Đề tài: Xây dựng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong việc lựa chọn các loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định.. Để hiểu hơn về sự lựa chọn tiêu dùn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING -
-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN NHÓM 1 HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ.
Đề tài:
Xây dựng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong việc lựa chọn các loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định.
Giáo viên hướng dẫn: TS Hoàng Anh Tuấn.
Mã lớp học phần: 2284MIEC0111.
(Ngày 5 tháng 12 năm 2022)
Trang 2MỤC LỤC
I Lời mở đầu: 3
II Cơ sở lý thuyết: 4
1 Phân tích một số khái niệm, định nghĩa cơ bản: 4
1.1 Lợi ích (U): 4
1.2 Tổng lơi ích (TU): 4
1.3 Lợi ích cận biên (MU): 4
1.4 Quy luật lợi ích cận biên giảm dần: 5
1.5 Đường bàng quan(U): 6
2 Sự ràng buộc về ngân sách: 7
2.1 Đường ngân sách: 7
2.2 Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách: 9
2.3 Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách: 10
3.Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu: 11
3.1 Tối ưu hóa lợi ích với mức ngân sách nhất định: 11
3.2 Lựa chọn tiêu dùng khi thu nhập thay đổi: 14
3.3 Lựa chọn tiêu dùng khi giá cả thay đổi: 14
III Vận dụng thực tế: 15
1.Sự ràng buộc về ngân sách của người tiêu dùng 15
2 Thay đổi trong thu nhập và giá cả tác động đến lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 17
IV.KẾT LUẬN: 19
Trang 3I Lời mở đầu:
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều thành phần hàng hóa đem lại lợi ích và đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng, việc lựa chọn hàng hóa tiêu dùng càng đáng
để cân nhắc hơn Việc lựa chọn một hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như hành vi tiêu dùng, sở thích cá nhân, giá cả của loại hàng hóa và thu nhập cá nhân của từng người tiêu dùng Khi sử dụng ngân sách của mình để mua bất cứ hàng hóa hay dịch vụ nào người tiêu dùng luôn hướng tới lợi ích tối đa đạt được khi tiêu dùng Nhu cầu về tiêu dùng của con người ngày càng lớn, đòi hỏi họ phải biết cân nhắc khi ra quyết định chi tiêu, làm sao cho cân đối hợp lý, phù hợp với túi tiền của bản thân
Vì vậy vấn đề nghiên cứu về việc lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng hiện nay là rất cần thiết, nó sẽ giúp chúng ta khái quát về cách thức ra quyết định chi tiêu của người tiêu dùng, sự đánh đổi trong việc chọn lựa hàng hóa, cũng như phản ứng của
họ trước sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài như thu nhập bản thân người tiêu dùng, giá cả hàng hóa Để từ đó có cái nhìn thực tế hơn trong việc lựa chọn tiêu dùng hàng hóa
Để hiểu hơn về sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong việc lựa chọn các loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định, chúng ta sẽ cùng phân tích qua bài thảo luận của nhóm 1 chúng em
2 Câu hỏi nghiên cứu:
“Xây dựng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong việc lựa chọn các loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định.”
3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Hiểu hơn về những hành vi và lựa chọn của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các loại hàng hóa, sản phẩm tại một thời điểm tiêu dùng nhất định để tối ưu hóa lợi ích
Từ đó rút ra ý nghĩa của thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu với các lý thuyết khác trong kinh tế vi mô và rút ra những bài học trong việc tiêu dùng trong thực tế Vì vậy các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác định là:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng
Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định định lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hành vi và sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hàng hóa để mua của người tiêu dùng
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên một người tiêu dùng trong việc chọn 3 loại hàng hóa ở một thời điểm tiêu dung nhất định
5 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu các lý thuyết và lý luận về sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng từ đó
để xây dụng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong việc lụa chọn 3 lọai hàng hóa dựa trên phương diện lợi ích và giá cả Dựa trên những phương pháp cơ bản:
Trang 4 Phương pháp thu tập dữ liệu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
Phương pháp xử lý số liệu
II Cơ sở lý thuyết:
1 Phân tích một số khái niệm, định nghĩa cơ bản:
1.1 Lợi ích (U):
Lợi ích (U) chỉ sự hài lòng, thỏa mãn của người tiêu dùng do tiêu dùng một số lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định mang lại
Khi tiêu dùng một hàng hóa nào đó người tiêu dùng có thể hài lòng hoặc không hài lòng Khi đạt được sự hài lòng có nghĩa là hàng hóa đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
1.2 Tổng lơi ích (TU):
Tổng lợi ích (TU) là tổng mức độ thỏa mãn của một người tiêu dùng khi tiêu dùng một loại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định
Hàm tổng lợi ích có dạng: TU = f(X,Y)
Ví dụ: TU = 3X + 2Y,TU = X.Y
Công thức tính:
Đối với một loại hàng hóa và dịch vụ: TU = i i
Đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ: TU = TU + TU + TU …= X Y Z i
Ví dụ: Đối với một người tiêu dùng A:
1kg cá 10 đơn vị lợi ích
1kg thịt 20 đơn vị lợi ích
Như vậy, tổng lợi ích: 10+20=30 đơn vị lợi ích
1.3 Lợi ích cận biên (MU):
Lợi ích cận biên (MU): Là sự thay đổi trong tổng lợi ích khi tiêu dùng một lượng hàng hóa hay dịch vụ nhất định
Công thức: MU =TU/X = TU’(X) (X)
- TU là hàm liên tục: MU = TU/X(X)
- TU là hàm rời rạc: MU(X ) = TU(X ) – TU(X )n n n-1
Trường hợp tiêu dùng hai loại hàng hóa, tổng lợi ích được cho dưới dạng hàm số:
TUx,y=f(X,Y) thì lợi ích cận biên (MU) là đạo hàm bậc nhất của hàm tổng lợi ích (TU)
Công thức tính: MU = X/Y = TU’ ; MU = X/Y = TU’ (X) (X) (Y) (Y)
Ví dụ : Giả sử lợi ích của một người tiêu dùng A do mua hai hàng hóa X và Y, được
xác định bởi hàm sau : TU = X + 2Y Hãy tính lợi ích cận biên của việc tiêu dùng 2
hàng hóa X và Y ?
Lời giải:
Theo bài ra:
Lợi ích của việc tiêu dùng hàng hóa X là: MU = TU’ = 2Xx x
Lợi ích của việc tiêu dùng hàng hóa Y là: MU = TU’ = 2y y
1.4 Quy luật lợi ích cận biên giảm dần:
Trang 5- Nội dung quy luật: Nếu cứ tiếp tục tăng dần lượng tiêu dùng một loại hàng hóa nào
đó trong một khoảng thời gian nhất định, thì tổng lợi ích sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm dần còn lợi ích cận biên luôn có xu hướng giảm đi
=> Lợi ích cận biên có thể có giá trị âm
- Ý nghĩa của quy luật: không nên tiêu dùng quá nhiều một loại hàng hóa nào đó trong ngắn hạn
Ví dụ: Giả sử lợi ích của con người có thể đo được, ta có bảng minh họa lợi ích của
việc uống bia Hanoi của anh A trong một khoảng thời gian nhất định như sau:
Dựa vào biểu đồ tổng lợi ích trên ta thấy tổng lợi ích(TU) tiếp tục tăng lên khi tiêu dùng 5 cốc bia đầu tiên Nhưng tổng lợi ích tăng thêm với mức gia tăng ngày càng nhỏ
Chiều cao của mỗi bước gia tăng của đường TU trong biểu đồ trên biểu diễn cho lợi ích cận biên Phần gia tăng của TU có xu hướng giảm dần Tổng lợi ích TU sẽ còn tăng đến khi lợi ích cận biên dương
Dựa vào biểu đồ lợi ích cận biên trên ta thấy rằng: Khi anh A uống đến cốc thứ 6 thì
TUmax Nếu uống đến cốc thứ 7 thì cảm giác ngon và khoái cảm hoàn toàn biến mất thay vào đó là cảm giác đầy bụng, không muốn uống nữa Lúc này lợi ích cận biên
âm, TU giảm
- Mối quan hệ giữa TU và MU :
• Khi MU>0 thì TU tăng
• Khi MU<0 thì TU giảm
• Khi MU=0 thì TU đạt giá trị lớn nhất
Trang 6TU TU max
TUx
0 Qx
MU
MUx
0 Qx
Q *
Hình 1 Mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích cận biên
1.5 Đường bàng quan(U):
Khái niệm: Đường bàng quan là tập hợp các điểm phản ánh những giỏ hàng hóa khác nhau nhưng được một người tiêu dùng ưa thích như nhau (hay mang lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng này) khi tiêu dùng các loại hàng hóa trong một thời gian nhất định Đường bàng quan thường được giả định là có dạng lồi
Mỗi điểm trên một đường bàng quan thể hiện một giỏ hàng hóa Những điểm này nằm trên cùng một đường bàng quan hàm ý rằng khi sử dụng các giỏ hàng hóa đó, người tiêu dùng thu nhận được cùng một độ thỏa dụng như nhau, hay nói cách khác, anh ta (chị ta) có được sự hài lòng như nhau Vì vậy, một đường bàng quan cụ thể luôn gắn liền với một độ thỏa dụng nhất định, và điều này nói lên vị trí cụ thể của nó Những đường bàng quan khác nhau sẽ biểu thị các độ thỏa dụng khác nhau
Nói ngắn gọn, đường bàng quan là đường mô tả các giỏ hàng hóa khác nhau đem lại cho người tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng
Ví dụ: Giả sử có các giỏ hàng hóa X, Y khác nhau được tập hợp ở bảng dưới đây:
Giỏ hàng
Cả 3 giỏ hàng hóa A, B, C của 2 hàng hóa cùng tạo ra một mức lợi ích Thể hiện phối hợp này trên đồ thị ta được đường bàng quan:
Trang 7
*Nhận xét: Sở thích của người tiêu dùng có thể được mô tả bằng một tập hợp các
đường bàng quan tương ứng với mức lợi ích khác nhau (U , U , …) Các đường bàng 1 2
quan càng xa gốc tọa độ thì mức lợi ích càng cao (U3>U >U ).2 1
- Các tính chất của đường bàng quan:
Đường bàng quan luôn có độ dốc âm
Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau
Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thể hiện cho mức lợi ích
càng lớn và ngược lại
Đường bàng quan có dạng cong lồi về phía gốc tọa độ
2 Sự ràng buộc về ngân sách:
Đường bàng quan mô tả thị hiếu tiêu dùng của một người đối với các tổ hợp hàng hóa, dịch vụ khác nhau Tuy nhiên, thị hiếu lại không giải thích được hết các hành vi của người tiêu dùng Trên thực tế, việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào thu nhập hay khả năng chi trả của người tiêu dùng (còn gọi là giới hạn về ngân sách) 2.1 Đường ngân sách:
Khái niệm: Đường ngân sách là tập hợp các điểm mô tả các phương án kết hợp khác nhau về lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có thể mua được với mức ngân sách nhất định (giá cả của hàng hóa hay dịch vụ là biết trước)
Trang 8Ví dụ: Giả sử một người tiêu dùng đi mua hàng để chuẩn bị cho tiệc của công ty
Người này có thể chọn lựa 2 mặt hàng là pizza (chiếc) hoặc pepsi (lon) trong số ngân sách nhất định là 1000$ Giá pizza là 10$/chiếc, giá pepsi là 2$/lon Các khả năng tiêu dùng có thể xảy ra được mô tả như sau:
Số lượng
pizza Số lượngpepsi Tổng chi chopizza Tổng chi chopepsi Tổng chi tiêu
Nhìn vào bảng kết hợp phương án ta thấy, nếu người tiêu dùng lựa chọn pizza thay vì pepsi nhiều hơn thì số lượng pizza được lựa chọ sẽ giảm đi và ngược lại Nếu gọi số pizza và pepsi lần lượt là X và Y Khi đó, số lượng pizza và pepsi được sử dụng trong bữa tiệc phải thõa mãn phương trình sau:
10X + 2Y 1000≤
Phương trình này được gọi là phương trình giới hạn ngân sách
Khái quát lại, nếu ngân sách của người tiêu dùng là I, người này mua 2 loại hàng hóa
là X và Y với giá tương ứng là P và P thì số lượng hàng hóa mua được thõa mản x y
phương trình đường giới hạn ngân sách:
X.P + Y.P ≤ I x y
Trong trường hợp người tiêu dùng này sử dụng hết toàn bộ ngân sách, chúng ta sẽ có phương trình đường ngân sách:
X.P x + Y.P = I y
Độ dốc đường ngân sách được xác định bằng tỉ lệ giá
Dấu (-) trong công thức trên cho biết độ dốc của đường ngân sách có giá trị âm bởi
vì đường ngân sách có hướng đi xuống từ trái sang phải Như vậy, độ dốc của đường ngân sách là nghịch dấu của tỉ giá của hai hàng hóa X và Y Nó biểu diễn tỷ lệ đánh đổi giữa X và Y có nghĩa là khi mua thêm một đơn vị hàng hóa X, cá nhân phải giảm
Trang 9bớt đơn vị hàng hóa Y Trong đó, giá của hàng hóa X và Y là giá cả thị trường được hình thành bởi cung cầu trên thị trường hàng hóa tương ứng
Hình 3.10 Đường ngân sách
Đồ thị đường ngân sách là đường dốc xuống về phía phải, có độ dốc âm Ta có thể minh họa đường giới hạn tiêu dùng bằng hình 3.10 với hai loại hàng hóa là X và Y Tại điểm A, người đó dùng hết tiền cho Y, vậy lượng hàng hóa Y tối đa có thể mua được là Tại B người đó dùng hết tiền mua hàng hóa X, vậy lượng hàng hóa X tối đa
có thể mua được là Nối các điểm này lại ta có đường ngân sách I
Người tiêu dùng có thể tiêu dùng các giỏ hàng hóa nằm trên hoặc nằm trong đường ngân sách Tất cả những giỏ hàng nằm ngoài đường ngân sách là không thể đạt tới vì vượt quá ngân sách của cá nhân, còn những giỏ hàng nằm phía trong đường ngân sách là những giỏ hàng hóa cho ta thấy người tiêu dùng chưa sử dụng hết ngân sách Trường hợp người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hơn hai loại hàng hóa thì phương trình giới hạn ngân sách được xác định bằng:
X.Px + Y.Py + Z.Pz + ≤ I
2.2 Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách:
Khi thu nhập tăng (giảm), đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra phía ngoài (vào bên trong) so với đường ngân sách ban đầu
Trang 102.3 Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách:
Khi giá của một trong hai loại hàng hóa thay đổi, trong điều kiện thu nhập giữ nguyên thì đường ngân sách sẽ xoay lấy trụ xoay là điểm cắt giữa đường ngân sách
và trục biểu thị hàng hóa có giá trị không thay đổi
Khi giá của hai loại hàng hóa cùng thay đổi, giá của X và Y thay đổi cùng tỉ lệ
X 0
I 0
I 1
I 2
Trang 11
3 Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu:
Với nguồn thu nhập hạn chế, người tiêu dùng phải đánh đổi giữa hàng hóa này và
hàng hóa khác Vì vậy họ phải tìm cách để đạt được sự thỏa mãn tối đa Sự lựa chọn của họ bị tác động bởi các nhân tố chủ quan (sở thích, thị hiếu ) và bị ràng buộc bởi các yếu tố chủ quan (ngân sách, giá cả, )
Lựa chọn tiêu dùng tối ưu là việc lựa chọn một cơ cấu tiêu dùng hàng hóa hợp lí để đạt được tổng lợi ích tối đa
3.1 Tối ưu hóa lợi ích với mức ngân sách nhất định:
3.1.1 Tiếp cận từ TU, MU:
Nguyên tắc tối đa hóa lợi ích là phải so sánh giữa lợi ích cận biên và chi phí bỏ ra sao cho mặt hàng mà người tiêu dùng lựa chọn có lợi ích cận biên trên một đồng chi tiêu là lớn nhất
Giả sử: Người tiêu dùng có mức ngân sách 10 USD dùng để mua 2 loại hàng hóa A
và B với giá tương ứng 1 USD/đơn vị và 2 USD/đơn vị
Số lượng
1
2
3
4
5
6
7
30
28
24
20
16
12
10
30 28 25 22 16 12 10
15 14 12,5 11 8 6 5
48 93 129 162 183 198 207
48 45 36 33 21 15 9
16 14 12 11 7 5 3 Giải:
* Cách 1:
- Xét đơn vị tiêu dùng thứ nhất:
= 15 < = 16
Đơn vị thứ nhất người tiêu dùng sẽ chọn mua loại hàng hóa B
Số tiền còn lại trong ngân sách của người tiêu dùng là 10 – 3 = 7
- Xét đơn vị tiêu dùng thứ hai (do hàng hóa A chưa được mua nên ta xét đơn vị thứ 2 của hàng hóa B với đơn vị thứ 1 của hàng hóa A):
= = 14
Đơn vị thứ hai người tiêu dùng sẽ chọn cả 2 loại hàng hóa
Số tiền còn lại trong ngân sách của người tiêu dùng là 7 – (2+3) = 2
Trang 12- Xét đơn vị tiêu dùng thứ ba:
= 12,5 > = 12
Đơn vị thứ ba người tiêu dùng sẽ chọn hàng hóa A
Số tiền còn lại trong ngân sách của người tiêu dùng là 2 – 2 = 0
Vậy người tiêu dùng sẽ lựa chọn 2 đơn vị hàng hóa A, 2 đơn vị hàng hóa B
* Cách 2:
Từ bảng trên t thấy có 3 cặp A,B thỏa mãn = :
+ A = 2, B = 2
+ A = 4, B = 4
+ A = 6, B = 7
Thay từng cặp A,B trên vào phương trình: I = A + B
Ta thấy chỉ có cặp A = 2, B = 2 thỏa mãn
Kết luận: Người tiêu dùng sẽ chọn mua loại hàng hóa có MU/P lớn hơn để tăng tổng
lợi ích Khi MU/P của 2 loại hàng hóa bằng nhau thì người tiêu dùng sẽ không còn tăng lợi ích bằng cách chuyển tiêu dùng giữa hai loại hàng hóa được nữa
Ta có phương trình cân bằng trong tiêu dùng:
= Đồng thời thỏa mãn phương trình: I = A + B.
3.1.2 Tiếp cận từ đường bàng quan và đường ngân sách:
- Đường ngân sách là tập tất cả cách kết hợp khác nhau của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua thỏa mãn cùng một mức thu nhập
- Đường bàng quang là tập hợp tất cả các điểm mô tả cách kết hợp hàng hóa khác nhau nhưng mang lại lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng
Tập hợp hàng hóa phải thỏa mãn hai điều kiện:
Tổng chi phí nằm trên đường ngân sách
Nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất có thể
Qua hai điều kiện trên, ta có: Điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu được xác định khi đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quang