LỜI MỞ ĐẦUVăn hóa giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, bởi giao tiếp chính là những mắt xích gắn kết các mối quan hệ giữa con người với con người.. Phong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TIỂU LUẬN VĂN HÓA VIỆT NAM
(HỌC KÌ I NHÓM 2, NĂM HỌC 2021-2022)
Đề tài
SO SÁNH VĂN HÓA GIAO TIẾP
GIỮA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
Sinh viên thực hiện: A37030 Nguyễn Phương Anh A37099 Nguyễn Trung Hiếu
A37513 Trần Thị Phương Linh A37976 Nguyễn Phương Anh A38124 Phan Thị Thu Hiền A38227 Nguyễn Phương Thảo A38249 Vũ Thu Huyền A38803 Hoàng Lâm A39007 Phan Thu Yến A39803 Phan Tấn Đức Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Tiến Khôi
HÀ NỘI – 2021
MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP 2
1 Khái niệm 2
1.1 Văn hóa 2
1.2 Giao tiếp 2
1.3 Văn hóa giao tiếp 2
2 Khái quát chung về giao tiếp 2
2.1 Quá trình giao tiếp 3
2.2 Chức năng của giao tiếp 4
CHƯƠNG 2 VĂN HÓA GIAO TIẾP PHƯƠNG ĐÔNG 5
1.Văn hóa giao tiếp phương Đông nói chung 5
2 Một số nét đặc trưng trong giao tiếp của người phương Đông 5
2.1 Chào hỏi và làm quen 5
2.2 Phong cách giao tiếp 5
2.3 Văn hóa thể hiện cảm xúc xin lỗi, cảm ơn 6
2.4 Cách cư xử nơi công cộng 7
CHƯƠNG 3 VĂN HÓA GIAO TIẾP PHƯƠNG TÂY 8
1 Văn hóa giao tiếp phương Tây nói chung 8
2 Một số nét đặc trưng trong giao tiếp của người phương tây 8
2.1 Chào hỏi và làm quen 8
2.2 Phong cách sống và giao tiếp 8
2.3 Thể hiện cảm xúc, xin lỗi và cảm ơn 9
2.4 Cử chỉ khi giao tiếp 9
2.5 Cách ứng xử nơi công cộng 9
3 Những điều cần tránh trong giao tiếp với người phương Tây 10
CHƯƠNG 4 SO SÁNH VĂN HÓA GIAO TIẾP GIỮA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY 11
1 Văn hóa chào hỏi 11
2 Văn hóa “có qua có lại” 11
3 Trả lời “không” 12
4 Cách thể hiện ý kiến cá nhân trong giao tiếp 12
5 Phong cách sống và giao tiếp 12
Trang 36 Cách ứng xử nơi công cộng 12
7 Tặng quà 12
8 Quan niệm về ăn mặc 13
9 Trong khi ăn uống, tiếp đãi 13
10 Chuẩn bị, lên kế hoạch 13
11 Nói “xin lỗi” 13
12 Nói “cảm ơn” 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, bởi giao tiếp chính là những mắt xích gắn kết các mối quan hệ giữa con người với con người Phong cách sống của mỗi con người sẽ khác nhau và điều đó thể hiện qua văn hóa giao tiếp ứng xử của chính những con người đó, bởi vì giao tiếp vốn dĩ đã là một môn nghệ thuật Và trong thời đại của thế giới phẳng ngày nay, khi khoảng cách về địa
lý đã không thể ngăn nổi con người xích lại gần nhau hơn thì giao tiếp là một cầu nối rất quan trọng để các quốc gia, các nền văn hóa có thể hội nhập cùng nhau Nghiên cứu
về văn hóa giao tiếp Phương Đông và văn hóa giao tiếp Phương Tây, đặc biệt là so sánh sự khác nhau của nó là một vấn đề phức tạp, nhưng cũng rất lý thú, vì qua đó ta
có thể hiểu biết sâu sắc thêm những giá trị về tư tưởng văn hoá của nhân loại Mặt khác, văn hoá giao tiếp Việt Nam ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nền văn hóa giao tiếp Phương Đông, do đó nghiên cứu những đặc điểm của văn hóa giao tiếp Phương Đông trong mối quan hệ với đặc điểm của văn hóa giao tiếp Phương Tây, sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn bản sắc văn hoá Việt Nam Vì vậy, chúng em lựa chọn đề tài “So sánh văn hóa giao tiếp giữa phương Đông và phương Tây” làm đề tài nghiên cứu trong bài tiểu luận của mình
1
Trang 5CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP
1 Khái niệm
1.1 Văn hóa
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội (Theo GS Trần Ngọc Thêm)
1.2 Giao tiếp
Giao tiếp là quá trình trao đổi và chia sẻ với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau
- Từ tiếng Latin: “Communis” nghĩa là “điểm chung”
- Các khái niệm khác về giao tiếp:
“Giao tiếp là quá trình, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta.” - Martin P Andelem (1950)
“Giao tiếp là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời” - John B Hoben (1954)
1.3 Văn hóa giao tiếp
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…
2 Khái quát chung về giao tiếp
Giao tiếp thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi bản thân của nhau, từ đó tạo dựng quan hệ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau
Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái:
- Trao đổi thông tin
- Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau
- Hiểu biết lẫn nhau
Trong tâm lý học người ta chia các chức năng của giao tiếp ra thành 2 nhóm Thứ nhất, chức năng thuần túy xã hội và thứ hai là chức năng tâm lý xã hội
Bởi vì con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội Mà giao tiếp tức là tiếp xúc, trao đổi bằng lời nói, cử chỉ, thái độ Nên những điều đó góp phần tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp
Tùy theo các tiêu chí phân loại chúng ta có các loại giao tiếp khác nhau Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu Căn cứ vào khoảng cách không gian của các cá nhân mà chúng ta có hai loại giao tiếp: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp Căn cứ vào quy cách giao tiếp,
2
Trang 6chúng ta có hai loại giao tiếp: giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức Căn
cứ vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp
Hành vi giao tiếp được hiểu là quá trình các chủ thể thực hiện việc giao tiếp với nhau có thể quan sát được Quá trình này gồm nhiều thành tố liên quan chặt chẽ với nhau
Các yếu tố ảnh hưởng quá trình giao tiếp Một tình huống như nhau mà mỗi người đưa ra cách ứng xử khác nhau, bởi vì, một hành vi giao tiếp nào đó của con người cũng bị tác động bởi một hệ thống các yếu tố phức tạp bao gồm các yếu tố như sau:
- Các yếu tố thuộc tâm lý bao gồm: động cơ hành động; vô thức và cơ chế tự vệ; thế giới quan; cảm xúc - tình cảm; ấn tượng ban đầu
- Các yếu tố văn hóa bao gồm: nền văn hóa; nhánh văn hóa
- Các yếu tố xã hội bao gồm: các nhóm xã hội; yếu tố gia đình; vai trò, vị trí xã hội; hệ giá trị, chuẩn mực hành vi
Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình trong một cuộc giao tiếp Trong giao tiếp con người sử dụng hai hệ thống biểu tượng là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Các phương tiện trong giao tiếp bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ có mối quan hệ tác động qua lại đến các cuộc giao tiếp Bất cứ cuộc giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ cũng cần chú ý bối cảnh giao tiếp, yếu tố văn hóa, dân tộc, phong tục tập quán ở từng vùng của các đối tượng giao tiếp
2.1 Quá trình giao tiếp
2.1.1 Các yếu tố cấu thành:
- Sender: Người gửi thông điệp
- Message: Thông điệp
- Channel: Kênh truyền thông điệp
- Receiver: Người nhận thông điệp
- Feedback: Những phản hồi
- Context: Bối cảnh
2.1.2 Quá trình giao tiếp
- Hình thành động cơ hay lí do giao tiếp
- Biên soạn thông điệp (chi tiết hơn về những gì muốn biểu đạt, thể hiện)
- Mã hóa thông điệp (có thể dưới dạng dữ liệu số, văn bản viết tay, lời nói, hình ảnh, cử chỉ, )
- Truyền thông điệp đã mã hóa dưới dạng một chuỗi các tín hiệu bằng một kênh hay phương tiện giao tiếp
- Các nguồn gây tiếng ồn tới từ tự nhiên hay từ hoạt động của con người (cả có chủ ý hay vô tình) bắt đầu ảnh hưởng lên chất lượng tín hiệu từ người gửi tới người nhận
- Tiếp nhận tín hiệu và lắp ráp lại thông điệp đã được mã hóa từ một chuỗi các tín hiệu đã nhận được
3
Trang 7- Giải mã thông điệp vừa được lắp ráp lại.
- Diễn dịch và tạo ý nghĩa cho thông điệp gốc
Các kênh giao tiếp có thể là thị giác, thính giác, xúc giác/chạm (ví dụ: chữ Braille (chữ nổi) hay các phương thức vật lý khác), khứu giác, điện từ, hoặc hóa sinh Giao tiếp của con người độc đáo ở việc sử dụng ngôn ngữ trừu tượng một cách rộng rãi Sự phát triển của văn minh liên quan mật thiết với sự tiến bộ về viễn thông hay giao tiếp từ xa
2.2 Chức năng của giao tiếp
2.2.1 Chức năng về phương diện xã hội
- Chức năng thông tin, tổ chức
- Chức năng điều khiển
- Chức năng phối hợp hành động
- Chức năng động viên, kích thích
2.2.2 Chức năng về phương diện tâm lí
- Chức năng tạo mối quan hệ
- Chức năng cân bằng cảm xúc
- Chức năng phát triển nhân cách
4
Trang 8CHƯƠNG 2 VĂN HÓA GIAO TIẾP PHƯƠNG ĐÔNG
1.Văn hóa giao tiếp phương Đông nói chung
Mỗi đất nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, sẽ có sự khác biệt về kinh tế, văn minh, triết lý, tôn giáo khác nhau Trong giao tiếp cũng vậy, tùy theo từng nền văn hóa khác nhau sẽ sinh ra một lối giao tiếp khác nhau Một trong những nét đặc biệt của văn hóa phương Đông đó chính là cách ứng xử khi giao tiếp
Nhìn chung, các nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều coi trọng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, chính vì vậy mà những người dân luôn được biết đến là khá khắt khe trong giao tiếp Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau đã làm người Việt xưa luôn hướng tới sự hài hòa - một giá trị văn hóa có tác động nhiều đến phong cách giao tiếp của người Việt Nam Việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với các thành viên khác trong xã hội luôn được chú trọng Trọng tình, lấy tình cảm làm đầu trong quan hệ giao tiếp là nét tính cách điển hình của người Việt xưa gắn với nền văn hoá lúa nước Nét tính cách này được người Việt xem như một phương châm đối nhân xử thế
2 Một số nét đặc trưng trong giao tiếp của người phương Đông
2.1 Chào hỏi và làm quen
Chào hỏi là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong các buổi gặp gỡ với người Việt cách chào hỏi mở đầu rất được coi trọng, thể hiện nhân cách đạo đức của người tham gia giao tiếp Đặc trưng này trở thành truyền thống đạo đức trong chào hỏi và là lời răn dạy được đúc kết qua nhiều thế hệ đi trước của người Việt về cách cho hơn của cho Ngôn ngữ không quá khách sáo nhưng phải chú ý đảm bảo tính lễ nghi, không suồng sã Bên cạnh đó, khi chào hỏi bạn nên chú ý bắt đầu từ những người lớn tuổi nhất, có địa vị sau đó cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau đã làm người Việt xưa luôn hướng tới sự hài hòa - một giá trị văn hóa có tác động nhiều đến việc giao tiếp
Về đối tượng giao tiếp, người Việt Nam nồng hậu và hiếu khách Có khách đến nhà, dù thân hay quen, bạn thân hay chị em ruột thịt, dù là người Việt nghèo đến đâu,
họ cũng luôn cố gắng đón tiếp niềm nở, chu đáo, dành cho họ những tiện nghi tốt nhất, những món ăn ngon nhất
Về quan hệ xã hội, nền văn hóa trọng nông khiến người Việt Nam lấy tình cảm gia đình làm quy tắc ứng xử:
“Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
2.2 Phong cách giao tiếp
Sự tế nhị đã tạo cho người Việt thói quen “vòng vo tam quốc” chứ không bao giờ nói thẳng, đi thẳng vào chủ đề như người phương Tây Mở đầu buổi giao lưu, truyền thống của người Việt là xin chữ, hỏi thăm nhà cửa, ruộng vườn Cũng là để thúc đẩy không khí, miếng trầu truyền thống này là đầu câu chuyện Thời gian trôi qua, chức năng “mở màn” của “miếng trầu” đã được thay thế bằng một tách trà, một điếu thuốc…
5
Trang 9Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong khi các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại
từ nhân xưng Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm: Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp
cụ thể: chú khi ni, mi khi khác Cùng là hai người, cách xưng hô có khi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi… Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…).Thứ ba, thể hiện là chị Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội Vì vậy mà tính tôn ti kỹ lưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính) Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và cùng gọi nhau người Việt Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai phải hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói chệch đi)
2.3 Văn hóa thể hiện cảm xúc xin lỗi, cảm ơn
Khác với văn hóa cảm ơn và xin lỗi ở phương Tây,người phương Đông chúng ta không đặt nặng lời nói cảm ơn và xin lỗi đặc biệt là người Việt có một lỗ hổng rất lớn: Không phải lúc nào ta cũng có thể hành động để thay lời cảm ơn và xin lỗi Cũng không phải ai cũng đủ điều kiện, cơ hội và dũng cảm để hành động Và khi không hành động được mà cũng không nói thì người khác không thể hiểu Nhiều mâu thuẫn nảy sinh chỉ vì không hiểu bụng nhau nghĩ gì khi thiếu vắng lời nói Chính vì lẽ đó chúng ta nên học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi ngay từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày Người ta thường nói “gia đình là tế bào của xã hội” mọi gia đình tốt thì xã hội sẽ tốt Chính vì thế chúng ta nên rèn cách nói cảm ơn, xin lỗi từ ngay trong chính mái
ấm của mỗi người Trong gia đình, mọi người nên cảm ơn nhau vì những điều đã làm: chồng cảm ơn vợ vì đã luôn quan tâm, chăm sóc cho mình; con cái cảm ơn cha mẹ vì
đã luôn dạy bảo, che chở, luôn cho con được cuộc sống tốt nhất Song hành với lời cảm
ơn là lời xin lỗi Để một người nói lời cảm ơn đã khó nhưng nói lời xin lỗi lại khó gấp
10 lần Do đó lời xin lỗi cũng cần phải được rèn luyện từ bé từ lúc bập bẹ nói và phải được trau dồi liên tục Điều đó có nghĩa ba mẹ cũng phải học để ý thức về sự làm gương cho con Bởi trẻ con sẽ bắt chước người lớn trong lời nói và hành động Ta không thể bắt trẻ có được ý thức biết ơn và hối lỗi thật lòng khi ta không thật lòng trong câu nói cảm ơn và xin lỗi
Khi trong chính gia đình mà chúng ta có thể nói lời cảm ơn, xin lỗi một cách dễ dàng thì ra ngoài xã hội lời đó cũng dễ phát ra hơn Chúng ta có thể mở lời cảm ơn tới đúng người, nói lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ Dần dần chính những lời cảm ơn, xin lỗi của những người văn minh sẽ tạo ra môt xã hội giao tiếp văn minh hơn
6
Trang 102.4 Cách cư xử nơi công cộng
Ở các nước phát triển trên thế giới, việc ứng xử văn hóa nơi công cộng luôn được xem là một hành vi văn minh, biểu thị sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng Vì thế, chính quyền các nước này luôn chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích người dân thực hiện lối sống văn minh, hiện đại Đó cũng là việc thể hiện sự phát triển và quảng bá hình ảnh đẹp của quốc gia, dân tộc ra thế giới
Ở nước ta cũng vậy,việc ứng xử trong văn hóa công cộng luôn được các cấp chính quyền quan tâm đến bằng hàng loạt các phong trào và nêu gương những người, những hành động tốt để khuyến khích mọi người làm theo
Thế nhưng khi nhìn vào thực tế, chúng ta vẫn thấy trong xã hội tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là trong giới trẻ có những hành xử thiếu văn hóa ở nơi công cộng Ta có thể kể đến những hành động chen lấn, xô đẩy nhau và những câu nói tục, chửi thề khi vào xem các lễ hội, các trận bóng đá hay ở các khu chợ đông; rồi những hành vi phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông; xả rác bừa bãi ra đường, kênh rạch, vẽ bậy lên tường đánh, chửi nhau hay nô đùa chỗ đông người; không nhường nhịn, giúp đỡ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai trên các phương tiện giao thông công cộng Những hành vi này không chỉ gây bức xúc, khó chịu, thậm chí gây thiệt hại cho người khác mà còn làm xấu đi hình ảnh của quê hương, đất nước với những người xung quanh và bạn bè quốc tế
Ứng xử văn hóa nơi công cộng không chỉ giúp xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn mà còn góp phần hình thành những nhân cách đẹp và hoàn thiện, phát triển của mỗi người Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng xử văn hóa nơi công cộng, cũng là sự chung sức của người dân để đất nước vững bước đi trên con đường hội nhập và phát triển, cũng như quảng bá hình ảnh đẹp của xã hội, con người Việt Nam ra thế giới
7