1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tác giả Trịnh Lê Tuyết Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Hoàng Anh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Khóa luận Tốt nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,81 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (13)
    • 1.1. Bối cảnh nghiên cứu (13)
    • 1.2. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.3. Mục tiêu của đề tài (15)
      • 1.3.1. Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.7. Đóng góp của đề tài (17)
    • 1.8. Bố cục của khoá luận (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN (19)
    • 2.1. Các khái niệm (19)
      • 2.1.1. Khái niệm về ví điện tử (19)
      • 2.1.2. Chức năng của VĐT (19)
      • 2.1.3. Ưu điểm của VĐT (21)
      • 2.1.4. Nhược điểm của VĐT (21)
      • 2.1.5. Ý định sử dụng (22)
    • 2.2. Tổng quan chung về các lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ .10 1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) (22)
      • 2.2.2. Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) (23)
      • 2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (23)
      • 2.2.4. Mô hình về hợp nhất và chấp nhận công nghệ (UTAUT) (24)
      • 2.2.5. Lý thuyết nhận thức chấp nhận rủi ro (TPR) (25)
    • 2.3. Lược khảo nghiên cứu trước (25)
      • 2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài (25)
      • 2.3.2. Nghiên cứu trong nước (27)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (37)
    • 3.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu (37)
      • 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu (37)
      • 3.2.2. Mô hình nghiên cứu (40)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính (41)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng (43)
      • 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu (43)
      • 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (44)
      • 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu (44)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (18)
    • 4.1. Mô tả đặc điểm nhân khẩu học (51)
      • 4.1.1. Giới tính (51)
      • 4.1.2. Độ tuổi (51)
      • 4.1.3. Trình độ học vấn (0)
      • 4.1.4. Công việc (52)
      • 4.1.5. Thu nhập (53)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (54)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (55)
    • 4.4. Phân tích tương quan (58)
    • 4.5. Phân tích hồi quy (60)
      • 4.5.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình (60)
      • 4.5.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy (60)
    • 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu (63)
    • 4.7. Đánh giá sự khác biệt về ý định sử dụng giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau (68)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (71)
    • 5.1. Kết luận (71)
    • 5.2. Một số hàm ý quản trị (72)
      • 5.2.1. Tính hữu ích (72)
      • 5.2.2. Ảnh hưởng xã hội (73)
      • 5.2.3. Chi phí cảm nhận (75)
      • 5.2.4. Tính dễ sử dụng (75)
      • 5.2.5. Điều kiện thuận lợi (76)
      • 5.2.6. Tính bảo mật (77)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (79)
  • PHỤ LỤC (84)

Nội dung

Vì vậy, tác giả là người sinh ra và lớn lên ở tại nơi đây, sẽ thực hiện khoá luận với chủ đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Bối cảnh nghiên cứu

Một nền kinh tế mạnh luôn đi cùng với một hệ thống thanh toán hiện đại, đồng nghĩa với xu thế phát triển nghiệp vụ thanh toán trong thương mại của một nền kinh tế thị trường là TTKDTM TTKDTM là hình thức thanh toán ứng dụng công nghệ số dưới các công cụ thanh toán điện tử như: Ví điện tử (VĐT), Mobile Banking, Internet Banking… hoặc thanh toán gián tiếp được thực hiện thông qua TCTD thay thế sự giao tiếp trực tiếp giữa KH và người bán với lợi ích cho tất cả các bên tham gia, như nhanh chóng thanh toán cho các giao dịch giá trị cao, các giao dịch ở xa tránh được các rủi ro nếu phải mang tiền mặt đến nơi nhận hàng, nhất là khi phải trả các khoản tiền lớn Ngoài ra, người tiêu dùng có thể nhận được nhiều khuyến mãi từ người bán cũng như từ ngân hàng, các TCTD; cùng với đó, xã hội giảm được chi phí in ấn, vận chuyển, kiểm đếm hay lưu trữ tiền mặt (Kim Ngọc, 2023) Một khi thấy được lợi ích và tích cực sử dụng hình thức TTKDTM, người tiêu dùng đã góp phần lan toả xu hướng tiêu dùng mới, từ đó nền kinh tế vĩ mô cũng sẽ hưởng lợi theo, thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững của đất nước

Sau hai năm triển khai Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn

2021 – 2025, TTKDTM đang càng trở nên phổ biến với mọi tầng lớp trong xã hội, từ nhân viên văn phòng, tiểu thương đến những người lao động tự do; từ hoạt động thương mại đến dịch vụ công; từ thành phố đến nông thôn tạo động lực cho sự mở rộng của các hệ thống thanh toán số thông minh, góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh hơn tới một xã hội số trong tương lai (Trần Mạnh, 2023) Cụ thể, theo thống kê của NHNN tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân tài khoản ngân hàng đã đạt trên 75%; TTKDTM đạt khoảng 11 tỷ giao dịch (tăng gần 50% so với năm 2022) với giá trị đạt hơn 200 triệu tỷ đồng cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (Kim Ngân, 2024) Tính đến cuối tháng 12 năm 2023, NHNN đã cấp phép hoạt động CƯDV trung gian thanh toán cho 51 tổ chức không phải là ngân hàng CƯDV trung gian thanh toán trên thị trường Số lượng VĐT đang hoạt động là 36,23 triệu ví (chiếm 63,23% trong tổng số gần 57,31 triệu VĐT đã được kích hoạt), với tổng số tiền trên các ví này là khoảng 2,96 nghìn tỷ đồng (Phong, 2024) Thực tế cũng cho thấy, trong những năm vừa qua, tại Việt Nam, các công ty Fintech đã cạnh tranh quyết liệt giành thị phần này khi cho ra mắt hàng hoạt các loại VĐT có thương hiệu như MoMo, Samsung Pay, VTC Pay, ViettelPay, Bankplus, Payoo, ZaloPay, Ipay, Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT, eMonkey, Pay365, TopPay, Ngân lượng, AirPay… Theo báo cáo của Decision Lab hợp tác cùng Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam (Mobile Marketing Association Vietnam – MMA), MoMo là cái tên được ưa chuộng nhất năm 2023, công ty chiếm 68% thị trường VĐT Việt Nam, vượt ra các đối thủ khác như ZaloPay (53%), ViettelPay (27%), ShopeePay (25%)…

Tính cấp thiết của đề tài

Bối cảnh này tạo cho các thương hiệu VĐT môi trường đầy tiềm năng cũng như thách thức để phát triển và từng bước thay đổi cách người dân thường dùng tiền mặt thanh toán, góp phần định hướng phát triển TTKDTM cho Chính phủ tại Việt Nam Có thể thấy VĐT hiện đang trở thành sản phẩm phổ biến thay thế cho các công cụ thanh toán truyền thống khác và đang chứng tỏ khả năng cạnh tranh cao với các ngân hàng hiện nay Vì vậy, việc nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT là điều quan trọng với các nhà cung ứng đang hoạt động để có thể tham gia thị thường và có chiến lược phù hợp Trong 10 năm gần đây, trên toàn cầu đã có nghiên cứu về VĐT tại nhiều quốc gia, phần lớn các nghiên cứu được tiến hành tại các quốc gia đã và đang phát triển có trình độ đổi mới nhanh về CNTT (Nag và Gilitwala, 2019; Angelina và Rahadi, 2020; Teo và cộng sự, 2020; Lim và cộng sự, 2021; Wei và cộng sự, 2021; Wongkangwan, 2022) Hầu hết các nghiên cứu ấn định sự cạnh tranh sôi nổi và nhiều ưu việt của các mô hình VĐT tại các bối cảnh nghiên cứu và cũng phát hiện một số nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của các cá nhân Ở Việt Nam, cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT, các nhân tố có sự khác biệt nhau tuy nhiên một số nhân tố nổi bật xuất hiện tại nhiều nghiên cứu hơn dù kết luận về ảnh hưởng của chúng còn nhiều tranh cãi (Trần Thị Khánh Trâm, 2019; Bùi Nhất Vương, 2021; Nguyễn Thị Liên

Hương và cộng sự, 2021; Nguyễn Bình Minh và Nguyễn Bảo Ngọc, 2021; Lê Hồng Trinh, 2021; Vũ Thị Hạnh và Trịnh Thị Trà My, 2022; Trần Văn Hùng và Lê Hồng Quyết, 2023) Theo sự tra cứu thông tin của tác giả, đa số các nghiên cứu trên thị trường chỉ hướng tới các đô thị lớn, đang phát triển, ít chú trọng tới các tỉnh, vùng miền có cơ hội phát triển tiềm ẩn và nâng cao chính sách TTKDTM mà Chính phủ đề ra Đây là khoảng trống cần mở rộng phạm vi nghiên cứu thực nghiệm khác tại địa bàn để bổ sung kết quả và kiểm định thêm các nhân tố mới có ảnh hưởng đến ý định này

Bà Rịa Vũng Tàu (BRVT), một tỉnh nằm ở vị trí đặc biệt trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được Trung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng phong phú về dầu khí, năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển; cùng với đó là hệ thống hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ là điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch, thương mại và đầu tư trong và quốc tế Tỉnh hiện có dân số trên 1 triệu người, với trình độ dân trí của người dân khá cao nhưng không đồng đều BRVT đặc biệt chú trọng mục tiêu TTKDTM, nhưng việc triển khai phải đương đầu với những thách thức do quy mô lớn, các huyện và hải đảo xa xôi với mạng lưới ngân hàng và cửa hàng còn hạn chế Hơn nữa, người dân vẫn còn chủ yếu dựa vào tiền mặt vì nhiều công nhân và người lớn không quen sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh để thanh toán điện tử Vì vậy, tác giả là người sinh ra và lớn lên ở tại nơi đây, sẽ thực hiện khoá luận với chủ đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” nhằm xác định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và tác động của chúng đến ý định sử dụng VĐT là điều cần thiết cấp bách trong thời điểm hiện tại.

Mục tiêu của đề tài

Khoá luận có mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người dân ở tỉnh BRVT Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng ý định sử dụng VĐT của người dân trên địa bàn tỉnh BRVT

1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, khoá luận có các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về ý định sử dụng VĐT và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT

Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng như chỉ ra mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định sử dụng VĐT của người dân tại tỉnh BRVT

Thứ ba, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên ý định sử dụng VĐT, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu cho nhà cung cấp có thể cải thiện và phát triển VĐT để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới sử dụng.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đề tài nghiên cứu đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu:

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người dân trên địa bàn tỉnh BRVT?

- Mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào đối với ý định sử dụng VĐT của người dân trên địa bàn tỉnh BRVT?

- Những hàm ý quản trị nào nhằm gia tăng ý định sử dụng VĐT của người dân trên địa bản tỉnh BRVT?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Ý định sử dụng VĐT và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người dân trên địa bàn tỉnh BRVT

- Phạm vi nghiên cứu: o Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu o Thời gian khảo sát: từ tháng 01/2024 đến tháng 02/2024 o Đối tượng khảo sát: các cá nhân đang sinh sống, học tập và làm việc tại tỉnh địa bàn tỉnh BRVT đã biết đến Ví điện tử.

Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận sử dụng kết hợp hai phương pháp là:

Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện trong giai đoạn đi xây dựng một bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu đến các thuộc tính nhân khẩu học cơ bản thông qua tham khảo các thang đo từ nhiều nguồn khác như tài liệu và nghiên cứu trước đây được công bố trên các bài báo và tạp chí khoa học Ngoài ra, tham vấn ý kiến từ chuyên gia để đảm bảo bảng câu hỏi điều tra hiệu quả trải nghiệm của khách hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT để phục vụ cho việc phân tích, so sánh ở giai đoạn sau

Phương pháp nghiên cứu định lượng: bao gồm việc tiến hành khảo sát các cá nhân đang cư trú, học tập và làm việc tại tỉnh BRVT Sau khi thu thập và làm sạch số liệu, tác giả sẽ đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định các nhân tố EFA, phân tích hệ số tương quan Pearson và tiến hành kiểm định hồi quy tuyến tính.

Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu sẽ đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên ý định sử dụng VĐT của người dân trên địa bàn tỉnh BRVT Khoá luận là công trình nghiên cứu của tác giả nhằm đưa ra khuyến nghị cho những nhà CƯDV VĐT có những chiến lược phù hợp nắm bắt KH tốt hơn đồng thời đẩy nhanh phát triển các phương thức TTKDTM tại Việt Nam theo mục tiêu mà Chính phủ đề ra

Bên cạnh đó, kết quả phân tích sẽ cung cấp cho nhà cung cấp VĐT hiểu rõ hơn về nhu cầu KH, các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến ý định sử dụng, từ đó tác giả đưa ra các hàm ý quản trị về việc tiếp cận với nguồn KH tại tỉnh BRVT Ngoài ra, bài luận này cũng đóng góp thêm một tài liệu tham khảo về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT trong việc mở rộng ra một khu vực mới.

Bố cục của khoá luận

5 chương của khoá luận gồm:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Mở đầu với chương này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đặt câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cuối cùng là bố cục luận văn

Chương 2: Cơ sở lý luận về Ví điện tử và lược khảo các nghiên cứu trước

Tác giả đi sâu vào các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để khám phá các khái niệm về VĐT, ý định hành vi và các lý thuyết quan trọng về chấp nhận và sử dụng công nghệ Ngoài ra, còn cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về các nghiên cứu trước đây có liên quan

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Tác giả mô tả quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu định tính, thiết kế nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, thiết kế mẫu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Sau khi thu thập và làm sạch dữ liệu khảo sát, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu và trình bày kết quả phân tích một cách rõ ràng

Chương 5: Kết luận và kiến nghị, giải pháp

Chương này đưa ra các kết luận trình bày về kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý quản trị và các hạn chế của nghiên cứu Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được tác giả trình bày trong chương cuối này.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN

Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm về ví điện tử

Theo Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về TTKDTM định nghĩa về VĐT là: “Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính ), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1” Đồng thời, theo Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, ví điện tử được xem là một trong các loại dịch vụ thanh toán trung gian, là một công cụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán

VĐT là ứng dụng phần mềm cho phép bạn mua hàng mà không cần thẻ tín dụng hoặc các phương thức thanh toán vật lý khác Hầu hết các ví này đều có thể được cài đặt dưới dạng ứng dụng trên điện thoại của bạn, sau đó, người dùng kết nối ví với tài khoản ngân hàng của họ Nó còn là một dịch vụ của ngân hàng trực tuyến khi các dịch vụ vủa ngân hàng đều có thể tiến hành bởi VĐT: thanh toán hàng hoá và dịch vụ trực tiếp từ tài khoản ngân hàng, chuyển nhận tiền, cung cấp séc điện tử, tiền điện tử, thanh toán hoá đơn, học phí… Khách hàng mua trực tuyến có thể trả tiền bằng VĐT và bỏ qua việc nhập thông tin thanh toán khi thanh toán VĐT thường được mã hóa và bảo vệ bằng mật khẩu hoặc xác thực hai yếu tố và mã pin sử dụng một lần để giúp ngăn chặn tin tặc truy cập thông tin của bạn

2.1.2 Chức năng của VĐT Đại dịch Covid-19 đang dần khép lại, cuộc sống của hầu hết người dân cũng đã trở lại trạng thái bình thường Tuy nhiên, Covid-19 thực sự đã trở thành đòn bẩy thiết yếu trong việc đẩy mạnh nhanh hoạt động TTKDTM, tiến tới một xã hội không tiền mặt theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Giải pháp TTKDTM được khuyến khích trong giai đoạn dịch bùng phát để hạn chế tiếp xúc tưởng chừng lắng xuống theo dịch, thế nhưng thực tế lại đang trở thành thói quen của nhiều người vì những tiện nghi mà nó đã mang lại cho người dùng (H Chung, 2022)

Nạp và rút tiền: KH có thể tuỳ chọn liên kết thẻ ngân hàng với ví của mình một cách thuận tiện và nhanh chóng khi gửi tiền và rút tiền về tài khoản ngân hàng của họ Hơn nữa, sự hợp tác với đơn vị CƯDV VĐT, các quầy dịch vụ mang đến cho

KH cơ hội gửi và rút tiền

Nhận và chuyển tiền: KH có thể chuyển hoặc nhận tiền từ các tài khoản khác nhau trong VĐT với tốc độ vượt qua chuyển khoản ngân hàng truyền thống Về mặt phí, VĐT nhìn chung mang lại lợi thế cạnh tranh với hầu hết các giao dịch đều miễn phí, khiến chúng trở thành một giải pháp thay thế tiết kiệm chi phí cho ngân hàng

TTTT: Đối với các giao dịch trực tuyến chấp nhận thanh toán bằng VĐT, KH có thể tuỳ chọn sử dụng tiền trong VĐT của mình để hoàn tất thanh toán

Lưu trữ và quản lý tiền: Tương tự như một tổ chức tài chính, các cá nhân có khả năng lưu trữ tiền một cách an toàn và thuận tiện qua VĐT mà không phải chịu bất kỳ khoản phí quản lý tài khoản Nếu có nhu cầu, KH có thể rút tiền từ VĐT mọi lúc mọi nơi

Nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ di động: KH có thể nạp tiền vào điện thoại di động của mình hoặc của người khác và mua mã thẻ di động trực tiếp trên điện thoại của mình Điều này giúp KH không còn cần phải đến cửa hàng hoặc nhà bán lẻ, tiết kiệm đáng kể thời gian và năng lượng

Thanh toán hoá đơn: Hiện nay các công ty ngành điện, nước, mạng viễn thông, đang thúc đẩy KH các phương thức thanh toán số thay giao dịch tiền mặt giúp tiết kiệm chi phí nhân viên ở một mức độ nhất định Điều này khuyến khích KH chủ động TTTT thay vì nhờ nhân viên thu tiền Các công ty cung cấp sự tiện lợi thông qua VĐT, cho phép KH thanh toán một cách dễ dàng và chủ động mọi lúc, mọi nơi

Mua vé điện tử: bao gồm vé xem phim, vé máy bay, vé xe khách, vé tàu hoả, rất tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho KH khi mua vé điện tử qua VĐT KH có thể đặt trước vé để giữ chỗ như phim mới ra mắt, vé xe dịp Tết, vé máy bay trong thời gian khuyến mãi, chỉ cần thanh toán qua VĐT có sẵn Đặt phòng khách sạn: Trong những tháng du lịch, việc đặt phòng khách sạn ở vị trí thuận lợi và giá tốt có thể khó khăn Vì vậy, chúng ta cần đặt phòng càng sớm càng tốt để có được vị trí phòng tốt và giá cả phải chăng Chỉ cần KH thanh toán thành công, VĐT sẽ đảm nhận việc đặt và giữ phòng

Thanh toán học phí: Hiện nay, nhiều trường đại học, trung học phổ thông, cũng đã truy cập vào VĐT, giúp việc thanh toán học phí nhanh chóng và thuận tiện hơn

- Tiện lợi - với VĐT, bạn có mọi thứ được sắp xếp gọn gàng và được lưu trữ an toàn trên thiết bị của mình trong trường hợp bạn quên ví thực

- Đa dạng - hầu hết các VĐT đều miễn phí và một số thậm chí có thể được cài đặt sẵn trên điện thoại của bạn Phạm vi tùy chọn cho phép bạn chọn loại ví nào phù hợp nhất với lối sống của bạn và những người bán mà bạn thường xuyên lui tới

- Phần thưởng đặc biệt - một số ví cung cấp ưu đãi đặc biệt, tiền thưởng và các ưu đãi khác để khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn khi tận hưởng tiện ích của họ

- Khả năng truy cập - nhiều cửa hàng chưa cung cấp tùy chọn thanh toán trực tuyến, vì vậy bạn có thể vẫn cần ví thực cho một số giao dịch mua (ví dụ: chợ, tiệm tạp hoá)

Tổng quan chung về các lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ 10 1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) được hình thành và phát triển bởi Fishbein và Ajzen vào năm 1975 và được coi là một thuyết tiền đề trong lĩnh vực tâm lý xã hội, dựa trên ý tưởng rằng con người sử dụng lý trí và các thông tin có sẵn một cách có hệ thống để thực hiện hành động TRA được xây dựng nhằm nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của cá nhân trong việc ra ý định Lý thuyết này xem xét các mối quan hệ giữa: niềm tin; thái độ; ý định và hành vi Trong lý thuyết này “ý định” là nhân tố có trước và sẽ dẫn tới “hành vi” Có hai yếu tố tác động tới “ý định”, bao gồm “thái độ” và “chuẩn chủ quan” “Thái độ” lại bị ảnh hưởng bởi yếu tố “niềm tin” Sử dụng TRA sẽ giúp các nghiên cứu xác định được những nhân tố tác động, dẫn tới việc thực hiện một hành vi nào đó và dự đoán điều mà một người sẽ làm hoặc không làm

Hình 2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

2.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) (Ajzen, 1991) là sự tinh chỉnh và mở rộng những hạn chế của thuyết hành động hợp lý (TRA) bằng cách thêm ảnh hưởng của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) đến ý định hành vi và tác động của nhân tố “niềm tin và sự thuận lợi” tới PBC

Hình 2.1.2 Thuyết hành vi hoạch định (TPB)

2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Sự chấp nhận và sử dụng công nghệ của người tiêu dùng có thể được hiểu rõ hơn thông qua Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM), được phát triển bởi (Davis, Bagozzi and Warshaw, 1989) Mô hình này được xây dựng dựa trên Lý thuyết hành động hợp lý và Lý thuyết hành vi hoạch định Trong TAM, có hai yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của người tiêu dùng Đầu tiên là Nhận thức về sự hữu ích, đề cập đến niềm tin của một cá nhân vào khả năng của một hệ thống cụ thể trong việc nâng cao hiệu suất công việc của họ Yếu tố thứ hai là Nhận thức về Tính dễ sử dụng, liên quan đến nhận thức của một cá nhân về mức độ họ có thể sử dụng hệ thống một cách thuận lợi mà không cần cố gắng nhiều

Hình 2.1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Nguồn: Davis và cộng sự (1989)

2.2.4 Mô hình về hợp nhất và chấp nhận công nghệ (UTAUT)

Theo khung lý thuyết của UTAUT, việc sử dụng công nghệ bị tác động bởi ý định hành vi của cá nhân Khả năng áp dụng công nghệ được xác thực bởi bốn yếu tố chính: kỳ vọng về hiệu suất, kỳ vọng về nỗ lực, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi Tác động của các yếu tố này được điều tiết bởi các biến số bên ngoài như tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm và mức độ sẵn sàng sử dụng Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Venkatesh và cộng sự (2003), UTAUT đã xác minh rằng các yếu tố được đề ra này chiếm 70% sự khác biệt trong ý định sử dụng, vượt qua các mô hình khác kiểm tra sự chấp nhận công nghệ (Davis, Bagozzi and Warshaw, 1989)

Hình 2.4 Mô hình hợp nhất và chấp nhận công nghệ (UTAUT)

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003)

2.2.5 Lý thuyết nhận thức chấp nhận rủi ro (TPR)

Lý thuyết về nhận thức rủi ro (Theory of Pervved Risk - TPR) cho rằng hành vi của người tiêu dùng đối với các sản phẩm công nghệ liên quan đến việc nhận thức được nhiều rủi ro khác nhau Những rủi ro này có thể được phân chia thành hai yếu tố: rủi ro được nhận thấy liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, chẳng hạn như khả năng mất tính năng, tổn thất tài chính, lãng phí thời gian, cơ hội bị bỏ lỡ và sự không chắc chắn tổng thể liên quan đến sản phẩm/dịch vụ; và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến, cụ thể là bảo mật, an toàn, xác thực, không khước từ và nhận thức chung về rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến Ví điện tử, một dịch vụ mới phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình cung cấp và sử dụng Do đó, bắt buộc phải sử dụng mô hình TPR để xác minh và đánh giá những rủi ro này cũng như phân tích xu hướng sử dụng dịch vụ

Hình 2.1.5 Thuyết nhận thức chấp nhận rủi ro (TPR)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người dân tại địa bàn tỉnh BRVT và tác động của các yếu tố đó đến việc sử dụng VĐT Quy trình trong bài nghiên cứu bao gồm các bước:

Hình 3.1 Các bước trong quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Tính hữu ích bàn luận về lợi ích phát sinh của cá nhân từ việc sử dụng dịch vụ của ứng dụng VĐT nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của họ Nếu lợi ích của công nghệ thích hợp với nhu cầu của cá nhân thì điều đó sẽ dẫn đến việc tiếp tục áp dụng và sử dụng công nghệ đó (Wongkangwan, 2022) Nói rõ hơn, đó là tình trạng mọi người sẽ có dấu hiệu sử dụng công nghệ hiện đại khi họ sẽ được hưởng lợi khi sử dụng các dịch vụ do dịch vụ thanh toán điện tử cung cấp

Giả thuyết H 1 : Tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

Tính dễ sử dụng đề cập đến mức độ tin tưởng và mong đợi của những người mới tiếp cận hệ thống và đang tìm hiểu cách sử dụng, thích ứng với nó một cách dễ dàng và trở thành người dùng thành thạo Có nghĩa là, sự tương tác giữa người dùng và hệ thống có thể được hiểu một cách dễ dàng Các dịch vụ điện tử dễ quản lý, sử dụng và triển khai sẽ mang lại sự thoải mái cho người dùng, ít lo lắng hơn và ít buồn tẻ hơn khi khởi tạo hệ thống ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ đối với việc sử dụng và ý định sử dụng

Giả thuyết H 2 : Tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dân người dân tỉnh BRVT

Tính bảo mật là mức độ rủi ro nhận được đối với các bên có liên quan cam kết rằng thông tin cá nhân của họ (riêng tư và tiền tệ) sẽ không bị truy cập trái phép, lưu trữ và sử dụng trong quá trình chuyển giao và lưu trữ, phù hợp với sự mong đợi của họ (Flavián và Guinalíu, 2006) Theo Choi và Do (2018) cho rằng người Việt có thái độ ngại rủi ro nghiêm trọng đối với các phương thức thanh toán phi truyền thống Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra bằng chứng việc KH sợ bị mất tiền và/hoặc bị xâm phạm quyền riêng tư nhất thông qua các phương thức thanh toán kỹ thuật số

Giả thuyết H 3 : Tính bảo mật có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

3.2.1.4 Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội đề cập đến sức ảnh hưởng của những người quan trọng và thân quen tới cá nhân trong việc khhuyến khích họ sử dụng hệ thống mới Trong cộng đồng tập thể như Việt Nam, từ góc độ văn hóa, cá nhân người Việt Nam thường coi trọng sự gắn kết với người thân thiết và bạn bè, nên thường chịu ảnh hưởng và chú ý tới quan điểm, ý kiến của họ đặc biệt khi tham gia vào việc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ mới (Megadewandanu, 2016) Vì vậy, điều cần thiết là các ngành phải chú ý đến truyền miệng và mạng xã hội, vì Việt Nam là một trong những quốc gia có mức sử dụng mạng xã hội cao nhất

Giả thuyết H 4 : Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

3.2.1.5 Điều kiện thuận lợi Định nghĩa về điều kiện thuận lợi là khi một cá nhân có niềm tin vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ xuất hiện trên con đường hỗ trợ và duy trì việc áp dụng công nghệ (Venkatesh, Morris, Davis và Davis, 2003) Định nghĩa về các điều kiện thuận lợi gắn liền với quan điểm về nguồn lực sẵn có và khuyến khích người dùng sử dụng một công nghệ cụ thể (Dawi, 2019) Theo Havidz, Aima, Ali và Iqbal (2018), đã có nhiều nghiên cứu là bằng chứng quan trọng cho thấy sự hiện diện của các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến ý định hành vi áp dụng một công nghệ cụ thể Đề cập đến phát hiện của Koksal (2016), điều kiện thuận lợi và ý định là những yếu tố trực tiếp của hành vi sử dụng Do đó, khi có đầy đủ các điều kiện thuận lợi như thiết bị di động, internet, sự chấp nhận ví điện tử của các nhà cung cấp, v.v., người dân sẽ muốn sử dụng dịch vụ công nghệ mới (Tan và cộng sự, 2020)

Giả thuyết H 5 : Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

Chi phí cảm nhận là số tiền mà các cá nhân tin rằng họ phải trả để sử dụng dịch vụ do công nghệ mới cung cấp (Laurn & Lin, 2005) Chi phí có thể bao gồm phí giao dịch, phí bảo trì, phí duy trì của nhà cung cấp dịch vụ, chi phí điện thoại/internet để gửi băng thông liên lạc và chi phí máy tính/điện thoại di động (Liem, 2021) Nếu người tiêu dùng cảm nhận chi phí cao thì khả năng mua sắm hàng hóa và dịch vụ trên ứng dụng VĐT sẽ giảm

Giả thuyết H 6 : Chi phí cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày cùng với những nghiên cứu trước đây về VĐT, tác giả sử dụng mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTATA) của Venkatesh (2003), thuyết nhận thức chấp nhận rủi ro (TPR) của Beuer (1960) và từ nghiên cứu của Vũ Thị Hạnh, Trịnh Thị Trà My (2022) với đề tài “Khám phá các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng tại Hà Nội”, tác giả kế thừa nhân tố Chi phí cảm nhận cho ra mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người dân tại tỉnh BRVT

Hình 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Mô hình hồi quy nghiên cứu của tác giả thể hiện như sau:

YD = 𝜷 𝟎 + 𝜷 𝟏 HI+ 𝜷 𝟐 SD + 𝜷 𝟑 BM+ 𝜷 𝟒 4AH+ 𝜷 𝟓 DK+ 𝜷 𝟔 CP + 𝒆 𝒊

Trong đó: YD: Ý định sử dụng HI: Tính hữu ích

SD: Tính dễ sử dụng BM: Tính bảo mật AH: Ảnh hưởng xã hội DK: Điều kiện thuận lợi CP: Chi phí cảm nhận

𝛽 1 , 𝛽 2 , 𝛽 3 , 𝛽 4 , 𝛽 5 , 𝛽 6 : là hệ số hồi quy

𝑒 𝑖 : là phần dư của mô hình

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn phát triển tạo ra bảng câu hỏi cấu trúc chia thành hai phần chính Phần đầu tiên nhằm mục đích thu thập dữ liệu liên quan đến thông tin nhân khẩu học cơ bản bao gồm giới tính, trình độ học vấn, thu nhập… Dữ liệu này sau đó sẽ được sử dụng cho mục đích phân tích, so sánh Phần thứ hai tập trung vào việc thu thập thông tin liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng Để đảm bảo tính nhất quán, thang câu hỏi đã được chuẩn hoá bằng cách sử dụng các nghiên cứu trước đây làm tài liệu tham khảo và giảng viên hướng dẫn, đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu cụ thể Đồng thời, tiến hành khảo sát 520 khách hàng cá nhân đã biết đến VĐT Phép đo cho hai phần trên được thực hiện theo thang điểm Likert (Likert, 1932)

5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý bao gồm: Tính hữu ích (5 biến quan sát), tính dễ sử dụng (4 biến quan sát), tính bảo mật (4 biến quan sát), ảnh hưởng xã hội (4 biến quan sát), chi phí cảm nhận (3 biến quan sát), điều kiện thuận lợi (4 biến quan sát) và ý định sử dụng ví điện tử (3 biến quan sát)

Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu

STT Biến quan sát Ký hiệu Nguồn tham khảo Tính hữu ích

1 VĐT giúp tôi quản lý các giao dịch một cách hiệu quả hơn

HI1 Davis và cộng sự

2 VĐT cho phép tôi mua được hàng hoá mong muốn với giá cả hợp lý hơn

3 VĐT giúp tôi thực hiện giao dịch bất cứ khi nào

4 VĐT giúp tôi dễ dàng hoàn thành các giao dịch của mình

5 VĐT mang lại nhiều giá trị khác (khuyến mãi, giảm giá các dịp đặc biệt)

1 Giao diện VĐT rất rõ ràng và dễ hiểu SD1 Davis và cộng sự

2 Tôi thấy dễ dàng để thực hiện các thao tác trên VĐT

3 Tôi có thể dễ dàng truy cập ứng dụng

4 Tôi có thể dễ dàng đăng ký dịch vụ VĐT SD4

1 VĐT ít phát sinh lỗi khi thực hiện giao dịch

BM1 Davis và cộng sự

2 VĐT có hình thức bảo mật tiên tiến tránh bị xâm nhập tài khoản

3 Những giao dịch của tôi được thực hiện qua VĐT là bảo mật

4 Tiền của tôi sẽ ko bị mất cắp khi sử dụng

BM4 Ảnh hưởng xã hội

1 Những người có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của tôi (lãnh đạo, đồng nghiệp, thầy, cô giáo…)

AH1 Davis và cộng sự

2 Những người quan trọng với tôi (gia đình, bạn bè, người thân…) luôn chia sẻ lợi ích của VĐT

3 Các phương tiện truyền thông và quảng cáo ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của tôi

4 Hầu hết những người xung quanh tôi đều sử dụng VĐT

1 Phí giao dịch của VĐT rẻ CP1 Davis và cộng sự

2 Giá cả sử dụng VĐT hợp lý CP2

3 Dịch vụ VĐT đáng trả tiền CP3 Điều kiện thuận lợi

1 Tôi có điện thoại thông minh để sử dụng

DK1 Davis và cộng sự

2 Tôi có đủ kiến thức để sử dụng ứng dụng

3 Tôi được cung cấp những sự trợ giúp và hỗ trợ để sử dụng VĐT

4 Ứng dụng VĐT tương thích với hệ điều hành công nghệ tôi sử dụng

1 VĐT phù hợp với nhu cầu sử dụng của tôi YD1 Davis và cộng sự

2 Tôi sẵn sàng giới thiệu VĐT cho bạn bè YD2

3 Tôi có kế hoạch sử dụng VĐT trong tương lai gần

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Mô tả đặc điểm nhân khẩu học

Theo kết quả thu thập được, tỷ lệ đáp viên trả lời khảo sát tại tỉnh BRVT có giới tính là nam và nữ chênh lệch nhau nhiều Tổng số đáp viên có giới tính nữ là 340 (65,4%) và tổng số đáp viên có giới tính nam là 180 (34,6%)

Hình 4.1 Tỷ lệ giới tính của đáp viên

Nguồn: Kết quả từ SPSS

Kết quả khảo sát cho thấy, đáp viên ở độ tuổi 22 – 35 tuổi chiếm số lượng lớn nhất với 235 người (45,2%) gần một nửa số lượng đáp viên tham gia khảo sát Kế đến là đáp viên dưới 22 tuổi là 136 người (26,2%), từ 36 – 45 tuổi là 111 người (21,3%) và chiếm tỷ trọng 7,3% ở đáp viên có độ tuổi trên 45 tuổi là 38 người Qua đó có thể thấy sự năng động, yêu thích công nghệ của mọi lứa tuổi, giúp cho nghiên cứu thu thập được những ý kiến đánh giá khách quan, chính xác hơn về VĐT

Hình 4.2 Tỷ lệ độ tuổi của đáp viên

Nguồn: Kết quả từ SPSS

4.1.3 Trình độ học vấn

Những đáp viên tham gia trả lời khảo sát chủ yếu có trình độ từ THPT – Đại học chiếm 77,3%, và trên đại học chiếm 22,7% Dưới THPT là 0%, đồng nghĩa với nguồn tiếp cận khảo sát của tác giả chưa đa dạng đến với từng đối tượng trong bảng câu hỏi về trình độ học vấn của đáp viên

Hình 4.3 Tỷ lệ trình độ học vấn của đáp viên

Nguồn: Kết quả từ SPSS

4.1.4 Công việc Đáp viên là học sinh – sinh viên chiếm 40% và chiếm phần trăm lớn hơn là đáp viên đã đi làm là 60% Điều này khá chính xác với thực tế vì mẫu khảo sát được gửi đến cho học sinh, sinh viên các trường và các nhân viên trong công ty chủ yếu

Hình 4.4 Tỷ lệ công việc của đáp viên

Nguồn: Kết quả từ SPSS

Mẫu quan sát đa dạng và phong phú về thu nhập; mức thu nhập dưới 5 triệu chiếm cao nhất (34,4%) Tiếp đến là thu nhập từ 5 – 10 triệu với 140 người (26,9%)

Số người có thu nhập 11 – 15 triệu chiếm 20% và thấp nhất là tỷ lệ đáp viên có thu nhập trên 15 triệu với 97 người (18,7%)

Hình 4.5 Tỷ lệ thu nhập của đáp viên

Nguồn: Kết quả từ SPSS

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach's Alpha Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Tính hữu ích: Cronbach’s Alpha = 0,823

Tính dễ sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0,786

Tính bảo mật: Cronbach’s Alpha = 0,819

BM4 10,58 5,147 ,644 ,771 Ảnh hưởng xã hội: Cronbach’s Alpha = 0,781

Chi phí cảm nhận: Cronbach’s Alpha = 0,798

CP3 6,92 2,589 ,627 ,741 Điều kiện thuận lợi: Cronbach’s Alpha = 0,819

DK4 10,76 5,311 ,635 ,776 Ý định sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0,770

Nguồn: Kết quả từ SPSS Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của tất cả thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát của các thang đo đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung Do đó, khẳng định rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo trong việc đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả chạy lần 1, kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0,774 > 0,5 và Sig của Bartlett’s Test là 0,000 < 0,05 cho thấy các quan sát là phù hợp Tuy nhiên, kết quả EFA cho các biến độc lập lại cho thấy biến quan sát HI4, DK3 và BM1 bị tải lên ở cả 2 nhân tố nên ta lần lượt chạy lại và loại bỏ từng biến này (chi tiết tại phụ lục 03)

Qua kết quả 4 lần chạy, kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0,864 thoả mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1 cho thấy phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế và Sig của Bartlett’s Test là 0,000 < 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện Các hệ số tải đều lớn hơn 0,5, các tiêu chí đều thoả mãn, cụ thể:

Bảng 4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Ma trận xoay nhân tố

Nguồn: Kết quả từ SPSS Kết quả trên cho thấy 6 nhân tố đại diện cho 21 quan sát với tiêu chuẩn giá trị Eigenvalue = 1,312 > 1 tại nhân tố thứ 6 (phụ lục 03), như vậy 6 nhân tố rút trích được từ EFA có ý nghĩa tóm tắt thông tin các biến quan sát đưa vào tốt nhất Tổng phương sai trích = 63,720% > 50% có nghĩa là 63,720% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố

Bảng 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Nguồn: Kết quả từ SPSS

Hệ số KMO là 0,700 thoả mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, cho thấy phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế Kiểm định Barlett có hệ số Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy 3 biến quan sát Y1, Y2, Y3 có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố Tổng phương sai trích là 68,542% > 50% và giá trị Eigenvalue là 2,056 > 1, nhân tố đại diện cho ý định sử dụng giải thích được 68,542% mức độ biến động của 3 biến quan sát trong các thanh đó

Sau khi phân tích EFA, mô hình nghiên cứu mới bao gồm 21 biến quan sát được trích thành 6 nhóm nhân tố và 1 nhân tố phụ thuộc (Ý định sử dụng VĐT) với

3 biến quan sát, cụ thể:

Bảng 4.4 Các nhóm nhân tố trong mô hình Tên nhân tố Biến đại diện Biến quan sát

Tính hữu ích HI HI1, HI2, HI3, HI5

Tính dễ sử dụng SD SD1, SD2, SD3, SD4

Tính bảo mật BM BM2, BM3, BM4 Ảnh hưởng xã hội AH AH1, AH2, AH3, AH4

Chi phí cảm nhận CP CP1, CP2, CP3 Điều kiện thuận lợi DK DK1, DK2, DK4 Ý định sử dụng Y Y1, Y2, Y3

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Từ các kết quả phân tích trên, các yếu tố lần lượt được tính toán giá trị trung bình của điểm đánh giá các biến quan sát thể hiện thang đo, để có thể xác định được một yếu tố đại diện cho các biến quan sát sử dụng trong việc phân tích hồi quy và tương quan.

Phân tích tương quan

Bảng 4.5 Bảng ma trận hệ số tương quan

Y HI SD BM AH CP DK

Nguồn: Kết quả từ SPSS Kết quả tính toán được có giá trị Sig của các yếu tố đều < 001 tương quan không loại nhân tố nào Điều này chỉ ra rằng mô hình các biến độc lập đều có quan hệ tuyến tính tại mức ý nghĩa 1% với biến phụ thuộc, vì vậy các biến này đều được đưa vào để tiến hành phân tích mô hình hồi quy.

Phân tích hồi quy

4.5.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.6 Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Sai số của ước lượng

Nguồn: Kết quả từ SPSS

Hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0,666 nghĩa là 66,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc (Ý định sử dụng) có thể được giải thích bởi mô hình hồi quy với 6 biến độc lập, 44% còn lại được giải thích bởi phần dư gồm các biến độc lập ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên

Bảng 4.7 Phân tích phương sai

Mô hình Tổng bình phương

Bậc tự do Trung bình bình phương

Nguồn: Kết quả từ SPSS Kết quả phân tích ANOVA cho thấy hệ số Sig = Hệ số Durbin – Watson = 2,164 > 1,0 (phụ lục 06) vì thế có thể khẳng định không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư Nghĩa là, giả định này không vi phạm

• Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư

Hình 4.6 Phân phối của phần dư chuẩn hoá

Nguồn: Kết quả từ SPSS

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hoá Histogram cho thấy giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,994 gần bằng 1, như vậy có thể kết luận rằng giả thiết phân phối xấp xỉ chuẩn

Hình 4.7 Điểm phân vi của phân phối của biến độc lập

Nguồn: Kết quả từ SPSS Biều đồ phân phổi chuẩn hoá Normal P-P Plot, cho thấy các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành một đường chéo, nói cách khác phần dư có phân phối chuẩn Do vậy, không vị phạm giả định hồi quy về phân phối chuẩn phần dư

• Kiểm định phương sai phần dư không đổi

Hình 4.8 Đồ thị phần dư chuẩn hoá

Nguồn: Kết quả từ SPSS Đồ thị Scatterplot minh hoạ phần dư chuẩn hoá phân bố tập trung xung quanh đường tung độ 0 (giá trị trung bình của phần dư) và không phân tán đi quá xa, cho thấy phương sai của phần dư không đổi, do đó không vi phạm giả định liên hệ tuyến tính.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá Hệ số Beta chuẩn hoá Sig VIF

Hệ số Sai số chuẩn Hằng số -,703 ,143

Nguồn: Kết quả từ SPSS

Các nhân tố độc lập đều có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc tốt hơn Và với các kết quả kiểm định trên ta thấy mô hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa thống kê Từ kết quả hồi quy cho thấy tất cả 6 nhân tố trên ảnh hưởng Ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

Bảng 4.10 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

H1: Tính hữu ích có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

H2: Tính dễ sử dụng có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng VĐT của người dân người dân tỉnh BRVT

H3: Tính bảo mật có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

H4: Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

H5: Điều kiện thuận lợi có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

H6: Chi phí cảm nhận có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kết quả của mô hình hồi quy chỉ ra rằng tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê và tác động đến biến phụ thuộc Trong đó, giá trị p-value của các biến đều có Sig = AH (0,233) > CP (0,203) > SD (0,198) > DK (0,185) > BM (0,147) Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT được xây dựng có dạng:

Y = 0,283*HI + 0,233*AH + 0,203*CP + 0,198*SD + 0,185*DK + 0,147*BM + e

Với mức ý nghĩa 1%, Tính hữu ích là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất và tác động cùng chiều đến Ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu tính hữu ích tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng VĐT tăng lên 0,283 đơn vị hay nói cách khác, khi khách hàng cảm nhận được sự hữu ích của VĐT thì ý định sử dụng của họ sẽ cao hơn Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Lim và cộng sự (2021), Wongkangwa (2022), Vũ Thị Hạnh và Trịnh Thị Trà My (2022), và Trần Văn Hùng và Lê Hồng Quyết (2023) Trong thời kỳ số hoá ngày nay, nơi mà đi đâu cũng thấy mọi người cầm trên tay chiếc điện thoại cùng với thời đại TTKDTM, VĐT là một ứng dụng cung cấp đầy đủ tiện ích cho người sử dụng từ việc thanh toán nhanh, bất kỳ ở đâu, khi nào, trong mua bán, quản lý cùng với đó vô vàn chương trình thưởng hoàn tiền, giảm giá hấp dẫn… Mặc dù, thói quen tiêu dùng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, tuy nhiên khi những KH là những người có nhu cầu thanh toán qua ứng dụng VĐT, điều đó sẽ kích cầu những người buôn bán cũng phải có cho mình một phương thức thanh toán phù hợp để có thể tiện lợi “thuận mua vừa bán” với KH Khi nhận ra rằng VĐT mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống và công việc của mình, người dân có xu hướng sử dụng VĐT ngày càng nhiều

Với mức ý nghĩa 1%, Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến Ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu ảnh hưởng xã hội tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng VĐT tăng lên 0,233 đơn vị hay nói cách khác, KH bị tác động nhiều bởi những người thân thiết với mình Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Amit (2019), Lim và cộng sự (2021), Bùi Nhất Vương (2021) và Vũ Thị Hạnh và Trịnh Thị Trà My (2022) Điều đó là hiển nhiên, sự đáng tin cậy hơn khi những người thân thiết (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) chia sẻ những trải nghiệm tích cực về VĐT, điều này tạo ra một hiệu ứng tích cực và khuyến khích những người thân cận sử dụng thì họ sẽ có cảm giác an tâm hơn

Với mức ý nghĩa 1%, Chi phí cảm nhận có tác động cùng chiều đến Ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí cảm nhận tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng VĐT tăng lên 0,203 đơn vị hay nói cách khác, khi KH cảm nhận được chi phí sử dụng VĐT hợp lý thì ý định sử dụng của họ sẽ cao hơn Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Lim và cộng sự (2021), Wongkangwa (2022), Vũ Thị Hạnh và Trịnh Thị Trà My (2022), và Trần Văn Hùng và Lê Hồng Quyết (2023) Thực tế, việc sử dụng VĐT liên quan đến các khoản phí (phí giao dịch, phí dịch vụ, phí quản lý tài khoản, chi phí điện thoại/internet…) điều này có thể làm giảm sự hấp dẫn của nền tảng, KH có thể không muốn sử dụng nền tảng nếu chi phí quá cao so với lợi ích họ nhận được Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các VĐT phổ biến đều miễn phí các loại chi phí này, nên người dùng cảm nhận được rằng việc sử dụng VĐT ko gây ra áp lực tài chính và còn đem lại lợi ích đáng kể cho họ, họ sẽ có xu hướng sử dụng VĐT nhiều hơn,

Với mức ý nghĩa 1%, Tính dễ sử dụng có tác động cùng chiều đến Ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu tính dễ sử dụng tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng VĐT tăng lên 0,198 đơn vị hay nói cách khác, khi KH cảm nhận được VĐT dễ sử dụng thì ý định sử dụng của họ sẽ cao hơn Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Lim và cộng sự (2021), Wongkangwa (2022), Vũ Thị Hạnh và Trịnh Thị Trà My (2022), và Trần Văn Hùng và Lê Hồng Quyết (2023) Người dân cảm thấy VĐT có giao diện thân thiện, các bước đăng ký và đăng nhập dễ dàng, dễ hiểu, dễ thao tác, hướng dẫn rõ ràng và hỗ trợ khách hàng trực tuyến thì người dân sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi sử dụng từ đó tăng ý định sử dụng VĐT, từ đó gia tăng ý định sử dụng

Với mức ý nghĩa 1%, Điều kiện thuận lợi có tác động cùng chiều đến Ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu điều kiện thuận lợi tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng VĐT tăng lên 0,185 đơn vị Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Bùi Nhất Vương (2021) và Vũ Thị Hạnh và Trịnh Thị Trà My (2022).Thời đại công nghệ phát triển, việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh hay tài khoản ngân hàng là điều rất dễ dàng là đã có thể truy cập vào những cái VĐT này Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin phát triển, độ phủ sóng của mạng internet cao, cùng với đó sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp dịch vụ và sự tương thích của ứng dụng với các hệ điều hành khác nhau giúp người dùng trải nghiệm mượt mà và thuận tiện hơn Những yếu tố này tạo nên 1 môi trường thuận lợi khuyến khích người dân sử dụng VĐT nhiều hơn

Với mức ý nghĩa 1%, Tính bảo mật là nhân tố có tác động cùng chiều đến Ý định sử dụng VĐT của người dân tỉnh BRVT Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu tính bảo mật tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng VĐT tăng lên 0,147 đơn vị Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Amit (2019), Angelina và cộng sự (2020), Vũ Thị Hạnh và Trịnh Thị Trà My (2022), và Trần Văn Hùng và Lê Hồng Quyết (2023) Trong bối cảnh của sự tiến bộ công nghệ số, các tội phạm mạng họ đang tận dụng cơ hội này để gây ra những rủi ro như là đánh cắp thông tin KH hay là lừa đảo tiền trong tài khoản Và nếu mà xài những ví này mà bị lộ thông tin hay là bị mất tiền thì KH sẽ không muốn sử dụng VĐT mà họ sẽ sử dung tiền mặt vì có thể bảo quản tốt hơn Chính vì vậy những nhà CƯDV VĐT phải đảm bảo rằng dịch vụ của họ là an toàn và đáng tin cậy có độ bảo mật cao có thể bảo vệ thông tin và tài khoản KH, hiện nay các VĐT thường được mã hóa và bảo vệ bằng mật khẩu hoặc xác thực hai yếu tố và mã pin sử dụng một lần để giúp ngăn chặn tin tặc truy cập thông tin, đánh cắp tiền trong tài khoản nên người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng nhiều hơn Đây cũng là 1 cái nhân tố mà rõ ràng nếu như tính bảo mật càng cao thì ý định sử dụng VĐT càng nhiều.

Đánh giá sự khác biệt về ý định sử dụng giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau

Kết quả kiểm tra mẫu độc lập theo nhóm giới tính cho thấy, Sig của kiểm định F là 0,890 > 0,05, không có sự khác biệt phương sai giữa 2 nhóm nam và nữ

→ sử dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal variances assumed, Sig của kiểm định t là 0,821 > 0,05 → chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có sự khác biệt trung bình YD giữa các giới tính khác nhau Bảng thống kê mô tả và biểu đồ cho thấy nữ có ý định sử dụng VĐT cao hơn nam (phụ lục 07) Thực tế cho thấy, nữ giới thì thường có nhu cầu tiêu dùng, mua sắm nhiều hơn Chính vì vậy, đây có thể được coi là một trong những lý do chính khiến ý định sử dụng VĐT ở nữ giới cao hơn nam giới

Sig của kiểm định F là 0,093 > 0,05, không có sự khác biệt phương sai giữa

2 nhóm trình độ học vấn → sử dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal variances assumed, Sig của kiểm định t là 0,930 > 0,05 → chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có sự khác biệt trung bình YD giữa các trình độ học vấn với nhau Cụ thể, bảng thống kê mô tả và biểu đồ cho thấy những người có trình độ học vấn trên Đại học có ý định sử dụng VĐT cao hơn (phụ lục 07) Độ tuổi

Sig của kiểm định Levene là 0,875 > 0,05, không có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm tuổi → Sig của kiểm định F (ANOVA) là 0,102 > 0.05, bác bỏ giả thuyết H0, không có sự khác biệt ý định sử dụng VĐT giữa các đáp viên có độ tuổi khác nhau Bảng thông kê mô tả và biểu đồ cho thấy, càng trẻ thì càng có xu hướng sử dụng nhiều hơn, họ có nhu cầu thanh toán mọi múc mọi nơi (phụ lục 07) Nên ý định sử dụng VĐT ủa những người trẻ tuổi thường cao hơn

Sig của kiểm định Levene là 0,945 > 0,05, không có sự khác biệt phương sai giữa Học sinh sinh viên và người đã đi làm → Sig của kiểm định F (ANOVA) là 0,111 > 0.05, bác bỏ giả thuyết H0, không có sự khác biệt ý định sử dụng VĐT giữa các đáp viên có công việc khác nhau Theo bảng thống kê mô tả và biểu đồ, học sinh/sinh viên có ý định sử dụng VĐT cao hơn những người đi làm (phụ lục 07)

Sig của kiểm định Levene là 0,837 > 0,05, không có sự khác biệt phương sai giữa các đáp viên có thu nhập khác nhau → Sig của kiểm định F (ANOVA) là 0,251 > 0.05, bác bỏ giả thuyết H0, không có sự khác biệt ý định sử dụng VĐT giữa các đáp viên có thu nhập khác nhau Theo bảng thống kê mô tả và biểu đồ cho thấy

2 nhóm thu nhập dưới 5 triệu và từ 5 – 10 triệu có xu hướng sử dụng VĐT nhiều hơn (phụ lục 07) Thực tế 2 nhóm thu nhập này cũng chủ yếu tập trung vào những người trẻ tuổi – những người có nhu cầu sử dụng VĐT nhiều hơn

Sau khi tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 27 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, cho thấy các biến đều đủ điều kiện để thực hiện các phân tích tiếp theo

Nghiên cứu tiếp tục với phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả chạy cho thấy biến HI4, BM1 và DK3 bị loại Mô hình nghiên cứu mới với 6 nhân tố với 21 biến quan sát giải thích được 63,720% > 50% sự biến động của các nhân tố đến ý định sử dụng VĐT của người dân trên địa bàn tỉnh BRVT Đồng thời, kết quả phân tích hồi quy đa biến đã chỉ ra các nhân tố tác động cùng chiều với biến phụ thuộc Ý định sử dụng VĐT và mức độ tác động theo mức giảm dần như sau: tính hữu ích, ảnh hưởng xã hội, chi phí cảm nhận, tính dễ sử dụng, điều kiện thuận lợi và tính bảo mật

Ngoài ra, kết quả kiểm định sử khác biệt về ý định sử dụng VĐT theo đặc điểm cá nhân không cho thấy sự khác biệt.

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây (Trang 30)
Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach's Alpha  Biến - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach's Alpha Biến (Trang 54)
Bảng 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc (Trang 57)
Bảng 4.5 Bảng ma trận hệ số tương quan - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 4.5 Bảng ma trận hệ số tương quan (Trang 58)
Bảng 4.7 Phân tích phương sai - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 4.7 Phân tích phương sai (Trang 60)
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Trang 60)
Bảng 4.6 Đánh giá độ phù hợp của mô hình - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 4.6 Đánh giá độ phù hợp của mô hình (Trang 60)
Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy (Trang 63)
Đồ thị Scatterplot minh hoạ phần dư chuẩn hoá phân bố tập trung xung quanh  đường tung độ 0 (giá trị trung bình của phần dư) và không phân tán đi quá xa, cho  thấy phương sai của phần dư không đổi, do đó không vi phạm giả định liên hệ tuyến  tính - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
th ị Scatterplot minh hoạ phần dư chuẩn hoá phân bố tập trung xung quanh đường tung độ 0 (giá trị trung bình của phần dư) và không phân tán đi quá xa, cho thấy phương sai của phần dư không đổi, do đó không vi phạm giả định liên hệ tuyến tính (Trang 63)
Bảng 5.1 Thống kê mô tả cho biến tính hữu ích - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 5.1 Thống kê mô tả cho biến tính hữu ích (Trang 72)
Bảng 5.3 Thống kê mô tả cho biến chi phí cảm nhận  Biến  Nội dung câu hỏi  N  Mean  Std - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 5.3 Thống kê mô tả cho biến chi phí cảm nhận Biến Nội dung câu hỏi N Mean Std (Trang 75)
Bảng 5.5 Thống kê mô tả cho biến điều kiện thuận lợi - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 5.5 Thống kê mô tả cho biến điều kiện thuận lợi (Trang 76)
Bảng 5.6 Thống kê mô tả cho biến tính bảo mật - Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử Của Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.pdf
Bảng 5.6 Thống kê mô tả cho biến tính bảo mật (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w