1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI NGỌC DIỆP

NGUYÊN TẮC CHIA TÀI SẢN CHUNGCUA VQ CHONG KHI LY HON

THEO LUAT HON NHAN GIA DINH NAM 2014

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Ha Nội - 2023

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP.

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOCBE HOAI ANH

‘Ha Nội - 2023

i

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoạn đây là công trinh nghiên cứu cũa riêng tôi.

các két luận, số liệu trong khóa inde tốt nghiệp là trung thực,

“đâm bảo độ tín cd J

Xtc nhận của Tác giả khỏa luận tốt nghệpgiảng viên hướng dẫn (Ky vả ghi rõ ho tên)

ii

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bồ luật dan sự

Bồ luật tổ tung dân sựHồi đồng xét xửHôn nhân gia địnhHôn nhân và gia định

Toa an nhân dân.

Toa an nhân dân tôi caoVigo Kiểm sắt nhân dân

iii

Trang 5

MỤC LỤC

Trang pin bìa i

Tôi cam đoan it

Danh mục các chit viet tắt iit

Muc ine iv

MỞĐÀU 1

1 Tính cấp thiết của dé tài 12 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4, Đối trong và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận 7

7 Kết cấu của khóa luận 7Chương 1: MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE NGUYÊN TAC CHIA TÀISAN CHUNG CUA VO CHONG KHI LY HON 9111 Khai niệm chia tài sản chung của vợ chéng khi ly hôn và nguyên tic

chia tài sản chưng của vợ chẳng khi ly hôn 9

1.1.1 Khái niệm chia tai sin chung của vợ chẳng khử ly hôn 9112 Khái niệm nguyên tắc chia tài sản chưng của vợ chông khi by

hôn 1

1.2 Vai trò của các nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chông khi ly

hôn 4

1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến quy định của pháp luật về nguyên tắc chia

tài sản chưng của vợ chồng khi ly hôn 16

1.4 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc chia tài sản.

chung của vợ chồng khi ly hôn 1

14.1 Thời ki phong kiến a

1.4.2 Thời kj Pháp thuộc ”

iv

Trang 6

1.4.3 Thời kj san Cách mang Thắng Tâm uăn 1945 dén nay %5

KET LUẬN CHƯƠNG 1 38CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CUA LUẬT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH NAM2014 VE NGUYÊN TAC CHIA TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONGKHILY HON 292.1 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chẳng khi ly hôn trong trườnghop chế độ tài sản vợ chẳng theo thỏa thi 29

2.2 Nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn trong trường

hop chế độ tài sản vợ chẳng theo luật định 32

2.2.1 Nguyên tắc tôn trọng sir thea thuận của vợ chong: 32.2.2 Nguyên tắc bão đảm sự bình đẳng về quyên sở hitu tai sản của vợ.

2.2.3 Nguyên tii

“hoặc theo giá tri được Incong

tài sản chung của vợ chéng được chia

2.2.4 Nguyên tắc bão dam quyên sở hitn tài san riêng của vợ, chông 412.25 Nguyên tắc bão vệ quyên, lợi ich hợp pháp của vg, con chưa thành:

ign, con đã thành niên mit năng lực hành vi dan sự hoặc không có khã

năng lao động và không có tài sin dé tự nuôi minh 4

KET LUẬN CHƯƠNG 2 47CHƯƠNG 3: THỰC TIỀN THỰC HIỆN NGUYEN TAC CHIA TÀISAN CHUNG CUA VO CHONG KHI LY HON VÀ MỘT SỐ KIENNGHI, GIẢI PHÁP 483.1 Thực tién thực hiện nguyên tắc chia tài sản chưng cửa vợ chẳng khilyhin 48

3.1.1 Những kết qua dat duoc 483.1.2 Những vướng mắc, bat cập 493.1.3 Nguyên nhân của những vướng mắc, bit cập 53

3.2 Một số kiến nghị, giải pháp 553.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật 55

v

Trang 7

3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật 60KET LUẬN CHƯƠNG 3 65KẾT LUẬN 66DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ø

PHY LUC n

Trang 8

MỞĐÀU1 Tính cấp thiết của dé tài

"Nếu kết hôn là tiên dé, 1a điều kiện để xác lap quan hé hôn nhân va quan

hệ gia đính thi ngược lại, ly hôn 1a chấm đút quan hệ hôn nhân, làm tan vỡquan hệ gia đính và gây ra những hệ qua sâu cho xã hội Khi cuộc hôn nhân

kết thúc din đến các hệ quả về quan hệ tài sản, quan hệ đổi với con chung và

các quan hệ khác mà vợ, chồng đã cũng nhau xây dựng, tao lập trong thời kỳhôn nhân Do vậy, vẫn dé ly hôn là một vẫn để được quan tâm và không,ngừng được hoàn thiện trong pháp luật hôn nhân và gia đính Việt Nam

Tinh trang ly hôn ngảy cảng có zu hướng gia tăng theo từng năm, đặc

biệt là đổi với các gia đính trẻ Thực tiễn trong xét xử những năm qua cho

thấy, các vu án hôn nhân và gia đính nói chung và vụ án ly hôn nói riêng ngày,cảng nhiều và hết sức phức tạp Mét trong những khó khăn khi giai quyết

tranh chấp hôn nhân gia đỉnh la việc giải quyết tải sản chung của vợ ching

Mặc dù những quy định vẻ tải sản của vơ chủng đã được hưởng dẫn, cũng,

thường xuyên được rà soát sửa đổi, bổ sung để điêu chỉnh các quan hệ xã hộimới phát sinh nhưng do tinh hình phát triển nhanh, đa dang của đời sing kinhtế - sã hội và nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang lam bộc lô nhiều điểm

chưa hợp lý của pháp luật hiên hành Bai vậy, chia tải sản chung của vơ

chẳng nỗi lên như là một van dé bức thiết trong những năm gan đây, các tranh

chấp về chia tai sản chung cia vợ chồng, đặc biệt là chia tai sản chung của vợchẳng khi ly hôn gia tăng nhanh chóng Những tranh chấp này thường lànhững tranh chấp phức tap và kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trong đến tinh

cảm các thành viên trong gia đính va sự ôn định xã hội Chính từ thực trang

này đòi hdi chúng ta nghiền cứu một cách toàn điện, sâu sắc và đẩy đủ trên cả

phương diện lý luận và thực tiễn vẻ chia tải sản chung của vợ chẳng khi lythôn Với những lý do trên, em xin lựa chon dé tài “Nguyen tic chia tai sinchung của vợ chong khử fy hon theo Luật Hon nhân và gia đình năm 2014để làm để tai tốt nghiệp khóa luận của minh

1

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Quan hệ HN&GĐ đóng vai trò rất quan trong trong đời sống xã hôiQuan hệ gia đính có ảnh hưởng trực tiếp vẻ vật chất và tính than lên mỗi cánhân, do đó việc chia tải sản chung của vợ chồng khi ly hôn cũng la một vẫnđề được quan tâm rất nhiểu Trong thời gian qua đã có nhiễu công tinhnghiên cứu, tap chí và luân văn dé cập đến vấn dé xác định tải sản chung, tàisản riêng cia vợ chồng, giải quyết tranh chấp vẻ chia tài sẵn chung của vơchẳng khi ly hôn, những van dé ly luận va thực tiễn áp dung nguyên tắc chiatải sản chung của vo chồng khi ly hôn, Em xin liệt ké một sổ công trình

nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến dé tải như sau:

* Nhóm sách, các hiện văn, luận an Các công trình nghiên cứu tiêu

tiểu trong nhóm nay có:

- Nguyễn Thị Hương Chanh (2019), “Chia tài sản chung của vợ chẳngkit iy hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Bắc Kan tinh Bắc Kạn - Một sốvấn dé i} luận và thực tiễn ”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật

Hà Nội Luận văn đã phân tích khá rõ một số khải niệm va quy định của phápuất về chia tải sản chung của vợ chồng khi ly hôn qua các thời kỷ lịch sử Việt

éu di sâu vào

quyết tranh chấp tải sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án dia‘Nam, từ chế độ phong kiến đến nay Dong thời, luận văn chủ

thực tiễn, đã chỉ ra được những vẫn dé cẩn giải quyết từ những thực

phương Từ những phân tích, đánh giá luân văn cũng đã đưa ra được nhữngkiến nghỉ hoan thiện pháp luật có giá trị thiết thực

- Nguyễn Văn Cừ (2005), “Chế độ tài sản của vo chong theo Luật Hôn

nhân và gia đình Việt Nam”, Luân an tiễn sĩ Luật học, trường Đại học Luật

Ha Nôi Luân án đã phân tích một cách day đỏ, toàn diện, cỏ hê thông về chế

độ tài sản của vợ chẳng theo pháp luật Việt Nam Tác giả đã đưa ra khái niệm.

vả phân tích về chế độ tải sản của vợ chồng,

lập tai sản chung, nghĩa vụ chung vé tai sin của vợ chồng theo Luật HN&GĐ.năm 2000.

ng thời chỉ rõ các căn cử xác.

Trang 10

- Nguyễn Văn Cừ, (2008) “Chế a6 tài sẵn cũa vo ching theo pháp luật

Hon nhân và gia đình Việt Nam”, NXB Tự pháp Sách đã khái quất ché độtải sin của vợ chẳng trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỷ lịch sử va đểcập đến chế đô tải sản của vơ chồng theo Luật Hôn nhân va gia đỉnh năm2000

~ Lò Thị Thu Hoa (2016), “Ap ding pháp luật chia tài sẵn chủng cia vợchẳng lồ ly hôn tại tinh Sơn La’, Luận văn Thạc s Luật học Trường Đại học

Luật Ha Nội Luận văn đã làm 16 các quy định của pháp luật về chia tai sản

chung của vợ chẳng khi ly hôn, chi ra các vướng mắc bat cập trong một số

trường hợp chia tài sản chung của vợ chẳng khi ly hôn và cũng có những giãi

pháp kiến nghị để áp dung hiệu quả các quy định của pháp luật trong chia tai

sản chung của vợ chẳng khi ly hôn

- Chu Minh Khôi (2015), “Cúc trường hop chia tài sản chung cña vo

chẳng”, Luận văn Thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật Ha Nội Bài viết décập về các trường hop chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn như căn cứ

ác lap, nguyên tắc chia tai sản.

- Nguyễn Thị Lan (2017), “Chia tai sản chung của vợ chẳng khử ly hôn

Từ thựcxét xử của Téa ám nhân dân tại Hã Nội”, Luận văn Thạc si, Họcviên Khoa hoc sã hôi Công trình đã nghiền cứu một cách tương đổi toan điệnvề các nguyên tắc chia tải sản chung của vợ chẳng.

- Định Thị Minh Mẫn (2014), “Giải quyét

chung của vợ chẳng Khi iy ôn”, Luân văn Thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc.tranh chấp về chia tài sảngia Hà Nội Trong luận văn, tác giả dé cập vẻ các trường hợp chia tai sảnchung của vơ chẳng khi ly hồn, va những vướng mắc ma Toa án gặp phải khigiải quyết tranh chấp tai sản của vợ chồng khi ly hôn.

- Lộc Son Thai (2020), “Thực tiễn áp ching các trường hop chia tài sẵnchung của vợ chông tat Tòa án nhân dân tinh Lang Sơn”, Luận văn Thạc si,

Trường Đại học Luật Hà Nội Bài viết đã liên hệ thực tiến các trường hợp cụ

thể chia tải sản chung của vợ chẳng tai Tòa án nhân dan tinh Lạng Sơn.

Trang 11

~ Nguyễn Thị Thu Thủy (2

ôn và thực tiễn tại Tòa án Inyên Tân Mf, tỉnh Hưng Yên”, Luân văn Thạc si

21), “Chia tài sản chung của vo chong kit iy

Luật hoc, Trường Đại học Luật Ha Nội Luân vin đã nêu ra những quy địnhpháp luật về chia tải sản chung của vợ chồng khi ly hôn va đặc biệt luân văn.đã có sự so sánh các khái niêm vẻ tải sản, xác định va phân chia tai sản chungcủa vợ chồng theo quy định pháp luật HN&GD Việt Nam và pháp luật dân sựvới pháp luật của một số nước như Pháp, Thái Lan, Hoa Kỹ, từ đó rút rađược những kién nghị hoàn thiện pháp luật Viết Nam

- LA Thị Tuyển (2014), “Chế độ tea sản của vợ chẳng theo LuậtHIN&GD Việt Nam”, Luân văn Thạc sỉ, Khoa Luật, Dai hoc Quốc gia Ha Nội.

Luân văn đã dé cập một cach khái quát vé căn cứ xác lập tải sản chung của vo

hệ thông pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ Đồng thời triển khai nội dung

nguyên tắc chung áp dụng chế độ tai sản của vo chẳng và chế độ tải sản củavợ chẳng theo théa thuận từ đó nit ra các nhân xét

vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Được kế thừa và phát tri

Luật HN&GĐ”, Tạp chi TAND Bai viết này nghiên cứu về

‘vo chong theo Luật HN&GD, đặc biệt, tác gia có một số kiến nghị sửa đổi, bo

sung một số nội dung vẻ chế độ tải sản của vợ chẳng trong Dự thảo Luật

HN&GD (sửa đổi) và hoàn thiện chế độ tải sản của vợ chẳng theo thỏa thuận.

trong Luật HN&GĐ năm 2014

Hoàng Long (2015), “Ban vé công sức trong vụ an HN&GĐ”, Taptrong dư thảolộ tải sin của

chi Kiém sát Theo đo, tac giã nêu một số van dé lý luận cơ ban liên quan đếnxác định công sức trong vụ an hôn nhân va gia đỉnh, thực tiễn xét xử của Toa

Trang 12

án các cấp Từ đó, tác giả đưa ra quan điểm va kiến nghị van để xác định công

sức đóng góp cla vo, chồng khi chia tai sản chung cia vợ chẳng,

- Nguyễn Tùng (2020), "Pháp luật về chia tải sẵn chung của vợ chẳng

khi ly hôn ~ Một số bat cập và giải pháp hoàn thiện”, Tap chi Dân chủ và

Pháp luật, (08), tr.9-13, 50 Bai viết để cập đến các yếu t được xét đến khi

phân chia tai sản của vợ chồng khi ly hôn Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra

những bất câp, vướng mắc khi vận dụng các quy định nảy vào thực tiễn từ đóđưa ra các quan điểm, giải pháp giúp tăng cường hiệu quã áp đụng các nguyên.tắc va dé xuất hoàn thiện pháp luật vẻ chia tai sin chung của vợ chồng khi ly

cách toàn diện, hệ thống cơ sở lý luận vả thực tiễn áp dụng các nguyên tắc.

chia tai sản chung cia vợ chẳng khi ly hôn theo Luật HN&GB năm 2014 Do.đó, khóa luận đầm bao tính mới và không trùng lấp với các công trình nghiêncứn đã được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu*_ Mục đích nghiên cứu dé tài

Khóa luân nghiên cửu, lam rõ nội dung các nguyên tắc vẻ chia tải sẵn.

chung của vợ chồng khi ly hôn, chỉ ra những vướng mắc, bat cập, han chế

trong quy định từ thực tiễn ap dụng các quy định, trên cơ sở đó đưa ra các

kiến nghị, gải pháp nhằm bao đảm thực hiện các nguyên tắc nảy có hiểu quảtrong việc chia tai sin chung của vợ chồng khi ly hôn

Nhiệm vụ nghiên cứu đề.

Trang 13

"Nghiên cứu dé tai này, khóa luân xác định có những nhiệm vụ sau đây."Một la, phân tích, nghiên cứu một số van dé lý luận về nguyên tắc chiatải sin chung của vợ chẳng khi ly hôn

Hai la, trình bay nội dung các quy định của pháp luật hôn nhân và gia

đính năm 2014 về nguyên tắc chia tai sẵn chung của vợ chẳng khi ly hôn.Ba là, phân tích một số yêu cầu đất ra cũng như các giãi pháp nhằm bảo

đâm hiệu quả trong việc thực hiện các nguyên tắc chia ti sin chung cia vơchẳng khi ly hôn

4 Đối trong và phạm vi nghiên cứu.* Đối trong nghiên cứu

hóa luận nghiên cứu nổi dung các nguyên tắc chia tải sản chung của vochẳng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014

+ Phạm vi nghiên cứu.

hóa luận tập trung nghiên cứu các nguyên

chung của vợ chồng khi ly hôn Trong giới hạn pham vi của khóa luận, khỏa

chia tải sản chung của vợ chẳng khivề van để chia tai sản.

luận chỉ di séu nghiên cứu các nguyên.

ly hôn theo Luật HN®&GĐ năm 2014, để tải không nghiên cửu van để tài sintiếng của vợ chẳng khi ly hôn.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đổ tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biên chứng cia

chủ nghĩa Mac ~ Lênin, các quan điểm của Đăng, Nhà nước ta về Nha nướcvả pháp luật để giải quyết các van để thuộc phạm vi nghiên cứu của dé tai.

Trong qua trình nghiên cứu, sinh viên đã sử dụng các phương pháp khoa họctruyền thống như.

Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cửu, tim hiểu nguyên tắc

chia tài sin chung của vợ chẳng khi ly hôn qua một số thời kỷ lịch sử ở ViệtNam.

Trang 14

Phuong pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các van dé

liên quan đến chia tải sản chung của vợ chẳng khi ly hôn va Khải quát nhữngnội dung cơ ban cia từng vẫn dé được nghiên cứu trong khóa luận.

Phương pháp so sánh được sử dung để đảnh giá các quy định pháp luật

‘Viet Nam hiện hành so với quy định trước đó va quy định pháp luật một số

nước trên thé giới về van dé chia tai sin chung của vợ chồng khi ly hôn Từ.

đó đánh giá tính hợp lý của quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về vẫn đềchia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn

6 Ý nghĩa khoa học va thực tiễn của khóa luận.

Về mặt khoa học, khóa tuận bd sung, hoan thiên một số van dé ly luậnliên quan đến nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Khóa

Tuân nghiên cứu, phân tích, lâm rổ các quy định của pháp luất Viết Nam hiện

‘hanh và thực tiễn thực hiện để từ đó chỉ ra những điểm bat cập, hạn chế, khó

khăn trong việc thực hiến nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chồng khi ly

hôn, từ đó đưa ra kiến nghị hoán thiện pháp luật vẻ vấn để nay.

Vé mặt thuc fiễn, khóa luận phân tích, chỉ ra những bat cập, hạn chếphat sinh trong quá trình áp dung các nguyên tắc chia tai sản chung của vợ.

chẳng khi ly hôn tại TAND, từ đó đưa ra những kiến nghỉ giải pháp hoànthiên pháp luật và kiến nghị nâng cao hiệu qua thực hiện pháp luật nhằm khắc

phục những hạn ché, vướng mắc trong thực tiễn ap dụng nguyên tắc chia tải

sản chung của vợ chẳng khi ly hôn

1 Kết cấu của khóa luận.

Ngoài phẩn mỡ đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo va các phụTục kèm theo dé tai được kết cầu thanh 3 chương, cu thé:

Chương 1: Một số van đẻ lý luận về nguyên tắc chia tải sản chung của

vợ chẳng khi ly hôn.

Chương 2: Quy định của Luật Hôn nhân và gia đính năm 2014 về

nguyên tắc chia tai sản chung cũa vợ chồng khi ly hôn

Trang 15

Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc chia tai sản chung của vochồng Khi ly hôn vả một số kiến nghị, giải pháp

Trang 16

Chương 1:

MOT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE NGUYEN TAC CHIATÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG KHILY HON

11.KI sản chung của vợ chẳng khi ly hôn và nguyên.

tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

mà chủa tài sin chung của vợ chỗng khi fy hôni niệm chia

lộm tài sin chung của vợ chẳng

‘Thanh ngữ "Của chẳng công vo” là một thành ngữ rất quen thuộc trongcuộc sống và hu hết chúng ta đã từng được nghe qua Câu nói nay thể hiệnsử gắn kết " Như hai ma một" của quan hệ hôn nhân Song hành với quan hệhôn nhân là quan hệ tai sản giữa vợ ching Bên cạnh đó, tai sản của vợ chẳng

fing là một loại tài sin theo pháp luật dân sự, vi vây khi nghiên cứu vẻ van để

tải sin của vợ chẳng phải đặt trong béi cảnh của chế đính tai sẵn nói chungTheo đó, tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy đính “Tài sớn là vat,

tiền, gidy tờ cô giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm bắt động sản và độngsản Bắt đông sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành

rong tương lai“1 Khái niệm và các quy định vẻ tài sản, quyển tải sẵn trong

Bộ Luật Dân sự là nguồn gốc, cơ si để xây dựng khái niêm tai sản của vợchẳng Đặt trong bối cảnh chế định tai sản nói chung, tai sản của vơ chồngđược hiểu là bao gồm vat, tiễn, giấy tờ có giá vả các quyển tai sản thuộc sở

hữu của vợ ching Tai sin của vợ chẳng là nguồn quan trọng phục vụ nhu câuvật chất tinh thn của gia đính Vo chồng cùng nhau chung sống, gánh vac

công việc gia đình, cùng nhau tạo lập khối tải sản chung để dim bão những

nu câu thiết yêu của gia đính, théa mãn các niu cầu vé vat chất khác vả tinhthân của các thánh viên trong gia đính Vợ chẳng chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau,nuôi dưỡng, giáo dục con cái Tai sin của vợ chẳng trỡ thành cơ sỡ vật chất

để ho thực hiên mục tiêu nảy.

Điền 105 Bộ hột Din sự2015

Trang 17

Trước khi kết hôn, tải sản của vơ, chẳng là tải sin riêng cia từng cả

nhân Nhưng kể từ khi xác lập quan hệ hôn nhân thì vẫn dé tải sẵn giữa vo

chẳng mới bi rang buộc: xác đính tai sản chung của vo chẳng, tải sin riêngcủa vợ, chẳng, quyền, nghĩa vu cia vơ, chồng trong việc tao lap, chiém hữu,sử dung, định đoạt khối tải sin chung này Tai sin của vợ chồng gồm có tảisản chung của vợ, chẳng và tai sản riéng của vơ, chẳng

Theo đó, tải sin chung của vợ chồng la tải sản thuộc sở hữu chung vơchẳng, là hinh thức sở hữu chung đặc biết xuất phát từ quan hệ hôn nhân Sự

tại của chế đô tài sin chung vợ chẳng phu thuộc vảo sw tén tai của quan.

hệ hôn nhân và châm đút khi một trong hai vợ chẳng chết hoặc có bản an,quyết đính của Tòa án cho vợ chồng ly hôn Khác với tài sản chung đơn, tải sản chung của vợ chồng có nguồn gốc tao ra từ thời kỳ hôn nhân, có

thể là do vợ, chẳng lao đồng tao ra hoặc từ những hành vi pháp lý diễn ra

trong thời kỳ hôn nhân (thỏa thuân tai sản riêng trở thảnh tải sin chung, thửakế, tăng cho ) Tai sin chung của vợ chồng có chủ sỡ hữu cả vo và chẳng,(đồng sở hữu), quan hé sở hữu ở đây là quan hệ sỡ hữu chung hợp nhất của vovà chéng Với vai trò là người đẳng sở hữu tai sản, cả vo và chồng déu có các

quyển sở hữu tải săn như nhau, có quyển khai thác và sử dụng tài nguyên khai

thác được từ khối tài sin chung đó Vo, chẳng cẩn có sư bản bạc, théa thuậnvẻ việc sử dung, khai thác và định đoạt tai sản nhằm đem đến những lợi ích

tối đa phục vụ cuôc sống của hai vợ chẳng và các thành viên khác trong gia

Từ những phân tích ở trên, tải sản chung của vợ chồng được hiểu là

những loại tai sin bao gồm vat, tiền, giấy từ có giá và các quyén tải sản thuộc

si hữu chung của vợ chủng Tài sin chung của vợ chồng có thé bao gồm cảbat đông sản và đông sản Tải sản chung của vợ chủng là tải sin thuộc hình.thức sỡ hữu chung hợp nhất có thé phân chia Vợ chẳng có quyền vả nghĩa vụ.

ngang nhau đổi với tai sản chung đó

10

Trang 18

lôm chia tài sin chung của vợ chồng.

Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tôn tai lâu đời, bên vững cho đến suốt

cuộc đời con người, vì hôn nhân được sắc lập trên cơ sở tinh yêu thương, gắnbó giữa vợ chống, Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chủng vi những lý do nào

đó dẫn đến giữa vợ chồng co mâu thuẫn sâu sắc, không thể tiếp tục cuộc sống.

chung, lúc này vấn để ly hôn được đất ra để gidi phóng cho vợ chẳng và cácthánh viên khác thoát khỏi méu thuẫn gia đính Ly hôn tuy là mắt tréi của hônnhân nhưng nó cũng là hình thức không thể thiểu được trong quan hệHN&GĐ khí mã tình cảm vợ chẳng để hicuộc sông chung nêu tiép tục chỉ

‘mang tính hình thức và không có ý nghĩa Khi hai vợ chẳng tiền hảnh thi tục

ly hôn tại Téa án, thông thường hai vợ chẳng sẽ đồng thời tiến hành thủ tục

'phân chia tai sản chung (van có thể chia tai sản chung của vợ chồng sau khi ly

hôn), quyển va nghĩa vụ chăm sóc con cái (nếu có) Tài san chung cia vợ

chẳng có thể được phân chia theo thöa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án

(trường hợp hai vợ chẳng không théa thuận được).

Trên thực tế, không phải chủ thé nào nao cũng hiểu hết được các quyđính pháp luật do vậy họ hành xử theo ban năng va thói quen để tư bao vệquyển lợi của chính minh ma không biết việc đó đang ảnh hưởng đền quyềnlợi ích của người khác Khi cả hai bên không thé ty thöa thuận được với nhau

về vẫn để giải quyết tải sin chung va xy ra tranh chấp thi Tòa án sẽ đồng

thời giải quyết trong vụ án ly hôn Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn,Việc chia tải sản chung của vợ chồng thường rat phức tap va gây nhiễu tranhi, bởi thực tiễn việc chia tải sản chung của vo chẳng khi ly hôn gắn lién vớiquan hệ hôn nhân giữa vợ chồng nên nhiễu tinh tiết cả vụ an khỏ lam sáng tỏ‘vi trong khoảng thời gian chung sống hai vợ chdng sẽ tổn tại những việc như

ác lập, théa thuận, định đoạt chia tải sin chung của vợ chẳng la quan hệ kinmà chỉ vợ chẳng ho mới nắm rõ được Tuy nhiền việc chia tải sản chung của

vợ chẳng khi ly hôn la quan hệ phát sinh chỉ tổn tại khi tổn tại yêu cầu zin lyhôn và chỉ được giải quyết khi Tòa án xem xét mâu thuẫn của vợ.

Trang 19

đến mức tram trọng, đời sống chung không thể tiếp tục, mục đích của hôn.

nhân không đạt được va chấp nhân yêu cầu ly hôn cho vợ chẳng Đổi với việcphân chia tải sản chung của vơ chủng khi ly hôn phải tuân theo nguyên tắcđược quy đính tai khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014

"Từ những phân tích trên có thể hải quất đưa ra khải niêm sau: Chia tải

sản chung của vợ chẳng khí ly hôn 1a việc vợ chồng tư thỏa thuận hoặc yêucầu Tòa án giải quyết việc phân chia tai sẵn chung của vợ chủng dựa trênnhững điều kiện nhất định, nhằm bao đảm cho các bên tu chủ trong việc sửdụng, định đoạt tai sản của mình trong khối tai sin chung

1.12 Khái niệm nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chông khi by

"Nếu đối tương điều chỉnh của Luật HN&GB Việt Nam là các quan hệ sã

hội phat sinh trong Tĩnh vực HN&GĐ, cụ thể là các quan hệ vé nhân thân và

quan hệ về tải sản phát sinh giữa vo va chẳng, giữa cha me và các con, giữanhững người thân thích ruột thit khác, thi nguyên tắc chia tải sẵn chung cũavơ chẳng khi ly hôn phải bảo đâm quyển và lợi ích của vợ chẳng, con cái,những người thên thích ruột thịt khác

“Nguyên tắc theo Từ điển Tiếng Việt là điều cơ ban đã được quy định để

dùng lam cơ sở cho các mối quan hé sã hôi” Hiểu một cach khải quát, nguyên.

tắc là những diéu luật cơ bản được con người đặt ra và cẩn phải tuân theo.

trong toàn bộ quá trình con người thực hiện một hoạt động nảo đó

Nguyên tắc trong pháp luất la những tư tưởng mang tính chủ đạo cơ ban,xuyên suốt, định hướng cho toàn bộ hé thống pháp luật Việc quán triệt, hú16 các nguyên tắc cơ bản của pháp luật có ý ngiấa quan trong trong việc thực

hiện pháp luật một cảch đúng tính thin, bản chất má pháp luật điều chỉnh”

Như vay, co thể hiểu khái niêm nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chồng,

khi ly hôn là những từ tưởng, định hướng mang tính chủ dao, zuyên suốt cho

Viên Nginngi tec G010), T đn Ting Vit, N3 từ in Bín hon, 340,

` Naguvén te cơ bản của pháp tt Vt Nga, S pháp Th Thần Ha, webste

ape co taint ev gl em 5900 (mg cập ân cải 1413/2023)

Trang 20

toán bô những quy định vé chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn Việc

có thể đưa ra được những nguyên tắc riêng ngoài những nguyên tắc cơ bản

của pháp luật trong van dé chia tải sản chung của vợ chẳng khi ly hôn là nền

móng để định hướng, chỉ đạo được những quy định trong van dé nay, xác

định được cụ thể những tinh huỗng có thể xảy ra trong những tranh chấp giữavợ chồng khí ly hôn vẻ van dé chia tai sản chung Từ đó, bao về được đây đủ

quyển va lợi ich của vợ chẳng và các bên liên quan, thực hiên được đúng tỉnh

thén, bản chất của pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riếngNguyên tắc chia tai sẵn chung của vợ chẳng khi ly hôn có thể nhắc đến nhữngnguyên tắc tôn trong sự thỏa thuận của vợ chồng, nguyên tắc bảo về quyển,lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niền, con đã thành niền mắt năng lực

hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sin để tự

nuôi mình.

Nguyên tắc chia tài sản của vợ chẳng khi ly hôn mang ý nghĩa sâu sắc và

có vai trò đặc biệt quan trong Những nguyên tắc này là kim chỉ nam cho việc

‘hinh thành nên những điều luật cụ thể Có thé thy rõ tâm quan trọng của việchình thành nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là khinhững nguyên tắc nay chưa được đúc kết, việc chia tài sản chung của vo

chẳng khi ly hôn nhiều khí không đảm bao được những quyển và lợi ích củavợ chồng Ví du như thời phong

đười những tu tưởng trong nam khinh nữ, tài sản của gia định là tải sin của

én, khái niệm tai sản chung 1a chưa có,người chồng, đến cả người vợ cũng là tải sản của người chồng, Hay như giai

đoạn 1945 - 1954: Năm 1950 Nhà nước ta đã ban hanh sắc lệnh số 97/SL và

sắc lênh số 159VSL, theo tinh thân của hai sắc lệnh thi có thể suy luận tải sảnchung của vợ chẳng phải được chia đôi, mỗi bên vợ, chồng được chia một

nửa giá trị tai sin chung, nhưng chưa xem xét đến hoản cảnh của ntên,

tình trang tai sản, đặc biệt la công sức đóng góp của mỗi bên vảo việc tao lập,

duy tr, phát tntải sản này Có thể thấy, trong lĩnh vực pháp luật với moidam bao được hệ thống,

vân dé đêu cn hình thành nén những nguyên tắc

13

Trang 21

pháp luật tuên thủ theo những nguyên tắc cơ bản, đúng bản chất, tinh than ciapháp luật,

'Như vậy, từ những phân tích ở trên có thể định nghĩa nguyên tắc chia tat

sản cung của vợ chéng kit ly lôn là các căn cứ cơ bẩn, tiên quyết mang tietưởng chủ đạo và định hướng đường lỗi cho toàn bộ quá trình phân chia tài

sẵn clumg của vợ chồng khi iy hôn mà Tòa án phd tuân thi

Nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn được quy dink tạikhoản 1 Điều 59 Luật HN&GD năm 2014 Cụ thể, hai nguyên tắc đó la phân.chia tai sản theo théa thuận của các bên vả phân chia tải sin theo quy định cũapháp luật Hai nguyên tắc nay được thực hiên tùy theo sự lựa chon của vợ

chẳng khi ly hôn Theo đó, nguyên tắc được wu tiên là thöa thuân của các bên,

vợ chéng ly hôn có quyển tư théa thuận với nhau về việc phân chia tai sản,trường hop vợ chống không théa thuân được mà có yêu cẩu thi Tòa án phảixem sét, giãi quyết việc áp dung chế độ tai sản của vợ chẳng theo thöa thuậnhay theo luật định

‘Téa án phân chia tai sin khi vo chồng ly hôn nhằm tạo điều kiện cho cácbên tạo lập cuộc sống mới sau khi ly hôn, dm bao công bằng giữa vợ vàchẳng trong việc tao lap, duy tri va phát triển Trong một sé trường hợp khí ly

hôn vo chồng không yêu cu Tòa án giải quyết van dé tải sin của ho, day lá

at định của họ.

Mặc dù lúc

quyển tự định đoạt của chủ sở hữu nên Tòa án tôn trọng qu)

Sau đó vi một số lý do khách quan, hai bên phát sinh tranh

nay quan hệ giữa ho là quan hệ các đổng sở hữu tai sản với nhau, nhưng,

nguồn gốc tai sản chung van từ quan hệ vợ chẳng trước đây, nên Tòa án sécăn cứ vào cơ chế chia tai sản của vợ chẳng khi ly hôn tương ứng với các quy.

định tại Luật HN&GĐ hiện hành để giải quyết

1.2 Vai trò của các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khiIyhôn

‘Thue tiễn cho thay van dé chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn lamột trong những nội dung quan trong, Va khí chia tai sản chung của vợ chéng

14

Trang 22

khi ly hôn, Tòa án sẽ dua trên những nguyên tắc nhất định, trước hết phải tôntrong sư tự nguyên théa thuận của các bên sau đó mới xem xét các căn cứkhác Theo đó, nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn đượcxác định là kim chỉ nam cho các hoạt đông, các quy định trong phạm vi quyđịnh phân chia tai sản chung của vợ chồng khi ly hôn, là căn cứ pháp lý tiên

quyết trong việc thực hiện pháp luật Các nguyên tắc này có vai trò đặc biệt

quan trong trong việc chia tải sản chung của vợ chồng khi ly hồn như sau“Một la, căn cứ pháp lý để chia tai sản chung của vợ chồng khi ly hônNguyên tắc chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn mang ý ngiấa sâu sắc

và khẳng định sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam Néu như các

nguyên tắc chưa được xây dựng hoàn chỉnh va tổn tại nhiều bất cập thi sé

không thể bão vệ được quyên lợi của người dân nói chung cũng như vợ,chẳng trong quan hệ HN&GP nói riêng, Điều nay được thể hiện rõ trong thời

‘ki Phong kiến khi mã hệ thông pháp luật cin lõng 1éo mang đậm tính trong

nam khinh nữ, trong quan hệ HN&GÐ quyển lợi của người phụ nữ không

được bao vệ Ngày nay, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như các nguyên

tắc chia tai sin chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng đã va đang lam tốt

được viện trong bản án của Tòa án, cụ thể lá phân lập luận, nhân định củaHồi đẳng xét xử và phẩn Quyết đính của bản án Ngoài ra, việc quy định các

ông khi ly hôn.

giúp cho cả nhân vo, chồng trong quan hệ gia dinh nói riêng cũng như người

é từ đó tránh được những xô xat, tranh.nguyên tắc chia tải sản chung của vo õ rang, dé hiểu condan nói chung nang cao tâm hiểu bi

chấp không đảng có xy raHai là, công cụ pháp lý

thể trong quan hệ HN&GD Không chi bảo vệ quyển, lợi ích của vợ, chẳngkhi ly hôn, nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chồng khi ly hôn con bảo về

tảo vệ quyền và lợi ich hop pháp của các chủ

quyển va lợi ích cia bên thứ ba Trong qua trình chia tai sin chung cia vợchồng khi ly hôn, Tòa án còn phải xem xét ca phan công nợ, nghia vụ của vợ

15

Trang 23

chẳng đối với bên thứ ba Trường hợp nếu bên thứ ba có yêu cầu, Téa án cầnphải xác định phạm vi tài sản chung sau đó tiễn hành xác định nghĩa vụ củavo chẳng với bên thứ ba, Tòa án chỉ tiến hành chia tải sản chung cia vochẳng khi phân tai sản chung lớn hon phan nghĩa vu đổi với bên thứ ba

Ba là, thực hiện nguyên tắc phân chia tai sin chung cia vợ chồng Khi lyôn đúng pháp luất, khách quan, kịp thời còn góp phân bão đảm an ninh, trậttự xã hội, gin giữ, bao vê giá trí đạo đức truyền thống của người Việt Nam

"Thực tiến khi xét xử các vụ án vẻ ly hôn, trong phiên toa của Téa án côn xuấthiện những cặp vợ chồng tranh cãi, thêm chỉ xuất hiện những biểu hiện của vũlực, bạo lực khi các bên bat đông quan điểm.

Bon là, nâng cao được chất lượng xét xử, bảo dam việc giải quyết vụ án.

được đúng pháp luật Các nguyên tắc mang tính định hướng, tao cơ sở pháp lý

quan trọng giúp cơ quan tiền hanh tổ tụng đặc biệt là TAND giải quyết vụ.

việc HNG được chính xc và khách quan.

Năm la, nâng cao tâm hiểu biết của người dân nói chung cũng như của

vợ, chẳng trong quan hệ HN&.GD nói riêng Bởi trên thực tế nhiễu khi TA đã

giải quyết thỏa dang, chia tai sản chung cho vợ chẳng khi ly hén đúng nguyên

chủ quan của đương sư

khiêu kiên va cho rằng Tòa an phân chia chưa thỏa đáng

nhưng đương sự

cho ho Một điểnlà không chỉ các đương sự mã ai trong chúng ta

cũng muốn hưởng tron ven các quyên lợi ích cia ban thân va có suy nghĩ chủ

13 Các ố ảnh hưởng đến quy định của pháp luật về nguyên ti

chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Thit nhất, sự thông nhất giữa chủ trương, đường lối, chính sách với pháp.

Cac chủ trương, chính sách, đường

pháp quốc gia, vé tổ chức hé thống các cơ quan tư pháp, chi đao, định hướng,của Đảng về xây dựng nên tư

công tac nghiệp vụ bão vệ pháp luật, bảo vé quyển va lợi ích hợp pháp cửa

16

Trang 24

Nhà nước, tổ chức và công dan được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội, Chỉthi, Nghỉ quyết cia Bé Chính trì và Ban chấp hành Trung ương, Xuyén suốtquá trin xây dựng và phát triển Nh nước pháp quyền XHCN của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Bang Công sin, Đổi với côngtác Tư pháp, Bộ Chính trì đã ban hành Nghỉ quyết số 08-NQ/TW ngày

02/01/2002 về Một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thot gian16t và Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược cải cách teephép đến năm 2020 đã nêu: "Hoàn thiện chính sách pháp luật"hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tổ tung ty phap, ” Đây là bước phát triển.

đầu tiên va căn bản trong công cuộc cãi cách tư pháp Không chỉ Luật HNGĐ.

nói riêng mã hệ thống pháp luật Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện Kế

thửa các quy định của Luật HN&GB năm 2000 kết hợp với chủ trương củaĐăng và Nhà nước qua các nghị quyết, các nha làm luật đã xây dưng LuậtHN&GĐ năm 2014 đúng với tiêu chi mà Nba nước để ra Trềi qua 15 năm.thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, nén từ pháp Việt Nam nói chung và

các quy định của pháp luật HN&GĐ noi riêng đã có nhiều khởi sắc.

Cu thé, nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn đã cập

nhật và có nhiễu bước tiến mới, bảo vệ sự quyển và lợi ích của các cá nhân

người dân hơn Tư tưởng cỗ hũ trong nam khinh nữ để cao lợi ích của người

dan ông đã không còn, pháp luật ngày cảng bảo về những người yếu thé trong

xã hội, trong đó không thể không ké đến quyển va lợi ích của người vợ đãđược pháp luật có gắng bảo vệ Điều này được thể hiện rổ nét qua các nguyên.tắc chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn trong từng giai đoạn thay đổi

Luật HN&GĐ của các năm 1986, năm 2000, năm 2014

Thit hai, sự thông nhất va đồng bộ của hệ thông pháp luật giữa pháp luậtvả cơ chế thực thí.

Sự thiểu thông nhất vả phát triển này đã được nhắc tới trong Văn kiện.

Đại hội Đăng lẫn thứ XII, tai Văn kiên đã chỉ rõ: “Ci cách tử pháp chưa đáp

ứng đây đủ yêu cầu phát triển đất nước” Nhìn chung các QPPL về nguyên tắc

17

Trang 25

chia tải săn chung của vợ chong khi ly hôn đã phủ hợp với thực tiễn hiện nay,

tạo ra hãnh lang cơ sỡ pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp chia tài sin

chung của vợ chẳng khi ly hôn Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tén tại những han

chế ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc pháp luật HN&GB về chia tàisản chung của vợ chéng khi ly hôn, còn nhiễu quy đính mang tính chất chung

chung, thiểu cụ thể va có một số quy phạm còn lạc hậu chưa bám sát được với

những phát sinh mới trong thực té hiện nay đặc biệt ả trong thời ky hiện đại

ngây cảng phát triển.

Thit ba, về điều Mện kinh tế - xã hội

Hiện nay, Việt Nam đang là một quốc gia phát triển khi đứng trướcnhững thách thức khủng hoang kinh tế toàn cầu Nhờ những cãi cách kinh tế

từ năm 1986 kết hợp với xu hướng toàn cấu thuận lợi đã nhanh chóng giúp

'Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo n

thánh quốc gia thu nhập trung bình thấp chi trong ving một thể hệ Cu thể, từnăm 2002 dén năm 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gin 3.700 USD Tỉ

16 nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngay, theo PPP năm 2017) giém từ hơn 14%

at trên thể giới trở

năm 2010 xuỗng còn 3,8% năm 2020 Đứng trước sự khủng hoảng kinh tế

toản cau sau đại dich Covid — 19, tinh đến quý 11/2023, tổng sản phẩm trong

nước (GDP) trớc tính tăng 5,53% so với cùng kỷ năm trước, mặc dit chỉ caohơn tốc đô tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-

2023! nhưng với au hướng tích cực (quý I ting 3,28%, quý I ting 4,05%, quý

THỊ ting 5,33%).

Bên cạnh đó, Tổng thu ngân sách Nha nước thang 9/2023 ước đạt 89,6nghin tỷ đồng Lily kế tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2023 ước

đạt 1.223,8 nghìn ty ding, bing 75,5% dự toán năm và giảm 8,3% so với

cũng kỳ năm trước, Tổng chi ngân sách Nha nước tháng 9/2023 ước đạt 156,1nghìn tỷ đồng, lũy kế 9 tháng năm 2023 ước đạt 1.2394 nghin tỷ đồng, bing

“ốc độ inglgäm GDP Iso với cũng kỷ năm tước các năm 2011-2023 ln học lề 6 27%, 55%,

571%; 6/0, 110%, 691%, 724M, TM, 152%, 3; 693%, 131%, 523%,

18

Trang 26

59,7% dự toân năm va tăng 14,1% so với cùng ky năm trước" Tăng trưởng,

kinh tế của Việt Nam đự kiến sẽ phục hổi lín mite 6,5% văo năm 2024 do lạm.24 trở đi Điều nay sẽ được hỗ trợ

phat trong nước có thể giêm dđn từ năm 2{

thím bởi sự phục hĩi nhanh chóng của câc thi trường xuất khẩu chính (Mi

Khu vực Đảng tiễn chung Chđu Đu va Trung Quốc) Š Từ câc số liín vă phđn

ig chắc, nín kinh tế Việt Nam đê thểtích ở trín, có thể nói nhờ có nín tăng vũ

hiện sức chĩng chiu đâng kĩ trong những giai đoạn khủng hoông vă đang trín

đê phục hồi vă phât triển trở lại

Kinh tế phât triển cũng đồng ngiĩa với việc người dđn được học hỏi

cũng như tiếp thu những kiến thức văn minh hơn nhưng cũng đồng nghĩa với

việc chia tăi sản chung của vợ chống khi ly hôn ngăy một phức tap vă khókhăn hơn Bởi bín cạnh định hướng đường lỗi của Bang va Nha nước, người

dđn ngăy cảng phât triển va có rat nhiíu những doanh nhđn gidi sở hữu tai sẵn.lín đến hang nghìn tỷ đồng, lúc nay đặt trong bồi cảnh hai vợ chẳng ly hôn sẽ1ô một băi toân khó đổi với câc Thẩm phân, Hội đồng xĩt xử Một vi du tiíuthiểu do lả vụ ân ly hôn của ông Đặng Lí Nguyín Vũ vă ba Lí Hoang Diệp.

"Thảo Vu ân ly hôn năy đê kĩo dai đến 7 năm bắt đầu từ năm 2015 đến thâng

4 năm 2022 mới kết thúc Đđy lă một vụ ân ly hôn mê câc đương sự có rấtnhiễu tải sản va trong quâ trình giải quyết đê có những ý kiến trâi chiều cho

sang việc chia tải sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong vu ân năy đê có

nhiễu sai phạm Co thể nói, điểu kiện kinh tế cũng la một yíu to quan trọng

chia tải sẵn chungảnh hưởng đến câc quy định của phâp luật vĩ nguyín

của vo chồng khi ly hôn khi mê yíu:kỳ hôn nhđn rất khó dong

tải sản chung của vợ chẳng khi ly hôn Trong bĩi cảnh kinh tế đang trín đẵng sức của vợ chẳng bĩ ra trong thời

để có thể vận dụng hiệu quả nguyín tắc chia

Dio câo trù hò khi hội gý TƯ vì 9 thingnim 2023 2023), Tổng cụ thing bi vất được

đăng tị: ồn webster aso gov al lon vi so Jeo hene1e/D033090xo-cke telk-34okcSy- S9 Đơng tạm 2033/ (nay cập la cải ngy 1403/2013)

“lag gunvề Vt Nim G030,1gậnhing tố ghi Vi Nam biết đợc dng ttn bee

ps arn eimai ty dập đn củng 1420013)

19

Trang 27

phát triển như hiện nay, sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ngày

một rổ rang, thi đây cũng lả một thách thức đổi với các nhà làm luật để làm

sao có thé bao vệ được quyên va lợi ích chính đáng cia người dân cũng nhưcủa người vơ, người chẳng khi ly hôn.

Song hành cùng với sự phát triển của kinh tế là sự phát sinh các quan hệ

xã hôi di cing Theo đó, khi kinh tế ngày một phát triển, cũng đồng ngiĩa sựnghiệp của vợ hay chẳng trong một gia đính cũng di lên Một điều tat yêu của

thực tế là việc cân đối giữa thời gian lam việc và thời gian dành cho gia đìnhkhả khó khi sự nghiệp chúng ta đang trên đà phát triển hay chỉ đơn giền là vì

com áo, gao tiên cho gia đính Những ngày tăng ca hay nhiễu buổi công tác sédấn dén tỉnh cảm vợ chẳng di xuống hoặc sẽ xa cách nếu cả hai vợ chẳngkhông thấu hiểu lẫn nhau Thực tiễn khi giải quyết ly hôn tại Tòa án tinh, các

vụ án ly hôn có yêu tổ nước ngoài lý do ly hôn chủ yêu 1a do sự za cach về

mặt địa lý giữa hai vợ chẳng vả cả hai không thể cảm thông va thấu hiểu đượcnhau dẫn tới cảng ngày cảng xa cách.

Thit ft, về văn hóa - phong tue tập quan.

Việt Nam là một đất nước có nên văn hóa đa dạng vả phong phú Đất

nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em chung sống nên các phong tục tập quán

của Việt Nam cũng vì thé mà rất đa dang Một số phong tục mang đậm nétvăn hóa của dân tộc đã được thé giới công nhận va vinh danh Ví dụ như LỄHội Giỏng lang Phủ Đồng đã được UNESCO công nhân là di sin văn hóa phivật thé của Việt Nam nói chung vả toàn nhân loại nói riêng vảo ngày

16/11/2010 Hay phong tục thờ cing Hùng Vương được UNESCO ghỉ danh.

vao Danh sách Di sản Văn hóa Phi vat thé của Việt Nam đại điên nhân loại.

Danh hiệu này lả mốt sự công nhân vô củng quan trong, đánh dâu tâm quan

trọng của việc thờ cúng vua Hùng trong việc bảo tin và phát triển văn hỏa,truyền thống tôn giáo của người Việt, thể hiện sức manh đoàn kết và lòng tự

bảo dân tộc

Trang 28

La một đất nước có đa dạng các nên văn hóa va phong tục tập quán, Việt

Nam luôn tôn trong va duy tri các nét đẹp của phong tục thời xưa cha ông để

lại Nên việc xây đựng các nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chẳng khí ly"hôn nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung phải luôn giữ gìn cácnét đẹp truyền thông của người Việt Nam, bởi trong chữ lý luôn có chữ tình.Đặt trong những béi cảnh, trường hợp cu thể như trên vũng cao chủ yêu làđẳng bảo dân tộc thiểu số thi việc ap dung các nguyên tắc chia tai sn chung

của vo chẳng khí ly hôn còn gây nhiều tranh cãi vì các đương sự còn hạn chế

vẻ mất dân trí và sự hiểu biết vé pháp luật còn yêu kém.

1⁄4 Sơ hược lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc chia tàisản chung của vợ chông khi ly hon

14.1 Thời lỳ phong kiếm

Pháp luật đưới các triều đại phong kiến Việt Nam hiu như thiển vắng

các quy định về quan hệ tai sin giữa các thành viên trong gia đỉnh, giữa vợ và

chồng Ở thời kỷ nay, quan hệ gia đình mang năng tính chất gia trưởng, quyền.

uy, phục tùng trong đỏ người vợ phục thuộc tuyết đối vào người chồng, Chế

đô sỡ hữu chung của vợ chồng cũng được xác lập nhưng vẫn còn hạn chếTrong đó, Bô Quốc triéu hình luật (Bộ luật Hồng Đức) dưới triểu Lê chỉ dựliệu một số trường hợp chia tài sin của vợ chẳng khi một bên vo, chồng chếttrước còn Bộ Hoang Việt luật lệ (Luật Gia Long) dưới tnéu Nguyễn không có.quy định nao vẻ chia tai sản chung của vợ chẳng nói chung hay chia tài sẵn.của vợ chẳng khi ly hôn nói riêng Có thé nói, pháp luật phong kiển chủ yếu

1a: bao về quyển gia trưởng trong gia đính, quyển gia trưởng vẻ ông ba, cha

me, người gia trưởng có quyền quyết định vẻ các van dé nhân thân va tải sincủa các thân thuộc sống chung trong gia đính, Duy tri quan hệ bất bình đẳng

giữa vo va chẳng, Người chẳng lả người gia trưởng, người vợ luôn phụ thuộc

vảo chẳng Tai sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu vả quyển quan lýcủa người chong Người vợ muốn lam nghề gi phải được chồng cho phép,

Giải quyết ly hôn trên cơ sở I cia vo, chẳng và quy định căn cứ ly hônriêng

Trang 29

đôi với ly hôn do một bên yêu cầu thuận tình ly hôn Trong Bộ luật Héng Đứcvà Luật Gia Long quy định khi người vợ phạm vào “thất xuất” thì đỏ là cớ ma

chẳng được ly di, trừ trường hop thuộc “tam bat khứ'”

"Trong suốt thời icy hôn nhân, tất cả của cải vợ chẳng tao thành khối công,đông Người chẳng là chủ gia đính, đai diện cho quyền lợi gia đình, cũng làchủ sỡcác tai sin trong gia đính có quyên định đoạt tải sản Như vậy, chếđô tai sản của vợ chẳng trong thời kỳ phong kiến là chế độ cộng đồng toàn

sản Tức là toàn bô tài sản ma vợ, chẳng có được tử trước khi kết hôn hoặc

vợ, chồng tao dựng trong thời kỳ hôn nhân déu thuộc khối tai săn chung ciavợ chẳng, Tắt cả tai sẵn nay chiu sự quản lý của người chẳng, tải sản chung

của vợ chẳng chi được chia khi một bên vợ, chẳng chết trước ma giữa hokhông có con Tuy nhiên, do không có quy đính cụ thể vé việc chia tải sản khí

ly hôn mả tải sẵn trong gia đỉnh thuộc quyển sở hữu của người chẳng, như thékhi ly hôn người vợ thường gặp bat lợi khi phân chia tải sin giữa vợ ching

Ngoái ra, khi ly hôn, tải sin riếng của ai thi vin thuộc quyền sỡ hữu ciangười đó và họ có quyền mang theo Trữ trường hợp ly hôn do lỗi của người

vợ hoặc khi người vợ có hành vi đánh chẳng, chồng thưa kiện lại muồn ly hôn

thì vo mat quyền về tải sản (Bộ Lut Gia Long) hay điển sản của vợ dé lại cho

14.2 Thời kj Pháp thuộc

"hi hoàn tắt tiến trình sâm lược, để đảm bảo và duy trì nến móng cai trịnước ta, thực dân Pháp đã chia nước ta ra làm ba miễn với ba chế độ để chođể bể cai tri Mỗi miễn sẽ ap dụng các Bộ Luật Dân sự riêng, trong đó quy

định diéu chỉnh các quan hệ vẻ HN&GD như sau: tại Bắc kỹ, áp dung các quyđịnh trong Bộ Dân luật năm 1931 ~ Dân luật Bắc kỳ, tại Trung ky áp dụngcác quy đính trong Bộ Dân luật năm 1936 ~ Dân luật Trung kỹ, tại Nam kỳ,

áp dụng các quy định trong B 6 Dân luật Gian yếu năm 1883,

"Nguyễn Văn Ci, C020), Cứncế ly hn rơng nhấp tật Vit Nam", Tp chi Nein cứu ập pháp, (1),

aes

Trang 30

Pháp luật thời kỳ nay vẫn duy trì hai trường hop chia tai sản chung củavợ chồng như cỗ luật là chia tải sản chung của vợ chẳng khi một bên chếttrước hoặc khi ly hôn Tuy nhiên, Bộ Dân luật Giãn yêu Nam kỳ không quy.định vẻ hôn sin, di sản và tư sản Chế đô hôn sản Nam kỳ được áp dụng theoán lê dựa trên các nguyên tắc: người vợ không có của riêng theo quy định ciaDân luật Giãn yêu Nam kỳ, người chồng là chủ sở hữu toàn bộ gia sản Do tải

sản trong gia đính được coi là thuộc quyền sở hữu duy nhất của chồng nên

trong trường hợp ly hôn, toàn bộ tải sản của gia đính phải để lại cho ngườichẳng, người vợ chỉ có quyền lầy đi những tài sản được coi 1a của riêng ngườivợ theo án lệ (đổ từ trang của vợ, tài sản người vợ được gia đính vợ tăngcho Như vay, theo Dân luật Gian yếu Nam kỷ van dé chia tài sin khôngđược đặt ra trong bất kỹ trường hợp nao

"rong thời kỷ Pháp thuộc, các nguyên tắc giải quyết tải sin của vợ chẳngđều thể hiện sự bat bình đẳng giữa vợ va chồng, sự bat công đối với người vo,bảo vé quyển của người chồng Sư gia trưởng của người din ông được thể

hiện rổ nét trong thời kỳ này Người chẳng có quyển định đoạt tải sẵn chung109 Dân Luật Bắc ky va đoạn 2 Dân.inh đoạt tai sản chung mà không cần

phải vợ bằng lòng cũng được, miễn lá dùng vào việc có lợi ich cho gia đình,của vợ chồng Theo đó, tại đoạn 2 Did

luật Trung ky thì người chẳng có thể

chi ngoại trừ bat động sản là tai sẵn riêng của người vợ.

"Ngoài ra, nguyên tắc chia tài sin chung của vợ chồng khí ly hôn trong

thời ky Pháp thuộc theo Dân luật Bắc ky va Dân luật Trung ky được chia theo2 trường hop là trường hop giữa hai vợ chồng có con chung và trưởng hợp.giữa hai vợ chẳng không có con chung Các trường hợp nay được chia ra dựa

trên việc ap dung quan niệm khối cộng đồng tải sản - tai sản được gâycho con Khi ly hôn nếu hai vợ chẳng có lập hôn khể thi chia theo.

các điều khoản trong hôn khé ma hai vơ chẳng đã thöa thuận, nếu không có

kỹ và Điều 110 Dân luật

ôn khế thi sẽ áp dụng theo Điển 112 Dân luật

Trung kỷ, theo đó:

Trang 31

Trường hop giữa hai vo chồng không có con chung, người vơ được lẫylại kã phân tai sản cia minh “bang hiện vật hiển còn" Nếu tai sản riêng của

người vơ đã bị bán di để chi cho gia đình hay cho riêng người chồng thi người

vợ không có quyển đòi lại Hơn ni

được tu sửa, quản lí bang tai săn chung của vợ chồng thi phân tài sin chung

đó phải được tính vảo khối tai sản cộng đông để chia Sau khi đã trả lại cho

vợ, chẳng kỉ phan của vợ chồng, phin tai sin chung của vợ chồng được chiađôi cho vợ chẳng mỗi người một nữa

néu tai sin riêng của vợ hay chẳng đã

Trường hợp hai vợ chồng có con chung, người vợ không được thu hồitoán bộ của riêng của minh, tức là những của cải đã đem vẻ nhà chồng khicưới và tài sản đã được tạo ra trong thời kỹ hôn nhân thì những tai sản ấy sẽthuộc tải sẵn chung của vợ ching do người chẳng quản li, vi của cải của vợ

chồng là để đành cho con Dân luật Bắc ky vả Dân luật Trung ky đã ấn định.

ing nếu vợ, chẳng ly hôn mà có con với nhau thi sẽ không thanh toán tai sẵn.chung Theo Điểu 112 Dân luật Bắc kì đã dự liêu rằng néu có con thì sau khí

ly hôn người vợ được hưởng một phân của chung, phan dy nhiều hay ít sẽ doToa ăn quyết định tuỳ theo công sức của người vợ Còn theo Biéu 110 Dan

luật Trung Id thì dự liệu kĩ phan của người vợ sẽ là 1/3 số của chung, với ngụring 1/3 chia cho chẳng và 1/3 chia cho con Trường hợp vợ chẳng li hôn

do lỗi của người vợ (phạm gian) thi phan trả cho người vo sẽ bị giảm đi mộtnữa (1/2) (Điều 112 Dân luật Bắc kỳ) và một phẩn tư (1/4) (Điều 112 Dân

uất Trung kỳ)Ê

"Như vây, chế độ tải sin của vợ chồng đưới thời Pháp thuộc đã được dựtrừ Tập Dân luật Giản yếu Nam kỳ đã không quy định vẻ chế

\g) Lan đầu tiên pháp luật Việt Nam đã ghí nhận chế độtải sin cla vợ chồng theo théa thuân (hôn ước) dựa trên Bộ luật Dên sự Phápg theo luật định, nha làm luật sẽ dựađộ tài sin của vợ

1840 Đối với loại chế độ tai sản vợ c

ˆ Gio wih Lait Hônghàn ví ga nh Vit Mam, xing Dail Lait BÀ Nột + 175

1

Trang 32

trên quan niệm khối công đẳng toản sản Đây la một nguyên tắc bat bình ding

giữa vo chồng khi áp dụng cho loại chế d6 tai sin theo luật định.

14.3 Thời kj san Cách mang Thing Tám năm 1945 đến nay

Giai đoạn 1945 ~ 1954: Năm 1950, Nha nước ta đã ban hành sắc lệnh số97/SL và sắc lênh số 159/SL Theo tinh thin của hai sắc lệnh thi có thể suy.Tuân tải sin chung của vợ chẳng phải được chia đôi, mỗi bên vơ, chẳng được.

chia một nữa giá tri tai sin đồng sỡ

Giai doan 1954 ~ 1975: Ở miễn Nam, Luật Gia đính năm 1959 không,quy đính vẻ hai trường hợp chia tai sản chung khi ly hôn vả khi vo, chẳng,chết trước Sắc luật 15/64 chỉ dự liêu chia tải sản chung khi vợ chẳng ly thân

hoặc ly hôn Bộ Dân luật năm 1972 dự liêu cả ba trưởng hợp chia tai sin

chung đó lả khi vo, chồng chết, khi ve, chẳng ly thân va ly hôn Ngoài ra,trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng cũng có thé làm đơn yêu câu Tòa án tuyênphân biết sản trong một số trưởng hợp được luật quy định O miễn Bắc, Luật

HN&GD năm 1959 quy định một chế dé tai sản duy nhất lả chế đồ tải sảnchung Khi một bên vợ, chẳng chết hoặc cả hai ly hôn, tài sản chung sẽ được

chia “Căn cứ vào sw đồng góp về công sức của mỗi bên, vào tinh hình tài sản

và tình trang cụ thé của gia đồnh "®

Giai đoạn 1975 - 2015: Bên cạnh 2 trường hợp chia tai sẵn chung được.quy định tại Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GD năm 1986 đã quy địnhthêm trường hop chia tải sản chung của vợ chẳng trong thời kỳ hôn nhân.Theo đó, chia tải sản chung khi hôn nhân còn tổn tai được chia như ly hôn:

"tài sẵn chung của vợ chẳng chia đôi, nhưng có xem xết một cách hợp If đếnTình hình ta sản, tình trang cụ thé của gia đình và công sức đóng góp mỗibên “79 Trường hop vợ, chồng chết, tai sản chung của vợ chẳng có t

cha (

đóng gop của các bền.

cần) theo nguyên tắc chia đôi mà không cẩn căn cứ vào công sức

"pila 39 Lait HỘNEGĐ năm 1959‘Bun 42 Lait HNGGD nấm 1096

Trang 33

Ké thừa Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có nhiều

sửa đổi, bd sung để hoàn thiện các quy định về chia tai sản chưng của vợ

chẳng, quy định rõ nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chồng trước hết dựa

trên sự thôa thuận của các bên Nếu vợ chồng không tự thöa thuận được việc

phân chia tai sin, thi sẽ áp dụng nguyên tắc theo luật định Luật HN&GB năm.

2000 đã quy định cu thể nguyên tắc chia tải sản chung của vợ chồng khi lyhôn từ Điều 95 ~ Biéu 99 Luật HN&GĐ năm 2000 Trong đỏ, Luật HN&GĐnăm 2000 đã có những quy định hợp lý hơn vẻ căn cử xc lập tải sẵn chung

của vơ chồng, theo đó, đưa ra căn cử ác lập tải sản chung dựa vào thời kỳhôn nhân và nguyên tắc suy đoán “néu không chứng minh được tải sin riêng

thì là tai sản chung” '! Nguyên tắc suy đoán có tính chất định hướng trongviệc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chẳng về nguồn gốc tai sản, gop phanbdo vệ quyên lợi của người vơ, người chẳng hay người yếu thé trong gia đình,

những người sông phụ thuộc không có thu nhập hoặc những người chỉ làm

công việc gia đỉnh, việc như đứng tên trên giấy tờ sở hữu, giao dịch mua bên,xác lập quyền sở hữu đều do chẳng hoặc vợ của họ làm nên khi ly hôn ho

không chứng minh được quyển sở hữu tài sản chung Bên cạnh đó, Luật

HN&GĐ năm 2000 không có quy định vẻ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sinriêng Theo quy định tại Mục 3 Nghỉ quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phan Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp

dung một số quy định của Luật HN&GB năm 2000 (Nghi quyết 02/2000/NQ,- HĐTP) thi tai sản có được từ nguồn tai sản riêng cũng la tai sản riếng Dođó, hoa lợi, lợi tức từ tải sản riêng trong thời kỷ thi hành Luật HN&GĐ năm.2000 không là tai sẵn chung,

Giai đoạn từ năm 2015 đắn nay: Luật HN&GÐ năm 2014 có hiệu lực từngây 1/1/2015 đã có những điểm mới nỗi bật so với Luật HN&GD năm 2000,đặc biệt là về phin nguyên tắc chia tải sin của vợ chồng khi ly hôn So với

luật cũ, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bỗ sung thêm mét nguyên tắc rất quan.

`! Đền Luật ENSGĐ săm 2000

Trang 34

trong trong việc phân chia tai sản của vợ chẳng khi ly hôn là tính đến việc xét

lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền va nghĩa vụ của vợ chồng Theo quy

định cia Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VESNDTC-BTP

“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, ngiữa vụ vợ chéng” ở đây được hiểu

1à lỗi của vợ hoặc chẳng vi phạm quyển, nghĩa vụ vé nhân thân, tai sẵn của vợ

chồng dẫn đến ly hôn Vi đụ: Trường hợp người chồng có hành vi bao lực gia

đính, không chung thủy hoặc pha tán tải sản thi khí giãi quyết ly hôn Tòa an

phải xem xét yêu tổ lỗi của người chồng khi chia tải sản chung của vợ chồng

để dam bao quyển, lợi ích hop pháp của vợ và con chưa thành niền `3

"Như vay trong mỗi thời kỷ lịch sử, viếc quy định về chia tai sản chung

của vợ chồng có khác nhau Hệ thống pháp luật HN&GB Việt Nam đangngày càng hoàn thiên, gép phan điểu chỉnh các quan hệ HN&GÐ ngày một tốt

hơn Đồng thời, thúc đẩy xã hội ngày một tiến lên, xây dung đất nước ngày

cảng vững mạnh.

‘Ha 2020),"NNghện tắc cha ti sin dụng cũ vợ chẳng heo cọ din kh”, Bm bền tập Số

“Tháp bàiốết được đứng tài gân webste: es Jp Ings, th uf-chới sa sơ doica cong the quy-đhịc hờn ue (uy ap Ha chờ 1013/2073)

Trang 35

KET LUẬN CHƯƠNG L

Chương 1 là những van để lý luân vẻ nguyên tắc chia tải sản chung củavợ chẳng khi ly hôn Theo đó, nguyên tắc chia tai sin chung của vợ chồng khi

ly hôn la những luận điểm gốc, mang từ tưởng chủ dao và các định hướng

đường lỗi cho toàn bô qua trình phân chia tài sẵn chung của vợ chẳng khi lyhôn Các nguyên tắc nay đóng vai tro quan trong trong việc phân chia tài sincủa vợ chẳng khi ly hôn và la căn cứ pháp lý tiên quyết trong việc thực hiện

pháp luật Không chỉ thé, còn là công cụ pháp ly để bảo vệ quyền va lợi ích

hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân va gia đình, bên cạnh đócòn bao vệ quyển va loi ích hợp pháp của bên thứ ba Chay theo dòng thời

gian lich sử phát triển nguyên tắc chia tai sản của vo chẳng khí ly hôn, chúngta không thể phủ nhân rằng những thành tựu to lớn của ngành tư pháp nói

chung và Luật HN&GĐ nói riêng dem lại, Bộ Luật HN&GĐ cũng đã có

những phát triển vả những điểm mới trong quy định nhưng ở khía cạnh khácnó vấn tổn tại những bat cập không thể điều chỉnh được hết các quan hệ sã

hội phát sinh trong cuộc sống, đặc biệt lé trong thời kỹ hiên đại như ngày nay.Đây là những vấn dé lý luận cơ bản em đã trinh bay trong khóa luận, lả

cơ sở quan trong để giới hạn pham wi cũng như triển khai các nội dung tại

chương 2 của khóa luận.

Trang 36

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CUA LUẬT HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014VE NGUYÊN TAC CHIA TÀI SAN CHUNG

CUA VO CHONG KHILY HON

Nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chẳng khi ly hôn được quy định tạiĐiều 57 Luật HN&GĐ năm 2014 va Điền 7 Thông tư liên tịch số01/2016/TTLT-TANDTC-VESNDTC-BTP ngiy 06/01/2016 cia Tòa án

nhân dan tdi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi

hành một số quy định cia Luật Hôn nhân vả gia đính năm 2014 (sau đây gọilà Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VESNDTC-BTP) “Vo

ching kit iy hôn cô quyền tư thỏa thuận với nhan về toàn bộ các vấn đà,trong dé có cả việc phân chia tài sản Trường hop vo chẳng Rhông thỏa thuêmđược mà có yêu cầu thi Tòa dn phải xem xét quyết định việc áp dung chế a6

tài sẵn của vợ chỗng theo thôa thud hay theo luật dink Theo đó, nguyên.

tắc chia tải sản chung của vợ chẳng khi ly hôn được chia theo các nguyên tắcsau

2.1 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trongtrường hợp chế độ tài sản vợ chẳng theo thỏa thuận.

Theo quy đính tại Điều 95 Luật HN&GÐ năm 2000, khi ly hôn tải sảnchung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi và cũng không có chế độ tảisản vợ chồng theo théa thuận Tuy nhiên tại Luật HN&GĐ năm 2014 đã thừa

nhận thêm một chế đồ mới so với Luật HN&GB năm 2000 lá chế độ tài sảntheo thỏa thuận Trong đó, thöa thuận có thé được hiểu la sự nhất trí, đồng ýchung của các bén vé một van dé, sự kiện nao đó sau khi thảo luận, cân nhắc,từ đó xác lập các quyền vả nghĩa vu của các bên để đạt được lợi ich Ché độ.

tải sin théa thuận (hay còn gọi la chế độ tai sin ước đính), lá tập hợp các quy

tắc do chỉnh vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống dựa trên cơ sỡ có sự.cho phép của pháp luật dé thay thé cho chế độ tai sản luật định nhằm điềuchỉnh quan hệ tải sản của vợ chồng Chế độ tai sản của vợ chẳng theo thỏa

Trang 37

thuận là một điểm mới tiền bô được quy định tại Điều 48 Luật HN&GĐ năm

2014 Theo đó, vợ chẳng có quyển lựa chon áp dụng chế đô tai sin theo luậtđịnh hoặc ché dé tai sản theo théa thuận Théa thuận nay phải được lập trướckhi kết hôn và vé hình thức phải là văn bản có công chứng hoặc chứng thực

Chế độ tải sản của vợ chẳng sé có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.

"Nội dung cơ ban của thöa thuận về chế độ tai sẵn của vợ chồng được quy địnhtại khoăn I Điểu 48 Luật HN&GD năm 2014, gồm:

- Tải sản được xác định la tai sin chung, tai sản riêng của vợ, chẳng,- Quyển, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tai sản chung, tải sin riêng va

giao dich có liên quan, tai sin để bảo dam nhu cầu thiết yếu của gia đính,- Điều kiện, thủ tục va nguyên tắc phân chia tai sn khi chm đứt chế độ

‘ai sẵn,

- Nội dung khác có liên quan.

Luật HN&GB năm 2014 đã quy đính về hình thức, nội dung của thöa

thuận, quy định thời điểm xác lâp vả thời điểm có hiệu lực của văn bản théathuận đó Để thực hiện dé dang hơn quy định nay, Điều 15 Nghị định số126/2014/NĐ-CP ngây 31/12/2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết một sốđiểu và biển pháp thí hành Luật HN&GĐ Va tại khoản 2 Điểu 15 của Nghỉ

định số 126/2014/NĐ-CP cũng quy định thỏa thuận vé tài sin của vợ chẳngphải phù hợp với quy định tại các Điểu 29, 30, 31, 32 Luật HN&GĐ năm.

2014 Trường hợp thöa thuận nảy có vi pham, người có quyển, lợi ích liênquan có quyển yêu cầu Tòa an tuyên bổ thỏa thuận vô hiệu theo Điều 50 Luật

HN&GĐ năm 2014 Bên cạnh đó, văn bản thöa thuận phải đầm bao không “vi

phạm nghiêm trọng quyển được cấp dưỡng, quyền được thừa kế va quyền, lợi

ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con va thành viên khác của gia đính”, đặc biệtla quyển được cấp dưỡng sau khi ly hôn Điểu đó cũng có nghĩa là, nếu có

những théa thuận vi phạm các nguyên tắc nay ma vấn chưa bị tuyên bỗ vô

hiệu thì sẽ xử lý giống như trường hợp "Nêu théa thuận không đây ai

30

Trang 38

thi áp dung quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 va 5 Điều 59 và tại các

'Về bản chất pháp lí, hình thức, thũ tục thực hiện thì văn bản thỏa thuậnvẻ chế độ tài sẵn của vo chồng thực chất giao dịch dân sự Do đó, văn bảnthöa thuận phai đáp ứng, tuân thủ các diéu kiên có hiệu lực của giao dịch dânsự theo quy định của Bé luật Dân sự Trong trường hợp văn bản thöa thuận vềchế độ tai sin của vợ chồng vi phạm một trong các điều kiến để giao dich dânsự có hiệu lực thì thỏa thuận đó bị coi la vô hiệu khi có yêu cầu Vi du: văn

‘ban thöa thuận được ký kết do một bên bị ép buộc, lita đối không bao dim ý

chí tư nguyên của các bên.

‘Nhu vậy, khi ly hôn ma có yêu câu chia tai sản chung, điều dau tiên Tòa.

án sé xem sét xem nêu vợ chẳng có văn bản théa thuận về chế độ tải sin vàvăn bên này không bị Téa án tuyên bổ vô hiệu toan bộ thi Téa an sẽ áp dung

các nội dung của văn bản théa thuận để chia tai sẵn cia vợ chồng khi ly hôn.

Còn những vẫn để không được vợ chẳng théa thuận hoặc théa thuận không rổrang hoặc bi vô hiệu thì áp dụng các quy đính theo luật định, những thöa

thuận có hiệu lực vẫn được tôn trong và thực hiện.

Việc ghi nhận chế độ tai sản theo thöa thuận mang ý nghĩa to lớn với

không chỉ cả nhân chủ thé lả người vợ, người chẳng ma còn có ý nghĩa voi

các cơ quan Nha nước Việc thừa nhân chế đồ này không chỉ đảm bao quyền

tự do định đoạt đối với quyền sở hữu tải sản, đáp ứng nhu cầu của cá nhân vợ,

chẳng ma còn tạo điểu kiện thuận lợi cho cơ quan Nhà nước trong việc giải

quyết tranh chấp vé tai sản của vợ chồng Đặc biệt, trong bdi cảnh hiện nay,

số lượng các vụ việc về ly hôn ngây cảng gia tăng khí các vợ chẳng trễ suynghĩ tư duy rất thoáng vé vẫn dé HN&GĐ, việc phân chia tải sin cia vợ

chẳng khi ly hôn nhưng không cẩn phải xác minh nguồn gốc cũng như giá trịtải sin của vo chẳng sẽ giúp Tòa án rất nhiều đặc biệt la tiết kiệm được thờigian va nguồn nhên lực Ngoài ra, việc chia tai sản giữa vợ chẳng như thé nào

khi chấm dứt quan hệ hôn nhân lä một trong những nội dung quan trong ma

31

Trang 39

các bên vợ chẳng thưởng quan tâm thỏa thuận khi zác lap chế độ tai sin vochẳng theo văn ban théa thuận của mình Va trong các trường hop chim dứt

quan hệ tai sản nói chung thi chấm đút quan hệ tai sản do ly hôn có thể nói là

trường hợp mã sự tự do trong thỏa thuận về phân chia tai sẵn được cho phépnhiều nhất

2.2 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chẳng khi ly hôn trongtrường hợp chế độ tài sản vợ chẳng theo luật định.

Chia tai sin của vợ chồng khi ly hôn theo luật định là một chế độ đ có

từ thời za xua, kế thừa va phát huy phát triển các quy định về chế độ tai sintheo luật định, Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn ghỉ nhân chế độ tải sản vợ chồngtheo luật định la chế độ cộng dong tao sản, giữa vợ chủng vừa có tai sản

chung vừa có tai sin riêng Chế độ tai sản vợ chủng theo luật định được thực

hiện theo quy định tại các Điều 33 đến Điền 46 và từ Điều 59 dén Điều 64 của

Luật HN&GĐ năm 2014

Các nguyên tắc chia tai sản của vợ chẳng khi ly hôn trong trường hợpchế độ tai sản vợ chẳng theo luật định được quy đính gồm những nguyên tắc

2.2.1 Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa fÌuận của vợ chẳng

Di ở trong quan hệ dân sự hay trong quan hệ HN&GĐ chúng ta déu phải

tôn trong quyển tự đính đoạt của các chủ thể, hay nói cách khác là tôn trong

sự thôa thuên cia vợ chẳng đối với tài sẵn chung khi ly hồn Sự tư thỏa thuận

và đồng nhất ý chí của các bên luôn được đặt lên hang đầu va tôn trọng đủ ở

trong chế độ tài sản theo thöa thuân hay trong chế độ tài sản theo luật địnhTrong quá trình chia tài sản chung cia vợ

quyển thõa thuận chia một phân hoặc toàn bộ khôi tải sẵn chung, Một điều tắtyếu la sự thöa thuận nảy không được vi phạm các quy định pháp luật về

HN&GĐ hay dân sự Nguyên tắc tự thỏa thuận trong trường hợp này là sự

thöa thuận chia tải sẵn chung khi ly hôn trong chế độ tài sản theo luật định

chứ không phải trong chế độ tải sản thöa thuên Bởi trên thực

ig khi ly hôn, vợ chẳng có

nguyên tắc

Trang 40

tự théa thuận dé bị hiểu nhằm sang chế độ tai sản thỏa thuân vi déu dua trên

sự tự théa thuận của các bên, tuy nhiền nguyên tắc này được thực hiên khi lyhôn mặc dù hai vợ chẳng không chon chế độ tải sản thöa thuận nhưng cả haiđể tu théa thuân được với nhau vấn để tai sản chung khi ly hôn LuậtHN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trưởng hop chế độ tài sản của vo

chẳng theo iuật định thi việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận” Bên.

canh đó thöa thuên cia vợ chồng phải tuân thủ dim bao các nguyên tắc tạikhoăn 2 Điều 59 Luật HN&GD năm 2014 Tất nhiên là sự théa thuận của vợchẳng không được tréi với đạo đức xã hội và vi phạm điều cảm cia pháp luật‘Vi dụ như thöa thuận chia tai sản của hai vợ chẳng có yêu tổ của việc trin

tránh nghĩa vụ tải sin đối với bên thứ ba sẽ bị coi là vi phạm quy đính của

pháp luật va thöa thuân này không được thừa nhân.

"Mặt khác, pháp luật hiện hảnh không quy đính hình thức ghi nhận thöa

thuận phân chia tài sin Chỉ duy nhất trong trường hợp khí vợ chẳng thuận

tình ly hôn, nêu họ thöa thuận được với nhau về việc phân chia tải sẵn chung

thì Téa án ra quyết định công nhên thuận tỉnh ly hôn va thỏa thuận của cácđương sự Tuy nhiền thực tiễn xét xử cho thấy, trong vu an HN&GD, Tòa ánôi quan hệ la quan hệ hôn nhân, quan hệ tải sản vả con chung,

giải quyết 03 n

trong trường hợp các bên théa thuần được van để tải sản chung thi Téa án

công nhận sự thöa thuận nay va sẽ được quyết định trong bản án.

Pháp luật hiện hành không ghi nhận việc thöa thuận chia tai sin chung

của vợ chẳng cẩn có sự ghi nhân của các cơ quan nha nước có thẩm quyền Vithể có thé thay pháp luật nước ta tôn trong tôi đa sự tự định đoạt tải sản của

vợ, chống khi có thỏa thuân, không

mới có hiệu lực pháp luất Tuy nhiên, khí không quy định như vây có thé sétạo kế hở cho các cấp vợ, chồng lợi dụng việc thöa thuận nay dé trén tránh

điểu kiện phải được toa an công nhận

thực hiên nghĩa vụ đối với người thứ ba Bởi vây, Thông tư liên tich số01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng

chung của vợ chẳng kit iy hôn, Tòa dn phải xác định vợ, chồng có quyễn,

“Kửi chia tài sản

33

Ngày đăng: 11/07/2024, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w