thành trên lục địa Hy Lạp

- Hình thành từ ~1500 trước công nguyên, sụp đổ vào khoảng cuối thế kỉ 12 trước công nguyên bởi cuộc xâm lăng của người Dorian từ phía Bắc tràn xuống

Người Dorian chiếm bán đảo Hy Lạp và các đảo quanh biển Aegean, từ đó đất đai

Hy Lạp cổ đại bao gồm các tộc người:Dorian, Ionian, Aeolian,

2.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội

▪ Kinh tế:

o Nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là thương mại hàng hải

Trang 19

Trang 19

o Nông nghiệp diễn ra trên hai lĩnh vực chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi

o Nhiều xưởng thủ công chuyên luyện kim, làm gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,

Trình độ sản xuất khá cao so với xã hội cổ đại phương Đông, sự phân công lao động diễn ra rõ nét

o Đây là một cơ sở quan trọng cho sự hưng thịnh của nền văn minh Hy Lạp

▪ Xã hội: xã hội chiếm hữu nô lệ, với hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ

▪ Chính trị:

o Nhà nước ra đời từ sự phát triển trong nội bộ xã hội, xóa bỏ tàn dư xã hội nguyên thủy

o Cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên

o Thế kỉ VIII-IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục

o Phương thức sản xuất chiếm nô điển hình Nền văn minh Hy Lạp cổ đại là nền văn minh ra đời và phát triển trên cơ cở phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ

→ Tiếp thu các thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực như: Kĩ thuật

chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, tín ngưỡng, tôn giáo,…

2.2.4 Văn hóa

▪ Sự ảnh hưởng từ văn hoá phương Đông bởi:

o Tiếp giáp gần với 2 nền văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập

o Xuất phát muộn hơn

o Đặc biệt là bởi sự giao thương đã giúp nhà buôn người Hy Lạp học hỏi từ những thành tựu của phương Đông, từ đó làm giàu nền văn hoá Hy Lạp

- Người Hellenese tiếp thu chữ cái của người Phénicie

- Toán học của người Babylon

- Kiến trúc của người Ai Cập

▪ Điều này diễn ra ở thời kì đầu bởi sau đó, diễn ra sự tranh chấp ảnh hưởng của 2 nền văn hoá Đông – Tây, từ đây người Hy Lạp không chỉ tiếp thu những nền văn hoá khác

Trang 20

mà còn biến đổi để chúng trở thành bản sắc riêng, đại diện cho phương Tây cổ kính và truyền bá chúng đi khắp các khu vực khác.

2.3 Cơ sở hình thành nền văn minh La Mã cổ đại

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

▪ Vị trí địa lí:

o La Mã (Rôma) là tên một quốc gia cổ đại, phát nguyên từ bán đảo Ý

o Đây là một bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu, hình chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải, diện tích khoảng 300.000 km2, lớn gấp 5 lần bán đảo Hy Lạp

- Phía Bắc có dãy Anpơ ngăn cách bán đảo với châu Âu

- Phía Nam có đảo Xixin

- Phía Tây có đảo Coocxơ và đảo Xacdennhơ

o Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã còn xâm chiếm các vùng bên ngoài, lập thành một đế quốc rộng lớn bao gồm đất đai của 3 châu: Âu, Á, Phi, bao quanh Địa Trung Hải

▪ Đặc điểm:

o Là vùng có nhiều đồng bằng màu mỡ: đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ (miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin

o Có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt

o Địa hình ở đây lại không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất

o Bờ biển phía Đông không thuận tiện cho tàu bè đi lại nhưng phía Nam có nhiều vịnh và cảng tốt, thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời tiết xấu

2.3.2 Điều kiện kinh tế

Những đặc điểm về tự nhiên ấy tác động mạnh mẽ tới khuynh hướng phát triển kinh tế của Roma: nền kinh tế thủ công nghiệp và thương mại pháttriển, đồng thời khác với Hy Lạp, nền kinh tế nông nghiệp của Roma có nhiều điều kiện thuận lợi và đóng vai trò quan trọng

▪ Có nhiều đồng bằng màu mỡ → phát triển nông nghiệp, chăn nuôi

▪ Nhiều kim loại → phát triển thủ công nghiệp, luyện kim

▪ Nhiều cảng, ba mặt Đông, Tây, Nam đều giáp biển → phải triển ngành hàng hải

→ Điều kiện đó cho phép kinh tế La Mã phát triển một cách toàn diện

2.3.3 Đặc điểm dân cư

Trang 21

Trang 21

▪ Cư dân chủ yếu và có mặt sớm nhất ở bán đảo Ý gọi là người Ý (Italoes)

o Bộ phận sống ở vùng Latium được gọi là ngưuời Latinh đã dựng lên thành La Mã trên sông Tibrơ, từ đó họ đưuợc gọi là người La Mã

o Ngoài ra còn có người Gôloa, người Etơruxcơ ở miền Bắc và miền Trung

o Còn người Hy Lạp thì ở các thành phố ven biển phía Nam và đảo Xixin

2.3.4 Tiếp thu những ảnh hưởng của văn hoá, văn minh phương Đông và Hy Lạp

▪ Điều kiện tiếp thu những thành tựu văn hoá, văn minh Hy Lạp và phương Đông:

từ Tiểu Á đến bán đảo Italia, họ mang tới đây những nét văn hoá rất đa dạng của

Hy Lạp và phương Đông Những ngôi mộ cổ nhất của người Êtơruxcơ mà các nhà nghiên cứu tìm thấy ở đây là những bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của phương Đông)

o Nhưng có lẽ những ảnh hưởng của Hy Lạp đối với La Mã nhiều hơn những ảnh hưởng của phương Đông (Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, người Hy Lạp đã đến xây dựng đất thực dân tại phía nam bán đảo Italia vàđảo Xixin, trong đó có một

số thành thị thực dân nổi tiếng như Xiracudơ, Crôtôn, Cuma và Naplơ, Đi đôi với hoạt động thực dân, người Hy Lạp không những chỉ du nhập vào bán đảo Italia và đảo Xixin chế độ chính trị thành bang mà còn du nhập cả những nghề thủ công, kiến trúc và nhiều lĩnh vực văn hoá tinh thần khác Điều đó có tác dụng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh La Mã.)

Trang 22

o Đến thế kỷ II trước công nguyên, La Mã chinh phục được toàn bộ bán đảo Bancăng,

Hy Lạp trở thành một bộ phận của đế quốc La Mã, nhưng những ảnh hưởng của

Hy Lạp với La Mã vẫn không hề dứt Trong thời kỳ này, những tác phẩm khoa học

và văn học nghệ thuật của các học giả Hy Lạp được đưa vào La Mã nhiều hơn Có rất nhiều người Hy Lạp được giáo dụchoàn hảo với trình độ học vấn cao bị đưa về

La Mã dưới hình thức nô lệ, con tin, họ trở thành những thầy nhiều người sau khi được tự do đã trở thành các học giả nổi tiếng của La Mã

o Từ TK I TCN, La Mã dần bị chế độ đọc tài thay thế, đầu tiên là Xila

- Ôctavianut được tôn sùng làm nguyên thủ, trở thành hoàng đế → chuyển sang chế độ quân chủ chuyên chế (thời đại Ôcravianut được coi là thời hoàng kim)

- Lãnh thổ tiếp tục được mở rộng

o Từ TK III, La Mã bị khungr hoảng trầm trọng → đất nước trở nên điêu tàn

o TK V, “Man tộc” tấn công vào lãnh thổ La Mã, đế quốc La Mã bị suy vong và lịch

sử dần chuyển sang chế đội phong kiến

Nguyên nhân phát triển văn minh Hy-La:

o Sự giàu mạnh về kinh tế: Sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại,

Trang 23

→ Như vậy, điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã không chỉ là nền tảng, cơ sở tạo ra nền văn minh phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ mà điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đã mang nền văn minh phương Tây cổ đại truyền bá khắp thế giới

dù bằng nhiều con đường khác nhau: hòa bình hoặc chiến tranh

II SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

1 Bảng so sánh sự khác biệt giữa văn minh Phương Đông và Phương Tây (các thảnh tựu cơ bản)

- Nằm trên các lưu vực của các con sông

lớn (như sông Nin, Lưỡng Hà )

- Có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai

màu mỡ, phì nhiêu., có khí hậu nhiệt

đới , nóng ẩm, nhiều mưa →phù hợp

trồng các cây lương thực như lúa, ngô

khoai

- Nằm trên đồi núi ven Địa Trung Hải, bờ biển dài và nhiều vùng vịnh sâu, kín gió, hải cảng → nên giao thông thuận lợi, sớm phát triển nghề hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển và kinh tế thủ công nghiệp

- Phần lớn lãnh thổ ở nơi đây là núi và cao nguyên, đất đai ở đây ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy, không thuận lợi để phát triển nông nghiệp → thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh Lương thực thiếu phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á

Trang 24

- Khí hậu ấm áp.

Chế độ

chính

trị

Nhà nước chuyên chế trung ương tập

quyền, đứng đầu là vua

Bộ máy nhà nước là bộ máy của quý tộc, cộng hòa quý tộc, công hòa quý tộc ( hay chủ nô mang tính dân chủ chủ nô)

Phân

hóa xã

hội

Gồm 3 giai cấp: giai cấp thống trị, nông

dân công xã và nô lệ Trong đó:

+ Giai cấp thống trị: (là những ông vua

chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý

tộc ) Tầng lớp có nhiều của cải và

quyền thế

+ Nông dân công xã: tầng lớp xã hội

căn bản và là thành phần sản xuất chủ

yếu

+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội,

chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu

+ Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào

Kinh tế

- Công cụ sản xuất: biết dùng các công

cụ bằng đồng, đá, gỗ, tre (vào Khoảng

3500-2000 năm TCN)

- Công tác thủy lợi phát triển

- Nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt

phát triển mạnh

- Thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải

- Công cụ lao động: cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt vào khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN → tăng diện tích canh tác

- Nông nghiệp: Trồng các cây lưu niên như nho, ô liu

- Thủ công nghiệp phát triển, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, quy mô lớn

- Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền

Trang 25

sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo

và sao Thuỷ, Kim, Hoả, Mộc, Thổ

- Do đặc tính canh tác nông nghiệp của

con người nơi đây mà lịch pháp và thiên

văn học được ra đời từ rất sớm Sử dụng

sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng

Người phương Đông tạo ra lịch có tên

gọi là nông lịch ( có 365 ngày trong một

năm và được phân chia làm 12 tháng)

- Họ biết được chu kỳ thời gian và mùa

Đơn vị thời gian là ngày, tuần, tháng và

năm Chia năm thành các mùa mưa,

mua khô và mua gieo trồng đất bãi

- Họ định lượng thời gian bằng ánh sáng

28 ngày

- Những thành tựu và đóng góp đáng kể với các nhà thiên văn sáng giá: Thalès, Pythagore, Arixtac (khoảng thế kỷ III TCN), Eraxtôten (281-192 TCN), Hêcataut

- Eraxtôten đã tính được chu vi của Trái đất với sai số rất nhỏ

Chữ

viết

- Chữ viết được xuất hiện ở Lưỡng Hà

và Ai Cập vào khoảng thiên niên kỉ IV

trước công nguyên

- Hình thức ban đầu là chữ tượng hình

có nghĩa là vẽ ra những điều mà họ

muốn truyền đạt Sau đó con người

sáng tạo thêm chữ ký hiệu biểu thị khái

niệm trừu tượng

- Dần dần họ bắt đầu cách điện hóa chữ

viết thành các nét và thực hiện ghép các

nét theo quy ước để có thể phản ánh ý

nghĩ của con người một cách phong phú

hơn được gọi là chữ tượng ý

- Chữ viết của cư dân Cret – Myxen: Cư

dân Cret – Myen đã sáng tạo ra chữ viết

+ Loại 1: có niên đại khoảng đầu TNK II

TCN, là loại chữ tượng hình thuần túy

+ Loại 2: có dạng thức đơn giản hơn,

được cấu tạo bởi một số đường nét khá đều đặn, thống nhất về kiểu thức và lại chia ra làm hai loại, trong đó loại A – cổ xưa hơn (1700 – 1400 TCN) - chưa dịch được, loại B – muộn hơn (1400 – 1200 TCN) - đã dịch được

So với các nước cổ đại phương Đông thì người Rôma, Hy Lập đã sáng tạo ra chữ viết cổ đại từ rất sớm Nhưng do

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Bảng so sánh sự khác biệt giữa văn minh Phương Đông và Phương Tây (các thảnh  tựu cơ bản) - so sánh sự khác biệt giữa văn minh phương đông và phương tây tại sao văn minh phương tây cổ đại ra đời sau nhưng lại phát triển hơn phương đông
1. Bảng so sánh sự khác biệt giữa văn minh Phương Đông và Phương Tây (các thảnh tựu cơ bản) (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w