1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bình luận về vai trò, ý nghĩa của luật quốc tế (công pháp quốc tế) trong đời sống quốc tế hiện nay

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về vai trò, ý nghĩa của luật quốc tế (công pháp quốc tế) trong đời sống quốc tế hiện nay
Tác giả Nhóm 4 Lớp K4A
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 37,12 KB

Nội dung

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu quốc tế cùng với quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống, nhiều vấn đề không còn nằm ở một phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung mang tính toàn cầu. Từ đó, sự hợp tác và quan hệ giữa các chủ thể, các nước trên thế giới là một xu thế tất yếu khách quan nhằm giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu cũng như đảm bảo quyền, lợi ích của các quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, quan hệ quốc tế ấy, sự hợp tác giữa các chủ thể không phải là sự hợp tác tự do, mà đó là các mối quan hệ được đặt trong sự ràng buộc của một khuôn khổ mang tên Luật quốc tế. Đó là hệ thống các quy phạm pháp luật đảm bảo cho các chủ thể quan hệ hợp tác trong sự hòa bình, ổn định hướng tới lợi ích cao nhất. Với sự hình thành và phát triển, luật quốc tế đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong đời sống quốc tế hiện nay.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu quốc tế cùng với quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống, nhiều vấn đề không còn nằm ở một phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung mang tính toàn cầu Từ đó, sự hợp tác và quan hệ giữa các chủ thể, các nước trên thế giới là một xu thế tất yếu khách quan nhằm giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu cũng như đảm bảo quyền, lợi ích của các quốc gia, dân tộc Tuy nhiên, quan hệ quốc tế ấy, sự hợp tác giữa các chủ thể không phải là sự hợp tác tự do, mà đó là các mối quan hệ được đặt trong sự ràng buộc của một khuôn khổ mang

tên Luật quốc tế Đó là hệ thống các quy phạm pháp luật đảm bảo cho các chủ thể quan hệ hợp tác trong sự hòa bình, ổn định hướng tới lợi ích cao nhất Với sự

hình thành và phát triển, luật quốc tế đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong đời sống quốc tế hiện nay

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề luật quốc tế và nội dung luật

quốc tế trong thực tiễn, Nhóm 4 lớp K4A tiến hành nghiên cứu đề tài “Bình luận về vai trò, ý nghĩa của luật quốc tế (công pháp quốc tế) trong đời sống quốc tế hiện nay”.

Trang 2

B NỘI DUNG

I Khái niệm Luật quốc tế

1 Định nghĩa Luật quốc tế

Quan hệ quốc tế luôn là vấn đề phức tạp, đan xen nhiều yếu tố với những tính chất và mức độ khác nhau Vì vậy việc định nghĩa luật quốc tế không phải là vấn đề dễ dàng, có nhiều quan điểm định nghĩa về luật quốc tế ở những giai đoạn khác nhau nhưng tựu chung các quan điểm đều thống nhất với nhau ở các điểm chính sau:

- Thứ nhất, luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế;

- Thứ hai, các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện;

- Thứ ba, đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế khi tham gia vào đời sống quốc tế

Như vậy, từ những phân tích trên có thể định nghĩa: Luật quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào luật quốc tế.

2 Đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế

2.1 Về chủ thể

Chủ thể luật quốc tế là các thực thể có quyền năng chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế Chủ thể của luật quốc tế bao gồm:

- Các quốc gia;

- Các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết;

- Các tổ chức quốc tế liên chính phủ;

- Một số chủ thể đặc biệt

2.2 Đối tượng điều chỉnh

Trang 3

Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ xã hội chịu sự tác động, điều chỉnh của các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế, thực chất là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế Đó là quan hệ giữa quốc gia với quốc gia, quốc gia với các dân tộc đấu tranh giành độc lập, quốc gia với các tổ chức quốc tế liên quốc gia, quốc gia với một số chủ thể đặc biệt khác hoặc giữa các chủ thể này với nhau

2.3 Quan hệ pháp luật quốc tế

Quan hệ pháp luật quốc tế được xác định dựa vào các yếu tố sau: chủ thể, nội dung, khách thể và sự kiện pháp lí:

Thứ nhất: Các chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế là quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đấu tranh giành độc lập và các tổ chức quốc tế liên quốc gia, một số chủ thể đặc biệt

Thứ hai: Nội dung của quan hệ pháp luật quốc tế được hiểu theo hai khía cạnh là quyền và nghĩa vụ Đó là việc mà chủ thể của luật quốc tế được làm và các nghĩa vụ mà chủ thể đó phải thực hiện Nội dung của quan hệ luật quốc tế thường mang tính chất chung chung, khái quát

Thứ ba: Khách thể của luật quốc tế là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế có thể về vật chất hoặc tinh thần

Thứ tư: Quan hệ pháp luật quốc tế chỉ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi có sự kiện pháp lí Sự kiện pháp lí có thể là sự biến pháp lí hoặc hành vi pháp lí mà luật quốc tế dự liệu có thể làm thay đổi, phát sinh hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc tế

2.4 Cơ chế xây dựng, quy phạm luật quốc tế và phương thức thực thi luật quốc tế

Luật quốc tế không có cơ quan lập pháp chung, xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tể trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện Cơ chế xây dựng các quy tắc ứng xử trong luật quốc tế do chính các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận và tiến hành

Trang 4

Chính vì không có cơ quan lập pháp tối cao đứng trên quốc gia, nên quy phạm pháp luật quốc tế chỉ được xây dựng và ràng buộc các bên nếu các chủ thể thỏa thuận điều đó Quy phạm luật quốc tế được phân chia dựa theo những tiêu chí khác nhau: dựa trên nội dung cũng như vị trí của các quy phạm (nguyên tắc pháp luật quốc tế và các quy phạm pháp luật quốc tế); theo phạm vi tác động (quy phạm pháp luật quốc tế chung và quy phạm pháp luật mang tính khu vực); dựa vào giá trị hiệu lực của quy phạm (quy phạm mang tính bắt buộc chung và quy phạm mang tính tùy nghi)… Trong đời sống quốc tế, bên cạnh quy phạm luật quốc tế thì quy phạm đạo đức và quy phạm chính trị cũng có ý nghĩa nhất định trong điều chỉnh các quan hệ quốc tế

Thực thi luật quốc tế là quá trình trong đó các chủ thể của luật quốc tế áp dụng các cơ chế hợp pháp và hợp lí nhằm bảo đảm các quy định của luật quốc tế được tôn trọng và thực hiện đầy đủ Thực thi luật quốc tế có thể tồn tại dưới dạng hành động hoặc không hành động và được đặc trưng bởi cơ chế thỏa thuận hoặc tự điều chỉnh của mỗi chủ thể luật quốc tế Khi xảy ra vi phạm, chủ thể luật quốc tế mà có lợi ích bị xâm hại có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc chủ thể vi phạm khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế bị vi phạm

II Vai trò của Luật quốc tế đối với đời sống quốc tế hiện nay

 Luật quốc tế là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể Luật quốc tế trong đời sống quốc tế

Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế thông qua các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật này do các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận xây dựng và không ngừng hoàn thiện trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện Những quy định của luật quốc tế có giá trị như những chuẩn mực chung có tính bắt buộc các chủ thể luật quốc tế khi tham gia vào đời sống quốc tế tuân thủ và kiềm chế những hành vi đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng quốc tế

Khi các quy định của Luật quốc tế không được một chủ thể thực thi theo đúng yêu cầu (tức có sự vi phạm về nghĩa vụ thành viên hoặc vi phạm quy định

Trang 5

của Luật quốc tế) thì pháp luật sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm pháp lý quốc tế cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại

Quan hệ quốc tế do Luật quốc tế điều chỉnh bao gồm hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống quốc tế Từ đó có thể kể đến vai trò cơ bản Luật quốc tế trong một số lĩnh vực cụ thể sau:

Thứ nhất, Luật quốc tế đảm bảo quyền con người, bởi lẽ con người là

nhân tố vô cùng quan trọng bảo đảm cho sự tồn tại của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế Dù là pháp luật quốc gia hay quốc tế thì chuẩn mực về quyền con người đều nhằm hạn chế sự tự do xâm phạm quyền con người Các quyền cơ bản của con người trong Luật quốc tế bao gồm quyền dân sự chính trị và các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội Có thể kể đến một số văn bản pháp lý quốc tế hướng tới việc bảo đảm quyền con người như: Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ; Công ước về quyền trẻ em… Nổi bật trong các Điều ước quốc tế là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (viết tắt là ICCPR) Công ước này do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976 Theo đó, các bên tham gia ký kết phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự

do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng theo đúng trình tự pháp luật Trên thực tế có thể thấy, Việt Nam đã gia nhập ICCPR vào ngày 24 tháng 09 năm 1982 và kể từ khi gia nhập, Việt Nam đã có những hành vi cụ thể thể hiện việc tuân theo những quy định trong Công ước Khoản 1 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

quy định: “Mọi người có quyền cố hữu là được sống Quyền này phải được pháp luật bảo vệ Không ai có thể bị tước mạng sống một các tùy tiện” Việt

Nam đã nội luật hóa quy định này vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt nam, cụ thể được quy định tại Điều 19: “Mọi người có quyền sống.

Trang 6

Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” Ngoài ra, nội dung quy định tại Điều 7 ICCPR “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó” đã được Việt Nam chuyển

hóa vào pháp luật quốc gia mà cụ thể là quy định tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp

2013 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo

hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” và Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013“Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”

Thứ hai, Luật quốc tế bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế Luật quốc tế đã

thừa nhận việc bảo vệ, giữ gìn an ninh là một trong những hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt, có tính bắt buộc đối với các chủ thể thành viên Hiện nay, tình hình an ninh thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp, trong đó phải kể đến các vấn đề về vũ khí hạt nhân, khủng bố Nắm bắt được tình hình này, các chủ thể của Luật quốc tế đã có những hành động thiết thực, xác lập quan hệ quốc tế thông qua các Điều ước quốc tế, từ đó giảm bớt xung đột, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực với nhau Điều này được cụ thể hóa tại một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực Nguyên tắc này được đề cập tại

Điều 2 Khoản 4 Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc” Trên cơ sở nguyên tắc này, các quốc gia thành viên của

Liên hợp quốc không được sử dụng vũ lực để giải quyết khi có sự xâm phạm từ

Trang 7

quốc gia khác Bên cạnh Hiến chương còn có một số văn bản pháp lý quốc tế đề cập đến nguyên tắc này như Công ước năm 1899 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, Công ước về hạn chế áp dụng sức mạnh trong trường hợp vi phạm các cam kết quốc tế, Quy chế của Hội quốc liên và đặc biệt, trong Hiệp định Paris năm 1928 Mỗi một văn bản này có cách quy định khác nhau nhưng tựu chung lại, Luật quốc tế hướng tới giảm bớt chiến tranh, giảm bớt sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp và khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế cũng là một nguyên tắc

cơ bản của Luật quốc tế Tuy nhiên, nếu không thể giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và có chiến tranh xảy ra, Luật quốc tế cũng dự trù các quy tắc về hành vi của các bên nhằm tránh vi phạm nhân quyền Đó có thể là tập quán quốc tế điều chỉnh hành vi của các bên tham chiến, Công ước La Haye và Công ước Geneva 1949 Các Công ước Geneva gồm có bốn công ước và ba nghị định phụ vào Công ước Các quốc gia đã gia nhập Công ước này phải có những hành vi xử sự phù hợp với quy định của Công ước khi chiến tranh xảy ra, chẳng hạn như cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh thuộc lực lượng

vũ trang chiến đấu trên bộ, những người bị đắm tàu thuộc lực lượng hải quân, bảo vệ thường dân trong chiến tranh, bảo vệ tù binh trong chiến tranh hay bảo vệ những nạn nhân của xung đột vũ trang quốc tế

Luật quốc tế bằng những quy định của mình, đã, đang và sẽ giúp cho con người tránh khỏi những cuộc chiến tranh khốc liệt Một cơ chế mới đã được Luật quốc tế quy định nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến an ninh quân sự thông qua Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an Với khoảng 200 thành viên, Liên hợp quốc với Hội đồng bảo an đang trở thành cơ quan có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới Theo điều 24 Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an “có trách nhiệm chính trong sự nghiệp duy trì hoà bình và an ninh quốc tế” Theo Điều 39 của Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành

Trang 8

động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế Trong khi thực thi chức năng này, Hội đồng bảo an có quyền tiến hành các hoạt động, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhân danh Liên hợp quốc và được coi là hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các thành viên Liên hợp quốc

Bên cạnh đó, về vấn đề lãnh thổ, luật quốc tế tạo điều kiện cho việc cùng tồn tại giữa các quốc gia, thông qua các điều ước quốc tế và các thỏa thuận khác quy định về lãnh thổ và biên giới, luật về vùng biển và vùng trời

Trên thực tiễn, vai trò này của Luật quốc tế đang phát huy tốt khả năng của mình, cụ thể như:

- Vấn đề Triều tiên phóng thử tên lửa, Liên hợp quốc đã có những động thái yêu cầu Triều tiên dừng các cuộc thử nghiệm lại vì điều này có ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh của các quốc gia khác;

- Đối với các vấn đề liên quan chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, có vấn đề hạt nhân I-ran Đứng dưới góc độ Luật quốc tế cần phải tôn trọng quyền của các quốc gia được phép phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình Đồng thời, nghiêm cấm việc sản xuất hạt nhân nhằm phục vụ cho mục đích quân sự; chống phổ biến vũ khí hạt nhân; ủng hộ giải quyết vấn đề thông qua hợp tác, đối thoại; chống việc áp dụng các biện pháp trừng phạt không chính đáng cản trở các hoạt động kinh tế, giao thương bình thường giữa các quốc gia;

- Căn cứ vào Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, các nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương lượng hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc để giải quyết tranh chấp phân định trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ

Trang 9

Có thể nói việc giải quyết các xung đột, tranh chấp ủng hộ các giải pháp hòa bình dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế là yếu tố quyết định đảm bảo hòa bình, an ninh, đồng thời là những điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của cộng đồng quốc tế

 Luật quốc tế thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế

Về mặt lý luận, để đạt được mục đích mong muốn của quốc gia mình khi tham gia quan hệ quốc tế thì sự hợp tác giữa các quốc gia là một điều thiết yếu Muốn sự hợp tác được nhanh chóng, dễ dàng thì tất yếu cần một cơ chế hợp tác liên quốc gia hữu hiệu, đóng vai trò làm nền tảng cho việc thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài giữa các quốc gia Việc xây dựng và thực hiện

cơ chế này chịu sự điều chỉnh của Luật quốc tế

Khi tham gia vào cơ chế liên quốc gia này, các quốc gia thành viên phải

ký kết các hiệp ước, điều ước quốc tế đa phương, đồng thời phải tôn trọng, thực hiện tất cả những cam kết quốc tế của mình và phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm các cam kết quốc tế đó Chính điều này sẽ tạo sự tin tưởng và thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, cho dù các quốc gia này có chế độ chính trị - xã hội và hệ thống pháp luật khác nhau Cơ chế liên quốc gia này được thể hiện rõ nét ở mô hình hợp tác, liên kết quốc tế là Tổ chức quốc tế liên chính phủ Sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức quốc tế liên chính phủ ngày càng đóng góp vai trò quan trọng là trung tâm phối hợp hành động nhằm bảo vệ lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa…của các quốc gia thành viên Vai trò quan trọng này được thể hiện qua một số Tổ chức quốc tế toàn cầu (Liên hợp quốc, WTO…), tổ chức quốc tế khu vực (EU, ASEAN, AU…)

Về mặt thức tiễn, các tổ chức quốc tế liên chính phủ đã chứng minh vai trò của mình trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới thông qua những thành quả to lớn đã gặt hái được

Trang 10

Cách đây 73 năm, ngày 24/10/1945, Liên Hợp Quốc – tổ chức đa phương lớn nhất thế giới được thành lập, đánh dấu một bước phát triển mang tính lịch sử trong quan hệ quốc tế hiện đại Các quốc gia thành viên đề ra mục đích hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác cho các hoạt động của Liên hợp quốc là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người

Trải qua những thăng trầm lịch sử, Liên hợp quốc vẫn được duy trì là một diễn đàn hòa bình để các bên đối thoại, góp phần giải tỏa những căng thẳng, ngăn chặn những leo thang có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới mới Liên hợp quốc tích cực đóng vai trò trung gian hòa giải nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế thông qua thương lượng, sáng kiến giải pháp hòa bình cho hàng trăm cuộc xung đột ở các khu vực Liên hợp quốc đã đề ra hơn 500 điều ước quốc tế

đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giao lưu quốc tế, xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn và đưa ra khuyến nghị định hướng cho luật pháp quốc tế

Liên hợp quốc cũng nỗ lực trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên Chức năng điều phối quan hệ hợp tác kinh tế do Hội đồng kinh tế – xã hội (ECOSOC) - một trong 06 cơ quan trọng yếu của Liên hợp quốc đảm nhiệm Nhằm mục tiêu phát triển, Liên hợp quốc luôn ưu tiên tạo dựng môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế thuận lợi, bình đẳng, đáp ứng được những lợi ích chính đáng của các quốc gia thành viên, nhất là những quốc gia đang phát triển Đặc biệt là việc xây dựng công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) - do Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) soạn thảo Công ước này là một mô hình hữu ích cho các quốc gia đang xem xét việc ban hành luật hợp đồng và mua bán hiện đại, áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Công ước này đã tạo nhiều thuận lợi

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w