1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ cái nhình phương tây trong đi tây của nhất linh và pháp du hành trình nhật ký của phạm quỳnh

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cái Nhìn Phương Tây Trong Đi Tây Của Nhất Linh Và Pháp Du Hành Trình Nhật Ký Của Phạm Quỳnh
Tác giả Đinh Thị Ngọc Mai
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Bùi Linh Huệ
Trường học Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Báo chí truyền thông và Văn học
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 504,74 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (7)
  • 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (11)
    • 3.1. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 3.2. Đối tượng nghiên cứu (11)
  • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 6. Đóng góp mới của đề tài (12)
  • 7. Cấu trúc của luận văn (12)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. Khái lược về tác giả, tác phẩm (14)
      • 1.1.1. Phạm Quỳnh (14)
      • 1.1.2. Khái lược về Pháp du hành trình nhật kí (18)
      • 1.1.3. Nhất Linh (20)
      • 1.1.4. Khái lược về Đi Tây (24)
    • 1.2. Khái lược về thể loại du kí (27)
      • 1.2.1. Khái niệm (27)
      • 1.2.2 Thể loại du kí ở Việt Nam (30)
    • 1.3. Cái nhìn phương Tây từ góc độ phê bình hậu thực dân (33)
      • 1.3.1. Phê bình hậu thực dân là gì? (33)
      • 1.3.2 Các vấn đề trung tâm của phê bình hậu thực dân (35)
      • 1.3.3. Cái nhìn phương Tây (37)
    • 2.1. Quan điểm chính trị về mối quan hệ Việt Nam với phương Tây của Phạm Quỳnh (44)
    • 2.2. Cái nhìn lý tưởng hóa phương Tây: Nước Pháp như là mẫu mực của văn minh39 2.3. Sự tự chủ nhất định và ý thức dân tộc khi tiếp nhận văn minh phương Tây (46)
  • CHƯƠNG 3: CÁI NHÌN PHƯƠNG TÂY TRONG ĐI TÂY CỦA NHẤT LINH (59)
    • 3.1. Sự vỡ mộng với huyền thoại “Pháp Việt đề huề” của các trí thức Việt Nam (59)
    • 3.2. Thể loại giả du kí của tiểu thuyết Đi Tây (62)
    • 3.3. Sự vỡ mộng về nước Pháp như là kiểu mẫu của văn minh (66)
    • 3.4. Sự vạch trần bản chất mối quan hệ giữa thực dân và thuộc địa (68)
    • 3.5. Sự phơi bày bản chất cuộc sống của những tri thức Việt Nam Tây học (70)
  • KẾT LUẬN (79)

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những nghiên cứu về cái nhìn phương Tây trong văn học Việt Nam:

Lí thuyết về cái nhìn, đặc biệt là cái nhìn phương Tây vẫn là một khoảng trống còn để ngỏ phần lớn trong lý luận, phê bình Việt Nam.

Trong các cuốn giáo trình thí dụ như Văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900-1932 (Nxb Đại học Quốc Gia, 2010), các nhà nghiên cứu chủ yếu vẫn chỉ phác họa sự đổi mới văn học Việt Nam từ góc độ thể loại, nghệ thuật,hình thức sáng tác dưới ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa phương Tây Các tác giả thời kì này có những cách nhìn nhận nền văn hóa đó theo cách khác nhau hoặc là theo hẳn hoặc là kế thừa có chọn lọc những tinh hoa từ nền văn hóa phương Tây Cuốn Tự lực văn đoàn của Doãn Quốc Sỹ đã nêu rõ tình hình chính trị lúc bấy giờ của xã hội Việt Nam về kinh tế, xã hội và chỉ ra sự biến đổi tư tưởng của thế hệ người dân và trí thức Việt Nam bấy giờ: “lý tưởng trung quân mờ nhạt, lý tưởng dân chủ và dân tộc giải phóng đột nhập mạnh mẽ vào tâm hồn người dân Việt vì những biến cố bên ngoài” [4, 7]. Trong suốt quá trình đó nền văn học chữ quốc ngữ có nhiều biến động Thuộc địa Pháp chiếm lấy Việt Nam thì chữ quốc ngữ la tinh bắt đầu thông dụng, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của nền văn học Pháp: “các nhà văn hóa thức thời chỉ còn biết bấu víu vào chữ quốc ngữ để xây dựng nền văn hóa mới phát huy cái hay cái đẹp của nền văn minh Việt, phổ biến những tư tưởng Đông, Tây để thích ứng với đời sống Như vậy vừa chống chọi được với nền văn hóa Pháp vừa giữu vẹn được bản sắc dân tộc” [4, 16] Nhờ có phương Tây chúng ta đã phát minh và chữ quốc ngữ la tinh, biết chắt lọc những tinh hoa của văn học châu Âu kết hợp với văn học truyền thống tạo nên một nền văn học mới. Đặc biệt nhóm tự lực văn đoàn có nhiều đóng góp đáng kể trong tư duy đổi mới nền văn học nước nhà theo phương Tây

Gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu văn học Việt Nam ứng dụng phê bình hậu thực dân để khỏa lấp khoảng trống việc nghiên cứu các tác phẩm văn học Việt Nam thời Pháp thuộc và hậu Pháp thuộc từ góc độ ảnh hưởng của các diễn ngôn thực dân tới sáng tác Thí dụ, bài báo “Phương Tây trong một số tác phẩm du kí văn xuôi chữ Hán thế kỉ XVIII – XIX” (2014) của Hà Thị Thanh Nga, luận án tiến sĩ Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ Hoa Kỳ nhìn từ lý thuyết hậu thuộc địa (2012) của Trần Thị Kim

Cụ thể hơn, trong bài báo “Văn du kí nửa đầu thế kỉ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học”, Nguyễn Thị Thúy Hằng đã chỉ rõ cách nhìn phương Tây của các tác giả văn học Việt Nam Nhiều tác giả còn sùng bái văn hóa Tây, coi văn hóa Tây là mẫu mực của văn minh, ỷ toàn bộ vào Pháp Nhưng bên cạnh đó nhiều tác giả cũng nhìn ra được những bước tiến bộ của nên văn hóa đó Ngôn ngữ, đời sống sinh hoạt và khả năng giao tiếp của họ hơn nước ta rất nhiều đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Kí Các bài viết có sự ảnh hưởng nhiều của nền văn học phương Tây Các tư tưởng sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn gắn với phiêu lưu mạo hiểm hơn, có cái nhìn lý tưởng hóa cuộc sống nông thôn: “Quay lưng với cuộc sống hiện tại xô bồ, quay về với quá khứ được lý tưởng hóa, với cuộc sống bình dị nơi sơ cùng thủy tận xa biệt phố thị ồn ào, đó cũng là một nét lãng mạn của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” Và thay đổi cái nhìn về người phụ nữ so với những nhà tri thức thời trung đại: “Trong văn du kí phương Tây thế kỷ XVIII-XIX, phụ nữ đã đi du lịch độc lập Ở Việt Nam, người phụ nữ đi và viết về các chuyến đi bằng văn xuôi du kí là hiện tượng mới mẻ chưa từng thấy trong văn học trung đại”

Hay trong “Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc”, Trần Viết Nghĩa đã chỉ ra sự tiếp xúc văn minh phương Tây trước khi bị Pháp xâm lược Trước đó, nước ta đã được tiếp xúc với văn minh qua nền kinh tế thương mại và qua đạo Kitô gáo Nền văn minh đó được tiếp nhận một cách có chọn lọc Học hỏi những tinh hoa về chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật và giáo dục: “Nhận thấy một trong những điểm mạnh của phương Tây là có nền khoa học kĩ thuật hiện đại, trong khi đó Việt Nam lại rất yếu kém về khoa học kĩ thuật, nên những nhà cải cách Việt Nam đã đề xuất và thực thi nhiều biện pháp để học kĩ thuật của phương Tây như mời người Tây giỏi kĩ thuật đến dạy cho người Việt Nam, mở trường đào tạo kĩ thuật Họ còn đề cao giáo dục thực nghiệp, đề cao thực học” [58, 7] Sự tiếp nhận đó được phát triển khi Việt Nam xuất hiện nhiều đô thị kiểu phương Tây, nền báo chí nước nhà phát triển và xuất hiện nhiều nhà tri thức Tây học Sau khi bị Pháp xâm lược và chiếm được phần lớn lãnh thổ, đứng trước việc tiếp nhận hay từ chối nền văn minh, thì các nhà tri thức đã chọn tiếp nhận nền văn minh đó

Do chưa được giới thiệu rõ ràng, hệ thống trong lí luận, phê bình văn họcViệt Nam, lí thuyết về cái nhìn (the gaze) và cái nhìn phương Tây trong khóa luận này chủ yếu sẽ dựa trên tài liệu dịch của cuốn sách Bách khoa tự điển lí thuyết phê bình văn học và văn hóa (The Encyclopedia of Literary and Cultural Theory, 2011) do Michael Ryan biên soạn.

Những nghiên cứu về cái nhìn phương Tây trong du kí Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và tiểu thuyết giả kí Đi Tây của Nhất

Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và đặc biệt là Đi Tây của

Nhất Linh chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Đặc biệt, mới chỉ có một vài nghiên cứu đề cập đến cái nhìn nước Pháp và người Pháp trong Pháp du

Trong luận văn thạc sĩ “ Du kí, một bộ phận độc đáo trong sự nghiệp của nhà văn Phạm Quỳnh” (2013), Nguyễn Thị Kim Nhạn đã nêu rõ cái nhìn cảnh quan thực dân và thuộc địa trong du kí Phạm Quỳnh: “nước Pháp, đại diện cho Tây phương hiện lên với một trình độ vượt bậc về mọi mặt so với các thuộc địa Hai không gian cách biệt nhưng thực ra lại liên hệ mật thiết với nhau bởi những dấu hiệu đại diện cho văn minh, tiến bộ được thực dân nhân rộng, cấy ghét sang các nước thuộc địa” [24,57]

Bài viết “Mô hình tiểu thuyết Nhất Linh và sự thể hiện ý thức cá nhân”, báo Văn nghệ Quân đội đã chỉ rõ sự giao lưu văn hóa phương Tây và các quan điểm của Nhất Linh trong sáng tác Với Nhất Linh xây dựng nhân vật và nội tâm nhân vật rất quan trọng “Tâm lý là một biểu hiện quan trọng trong đời sống tinh thần con người, vì vậy, yếu tố tâm lý không thể thiếu trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật ở mọi tác phẩm văn học”

Luận án tiến sĩ Văn du kí nửa đầu thế kỉ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học (2015) của Nguyễn Thị Thúy Hằng đã nghiên cứu cái nhìn “người khác” (bao gồm người Pháp, người Chăm, người Hoa) trong du kí PhạmQuỳnh, tuy nhiên, khái niệm “người khác” của tác giả có điểm khác so với khái niệm này trong lý luận phê bình hậu thực dân

Nhìn chung, các bài viết trên đã giúp các nhà nghiên cứu rất nhiều về nền tảng cơ bản về các khái niệm, đặc điểm của phê bình hậu thực dân nói chung và cái nhìn phương Tây từ góc độ phê bình hậu thực dân trong hai tác phẩm Pháp du của Phạm Quỳnh và Đi Tây của Nhất Linh.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện khóa luận này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu chính là hai cuốn sách Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Đi Tây củaNhất Linh Bên cạnh đó, chúng tôi cũng so sánh các tác phẩm này với một số tác phẩm đương thời khác cùng đề tài.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài là cái nhìn phương Tây trong Đi Tây của Nhất Linh và Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh.

Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thiện đề tài này, chúng tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề:

- Phương pháp nghiên cứu văn hóa, cụ thể là lý luận phê bình hậu thực dân: dùng lí thuyết hậu thực dân là công cụ đắc lực để khám phá tác phẩm văn học về nội dung cũng như nghệ thuật.

- Phương pháp liên ngành: Không chỉ xem đối tượng trong phạm vi văn học mà còn khám phá dưới nhiều góc độ khác nhau.

- Phương pháp của thi pháp học: nghiên cứu phong cách ngôn ngữ, nhân vật người kể chuyện

Đóng góp mới của đề tài

Thứ nhất, chúng tôi đặt hai tác phẩm chưa từng được so sánh, nghiên cứu trong mối quan hệ với nhau là Pháp du và Đi Tây để tìm hiểu mối liên hệ giữa hai tác phẩm với bối cảnh, tư tưởng hệ thời đại.

Thứ hai, chúng tôi muốn chỉ ra nguy cơ đồng hóa văn hóa của diễn ngôn thực dân lên ý thức con người thuộc địa đồng thời chỉ ra khả năng kháng cự, tự chủ của các chủ thể văn hóa thuộc địa, trong đó có nhà văn Đề tài chúng tôi góp phần đưa lí thuyết phê bình hậu thực dân vào ứng dụng nghiên cứu văn học Việt Nam.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và và Phụ lục, luận văn của chúng tôi được chia làm 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Cái nhìn phương Tây trong Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh.

Chương 3: Cái nhìn phương Tây trong Đi Tây của Nhất Linh.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Khái lược về tác giả, tác phẩm

Phạm Quỳnh (1893) có bút hiệu là Thượng Chi, bút danh là Hồng Nhân, Hoa Đường Sinh ra tại số nhà 17, hàng Trống, Hà Nội Quê gốc ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Phúc Kháng), phảu Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Xuất thân trong gia đình có truyền thống hiếu học Phạm Quỳnh từ nhỏ đã thừa hưởng nền Nho học của gia đình Mồ côi mẹ từ tháng thứ 9 và mồ côi cha khi mới 9 tuổi, Phạm Quỳnh đã chịu rất nhiều thiệt thời so với bạn cùng chăng lứa Nhưng may mắn khi Phạm Quỳnh có một người bà vô cùng yêu thương mình đã chăm sóc mình từ bé Phạm Quỳnh ngay từ bé đã bộc lộ sự thông minh của mình khi ông đỗ đầu bằng Thành chung trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông Ngôn) khi mới 15 tuổi

Năm 16 tuổi, ông được nhận vào làm việc tại trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội Bắt đầu tham gia viết báo năm 1916 Và nhanh chóng trở thành chủ biên tờ nguyệt san Nam Phong tạp chí năm 1917 Tờ nguyệt san ra đời nhằm chống lại ảnh hưởng từ các tư tưởng chống Pháp Tờ báo chuyên viết bài truyền bá cho tư tưởng “Pháp Việt đề huề”, luôn khen ngợi, ủng hộ sự cai trị của Pháp ở Đông Dương Là cây bút chủ lực cho tờ báo Nam phong là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của mình

Song song với chủ bút của một tờ báo lớn, ông cũng là Tổng thư kí Hội Khai trí Tiến Đức 1919 Phạm Quỳnh tham gia hội trí tri Bắc Kì Năm 1922, đại diện cho hội Khai trí Tiến Đức ông đã sang Pháp dự triển lãm Marseille rồi dễn thuyết cả ở ban Chính trị và Ban Luận lý Viện Hàn Lâm Pháp về dân tộc giáo dục Đã soạn thảo Việt Nam tự điển, một công trình mang nhiều giá trị lớn cho ngành ngôn ngữ Đến năm 1924 ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt của trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France,

Indochine Ông cũng từng làm Hội trưởng Hội trí tri Bắc Kì, làm ở hội đồng tư vấn Bắc Kì, được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương, làm Tổng Thư kí Uỷ ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ

11/11/1932: Bảo Đại lên ngôi vua và mời ông tham gia bộ máy chính quyền Ông đã giữ nhiều chức vụ then chốt của triều đình và giữ chức Thượng thư Bộ học và Thượng thư Bộ lại (1944-1945) Sau khi triều vua Bảo Đại dần sụp đổ, Phạm Quỳnh đã bắt tay với Pháp (1945) và bị Việt Minh phát hiện bắt ngày 23/08/1945 và giam cầm ở lao Thừa phủ Huế Ông bị xử bắn và di hài được tìm thấy vào năm 1956 ở ven khu rừng Hắc Thú

Phạm Quỳnh, được xem là nhà văn vô cùng tài năng Ông đã để lại một kho tàng các tác phẩm vô cùng giá trị cho nền văn học giao thời Ông cũng chính là người có tư tưởng ủng hộ sự tự trị của Việt Nam Tuy nhiên, ông cũng bị nhiều nhà yêu nước chỉ trích vì có thái độ thân Pháp và coi Pháp là mẫu mực của mọi lĩnh vực, phụng tùng, cung phụng đắc lực cho Pháp.

Phạm Quỳnh được coi là một trong nhiều nhà tiên phong cho nền văn học giao thời của Việt Nam Trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình, Phạm Quỳnh đã để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm văn học.

Về mặt dịch thuật, ông đã dịch và xuất bản nhiều tác phẩm luận thuyết, phương pháp luận, sách ngôn ngữ“với mong muốn thâu nạp văn minh Á- Âu” và coi dịch thuật là cách để bỏ khuyết những thiếu hụt về tư tưởng cho người

An Nam, cũng là cánh cửa để tiếp cận văn minh thế giới” [ Du kí, một bộ phận độc đáo trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Quỳnh, Nguyễn Thị KimNhạn, [tr 17]] Có nhiều tác phẩm tiêu biểu của nước ngoài được PhạmQuỳnh dịch thuật sang chữ quốc ngữ như: Tuồng Lôi Xích (tức Le Cid của P.Corneille), Ôi thiếu niên (G Courteline) Đối với Phạm Quỳnh dịch thuật là một mảng đề tài văn học vô cùng hấp dẫn và đáng được quan tâm Chinh chiến cả cuộc đời trên mọi mặt trận, đến khi về quy ẩn ông đã dịch thuật thơ của Đỗ Phủ, phần nào để tìm sự đồng cảm và nỗi lòng thầm kín của mình trong thơ

Về khảo luận, vốn thông minh và ham học hỏi từ nhỏ, Phạm Quỳnh đã nghiên cứu rất nhiều về sách chữ Nho, sách chữ Pháp và viết lại bằng tiếng Việt Ông đã có một loạt công trình biên khảo, nghiên cứu về văn học Pháp như Văn học Pháp (Nam phong tùng thư, 1929), “Pháp văn thi thoại: Baudelaure tiên sinh” (Nam phong số 6, tháng 12/1917), “Một nhà danh sĩ nước Pháp: ông Pierre Loti” (Nam phong số 72, tháng 6/1929), “Một nhà văn hào nước Pháp: ông Anatole France” (Nam phong số 161, tháng 4/1931)”.Phạm Quỳnh là người có niềm đam mê bất tận với nền văn học nước nhà, ông luôn tìm tòi, học hỏi những quan điểm, thể loại, phương thức sáng tác độc đáo truyền bá sâu rộng đến với công chúng Với khảo luận cũng vậy, ông đã dồn nhiều công sức vào để văn học chữ quôc ngữ ngày càng phát triển và phổ biến hơn Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông thường chú trọng đến các học thuyết châu Âu, vì ông đã nhìn nhận ra những điểm chúng ta cần học tập theo phương Tây Với mong muốn phát triển nền văn học nước nhà và vươn ra thế giới Vì vậy, trong các sáng tác của mình ông đặc biệt chú ý đến thể loại và phương thức sáng tác Ông đặt nền móng cho lí thuyết kịch nghệ với các công trình như “Lịch sử nghề diễn kịch nước Pháp: bàn về hí kịch của ông Moliére” (Nam phong, số 35, tháng 5/1920), “Khảo về diễn kịch: lối diễn kịch châu Âu” (Nam phong, số 51, tháng 9/1921), “Một bài kịch mới bằng chữ Pháp” (Nam phong, số 67, tháng 1/1923), “Nghề diễn kịch ở nước Mĩ” (Nam phong, số 77, tháng 11/1923” Có thể nhận thấy, khi sáng tác, dịch thuật hay khảo luận Phạm Quỳnh thường suy xét vấn đề rất kĩ và thường hướng mọi vấn về theo phương Tây Các quan điểm sáng tác của Phạm Quỳnh rất quan trọng, trong khi nền văn học giao thời của nước ta đang tìm hướng đi mới, thể loại, phong cách sáng tác mới thì Phạm Quỳn đã định hình sẵn cho bản thân bằng cách học hỏi phương Tây Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học giao thời rất lớn

Phạm Quỳnh đặc biệt quan tâm đến văn xuôi du kí, hễ đi du lịch ông lại viết bài du kí Tiếp xúc với khoa học phương Tây và chủ trương dựa vào phương Tây từ sớm nên Phạm Quỳnh hình thành trong lối tư duy phân tích logic, tư tưởng sáng tác rõ ràng Trong khi đó thì nhiều nhà văn của Việt Nam vẫn lanh quanh với lối viết cũ, chưa tìm được con đi sáng tác phù hợp với bản thân Nền văn học Việt Nam lúc giao thời đòi hỏi các nhà văn phải thật nhạy bén, sáng tạo Hiểu được điều đó, Phạm Quỳnh luôn trau dồi bản thân, tìm tòi những điều mới lạ của nền văn hóa phương Tây để phổ biến cho người dân. Thể loại du kí lúc bấy giờ là một trong những thể loại vô cùng lạ và mới đối với độc giả cũng như đối với nhiều nhà văn Du kí đòi hỏi tác giả phải trung thực kể lại câu chuyện, không được thêm bớt điều gì Chính vì vậy mà Phạm Quỳnh vô cùng thích thú với thể loại này Mỗi chuyến đi của ông đều được ông sâu chuỗi kể lại vô cùng tỉ mỉ Dù đó là Đi Tây, đi Tàu hay chỉ là một chuyến đi tham quan Sài Gòn, Huế Mở đầu cho thể loại du kí là cuốn Mười ngày ở Huế sáng tác năm 1918 đã trở thành một hiện tượng truyền cảm hứng cho văn học Việt Nam, khuyến khíchcác văn thân sĩ phu hãy đi học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm Tiếp sau đó, ông tiếp tục ra mắt các du kí khác như Một tháng ở Nam Kì (1919), Trảy chùa Hương (1919), Pháp du hành trình nhật kí (Nam phong, từ số 58, tháng 4/1922 đến số 100, tháng 10-

11/1925), Thuật chuyện du lịch ở Paris (1922), Chơi Lạng Sơn, Cao Bằng

(1926), Du lịch xứ Lào (1931)” Từ những tác phẩm du kí, thấy Phạm Quỳnh là người ham học hỏi, thích du lịch tìm kiếm những điều mới lạ và cùng chia sẻ để mọi người cùng biết

Qua cuộc đời và sự nghiệp của mình, thấy được Phạm Quỳnh là người vô cùng tài năng, thông minh Sự thông minh của ông đã được thể hiện từ khi rất nhỏ Ông không chỉ sáng tác hay, độc đáo mà còn là người am hiểucả chính trị, triết học Với lối tư duy thân Pháp, coi mọi tư tưởng triết lí của Pháp là mẫu mực nên ông đã gặp nhiều khó khăn và bị nhiều người chì trích, lên án Nhưng không vì lẽ đó, chúng ta có thể phủ nhận được những thành quả to lớn mà ông đã để lại cho nền văn học giao thời của nước nhà lúc bấy giờ

1.1.2 Khái lược về Pháp du hành trình nhật kí

Pháp du hành trình nhật kí là cuốn du kí được Phạm Quỳnh viết trong chuyến thăm Pháp năm 1922 Trong chuyến đi, khi viết đến một vùng đất mới ông đều gửi về quê nhà để đăng trên mục du kí của tờ nguyệt san Nam phong:

“Tôi đi Tây chuyến này, định quan sát được điều gì hay, khi trở về sẽ biên tập thành sách để cống hiến các đồng bào Song đợi đến kh về nhà thời lâu lắm; vậy trong khi đi, tôi có giữ cuốn nhật kí, ngày ngày ghi chép, được tờ nào gửi về đăng báo trước, toàn là những lời kỷ thực, không có văn chương nghị luận gì; chẳng qua là những tài liệu để đến khi về nhà làm sách vậy”

Khái lược về thể loại du kí

Xét về tình hình xã hội Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX còn gặp nhiều khó khăn Đối mặt với hai cuộc đấu tranh và hàng loạt các vấn đề về chính trị, văn hóa cần được giải quyết Trong những năm đó, lịch sử Việt Nam đã thay đổi rất nhiều Thay đổi lớn nhất là thay đổi về nền văn hóa Bị thực dân Pháp xâm lực và chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp nhiều năm Kế thừa và phát huy những tinh hoa của chế độ thực dân, nền văn học nước nhà bước đầu có những thay đổi đáng kể Nền văn học giao thời đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cả nền văn học Việt Nam Đó là thời kì chuyển giao giữa nền văn học trung đại và nền văn học hiện đại Nhiều tác giả văn học lúc bấy giờ đã có những quan điểm, tư tưởng sáng tác mới.Trong đó có Phạm Quỳnh và sau đó một thời gian có nhà văn Nhất Linh.

Học hỏi và có tư duy sáng tạo, thể loại du kí ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam lúc bấy giờ

Thể loại du kí thực chất đã có từ thời kì văn học trung đại Nhiều tác phẩm chữ Hán như các bài vịnh, các bài viết về nhật kí của các nhà Nho nhưng chưa được phổ biến và thịnh hành như lúc giao thời của nền văn học

Nói đến thể loại du kí là nói đến những cuộc hành trình khám phá những vùng đất mới của các tác giả Trước đây hay gọi thể du kí là “văn du kí” vì đây là thuật ngữ dùng để giới thiệu những bài du kí của các tác giả tờ báo Phụ nữ tân văn Nhưng sau này, do sự phổ biến của thể loại này nên ngoài ta gọi là thể du kí

Theo định nghĩa của Wikipedia (tiếng Anh), travel literature có nghĩa văn học du lịch Thể loại văn học du lịch bao gồm sách văn học ngoài trời (outdoor literature), sách hướng dẫn (guide books), kí sự tự nhiên (nature writing) và kí sự du lịch (memoirs) Ở phương Tây thế kỉ XX nền văn học vô cùng phát triển, sự tò mò tìm hiểu và tham quan thế giới được chú trọng hơn nên thể loại du kí càng phát triển Với phương Tây, văn du kí là ghi chép những quan sát của bản thân về thế giới bên ngoài đó là các tác phẩm do các nhà văn vừa đi du lịch vừa ghi chép lại những sự việc xảy ra một cách chân thực nhất Thể loại du kí là một trong những tiểu loại của thể kí.

Nó là thể loại không có cốt truyện, được viết tùy vào cảm xúc của tác giả, có thể đang viết về sự việc này nhưng một sự việc khác xảy ra thì tác giả có thể chuyển qua viết sự việc đó được luôn Nhưng điều quan trọng là sự việc đó có thật và tác giả là người được chứng kiến nó xảy ra Hầu như tất cả các khái niệm về thể loại du kí của các tác giả đều nói rằng các sự việc xảy ra phải mắt thấy tai nghe

Nguyễn Thị Thúy Hằng đã tổng kết: “Du ký là một thể loại văn học có nhiều chất tùy bút, thường không có cốt truyện, ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của tác giả trong những chuyến du ngoạn Tác giả ghi chép lại các chuyến đi theo nhật trình có đan xen cảm xúc và những hiểu biết cũng như những khám phá về vùng đất mới nơi tác giả đi qua hoặc đến thăm Du ký phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, nhận thức mới mẻ của bản thân tác giả về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến và chứng kiến Hình thức du ký có thể bao gồm các ghi chép, ký sự, hồi ký, thư tín, hồi tưởng… Tác giả của du ký thường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ Các tác phẩm du ký trên thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ XV, khi các tàu buôn giao thương qua các châu lục Ở phương Tây, khái niệm du ký (travel writing và essays of place) xuất hiệm khá sớm từ thế kỷ XVI với những ghi chép về những chuyến thám hiểm của các nhà buôn Những ghi chép đầy đủ và chi tiết trong các chuyến đi của họ mang đậm tính văn học và cũng là những tác phẩm bất hủ trong văn học thế giới” [27, 76] Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa như sau “Du kí là một thể loại văn học thuộc loại hình kí mà cơ sở là ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đến Hình thức của du kí rất đa dạng, có thể ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến Dạng đặc biệt của du ký phát huy cái chất ghi chép về miền xa lạ của nó là du ký về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay viễn tưởng khoa học Dạng du ký khác đậm đà phong vịPhương Đông là ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh đất nước Thể loại du ký có vai trò quan trọng đối với văn học thế kỷXVIII-XIX trong việc mở rộng tầm nhìn và tưởng tượng của nhà văn Sang thế kỷ XX, du ký mang nhiều tính chất tư liệu khoa học do các nhà địa chất,nhà dân tộc học viết Loại du ký khoa học cũng rất thịnh hành” [13, 108].Định nghĩa này đã cho thấy lịch sử của văn du kí, sự cho phép cả “điều tai nghe mắt thấy” lẫn điều “tưởng tượng” của văn du kí Tuy nhiên đã bỏ qua khía cạnh tư tưởng của thể loại văn này, đó là cái nhìn của một người thuộc một không gian khác đối với một vùng đất xa lạ, nên trong thể loại này tiềm tàng định kiến Như Nguyễn Thị Thúy Hằng đã chỉ ra: “Ví dụ như cái nhìn thực dân của các tác giả du ký châu Âu khi đi sang các nước Phương Đông, coi Phương Đông như là thếgiới man ri, mọi rợ cần được khai hóa Cái nhìn của các sứ thần Trung Quốc khi đến Việt Nam thời trung đại cũng mang một sắc thái thực dân tương tự Trong khi đó, người Việt đi sang Phương Tây lại có tâm thế học hỏi Nghĩa là văn du ký viết khi ra nước ngoài thường bao hàm một cái nhìn về “người khác” [28, 11] Đa phần, các công trình nghiên cứu về du kí Việt Nam đều nỗ lực phác thảo một mô hình thể loại cho loại hình văn học này: người kể chuyện, kết cấu cốt truyện, ngôn ngữ mà bỏ qua yếu tố quan trọng kiến thiết nét đặc sắc của loại hình văn học này, đó là nhãn quan văn hóa của tác giả đã ảnh hưởng tới kết cấu, ngôn ngữ, cách mô tả hiện thực như thế nào Luận án “Kí như là diễn ngôn” (2013) của Nguyễn Thị Ngọc Minh và luận văn thạc sĩ “ Du kí, bộ phận độc đáo trong sự nghiệp của nhà văn Phạm Quỳnh” (2013) của Nguyễn Thị Kim Nhạn là những công trình hiếm hoi xem xét đến khía cạnh này của du kí Sự ứng dụng lí thuyết diễn ngôn, kí hiệu học văn hóa và phê bình hậu thực dân trong những công trình đã truyền cảm hứng cho chúng tôi nghiên cứu so sánh cái nhìn phương Tây trong hai tác phẩm du kí Pháp du hành trình nhật kí và giả du kí Đi Tây của Nhất Linh

1.2.2 Thể loại du kí ở Việt Nam Được ra đời từ khá sớm, nhưng đến những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX du kí mới thật sự phát triển ở Việt Nam Đây là thể loại đánh dấu bước ngoặt quan trọng của nền văn học Việt Nam Thể loại văn du kí được ghi chép lại những việc thật người thật nên nó phản ánh cụ thể, chi tiết về hiện thực xã hội tại thời điểm đó Thể loại du kí không giới hạn về đề tài, trong một chuyến đi có thể tác giả đưa ra nhiều đề tài xoay quanh những sự việc xảy ra.

Du kí Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX hiện lên nhiều sắc thái khác nhau, nó giúp cho nền văn học nước nhà phát triển hơn Du kí viết về những chuyến đi đến những vùng đất mới, nhưng điều thú vị mà tác giả gặp phải.

Cốt truyện của du kí thường dựa trên một cuộc hành trình từ lúc khởi đầu cho đến kết thúc Ngôn ngữ thường sử dụng trong thể loại du kí Việt Nam từ đầu thế kỉ XX là chữ quốc ngữ

Nửa đầu thế kỷ XX, nền văn học Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới. Đây là thời điểm giao thời của nền văn học trung đại và nền văn học hiện đại. Tại thời điểm này báo chí cũng như chính luận bắt đầu phát triền mạnh Vì lẽ đó, thể loại du kí đã có sự giao thoa với báo chí Du kí là một thể loại đặc biệt của văn học Vì nó không chỉ có yếu tố nghệ thuật của văn chương mà còn bao gồm những vấn đề về lịch sử, địa lí, văn hóa, kinh tế, chính trị Thời kì này chứng kiến sự nở rộ của du kí ra nước ngoài lẫn du kí trong nước Ở Việt Nam xuất hiện hàng loạt các du kí về các chuyến Tây du như: Sách sổ sang chép các việc (1822) của Philipphê Bỉnh, Nhật kí đi Tây (1864) của Phạm Phú Thứ, hai du kí trường thiên bằng thơ song thất lục bát của Trương Minh Ký (Như Tây nhựt trình, 1988 và Chư quấc thại hội, 1891), sau đó là Pháp du hành trình nhật kí và Thuật chuyện du lịch ở Paris của Phạm Quỳnh (1922) Ngoài ra, còn có du kí về các nước châu Á như Du lịch xứ Lào của Phạm Quỳnh, Một chuyến đi của Nguyễn Tuân Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số tiểu thuyết có hình thức giả du kí như

Giấc mộng con (1932) của Tản Đà, Đi Tây (1935) của Nhất Linh Trong bài báo “Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX – những đặc điểm thể loại”, Võ Thị Thanh Tùng đã lí giải một trong những nguyên nhân khiến cho du kí xuất hiện và trở thành một trong những thể loại văn học tiên phong góp phần đổi mới văn học Việt Nam là:

“các nhà văn lúc bấy giờ nhận thức rằng sáng tác văn chương không chỉ đơn thuần là để “tải đạo”, mà là để nhận thức hiện thực, nhưng quan trọng hơn là để nhận thức chính bản thân mình, nhận diện chính mình để hiểu rõ mình hơn” [60, 190] Như vậy, có thể nói, ý thức so sánh thường trực trong sáng tác du kí khi đi ra nước ngoài của các nhà văn thời kì này Mục đích của các nhà văn là nhận thức hiện thực và chính bản thân mình, đất nước mình Tuy nhiên, chính các nhà văn sẽ không tự ý thức được sự chi phối của tư tưởng hệ, của quyền lực đương thời tới cách nhìn nhận hiện thực khi đi xa Nghĩa là, thông qua sự nỗ lực nhận thức thế giới và chính mình của các nhà văn, người đọc, nhà nghiên cứu có thể nhận ra cơ chế nào chi phối nhãn quan ấy của người sáng tác Phê bình hậu thực dân giúp chúng ta cơ sở lý luận để làm việc đó.

Cái nhìn phương Tây từ góc độ phê bình hậu thực dân

1.3.1 Phê bình hậu thực dân là gì? Đầu thế kỉ thứ XX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta Chúng chủ trương nô dịch, đồng hóa dân tộc thông qua những chiêu bài chính trị tinh xảo: “Người Pháp đã thường đưa ra những lý tưởng, những sứ mệnh, những bổn phận rất cao cả, linh thiêng để biện hộ cho chế độ thuộc địa của họ”.[30, 16]] Sự xâm chiếm của thực dân Pháp ngày càng công khai và tàn khốc hơn. Không chỉ chiếm về lãnh thổ, Pháp còn muốn đồng hóa dân ta với nền văn hóa, tư tưởng mới Điều đó đã làm ảnh hưởng lớn tới đội ngũ trí thức, đặc biệt là đội ngũ trí thức Tây học như Phạm Quỳnh và được phản ánh ngay trong các sáng tác của họ.

Khi xâm lược các nước thuộc địa chủ nghĩa thực dân luôn đưa ra những luận lý để biện minh về sự xâm lược đó Trong diễn văn ngày 28/7/1883, đọc trước Quốc hội Pháp, Jules Ferry đã khẳng định: “Tôi lặp lại rằng các chủng tộc ưu việt có một quyền, bởi vì họ có bổn phận Họ có nhiệm vụ khai hóa văn minh cho các chủng tộc hạ đẳng” và “Nước Pháp cần một thứ lý tưởng, chính trị khác nữa: rằng nó không thể chỉ là một xứ sở tự do, rằng nó còn phải trở nên một đất nước vĩ đại, hành xử tất cả ảnh hưởng chính đáng của nó trên định mệnh của Âu châu, rằng nó phải truyền bá ảnh hưởng này trên toàn thế giới và chuyên chở đến mọi nơi mà nó có thể đi đến ngôn ngữ của nó, phong tục của nó, ngọn cờ, vũ khí và tài năng của nó” [30, 36] Nói cách khác, theo luận điệu này, chủ nghĩa thực dân chỉ muốn khai hóa văn minh, giúp các nước thuộc địa lớn mạnh hơn Sự xâm lược của thực dân cũng làm ảnh hường rất lớn đến nền văn hóa và nền văn học của thuộc địa Không chỉ xâm lược về lãnh thổ, về tài nguyên thiên nhiên Đó cò là sự đồng hóa người dân Sự đồng hóa về văn hóa: ngôn ngữ, chữ viết, nền giáo dục, văn học Thực dân Pháp đã truyền bá chữ la tinh vào Việt Nam và đồng hóa dân ta sử dụng chữ Pháp như là ngôn ngữ thông dụng Bên cạnh đó, nhiều tờ báo ra đời nhằm phục vụ cho sự truyền bá tư tưởng chính trị của Pháp, điển hình là tờ báo Nam Phong.

Ngoài ra thời trang, âm nhạc, thời trang của chúng ta cũng dần thay đổi. Chúng ta đã biết đến múa, đến khiêu vũ hay những vở kịch, từ những bộ quần áo truyền thông thay vào đó là những bộ âu phục Việc đồng hóa đã làm nhiều nhà tri thức lúc bấy giờ tin và đặt mọi tư tưởng vào sự đồng hóa Khiến người dân mất niềm tin vào chính mình tạo cơ hội lớn cho thực dân lộng hành

Cụm từ “hậu thực dân” được xem như là tính từ chỉ sự độc lập của một quốc gia khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Chủ yếu chủ nghĩa hậu thực dân nghiên cứu dư hại của tư tưởng thực dân lên về nền văn hóa, tư tưởng, chính trị, xã hội của các nước thuộc địa và cả các nước thực dân Đó còn là sự nghiên cứu, tìm hiểu về sự kháng cự, thích nghi, tiếp biến văn hóa ở nước thuộc địa như là phản ứng tự chủ chống lại chủ nghĩa thực dân

E W Said là người đầu tiên khởi nguồn cho phê bình hậu thực dân. Trong Đông phương luận (1978), ông giải mã quan hệ quyền lực giữa phương Ðông và phương Tây qua các hình thức diễn ngôn, chủ yếu qua việc sáng tạo nên khái niệm phương Ðông như một Cái khác (Other) so với phương Tây Trong các diễn ngôn giai đoạn thực dân, phương Tây luôn tự coi họ là trung tâm còn phương Đông luôn là ngoại biên và khác biệt Tất cả những tính chất lười biếng, phi lý, dốt nát, lạc hậu, thiếu văn minh đều được gán cho phương Đông Và ngược lại, những tính chất năng động, hợp lý, văn minh, tiến bộ, nhân văn được coi là đặc hữu của phương Tây Hình tượng “phương Đông” đã cường điệu hóa sự ưu việt của phương Tây, củng cố thêm một bước địa vị văn hóa phương Tây và khiến cho văn hóa phương Đông bị đẩy thêm một bước vào vị trí bên lề Do sự tự tin về sức mạnh văn hóa của mình, phương Tây xem thường văn hóa của kẻ khác, coi nền văn hóa đó là lạc hậu, lỗi thời Vì vậy, bên cạnh việc chinh phục về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, phương Tây còn muốn đồng hóa nền văn hóa của phương Đông Luôn coi kẻ khác yếu thế và lạc hậu hơn mình, chủ nghĩa thưc dân đã có những luồng tư tưởng truyền vào nhân dân để nhận được sự tin tưởng Nhiều nhà tri thức đã đặt nhiều niềm tin vào những lời hứa hẹn đó và có những tuyên truyền sai lệch về bản chất nước thuộc địa.

Phê bình hậu thực dân ra đời nhằm chống lại những sai lệch đó, lấy lại nền văn hóa truyền thống tốt đẹp cho các nước thuộc địa

Các diễn ngôn trên được sử dụng nhằm hợp thức hóa sự thống trị của thực dân ở các nước thuộc địa và đàn áp sự phản kháng, đòi tự chủ ở các khu vực này Những diễn ngôn đó đã gây nhiều nguy hại tới nền văn hóa bản địa ở các nước thuộc địa cả trong giai đoạn thực dân và sau khi thoát khỏi ách thực dân Thí dụ như, các cô gái da đen, dưới ảnh hưởng của truyền hình, tạp chí, phim ảnh, đã coi chuẩn sắc đẹp chính là các tiêu chuẩn của người phụ nữ châu Âu (tóc vàng, da trắng, quần áo theo các mốt thời trang phương Tây), do đó, họ đã nảy sinh mặc cảm về bản thân mình và cố ép mình theo các chuẩn cái đẹp phương Tây, khiến cho bản sắc văn hóa bản địa biến mất.

Vì vậy, lý thuyết hậu thực dân ra đời để khám phá ra những luận điệu dối trá của thực dân

1.3.2 Các vấn đề trung tâm của phê bình hậu thực dân

Trong diễn ngôn hậu thuộc địa, có ba khái niệm được coi là vô cùng quan trọng khi tìm hiểu đó là: “cái khác”, “sự bắt chước” và “tính lai ghép” Trong diễn ngôn của mình, phương Tây đã tạo ra ý niệm về phương Đông như một “cái khác” của phương Tây để tăng cường quyền lực của họ Phương Tây luôn coi họ là trung tâm, văn minh, tiến bộ; phương Tây coi phương Đông là ngoại biên, là khác biệt, phi lý, thiếu văn minh, cần được các nước thực dân khai hóa văn minh Dưới cái nhìn đầy chủ quan của thực dân, hình ảnh các nước thuộc địa không thể tránh khỏi sự méo mó, xuyên tạc.

Khái niệm sự bắt chước (mimicry) là một khái niệm quan trọng khác của phê bình hậu thực dân Trần Thị Kim Trang đã chỉ ra, sự bắt chước có thể có cả ý nghĩa tiêu cực và ý nghĩa tích cực Về mặt tiêu cực, sự bắt chước khiến cho người dân thuộc địa lấy thực dân là kiểu mẫu, và mô phỏng lại tất cả những gì liên quan đến nhà cầm quyền, bởi vì, người này hy vọng có thể có được sức mạnh quyền lực thông qua việc làm ấy Sự bắt chước ở các dân tộc thuộc địa diễn ra ở hầu hết các phương diện như ngôn ngữ, văn hóa, chính sách chính trị…Tuy nhiên, sự bắt chước cũng có thể là một phản ứng tích cực, chủ động từ phía người dân thuộc địa, với mục đích kháng cự lại sự áp chế của thực dân: “Hậu thuộc địa cho rằng sự bắt chước có thể đánh đổ hoặc nâng cao vị thế của kẻ cầm quyền, vì nó liên quan đến việc sao chép những khái niệm của phương Tây về sự công bằng, tự do, bình đẳng, hay văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống pháp luật,… Khi một người dân thuộc địa lĩnh hội và nắm bắt hầu hết các vấn đề trên, họ nhận ra rằng trong tất cả sự công bằng chúng phải được áp dụng vào các nước thuộc địa như cách mà mẫu quốc đã thực hiện trên đất nước của họ “Nhưng điều thực dân không ngờ tới là sản phẩm họ tạo ra không chỉ là bắt chước mà gần như là nhạo báng họ” [52, 41] Như vậy, sự bắt chước đôi khi là một sự lật đổ không có ý thức Bằng khái niệm này, phê bình hậu thực dân đã đập tan được âm mưu của thực dân: sản phẩm mà thực dân tạo ra không phải hoàn toàn là sản phẩm của sự bắt chước mà ngược lại, có thể dùng sự bắt chước để phản kháng.

Khái niệm quan trọng thứ ba là lai ghép (hybridity) Trong lĩnh vực văn hóa, lai ghép nghĩa là sự pha trộn giữa văn hóa Đông và Tây Trong văn chương thuộc địa và hậu thuộc địa, tính lai ghép là một diễn ngôn thể hiện sự pha trộn chủng tộc Do tác động của giáo dục, chính trị mang tính đồng hóa của thực dân, bản sắc văn hóa truyền thống của các nước bản địa đã bị lai các nhân tố mới của văn hóa thực dân Tuy nhiên, các lý thuyết gia của Phê bình hậu thực dân cũng nhận ra, lai ghép không hoàn toàn phá hủy bản sắc dân tộc như các nhà nghiên cứu trước đây từng nghĩ: “Trên thực tế, lai ghép nhấn mạnh sự tác động lẫn nhau (mối quan hệ hai chiều) giữa hai đối tượng trên.

Sự va chạm của các nền văn hóa có thể ảnh hưởng nhiều đến thực dân cũng như là thuộc địa Dù bị áp bức thế nào đi chăng nữa, những khía cạnh riêng biệt của nền văn hóa của các dân tộc bị áp bức vẫn tồn tại và trở thành một phần của sự hình thành mới tự phát sinh […] Tính lai ghép trong quan niệm của Bhabha là một sự phá vỡ Ông lập luận rằng một bản sắc lai mới được hình thành dựa trên sự pha trộn giữa thực dân và thuộc địa đã thách thức tính hiệu lực và xác thực của các nền văn hóa Đây là một công cụ phản kháng hữu hiệu, nhờ nó, các dân tộc thuộc địa mới có thể đương đầu với các hình thức áp bức Nó đóng vai trò như một liều thuốc hóa giải sự xung đột giữa hai (hoặc nhiều) nền văn hóa khác nhau” [52, 44-45] Trong diễn ngôn thực dân, lai ghép được xem như một thứ hạ đẳng, cấp thấp, , ngược lại, trong diễn ngôn hậu thuộc địa, lai ghép được đề cao như một nét đặc thù và độc đáo

Chúng tôi sẽ dùng các khái niệm cơ bản của phê bình hậu thực dân như “cái khác”, “sự bắt chước”, “sự lai ghép” để chỉ ra các nguy cơ đồng hóa văn hóa và khả năng kháng cự, tự chủ ở các nhà trí thức, chính trị, nhà văn như Phạm Quỳnh và Nhất Linh thể hiện trong Pháp du và Đi Tây.

Từ “cái nhìn” (hay nhãn quan – từ Hán Việt) nếu dịch ra tiếng Anh, sẽ có rất nhiều từ tương đương như “look”, “view”, “stare”, “gaze” Tuy nhiên, nếu như “look” chỉ là hành động nhìn mang tính sinh lý, thì “stare” nghĩa là nhìn chằm chằm, có chủ ý và trong một thời gian dài Từ đặc biệt nhất,

“gaze”, có nghĩa là “nhìn chăm chú, có chủ ý, đặc biệt với tình cảm hoặc ngưỡng mộ, ngạc nhiên, hoặc suy tư” (theo Oxford Living Dictionary) Tuy nhiên, gần đây, từ “gaze” đã trở thành một thuật ngữ trong phê bình thực dân, phê bình nữ quyền và phê bình điện ảnh

Một định nghĩa đơn giản nữa về “gaze” từ góc độ lí luận phê bình, xã hội học, tâm lý học ((dịch từ từ tiếng Pháp le regard), đó là “hành động nhìn và bị nhìn” Lacan (1901-81) có thể coi là nhà phân tâm học nổi tiếng nhất sau Sigmund Freud Ông đã làm mới lại các tư tưởng của Freud trên sự kết hợp với ngôn ngữ học cấu trúc của Ferdinand de Saussure và các kinh nghiệm lâm sàng về trị liệu tâm lý đặc biệt của mình Ông cho rằng phần vô thức của con người có tầm quan trọng vượt xa bản ngã (self/ego) Lacan nói, “Chúng ta là những kẻ bị nhìn”, và giống như một ý thức không thể tồn tại mà không bị theo dõi, Lacan cũng cho rằng người ta không thể cảm nhận được hình ảnh mà không tưởng tượng rằng nó che giấu một cái nhìn nhìn lại.” [43, 296].

Bách khoa từ điển lí thuyết phê bình văn học, văn hóa (2011) đã định nghĩa thuật ngữ “cái nhìn” (the gaze) như sau: “Cái nhìn (the gaze), đặc biệt là cái nhìn của nam giới (the male gaze), là một trong những vấn đề trung tâm trong nghiên cứu điện ảnh, phê bình giới và phê bình hậu thực dân cũng như các lĩnh vực phê bình hàn lâm khác Nói một cách đơn giản, cái nhìn (the gaze) là cái nhìn (the look) được tạo ra bởi người sản xuất thông điệp và tiếp theo là người tiếp nhận thông điệp trong quá trình tạo ra ý nghĩa Nó thường được dung để chỉ cách thức mà điện ảnh, và sau đó, các sản phẩm văn hóa khác (trực quan hoặc không) dẫn khán giả nhìn mọi thứ theo một hướng nhất định, tiết lộ cùng một lúc thế giới quan của nhân vật trong phim và tư tưởng đằng sau máy quay” [43, 1079] Trong bài tiểu luận của cô "Khoái cảm nghe nhìn và điện ảnh có tính tự sự" (1975), Laura Mulvey đã đưa khái niệm về

Quan điểm chính trị về mối quan hệ Việt Nam với phương Tây của Phạm Quỳnh

Việt Nam chịu sự đô hộ hàng nghìn năm phong kiến của phương Bắc (đó chính là Trung Hoa) Chịu ách thống trị của Trung Hoa, văn thân sĩ phu yêu nước đã cùng nhau tham gia kháng chiến Chúng ta đã chiến đấu trên mọi mặt trận, văn chương cũng vậy Các bài thơ, bài hịch, bài cáo được sáng tác nhằm thể hiện lòng yêu nước và sự khẳng định chủ quyền: “ sông núi nước Nam vua Nam ở”(Nam Quốc sơn hà) hay trong Bình Ngô Đại Cáo của

Nguyễn Trãi cũng đã vạch trần tội ác của phương Bắc Đó là một quốc gia độc ác, khát máu, có lòng tham vô đấy đối với nước ta Nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là nền văn minh vượt bậc của Trung Hoa- đó là sự phát triển về trình độ chính trị, tư tưởng triết học, khoa học kĩ thuật, công trình kiến trúc Đó là lý do tại sao sau khi chúng ta đã giành được độc lập nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa Trung Nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa Trung Hoa từ thể chế đến ngôn ngữ,phong tục, văn học Từ năm 1858, Việt Nam lại một lần nữa trở thành nạn nhân của thực dân Pháp thực dân Pháp, chúng đến xâm lược nước ta với hệ thống vũ khí tối tân, hiện đại nhất Trong khi đó, Việt Nam lại là quốc gia vô cùng nghèo nàn, chống lại Pháp bằng những vũ khí thô sơ nhất Đó là lợi thế hơn hẳn của Pháp Xâm lược nước ta với mục đích xâm chiếm lãnh thổ và đồng hóa ngu dân Đây là cuộc đấu trành giành lại chủ quyền cũng như bản sắc dân tộc Khi đó, rất nhiều nhà yêu nước đã đứng lên đấu tranh Đấu tranh trên mọi mặt trận và mọi phương diện Trên phương diện văn học, nhiều tác phẩm yêu nước ra đời nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân Tại thời điểm đó, hai trường phái văn học xuất hiện Đó là nền văn học cũ và và nền văn học mới Đã có sự xung đột của hai nền văn học này Tiểu biểu cho nền văn học giao thời là Phan Bội Châu, ông chính là người thành lập hội

Duy Tân và đả kích mạnh mẽ thực dân Pháp về việc cấm giảng dạy lịch sử thay vào đó là lịch sử Pháp Chịu ách thống trị của Trung Hoa, văn thân sĩ phu yêu nước đã cùng nhau tham gia kháng chiến Chúng ta đã chiến đấu trên mọi mặt trận, văn chương cũng vậy Đó là một quốc gia độc ác, khát máu, có lòng tham vô đấy đối với nước ta Nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là nền văn minh vượt bậc của Trung Hoa- đó là sự phát triển về trình độ chính trị, tư tưởng triết học, khoa học kĩ thuật, công trình kiến trúc Đó là lý do tại sao sau khi chúng ta đã giành được độc lập nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa Trung Hoa.

Còn đối với chủ nghĩa thực dân Pháp, chúng đến xâm lược nước ta với hệ thống vũ khí tối tân, hiện đại nhất Trong khi đó, Việt Nam lại là quốc gia vô cùng nghèo nàn, chống lại Pháp bằng những vũ khí thô sơ nhất Đó là lợi thế hơn hẳn của Pháp Xâm lược nước ta với mục đích xâm chiếm lãnh thổ và đồng hóa ngu dân Đây là cuộc đấu trành giành lại chủ quyền cũng như bản sắc dân tộc Khi đó, rất nhiều nhà yêu nước đã đứng lên đấu tranh Đấu tranh trên mọi mặt trận và mọi phương diện Trên phương diện văn học, nhiều tác phẩm yêu nước ra đời nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân Tại thời điểm đó, hai trường phái văn học xuất hiện Đó là nền văn học cũ và và nền văn học mới Đã có sự xung đột của hai nền văn học này Tiểu biểu cho nền văn học giao thời là Phan Bội Châu, ông chính là người thành lập hội Duy Tân và đả kích mạnh mẽ thực dân Pháp về việc cấm giảng dạy lịch sử thay vào đó là lịch sử Pháp.Các diễn ngôn thực dân đã theo cả hai hướng áp chế và tự nguyện tác động lên tư tưởng của các thân sĩ yêu nước như Phạm Quỳnh và Nhất Linh.

Phạm Quỳnh là một nhà văn có tư tưởng, quan điểm rõ ràng về con đường chính trị cũng như sự nghiệp văn chương Ông đã có những cống hiến nhất định cho nền văn học nước nhà Nhưng ông là người theo chủ trương dựa vào Pháp để hiện đại hóa và giành lại tự chủ cho Việt Nam Ông đã dành cả đời để phổ biến các kiến thức khoa học, tinh hoa của nền văn hóa Pháp cho người Việt Nam, nhằm thuyết phục người Việt Nam học hỏi thành tựu văn hóa, chính trị, khoa học của phương Tây để thoát khỏi sự lạc hậu Ông tin những lời hứa hẹn mà thực dân Pháp dành cho Việt Nam và tin tưởng vào thuyết Pháp Việt đề huề Pháp Việt đề huề nghĩa là quan hệ thực dân và thuộc địa được xây dựng trên mối quan hệ hòa hảo, bình đẳng: nước Pháp giữ sứ mệnh giúp đỡ Việt Nam tiến lên văn minh với tinh thần vô tư, hào hiệp Tuy nhiên, Nguyễn Văn Trung đã chỉ ra: Bản chất thực sự của chế độ thực dân là bóc lột thuộc địa Nhưng thực dân muốn che dấu những sự thật đó nên họ tìm cách tạo ra những huyền thoại - lời nói huyền hoặc có tác dụng huyễn diệu người ta Để tạo ra những huyền thoại, “thực dân Pháp đã thường xuyên đưa ra những lí tưởng, những sứ mệnh, những bổn phận rất cao cả, linh thiêng để biện hộ cho chế độ thuộc địa của họ” [30, 14] Dưới sự áp chế, tuyên truyền mọi mặt như vậy, thì gần như tầng lớp trí thức đương thời đã cả đời chỉ được dạy dỗ ở nhà trường, đã chỉ được đọc, nghe những sách vở, báo chí trình bày thuộc địa qua những “huyền thoại”, do đó, tin tưởng vào chủ trương trên của thực dân và đánh mất cái nhìn tỉnh táo đối với những vấn đề bức thiết ở thuộc địa

Tuy nhiên, có thể thấy, Pháp du hành trình nhật kí không phải là một tác phẩm thuần túy bồi bút, bợ đỡ thực dân Nó giống như một diễn ngôn về nước Pháp dưới ảnh hưởng tư tưởng thực dân, pha lẫn tư tưởng yêu nước của Phạm Quỳnh.

Cái nhìn lý tưởng hóa phương Tây: Nước Pháp như là mẫu mực của văn minh39 2.3 Sự tự chủ nhất định và ý thức dân tộc khi tiếp nhận văn minh phương Tây

Văn chương chịu nhiều sự ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây Đây được coi là vũ khí tối tân để ghi chép những trí thức thời kì đó: ghi chép lại tình hình xã hội, chính trị, cảnh quan thiên nhiên Qua đó để thấy được quan điểm chính trị của mỗi nhà văn thông qua tác phẩm của mình Phạm Quỳnh cũng vậy, qua tác phẩm Pháp du hành trình nhật ký thấy rõ tư tưởng về con đường cứu nước và sự ảnh hưởng đến lối viết văn của tác giả.Cuộc tiếp xúc với phương Tây đã làm thay đổi cách nhìn nhận thế giới cũ của tác giả Với ông, sự khác biệt không chỉ về không gian đia lý mà còn là sự kahsc biệt về chủng tộc, văn hóa, chính trị xã hội và con người.

Trong Pháp du, thực dân Pháp hiện lên như là mẫu mực cho các nước thuộc địa Trước hết, Pháp du thể hiện cái nhìn ngưỡng mộ của Phạm Quỳnh cũng như nhiều trí thức Tây học Việt Nam tới phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ của nước Pháp

Là một chính quốc, nước Pháp hiện lên vẻ nguy nga, tráng lệ với những thành phố và các công trình kiến trúc đồ sộ Trong tác phẩm của mình, ông đặc biệt chú ý đến vị trí địa lý và sự thay đổi của các nước thuộc địa khi bị thực dân Pháp khai hóa Qua đó thấy được sự bành chướng của chủ nghĩa thực dân và cách nhìn nhận về các nước thuộc địa Là một chính quốc, nước Pháp hiện lên vẻ nguy nga, tráng lệ với những thành phố và các công trình kiến trúc đồ sộ Ba thành phố bậc nhất của nước Pháp được Phạm Quỳnh đặc biệt quan tâm Marseill, Lyol và Paris là ba thành phố lớn, nơi tập trung những tinh hoa văn hóa và nghệ thuật của cả nước Pháp: “Ở Marseill có cảnh đẹp nhất là nhà thờ “Đức bà bảo hộ” (Notre Dame de la Garde), xây trên cái đống cao150 thước, trấn hám cả địa thế thành Marseill Một nhà thờ chon von ở giữa cái đống cao, trên đỉnh gác chuông lại có một cái tượng Đức bà lực lưỡng cao ngót mười thước, nặng hơn bốn nghìn năm trăm cân ” [35,

18] Con người nơi đây cũng vô cùng vui vẻ, hòa đồng Thành phố lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt một cách vui vẻ: “Người Marseill hay nói hay cười, hay ba hoa bả lả, hay ngao du ngoài phường phố, hay tụ tập chỗ đông người, rộn rịp những xe chạy Lại thêm trời thường sáng sủa, nắng ráo, ấm áp, bảnh bao cho nên đầy trong không khí như có cái vẻ vui vẻ tươi cười ” [35, 32]

Lyon- thành phố lớn thứ ba của Pháp, là thành phố sản sinh ra nghề tơ lụa Nó có vị trí vô cùng đẹp và yên bình: “Địa thế thành Lyon đẹp lắm đẹp lắm; ở giữa nơi hợp lưu hai con sông Rhône và Saône, chung quanh những núi non xanh rì, nhà lầu chồng chất, trông thật là kỳ tú Không cảnh gì đẹp bằng đứng trên bờ sông mà ngắm dải trường giang xanh ngắt, trên có hơn chục cái cầu bắc song song Một bên sống Rhône, bao bọc thành phố như hai con trường xá; những phố phường ở giữa hai sông là nơi đông đúc, đẹp đẽ nhất” [35, 32] Lyon có vẻ nghiêm trang, cổ kính hơn các thành phố khác vì đây là nơi có nhiều di tích của người La Mã để lại như: “công trường Bellecour”, “nhà thờ lớn Fourvières” Khác với Marseill, hay Paris, Lyon thành phố lớn thứ ba của Pháp, đây là thành phố sản sinh ra nghề tơ lụa Có vị trí vô cùng đẹp và yên bình: “ Địa thế thành Lyon đẹp lắm đẹp lắm; ở giữa nơi hợp lưu hai con sông Rhône và Saône, chung quanh những núi non xanh rì, nhà lầu chồng chất, trông thật là kỳ tú Không cảnh gì đẹp bằng đứng trên bờ sông mà ngắm dải trường giang xanh ngắt, trên có hơn chục cái cầu bắc song song Một bên sống Rhône, bao bọc thành phố như hai con trường xá; những phố phường ở giữa hai sông là nơi đông đúc, đẹp đẽ nhất”[tr 32]. Không to lớn, không buôn bán sầm uất, con ngươi nơi đây điềm đạm, trầm tĩnh Thành phố Paris- nơi đô hội và phát triển bậc nhất của nước Pháp – có

“một cái thần riêng, một cái “hồn” riêng ” [35, 36] Đến Paris, phương tiện đi lại phát triển, đường xá đông đúc: “ Ở Paris có thứ xe điện ngầm gọi là Métropolitain ”[tr36], những xe điện ngầm dưới lòng đất hay dưới lòng sông thì nhiều và phất triền hay những xe điện đi lại trên các đường phố Đường phố nơi đây thì rộng lớn, được lát bằng đá và không có khói bụi ở đây cũng nổi tiếng với các công trình kiến trúc đồ sộ: tháp Eiffel- “công trình kiến trúc cao nhất trong thế giới”[tr46], viện bảo tàng Trocadéro, cung Versailles-“ tự vua Louis thứ 14 dựng ra nơi tập trung chính trị của nước Pháp”[tr 55], bảo tàng Le Louvre- “giúp nhà nước giữ gìn nhũng bức cổ họa ” Trong Pháp du hành trình nhật ký, Phạm Quỳnh rất say sưa, chăm chú kể về các danh thắng nổi tiếng thì không ngừng khen ngợi vẻ đẹp của nó mà thốt lên: “úi chà to! Úi chà đẹp”[tr 37] Paris cũng là nơi tập trung nhiều danh thắng cũng như các thứ tinh hoa nhất của nhân loại Đến Paris, phương tiện đi lại phát triển,đường xá đông đúc Rất nhiều xe điện ngầm dưới lòng đất hay dưới lòng sông cũng như xe điện đi lại trên các đường phố Đường phố nơi đây rộng lớn,được lát bằng đá và không có khói bụi Ở đây cũng nổi tiếng với các công trình kiến trúc đồ sộ: tháp Eiffel, công trình kiến trúc cao nhất trong thế giới], viện bảo tàng Trocadéro, cung Versailles, bảo tàng Le Louvre

Nước Pháp- nơi hội tụ các nền văn minh của thế giới, nơi mà nền kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển từ rất sớm Con người nơi đây có tư duy nhạy bén, sắc sảo: “Ở nước phương Tây, sự học vấn của người ta có cách dễ dàng tiện lợi, như thế không trách người ta giỏi hơn mình Nghề phổ biến ấn loát đã giúp cho văn minh tiến bộ được một bước lớn, các thư viện công lại giúp cho sự học tiện biết bao nhiêu, tưởng cũng là một lợi khí cho văn minh” [35, 41]

Pháp du cũng đánh giá cao tinh thần dân chủ, cầu tiến trong học thuật của người dân Pháp Đây cũng là nơi thường diễn ra các buổi diễn thuyết, tham luận của các học giả về những vấn đề đang xảy ra cấp thiết của xã hội:

“Sự tiến hóa của dân An Nam từ khi đặt Bảo hộ Pháp”, “chiến tranh và việc nghị hòa”, “vấn đề nữ quyền” Ở Marseille “trong một tuần lễ không có mấy ngày là không có diễn thuyết” [35, 18] Còn ở Paris thì các buổi diễn thuyết còn phát triển hơn Người dân Pháp cũng được Phạm Quỳnh đánh giá là văn minh thông qua nhu cầu giải trí rất cao Các buổi hòa nhạc, các rạp chiếu bóng mở ra thường xuyên: “Ở Théâtre Fran cáie (tức là Comédia Francaise) thường có diễn dịch ban ngày ” [35, 78], hay đi xem hát ở Opéra- “nơi sang trọng bậc nhất ở Paris” [35, 65]

Sự bành trướng của Pháp và xâm chiếm đã làm thay đổi các nước thuộc địa rất nhiều Trong chuyến hành trình trên đất Pháp, Phạm Quỳnh đã đi qua rất nhiều nước thuộc địa của Pháp và nhận thấy sự thay đổi đó Cái nhìn ngưỡng mộ tới văn minh nước Pháp nói riêng và các nước thực dân phương Tây của Phạm Quỳnh còn được thể hiện qua cách nhà văn mô tả các thuộc địa của Anh và Pháp Qua Singapore, Phạm Quỳnh bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sự phát triển của đảo quốc này dưới ảnh hưởng của thực dân Anh:

“Xe hơi ở Singapore, thật không biết cơ man nào mà kể, nào xe riêng, nào xe thuê, cả ngày chạy như mắc cửi Vào đến Sài Gòn, thấy xe hơi chạy đườngCatinat đã lấy làm nhiều, nhưng xe hơi ở Singapore lại còn nhiều hơn nữa, và ở Singapore đường phố nào cũng như đường Catinat hết thảy” [35,7]. Singapore hiện lên ngày càng sầm uất, sôi động với các cửa hàng buồn, bến cảng Penang thì không phát triển bằng Singapore: “phố phường không có đông đúc rộn rịp, sinh hoạt không có sầm uất phồn thịnh ” [35,8] Phạm Quỳnh đã cho rằng: “Singapore là chỗ làm lụng, Penang là chỗ nghỉ ngơi” [35,8] Nơi đây có thắng cảnh vô cùng đẹp, được phân chia rõ nơi nghỉ ngơi và khu buôn bán.Colombo (phía tây nam đảo Ceylan) - nơi buôn bán và đạo Phật phát triển, cũng là thuộc địa của Anh Đây là nơi giao thoa của Đông Á và Tây Âu, nên nền văn hóa và kinh tế phát triển vượt bậc Đây là ba vùng đất có dấu vất ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân Anh rõ rệt Phạm Quỳnh cũng giữ một cái nhìn tương tự khi mô tả các thuộc địa của Pháp mà ông đã có dịp ghé thăm trên hành trình Pháp du Đến với vùng đất đầu tiên của nước Pháp, Phạm Quỳnh hào hứng khi xuống thăm quan Djibouti là nơi các dinh thự công sở mọc lên san sát Lạ thay ở đây, bọn trẻ con tài lắm: “hễ tàu đến bến thì nó lặn từ trong bến ra, lượn chung quanh tàu, xin hành khách cho tiền, rồi lặn xuống cho xem ”, “ nhận kỹ đứa nào cũng gầy còm, không được mấy đứa mập mạp, và trông những con trẻ mười đứa thì đến tám đứa sâu quảng ở hai ống chân” Có thể thấy đây là một vùng đất còn nghèo nàn “một cõi đất cháy”, “ người bản xứ là giống Somalis thì toàn làm những nghề đê tiện như đánh xe gánh đểu” Phạm Quỳnh đã dùng lời lẽ của thực dân để miểu tả về một nước thuộc địa với giọng điệu chê bài, khinh miệt Từ đó có thể thấy được, Phạm Quỳnh chịu nhiều sự ảnh hưởng của phương Tây Qua các hành trình khám phá các vùng đất mới, Phạm Quỳnh đã phác họa không gian các nước thuộc địa là một nơi vô cùng hẻo lảnh, nền kinh tế, văn hóa chưa phát triển, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn Nhưng sau khi chế độ thực dân vào xâm chiếm, thì nền kinh tế, văn hóa chính trị đã thay đổi rất nhiều.Qua đó, để thấy được sự tôn sùng chủ nghĩa thực dân Pháp và và nể phục sự cai trị của thực dân.Phạm Quỳnh đã dùng lời lẽ của thực dân để miểu tả về một nước thuộc địa với giọng điệu chê bài, khinh miệt Từ đó có thể thấy được, Phạm Quỳnh chịu nhiều sự ảnh hưởng của phương Tây Qua các hành trình khám phá các vùng đất mới, Phạm Quỳnh đã phác họa không gian các nước thuộc địa là một nơi vô cùng hẻo lảnh, nền kinh tế, văn hóa chưa phát triển, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn Nhưng sau khi chế độ thực dân vào xâm chiếm, thì nền kinh tế, văn hóa chính trị đã thay đổi rất nhiều Điều đó cho thấy, Phạm Quỳnh luôn cho rằng, nhờ có phương Tây khai sáng nên các nước thuộc địa ngày càng phát triển hơn

Thông qua miểu tả cảnh quan, văn hóa, con người trong Pháp du hành trình nhật kí đã nói lên được phần nào quan điểm, tư tưởng của Phạm Quỳnh trong sáng tác của mình Phương Tây hiện lên là các nước chính quốc là mẫu mực cho nền văn hóa, là nơi kết tinh những tinh hoa của văn hóa, kinh tế, chính trị, có sự phát triển vượt bậc so với các nước thuộc địa Còn các nước thuộc địa hiện lên với sự nghèo nàn, nhưng đã có những bước tiến vượt bậc dưới sự “khai sáng” của thực dân Như vậy, cái nhìn phương Tây tự huyễn hoặc về mình như là chuẩn mực, trung tâm, kiểu mẫu của văn minh đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ, đồng hóa cái nhìn về phương Tây của nhà trí thức thuộc địa Phạm Quỳnh.

Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng, giúp truyền tải những thông điệp quan trọng mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc “ Khi xây dựng tác phẩm, nhà văn phải vận dụng toàn bộ các khả năng và phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ toàn dân thuộc các bình diện ngữ âm( hiệp vần, thanh điệu ), từ vựng( thực từ, hư từ ), cú pháp(câu đơn, câu phức, câu rút gọn ), các phương thức và biện pháp tu từ( nhân hóa, liệt kê, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, tượng trưng )”[Ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam phong tạp chí(1917- 1934),[tr71]] Vì ngôn ngữ ảnh hưởng nhiểu đến phong cách sáng tác, nghệ thuật của tác phẩm nên được các tác giả văn học đặc biệt chú ý Văn học được coi là nghê thuật của ngôn ngữ, thông qua văn học có thể thấy được sự phát triển và tư duy trong ngôn ngữ.

Do sự thể hiện cái thực đời sống xã hội của đặc trưng thể loại du ký nên phong cách ngôn ngữ rất bình dị, gần gũi đời thường Mỗi thể loại đều có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ cũng như ngôn ngữ chính luận sẽ khác với ngôn ngữ trữ tình hay ngôn ngữ kịch Do đó ngôn ngữ và văn học luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau Với thế loại du ký, bên cạnh những ngôn ngữ chân thật, đời thương gắn với đời sống của nhân dân thì thể du ký còn có sử dụng ngôn từ mềm mại, đầy màu sắc Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh được viết trên tạp chí Nam phong nên có cả phong cách ngôn ngữ báo chí Với đặc trưng là ghi lại những điều mắt thấy tai nghe được nên tác giả có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ tự sự và ngôn ngữ trữ tình Điều đó giúp người đọc nhận thấy được sự chân thực, sống động, giúp độc giả có thể tự tưởng tượng ra được cả thế giới trong tác phẩm Nền văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đang trong thời kì đổi mới giữa nền văn học trung đại và nền văn học hiện đại Không chỉ đổi mới về đề tài, thể loại hay phong cách sáng tác mà ngôn ngữ trong các tác phẩm cũng thay đổi phần nào Lỗi diễn đạt biền văn đã làm cho Pháp du hành trình nhật ký thêm sinh động, uyển chuyển hơn rất nhiều: “ Nhưng các cậu dù thác mà cũng có công với nước: các cậu là kẻ hi sinh cho sự học mới vậy ” có thể thấy Phạm Quỳnh đã sử dụng hai từ trái ngược nhau làm cho câu văn dài dòng, khó hiểu hơn nhưng đó là do sự ảnh hưởng của nền văn học Nho học.

Nhân vật “tôi”, người kể chuyện trong Pháp du mang tâm thế của một trí thức ở nước nhược tiểu, khao khát khám phá để học hỏi văn minh của nước lớn Hiện thực của nước Pháp và các nước thuộc địa của Anh, Pháp đã được chọn lọc theo cái nhìn thần tượng hóa phương Tây Ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện này vì thế tràn ngập các từ vựng mang tính ca ngợi, ngưỡng mộ Trong Pháp du, Phạm Quỳnh rất say sưa, chăm chú kể về các danh thắng nổi tiếng và không ngừng khen ngợi vẻ đẹp của nó: “Úi chà to! Úi chà đẹp”

CÁI NHÌN PHƯƠNG TÂY TRONG ĐI TÂY CỦA NHẤT LINH

Sự vỡ mộng với huyền thoại “Pháp Việt đề huề” của các trí thức Việt Nam

Những năm đầu của thế kỷ XX xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi về cả nền chính trị tư tưởng lẫn nền văn hóa khi chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiếnChính quyền thực dân bắt tay với nhà nước phong kiến đã tuyên truyền chiêu bài “Pháp Việt đề huề” để ổn định lòng dân và hợp thức hóa sự cai trị của Pháp ở Việt Nam Tin tưởng vào chiêu bài này, nhiều nhà trí thức, chính trị như Phạm Quỳnh đã hết long phục vụ chính quyền thực dân với mong muốn “Ỷ Pháp cầu tiến bộ” cho dân tộc.

Theo huyền thoại “Việt Pháp đề huề” nguời Pháp và người Việt gặp nhau để cùng nhau phát triển kinh tế, văn hóa Thực dân Pháp là nước phát triển nên có nhiệm vụ giúp đỡ nước ta tiến bộ hơn.Vì vậy Pháp đã thành lập hội “Khai trí Tiến Đức” để tuyên truyền đường lối cai trị của người Pháp. Thực chất, hội này được xây dựng để lôi kéo những nhà trí thức trẻ, có tiếng nói nhằm tuyên truyền đến người dân tin tưởng ở nền văn minh và sự cai trị nhân đạo nhằm mục đích khai hóa văn minhcủa của thực dân Pháp

Tuy nhiên, cùng với thời gian, đặc biệt là khi cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu giai đoạn 1929 – 1933 cũng đã tác động tiêu cực, mạnh mẽ tới ViệtNam, nhiều nhà trí thức đã vỡ mộng về chiêu bài trên của thực dân Pháp.Những mâu thuẫn không thể hóa giải giữa người nông dân cùng khổ và sự bóc lột của các điền chủ, thương nhân, quan chức Pháp càng ngày càng lộ rõ.Theo ông Lê Thành Khôi: “Cuộc xâm lược của người Pháp chia làm nhiều giai đoạn tương xứng với những thời kỳ phát triển của tư bản Pháp và chỉ đứt quãng bằng những năm rỗng do những biến cố nội bộ Nếu chính phủ đã giữ một vai trò trội bật, sự bành trướng, sự bành trướng thuộc địa cũng là do sáng kiến của những cá nhân hoặc là sĩ quan ham hoạt động, hay là thừa sai muốn chinh phục một xứ phương Đông cho nước Chúa mở rộng Chỉ từ 1880 khi tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền và lúc bắt đầu có sự chia rẽ thế giới thành nhiều vùng khai thác, chính phủ Paris, chịu ảnh hưởng những giới kỹ nghệ và tài chính mới đem thực thi một chính sách thuộc địa hẳn hoi” ,Chủ nghĩa thực dân Pháp- thực chất và huyền thoại, [30, 21] Đó là một cuộc xâm lược được lên kế hoạch và mục tiêu xâm lược từ sẵn vì lợi ích nhu cầu của thực dân lúc bấy giờ Không thể chối cãi những yếu kém của ta kinh tế, chính trị nhưng cũng không thể chối cãi nguyên nhân xâm chiếm nước ta của thực dân Pháp

Nhiều nhà trí thức trẻ lúc bấy giờ đã nhìn nhận ra bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân và đã có những hành động lên án phê phán mạnh mẽ Nhiều nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để kêu gọi lòng yêu nước của đồng bào cũng như vạch trần bộ mặt thực dân Pháp Trong số đó, có Nhất Linh, và tác phẩm thể hiện sự phê phán, châm biến huyền thoại “Pháp Việt đề huề” rõ nét nhất của ông chính là Đi Tây.

Trong tác phẩm Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã phê phán những thói học đòi theo Tây của người Việt khi một đám tang diễn ra một cách hổ lốn theo cả lối Tây, lối Ta, lối Tàu, có đủ tất cả mà thiếu mất tình người bởi bị sự thực dụng, giả dối đã lan tràn khắp cả xã hội trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, tác giả đã phê phán những thói học đòi theo Tây của người Việt khi một đám tang diễn ra thì mời đủ các thầy: “ cho đi gọi từ ông lang băm Tây cho đến ông lang băm Đông, già và trẻ, để thực hành đúng cái lí thuyết “ lắm thầy thối ma” Các thành viên trong gia đình thì vui mừng người thì đượca khoe những chế tác may mặc của mình, hay sự sốt ruột vì tang lễ diễn ra: “ Cậu Tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không dùng đến Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi chưa được mặc mấy bộ đồ sô gai tân thời, cái mũ mấn màu trắng viền đen- Dernières créations!- những cái rất ăn với nhau àm tiệm Âu Hóa một khi đã lăng xê ra thì cá thể bán cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút hạnh phú ở đây”.hay:“Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục ngây thơ- cái áo dài voan mỏng, trong có cóocsê, trong hở cả nách và nửa vú- nhưng mà viền đen, và đội một cái mấn xinh xinh” Rồi thì đám tang theo cả lối Tây, lối Ta, lối Tàu Hay cả thói học đòi đành quần vợt của Xuân Tóc Đỏ Tất cả đều cho thấy sự lố bịch trong sự tiếp thu nền văn hóa phương Tây Là một bi hài kịch, tác phẩm đã phơi bày sự nhố nhăng của một gia đình đồng thời phản ánh được xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Các mốt văn minh phương Tây như trang phục, quần vợt, ngoại tình đã được du nhập và du nhập một cách hời hợt lại được lăng xê như là những biểu hiện của văn minh để che giấu sự thiếu vắng những phương diện cần Âu hóa đích thực của xã hội Việt Nam đã bị bỏ qua Tất cả đều cho thấy sự lố bịch trong sự tiếp thu nền văn hóa phương Tây và vạch trần tính chất công cuộc “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp

Những sáng tác Nguyễn Công Hoan cũng vạch trần những bất công và tội ác của thực dân Pháp và tay sai Sáng tác của các nhà văn hiện thực này phơi bày sự tiến bộ giả mà thực dân Pháp đặt ra nhằm che mắt người dân nhằm lôi kéo nhiều thế giúp việc xâm lược được dễ dàng hơn Đi Tây cũng đi theo con đường vạch trần huyền thoại đó, nhưng theo một hình thức đặc biệt, đó là hình thức tiểu thuyết giả du kí, gợi nhắc tới các thiên du kí sang Tây của Phạm Quỳnh, Trương Minh Ký, Phạm Phú Thứ

Qua đó có thể thấy sự tiến bộ giả mà thực dân Pháp đặt ra nhằm che mắt người dân nhằm lôi kéo nhiều thế giúp việc xâm lược được dễ dàng hơn Thực dân Pháp vô cùng tiến bộ về khoa học kĩ thuật, đời sống văn hóa và tư tưởng triết học nên sau khi bị xâm lược, nhiều tri thức trẻ cũng như người dân đã lầm tưởng Pháp vào nước ta đã khai hóa văn minh Sau khi biết đượ bản chất thật của chủ nghĩa thực dân Pháp thì đã có cái nhìn khác vè phương Tây, không còn chỉ tôn sùng à còn nhận thấy các mặt yếu kém trong nền văn hóa đó.

Thể loại giả du kí của tiểu thuyết Đi Tây

Du kí được coi là thể loại ngày càng phát triển ở giai đoạn đầu của nền văn học thời kì đổi mới Nó phản ánh lại hiện thực xã hội, con người nơi tác giả đặt chân tới Được coi là thể loại phản ánh người thực việc thực, nên đây cũng là thể loại bị kiểm duyệt rất khắt khe trước khi xuất bản Tại thời điểm đó, nước Pháp đang cai trị nước ta nên các tác phẩm liên quan đến chế độ thực dân được kiểm sóat chặt chẽ Vì vậy, phải chăng, chọn lựa hình thức tiểu thuyết giả du kí – nghĩa là thừa nhận tác phẩm chỉ là hư cấu thuần túy – mặc dù có rất nhiều chi tiết liên quan tới hành trình du học có thật của Nhất Linh sang Pháp, tác giả muốn né tránh sự kiểm duyệt của thực dân khi phê phán, châm biếm những mặt xấu của chủ nghĩa xã hội thực dân Ngược lại, chọn hình thức giả du kí, phải chăng ông muốn gợi nhắc để giễu nhại lại các du kí ngây thơ, tin tưởng, thần tượng hóa nước Pháp và công cuộc khai hóa thuộc địa của Pháp như du kí của Phạm Quỳnh? Đi Tây của Nhất Linh được viết với lối văn đời thường, giản gị nên giúp bạn đọc rất dễ nhận ra những hàm ý ẩn chứa trong tác phẩm PhạmQuỳnh đi tây để tham gia của đấu xảo Marseille thì với Nhất Linh: “ Đi Tây tức là đi tây”[tr1] và có cái lý do để đi Tây rất lạ nhưng có điều quan trọng là ông vẫn đươc cấp giấy thông hành: “ Sang học nghề ảnh để về nước chụp cho tây” [tr51].Nếu trong Pháp du hành trình nhật kí, Phạm Quỳnh luôn thấy cuộc sống của người dân xứ dân là văn minh và thời thượng: “ đường phố rộng rãi sạch sẽ, hai bên hè rộng bằng đường bên ta, cả năm không bao giờ có cát bụi,nắng không có nắng to vỡ đầu, mưa không có mưa dầm lầy lội ” [tr32].Cũng vì sự trong trẻo của không khí như vậy mà Nhất Linh: “ Riêng tôi thì vì không khí trong sạch, nên tôi trong thấy rõ cả những cái bẩn thỉu vô cùng của dân nơi đó Đi qua những hàng quà ở chợ, nhờ không khí trong trẻo, những chiếc bánh nằm giấu kín trong đám ruồi đen Nhờ không khí trong sạch, tôi đã ngửi thấy những mùi hôi hám ở các nhà dân lụp sụp bên vệ đường.”[tr29].Không những vậy, ông đã dùng giọng điệu lời nói của mình để châm biếm sự phủ nhận của phương Tây về các phát minh của người Việt: “ Đẹp thì có đẹp, nhưng mà là một thứ đẹp mọi rợ, xuẩn ngốc”[tr30] Chính nhờ giọng điệu theo phong cách của thực dân để chê chiếc quạt nan của phương Đông đã làm nổi bật lên tính coi thường mà thực dân giành cho An Nam Châm biếm thực dân Pháp đã không coi thuộc địa là giống mình giống như trong huyền thoại Pháp Việt đề Huề đã nêu Sự văn minh của chủ nghĩa thực dân được truyền bá đi khắp nơi và làm ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của nhiều nhà tri thức lúc bấy giờ Nhất là các nhà tri thức đã có chuyến đi sang Pháp, khi đó với họ nước Pháp là cái nôi của văn minh Còn Lãng Du: “ Bốn giờ chiều, tầu nhổ neo và kéo cầu Mùi soa bay phấp phới tôi tưởng mình như một nhà đi sứ sang Tây để yêu cầu Chính phủ Pháp một việc có can hệ đến vận mệnh nước nhà Sau tôi nghĩ đến rằng mình lấy tư cách một người thợ sang Pháp học chụp ảnh nên mới bớt kiêu ngạo” [tr11] hay mới vào đến đất trời phương Tây đã: “ vào Địa trung hải, trời đã thấy lạnh, mà tôi thấy tôi văn minh hơn” [tr33] Sự văn minh là tiếng cười lớn của Nhất Linh đối với những nhà tri thức có tư duy chỉ cần sang phương Tây là học được sự văn minh của họ.Ngay cả khi mới đặt chân lên nước Pháp ông đã nghĩ rằng kiếp trước từng sống ở đây rồi Vì cảnh vật, con người nơi đây giống với người An Nam và không giống với sự tung hô, sùng bái của nhiều nhà tri thức lớp trước Được coi là nước thực dân hàng đầu về khoa học kĩ thuật, kinh tế, văn hóa, là cái nôi của văn minh nhân loại Ấy vậy mà khi đã qua Pháp, chàng Lãng Du vẫn chưa định hướng được việc học: “ Tôi nghĩ ngay đến việc học nhảy đầm, môn học mà tôi cho là khó nhât Còn khi nào có thì giờ nhàn rỗi, thì học máy mọc để giải trí”[tr76] Có sự mâu thuẫn rất lớn, đó là một nước phát triển mà người dân lại có tư duy học về máy móc là để giả trí Điều đó đã khẳng định hình thức bên ngoài của thực dân là một nước văn minh nhưng thực chất, con người trong đất nước đó không để ý đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật.Ngay cả khi một công trình luận thi tiến sĩ: “ Khảo góp thêm vào cuộc nghiên cứu một cái vỏ đậu đen”[tr77] thì ông cũng nảy ra ý tưởng rằng: “ tôi sẽ khảo góp thêm về vỏ đậu đũa, vỏ đậu nành, vỏ đậu Hòa Lan, vỏ đậu ván, vỏ đậu khấu, vỏ đậu bạch- biên Vô số vỏ cho tôi khảo Hết đậu lại có các thứ đậu: như đậu rán, đậu hấp, đậu bung, đậu kho tương Khảo về những thứ đậu này thì không bao giờ lo đói”[tr78] Có thể thấy qua lời văn của Nhất Linh, ở các nước phương Tây để lấy bằng tiến sĩ vô cùng dễ dàng Văn phong vô cùng hài hước đã cho thấy ngành nghiên cứu của các du học sinh không hề có ý mang tầm cỡ khoa học kĩ thuật mà chỉ xoay quanh chuyện no đói: “ Không, làm gì có hành mà thái Tôi đương học” [tr78] Với nước Pháp có ba thứ: “ Tháp Eifel, nụ cười của ông Daunergue( ông tổng thống) và bộ giò của cô đào Mistinguett”[tr89] Sự so sánh vô cùng khập khiễng khi đặt các công trình kiến trúc bộ nhất của thế giới với bộ giò của người phụ nữ tầm thường Hà cớ điều đó cũng chỉ là để coi cho vui mắt Đi Tây, cuộc sống của những du học sinh vô cùng nghèo khổ khi cuộc sống chỉ vọn vẹn trong một cái buồng nhỏ hay khi ăn uống thì phải tần tiệm từng xu một Không những thế, muốn đi đâu đó thăm quan việc đầu tiên nghĩ đến là tiền đi lại ăn ở: “ Chỉ phiền rằng xuống địa ngục mất có bảy xu, nhưng lên thiên đường mất những mấy chục quan Vì lẽ ấy, nên chúng tôi ít được lên thiên đường, tuy rằng ngày đêm vẫn cầu nguyện và lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm đến những món ăn thần tiên đó” [tr93] Không phải chỉ một người không có tiền, mà có thể thấy tất cả những du học sinh nơi đây đều nghèo: “ Người bạn tôi hiện cũng như chúng mình Nhưng giàu hơn một tý, nên cho tôi vay đượca hai mươi xu Mất mười lăm xu mà vay được hai mươi xu, chúng mình còn lãi năm xu, vậy còn hai mươi xu tất cả Ta mua bánh tây ăn vậy”[tr101] Trong khi đó, Phạm Quỳnh đã kể về những chuyến đi dự tiệc hay những bữa ăn ngon mà không phải nghĩ xem trong túi có bao nhiêu tiền: “ về khách sạn ăn cơm tối Chỗ này ăn uống lịch sự, người hầu hạ rất mực phép tắc, khách ăn cũng toàn người sang cả”[tr33], “Bánh mì, rượu vang, thịt bò, thịt cừu mãi đã xót ruột, nay được bát cơm rang, bát canh thịt, vài món sào tàu ăn thật thấy ngon” [tr43] Có thể thấy đời sống của người dân Pháp lẫn người An Nam trong Pháp du hành trình nhất ký sang trọng và tiến bộ hơn Khi họ được hưởng thụ cuộc sống nơi phố xá tấp nập, phồn thịnh Còn đời sống trong Đi Tây của những du học sinh vô cùng nhàm chán, nghèo đói và thiếu thốn nhiều thứ

Trong huyền thoại Pháp Việt đề huề của toàn quyền Đông Dương Albert Saurraut và chủ trương ỷ Pháp cầu tiến bộ của chính quyền phong kiến Việt Nam thì Pháp được coi là nền văn minh của nhân loại và là vũ trụ của thế giới Tất cả những gì tốt đẹp nhât, hiện đại nhất chủ nghĩa thực dân đều đang nắm giữ Gặp khó khăn về khai thác thuộc địa Đông Dương, Albert Saurraut được cử sang để giải quyết vấn đề đó Ông đã đưa ra nhiều lý tưởng cao đẹp và hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp sẽ làm cho người dân An Nam Vì vậy nhiều tri thức trẻ đã tin tưởng và ca ngợi củ nghĩa thực dân trong đó có Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh đã được cử sang Pháp để tham quan và học hỏi sau đó về truyền bá những điều tốt đẹp về nước Pháp cho người dân Nên khi đó, trong mắt Phạm Quỳnh nước Pháp là một nước thực dân văn minh và chủ nghĩa thực dân đang làm những việc để giúp An Nam phát triển hơn Trong khi đó, chỉ sau vài năm, Nhất Linh cũng thực hiện một chuyến đi Pháp Nhưng lúc đó, nước Pháp với ông cũng có những điều rất bình dị Và điều quan trọng là những du học sinh người An Nam nơi đây không hề được hưởng những gì tốt đẹp nhất như lời hứa của Pháp dành cho họ Ngược lại với những gì hứa hẹn đối với du học sinh người An Nam khi sang học là cuộc sống tạm bợ tại những khu nhà ở chuột, những bữa ăn đạm bạc và cũng không có chính sách đối đãi nào dành cho người An Nam Qua tác phẩm cũng có thể thấy được mặt trái của một nước thực dân Và cũng giúp nhiều nhà tri thức cũng như người dân có thể thấy được nước Pháp không phải là hình mẫu lí tưởng của văn minh nhân loại Thay vào đó là một đế quốc chuyên đi xâm chiếm và khai thác thuộc địa với sự cai trị độc ác, tàn bạo.

Qua tác phẩm có thể thấy, Nhất Linh đã châm biếm sâu sắc những thói tầm thường của chủ nghĩa thực dân nhưng qua miêu tả của các tri thức AnNam thì đó lại là những thứ văn minh vượt bậc của nhân loại Những lời văn đơn giản nhưng khi đọc thấy rất thâm sâu khi phê phán nước Pháp và vạch trần bộ mặt tội ác xấu xa của chế độ thực dân đối với người dân An Nam.

Nhất Linh đã sử dụng thể giả du ký để châm biếm chế độ thực dân một cách sâu sắc Dùng thể loại giả du ký một phần nào đó tránh được sự hư cấu trong cách viết để người đọc vẫn thấy sự chân thật qua lời kể và tránh được sự kiểm duyệt ngặt nghèo của chủ nghĩa thực dân.

Sự vỡ mộng về nước Pháp như là kiểu mẫu của văn minh

Thông qua tác phẩm Pháp du hành trình nhật kí, ta thấy Phạm Quỳnh đặc biệt chú ý đến nền văn minh vượt bậc của thực dân Pháp Điển hình đó là các công trình kiến trúc đô sộ: “ nhà thờ Fourvièré”, “ tháp Eiffel”, “ bảo tàng Guimet” hay những buổi diễn thuyết của các học giả tài ba Phạm

Quỳnh đã có cái nhìn sùng bái về cuộc sống, con người và trình độ phát triển của chủ nghĩa thực dân Pháp Coi Pháp là mẫu mực của nền văn minh nhân loại Trái lại, trong Đi Tây, Nhất Linh không tôn sùng nền văn minh đó mà nhìn vào cuộc sống và mặt sau xã hội của một cường quốc Lãng Du đi du học phải làm bồi trên tàu để vừa được tiền vừa không mất tiền tàu sang Pháp. Còn Phạm Quỳnh được chính quyền chi trả toàn bộ tiền tàu: “Các phái viên

An Nam đi đấu xảo Marseille, được Chánh phủ chịu tiền tàu, và đi tàu thời được đi hạng nhì”

Cái nhìn của Lãng Du đã hạ bệ sự vĩ đại của các công trình kiến trúc, nghệ thuật nổi tiếng của Pháp: “Cái tượng người đàn bà mặt trắng chân tay trắng nằm dài dưới bóng chiều lúc đó có vẻ linh hoạt lạ Tôi ước ao có ai đó đem ông tượng đồng đen ở đền Chấn vũ sang đây hầu chuyện bà cho vui”

[31, 25] Ngay cả khi vừa đặt chân lên đất Pháp, Lãng Du thấy: “Nhìn phong cảnh, tôi không thấy gì lạ cả Từ cây cối, vật, người, hình như tôi đã trông thấy ở trong kiếp trước của tôi” [31, 35] Nếu như trong Pháp du, con ngườiPháp được kể đến vô cùng thông minh, lanh lợi, giàu tinh thần học thuật và nghệ thuật thì cuộc sống của người dân trong Đi Tây lại được khắc họa tẻ nhạt, tầm thường, chẳng khác gì người dân thuộc địa: “Cả một gia đình, lát nữa trên bãi có ở non bên bờ sông, chồng ngồi câu cá, vợ ngồi để nhìn phao trên cái ghế đó, một bà cụ tóc bạc phơ và một ông cụ râu bạc phơ, ngồi đưa lưng vào nhau há hốc mồm ngủ” [31,42] Sự thường hóa ấy đã góp phần giải thiêng tính chất lí tưởng của người Pháp và nước Pháp.

Hay trong Giấc mộng con của Tản Đà, các nước thực dân được miêu tả rất chân thật và đời thường Bên cạnh những văn minh đó là những mặt sau của xã hội: “ Từ có người Âu, Mỹ đây ở, người thổ ngày một tiêu mòn” [tr77] Hay là sự phê phán văn minh châu Âu: “ Vậy mà xem như ở dưới cõi đời cũ thời: sự chính trị tiến hóa bao nhiêu, sự tham nhũng cũng tiến hóa đến bấy nhiêu; sự pháp luật tiến hóa bao nhiêu, sự trộm cắp cũng tiến hóa đến bấy nhiêu; sựu văn học tiến hóa bao nhiêu, sự xỏ xiên cũng tiến hóa đến bấy nhiêu; sự vệ sinh tiến hóa đến bao nhiêu, sự giết người tiến hóa cũng bấy nhiêu ” [tr66] Với Tản Đà, càng văn minh hiện đại bao nhiêu thì mặt trái của nó cũng phát triển bấy nhiêu Với ông, không có gì có thể tồn tại mãi mãi và ông hoài nghi về sự tồn tại của nó: “ Vậy thời khai hóa trí, văn minh sớm, cũng không chắc là cái hay cho một nước! Quả có như thế thời giời đất còn dài, cuộc đời còn xoay vần, các nước gọi là văn minh có nhẽ cũng chưa chắc”[tr78] Với Tập truyện ngắn Giấc mộng con, Tản Đã cho thấy rõ quan điểm tư tưởng đối với nền văn minh của châu Âu Ông không phủ nhận sự phát triển tiến bộ đó nhưng cũng không lý tưởng hóa phương Tây Ông nhìn nhận các nước văn minh trên hai phương diện tích cực và mặt trái của tích cực. Đồng quan điểm với Tản Đà, Nhất Linh thông qua tác phẩm Đi Tây đã truyền tải thông điệp về bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân Ông không lý tưởng hóa phương Tây thông qua sự vĩ đại về nền giáo dục hay khoa học kĩ thuật như Phạm Quỳnh mà ông nhìn nhận phương Tây trên địa vị người nông dân của một nước thuộc địa Với ông, thực dân Pháp là một cường quốc lớn mạnh văn minh bậc nhất thế giới chuyên đi xâm chiếm lãnh thổ của các nước yếu thế nhưng bên cạnh đó cũng là một đất nước vài chục triệu dân và cuộc sống bình dị có những nhu cầu đời thường đôi khi là nhàm chán của người dân bản địa.

Sự vạch trần bản chất mối quan hệ giữa thực dân và thuộc địa

Trong “ Huyền thoại khai hóa” chủ nghĩa thực dân Pháp gặp người Việt Nam để giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau vì có nhiều sự tương đồng trong nền văn hóa truyền thống lâu nay Trong các sáng tác của Phạm Quỳnh, ông luôn tôn sùng và nhìn nhận nước Pháp như là một nước văn minh bậc nhất kể cả về khoa hoc kĩ thuật, kinh tế, văn hóa lẫn con người Nhưng Nhất Linh lại có quan điểm khác, ông thừa nhận sự phát triển đó nhưng ông không thừa nhận tất cả mọi thứ của một nước văn minh đều tốt đẹp Về thái độ của thực dân thì sao, đó là câu hỏi của nhiều người Nếu như nhiều người thấy, thực dân Pháp sang Việt Nam là để giúp đỡ sự yếu kém của nước ta thì Nhất Linh lại nhìn thấy bộ mặt giả dối của chế độ đó: “ Việt Nam càng gần nước Pháp bao nhiêu thì người trên tàu càng tử tế với mình bấy nhiêu Ở Trung Quốc hải, họ không thèm nhìn đến mình, đến vịnh Siam, họ nhìn mình bĩu môi như nhìn một con muỗi, đem sang châu Âu những vi trùng bịnh sốt rét Vào Ấn độ dương, hai con mắt của họ bắt đầu nhiễm vẻ dịu dàng, từ bi, bắt đầu nhận ra rằng mình cũng là một người có tý óc Sang Địa trung hải thì nghiễm nhiên họ thấy mình cũng văn minh như họ, và họ bắt đầu có ý sợ nể mình Lúc đó tôi khoái trí lắm Nhưng tôi còn lo đến lúc trở về”[tr19] Sự giả dối đó ngày càng lộ rõ khi càng xa đất liền, những con người thờ ơ có phần coi thường kì thị người khác lại trở nên thân thiện hơn khi đi xa Với thực dân, thuộc địa là những nô lệ: “ trông y như cái ao tù” [tr18] Chính quyền của nước thuộc địa cũng phải nể người dân Pháp, ngay cả khi người dân nước thuộc địa có mắc tội Sự coi thường, kì thị ở các thực dân lộ rõ Còn đối với các nước cùng là thuộc địa với nhau thì được giông nhau thì đều thấy những mặt xấu xa và ban thỉu giống nhau: “ đám ruồi đen” , “ mùi hôi hám”, “ nhà dân lụp sụp bên vệ đường” của nước Bú Tí cũng giống Việt Nam: “mùi nồng nàn, sặc sụa” , đám ruồi nhặng vo ve”.Ở đây những người ăn mày, ăn xin nhiều la liệt Hay những ngôn ngữ mà chỉ những người thuộc địa mới hiểu: “ Tỉnh nào chúng tôi cũng đặt tên riêng, thí dụ như Co- lombo, chúng tôi gọi là Cô- lông-bông, Djibouti là Đi- bú-tí, Port Said là Sà- ích” [tr15].

Không những vậy, các cuộc nói chuyện của Lãng Du với người Pháp cũng đã vạch trần thái độ của thực dân đối với thuộc địa như Việt Nam Thí dụ, trên đường sang Pháp, dừng chân ở một thuộc địa của Pháp, có một người Pháp đã định mua một chiếc quạt địa phương, ông ta đã hỏi ý kiến Lãng Du. Anh ta đã trả lời: “Đẹp thì có đẹp, nhưng mà là một thứ đẹp mọi rợ, xuẩn ngốc” [31, 30] Nhưng hóa ra đây chính là cái quạt có nguồn gốc từ Việt Nam Như vậy, Nhất Linh đã mượn lời nhân vật Lãng Du để nhại lại chính giọng điệu kẻ cả, coi thường thuộc địa của thực dân Thực dân Pháp luôn coi người thuộc địa là những dân tộc bán khai, dã man, mọi rợ, xuẩn ngốc, cần được khai hóa văn minh bởi họ Chính nhờ giọng điệu theo phong cách của thực dân để chê chiếc quạt nan của phương Đông đã làm nổi bật lên tính coi thường mà thực dân giành cho An Nam Sự châm biếm này đã góp phần vạch trần chủ trương “Pháp Việt đề huề” – sự tương trợ nhân văn, bình đẳng giữa thực dân và thuộc địa chỉ là một huyền thoại Một ví dụ khác là đoạn sau, khi Lãng Du nhận xét về một cái cây có nguồn gốc thuộc địa: “Thỉnh thoảng gặp cái biển trên đề: arbre indigène (cây bản xứ) tôi lại giạt mình ngỡ cây ở bên Annam đem sang Nhưng nghĩ kỹ tôi mới biết đó là những cây mọc ở ngay đây Nhưng dầu sao thấy đề cây bản xứ, tôi có ý khinh những cây đó và trông hình thù chúng nó có vẻ tiều tụy, khốn nạn, không đáng để mắt tới” [31, 76].

Sự châm biếm vai trò của thực dân ở thuộc địa được thể hiện qua cách các nhân vật đặt tên hài hước cho các thuộc địa của Anh, Pháp như Colombo,Port Said, Singapore, Djibouti (từng được Phạm Quỳnh ca ngợi): “Tỉnh nào chúng tôi cũng đặt tên riêng, thí dụ như Co- lom-bo, chúng tôi gọi là Cô- lông-bông, Djibouti là Đi- bú-tí, Port Said là Sà- ích” [31, 15] Thay vì chú ý đến các dấu hiệu phát triển, tiến bộ của thuộc địa nhờ ảnh hưởng của thực dân, Lãng Du chỉ thấy “đám ruồi đen”, “mùi hôi hám”, “nhà dân lụp sụp bên vệ đường” của nước Bú Tí cũng giống Việt Nam: “mùi nồng nàn, sặc sụa”, đám ruồi nhặng vo ve” Ở đây những người ăn mày, ăn xin nhiều la liệt.

Nếu như theo diễn thuyết của Pháp hay chủ trương “Pháp Việt đề huề” thì hai nước Pháp- Việt hòa thuận, giúp đỡ lần nhau và không hề có sự phân biệt chủng tộc Nhưng qua Đi Tây của Nhất Linh, chúng ta thấy rõ mặt trái của chủ nghĩa thực dân, đặc biệt là sự phân biệt đối xử, coi thường và có phần kì thị người thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Thái độ thờ ơ của Pháp được thể hiện rõ qua cách họ nhìn nhận các nước thuộc địa cũng như con người thuộc địa.

Sự phơi bày bản chất cuộc sống của những tri thức Việt Nam Tây học

Nếu như Phạm Quỳnh đi Tây để tham gia của đấu xảo Marseille, học hỏi văn minh Pháp để về truyền lại cho người dân Việt Nam thì với Lãng Du, nhân vật chính, người kể chuyện trong Đi Tây của Nhất Linh: “Đi Tây tức là Đi Tây” [31,1] Ừ, thì đi Tây chỉ là đi sang Tây thôi, chả có động cơ cao đẹp nào ẩn giấu đằng sau cả.Trong Pháp du hành trình nhật kí, Phạm Quỳnh và các đặc phái viên nước An Nam được người Pháp chào đón rất nồng nhiệt và sang trọng Họ được mời gặp những quan cấp cao của Pháp: “Đại tướng P”,

“thăm quan cai trị C” và tham dự những buổi diễn thuyết của cac học giả tài ba Ngay cả khi đến thăm những người bạn ở nước Pháp, cuộc sống của họ cũng rất khá giả và ổn định: “nhà coi ra cách sang trọng lịch sự” [31, 103]. Còn Lãng Du đi Tây vì buồn chán, nhàn rỗi, thất nghiệp Còn trong Đi Tây, Nhất Linh gặp rất nhiều anh em bạn bè sang bên Pháp du học Nhưng hình như tất cả đều rất thực dụng, tất cả những du học sinh người Việt bên này đều có cái lệ rất vô lí: “ Bao giờ có người mới tới cũng phải đã rượu anh em”[tr58] hay “ Anh em bạn ngồi chung quanh tôi lúc đó làm rát nhiều thứ: họ vừa đánh bài vừa hút thuốc lá, vừa nói chuyện lại vừa thưởng thức rượu của tôi Tai họ vẫn nghe đàn và mỗi khi xong một bài đàn, họ lại không quên vỗ tay một cách rất hăng hái” [tr59] Không những thế anh Lãng Du- nhân vật chính trong tác phẩm, đến khi đã đặt chân lên đất Pháp rồi vẫn chưa định hướng được sẽ học gì cho bằng bạn bằng bè: “ Tôi chưa biết sang đây định học gì và mãi tới bây giờ tôi mới nghĩ đến điều đó”[tr76].

Sau nhiều lần phỏng vấn thất bại, Lãng Du đã được đại sứ quán Pháp chấp nhận cấp giấy thông hành sang Pháp vì bởi anh ta đã kiếm được một lí do thực dụng, có vẻ hợp lí và hợp chủ trương của thực dân Pháp: “Sang học nghề ảnh để về nước chụp cho tây” [31, 51] Nghĩa là, thực dân Pháp thực chất cũng không mong gì trí thức Việt Nam Tây học sang Tây để mở mang kiến thức, tìm các lí tưởng cao xa cho dân tộc, mà chỉ mong muốn đào tạo được các công cụ phục vụ sự cai trị của mình Qua suy nghĩ hài hước của Lãng Du, có thể thấy Nhất Linh đã nhại lại lời của các trí thức Tây học để ngầm châm biếm bản chất thực sự của các cuộc du học sang Pháp: “Bốn giờ chiều, tầu nhổ neo và kéo cầu Mùi soa bay phấp phới tôi tưởng mình như một nhà đi sứ sang Tây để yêu cầu Chính phủ Pháp một việc có can hệ đến vận mệnh nước nhà Sau tôi nghĩ đến rằng mình lấy tư cách một người thợ sang Pháp học chụp ảnh nên mới bớt kiêu ngạo” [31,11] hay mới vào đến đất trời phương Tây đã: “vào Địa trung hải, trời đã thấy lạnh, mà tôi thấy tôi văn minh hơn” [31,33] trong Đi Tây, Nhất Linh gặp rất nhiều anh em bạn bè sang bên Pháp du học Nhưng hình như tất cả đều rất thực dụng, tất cả những du học sinh người Việt bên này đều có cái lệ rất vô lí: “ Bao giờ có người mới tới cũng phải đã rượu anh em” [tr58] hay “ Anh em bạn ngồi chung quanh tôi lúc đó làm rát nhiều thứ: họ vừa đánh bài vừa hút thuốc lá, vừa nói chuyện lại vừa thưởng thức rượu của tôi Tai họ vẫn nghe đàn và mỗi khi xong một bài đàn, họ lại không quên vỗ tay một cách rất hăng hái” [tr59] Không những thế anhLãng Du- nhân vật chính trong tác phẩm, đến khi đã đặt chân lên đất Pháp rồi vẫn chưa định hướng được sẽ học gì cho bằng bạn bằng bè: “ Tôi chưa biết sang đây định học gì và mãi tới bây giờ tôi mới nghĩ đến điều đó”[tr76] Cuộc sống của họ vô cùng nhàm chán và vô nghĩa khi ngày ngày rượu chè, bài bạc hay ngồi vạ vật nơi công viên Cuộc sống còn thực dụng đến mức chỉ cần đóng quan tiền đầy đủ thì được coi là tiến sĩ: “ thế là tôi mới sang đã đỗ ngay tiến sĩ”[tr68].

Nếu trong Pháp du, Phạm Quỳnh luôn thấy cuộc sống của người dân Pháp là văn minh và thời thượng: “đường phố rộng rãi sạch sẽ, hai bên hè rộng bằng đường bên ta, cả năm không bao giờ có cát bụi, nắng không có nắng to vỡ đầu, mưa không có mưa dầm lầy lội ” [31,32] thì trong Đi Tây, thiếu vắng tất cả các hình ảnh ca ngợi sự kì vĩ của kiến trúc, giáo dục, nghệ thuật, tinh thần học thuật nước Pháp Nội dung chính của tác phẩm là sự mô tả các mặt trái của xã hội Pháp, đặc biệt là đời sống nhếch nhác, tầm thường của các trí thức Việt Nam sang Pháp du học.

Khi đã qua Pháp, chàng Lãng Du mãi vẫn chưa định hướng được việc học: “Tôi nghĩ ngay đến việc học nhảy đầm, môn học mà tôi cho là khó nhât. Còn khi nào có thì giờ nhàn rỗi, thì học máy mọc để giải trí” [31,76] Cách nói ngược, đồng nhất “nhảy đầm” với “môn học khó nhất”, và “máy móc” với

“giải trí” là một cách nói hài hước, hạ bệ tầm quan trọng của khoa học kĩ thuật – niềm tự hào, sức mạnh của văn minh Pháp Mặt khác, nó phơi bày sự hiểu biết hạn hẹp và động cơ thực sự của người trí thức du học Lãng Du kể tên một công trình luận án tiến sĩ của du học sinh Việt Nam là: “Khảo góp thêm vào cuộc nghiên cứu một cái vỏ đậu đen” đồng thời nảy ra ý tưởng rằng:

“tôi sẽ khảo góp thêm về vỏ đậu đũa, vỏ đậu nành, vỏ đậu Hòa Lan, vỏ đậu ván, vỏ đậu khấu, vỏ đậu bạch- biên Vô số vỏ cho tôi khảo Hết đậu lại có các thứ đậu: như đậu rán, đậu hấp, đậu bung, đậu kho tương Khảo về những thứ đậu này thì không bao giờ lo đói” [31,78] Có thể thấy qua lời văn của Nhất Linh, ở các nước phương Tây để lấy bằng tiến sĩ vô cùng dễ dàng.

Chẳng những nghiên cứu của các du học sinh không hề cao siêu, học thuật gì mà đời sống của họ thay vì học, chỉ xoay quanh chuyện no đói:

“Người bạn tôi hiện cũng như chúng mình Nhưng giàu hơn một tý, nên cho tôi vay được hai mươi xu Mất mười lăm xu mà vay được hai mươi xu, chúng mình còn lãi năm xu, vậy còn hai mươi xu tất cả Ta mua bánh tây ăn vậy”

[31, 101] Trợ cấp từ chính phủ ít ỏi, các du học sinh sống trong cảnh nghèo nàn, ở những căn phòng rẻ tiền, rách nát, với cái giường chỉ có ba chân Họ ngày ngày trông ngóng tiền gửi và đồ ăn của gia đình từ quê nhà Cuộc sống của họ xoay quanh việc kiếm gì để ăn no, có tiền thì đi xem hát, đi xóm lầu xanh, uống rượu Cuộc sống của họ vô cùng nhàm chán và vô nghĩa khi ngày ngày rượu chè, bài bạc hay ngồi vạ vật nơi công viên Cuộc sống còn thực dụng đến mức chỉ cần đóng quan tiền đầy đủ thì được coi là tiến sĩ: “thế là tôi mới sang đã đỗ ngay tiến sĩ” [31, 68] Với họ, nước Pháp có ba thứ đáng chú ý nhất là: “Tháp Eifel, nụ cười của ông Daunergue (ông tổng thống) và bộ giò của cô đào Mistinguett” [31,89] Sự đồng nhất ba thứ vô cùng khập khiễng với nhau: công trình kiến trúc vĩ đại, ông tổng thống cao quý với bộ giò quyến rũ của cô đào ở thế giới giải trí đã góp phần tạo ra tiếng cười châm biếm, giải thiêng huyền thoại về nước Pháp vĩ đại

Trong huyền thoại “Pháp Việt đề huề” của toàn quyền Đông Dương Albert Saurraut và chủ trương ỷ Pháp cầu tiến bộ của chính quyền phong kiến Việt Nam thì Pháp được coi là kiểu mẫu văn minh của nhân loại và là chỗ dựa cho các dân tộc thuộc địa lạc hậu Vì vậy nhiều tri thức trẻ đã tin tưởng và ca ngợi của nghĩa thực dân trong đó có Phạm Quỳnh Phạm Quỳnh đã được cử sang Pháp để tham quan và học hỏi sau đó về truyền bá những điều tốt đẹp về nước Pháp cho người dân Trong khi đó, chỉ sau vài năm, Nhất Linh cũng thực hiện một chuyến đi Pháp Cái nhìn mới về bản chất chế độ thực dân đã khiến ông muốn giải thiêng huyền thoại đó của thực dân Pháp bằng cách khăc họa đời sống nhếch nhác của lưu học sinh Việt Nam và những mặt trái của nước Pháp, của cách nhìn thực sự của người Pháp với người dân thuộc địa

Khác với nhân vật hăm hở khám phá, học hỏi văn minh trong Pháp du của Phạm Quỳnh, Lãng Du, nhân vật chính – người kể chuyện trong Đi Tây,tuy mang một cái tên điển hình cho nhân vật anh hùng trong các tiểu thuyết lãng mạn, lại chẳng có tí gì tính cách, lí tưởng anh hùng Một nhân vật như vậy rất phù hợp với văn phong giễu nhại, hài hước của Đi Tây Giọng văn châm biếm, hài hước xuyên suốt tác phẩm, thí du như đoạn văn sau, khi Lãng

Du thăm phòng của một du học sinh người An Nam Phong cách ngôn ngữ luôn là yếu tố quyết định đến tư tưởng nội dung của tác phẩm Nếu như làm nên thành công của Pháp du hành trình nhật ký là những trang ký trang trọng, nghiêm túc và có tính sùng kính tôn trọng cao thì trong Đi Tây của Nhất Linh lại là những lời văn hài hước, trào phúng Vũ Ngọc Phan cho rằng ngôn ngữ trong sáng tác của Nhất Linh: “ nửa giản dị, nửa đài điếm”.

Theo Chương Trính thì: “ Lối hành văn của Nhất Linh là một lối hành văn rất thi vị, thi vị ở ý mà ý ở lời Nhất Linh không đẽo gọt, trau chuốt câu văn của mình như Khái Hưng nhưng tự nó có nhịp điệu, tự nó đã du dương vì ý bao hàm ở trong là một ý thơ”.

Trong Đi Tây, Nhất Linh đã thể hiện rất rõ về cách dùng từ và đặt câu Sử dụng ngôn ngữ quốc ngữ là chính trong sáng tác giúp cho đọc giả dễ cảm nhận được hàm ý mà tác giả muốn nói tới Với giọng điệu hài hước, châm biếm tác phẩm đã phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu của xã hội chủ nghĩa thực dân và lên án những nhà trí thức coi thực dân Pháp là mẫu mực bậc nhất thế giới Đồng thời ông đã vạch trần bản chất thật sự của thực dân Pháp Nhất Linh đã sử dụng rất nhiều câu hài hước: “ Đi Tây tức là đi tây Tư tưởng rất thâm thúy của Lãng Du, nhân vật chính trong chuyện này”

Ngày đăng: 28/06/2023, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chris Barker. (2011). Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành. NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành
Tác giả: Chris Barker
Nhà XB: NXB Vănhóa Thông tin
Năm: 2011
2. Cao Thị Hảo. (2010). Văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900-1932.NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900-1932
Tác giả: Cao Thị Hảo
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2010
3. Chevalier, Jean; Gheerbrant, Alain. (1997). Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới. NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Biểu tượng văn hóathế giới
Tác giả: Chevalier, Jean; Gheerbrant, Alain
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1997
4. Doãn Quốc Sỹ. (1960). Tự lực văn đoàn. NXB Hồng Hải, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự lực văn đoàn
Tác giả: Doãn Quốc Sỹ
Nhà XB: NXB Hồng Hải
Năm: 1960
5. Đặng Hoàng Oanh. (2008). Nhãn quan văn hóa của Phạm Quỳnh qua du kí.Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, 37(2B), 48–54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, 37
Tác giả: Đặng Hoàng Oanh
Năm: 2008
7. Dương Quảng Hàm. (2005). Việt Nam văn học sử yếu. NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2005
8. Hà Minh Đức (chủ biên). (2008). Lí luận văn học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
9. Hà Thị Thanh Nga. (2014). Phương Tây trong một số tác phẩm du kí văn xuôi chữ Hán thế kỉ XVIII – XIX. Tạp Chí Văn Nghệ Quân Đội, 30(3), 75–83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Văn Nghệ Quân Đội, 30
Tác giả: Hà Thị Thanh Nga
Năm: 2014
10.Hồ Á Mẫn. (2011). Giáo trình văn học so sánh. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học so sánh
Tác giả: Hồ Á Mẫn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
12.Lại Nguyên Ân. (2004). 150 thuật ngữ văn học. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
13.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, & Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên). (2007). Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, & Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
14.Mã Giang Lân. (2000). Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 -1945.NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 -1945
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
15.Nguyễn Đăng Na. (2001). Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập hai (Kí). NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập hai(Kí)
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
16.Nguyễn Đăng Na. (2001). Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 2 (kí).NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 2 (kí)
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
17.Nguyễn Hữu Lễ. (2015). Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Luận án Tiến sĩ, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
Tác giả: Nguyễn Hữu Lễ
Năm: 2015
18.Nguyễn Hữu Sơn. (2013). Tuyển tập du kí Việt Nam trên Tạp chí Nam phong giai đoạn 1917 – 1934. NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập du kí Việt Nam trên Tạp chí Nam phonggiai đoạn 1917 – 1934
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2013
19.Nguyễn Hữu Sơn. (2007). Du kí Việt Nam – tạp chí Nam Phong 1917-1934, Tập 1. NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du kí Việt Nam – tạp chí Nam Phong 1917-1934,Tập 1
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2007
21.Nguyễn Hữu Sơn. (2007). Du kí Việt Nam – Tạp chí Nam Phong 1917-1934, Tập 2. NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du kí Việt Nam – Tạp chí Nam Phong 1917-1934,Tập 2
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2007
22.Nguyễn Hữu Sơn. (2007). Du kí Việt Nam – tạp chí Nam Phong 1917-1934, Tập 3. NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du kí Việt Nam – tạp chí Nam Phong 1917-1934,Tập 3
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2007
24.Nguyễn Thị Kim Nhạn. (2013). Du kí, bộ phận độc đáo trong sự nghiệp của nhà văn Phạm Quỳnh. Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du kí, bộ phận độc đáo trong sự nghiệp củanhà văn Phạm Quỳnh
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Nhạn
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w