1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TỔNG HỢP ĐỀ THI THUẾ

55 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng hợp đề thi thuế
Chuyên ngành Thuế
Thể loại Đề thi
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

ĐỀ THI THUẾ 1 PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG - SAI Câu 1: Thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) NHẬN ĐỊNH SAI: Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; CSPL: điểm b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 Câu 2: Doanh nghiệp quyết toán thuế khi chia DN, nếu có số thuế TTĐB nộp thừa thì sẽ được hoàn lại thuế. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG: Khi doanh nghiệp bị chia, doanh nghiệp này chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý nên căn cứ trên cơ sở quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ hoàn lại thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa. CSPL: điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 3: Doanh nghiệp quyết toán thuế khi sáp nhập, nếu có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa thì sẽ được hoàn lại thuế. Nhận định đúng. Khi doanh nghiệp bị sáp nhập, doanh nghiệp này chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý nên căn cứ trên cơ sở quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ hoàn lại thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa. CSPL: điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 4: Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện chịu thuế, doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hàng hóa được thông quan/ giải phóng hàng hóa. NHẬN ĐỊNH SAI: Về nguyên tắc sẽ phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hàng hóa được thông quan. Nhưng trong trường hợp hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên hoặc có bảo lãnh ngân hàng về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu thì nộp thuế sẽ thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan. Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. PHẦN II: CÂU HỎI LÝ THUYẾT * Phân biệt giữa khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT Cơ sở pháp lý: Điều 12 và Điều 13 tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH hợp nhất Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung bởi:Luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13. 1. Khấu trừ thuế: - Mục đích: Khấu trừ thuế là quá trình trừ đi các khoản thuế thuộc về cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp từ thu nhập hoặc số tiền phải trả. - Phương thức thực hiện: Khấu trừ thuế thường được áp dụng trong quá trình tính toán thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi tính thuế các mức thuế có thể được áp dụng trực tiếp vào thu nhập hoặc số tiền phải trả theo hình thức khấu trừ từ nguồn thu nhập gốc.

Trang 1

ĐỀ THI THUẾ 1

PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG - SAI Câu 1: Thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)

NHẬN ĐỊNH SAI: Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ

từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưuđãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

CSPL: điểm b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

Câu 2: Doanh nghiệp quyết toán thuế khi chia DN, nếu có số thuế TTĐB nộp thừa thì sẽ được hoàn lại thuế.

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG:

Khi doanh nghiệp bị chia, doanh nghiệp này chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý nên căn cứ trên cơ

sở quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ hoàn lại thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa

CSPL: điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 3: Doanh nghiệp quyết toán thuế khi sáp nhập, nếu có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa thì sẽ được hoàn lại thuế.

Nhận định đúng Khi doanh nghiệp bị sáp nhập, doanh nghiệp này chấm dứt tồn tại về mặt

pháp lý nên căn cứ trên cơ sở quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ hoàn lại thuế tiêu thụ đặcbiệt nộp thừa

CSPL: điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 4: Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện chịu thuế, doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hàng hóa được thông quan/ giải phóng hàng hóa.

NHẬN ĐỊNH SAI:

Về nguyên tắc sẽ phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hàng hóa được thông quan Nhưng trong trường hợp hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên hoặc có bảo lãnh ngân hàng về thực hiện nghĩa

vụ nộp thuế nhập khẩu thì nộp thuế sẽ thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan

Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

PHẦN II: CÂU HỎI LÝ THUYẾT

* Phân biệt giữa khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT

Cơ sở pháp lý: Điều 12 và Điều 13 tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH hợp nhất

Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung bởi:Luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13

Trang 2

- Ví dụ: Trong trường hợp thuế thu nhập cá nhân, mức thuế thu nhập cá nhân được tính trừ đi cùng với các khoản khấu trừ thuế như các khoản miễn thuế, khoản giảm thuế, và các khoản khấu trừ khác từ thu nhập cá nhân Như vậy, thuế được tính dựa trên thuế thu nhập ròng sau khitrừ đi các khoản khấu trừ thuế.

2 Hoàn thuế giá trị gia tăng:

- Mục đích: Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc trả lại số tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) đã trả trong quá trình mua hàng, dịch vụ hoặc sản xuất

- Phương thức thực hiện: Hoàn thuế giá trị gia tăng thường áp dụng trong hệ thống thuế giá trị gia tăng và phần lớn thực hiện thông qua việc gửi đơn yêu cầu hoàn thuế đến cơ quan thuế Sau khi kiểm tra và xác nhận thông tin, cơ quan thuế sẽ hoàn lại số tiền thuế VAT đã trả cho người yêu cầu

- Ví dụ: Trong trường hợp các doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ hoặc sản xuất và trả số tiền VAT cho cơ quan thuế, họ có thể yêu cầu hoàn lại số tiền này trong trường hợp có điều kiện hoàn thuế theo quy định pháp luật

Tóm lại, khấu trừ thuế là quá trình trừ đi các khoản thuế thuộc về cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp từ thu nhập hoặc số tiền phải trả, trong khi hoàn thuế giá trị gia tăng là việc trả lại số tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) đã trả trong quá trình mua hàng, dịch vụ hoặc sản xuất

kê khai

1 Thuế TNDN Doanh nghiệp có thu nhập

từ sản xuất, kinh doanh

Điều 2, 3 Luật thuế TNDN

2 Thuế GTGT Sản xuất, kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế GTGT

Điều 2, 3, 4 Luật thuếGTGT

Điều 24 và 33 Luật thuế TNCN

Trang 3

Đơn vị phụ thuộc của Công ty TNHH nước suối xanh kê khai và nộp thuế GTGT, thuế tài

nguyên, thuế TNCN của người lao động

2/ Trong kỳ tính thuế tháng 2/2023 cty khai thác được 480.00m3 nước và xuất bán thịtrường trong nước được 640.000 chai với giá bán 10.000đ/1 chai (chưa có thuế GTGT)

a/Trong kỳ tính thuế Công ty phải kê khai và nộp thuế Tài Nguyên (cho 480.00m 3 nước

suối thiên nhiên khai thác được) và Thuế GTGT (cho 640.000 chai nước suối thiên nhiên xuất bán thị trường trong nước)

b/ Tính số thuế GTGT đầu ra tháng 2/2023

Căn cứ theo Điều 6,7,8 Luật thuế giá trị gia tăng, chúng ta xác định được:

Tiền thuế giá trị gia tăng đầu ra là (640.000*10.000)* 10% = 640.000.000 đồng

ĐỀ THI THUẾ 2

PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG - SAI Câu 1: Doanh nghiệp quyết toán thuế khi chia DN, nếu có số thuế TTĐB nộp thừa thì sẽ được hoàn lại thuế.

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG:

Khi doanh nghiệp bị chia, doanh nghiệp này chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý nên căn cứ trên cơ

sở quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ hoàn lại thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa

CSPL: điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 2: Người nộp thuế nếu có hành vi trốn thuế, gian lận thuế có thể bị xử phạt hành chính từ 01 đến 5 lần số tiền thuế trốn, tiền thuế gian lận.

Nhận định sai Ngoài việc bị buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền thuế gian lận, người nộp thuế

bị phạt từ 01 đến 03 lần số tiền thuế trốn

Cơ sở pháp lý: Điểm d Khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019

Câu 3: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu một lần tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Nhận định Sai Đối với loại thuế này, cứ mỗi chu kỳ 05 năm sẽ kê khai để tính số thuế sẽ phải

Trang 4

a) Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế

sử dụng đất phi nông nghiệp của cơ quan thuế

Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp một lần trong năm chậm nhất là ngày 31 tháng 10

CSPL: điểm a , Khoản 1 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Câu 4: Tất cả rượu, bia nhập khẩu vào việt nam đều là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

NHẬN ĐỊNH SAI:

Nhận định sai Mặc dù rượu, bia là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng nếu đây là hàng

hóa mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu; hoặc là quà tặng cho cơ quan nhà nước; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế … thì trở thành đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Căn cứ pháp lý: K2, Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

PHẦN II: CÂU HỎI LÝ THUYẾT

* Nêu ý nghĩa của việc đánh thuế bảo vệ môi trường? Anh/chị có nhận xét gì về quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường hiện nay?

Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế do nhà nước ban hành, đánh vào các sản phẩm

hàng hóa, dịch vụ mà khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường Khoản 1 Điều 2 Luật thuế

bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra định nghĩa: “Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường” Như vậy, ở Việt Nam, thuế môi trường được thể hiện dưới tên gọi “thuế bảo vệ môi trường” Thuế bảo vệ môi trường là một trong các loại thuế do nhà nước ban hành nên

trước hết nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của thuế như: tính bắt buộc; tính gắn liền với yếu tố quyền lực nhà nước và nó không mang tính đối giá, tính hoàn trả trực tiếp

I/Việc đánh thuế bảo vệ môi trường có ý nghĩa như sau:

1 Khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường hơn

Cơ sở kinh tế ban hành thuế BVMT là sự cần thiết khách quan của việc đưa chi phí “gây ô nhiễm môi trường” (các yếu tố ngoại ứng) và giá bán của hàng hóa Trước đây khi chưa có thuếBVMT, chi phí này không được tính trong gia hàng hóa khi giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa bao gồm đầy đủ chi phí xã hội, thì những đánh giá của thị trường sẽ méo mó, không chính xác, tạo cơ hội trục lợi cho cá nhân và doanh nghiệp.Thuế BVMT sẽ giúp thực hiện nguyên tắc

“người gây ô nhiễm phải chi trả” Buộc các chủ thể gây ô nhiễm và các liên đới phải chịu trách nhiệm về chi phí do hoạt động gây ô nhiễm của họ bằng cách đưa chi phí ngoại ứng vào giá Thuế BVMT làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa Từ đó có thể sử dụng thuế để kích thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng BVMT Đối với cả người tiêu dùng (muốn mua với giá thấp hơn) và nhà sản xuất (bán được nhiều sản phẩm hơn, lợi nhuận cao hơn) thì thuế BVMT sẽ

có tác dụng khuyến khích, điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường hơn

2 Thúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ

Nếu đánh thuế BVMT mà giá nhiên liệu tăng thì điều này sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình và sản phẩm mới

Rõ ràng thuế BVMT có thể giúp chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng việc tăng giá sản phẩm tự nhiên Thuế BVMT có tác

Trang 5

động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng Đặc biệt, khi các dấu hiệu về giá được dự báo dần dần vượt qua mức giá dự kiến trong kế hoạch dài hạn của nền công

nghiệp

3 Tác động về mặt xã hội

Thu thuế BVMT sẽ góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường Thuế BVMT góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu,

than…) Từ đó, tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử

lý ô nhiễm Nâng cao ý thức BVMT trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các cá nhân, tổ chức; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường

4 Tác động về mặt môi trường

Thuế BVMT góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêucực đến môi trường (khí Cacbon, lưu huỳnh thải ra khi sử dụng xăng, dầu, than, HCFC ảnh hưởng tới môi trường không khí và tầng ôzôn, tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, gây hiệu quả nghiêm trọng đối với con người và thiên nhiên cũng như tổn thất về kinh tế) Từ đó, hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn với BVMT

5.Tăng nguồn vốn đầu tư cải tạo môi trường

Với khung thuế quy định tại Luật, dự kiến số thu thuế BVMT thu sẽ tăng, tùy thuộc vào quy định mức cụ thể do UBTVQH quyết định trong giới hạn Khung quy định trong Luật Đây là nguồn thu đáng kể, nhằm đầu tư cải tạo môi trường

Luật thuế BVMT là công cụ quan trọng, cùng với hệ thống các công cụ khác: Giáo dục, đầu tư, hành chính,… nhằm thực hiện được các mục tiêu BVMT tại Việt Nam

II nhận xét của cá nhân em về quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường hiện nay

Ngày 15/11/2010, Quốc đã thông qua Luật thuế bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường.Luật được ban hành có vai trò quan trọng trong việc tạo khuôn khổ pháp lí đồng bộ, ổn định điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệmôi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần làm thay đổi hành vi của tổ chức, cá nhân, nâng cao

ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, khắc phục hạn chế trong chính sách thu hiện hành, tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Hiện nay nguồn thu từ các loại phí bảo vệ môi trường còn rất hạn chế do các loại phí này

có tính pháp lý thấp, mức thu thấp nên tác động, hiệu quả không cao Đối với các chính sách thuế như trên đã đề cập, mục tiêu bảo vệ môi trường không phải là mục tiêu chính, vì vậy việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự

án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường đã góp một phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường nhưng chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường Vì vậy, cần thiết phải xây dựng chính sách thuếriêng về bảo vệ môi trường để thu vào các sản phẩm gây ô nhiễm, những sản phẩm mà việc sử dụng chúng gây tác động xấu tới môi trường

Trang 6

PHẦN III: BÀI TẬP

Công ty cổ phần B là doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh đa ngành nghề gồm: Nhập

khẩu và phân phối xe ôtô; nhập khẩu và phân phối dầu nhờn; vận tải Được biết Công ty này có trụ sở chính tại TP.HCM và đồng thời là cửa hàng trưng bày xe đặt tại khu đất thuộc quyền sử dụng của công ty

a/ Trong quá trình kinh doanh các ngành nghề trên, Công ty cổ phần B phải kê khai các loại thuế nào? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý

b/ Tại thời điểm Công ty cổ phần B thành lập, ông A đã góp 1 tỷ đồng để trở thành cổ đông sáng lập của Cty Nay ông A quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần này cho các cổ đông sáng lập còn lại với tổng giá trị chuyển nhượng là 1,3 tỷ đồng

- Được biết ông A là cá nhân cư trú

- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ký ngày 01/11/2017 và có hiệu lực từ ngày ký kết

- Cty cổ phần B nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký doanh nghệp (thay đổi thành viên góp vốn) tại sở KH&ĐT TPHCM vào ngày 10/11/2017

- Sở KH&ĐT TPHCM cập nhật thông tin thay đổi trên giấy chứng nhận đăng ký DN vào ngày 12/11/2017

Khi chuyển nhượng vốn như trên ông A phải nộp các khoản thuế nào? Số tiền thuế là bao

kê khai

TNDN

Doanh nghiệp có thu nhập

từ sản xuất, kinh doanh

Điều 2, 3 Luật thuế TNDN

Điều 2, 3, 4 Luật thuếGTGT

Nếu có nhập khẩu xe ô tô dưới 24 chỗ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Điều 2, 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

0.25 đ

vệ môi trường

Nhập khẩu dầu nhờn là đốitượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Điều 3, 5 Luật thuế BVMT

0.25 đ

Trang 7

6 Thuế sử

dụng đất phi nông nghiệp

Công ty có sử dụng đất phinông nghiệp cho sản xuất, kinh doanh (trụ sở chính cty, cửa hàng trưng bày)

Điều 2, 4 Luật thuế

sử dụng đất phi nông nghiệp

0.25 đ

nhập cá nhân

Kê khai với vai trò là đơn

vị khấu trừ thuế thu nhập

cá nhân của người lao động

Điều 24 và 33 Luật thuế TNCN

0.25 đ

b.Khi chuyển nhượng vốn như trên ông A phải nộp các khoản thuế nào? Số tiền thuế là bao nhiêu?

Khi chuyển nhượng vốn như trên

ông A phải nộp thuế Thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn CSPL: điểm b, khoản 4, điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC

Thuế Thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn = (1,3tỷ -1 tỷ )*20%= 60.000.000đ

ĐỀ THI THUẾ 3

PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG - SAI Câu 1: Nếu doanh nghiệp tiêu dùng nọi bộ hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

do mình sản suất ra thì DN đó không phải nộp thuế TTĐB,

NHẬN ĐỊNH SAI: DN vẫn phải nộp thuế TTĐB do không thuộc đối tượng không phải nộp

thuế TTĐB quy định tại Điều 3 Luật Thuế TTĐB NĐ 108/2015 NĐ-CP

Câu 2: Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất luôn là giá đất tại bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo qđ của pháp luật đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

NHẬN ĐỊNH SAI:

Trường hợp đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

mà thời hạn thuê đất nhỏ hơn thời hạn của loại đất quy định tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ được xác định như sau:

Giá đất của thời hạn thuê

Theo Khoản 1 Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan

và Đ86 Luật Hải quan quy định:

Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Trang 8

Cơ sở pháp lý: Điểm d Khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019

PHẦN II: CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân là gì? Nêu nhận xét của A/c về quy định Giảm trừ gia cảnh theo luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành

1/Giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

- Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

- Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng

Để xác định người phụ thuộc nhằm xét giảm trừ gia cảnh được hướng dẫn tại Thông tư

Đồng thời, nâng mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệuđồng/tháng và áp dụng ngay từ kỳ tính thuế năm 2020

Nhờ việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân đã góp phần giảmbớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp được giảm đối với mọi đối tượng đang nộpthuế thu nhập cá nhân

Trang 9

Quy định về giảm trừ trước khi tính thuế đảm bảo nguyên tắc cá nhân cần phải có một mức thunhập nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: ăn, ở, đi lại, học tập,khám chữa bệnh , vì thế, thu nhập trên ngưỡng này mới phải nộp thuế"

Việc áp dụng các khoản giảm trừ còn hướng tới mục tiêu loại trừ các đối tượng có thu nhậpthấp ra khỏi diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay vẫn đảm bảo cao hơn thu nhập bình quân đầu người, mứclương tối thiểu vùng hay mức sống trung bình của cả nước

Ngoài ra, cá nhân có khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì Luật thuếthu nhập cá nhân đã có quy định giảm thuế cho các trường hợp này

Tuy nhiên Chính sách thuế TNCN hiện hành mới chỉ quy định giảm trừ gia cảnh áp dụng đối với cá nhân thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công còn cá nhân có các loạithu nhập khác không được áp dụng mức giảm trừ gia cảnh điều này làm nảy sinh sự bất bình đẳng

trong bối cảnh giá hàng hóa tiêu dùng leo thang cần phải sửa đổi Luật Thuế TNCN theo hướng:Nâng mức giảm trừ gia cảnh để giảm gánh nặng cho người dân

Và mức giảm trừ gia cảnh nên căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng Cụ thể, mỗi năm khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ cũng tự động tăng theo, thay vì quy định cứng ở mức cố định

CSPL: Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2009, được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2013

PHẦN III: BÀI TẬP

1/ Tại thời điểm nhập khẩu phải kê khai và nộp thuế gì ?

Chiếc xe ô tô 7 chỗ nhập khẩu từ Thái Lan là đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (căn cứ theo Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng)

Tại thời điểm nhập khẩu, Công ty TNHH B phải kê khai và nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (Khoản 2 Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định 83/2013/NĐ-CP)

Các khoản thuế mà Công ty TNHH B phải nộp (căn cứ Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điều 86 Luật Hải quan; Điều 5, Khoản 2 Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật 106/2016/QH13; Điều 6, Khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 31/2013/QH13)

Giá tính thuế nhập khẩu = 37.000 * 22.500= 832.500.000 đồng

Thuế nhập khẩu =832.500.000 * 30% = 249.750.000 đồng

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = 832.500.000 + 249.750.000 = 1.082.250.000 đồng

Thuế tiêu thụ đặc biệt = 1.082.250.000 * 40% = 432.900.000 đồng

Giá tính thuế GTGT = 832.500.000 + 249.750.000 + 432.900.000 = 1.515.150.000 đồng Thuế GTGT = 1.515.150.000 đồng * 10% = 151.515.000 đồng

2/ Tại thời điểm đăng ký xe, Công ty nộp lệ phí trước bạ là bao nhiêu?

Theo điểm a, khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về mức lệ phí trước bạ ô tô là10%

Theo K2, Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP

* Giá tính lệ phí trước bạ= 832.500.000 + 249.750.000 + 432.900.000 + 151.515.000 =

1.666.665.000 đồng

Trang 10

Như vậy tại thời điểm đăng ký xe,

* Công ty nộp lệ phí trước bạ là : 1.666.665.000 * 10% = 166.666.500 đồng Căn cứ Điều 6 Nghị định 10/2022/NĐ-CP

3/ Khi mua xe ông C phải chịu thuế trước bạ là 2%

1.700.000.000 * 2% = 34.000.000 đồng

Trang 11

ĐỀ SỐ 18

PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG - SAI Câu 1: Doanh nghiệp quyết toán thuế khi sáp nhập, nếu có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa thì sẽ được hoàn lại thuế.

Nhận định đúng Khi doanh nghiệp bị sáp nhập, doanh nghiệp này chấm dứt tồn tại về mặt

pháp lý nên căn cứ trên cơ sở quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ hoàn lại thuế tiêu thụ đặc

CSPL: điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 2: Thời hạn nộp thuế chậm nhất luôn là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế.

CSPL: Điều 55 Luật quản lý thuế 2019

Câu 3: Nếu doanh nghiệp tiêu dùng nội bộ hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

do chính mình sản suất ra thì DN đó không phải nộp thuế TTĐB,

NHẬN ĐỊNH SAI: DN vẫn phải nộp thuế TTĐB do không thuộc đối tượng không phải nộp

thuế TTĐB quy định tại Điều 3 Luật Thuế TTĐB và Điều 3 Nghị định 108/2015 NĐ-CP

Câu 4: Người tiêu dùng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường (thuộc đối tượng chịu thuế bảo

vệ môi trường) là người chịu thuế bảo vệ môi trường.

b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ màkhông xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế

PHẦN II: CÂU HỎI LÝ THUYẾT

* Phân biệt các trường hợp miễn thuế, hưởng thuê xuất 0% và không thuộc diện chịu thuế theo quy định của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu? tại sao lại quy định thành 03 nhóm khác nhau này?

Trang 12

Các trường hợp miễn thuế, hưởng thuế suất 0% và không thuộc diện chịu thuế được quyđịnh thành 3 nhóm khác nhau để đảm bảo tính công bằng trong việc thu thuế và hỗ trợ cho cáchoạt động kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu

1 Miễn thuế: Trường hợp này thường được áp dụng cho các hàng hóa hoặc dịch vụ cótính chất đặc biệt, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi chocác cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong trường hợp các sảnphẩm được coi là thiết yếu cho đời sống như thuốc, vắc xin, sản phẩm y tế Từ Điều 5 đếnĐiều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về những đối tượng và trường hợpđược miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu

2 Hưởng thuế suất 0%: Trường hợp này được áp dụng để giảm bớt chi phí cho các doanhnghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu Đồng thời, cũng nhằm thúc đẩy hoạtđộng sản xuất, kinh doanh trên thị trường nội địa và quốc tế

Căn cứ Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC

quy định: Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xâydựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa,dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụngmức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cánhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trongkhu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định củapháp luật

3 Không thuộc diện chịu thuế: Trường hợp này thường được áp dụng cho các hàng hóahoặc dịch vụ không có tính chất thương mại, không có giá trị kinh tế cao, không thuộc danhsách hàng hóa hoặc dịch vụ chịu thuế theo quy định của pháp luật

Căn cứ tại Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định, các đối tượngkhông chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nướcngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khuphi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu

Việc quy định thành 3 nhóm khác nhau này giúp cho việc thu thuế được thực hiện đúngquy định pháp luật, đồng thời cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tronghoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và hỗ trợ cho việc giảm chi phí sản xuất, kinh doanhcủa các doanh nghiệp

Trang 13

Ngày 25/10/20** Chi cục thuế Quận 1 -TP.HCM (cơ quan quản lý thuế đối với CTY TNHHXuân Hoa) yêu cầu CTY TNHH Xuân Hoa cung cấp thông tin liên quan đến chuyển nhượng vốncủa thành viên

Ngày 31/10/20** Chi cục thuế Quận 1 mời bà Hoa lên làm việc và lập biên bản về việc bàHoa không nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

HỎI:

1/ Chi cục thuế Quận 1 lập biên bản hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chínhđối với bà Hoa là đúng hay sai? tại sao?

TRẢ LỜI:

1/ Chi cục thuế Quận 1 lập biên bản hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

đối với bà Hoa là ĐÚNG, tại vì Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa

đổi bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế:

Cá nhân phải khai thuế theo từng lần phát sinh đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của

Cơ sở pháp lý: Điều 12 và Điều 13 tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH hợp nhất

Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung bởi:Luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13

Điều 12 Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

VỀ KHẤU TRỪ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU VÀO: Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau: Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;

Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra;

Trang 14

Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ; Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ; Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểmtra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu: Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;

Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi làthanh toán không dùng tiền mặt VỀ HOÀN THUẾ GTGT: Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấutrừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo

Điều 13 Các trường hợp hoàn thuế

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo

Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan

Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ Câu 1 Trình bày tóm tắt các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của

pháp luật hiện hành? Theo quan điểm của anh/chị thì có nên mở rộng các loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không? Tại sao? (3đ)

Gợi ý trả lời:

Trang 15

Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân: sinh viên căn cứ vào quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bổ sung bởi Luật số 26/2012/QH13 và Luật số

71/2014/QH13) Luật thuế thu nhập cá nhân đang quy định 10 nhóm thu nhập thuộc diện chịu thuế

1.Thu nhập từ kinh doanh

Đây là các khoản thu nhập có được khi sản xuất, kinh doanh các hàng hóa,dịch vụ thuộc lĩnh vực ngành nghề được phép kinh doanh Hoặc cá nhân đang hành nghề độc lập như bác sĩ, dược

sĩ, giám định viên, luật sư có thu nhập từ các hoạt động hành nghề của mình

2.Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công gồm 02 loại:

Một là, các khoản thu nhập của cá nhân có nguồn gốc từ công lao động được trả theo hợp đồng lao động

Hai là, các khoản thu nhập của cá nhân mang tính chất thù lao công việc, hay còn gọi là tiền công, được hưởng theo thỏa thuận, hợp đồng đã giao kết hoặc theo quy chế, quy định của doanhnghiệp, tổ chức

3.Thu nhập từ đầu tư vốn

Là các khoản thu nhập cá nhân được nhận do vốn đầu tư có sinh lời Chẳng hạn như tiền lãi thu được từ việc cho vay vốn; cổ tức nhận được do góp vốn vào công ty cổ phần; l.i trái phiếu; lợi nhuận được chia từ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp, dự án đầu tư…

4 Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Là khoản thu nhập mà cá nhân có được do chuyển nhượng vốn đã đầu tư

5 Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Là khoản thu nhập mà cá nhân có được do chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất bao gồm cả tài sản đã hình thành hoặc hình thành trong tương lai; chuyển nhượng các quyền thuê đất; hoặc nhận được dưới hình thức khác như nhượng lại hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

8.Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Là các khoản thu nhập của cá nhân có được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại, kể cả nhượng lại quyền thương mại

9.Thu nhập từ thừa kế

Là các khoản thu nhập của cá nhân có được do thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luậtđối với tài sản thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng Như vậy, thì cá nhân không phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế là các loại tài sản không thuộc loại nhưtrên

10 Thu nhập từ quà tặng: Là các khoản thu nhập của cá nhân có được do quà tặng là các tài

sản gồm

chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng

Trang 16

*Trình bày quan điểm cá nhân về mở rộng các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân: sinh viên nêu ý kiến cá nhân kèm theo lập luận và giải thích (1.5 điểm)

Theo quan điểm của cá nhân em Nhà nước ta nên

bổ sung quy định cụ thể các khoản thu nhập khác (như thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản là tên miền internet, sim - số điện thoại ) là thu nhập chịu thuế

Bởi vì thực tiễn phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và các hình thức hoạt động kinh doanh mới đã phát sinh một số khoản thu nhập khác của cá nhân, thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản, quyền tài sản là tên miền internet, sim - số điện thoại, biển số xe

Do đó việc không đánh thuế đối với các khoản thu nhập nêu trên là chưa bảo đảm tính công bằng giữa các cá nhân có phát sinh thu nhập, đồng thời có thể dẫn đến tình trạng lợi dụng chính sách để chuyển từ việc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (theo mức thuế suất thông thường là 20%) sang áp dụng quy định về thuế TNCN hiện nay (không phải nộp thuế)

Hay cần bổ sung quy định đối với thu nhập của cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ, theo hướng áp dụng thuế suất cao hơn đối với giao dịch bất động sản

mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn để có mức độ điều tiết hợp lý và hạn chế tình trạng đầu cơ, bong bóng bất động sản

Đồng thời bổ sung quy định cụ thể đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, bởi lẽ, đây là việc phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh, giao dịch

chứng khoán của cá nhân, phân biệt với chứng khoán cơ sở, qua đó góp phần tăng thu NSNN

Vì vậy việc bổ sung nhóm thu nhập như trên sẽ mang tính bao quát hơn, đồng thời thể hiện đúng tinh thần, chủ trương mà Bộ Chính trị, Quốc hội đã đặt ra là đẩy mạnh các biện pháp khai thác dư địa thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, mở rộng cơ sở thuế

Câu hỏi 1: Trình bày các điểm cơ bản của thuế để phân biệt thuế với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước?

- Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước Thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đều được trích nộp bằng tiền Tuy nhiên để phân biệt thuế với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước sẽ dựa trên các đặc điểm cơ bản chỉ có ở thuế như sau:

- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mang tính quyền lực của Nhà nước Cá nhân, tổ chức phải nộp thuế khi thuộc các trường hợp, điều kiện do luật định Cụ thể là họ có tác động lên đối tượng mà theo luật quy định đây là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm nộp thuế

- Khác với một số khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, thuế không mang tính đối giá Nghĩa vụ thuế là nghĩa vụ mang tính một chiều mà người nộp thuế phải thực hiện đối với Nhà nước Trước, trong và sau khi nhận được khoản tiền thuế, Nhà nước không cần phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ trực tiếp nào đối với người chịu thuế cũng như người nộp thuế

- Khác với một số khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp Tiền thuế không được sử dụng cho các mục đích cung cấp dịch vụ, phục vụ lợi ích riêng của người chịu thuế và người nộp thuế Tiền thuế được sử dụng chi cho các mục tiêu của Nhà nước

- Nhà nước thông qua công cụ thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phân phối thu nhập Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không thể hiện chức năng này

Câu hỏi 2: Trình bày các nguyên tắc quản lý thuế.

Nguyên tắc quản lý thuế được quy định tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019

Trang 17

“1 Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

2 Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

3 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

4 Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

5 Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.”

Theo như Điều này thì nguyên tắc quản lý thuế chú trọng vào việc yêu cầu các cá nhân,

tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế bắt buộc theo quy định của cácluật thuế khác nhau

Ví dụ doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh thì nộp thuế theo quy địnhcủa luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghị định, thông tư liên quan; các cá nhân thì thựchiện nộp thuế thu nhập cá nhân,…

Không chỉ đối với người nộp thuế mà chủ thể quản lý thuế cần phải đảm bảo tính côngkhai, minh bạch Các khoản thu phục vụ cho mục đích công được công khai thì quá trình thucũng cần công khai

Việc quy định như thế nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể nộp thuế cũngnhư niềm tin đối với Nhà nước trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho các hoạt động khácnhau

Thêm vào đó, trong thời đại công nghệ số phát triển vượt trội như hiện nay, việc cải cáchthủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong việc quản lý thuế là vô cùngquan trọng Vừa tiết kiệm thời gian cho cả người nộp thuế lẫn người thu thuế, vừa dễ dàngtrong việc thống kê và kiểm soát

Ngoài ra, Nhà nước còn quy định về nguyên tắc rủi ro trong quản lý thuế để đảm bảo sựkhách quan cũng như tính công bằng, hỗ trợ của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức phátsinh rủi ro trong quá trình nộp thuế

Câu hỏi 3: Thuế gián thu là gì? Trình bày đặc điểm cơ bản của thuế gián thu.

Khái niệm: Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước thu gián tiếp Người nộp thuế không

là người chịu thuế Là thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh

Thuế gián thu có đặc điểm:

- Người chịu thuế không là người nộp thuế vì Nhà nước thu thuế qua trung gian

- Đây là nguồn thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, trong

đó người nộp thuế không là người chịu thuế như đối với thuế trực thu

- Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộpthuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ

Trang 18

VD: Người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ sẽ cộng thêm phần thuế vào trong giábán hàng hóa và dịch vụ của mình Khi hàng hóa và dịch vụ được bán, người sản xuất thay mặtngười tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu cho Nhà nước.

Do vậy, tính gián thu của loại thuế gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế là người sảnxuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ

- Có tính chất công bằng ngang Phần đóng góp về thuế không dựa trên khả năng của người nộp thuế mà dựa trên hành vi, điều kiện tác động vào đối tượng chịu thuế giống nhau thì chịu cùng một mức thuế

- Chủ thể chịu thuế (đối tượng chịu thuế) là những người tiêu dùng cuối cùng Do đó Người chịu thuế không cảm nhận rõ nét về gánh nặng thuế

- Nhà nước quản lý thu thuế dễ dàng hơn so với thu thuế trực thu

- Thuế gián thu có sự dịch chuyển gánh nặng thuế trong những trường hợp nhất định

- Thuế gián thu mang tính lũy thoái

- Thuộc vào loại thuế này, có các sắc thuế mà cơ sở đánh thuế là các khoản thu nhậpdùng để tiêu dùng Ở nước ta, thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường

Ngoài ra, vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường, nói cách khác do tính gián thu nên loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội

CHƯƠNG 2: THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU

Câu hỏi 1: Trình bày về trị giá hải quan trong tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo Điều 86 Luật Hải quan quy định:

Trị giá hải quan hay cũng có thể gọi là giá trị hải quan, chính là tổng các giá trị củanhững mặt hàng có trong lô hàng đó, giá trị này chính là mức thuế tính được của lô hàng vàngười nhận hàng sẽ phải trả thuế nhập khẩu cho lô hàng đó của mình

Hiện nay, trị giá hải quan cũng đã được Luật Hải quan năm 2014 quy định tại Khoản 24Điều 4 Trị giá hải quan được định nghĩa là trị giá của các loại hàng hóa, sản phẩm xuất nhậpkhẩu và sử dụng cho mục đích tính thuế xuất, nhập khẩu cũng như thống kê hải quan

Trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuấtkhông bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F)

Theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC, việc xác định trị giá hải quan đối với hàngxuất khẩu được xác định theo 02 phương pháp là: xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửakhẩu xuất và trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá

1/Công thức tính trị giá hải quan:

1.1/Đối với hàng hóa xuất khẩu

Trang 19

bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hóa thực xuấtkhẩu;

b) Trường hợp không xác định được trị giá hải quan theo qui định, trị giá hải quan là trịgiá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá tại thời điểm gần nhất

so với ngày đăng kí tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá, sau khi qui đổi về giábán tính đến cửa khẩu xuất

Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giốnghệt, tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tựthấp nhất

1.2/Đối với hàng hóa nhập khẩu

 Phương pháp trị giá giao dịch;

 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;

 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;

 Phương pháp trị giá khấu trừ;

 Phương pháp trị giá tính toán;

 Phương pháp suy luận

Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giákhấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau (Theo Thông tư Số39/2015/TT-BTC)

Câu hỏi 2: Trình bày các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo quy định Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, và Điều 33, 34, 35, 36, 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Các trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:

a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu,xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;

c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;

d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;

đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của

các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự

án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan

Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp

Trang 20

3 Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Câu hỏi 3: Xác định các điều kiện để hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập được miễn thuế?

Căn cứ quy định tại Khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Điều 13 Nghị

định 134/2016/NĐ-CP thì Các điều kiện để hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập được miễn thuế bao gồm:

1 Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định được miễn thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

2 Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế quy địnhtại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác

Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thaythế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế

3 Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm:

a) Container rỗng có hoặc không có móc treo;

b) Bồn mềm lót trong Container để chứa hàng lỏng;

c) Các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

4 Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này

Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải nộp thêm thư bảo lãnh của

tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước: 01 bản chính đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ thống

xử lý dữ liệu điện tử hải quan

Việc bảo lãnh hoặc đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thựchiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này

CHƯƠNG 4: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Câu hỏi 1: Nêu các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật hiện hành Bạn có nhận xét gì về đối tượng chịu thuế.

Theo Điều 2 Luật thuế TTĐB năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016, đối tượng chịu thuế

Trang 21

đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

e) Tàu bay, du thuyền;

g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;

h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

i) Bài lá;

k) Vàng mã, hàng mã

2 Dịch vụ:

a) Kinh doanh vũ trường;

b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót(jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

d) Kinh doanh đặt cược;

đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

e) Kinh doanh xổ số

- Sinh viên nêu quan điểm cá nhân, nhận xét về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo luật định (chẳng hạn như tính hợp lý, có cần thiết phải mở rộng hoặc thu hẹp đối tượng chịu thuế…)

Em xin nêu quan điểm cá nhân

Thuế TTĐB được coi là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ được coi là đặc biệt Trong việc thực hiện mục tiêu này, tư tưởng chung là hạn chế những hàng hoá, dịch vụ mà việc sản xuất, tiêu dùng không có lợi cho nền kinh tế quốc dân xét trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội

Luật thuế TTĐB nhằm điều tiết sử dụng (kể cả trong sản xuất và tiêu dùng, không phân biệt người sử dụng)

Như vậy việc quy định đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật hiện hành

là hợp lý

=>Theo em nên điều chỉnh mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB và điều chỉnh mức thuế cho phù hợp hơn, đảm bảo điều tiết hợp lý đối với bộ phận dân cư có thu nhập cao liên quan đến các đối tượng chịu thuế, bởi vì:

Đây là những dịch vụ không thiết yếu, những mặt hàng đắt tiền, xa xỉ không cần thiết hoặc gây hại không khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho những mụctiêu công cộng, góp phần quan trọng trong việc tái phân phối thu nhập của người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội

CHƯƠNG 5: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Câu hỏi 1: Tại sao Việt Nam đánh thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu? Điều này

có ý nghĩa gì?

Việt Nam đánh thuế giá trị gia tăng theo nguyên tắc điểm đến, dựa vào nơi hàng hóa được tiêu dùng để đánh thuế Đối với hàng nhập khẩu cho mục đích tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế, trừ trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế theo luật định

- Khi đánh thuế giá trị gia tăng lên hàng nhập khẩu, không phân biệt người nhập khẩu có mục đích kinh doanh hay không kinh doanh đều phải kê khai, nộp thuế (trừ trường hợp được miễn thuế hoặc không thuộc diện chịu thuế) Điều này tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế mà

Trang 22

người tiêu dùng phải chịu khi tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu cũng như hàng sản xuất trong nước Hàng hóa trong nước có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

- Hơn nữa, khi đánh thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu, giúp Nhà nước kiểm soát, quản lý tốt hơn về nhập khẩu hàng hóa, thông qua kiểm soát chứng từ, tờ khai hải quan, sốthuế đầu vào đã nộp, để từ đó quản lý hoạt động kinh doanh, nộp thuế của nhà nhập khẩu ở khâu bán ra

Câu hỏi 2: Trình bày tóm tắt các nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Theo Điều 10, Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng quy định:

- Người nộp thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi tính thuế giá trị gia tăng phải nộp - Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ theo nguyên tắc:

+ Hàng hóa, dịch vụ đầu vào được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng đầu ra thì được khấu trừ toàn bộ

+ Hàng hóa, dịch vụ đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng đầu ra (trừ các trường hợp đây thuộc nhóm hàng hóa xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%) thì không được khấu trừ - Điều kiện được khấu trừ là

+ Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu

+ Thanh toán không dùng tiền mặt Nếu khoản thanh toán này dưới 20 triệu đồng thì được phép

sử dụng tiền mặt nhưng phải lập bảng kê thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào

- Phương pháp tính khấu trừ thuế được áp dụng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đầy

đủ chế độ kế toán, chứng từ; doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên; hoặc các trường hợp doanh nghiệp được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Câu hỏi 3: Trình bày tóm tắt quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu.

Theo Khoản 2 Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 4 Điều 10 Nghị định

209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 91/2014/NĐ-209/2013/NĐ-CP, Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Nghị định 100/2016/NĐ-CP) quy định:

quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu như sau:

- Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trườnghợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị giatăng theo tháng, quý;

Trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩuchưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch

vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩunếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệuđồng trở lên

Số thuế GTGT đầu vào được hoàn cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu:

Số thuế GTGT đầu vào được xác định theo công thức:

Số thuế = Thuế _ Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trang 23

trong tháng/quý (bao gồm: thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế trong tháng/quý và thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ tháng/quý trước chuyển sang)

x Tổng doanh thu xuất khẩu trong

tháng/quý

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế (bao gồm cả doanh thu xuất khẩu) trong tháng/quý

x100

Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đã tính phân bổ như trên chưađược khấu trừ nhỏ hơn 300 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theotháng/quý mà kết chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo;

Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệuđồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng/quý

Câu hỏi 4: Trình bày nhận xét, ý kiến của anh/chị về quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế giá trị gia tăng?

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi qua các năm 2013, 2014, 2016):

Theo em về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định luật hiện hành thì là

đã hợp lý tuy nhiên với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và xu hướng phát triển thờigian tới, chính sách thuế GTGT hiện hành đã phát sinh một số hạn chế nhất định cần tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế GTGT

* Những vấn đề cần sửa đổi

1 Cần thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT

2 Nghiên cứu sửa đổi mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT cho phù hợp với thực tế

3.Thu hẹp đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5% theo định hướng nêu tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế

4 Nghiên cứu điều chỉnh tăng mức thuế suất phổ thông (10%) cho phù hợp trong quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu nền kinh tế

Trang 24

5 Nghiên cứu sửa đổi quy định về giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản cho minh bạch, thống nhất cách hiểu giữa người nộp thuế và cơ quan thuế

6 Sửa đổi quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào để tăng cường ngăn chặn gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách

Việc mở rộng cơ sở thuế, tiến tới áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT theo Chiến lượccải cách hệ thống thuế thông qua giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đang thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng chịu thuế GTGT ở mức thuế suất 5% Các chính sách nêu trên nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, bảo đảm hàng hóa sản xuất trong nước cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa nhập khẩu cùng loại

Đồng thời, cần tiếp tục sửa đổi một số thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ thông qua đó tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Những vấn đề cần nghiên cứu sửa đổi nêu trên là yêu cầu của thực tiễn cần phải sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT để giải quyết những bất cập phát sinh trongquá trình thực hiện nhằm đáp ứng với yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội và quản lý thuế, phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư

CHƯƠNG 6: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Câu hỏi 1: Trình bày tóm tắt các quy định về miễn thuế TNDN theo Luật thuế TNDN hiện hành.

ĐÁP ÁN: Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập được miễn thuế bao gồm:

1 Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm

nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản

2 Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp

3 Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sảnphẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam

4.Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ

30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản

5 Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội

6 Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này

7 Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, vănhóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam

8 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải

Trang 25

9 Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội; thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhập của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều

lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam

10 Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã

11.Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức,

cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

CHƯƠNG 8: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Câu hỏi 1: Xác định điều kiện để cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản.

- Bất động sản này phải là nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở

- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

- Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đấtđó);

b) Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày;

c) Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ;

Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân, Khoản 2 Điều 4 Nghị định

65/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 91/2014/NĐ-CP, Nghị định CP)

12/2015/NĐ-Câu hỏi 2: Cá nhân được kê khai giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc như thế nào? Nêu cơ sở pháp lý.

Căn cứ tại Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 91/2014/NĐ-CP, Nghị định 12/2015/NĐ-CP) quy định:

Trang 26

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng (tương đương 52.8 triệu

đồng/người phụ thuộc/năm) Mức giảm trừ này có thể được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh trong trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành

Không phải bất kỳ người nào mà cá nhân đang nuôi dưỡng, chu cấp tài chính cho cuộc sống, đều trở thành người phụ thuộc để xét giảm trừ thuế cho cá nhân Chỉ có các đối tượng sauđây, do cá nhân trực tiếp nuôi dưỡng, mới được tính là người phụ thuộc:

- Con (gồm con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ và con riêng của chồng): dưới 18 tuổi; con từ 18 tuổi nhưng bị khuyết tật hoặc không có khả năng lao động; đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, học phổ thông mà không có thu nhập hoặc thu nhập không vượt mức thu nhập tối thiểu

- Vợ, chồng, cha, mẹ (bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha chồng, mẹ chồng, cha vợ, mẹ vợ), cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng (như anh chị em ruột, ông bà nội - ngoại, cô, dì, chú, bác, cháu và những người khác cá nhân phải nuôi dưỡng theo luật định), với điều kiện những đối tượng này phải là: người ngoài độ tuổi lao động; hoặc người trong độ tuổi lao động nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt mức thu nhập tối thiểu

- Mức thu nhập tối thiểu hiện nay được Chính phủ quy định là 1.000.000 đồng/tháng Đây

là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập của người phụ thuộc Tuy nhiên, để được xét giảm trừ gia cảnh thì cá nhân cần phải đăng ký với cơ quan quản lýthuế về người phụ thuộc Người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế Người phụ thuộc sẽ được cấp mã số thuế người phụ thuộc

Câu hỏi 15:Trình bày các trường hợp phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền công

- tiền lương của người cư trú.

ĐÁP ÁN:

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP , các trường hợp cá nhân

cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế gồm:

- Cá nhân có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ một số trường hợp

- Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.

- Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.

- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì

không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay mà phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định

Theo quy định nêu trên, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có thể ủy

quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập trong trường hợp:

Trang 27

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới

có quyền sử dụng đất thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm;

Đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này

CHƯƠNG 9: THUẾ SDĐ NÔNG NGHIỆP VÀ PHI NÔNG NGHIỆP

Câu hỏi 1: Nhà nước đang miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng nào?

Căn cứ Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010, Nghị định 20/2011/NĐ-CP ngày

23/3/2011 và Nghị định 21/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017; Nghị định số 146/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 5 Nghị định 20/2011/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số

55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Nhà nước đang miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:

(1) Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ

nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối

(2) Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà

nước giao cho hộ nghèo

(3) Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho các đối

tượng sau đây:

- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển quyền sử dụng đất;

- Hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã

(4) Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao

cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp

Ngày đăng: 10/07/2024, 15:19

w