Khái niệm và bản chất hoạt động Logistics tại doanh nghiệpThuật ngữ “Logistics” có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp với “Logos” - tâm trí,“Logismos” - tính toán, suy ngẫm, kế hoạch và “Logis
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN LOGISTICS
Mã học phần: INE3056 3
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Văn Kiệm
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp: QH-2021-E KTQT CLC 6
Hà Nội – 06/2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh Tế - Đạihọc Quốc gia Hà Nội và khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế đã đưa học phầnLogistics vào chương trình đào tạo, tạo điều kiện cho các khóa sinh viên Khoa học tập
và hiểu rõ về chuyên ngành, những kiến thức lý thuyết lẫn thực tế rất cần thiết về kinh
tế
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên của bộ môn là thầyPhạm Văn Kiệm đã hết mình truyền tải cho em những kiến thức vô cùng bổ ích, cầnthiết Ngoài những kiến thức bộ môn chuyên ngành, em cũng được học thêm nhiềukiến thức quan trọng về xã hội Những kinh nghiệm quý giá này giúp chúng em pháttriển toàn diện hơn, và cũng biết ơn vô cùng bởi sự chia sẻ tận tâm của thầy
Logistics là một học phần bổ ích và có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủkiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Do thời gian và kiến thức còn
có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót,
em rất mong nhận được những lời nhận xét, đóng góp ý kiến của thầy để bài tập đượchoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, em xin kính chúc Thầy có thật nhiều sức khỏe, luôn thành công
và hạnh phúc!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Phương
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang 7CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
1.1 Khái niệm và bản chất hoạt động Logistics tại doanh nghiệp
Thuật ngữ “Logistics” có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp với “Logos” - tâm trí,
“Logismos” - tính toán, suy ngẫm, kế hoạch và “Logistika” - nghệ thuật tính toán và
có ba hướng phát triển cơ bản: (1) Logic học, (2) Logistics trong quân sự, (3)Logistics trong kinh tế
Khái niệm Logistics trong kinh tế được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau
Dưới góc độ nghiên cứu, “Logistics là quá trình tiên liệu trước các nhu cầu mong
muốn của khách hàng, sử dụng vốn nguyên vật liệu, nhân lực, công nghệ và những thông tin cần thiết để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn đó, đánh giá những hàng hóa, hoặc dịch vụ, hoặc mạng lưới sản phẩm có thoả mãn được yêu cầu của khách hàng; và sử dụng mạng lưới này để thoả mãn yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời nhất” (Coyle, 2003)
Từ góc độ quản lý doanh nghiệp, theo Hội đồng các Chuyên gia Quản lý Chuỗi
cung ứng (CSCMP), Logistics có thể được định nghĩa: “thành phần của chuỗi cung
ứng phụ trách về việc lên kế hoạch, triển khai và kiểm soát hiệu quả của dòng chảy (dịch chuyển) và lưu trữ giữa điểm xuất xứ và điểm tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ cũng như các dòng thông tin liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng”
Theo Điều 233 Luật Thương mại định nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy
tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Nhìn chung, hoạt động Logistics tại doanh nghiệp được hiểu là quá trình tối ưuhóa về vị trí, dự trữ, vận chuyển các nguồn tài nguyên gắn với con người, cơ sở vậtchất từ điểm xuất phát đến điểm tiêu dùng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp diễn ra thuận lợi Các hoạt động Logistics có thể được thực hiện bởi cácdoanh nghiệp là chủ hàng hoá hoặc được thuê ngoài các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ Logistics
Trang 8Bản chất của hoạt động Logistics tại doanh nghiệp là dịch vụ khách hàng - quátrình sáng tạo và cung cấp những lợi ích gia tăng cho khách hàng trong chuỗi cungứng nhằm tối đa hóa tổng giá trị cho khách hàng như kênh phân phối hàng hóa với chiphí thấp nhất, hiệu quả cao nhất, cung cấp giá trị gia tăng trong quá trình giao hàng.
Bên cạnh đó, Logistics đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanhnghiệp, mang lại các cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, giatăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận Đầu tiên, hoạt động Logistics giúpcác doanh nghiệp đạt được mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm tối ưu chiphí và tăng mức dịch vụ khách hàng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng Ngoài ra, hoạtđộng Logistics ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của các nhà quản lý doanh nghiệp
1.2 Mối quan hệ của Logistics với chức năng tài chính nhân sự và chức năng khác
Logistics kinh doanh trong doanh nghiệp gồm những hoạt động Logistics hỗtrợ cho sự vận động hai chiều của các dòng chảy (dòng hàng hóa, dòng thông tin vàdòng tài chính) trong chuỗi cung ứng
Hoạt động Logistics
Logistics và chức năng tài chính
Quản lý chi phí: Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí chodoanh nghiệp Các hoạt động logistics như vận chuyển, kho bãi, quản lý hàng tồn khođều ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh Chức năng tài chính cầnphối hợp với logistics để lập kế hoạch chi phí, theo dõi và kiểm soát chi phí logisticshiệu quả
Quản lý dòng tiền: Logistics cũng ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp Ví dụ,thời gian giao hàng có thể ảnh hưởng đến thời điểm thu tiền từ khách hàng Chức năngtài chính cần phối hợp với logistics để đảm bảo dòng tiền lưu thông thông suốt
Quản lý vốn: Logistics cũng sử dụng vốn của doanh nghiệp, chẳng hạn như vốn đầu tưvào kho bãi, phương tiện vận chuyển, v.v Chức năng tài chính cần quản lý hiệu quảviệc sử dụng vốn cho logistics để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Logistics và chức năng nhân sự:
Trang 9Quản lý nhân lực: Logistics cần nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt độngnhư vận chuyển, kho bãi, quản lý hàng tồn kho, v.v Chức năng nhân sự cần tuyểndụng, đào tạo và quản lý nhân lực cho logistics hiệu quả.
Quản lý lao động: Logistics cũng liên quan đến việc quản lý lao động, chẳnghạn như đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cho người lao động, tuân thủ luậtlao động, v.v Chức năng nhân sự cần phối hợp với logistics để đảm bảo việc quản lýlao động được thực hiện đúng quy định
Phát triển nguồn nhân lực: Logistics cũng cần nguồn nhân lực có trình độchuyên môn cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Chức năng nhân sựcần xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho logistics hiệuquả
Ngoài ra, Logistics còn có mối quan hệ với các chức năng khác trong doanhnghiệp như marketing, bán hàng, sản xuất, v.v Ví dụ, Logistics cần phối hợp vớimarketing để đảm bảo sản phẩm được giao đến khách hàng đúng thời gian và địa điểmyêu cầu; Logistics cần phối hợp với bán hàng để lập kế hoạch giao hàng và theo dõitình trạng đơn hàng; Logistics cần phối hợp với sản xuất để đảm bảo nguồn nguyênvật liệu được cung cấp kịp thời và sản phẩm thành phẩm được xuất kho đúng kếhoạch
1.3 Ví dụ minh hoạ
Công ty A sản xuất giày dép với hệ thống kho hàng được trang bị các thiết bị tựđộng hóa cao như xe nâng hàng tự động, robot lấy hàng, hệ thống quản lý kho WMS.Nhờ vậy, công ty có thể tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kho hàng, giảm thiểu sai sót vàtiết kiệm chi phí nhân công
Công ty D bán đồ điện tử và gia dụng Công ty cung cấp dịch vụ thu hồi sản
phẩm cũ, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng để tái chế hoặc xử lý an toàn môi trường Nhờvậy, công ty có thể góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hình ảnh của doanhnghiệp trong mắt khách hàng
Công ty B chuyên xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu Để giảm thiểuchi phí vận chuyển, công ty sử dụng kết hợp nhiều phương thức vận chuyển nhưđường bộ, đường biển và đường hàng không Cụ thể, hàng hóa được vận chuyển bằng
Trang 10đường bộ từ trang trại đến cảng biển, sau đó vận chuyển bằng đường biển đến châu
Âu và cuối cùng được vận chuyển bằng đường hàng không đến tay khách hàng
Shopee hợp tác với đơn vị vận chuyển Viettel Post để cung cấp dịch vụ giaohàng, vận chuyển hàng hóa từ kho hàng đến tay khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạngcủa khách hàng như: giao hàng miễn phí, giao hàng hỏa tốc, giao hàng quốc tế, giaohàng nhanh
Trang 11CHƯƠNG II CHI PHÍ LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP
Một nhiệm vụ quan trọng của quản trị Logistics là giảm chi phí trong khi vẫnđảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng Theo kết quả điều tra thì các ngành kinhdoanh khác nhau có mức chi phí Logistics là khác nhau Một số ngành chi phíLogistics có thể vượt quá 25 % chi phí sản xuất Do vậy, nếu việc quản trị Logisticstốt có thể tiết kiệm một khoản đáng kể, góp phần tăng lợi nhuận hoặc tăng lợi thế cạnhtranh về giá
2.1 Tương quan chi phí giữa các hoạt động Logistics
Tổng chi phí Logistics được hình thành từ chi phí của các hoạt động cấu thành nên;trong đó bao gồm 6 loại chi phí chủ yếu và những chi phí này có mối tương quan hỗtrợ tác động qua lại với nhau:
2.1.1 Các loại chi phí Logistics:
● Chi phí dịch vụ khách hàng: Loại chi phí này bao gồm các chi phí để hoàn tấtnhững yêu cầu của đơn đặt hàng ( như chi phí phân loại, kiểm tra, đóng gói,bao bì, dán nhãn …); chi phí để cung cấp dịch vụ hàng hóa; chi phí để giảiquyết khiếu nại hoặc trả hàng… Chi phí dịch vụ khách hàng có mối liên quanmật thiết với khoản chi phí vận tải, chi phí dự trữ và chi phí đầu tư cho hệthống công nghệ thông tin
● Chi phí vận tải ( thường chiếm khoảng 60% trong tổng chi phí các hoạt độngLogistics): Chi phí vận tải là một trong những khoản chi phí lớn nhất trongtổng chi phí Logistics Chi phí vận tải chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:loại hàng hóa; quy mô lô hàng; tuyến đường vận tải Chi phí vận tải của mộtđơn vị hàng hóa hay còn gọi là cước phí tỷ lệ nghịch với khối lượng vận tải vàvới quãng đường vận chuyển
● Chi phí kho bãi ( thường chiếm khoảng 20% trong tổng chi phí các hoạt độngLogistics): chi phí quản lý kho nhằm bảo đảm cho các nghiệp vụ kho được diễn
ra suôn sẻ, có thể bao gồm cả chi phí thiết kế mạng lưới kho, chi phí khảo sát,chọn địa điểm và xây dựng kho hàng Chi phí quản lý kho, chi phí dự trữ, chiphí vận tải với doanh thu có thể tăng hoặc giảm khi quyết định số lượng khocần có trong hệ thống Logistics cần được đảm bảo cân bằng Lý do cho việc
Trang 12này là số lượng kho có ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng và doanh thu củacông ty
● Chi phí xử lý đơn hàng và chi phí cho hệ thống thông tin: Để hỗ trợ dịch vụkhách hàng và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần bỏ ramột khoản chi phí không nhỏ để trao đổi thông tin với khách hàng ( chăm sóckhách hàng) và trao đổi với các bộ phận có liên quan trong chuỗi hoạt độngnhằm giải quyết đơn đặt hàng, thiết lập các kênh phân phối và dự báo nhu cầuthị trường Khoản chi phí này cũng liên quan đến chi phí quản lý kho, chi phí
dự trữ và sản xuất
● Chi phí thu mua: Để đáp ứng nhu cầu đủ của khách hàng, doanh nghiệp cần bỏ
ra khoản chi phí cho công việc gom hàng, chuẩn bị hàng cung cấp cho kháchhàng; trong đó bao gồm các khoản như xây dựng cơ sở gom hàng, tìm nhà cungcấp, mua và tiếp nhận nguyên vật liệu
● Chi phí dự trữ: Khoản chi phí này phụ thuộc vào số lượng hàng hóa dự trữnhiều hay ít 4 loại chi phí dự trữ:
+ Chi phí vốn hay còn gọi là chi phí cơ hội, khoản chi phí này doanhnghiệp có thể thu hồi lại
+ Chi phí dịch vụ dự trữ gồm cả bảo hiểm và thuế đánh trên lượng hàng
dự trữ + Chi phí mặt bằng kho bãi, chi phí này tùy thuộc vào mức độ dự trữ+ Chi phí để phòng ngừa rủi ro khi hàng hóa bị lỗi thời hoặc mất cắp, hưhỏng…
2.1.2 Tương quan chi phí giữa các hoạt động Logistics:
Giữa các loại chi phí Logistics có mối quan hệ tương hỗ tác động qua lại và ảnhhưởng lẫn nhau; chi phí nọ ràng buộc với chi phí kia
Trang 13Mối quan hệ giữa các chi phí hoạt động Logistics.
Nguồn: sinh viên tự tổng hợp
Về bản chất Logistics là chuỗi kết hợp nhiều hoạt động nhằm tối ưu hóa vị trí và quátrình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa từ điểm đầu cho đến điểm cuối ( tới tay người tiêudùng) nên nếu giảm chi phí tùy tiện ở từng hoạt động riêng lẻ trong hệ thống các chiphí hoạt động thì chưa chắc đã đạt kết quả như mong muốn Giữa các hoạt độngLogistics có mối liên hệ mật thiết với nhau, do vậy nếu giảm chi phí ở khâu này có thểlàm tăng chi phí ở khâu khác và cuối cùng tổng chi phí không giảm mà có thể tăng đingược lại với mục tiêu quản trị chi phí Việc giảm chi phí trong quản trị Logistics cóđạt được hiệu quả hay không thì việc phân tích tổng chi phí đóng vai trò then chốt Cụthể là nhà quản trị Logistics phải tìm cách giảm tổng chi phí xuống mức thấp nhấttrong điều kiện cho phép trong khi vẫn có thể lựa chọn rất nhiều các mức dịch vụkhách hàng với các cấu trúc dịch vụ khác nhau
2.2 Các quan điểm chủ đạo trong quản trị tốt mục tiêu chi phí Logistics tại doanh nghiệp
Từ góc độ về mục tiêu chi phí các hoạt động Logistics, các nhà quản trị hình thànhquan điểm quản trị logistics tích hợp ( Integrated logistics management ) Quan điểmnày cho rằng tất cả các chức năng và các hoạt động cần được nhận thức dưới cùngnhững điều kiện ảnh hưởng và bị ảnh hưởng, các thành phần và các hoạt động của nóluôn tương tác, tác động lẫn nhau Theo cách hiểu như vậy thì bản thân Logistics làmột hệ thống, mạng lưới của các hoạt động được liên hệ với mục tiêu quản trị cácdòng hàng hóa liên tục vào các tổ chức trong chuỗi Logistics Nếu nhìn các hoạt động
Trang 14một cách cô lập sẽ không nhận thức được toàn cảnh, nhận thức đâu là yếu tố tác động
và đâu là yếu tố bị tác động bởi các yếu tố khác bởi những hoạt động khác
Quan điểm quản trị Logistics tích hợp đề cập việc quản lý nhiều hoạt động như một hệthống nhất được áp dụng trong nhiều công ty kinh doanh như 3M, Quacker Oats,Herman Miller Họ nhận ra rằng tổng chi phí có thể giảm bằng cách phối hợp một loạtcác hoạt động logistics có liên quan như dịch vụ khách hàng, vận chuyển, nhà kho, dựtrữ, quá trình đặt hàng, hệ thống thông tin kế hoạch sản xuất và mua sắm Nếu không
có sự phối hợp có thể dẫn tới việc thiếu hiệu quả Thực tế tại những công ty này, quảntrị các dòng dự trữ, việc hợp nhất vận tải và nhà kho rất hữu dụng và thường tạo rahiệu quả gấp 2 lần Chẳng hạn, thay vì phòng mua hàng thỏa thuận với các nhà vậnchuyển sản phẩm đầu ra và thỏa thuận với các nhà vận chuyển nguyên liệu đầu vào thìchỉ cần thương lượng với một nhà vận chuyển về việc chuyên chở cả hai Lúc này,toàn bộ giá hàng hóa vận chuyển sẽ giảm xuống vì số lượng chuyên chở tăng Quanđiểm này chi phối các phương pháp và cách thức để tối ưu hóa tổng chi phí Logistics
2.3 Loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí Logistics tại doanh nghiệp
Trong cơ cấu chi phí hoạt động Logistics, chi phí vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất,thường chiếm khoảng 60% trong tổng chi phí Logistics của doanh nghiệp
Chi phí này liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ một địa điểm đến địa điểmkhác Chi phí này bao gồm các khoản chi phí như phí vận chuyển, phí bảo hiểm vậnchuyển, phí xăng dầu, phí dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng hóa
+ Chi phí vận chuyển: là chi phí trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hóa từ điểm
A đến điểm B Phí này thường được tính dựa trên khoảng cách, loại hàng hóa
và phương tiện vận chuyển được sử dụng
+ Phí xăng dầu: chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu để vận chuyển hànghóa Phí này được tính dựa trên giá nguyên liệu và lượng nhiên liệu sử dụng + Phí bảo hiểm: đây là phí liên quan đến việc bảo hiểm hàng hóa khỏi những rủi
ro trong quá trình vận chuyển, phí này dựa trên giá trị hàng hóa và mức độ rủi
ro mà hàng hóa có thể gặp phải hoặc tùy vào nhu cầu mức độ bảo hiểm rủi rocủa người mua bảo hiểm
+ Phí dịch vụ khác : gồm các chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa như phí
xử lý thủ tục hải quan, phí bốc xếp, phí đóng gói đặc biệt và chi phí phát sinh
Trang 15do hàng hóa chờ ở cảng hoặc kho quá thời hạn được miễn phí trước khi đượcvận chuyển và trước khi kéo về kho của người nhập khẩu
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải bao gồm: khoảng cách vận chuyển, loạihàng hóa, phương tiện vận chuyển, phương thức vận chuyển Các nhà quản trịLogistics có thể tối ưu hóa chi phí này bằng cách tìm kiếm các giải pháp vận chuyểnhiệu quả và đàm phán giá cả với các nhà vận chuyển để có được mức giá vận chuyển
ưu đãi mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận chuyển
Trang 16CHƯƠNG III CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS KINH DOANH
3.1 Tóm tắt các giai đoạn phát triển của Logistics kinh doanh
Theo các nghiên cứu trước đây, quá trình phát triển của Logistics trong kinhdoanh được chia thành 6 giai đoạn với sự mở rộng về quy mô và mức độ tích hợp củahoạt động Logistics, bao gồm: Logistics tại chỗ, Logistics tại cơ sở sản xuất, Logisticstập đoàn/tổng công ty, Logistics chuỗi cung ứng, Logistics toàn cầu và Logistics phục
vụ thương mại điện tử (E-Logistics)
Hình 3.1 Sự hình thành và phát triển của Logistics trong kinh doanh
Nguồn: Giáo trình Logistics (2022)
(1) Logistics tại chỗ (Workplace Logistics)
Logistics tại chỗ, hay còn được gọi là Workplace Logistics là các hoạt động hỗtrợ cho dòng vận động của nguyên vật liệu tại một vị trí làm việc với mục đích là hợp
lý hóa hoạt động độc lập của một cá nhân hay của một dây chuyền sản xuất, lắp ráp
Đối với Logistics tại chỗ, các lý thuyết và nguyên tắc hoạt động được đưa racho những nhân công làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trong và sau cuộc Chiếntranh thế giới thứ 2 tại các nhà máy
Trang 17Hình 3.2 Logistics tại chỗ
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
(2) Logistics tại cơ sở sản xuất (Facility Logistics)
Logistics tại cơ sở sản xuất là các hoạt động hỗ trợ cho dòng vận động củanguyên vật liệu giữa các xưởng sản xuất, các vị trí làm việc trong nội bộ một cơ sở sảnxuất Trong đó, cơ sở sản xuất có thể là một nhà máy, một nhà kho, một trạm trungchuyển, một trung tâm phân phối
Nguồn gốc của hoạt động Logistics tại cơ sở sản xuất và hoạt động xử lýnguyên vật liệu là từ trong dây chuyền sản xuất và lắp ráp hàng loạt với mục đích đảmbảo đúng và đủ nguyên vật liệu cho sản xuất đại trà, do máy móc không đồng nhấtgiữa những năm 1950 và 1960