Đối tượng nghiên cứu Thể loại truyện Việt Nam trong văn học mạng và sự giao thoa giữa thé loại truyện với các thé loại, loại hình khác trên không gian mạng.. Phạm vì nghiên cứu - Các tác
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THU PHƯƠNG
XU HUONG GIAO THOA THE LOAI TRONG TRUYEN VIET NAM
TREN KHONG GIAN MANG
LUAN VAN THAC SI NGANH VAN HOC
Hà Nội — Năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYÊN THU PHƯƠNG
XU HƯỚNG GIAO THOA THẺ LOẠI TRONG TRUYỆN VIỆT NAM
TREN KHÔNG GIAN MẠNG
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số : 8229030.01
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRAN KHÁNH THÀNH
Hà Nội - Năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá
trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung tôi nghiên cứu không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả khác Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2023
Học viên
Nguyễn Thu Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng
quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã và đanggiảng dạy trong chương trình Cao học ngảnh Văn học, Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trần Khánh Thành
- người Thầy luôn tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu lên quan dé triển khai và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thựchiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được
sự góp ý của Thay/ Cô và các anh chị học viên.
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2023
Học viên
Nguyễn Thu Phương
Trang 580007 6
1 Ly do chon dé nan ẽ 6
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - ss-s<esEvss©22+eseE2vesstorasssorvasetorsaseorrsssee 8
3.3 Đối tượng nghiÊH CU crceccseeccssesessesssssessssessssessssesessessssuessssessssessssessssssssecsssueesssesesseeeses 12
3.4 Phạm Vi nghÏÊH CUU - «ch HH HH HH HH TH ng 12
4 Phương pháp nghiém €ỨU 26 5 9 4 99 9 4 0905 0900840900905040600 60 12
No an ốẽ ẽốẽ ẽẽ ẽ.ẽẽ 13
CHUONG 1: VĂN HỌC MẠNG VA XU HƯỚNG GIAO THOA THE LOẠI 14
1.1 Giới thiệu về văn học mạng 2 22++£+EE+£+EE+E+EEEEtEEEEEEEEtEEEErrrkrrrrkerrrred 14
1.2 Truyện trên không gian Mang - + 6+ + E*E#k+kEeEEkSkEEEkEkEkekekrkrrkekrkre 25
1.3 Hình thức, xu hướng giao thoa thé loại - 2 222+2+E+£+2E+++2£+zez£zse+rveez 27
Tiểu kết chương l 22-©2+£©SE++£+2EE++2EEEEE22EE11127111112711127111.227111227111 2111 re 31CHƯƠNG?2: SỰ GIAO THOA GIỮA THO VÀ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC MẠNG 34
2.1 Sự giao thoa giữa tho và truyện trong văn chương - 5+5 <<c+x+cssc+xex 34
2.2 Xu hướng trữ tình hóa truyện kê trên không gian mạng - 39
Tid két ChUONg 28a l 48
CHƯƠNG3: XU HUONG MO NHÒA, DUNG HỢP THE LOẠI TRONG TRUYỆN TREN
KHÔNG GIAN MẠNG cọ Ọ Họ 00.0000 000004 0000400004 0004.0008 8 50
3.1 Sự mờ nhòa giữa truyện ngắn và tiểu thuyẾt -2 ©2¿+2+z+2xevcExzerrreerrree 503.2 Dung nạp nhiều yếu tố thể loại ký vào truyện -2- 2 e2++z+crse+czez 583.3 Xu hướng tiết giản và đồn nén văn bản truyện ¿-©cz+2+cz+tcvxccee 683.4 Dung hợp các phương thức truyền thông đa phương tiện vào truyện 76
3.5 Tăng cường tính điện ảnh trong fruyỆn - 5+5 +6 Sk+k+tksEeekrerskeekrererke 79
08/800 .ốẽ ẽ +.Ạ.H,.,H)H 82
5080000070257 ẦẢ ôÔÔ 83
TÀI LIEU THAM KHẢO 5° << ®° #44 E49 1421472907910223 2741 1pkserkke 85
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhân loại đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp lớn và đi cùng với nó là sự
phát triển của thời đại toàn cầu hóa, dân chủ hóa Con người khao khát được bộc lộ, thé
hiện cá tính cá nhân của minh trên mọi phương diện Và Internet chính là phương thức kếtnỗi giúp con người thé hiện, khang định mình một cách nhanh nhất và hiệu quả Từ sự khởi
đầu và phát triển ở Hoa Kỳ, Internet đã nhanh chóng đến với các quốc gia trên thế giới Nó
mở ra một thời kì mới cho toàn bộ nhân loại, góp phần tạo ra một “Thế giới phăng” Thếgiới ấy “không chỉ cho phép nhiều người hơn trở thành các tác giả của nội dung số, và cộng
tác với nhau về các nội dung này Hệ thống thế giới phẳng cũng cho phép mọi người tải
các nội dung này lên mang và toàn cầu hóa chúng — với tư cách cá nhân hoặc thông quamột cộng đồng — mà không phải trải qua sự kiểm duyệt của bất cứ tổ chức hoặc thé chế
mang tính cấp bậc nào” (Theo Thomas L.Friedman, Thể giới phẳng) Trong thé giới Ấy,COn người có thể tìm kiếm, lưu trữ, chia sẻ thông tin, thực hiện các hoạt động giải trí như
xem phim, đọc truyện, chat, nghe nhạc, học trực tuyến, chơi game, viết văn, làm thơ,,
Vì vậy, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của Internet chính là tiền đề quan trọngcho sự ra đời của văn học mạng Không nam ngoài vòng quay của thế giới, từ năm 1992đến năm 1997, nhờ sự nỗ lực của các nhà khoa học công nghệ thông tin trong nước cũng
như nước ngoài thuyết phục thì ngày 5/3/1997 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định
21 “Quy định tạm thời quản lý Internet” Và đến ngày 19/11/1997,Tổng công ty Bưu chínhViễn thông đã vinh dự nhận trọng trách gửi lời chào “Hello the World!”, chính thức kết
nôi Việt Nam với mạng lưới Internet toàn câu.
Từ đó, đi cùng với sự kết nối về mạng lưới Internet toàn cầu, Việt Nam còn đưa ra
rất nhiều chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới Các nền văn hóa, loại
hình nghệ thuật nhanh chóng du nhập vào nước ta theo con đường Internet và mở cửa kinh
tế ấy đã tạo ra một “thế giới phăng” đa dạng, nhiều màu sắc cho Việt Nam Đặc biệt, bước
sang đầu thé kỷ XXI, trong xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, 6 ạt,thế giới xích lại gần nhau hơn, “phang hơn” trên bình diện văn hoc nghệ thuật No đã tao
Trang 7điều kiện cho các tác phẩm văn học nước ngoài đến với Việt Nam nhanh và nhiều, đa dạng
hơn Những tên tuôi lớn của tiêu thuyết đương đại thế giới qua sách dịch, qua Internet, cácphương tiện truyền thông đại chúng được độc giả đón nhận nhiệt thành: Mạc Ngôn (Badu
vật cua đời), Guntar Grass (Cái trồng thiéc), Murakami (Rừng Nauy), các trường phái
nghệ thuật phương Tây như Chủ nghĩa tượng trưng, Chủ nghĩa siêu thực, Chủ nghĩa hiện
sinh, đã được tiếp nhận một cách phô biến trong đời sống văn nghệ Hay các lý thuyếtvăn học nghệ thuật thế giới cũng được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam Chính những điều
này đã góp phần đổi mới tư duy trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Trong cao trào của cuộc cách mạng số, sự đổi mới từ tư duy đến nhận thức của giớivăn nghệ sĩ ngày càng sâu rộng như thế, văn học mạng Việt Nam đã xuất hiện và có những
bước đi ban đầu day triển vọng Vấn dé văn học mạng trên thế giới được đề cập và quan
tâm từ khá sớm, ngay từ khi nó mới bắt đầu xuất hiện Trong quá trình phát triển, văn học
mạng đã khiến các nhà nghiên cứu, lí luận đặt ra các vấn dé từ khái niệm đến nội hàm đặc
trưng của nó.
Ở Việt Nam, van dé định danh văn học mạng như thế nào cũng nhận được nhiều sự
quan tâm Từ năm 2006, trên báo điện tử Vietnamnet, xuất hiện một chuyên đề về văn học
mạng, mặc dù không nhận được hiệu ứng mạnh nhưng nó đã đặt viên gạch đầu tiên cho
vấn đề định danh về văn học mạng Sau đó, trong chuỗi sinh hoạt “Bàn tròn văn chương”
kỳ 7, đã đưa ra chủ đề “Văn chương mạng và website vanghesongcuulong.org” được tổ
chức vào ngày 21/4/2007 tại hội trường Hội văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.Trong hội thảo này, rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã đưa ra quan điểm, ý kiến của mình về
việc định danh văn học mạng như nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, Hồ Thi Ca, Inrasara hay nhà
văn Triệu Xuân Tiêu biéu cho những phát biểu trong hội thảo, có nhà thơ Hồ Thi Ca nhận
xét về sự khác nhau giữa văn học mang và văn học truyền thống là “tính phổ biến rộng rãi
của nó” cũng như “tính tương tác rất cao” Hay nha văn Triệu Xuân cũng nhấn mạnh rang:
“Văn chương trên mạng trước hết là văn chương, sau đó mới tới đặc điểm xuất bản lần đầu
tiên trên mạng” (Giang Lăng — tổng hợp, Gửi niềm tin vào văn chương mang) Như vay,
đa phân các nhà văn, nhà thơ đêu có cái nhìn bao quát vê loại hình văn học vô cùng mới
Trang 8mẻ này — văn học mạng Và đáng chú ý nhất trong cuộc hội thảo ấy là ý kiến của nhà thơ
Inrasara bàn về tiêu chí của loại hình văn học mạng (sau đó được đăng toan văn trên trang
web www.tienve.org) Theo nhà tho, “Văn chương mạng phải là văn chương của các tác
giả chỉ muốn xuất hiện trên mạng.” và “Họ là công dân mạng toàn phan.” (zasara, Van
học mạng) Những năm sau đó, xuất hiện không ít ý kiến bàn về văn học mạng được đăng
tải trên báo hoặc tạp chí điện tử của các tác giả như Hà Linh, Y Nguyên, Chí Trung, Phạm
Xuân Nguyên, Phan Huyền Thư, Dang chú ý trong các cuộc thảo luận ấy là tọa đàm Van
học mạng trong không gian văn hóa Việt Nam đương đại được tổ chức ngày 6/10/2016
Tọa đàm đưa ra những vấn đề được bàn bạc sôi nổi như quan niệm về văn học mạng, khônggian tồn tại, phương thức sáng tác và lưu truyền, đặc điểm tác giả và độc giả của văn học
mạng Và gần một năm sau tọa đàm, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9/2017 đã công bỗ
năm bài nghiên cứu trong chuyên đề Văn học mạng Việt Nam của các tác giả Đỗ Hải Ninh,
Lê Hương Thủy, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Ngọc Hiếu, Trịnh Đặng Nguyên Hương Nó
thôi vào nền văn học nghệ thuật nước ta một làn gió tươi mới với các xu hướng giao thoa
thé loại độc đáo, đa dạng Dẫn chứng điền hình cho sự xuất hiện và phát triển của văn học
mạng có thê kề đến tác phẩm Chuyện tinh New York của Hà Kin với bản tiếng Anh và tiếng
Việt có kèm theo cả audibook lồng ghép thêm nhạc phù hợp với cảm xúc của nhân vật Đối
với văn học mạng, sự giao thoa thể loại ngày càng có cơ hội và điều kiện đề phát triển hơn
Trong một môi trường sáng tác tự do, không chịu sự tác động cua kiểm duyệt như không
gian mạng và tốc độ kết nối nhanh chóng thì xu hướng giao thoa thể loại là một yếu tố tất
yếu của văn học mạng Giao thoa thé loại trong văn học mạng xuất hiện với những sự
chồng lắn, mờ nhòa của đường biên ranh giới thể loại Có thé ké đến sự giao thoa giữa tho
và truyện, truyện ngắn và tiểu thuyết, truyện và các thé kí, báo chí và văn chương trên
không gian mạng Sự giao thoa này không chỉ đa dạng trong các thể loại mà trong cùngmột thé loại cũng xuất hiện những sự giao thoa mới
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Van dé văn học mạng trên thê giới được dé cập và quan tâm từ khá sớm, ngay từ
khi nó mới bắt đầu xuất hiện Trong quá trình phát triển, văn học mạng đã khiến các nhà
Trang 9nghiên cứu, lí luận đặt ra các vấn đề từ khái niệm đến nội hàm đặc trưng của nó Trước hết
về khái niệm, nhận diện, định danh văn học mạng, Roberto Simanowski (Đức) có viết:
“cần phân biệt ba dạng văn học thường gặp trên Internet: văn học được số hóa, văn học số
và văn học mạng Nếu cái đầu vốn đã được viết dé in sách thi cái thứ hai theo định nghĩa
là không phải dé in và đoạn tuyệt với một số hình thức và thông số của văn học giấy Còn
cái thứ ba (tức là những thé loại riêng cho mạng) thì phải trực tiếp cần đến Internet bởi vì
về mặt chức năng và thâm mĩ nó dựa trên sự tương tác” (Phạm Xuân Nguyên - tông hợp,
Văn học mạng là gì) Tương tự như quan điểm của Roberto Simanowski, trong bài báo “Đi
tìm bản thể và nhận thức về ý nghĩa của văn học mạng”, Âu Dương Hữu Quyền (Trung
Quốc) cũng đã chỉ ra ba hình thức tồn tại của văn học trên mạng: dau tiên, “van học mạng
là chỉ tất cả các tác phẩm được đưa lên mạng sau khi đã qua xử lí điện tử”; thir hai, “văn
học mang là chỉ các sáng tác original (nguyên bản) được công bố trên Internet”; thir ba,
“van học mạng là các siêu văn bản, các tác phẩm đa phương tiện (như tiểu thuyết viết
chung, kịch bản đa phương tién, ) lợi dụng kỹ thuật số đa phương tiện và sự tác động qua
lại của mạng Internet”(Au Dương Hữu Quyền, Tap chí Nghiên cứu lí luận văn nghệ, Trung
Quốc, số 1.2007) Hay một nhà nghiên cứu người Bi là Verner Sheltienn cũng dé xuất quan
điểm về việc định danh văn học mạng
Ở Việt Nam, vấn đề định danh văn học mạng như thế nào cũng nhận được nhiều sự
quan tâm Từ năm 2006, trên báo điện tử Vietnamnet, xuất hiện một chuyên đề về văn họcmạng, mặc dù không nhận được hiệu ứng mạnh nhưng nó đã đặt viên gạch đầu tiên cho
vấn đề định danh về văn học mạng Sau đó, trong chuỗi sinh hoạt “Bàn tròn văn chương”
kỳ 7, đã đưa ra chủ đề “Văn chương mạng và website vanghesongcuulong.org” được tổchức vào ngày 21/4/2007 tại hội trường Hội văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.Trong hội thảo này, rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã đưa ra quan điểm, ý kiến của mình về
việc định danh văn học mạng như nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, Hồ Thi Ca, Inrasara hay nhà
văn Triệu Xuân Tiêu biểu cho những phát biểu trong hội thảo, có nhà thơ Hồ Thi Ca nhận
xét về sự khác nhau giữa văn học mạng và văn học truyền thống là “tính phô biến rộng rãi
của nó” cũng như “tính tương tác rât cao” Hay nhà văn Triệu Xuân cũng nhân mạnh rắng:
Trang 10“Văn chương trên mạng trước hết là văn chương, sau đó mới tới đặc điểm xuất bản lần đầutiên trên mạng” (Giang Lăng — tổng hợp, Gui niêm tin vào văn chương mang) Như vậy,
đa phần các nhà văn, nhà thơ đều có cái nhìn bao quát về loại hình văn học vô cùng mới
mẻ này — văn học mạng Và đáng chú ý nhất trong hội thảo ấy là ý kiến của nhà thơ Inrasara
bàn về tiêu chí của loại hình văn học mạng (sau đó được đăng toàn văn trên trang web
www.tienve.org) Theo nhà thơ, “Văn chương mạng phải là văn chương của các tác giả chỉ
muốn xuất hiện trên mang.” và “Họ là công dân mạng toàn phan.” (Jnrasara, Văn học
mạng) Những năm sau đó, xuất hiện không ít ý kiến bàn về văn học mạng được đăng tải
trên báo hoặc tạp chí điện tử của các tác giả như Hà Linh, Y Nguyên, Chí Trung, Phạm
Xuân Nguyên, Phan Huyền Thư, Dang chú ý trong các cuộc thảo luận ấy là tọa đàm Van
học mạng trong không gian văn hóa Việt Nam đương đại được tô chức ngày 6/10/2016
Toa dam đưa ra những vấn đề được bàn bạc sôi nổi như quan niệm về văn học mạng, khônggian tồn tại, phương thức sáng tác và lưu truyền, đặc điểm tác giả và độc giả của văn học
mạng Và gần một năm sau cuộc tọa đàm ấy, Tạp chí Nghiên cứu văn học sô 9/2017 đã
công bố năm bài nghiên cứu trong chuyên đề Văn học mạng Việt Nam của các tác giả Đỗ
Hải Ninh, Lê Hương Thủy, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Ngọc Hiếu, Trịnh Đặng Nguyên
Hương.
Mặc dù có vô vàn ý kiến về văn học mạng, song, về cơ bản những quan niệm ấy đều
có sự thong nhất ở một điểm: văn học mạng là thứ văn học lựa chọn mạng là môi trường
sống ưu tiên của mình Và nội hàm của nó được coI như một hình thức văn hóa đặc thù vớikhông gian của văn học mạng, được coi như một hiện tượng giao tiếp đặc biệt, cũng như
là một loại hình văn chương của công nghệ.
Dẫn chứng điển hình cho sự xuất hiện và phát triển của văn học mạng có thé ké đếntác phẩm Chuyện tinh New York của Ha Kin với bản tiếng Anh và tiếng Việt có kèm theo
cả audibook lồng ghép thêm nhạc phù hợp với cảm xúc của nhân vật Như vậy, rõ ràng đốivới những tác phẩm văn học mạng đa phương tiện, việc chuyên thể sang hình thức văn bản
giấy sẽ làm mat đi phần nào giá trị của tác phâm khởi nguyên ban đầu Bên cạnh những tácphâm văn học mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ thì cũng xuất hiện những tác giả văn
10
Trang 11học mạng Có thé kê đến nhóm sáng tác văn học có tên Du án Nhóm 4.0 do Waka gây dung
và chính thức hoạt động từ ngày 20/11/2017 Từ khi thành lập đến sau hơn một năm hoạtđộng, nhóm đã có 20 thành viên tham gia và cho ra mắt 5 tác phâm đầu tay trên trang web
vaka.vn cùng một số trang mạng khác Năm tác phẩm ấy gồm Không thể chạm vào em,
Nơi giác mơ em thuộc về, Cái chết ảo, Kết giới, Nàng Lọ Lem và Hoàng Tử Béo Như vậy,văn học mạng không chi đa dang về loại hình sáng tác mà nó còn da dang cả về loại hìnhtác giả - đặc trưng tiêu biểu của dòng văn học này
Tiếp theo, về sự giao thoa thé loại truyện trên không gian mang, PGS TS Trần
Khánh Thanh đã dành 60 trang viết trong cuỗn Văn hoc mạng Việt Nam xu hướng sáng tạo
và tiép nhận của mình dé nói về sự giao thoa thé loại ấy Trong đó có đến 10 trang viết về
sự giao thoa của các tiểu loại truyện ngắn, tiêu thuyết trong văn học mạng Bên cạnh đó,
trong cuốn sách của mình, PGS TS Trần Khánh Thành cũng đề cập tới van dé văn học
mạng giao thoa với các loại hình khác như truyền thanh, điện ảnh, âm nhạc, hội họa
Cuốn sách đã đưa ra một cái nhìn đầy mới mẻ về diện mạo của văn học mạng cũng như sự
đa dạng, năng động của nó so với văn học truyền thống Sự giao thoa thể loại ấy là một yếu
tố quan trọng, tất yếu của văn học mạng bởi sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và đa
dạng từ hình thức, nội dung đến cách tiếp nhận, tương tác giữa tác giả với người đọc
3 Mục đích, nhiệm vu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi đó là đưa
ra được xu hướng giao thoa thê loại trong truyện Việt Nam trên không gian mạng, từ
nội dung đó tiến hành phân tích sâu hơn dé thấy được xu hướng của sự giao thoa thé
loại truyện trên không gian mạng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích như trên chúng tôi cần phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
11
Trang 12- Khái quát văn học mạng và xu hướng giao thoa thê loại trong văn học mạng Việt Namtrong hai thập niên đầu thế kỷ
- Tìm hiểu, khảo sát và phân tích sự giao thoa thể loại truyện và các thé loại văn học
Việt Nam trên không gian mạng.
- Phân tích xu hướng giao thoa, tổng hợp các loại hình nghệ thuật vào tác phẩm
truyện
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Thể loại truyện Việt Nam trong văn học mạng và sự giao thoa giữa thé loại truyện
với các thé loại, loại hình khác trên không gian mạng
3.4 Phạm vì nghiên cứu
- Các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết trong văn học mạng và sự giao thoa giữa thơ —
truyện, truyện ngắn với tiểu thuyết, truyện ngắn với kí trên không gian mạng trong giaiđoạn dau thế kỷ XXI của các tác giả tiểu biểu như Trang Hạ, Hà Kin, Nguyễn Ngọc
Thạch, Gảo,
- Bên cạnh đó, nghiên cứu vê sự giao thoa giữa văn học mạng với các loại hình khác:
truyền thanh, điện ảnh
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Nhằm tìm hiểu những nội dung tư tưởng qua các
yếu tô nghệ thuật, tránh cảm nhận chủ quan
- Phương pháp tự sự học: Nhằm khám phá nghệ thuật ké chuyện của tác giả
- Phương pháp so sánh: Nhằm thấy được sự giống và khác nhau trong văn học mạng và
các loại hình văn học truyền thống
- Phương pháp liên ngành: Nhằm thê hiện được sự giao thoa giữa các thê loại, các loại
hình nghệ thuật khác nhau với văn học mạng.
- Phương pháp loại hình: Nhằm xác định loại hình, thể hiện được sự giao thoa giữa các
loại hình, thé loại văn học, nghệ thuật khác nhau với văn học mạng
12
Trang 135 Câu trúc luận văn
Ngoài phần Mo đầu và Kết luận, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Văn học mạng và xu hướng giao thoa thể loại
Chương 2: Sự giao thoa giữa thê loại thơ và truyện trên không gian mạng
Chương 3: Xu hướng mờ nhòa, dung hợp thể loại trong truyện trên không gian mạng
Sau cùng là thư mục Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục
13
Trang 14CHƯƠNG 1
VĂN HỌC MẠNG VA XU HUONG GIAO THOA THE LOẠI 1.1 Giới thiệu về văn học mạng
1.1.1 Khái niệm vé văn học mang
Văn học mạng (Network literature/ Internet literature) đã ra đời và phát triển hơnhai mươi năm năm nay nhưng cũng có không ít người còn băn khoăn về sự tồn tại thực sự
của nó, hay văn học mạng khác với văn học truyên thông như thê nào?
Trước tiên, về điều kiện hình thành và phát triển, có thể nói trong suốt giai đoạncuối thế ki XX- đầu thé ki XXI chính là “thời điểm vàng” cho sự phát triển mạnh mẽ của
văn học mạng Trong giai đoạn này nhân loại đã đạt được bước tiến lớn với thành tựu là
Cuộc cách mạng 4.0, sự đi lên nhanh chóng trên mọi phương diện từ cơ sở hạ tầng, thiết bịđiện tử, công nghệ số hóa, Internet và cả nhu cầu giao lưu của con người cũng được nâng
cao Trước sự phát triển mạnh mẽ ấy, con người không chỉ có nhu cầu giao tiếp thông
thường mà còn muốn giao tiếp đa dạng và rộng hơn qua Internet Đó chính là điều kiện
không chỉ dé các nền tảng mang xã hội phát trién mà còn góp phan khiến cho đời sống văn
học trở nên đa dạng, phong phú.
Chính sự phát triển này mà phương thức tiếp cận văn hoc cũng dan thay đổi Theothong kê từ một cuộc khảo sát của chúng tôi với 100 học sinh ở độ tudi từ 10-18 tuổi, và
100 người ở độ tuổi 20- 30 tuổi đã cho thấy sự chuyền biến rõ rệt trong hình thức tiếp cậncủa thế hệ các bạn trẻ hiện nay:
Hình thức tiép cận Từ 10- 18 tuôi Từ 20- 30 tuôi
văn học
Tiệp cận van hoc
qua kênh truyền
thống (sách giấy)
Tiép cận văn học
qua kênh Internet
Trang 15Bang thong kê hình thức tiếp cận văn hoc với người đọc độ tuổi từ 10- 18 tuổi và
người đọc độ tuổi từ 20-30 tuổi
Dễ dàng nhận thấy xu hướng sử dụng mạng Internet trong việc tiếp cận các tác phẩm
văn học (văn học chính thống và văn học mạng) đang ngày cảng tăng Đây cũng là điềukiện dé xuất hiện một loại hình văn học mới mang tên gọi “Văn học mạng” Nó xuất phát
từ nhu cầu của người đọc trong thời đại số không còn chỉ đơn thuần muốn đọc và cảm thụtác phẩm văn học một chiều Người đọc hiện nay, nhất là các bạn trẻ muốn có tương tác
với cả tác giả của chính tác phâm văn học ấy hay thậm chí với các độc giả khác Vì vậy
loại hình văn học mới này dan xuất hiện và phổ biến trong nền văn học trên thế giới cũngnhư nền văn học Việt Nam
Vậy văn học mạng là loại hình văn học như thế nào và hiện nay, giới học thuật trên
thế giới cũng như Việt Nam có những nhận đình, đánh giá như thế nào về dòng văn học
này?
Trước hết, văn học là một loại hình nghệ thuật được sáng tạo bằng ngôn từ Nếu
như trước kia văn bản ngôn từ nghệ thuật đã và đang tồn tại qua hình thức truyền miệng(văn học dân gian) hay qua văn bản viết (văn học viết lưu truyền qua các ấn phâm) thì hiện
nay nó còn tồn tại đưới một phương thức mới chính là trên các phương tiện truyền thông
kỹ thuật số (digital media) Tuy nhiên, không phải tất cả các văn bản được đưa lên nền tảng
phương tiện truyền thông kỹ thuật số đều được coi là văn học mạng Theo RobertoSimanowski (Đức) có viết, “cần phân biệt ba dạng văn học thường gặp trên Internet: văn
học được số hóa, văn học số và văn học mạng Nếu như cái đầu vốn đã được viết dé inthành sách thì cái thứ hai theo định nghĩa là không phải để in mà nó đoạn tuyệt với một số
hình thức và thông số của văn học giấy Còn về cái thứ ba (tức là những thể loại riêng cho
mạng) thì phải trực tiếp cần đến Internet bởi về mặt chức năng và thâm mĩ của nó dựa trên
sự tương tác” (Phạm Xuân Nguyên — tông hợp, Văn học mạng là gì) Không chỉ Roberto
Simanowski, Ân Dương Hữu Quyền (Đức) trong bài báo “Đi tìm bản thể và nhận thức về
ý nghĩa của văn học mạng” cũng trình bày quan điểm tương tự Ông đã chỉ ra ba hình thức
ton tại của văn học trên mạng Internet, đó là: “1) Xét về nghĩa rộng, văn học mạng là chỉ
15
Trang 16tat cả các tác phâm được đưa lên mang sau khi đã qua các xử lí điện tử, tức pham là văn
học được truyền trên mạng Internet đều là văn học mạng, so với văn học truyền thống, loại
hình văn học này chỉ có sự khác biệt về phương tiện và phương thức truyền bá; 2) Văn học
mạng là chỉ các sáng tác original (nguyên bản) được công bồ trên Internet, tức các tác phẩm
văn học sáng tác bằng máy vi tính lần đầu đăng tải trên mạng, văn học mạng ở cấp độ nàykhông những có sự khác biệt về phương tiện truyền bá, mà còn có nhiều thay đôi nhưphương thức sáng tác, thân phận tác giả và thể chế văn học; 3) Cái có thể thể hiện được
nhất bản tính của văn học mang là các siêu văn bản, các tác phâm đa phương tiện (như tiêu
thuyết viết chung, kịch ban đa phương tién, ) lợi dụng kĩ thuật số đa phương tiện và sựtác động qua lại của mạng Internet và các “sáng tác bằng máy” được viết tự động nhờ các
phần mềm sáng tác đặc biệt, các tác phâm này mang các đặc tính phụ thuộc, vươn xa của
mạng và đặc điểm tác động qua lại lẫn nhau của người lên mạng, không thé tải xuống déthay đối công cụ truyền bá, nếu tách khỏi mạng chúng sẽ không thé tồn tai, tác phẩm này
hoàn toàn khác với văn học in ấn truyền thống, thế nên là văn học mạng theo đúng ý nghĩa
của nó”(Âu Dương Hữu Quyền, Tạp chí Nghiên cứu lí luận văn nghệ, Trung Quốc, số
1.2007) Đứng trước một dòng văn học mới mẻ và phát triển mạnh mẽ, nhà nghiên cứu
người Bi - Verner Sheltien cũng dé xuất chia khái niệm của văn học mạng thành nghĩa rộng
và nghĩa hẹp Theo Verner Sheltien, văn học mạng theo nghĩa rộng là tất cả các tác phẩm
văn học được đặt lên Internet Còn theo nghĩa hẹp, nó lại được hiéu là những tác phẩm xuất
hiện trên Internet nhờ khả năng đặc biệt của chúng.
Như vậy, có thé nhận thấy, thuật ngữ văn học mang và khái niệm chính xác về nó
được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm Mặc dù mỗi nhà nghiên cứu lại đưa
ra một quan điểm, nhận định riêng của bản thân nhưng xét cho cùng những quan điểm đó
đều có điểm chung về phương thức ton tai, sáng tác của van học mạng Trước sự van độngmạnh mẽ của văn học mạng, nền văn học Việt Nam cũng không thể đứng ngoài sự vận
động Ấy Văn học mạng đã xuất hiện ở nước ta đầu thế kỷ XXI và đã tạo ra một “cơn sốt
lớn” lúc bấy giờ, cũng như nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà văn,
nhà phê bình, lí luận trong nước.
16
Trang 17Ở Việt Nam, việc định danh văn học mạng cũng được rất nhiều người quan tâm Bắt
đầu từ năm 2006, trên báo điện tử Vietnamnet, một chuyên đề văn học mạng đã được tôchức, mặc dù không tạo được hiệu ứng lớn nhưng nó gây được sự chú ý về việc nhận diện
và đánh giá văn học mạng nhưng nó đã khiến nhiều người chú ý đến một hiện tượng văn
học rất mới trong thời đại số hóa Sau sự kiện mở đầu ay, một hội thảo nam trong chuỗi
sinh hoạt “Bàn tròn văn chương” (kỳ 7) được mở ra với chủ đề “Văn học mạng và website
vannghesongcuulong.org” được tổ chức vào ngày 21-4-2007 diễn ra tại hội trường Hội
Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Hội thảo diễn dưới sự chủ trì của nhà tho
Inrasara diễn ra sôi nôi, với sự đóng góp ý kiến, quan điểm, tham luận mang giá tricao cuacác nha thơ, nhà văn Van dé này đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà tho (Lê Thiếu
Nhơn, Hồ Thi Ca, Inrasara), nhà văn (Triệu Xuân), nhà lý luận phê bình và cả các tác giả
văn học mạng Trong cuộc hội thảo, nhà thơ Inrasara có bàn về tiêu chí văn học mạng.Theo ông, “Văn chương mạng phải là văn chương của “các tác giả chỉ muốn xuất hiện trên
mạng” Họ sống đời sống văn chương của mạng, viết trên mạng, vận dụng ưu thế kĩ thuật
của Internet, xử lí thông tin trên mạng, tương tác trên mạng, ton tại trên mạng, buồn vui
trên mạng, hi vọng hay thất vọng cũng trên mạng Họ là công dân mạng toàn phần Và có
thể nói đây là thứ văn chương mạng đúng nghĩa, khác hăn với các sáng tác được đăng trên
mạng Văn chương mạng khi in ra giấy sẽ mat đi hơi thở đời sống mang và giảm “gia trị
đích thực” của nó không ít”.
Đáng chú ý trong các cuộc thảo luận, hội thảo ay là tọa dam Van hoc mang trong
không gian văn hóa Việt Nam đương đại được tô chức ngày 6/10/2016 Cuộc tọa dam đưa
ra những vấn đề được bàn bạc sôi nỗi như quan niệm về văn học mạng, không gian tồn tại,phương thức sáng tác và lưu truyền, đặc điểm tác giả, cũng như độc giả của văn học mạng.Sau gần một năm cuộc tọa đàm ấy diễn ra, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9/2017 đã công
bố năm bài nghiên cứu trong chuyên đề Văn học mạng Việt Nam của các tác giả Đỗ Hải
Ninh, Lê Hương Thủy, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Ngọc Hiếu, Trịnh Đặng Nguyên Hương.Năm bài nghiên cứu này đã đưa ra những kiến giải tương đối sâu sắc về các vấn đề đa chiều
liên quan tới văn học mạng: Văn học mạng và văn học đại chúng, không gian mạng đên
17
Trang 18nhà xuất bản của tác phẩm văn học, thị hiếu người đọc văn học mạng hay trang phục bản
ngã trong văn học mạng.
Sau hơn hai mươi năm trên thế giới và khoảng mười lăm năm ở Việt Nam thì nững
đặc trưng cơ bản của văn học mạng đã được lộ diện Về cơ bản, những quan niệm đa dạng
về văn học mạng hiện nay đều thống nhất ở một vài điểm chung Dù là các nhà nghiên cứu
trên thé giới hay Việt Nam đều nhìn nhận thấy ba hình thức tồn tại cơ bản của văn học trênkhông gian mạng Chính vì vậy chúng tôi đưa ra một khái niệm tổng hợp dựa trên những
nhận định, quan điểm của các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước về dong văn học
mạng.
Thứ nhất, về khái niệm, văn học mạng là văn học được sáng tác trên mạng, lưu
truyền trên mạng, đọc trên mạng và tương tác trên mạng Đây là hình thức điển hình của
văn học mạng — những tác phẩm được tạo ra nhờ sử dụng kĩ thuật số đa phương tiện và sự
tác động qua lại của Internet Các tác phẩm này déu không thé tải xuống dé thay đổi công
cụ truyền bá, bởi nếu tách khỏi không gian mạng, chúng sẽ không thé tồn tại Vì vậy, những
tác phâm đặc thù này không thể in ra giấy, xuất bản thành ấn phẩm do các tính chất đặc thù
về ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh (kèm theo) của tác phẩm sẽ bị phá hủy Về quan điểmnày, có thé dé dang kế đến một tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học mạng là Chuyện tinhNew York (Hà Kin) Tác phâm này khi xuất hiện trên không gian mạng nó được kèm theoaudibook lồng ghép thêm nhạc phù hợp với tâm trạng của nhân vật Như vậy, rõ ràng
Chuyện tình New York không thê chuyển sang van bản in giấy được
Tuy nhiên, liệu văn học mạng có thực sự chỉ ton tại trên không gian mạng và không
thé xuất bản thành văn bản in giấy? Khi văn hoc mang đạt đến đỉnh cao với số lượng tác
giả lên đến 13 triệu người và có đến 378 triệu độc giả năm 2018 ở Trung Quốc thì nó bắt
đầu xuất hiện những hình thái mới của văn học mạng Nhiều tác phẩm văn học trên không
gian mang được yêu thích đến với các nhà xuất bản và nó trở thành những ấn pham
best-seller trên thị trường sách giấy Không chỉ dừng lại ở đó, một vài tác phẩm đặc biệt nồi trội
còn được chuyền thể kịch bản phim, thu hút số lượng lớn khán giả Trước hiện tượng này,
các nhà lí luận phê bình văn học Trung Quốc đưa ra quan điểm về văn học trên không gian
18
Trang 19mạng: họ cơ bản thong nhất với nhận định của các nha nghiên cứu trên thế giới là văn họcmạng sinh ra trên Internet Tuy nhiên, theo các nhà lí luận phê bình văn học Trung Quốc,
văn học mạng còn lớn lên trong văn học và trưởng thành trong quản trị Chính quan điểm
này đã mở rộng cho hình thái văn học trên không gian mạng một khía cạnh phát triển mới,
họ không phủ nhận sự ton tại của những tác phâm đã từng là văn học mạng, sau đó được
in lên giấy Bởi trên thực tế, một số tác phâm này khi được in thành sách, nó van tồn tại
song song trên cả hai dạng thức là trên không gian mạng và dưới dạng một ấn phẩm Và ở
Việt Nam, tình hình cũng có nét tương đồng như vậy, những tác phẩm thu hút lượng lớn
độc giả, có nhiều tương tác trên mạng như Phải lấy người như anh, Nhật kí tình yêu TIO(Trần Thu Trang), Nhát kí son môi (Gao), Chuyện tinh New York (Ha Km), khi in thành
sách đã nhanh chóng trở thành best- seller Mặc dù khi được các nhà xuất bản chuyên thành
ấn phẩm in ấn đã có sự chỉnh sửa một số ngôn ngữ, song nó vẫn giữ được dau ấn riêng đậmnét của một tác phẩm văn học sinh ra từ không gian mạng
Thứ hai, văn học mạng là thứ văn học lựa chọn mạng là môi trường sống ưu tiên
của mình Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm trái chiều, đa dạng về văn học mạng,song, can tiép cận nó như một loại hình văn học tôn tại trong một hình thức văn hóa đặc
thù Có thé nói, quan hệ giữa văn học và không gian mạng không chỉ đơn thuần là quan hệ
ký sinh, mà mạng chính là một hình thức tồn tại mới của văn học Mà trên không gian
mạng, văn học lợi dụng sự gắn kết rộng rãi con người để vận hành đời sống của nó Và
mạng cũng nhờ sự phát triển của văn học mà ngày được ưa chuộng hơn Như vậy, mối
quan hệ giữa văn học và mạng là mối quan hệ cộng sinh, từ đó mà các phương thức tồn tại,
ý niệm văn học, tác giả, tác phẩm, thê loại, câu trúc, đều có thé phải tái định nghĩa
1.1.2 Văn học mạng như một hình thức văn hóa đặc thi
Mạng là một thành tựu đột phá của con người trong thời đại số, nó đem đến chonhân loại một phương thức dé trao đôi và tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng Bởi
lẽ, mạng tạo ra khả năng tương thông, tương tác đa chiều đầy phong phú, nó đáp ứng nhu
cầu giao tiếp, liên lạc không giới hạn của con người Chính vì vậy, trước không gian đa
chiều, vượt qua mọi rào cản của vật chất thông thường mà Internet đem đến không chỉ cho
19
Trang 20nhân loại mà còn mở ra một thời kì mới, một phương thức truyên tải, giao tiêp mới cho văn học Bởi vậy, chúng tôi trước tiên muôn nhân mạnh ba đặc điêm của văn học mạng: không gian cua văn học mạng, văn học mạng như một kênh giao tiếp đặc biệt, văn học mạng như một loại hình văn chương công nghệ.
Thứ nhất, về không gian của văn học mạng chính là Internet hay còn được gọi là thế
giới ảo, dé phân biệt với thé giới thực tại Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ củacông nghệ số thì quan niệm về thế giới ảo và thực ngày càng bị mờ nhòe Nó mất dần đi
tính chính xác trước sự xâm chiếm không ngừng của thế giới ảo vào trong đời sống thực
Trong chính thế giới được gọi là ảo ấy, nó lại có thê đem đến những giá trị vật chất rất thựctrong thế giới thực tại Một minh chứng có thé ké đến là mức thu nhập “khủng” của rất
nhiều các Tiktoker thu về được từ lợi ích của nền tảng mạng xã hội TikTok Nhu Victoria
Paris- một Tiktoker người Mỹ có hơn 1,6 triệu người theo dõi, cho biết, cô kiếm được gần
42.500 USD từ Quy Sáng tạo nội dung của TikTok trong 10 tháng Hay Alex Ojeda- một
người sáng tao với lượng người theo dõi lên đến khoảng 8 triệu trên TikTok, cũng tiết lộ
vào năm 2022 răng mức giá cho mỗi video quảng cáo của anh trên nền tảng này là 20.000USD Như vậy, chỉ nhờ một nền tảng xã hội ảo, làm việc ảo, mua săm ảo, mà rất nhiều
người trở nên nồi tiếng thực và có nguồn thu nhập không lồ Chính những minh chứng ấy
đã cho thấy, giá trị của thế giới ảo mà mạng đem lại cho con người rất thực cũng như vô
cùng to lớn nếu như biết cách khai thác và tận dụng nó
Bởi lẽ, trước hết nó đã góp phan giải cấu trúc của những thứ vốn được mặc định làthực tại Đặc biệt, trong đó phải nói tới ý niệm về giới hạn không gian Mạng chính là bằng
chứng sống của công nghệ cho thấy khả năng xóa nhòa đi khoảng cách về địa lí, ngôn ngữ,
văn hóa trên không gian của nó Mạng là nơi mà ở đó ta nhận thấy sự rõ nét nhất về trạng
thái đa ngữ của đời sống mỗi đất nước, mỗi vùng miền Nó đem đến cho con người một
“kho tàng lớn” về ngôn ngữ, mà ta có thé học, tiếp thu qua những cuộc giao tiếp, nhữngtác phẩm văn hoc mang mau sắc đặc trưng vùng mién, nhưng lại không bị giới hạn bởi
không gian tiếp nhận Giống như Bakhtin đã mô tả mạng như là nơi của sự sinh thành,
20
Trang 21chuyên động, thâm nhập, soi sáng lẫn nhau của các ngôn ngữ Vì thế, mọi sự tuyệt đối chỉ
còn là ảo tưởng, mọi đại tự sự trở thành bất cập
Như vậy, văn học mạng trước hết đã xóa nhòa đi khoảng cách về ngôn ngữ, chuyển
dịch ngôn ngữ đầy năng động Bên cạnh đó, mạng còn được biết đến với bản chất là không
gian mở, tự do, mọi thứ đều ở trạng thái chuyên động với tốc độ rất nhanh Tính tốc độ này
vừa là lợi thế nhưng cũng chính là sự nghiệt ngã đối với các tác giả của văn học mạng Bởitrước sự 6 ạt của dòng thác thông tin, tác pham văn học phải đối diện trước nguy cơ bị đào
thải, không được chú ý, rơi vào quên lãng Chính điều này đã trở thành “con dao hai lưỡi”
đối với các tác giả của loại hình văn học mạng Nếu như sáng tác của bạn xuất sắc đến đâu,mang giá trị nghệ thuật, nhân văn cao đến đâu nhưng lại trừu tượng, vĩ mô, kén độc giả thì
đồng nghĩa với việc “đứa con tỉnh thần của bạn” sẽ nhanh chóng bị nhấn chìm trong vô
vàn các tác phẩm văn học mạng khác Nó khiến cho nhiều tác giả đánh mắt đi nét độc đáo
của cá nhân mà theo đuôi văn chương thị hiếu Trong cuộc khảo sát ý kiến của chúng tôi
về “Văn học mạng”, có nhận định cho rằng: “Các tác phâm văn học mạng hiện nay đa phần
đều có chung một mô- tip giống nhau và chỉ được xào xáo, biến tấu lại thành các tác phẩm
của các tác giả khác nhau ma thôi.” Hay như tác giả Trang Hạ khi trả lời câu hỏi: “Chị
nghĩ sao khi bạn đọc mạng thích những tác phẩm giật gân, câu khách hơn là những tác
phẩm sâu sắc nghiêm túc?”, cô đã thắng thắn chia sẻ; “Nếu tác phẩm của bạn thực sự xuất
sắc nhưng bạn đọc bỏ qua thì bạn không thé tồn tại trên mạng được, bạn phải tìm một con
đường khác” Vì vậy, văn học mạng chính là thứ văn học tồn tai bằng cách gây sốc, chiềutheo nhu cầu của độc giả, dùng những thủ pháp tân kỳ hay sử dụng ngôn ngữ cập nhật theo
thời dai, để có thé được nhớ và biết đến trên không gian mạng Nó đòi hỏi tác giả phảibiết cân bằng giữa thị hiếu của độc giả với dấu ấn cá nhân để bản thân không bị lu mờ, trộn
lẫn trong dòng thác thông tin của không gian mạng.
Thứ hai, văn học mạng như một hiện tượng giao tiếp đặc biệt bởi nó đem lại đếncho con người khả năng kết nối Từ khi xuất hiện mạng, con người không chỉ có thêm một
phương tiện để truyền thông mà thậm chí nó còn cho phép mỗi cá nhân có thé trở thành
chủ sở hữu của một kênh truyền thông, đặc biệt khi Blog ra đời Nó là nơi dé mỗi cá thé
21
Trang 22chia sẻ, thể hiện cá tính của bản thân với mọi người một cách rộng rãi, không có giới hạn.
Từ những câu chuyện đời thường dễ nhận được sự đồng cảm đến những câu chuyện đặcbiệt, hấp dẫn hay cả những tác phâm văn học đi ra từ đời sống không gian mạng cũng bắt
đầu manh nha xuất hiện Chính vì vậy, năm 2006, báo Time đã bau chọn YOU- những
người sử dụng tiện ích của mạng như Blog, Youtube, như một kênh truyền thông, độc
lập là nhân vật của năm thay vi là một chính tri gia hay một chủ tập đoàn, một nghệ sĩ,
Nhắc đến sự bùng né của văn học mạng, ta phải ké đến cơn sốt văn học mang ở
Trung Quốc Nó tạo ra làn sóng lớn trong cộng đồng mạng Trung Quốc khi số lượng tác
giả tăng vọt do nhu cầu thị hiếu của người đọc ngày càng lớn Từ những câu chuyện tưởng
như hết sức đời thường nhưng lại nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ đông đảo độc giả trênkhông gian mạng Các tác phẩm văn học mạng đa phần xoay quanh chủ đề tình yêu nam
nữ- một đề tài không hề mới nhưng trên không gian mạng, dưới ngòi bút của các tác giả đa
phần “không chuyên”, nó trở nên gần gũi, nồng nhiệt, táo bạo hơn bao giờ hết, thậm chí có
một số tác phẩm “trượt” ra ngoài những luân thường đạo lí của cuộc sống Không chỉ Trung
Quốc, văn học mạng bỗng chốc trở thành một hiện tượng văn hóa mang tính thời sự ở Việt
Nam Nó được xem là hệ quả từ sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, ý thức về tính độc lập của
chủ thể phát ngôn Không gian mạng đem đến cho người viết không gian tự do nhất cho
hành vi sáng tạo và truyền bá sáng tác của mình Điều này đem đến cho nền văn học nói
chung cũng như dòng văn học mạng nói riêng sự phong phú, đa dang từ đề tài, phong cách
sáng tác, chất liệu và cả ngôn từ Mặc dù đi kèm với nó là “lỗ hồng” trong khâu kiêm duyệt
tác phẩm, nhưng ta cũng không thé nào phủ nhận được những giá trị mà văn học mạng đemlại cho đời sống văn hóa cũng như nó trở thành một hiện tượng giao tiếp đặc biệt của thời
đại sô hiện nay.
Thứ ba, văn học như một loại hình văn chương của công nghệ Một trong những
đặc tính của mạng chính là khả năng tương tác Đây cũng là điểm khác biệt giữa văn họcmạng với văn học truyền thống Kha năng tương tác ở đây có hai cách hiểu Cách hiểu thứ
nhất, và đa phần khả năng tương tác của văn học mạng được hiểu theo cách này- tương tác
là những phản hồi, bình luận của độc giả đối với tác phâm đăng tải trên mạng Có thể nói,
2
Trang 23những phản hồi này mang tinh thời sự, tức thì cao Nghia là, ngay khi tác pham được tác
giả đưa lên mạng thì lập tức sẽ nhận được vô vàn các tương tác từ độc giả nhờ công nghệ
thông tin và tính dân chủ của không gian mạng Tắt nhiên, đi kèm với sự tức thì, chóng
vánh ấy, rất có thể là những bình luận, phản hồi hời hợt, không có chiều sâu, hiểu sai về
dụng ý của tác giả trong tác phẩm, thậm chí là những phản hồi không phù hợp với giái triđạo duc, Tuy nhiên, do đặc thù của văn học mạng là xuất hiện và tổn tại trên không gianmạng, vì thế những bình luận của độc giả về tác phẩm là yếu tố không thé thiếu Thực chất,
từ xưa đến nay, mỗi một tác phẩm văn học khi ra đời, đến với người đọc cũng nhận được
vô số phản hồi, bình luận: có người khen, có người chê, có người không thích đọc và cả
những phản hồi mang giá trị phê bình cao từ các “siêu độc giả” (các nhà văn, nhà thơ, nhà
phê bình văn học, ) Vì vậy mà ngay từ văn học dân gian, một tác pham đã xuất hiện vô
số những di bản của nó - đó chính là sự phản hồi và sửa đổi của nhân dân khi tác pham ấyđược lưu truyền qua các vùng miền dé phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ đặc trưng từng vùng
Hoặc đơn giản, người đọc có quyền lựa chọn tác giả, tác phẩm mà mình yêu thích để mua
và đọc - cách mà họ phản hồi đối với mỗi tác phâm văn học Đối với văn học, việc nắmgiữ được độc giả là yếu tố sống còn dé tác phâm văn học ấy có thé tổn tại cùng thời gianhay không Và các tác giả viết truyện dài từng kỳ trên báo từ xưa đã tìm được ra cách dé
nắm bắt tâm lí độc giả của mình Một tác phâm có thể gọi là “tiền thân” cho dạng tươngtác văn học mạng như thé này chính là tiêu thuyết Bồ câu không dua thư của Nguyễn Nhật
Anh được đăng trên tờ báo Mực Tim (năm 1992) Tiêu thuyết này được đăng nhiều kỳ trong
mục “Truyện dai đoán trước” và khi kết thúc mỗi ky, tác giả đều dé lại một tình huống bỏ
ngỏ, mời độc giả dự đoán, độc giả nào đoán trúng sẽ đượng tặng thưởng Và đây chính là
cách các tác giả năm bat được tâm li, suy nghĩ của độc giả trước tác phẩm của mình dé có
thé điều chỉnh hay tao ra yếu tố bat ngờ cho người đọc Song, mặc di có nhiều nét tương
đồng, nhưng cách phản hồi, tương tác của độc giả hay nhà văn đối với văn học in đều không
được thé hiện trực tiếp, kịp thời những vấn đề trong tác pham Còn đối với van học mạng,
sự tương tác đa chiều, không bị hạn chế về không gian đã giúp cho người đọc cũng như tác
giả có thê trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình trước tác phâm Không những vậy, các tácphâm văn học mạng được tương tác càng nhiều thì càng nhận được sự quan tâm của đông
23
Trang 24đảo độc giả, lượng clickview tăng và nó trở thành một sự kiện gây xôn xao Day là yếu tố
sống còn của một tác phẩm văn học mạng, bởi trong một không gian mạng vô tận, lượngtác phẩm mỗi ngày post lên không lồ thì việc tạo ra được hiệu ứng sự kiện đối với độc giả
sẽ giúp tác phẩm nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng, tên tuổi của tác giả, tác
pham tăng cao Chính vì thế, việc nam bắt được tâm lí, “tam mong đợi” của độc giả là điều
VÔ cùng quan trọng trong văn học mạng Những phản hồi của người đọc đóng vai trò cấp
thiết đối với mỗi tác phẩm, nó có thé khiến tác giả thay đổi ý tưởng, sửa lai tác phâm dé
thu hút độc giả Như Trang Hạ từng nói: “Trên mạng độc giả quyết định tất cả Với văn
học mạng, giá trị được đo bằng độc giả, có độc giả là có tác phâm Ở đây không có chiếutrên, chiếu đưới, không có đăng cấp, thứ bậc, mà chỉ có được đón nhận hay không được
đón nhận” Và việc thu hút được độc giả tương tác, cũng đồng nghĩa với việc thu hút được
sự quan tâm của các nhà xuất bản đối với tác pham Vậy nếu hiểu tương tác theo nghĩa này,thi tác phẩm văn học mạng vẫn có thé bảo lưu được giá trị của nó khi in ra giấy Một vài
ví dụ điển hình của nền văn học mạng khi được chuyên thê thành ấn phẩm nhưng vẫn gây
được tiếng vang lớn, trở thành best- seller của các nhà xuất bản: Xin lối em chỉ là con di
(Tào Dinh) qua bản dịch của Trang Hạ; Một giot đàn bà, Lòng da dan bà của Nguyễn Ngọc
Thạch; Nhật kí son môi của Gào; Nhưng trên thực tế, cái “xôn cao” của văn học mạng là
cái “xôn xao thời sự” — tức là chỉ gây được tiếng vang vào ngay thời điểm đó, còn sau đó
sẽ dần giảm nhiệt, sự chú ý của dư luận mạng lại chuyên sang những tác phâm mới Điềunày khiến cho tác phẩm không có giá trị lớn về lâu dài và rất khác so với cái “xôn xao” của
những tác phẩm lớn thực thụ, kinh điển trong làng văn chương
Còn cách hiểu thứ hai, cả độc giả lẫn người đọc đều nỗ lực tận dụng các kỹ thuật,
hiệu ứng mạng dé kiến tạo tác phẩm Từ đó, nó tạo nên tính bất “bất khả” của tác phẩm
văn học mạng khi chuyên thể sang dạng sách in Nó là thé loại tiêu biểu cho sự cộng sinh
giữa văn chương và công nghệ Ở thể này, văn học mạng được khoác lên mình một dạng
thức mới, cách tác giả đưa tác phẩm đến với độc gia và độc giả tiếp cận với tác phẩm cũng
vô cùng khác biệt Có thé nhắc đến tác phẩm nôi tiếng của Michael Joyce là The tác phâm thuộc hàng kinh điển cho của thể loại này Trong tác phẩm, nhân vật chính là
Afternoon-24
Trang 25Peter- một nhà văn; Werts- bạn của anh ta, chủ một công ty; Lolly- vợ của Werts và
Naussica- nhân tình của hai người Toàn bộ câu chuyện được tác giả ghép lại bởi những
mảnh lexias khác nhau và khi độc giả tiếp cận tác phẩm, độc giả sẽ tùy chọn lần bước theo
các mảnh lexias đó Ở mỗi mảnh lexias, độc giả sẽ nghe được các giọng khác nhau của các
nhân vật, những suy nghĩ của họ về mình, về cuộc sống và về các nhân vật, sự kiện xảy ratrong câu chuyện Từ đó, độc giả phải tự mình kết nối, xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau
để có cái nhìn tổng quan về câu chuyện Rõ ràng, với hình thức tương tác như vậy, nhờ có
công nghệ số, một tác phẩm văn học lại trở thành một game online, tiêu thuyết trở nên xích
gần media art hơn so với thé loại văn học truyền thống Mặc dù khi đưa tác phâm ra VỚI
công chúng, Michael Joyce không thé tránh khỏi những phản hồi về việc liệu sự kết hợp
như vậy còn có giữ được giá trị của một tác phâm văn học hay không? Tuy nhiên, trên thực
tế, các loại hình nghệ thuật khác ngay từ giữa thế kỷ XX đã có xu hướng phá vỡ chính giớihạn của mình, tạo ra những hình thức, phương thức tồn tại mới có sức chứa lớn hơn, tạo ra
su giao thoa vô tận Bởi vậy, nên có cái nhìn “dịu dàng” hơn đối với những hình thức mới
của văn chương, văn chương không còn chỉ bị giới hạn bởi ngôn ngữ, mà trong thời đại
công nghệ số phát triển, văn chương còn mang một diện mạo rất khác Văn chương có khả
năng tương tác cao hơn giữa độc giả và tác giả; văn chương giao thoa với nhiều loại hình
công nghệ số khác - đây chính là sự chuyển mình đáng ghi nhận của nền văn học vốn từ
xưa chỉ luôn găn liên với những con chữ.
1.2 Truyện trên không gian mạng
Truyện là một thuật ngữ chỉ các tác phẩm văn xuôi tự sự ĐI ngược dòng lịch sử, ở
Trung Quốc, truyện trong văn học Hán được hiểu là văn xuôi ghi chép sự tích của một
người để truyền cho hậu thế Trong Si kí Tư Mã Thiên, đã đặt thé liệt truyện dé “kí nhấtnhân chi thuỷ mat”, tức là ghi lại câu chuyện đầu đuôi của một người, đời sau không ai
dám đổi Như vậy, truyện là thé loại của sử, có tính chất trang trọng Trong sách Văn théminh biện có chia truyện làm bốn loại: sử truyện, gia truyện, thác truyện, giả truyện; Ngô
Tăng Ki đời Thanh trong sách Văn thé sô ngôn chia làm sử truyện, gia truyện, biệt truyện
(ngoại truyện) Và Chữ Bân Kiệt sau này chia làm ba loại, sử truyện, truyện kí và truyện
25
Trang 26kí tiểu thuyết, đưa tiểu thuyết vào, chứ nguyên chỉ là thể loại của sử Sau này, thuật ngữ
tiểu thuyết mới được sử dụng ở Trung Quốc, phụ thuộc vao dung lượng mà được chia thành
đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, trường thiên tiểu thuyết
Đới với Việt Nam, thuật ngữ truyện xuất hiện từ thời trung đại với nghĩa là những
ghi chép về các sự tích Bên cạnh đó, truyện cũng được hiểu là những tác phẩm văn xuôi
viết về một câu chuyện nào đó có sự kiện, tình huống, nhân vật ví như truyện thần thoại,
cô tích, truyện truyền kì, truyện thơ, truyện cười, truyện ngắn, truyện dài,
Cho đến đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã phân loại truyện thành truyện ngắn,truyện vừa và tiểu thuyết Tuy nhiên, sự phân chia ấy chỉ mang tính chất tương đối, đặcbiệt là giữa truyện vừa và tiêu thuyết Bởi lẽ ranh giới giữa hai thé loại này vô cùng mongmanh, gây ra nhiều tranh cãi trong giới học thuật Cùng một tác phẩm tự sự, có người lại
cho truyện vừa, nhưng cũng có người nhận định nó là tiêu thuyết Vì thế, theo xu hướng
hiện nay, các nhà lí luận, nhà văn ít dùng thuật ngữ truyện vừa mà chỉ dùng thuật ngữ
truyện ngắn, tiểu thuyết Cách chia này có sự tương đồng với quan điểm của nền văn học
phương Tây, họ cũng chia văn xuôi tự sự thành story (truyện ngắn) và novel/ roman (tiêu
thuyết) Sự phân chia này dựa trên các tiêu chí về phương thức phản ánh, dung lượng
Cu thé, truyén ngan là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, phản ánh về một khía cạnh của đời
sống, câu chuyện diễn ra trong không gian hạn chế và số lượng nhân vật ít, chỉ tiết cô đúc,
giàu ý nghĩa Tuy nhiên, cái chính của truyện ngăn không phải nằm ở hệ thống sự kiện, độlớn của số trang, mà là ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời Các tác giả truyện ngắn thường
hướng ngòi bút của mình tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người Và điểm khác biệt quan trọng
giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếu nhân vật chính của tiêu thuyết thường là một thế
giới, thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới, nó là hiện thân cho một trạng
thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái ton tại của con người Có thể nói, với
những đặc trưng về hình thức và nội dung như vậy, truyện ngắn là một thể loại dân chủ,
gần gũi với đời sống hàng ngày, mang tính súc tích, dé đọc đối với độc giả Còn tiêu thuyết
là tác phẩm tự sự cỡ lớn mang tính tông hợp, phản ánh hiện thực toàn vẹn, hệ thống nhân
26
Trang 27vật phức tạp, đa dạng về màu sắc thâm mi Xét về trần thuật trong tiểu thuyết, thường tập
trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó Nhiều nhànghiên cứu gọi tiêu thuyết là “sử thi của đời tư”, bởi nó miêu tả được những tình cảm, dục
vọng, những biến có thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người Nội dung
của tiêu thuyết vô cùng rộng lớn, nhiều màu được tác giả tái hiện lại một cách chỉ tiết, sinhđộng Có thé nói, tiêu thuyết là thé loại đạt đến trình độ cao nhất của loại hình tự sự, giàukhả năng phản ánh đời sống nhiều mặt bậc nhất trong các loại hình văn học
Mặc dù ranh giới giữa các thé loại văn xuôi tự sự tương đối rõ ràng, song, trên đà
phát triển mạnh mẽ của công nghiệp 4.0 và văn học mạng, đường biên ranh giới giữa các
thể loại truyện dần trở nên mờ nhòe, chồng lấn, giao thoa lẫn nhau Kinh tế mở cửa, văn
học đón nhận những lần gió mới từ thế giới, đặc biệt là văn học mạng Chính vì vậy, các
thê loại truyện trên không gian mạng có cơ hội và không gian tự do để giao lưu, đổi mớitrong chính thể loại của mình Hiện tượng giao thoa thé loại này trở thành một đặc trưnglớn của nền văn học mạng Nó đã phá vỡ những giới hạn của chính nó, và tạo ra nhữngranh giới mới cho thé loại, chính các thé loại trong đó cũng mang màu sắc, đặc trưng của
các thé loại, loại hình văn học, nghệ thuật khác Vì thế, có thể nói, văn học mạng không
chỉ là một hình thái văn học mới, mà nó còn là một “sân chơi” cho sự sáng tạo không giới hạn của các tác giả văn học trên không gian mạng.
1.3 Hình thức, xu hướng giao thoa thể loại
Trong tiến trình phát triển của văn học, các thể loại văn chương cũng không ngừng
cách tân, đổi mới, chuyên mình dé phù hợp với nhu cầu của thời đại Trong sự chuyển
mình, thay đổi ay xuat hién những thê loại giao thoa, chồng lấn nhau tạo thành một thé loại
mới trong văn học.
Vậy thì, giao thoa thể loại được hiểu theo một số bình điện sau đây: Thứ nhất, giao
thoa thé loại được khởi sinh dựa trên những điểm tương đồng, thống nhất (về nội dung,hình thức, phương thức biểu đạt ) của các thê loại cụ thể “Sự tương tác”, “sự gặp gỡ” của
các thé loại sẽ rõ rệt hơn khi chúng cùng là sản phẩm sáng tạo từ một người viết Thứ hai,
giao thoa thé loại sẽ kiến tạo nên những khác biệt, mới mẻ, những thay đôi trong nội tại
27
Trang 28các thé loại khi dung nạp những yếu tố mới Thứ ba, giao thoa thé loại tạo nên một bước
đột phá về hình ảnh (của sản phẩm chung) Lúc này, sản phâm kết quả không phải là một
“trung bình cộng” mà sẽ là một sự sáng tạo được nâng tâm, hữu cơ va sông động.
Trong văn học trung đại có sự giao thoa thé loại giữa thơ và truyện tạo nên một thểloại mới là Truyện thơ Thực chất, thể loại này xuất hiện từ văn học dân gian, tuy nhiêncho đến giai đoạn văn học trung đại mới thực sự gây được tiếng vang lớn với tác phẩmkinh điển của Nguyễn Du — Truyện Kiểu Tác phẩm không chỉ mang hình thức của một bài
thơ mà nó còn kề về cuộc đời đầy sóng gió của nàng Kiều Ở Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn
Du không chỉ thể hiện chất trữ tình sâu lắng với các hình ảnh ước lệ tượng trưng đầy diém
lệ, mà ông còn nói lên khát vọng được yêu, được tự do, bứt ra khỏi những rào cản của xã
hội phong kiến Mặt khác, Đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm của mình còn phản ánh xã
hội thối nát, bất công lúc bấy giờ Có thé nói, chính sự giao thoa này đã tạo nên một thé
loại truyện thơ vừa mang chat trữ tình lãng mạn, vừa đậm chat tự sự của văn xuôi.
Sang đến giai đoạn văn học hiện đại, sự giao thoa thé loại từ mặt hình thức đến nội
dung, cốt truyén, càng rõ nét và đa dạng hon: sự giao thoa với thé loại kịch trong truyện
ngăn của Vũ Trọng Phụng Trong các tác phẩm của ông, tính kịch xuất hiện tương đối
nhiều - cụ thé là các tình huồng bi kịch, hài kịch và bi hài kịch Điểm lại một vài tác phẩm
tiêu biểu, ta dễ dang nhận thấy yếu tố hài kịch, phê phán xuất hiện tương đối nhiều Cụ thé,
trong truyện ngăn Ông đừng lam, tác giả đã sử dụng tình huống nhằm lẫn dé làm bật lên
tiếng cười phê phán sâu sắc Ngay từ khi câu chuyện diễn ra đã xuất hiện sự nhằm lẫn ấy,nhưng tác giả đã khéo léo che giấu nó Những cảnh tượng bat ngờ liên tục xảy ra trước mắt
độc giả, và tác giả đã thể hiện sự phê phán khi thấy người phụ nữ “dep non”, “rang trắng
như ngà” ấy “1a loi với chồng, có khi lai lả loi với cả bạn chồng” Vũ Trọng Phụng trong
tác phẩm đã quy định rõ hai người đàn ông : âu phục tím là chồng còn âu phục xanh là bạn
chong Do vậy tác giả đã rất bat ngờ, “bất bình”, “muén phát điên”, “bit rit như người bị
mat cắp” khi thấy người phụ nữ “hôn trộm bạn chồng sau một tang đá” Sau đó, tại phòngcủa người tác giả cho là chồng, anh đã chứng kiến “cả hai vợ chồng đang ôm ấp nhau trênmột cái giường Tây” thật lãng mạn và danh giá Nhưng khi tác giả có lòng tốt tố giác, cảnh
28
Trang 29báo rằng người vợ có tình ý với anh bạn của “người chồng” thì “người chồng” ấy cả cười
“Ong đừng lầm, chính ông mặc quan áo xanh ấy mới là chồng Còn tôi, tôi chỉ là ngườibạn thân mà thôi” Sau câu nói đó, tác giả tự thấy mình là “một thằng ngốc, một thăng ngu
dại, bỗng không rước lấy một chuyện bẽ bàng” Có lẽ không chỉ tác giả, mà cũng có rất
nhiều độc giả cũng đã nhằm lẫn như vậy theo lời kể, góc nhìn của tác giả và cuối cùng tất
cả đều bất ngờ trước sự thật- một câu chuyện thật mà tưởng như đùa Nhưng giật mình saucái cười thoáng qua, ta thấy truyện “bẽ bàng” thật Trong sự bất ngờ ấy còn có lẫn nỗi chua
xót cho lòng người trang tráo và giả tra đến khôn lường Như vậy, yếu tổ hài kịch được VũTrọng Phụng đưa vào những tác phâm truyện ngắn của mình một cách khéo léo để phê
phán, lên án sự tha hóa của một nhóm người trong xã hội đương thời Không chỉ có yếu tố
hài kịch, mà bi kịch, bi hài kịch cũng xuất hiện nhiều trong sáng tác của nhà văn Bên cạnh
đó, không chỉ là sự giao thoa giữa tính kịch với văn xuôi tự sự, trong các tác phâm của VũTrọng Phụng còn mang đậm tính phóng sự Truyện ngắn, tiêu thuyết của ông đều lột tả một
cách rõ rang, chi tiết, chân thực nhất về xã hội phong kiến nửa thực dân của đất nước ta lúc
bấy giờ: những ma thầy, ma cô, những kẻ tha hóa về đạo đức nhưng được gắn mác ông nọ,
bà kia đầy quyền quý, Tất cả như một bức tranh chân thực nhất về xã hội Việt Nam lúc
bay giờ dưới sự tác động cua “Mua Âu, gio A” do bọn thực dân đem tới.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn lúc bấy giờ còn nổi lên sự giao thoa thé loại và xu
hướng trong truyện ngắn của Thạch Lam Thạch Lam vốn là một nhà văn theo xu hướng
văn học lãng mạn, tiền thân đi lên từ nhóm Tự lực văn đoàn, tuy nhiên, trong quá trìnhsáng tác, các tác phâm của ông lại thé hiện được cả chất hiện thực day nhẹ nhàng, sâu lắng
Đáng chú trong các truyện ngắn của Thạch Lam, ta dé dang bắt gặp sự giao thoa giữa hai
xu hướng này, tao ra nét riêng cho các tác phẩm của ông Có thé nhắc tới các tác phẩm nhưHai đứa trẻ, Tối ba mươi, hay Nhà mẹ Lê, Gió lạnh dau mùa Những tác pham này đều
có điểm chung là phản ánh hiện thực xã hội một cách nhẹ nhàng nhưng để lại rất nhiều bài
học ý nghĩa cho độc giả Chất hiện thực ay được hòa quyện, dan cai vào chất lãng mạn, trữ
tình trong các tác phẩm của ông Ví như trong Gió lạnh đầu mùa, truyện ngắn chỉ đơn
thuần kể về câu chuyện nhân vật chị em Sơn vì thương đứa trẻ nghèo trong xóm không có
29
Trang 30áo 4m dé mặc nên đã đem chiếc áo không mặc tới của minh cho cái Hiên Tác giả đã dién
tả tâm lí những đứa trẻ con nơi xóm nghèo ấy thật tỉnh tế, từ cái cách Sơn và chị mình chơichung với những đứa trẻ nghèo, cách chúng khoe nhau những chiếc áo ấm cho mùa đông
sắp tới đến cái cách hai chi em dé ý tới cái Hiên không có áo ấm dé mặc, cách chúng lo sợkhi bị mẹ phát hiện và cả hành động đầy 4m áp, thâm đẫm tình người của mẹ Sơn Tất cả
những điều đó, tuy chỉ là một lát cắt nhỏ của cuộc sống nhưng lại cho độc giả thấy cái tình,cái ý nhị, tinh tế trong từng nhân vật và cả trong ngòi bút của Thạch Lam Song, trong câu
chuyện ấy, người đọc không chỉ thấy chất trữ tình mà còn nhận ra đăng sau cái lãng mạn
là cả một bức tranh hiện thực đầy chua xót Bởi lẽ đù là Sơn hay những đứa trẻ kia thì tất
cả chúng đều có chung một số phận- cái nghèo, cái đói bủa vây đến mức một đứa trẻ như
cái Hiên không có nổi một chiếc áo 4m dé mặc trước cái lạnh của cơn gió đầu mùa Cái
hay của văn Thạch Lam đấy chính là cách nhà văn biết tận dụng sự giao thoa của hai xuhướng lãng mạn và hiện thực để tạo nên một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị, gần gũi với
người đọc nhưng lại phản ánh hiện thực xã hội của những người dân nghèo đầy điêu đứng
trước cảnh nghèo, giống như nhân vật Liên trong tác phâm Hai đứa tré từng nghĩ đầy chua
xót khi thấy những đứa trẻ con nhà nghèo đang nhặt nhạnh “thanh nứa, thanh tre hay bất
cứ cái gì có thê dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương
nhưng chính chị cũng không có tiền dé mà cho chúng nó” Không chỉ là sự giao thoa giữa
hai xu hướng, văn Thạch Lam còn mang đậm chất thơ, như Nguyễn Tuân đã từng nhậnxét: “Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú
hơn, tế nhị hơn; chúng “đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát
dịu” Quả thực, ngay từ buéi sơ của văn học đã xuất hiện sự giao thoa giữa thê loại, từ vănhọc đân gian đến văn học trung đại, văn học hiện đại; sự giao thoa này là minh chứng cho
sự sáng tạo không ngừng của bản thân mỗi tác giả, cũng như sự phát triên không ngừng
nghỉ của nền văn chương Việt Nam Và nó cũng đã bước đầu đạt được những thành tựu,dấu ấn quan trọng, dé lại tiếng vang lớn cho nền văn học nước nhà Sự giao thoa thê loạichính là hệ quả tất yếu của quá trình sáng tác, không ngừng tìm tòi, phát triển của các tác
giả văn học, là sự đồng nhất, tìm thấy nét tương đồng của nhau giữa các thê loại và là bước
đệm cho sự phát triên hơn nữa của dòng văn học sau này- văn học mạng.
30
Trang 31Đối với văn học mạng, sự giao thoa thê loại ngày cảng có cơ hội va điều kiện déphát triển hơn Trong một môi trường sáng tác tự do, không chịu sự tác động của kiểm
duyệt như không gian mạng và tốc độ kết nối nhanh chóng thì xu hướng giao thoa thé loại
là một yếu tố tất yếu của văn học mạng Giao thoa thể loại trong văn học mạng xuất hiệnvới những sự chồng lắn, mờ nhòa của đường biên ranh giới thể loại Có thé kê đến sự giao
thoa giữa tho và truyện, truyện ngắn và tiểu thuyết, truyện và các thể kí, báo chí và vănchương trên không gian mạng Sự giao thoa này không chỉ đa dạng trong các thể loại mà
trong cùng một thé loại cũng xuất hiện những sự giao thoa mới Ví như, trong sự giao thoa
giữa truyện ngăn và tiêu thuyết lại xuất hiện hình thái truyện ngăn liên hoàn hay truyệnlồng trong truyện, có kết cấu phân mảnh, Dễ dàng nhận thấy một vài trường hợp tiêu
biểu như tiểu thuyết Long da đàn bà của Nguyễn Ngọc Thạch Cuốn tiêu thuyết này gồm
15 chương, tuy nhiên mỗi chương lại có một câu chuyện, một ngôi kể khác nhau khiến cho
độc giả có cảm giác như đang đọc 15 truyện ngắn khác nhau chứ không phải một cuốn tiêu
thuyết chương hồi thông thường Cho đến chương cuối cùng, độc giả mới hiểu được sợi
dây gắn kết giữa các nhân vật Đây được gọi là kiểu truyện lồng trong truyện, có kết cấu
phân mảnh trong một thé giới nghệ thuật phức hợp Như vậy, sự giao thoa giữa các thê loại
trong văn học đem tới cho văn học mạng nói riêng và văn học Việt Nam nói chung một
“hình hài” mới, năng động và đa dạng hơn so với văn học truyền thống Nó là bước tiến
mới đối với nền văn học, cho độc giả thấy văn chương luôn luôn phát triển chứ không hề
“giậm chân tại chỗ”, nó không chỉ dừng lại ở những con chữ mà giờ đây văn chương còn
đi kèm với thời đại sô, công nghệ sô.
Tiểu kết chương 1
Văn học mạng là loại hình văn học đang nhận được sự quan tâm, chú ý tương đối
lớn của giới học thuật trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung Sự hình thành và
phát triển của văn học mạng là hệ quả tất yếu của sự lớn mạnh không ngừng đến từ ngànhcông nghiệp điện tử số hóa và mạng Internet Mặc dù ngay từ khi xuất hiện, loại hình văn
học này gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới học thuật nhưng ta có thê đưa ra một khái niệm
tông quát vê văn học mạng như sau: Thứ nhât, văn học mạng là văn học được sáng tác trên
31
Trang 32mạng, lưu truyền trên mạng, đọc trên mạng và tương tác trên mạng; thứ hai, văn học mạng
là thứ văn học lựa chọn mạng là môi trường sông ưu tiên của mình.
Và từ đó có thé dựa vào khái niệm, môi trường ton tại của văn học mạng dé đưa ra
những đặc trưng co bản về nó Xét về đặc trưng, văn học mạng mang đặc trưng điên hình
của một loại hình văn học tồn tại và phát triển trên không gian mạng: Thứ nhất, không gian
của văn học mạng chính là Internet; thứ hai, văn học mang được coi như một hiện tượng
giao tiép đặc biệt; thứ ba, văn hoc mang như một loại hình văn chương của công nghệ Như
vậy, rõ ràng, đúng như tên gọi của nó- văn học mạng, các đặc trưng của loại hình văn học
này đều xoay quanh đặc điểm của không gian mạng Nhờ có Internet, văn học như đượckhoác lên mình một “bộ cánh mới”- bộ cánh của công nghệ số, nó đưa văn học đi xa hơn,
tiếp cận với nhiều độc giả hơn và thậm chí là nhanh hơn rất nhiều so với văn học truyền
thống Mặc dù điều nay cũng là “con dao hai lưỡi” đối với sự kiểm duyệt và các giá trị của
văn học mạng, nhưng không thể phủ nhận được vai trò, dấu ấn mà nó đem lại cho nền vănchương thế giới
ĐI cùng với sự xuất hiện của văn học mạng là sự giao thoa đáng an tượng của các
thể loại văn học Nếu như trước kia sự giao thoa ấy mới xuất hiện với tần suất thưa thớt thì
giờ đây, nhờ có sự phát triển, tương tác không giới hạn mà mạng Internet đem lại đã tạo
điều kiện cho các thể loại văn học giao thoa một cách mạnh mẽ Nó trở thành xu thế chung
của toàn nền văn học thế giới, như một bước chuyển mình lớn của văn chương nhân loại
Không còn bị gò bó bởi các thể loại mặc định, đường biên ranh giới giữa chúng dần bịnhòe mờ, chồng lấn dé đáp ứng nhu cầu sáng tạo không ngừng của đội ngũ tác giả trẻ, năng
động, đa dạng của nền văn học mạng Chính làn gió mới này đã tạo ra nhiều cuộc “hôn
phối” trước đây chưa từng có như sự lên ngôi của các tiểu tự sự, các truyện ngắn liên hoàn,
kết cau phân mảnh
Chính vì vậy, xét cho cùng, văn hoc mạng mặc dù gây ra nhiều luong ý kiến trái
chiều, song diện mạo nó đem tới cho nền văn chương nhân loại là không thé phủ nhận Văn
học mạng đã và đang xâm lan mạnh mẽ vào nền văn học Bởi thé, giới học thuật cần có cái
nhìn đa dạng, nhiều chiều về thé loại văn học này dé đưa ra những nhận định chính xác,
32
Trang 33khách quan nhất cho văn học mang Mặc dù tồn tại và phát triển trong thế giới ảo, nhưng
giá tri thực tiễn mà văn học mạng đem lại cho con người là thật, và nó đang ngày càngkhăng định vị thế của mình trong nền văn chương nhân loại
33
Trang 34CHUONG 2
SU GIAO THOA GIỮA THO VÀ TRUYỆN TRONG VĂN HOC MẠNG
2.1 Sự giao thoa giữa thơ và truyện trong văn chương
Hiện tượng trong thơ có truyện hay nói cách khác là sự giao thoa giữa thơ và truyện
không phải đến thời đại của Internet mới xuất hiện Ngay từ giai đoạn văn học dan gian,khi các tác phẩm văn học được hình thành trong đời sống nhân dân bằng hình thức truyềnmiệng, sự giao thoa giữa thơ và truyện đã xuất hiện Minh chứng cho sự giao thoa này
không thé không nhắc đến thé loại ca dao, hay những bài về trong nhân dân Nó chính là
sự hòa quyện hết sức nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình, nhịp điệu vui nhộn, tha thiết, các
câu thơ bắt vần với nhau của thơ và những câu chuyện đời thường, gần gũi được thê hiện
qua tác phẩm Có thé ké đến một vài tác phâm tiêu biểu như bài ca dao hài hước về việc
thách cưới của hai gia đình nghèo hay bài vé Bà cong di chợ trời mưa, Ve vẻ vè ve, Mỗi
tác phẩm ngoài giai điệu bắt tai, dé thuộc, dễ nhớ thì nó còn ấn chứa cả những câu chuyện
dân gian Ví như bài vé Ba cong di chợ trời mua:
“Bà còng đi chợ trời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Dua ba qua quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mưa rau”.
Một bài về với dung lượng không dai, câu chuyện dễ hiểu nhưng lại đem đến ý nghĩa vô
cùng tò lớn Bài vè đơn thuần chỉ kế về việc ba cong đi chợ ngày mưa, được cái tôm cái
tép đưa đi và dắt bà về đến tận ngõ Dù vậy nhưng bài vé lại mang ý nghĩa giáo dục trẻ conđầy nhân văn Qua câu chuyện nhỏ, ông cha ta dạy trẻ con phải biết “kính trên nhường
dưới”, yêu quý, tôn trọng và giúp đỡ người già Hình ảnh bà cụ còng vô cùng quen thuộc
ở làng quê Việt Nam, tam lưng cong ấy chứa đựng cả một đời cần man, lam lũ của nhân
34
Trang 35dân ta đến mức còng đi theo năm tháng Vì vậy thế hệ trẻ (cái tép, cái tôm) cần phải kính
trọng, giúp đỡ người lớn tudi- “đi đưa bà còng/ Dua bà qua quãng đường đông/ Dua bà vềtận ngõ trong nhà bà” Có thé nói, đây chính là một nét đẹp truyền thống mà ông cha ta
muốn truyền lại cho con cháu qua bài vé dân gian Không chỉ vậy, cuối bài vé là lời ran
day, bài học về việc nhặt được của rơi, trả người bị mat Chi tiết ba cong bị rơi tiền, “Tép
tôm nhặt được trả bà mua rau” ca ngời sự trung thực đáng khen của những đứa trẻ trong
bài Mặc dù chỉ là một bài vẻ thường được lũ trẻ hát vu vo, truyền tai nhau hát trong cuộc
sống đời thường nhưng nhờ cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, gần gũi của chat tự sự mà vô hình
chung nó tạo thành nhận thức của nhân dân trong cách cư xử hàng ngày Nó ca ngợi những
đức tính tốt, những hành động dep dé người dân lấy đó mà noi theo
Không chỉ là những bài học vê cuộc sông, nhờ chât tự sự kêt hợp với văn vân, các bài vẻ được sáng tác đê phản ánh, lên án tôi giác của giặc như trong bài Con cò nó đậu nhành tre:
“Con co nó đậu nhành tre
Thằng Tây nó bắn mới què một chân
Sáng nay đi chợ đông- xuân
Chú lính thấy hỏi sao chân cò què?
Cò rằng cò đậu nhành tre
Thằng Tây nó bắn mới què một chân ”
Rõ ràng, bài vé được sáng tác trong giai đoạn quân và dân ta đang chống giặc ngoại xâm
Vì vậy qua hình ảnh con cò- một hình ảnh vô cùng quen thuộc của làng quê Việt Nam, đại
diện cho người nông dân Việt Nam đã lên án, tố cáo tội ác man rợ của lũ cướp nước Chỉ
qua chi tiết được ké lại từ lời con cò, ta thấy được sự lộng hành của giặc Tây khi đến nhữngngười dân vô tội hay chính con cò đang đậu nhành tre cũng bị bắn què một chân Một câu
chuyện tưởng như bình thường nhưng lại chứa đựng sự căm phẫn của nhân dân trước tội
ác của bọn giặc Tây Bên cạnh đó, nó còn thê hiện lòng yêu nước, tinh thân quật cường của
35
Trang 36nhân dân ta, dù bị bắn qué một chân nhưng con cò không hề kêu than Như vậy, các bài vé
được sáng tác kết hợp với yếu té tự sự không chỉ dễ nghe, dé thuộc, có nhịp điệu vui ta mà
nó chứa đựng nhiều thông điệp, hàm nghĩa sâu sắc mà ông cha ta muốn truyền tải cho con
cháu đời sau cũng như phản ánh xã hội thực tại lúc nó ra đời Mặc dù sự xuất hiện cũng
như giao thoa giữa hai thể loại chưa thực sự rõ nét, nhưng bước đầu đã cho thấy Sự sángtạo không ngừng nghỉ của đội ngũ sáng tác văn học Việt Nam trong việc cách tân thê loại
Từ giai đoạn văn học trung đại sự giao thoa giữa hai thé loai nay da tồn tại va tao
được dấu ấn lớn trong nền thơ ca trung dai với tác phâm Truyén Kiéu của Nguyễn Du Day
chinh là sự giao thoa về mặt hình thức và nội dung Hình thức là văn vần, với thể thơ lụcbát của dân tộc nhưng nội dung lại mang tính chất tự sự lớn Truyện Kiéu kể về cuộc đời
của Thúy Kiều từ khi còn là một tiểu thư con nhà vương giả đến khi phải bán mình chuộc
cha và trải qua mười lăm năm lưu lạc bên ngoài Trong tác phẩm, Đại thi hào Nguyễn Du
đã thé hiện sự tài hoa của mình khi chuyển thể, mượn cốt truyện từ Kim Vân Kiều Truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân trở thành một tác phẩm truyện thơ Nôm mang giá trị nghệ thuật
cao Mặc dù là dựa trên nguyên tác của Kim Vân Kiều Truyện, nhưng Truyện Kiéu củaNguyễn Du lại mang màu sắc, giá trị tư tưởng rất khác Tuy nhiên, yếu tổ tự sự trong nó
vẫn còn thê hiện rõ nét Trước tiên, xét về tính tự sự trong Truyện Kiểu, dua vào cách kê,
tả, bình trong 3254 câu Kiều, ta hoàn toàn có thể xét tác phâm vào loại tự sự Bởi lẽ, trong
Truyện Kiểu, độc giả có thé dé dang nhận thấy cốt truyện, các biến có, tình tiết, nhân vật
có sự liên hệ, sắn kết với nhau Song, mặc dù mang đậm yêu tố tự sự nhưng tác phẩmlại không hề khô cứng mà day uyén chuyền, mượt mà nhờ chất trữ tình trong thơ Thé thơ
mà tác giả sử dụng là thé lục bát- một thé thơ truyền thống của dân tộc Việc sử dụng théthơ phù hợp khiến câu chuyện tự sự vốn khô khan lại dễ dàng đi vào lòng người bằngnhững âm điệu ngọt ngào của dân tộc Không chỉ thé tho mà trong cách tác giả Nguyễn Du
kế lại câu chuyện cuộc đời nàng Kiều cũng rất “tình” Cái “tình” ở đây thé hiện qua cảm
xúc, tâm trạng của nhân vật cũng như bản thân tác giả Mỗi hình ảnh thơ đều được ông gửi
gắm biết bao dụng ý nghệ thuật, những nỗi đau đớn của Thúy Kiều trước số phận của bảnthân hay cả tam lòng xót thương của thi nhân cho kẻ tài hoa bạc mệnh Có thé dé dàng
36
Trang 37nhận thấy những trích đoạn mạng đậm chất trữ tình trong tác phâm như Trao duyên, Cảnh
ngày xuân, Kiều ở lau Ngung Bích, Đây đều là những đoạn trích tham đẫm tâm trạng,nỗi buồn của nhân vật Hay các hình ảnh ước lệ tượng trưng trong đoạn trích Chị em Thúy
Kiéu: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang./ Hoa cười ngọc thốt đoan trang,/ Mây thua
nước tóc tuyết nhường màu da”; “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, Tất cả những
hình ảnh này cho độc giả một cái nhìn vừa chỉ tiết lại vừa thơ mộng về nhan sắc của Thúy
Vân và Thúy Kiều Rõ ràng sự giao thoa nay đã khiến Truyện Kiéu vừa được xem như một
tác phâm tự sự đầy cuốn hút về cuộc đời nàng Kiều nhưng cũng cho người đọc bay bổng
cùng chất trữ tình trong thơ Độc giả cảm nhận được nỗi đau đến quặn thắt của nàng Kiều
khi ở lầu Ngưng Bích chỉ qua vài câu thơ miêu tả cảnh vật:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuén mặt duénh
Âm 4m tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Như vậy, sự giao thoa giữa thơ và truyện đã tồn tại từ tương đối sớm và hình thành
nên một thê loại mới chính là thể loại Truyện thơ Truyện thơ là một khái nệm được nhắc
đến nhiều cũng như thu hút sự chú ý của các nhà học thuật trong những nghiên cứu về thểloại văn học trung đại cũng như văn học dân gian Từ khi ra đời cho đến nay, truyện thơ cóảnh hưởng nhất định đối với nền văn học nước nhà, đặc biệt đối với quần chúng nhân dânlao động bởi nó là sự kết hợp giữa các câu chuyện dân gian với lối văn vần khiến cho tác
phẩm trở nên dễ thuộc, dé nhớ Tuy nhiên dé định nghĩa chính xác về thể loại này tạo ranhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau Nhìn chung về khái quát truyện thơ là một côngviệc tốn rất nhiều công sức của giới phê bình Theo Trần Đình Sử cho rằng: “Truyện thơ
Nom là một sáng tạo độc đáo của văn học dân tộc” Vì thế không nên đánh đồng truyệnthơ Nôm với thé loại truyện cổ tích của văn học dân gian Truyện thơ Nôm có nhiều điểm
rất khác với truyện cô tích đân gian như cách xây dựng nhân vật, yếu tố tự sự trong truyện
Nom, yếu tố trữ tình, lời thoại của các nhân vat “đậm đặc” hơn Không những vậy, ở thé
37
Trang 38loại này còn xuất hiện những lời bình triết lý hoặc lời bình về trữ tình của tác giả trong tácphâm của mình Như Phương Lựu nhận xét: truyện thơ “Là thể loại tự sự bằng thơ Người
phương Tây gọi là “poème” - thường dịch là trường ca Người Trung Quốc gọi là “tự sự
thi” hoặc “trường thiên tự sự thi” Từ nhận xét đó, ông cho rằng truyện thơ cũng là một
loại tiểu thuyết bởi vì nó nghiêng về thé loại và bút pháp tiêu thuyết, tiêu biéu đó chính là
Truyện Kiều, Lục Vân Tiên Vì thế, trong các tác phẩm truyện thơ không lấy vua, quan,
tướng làm đối tượng miêu tả mà thể loại này tập trung miêu tả những con người bình
thường, khắc họa những tính cách của người dân lao động Mặc dù thê loại này tuy không
quá thông dụng như các thể thơ khác trong văn học lúc bấy giờ nhưng lại được biết đếnqua “hai cây đại thụ văn học” của giai đoạn lúc bay giờ là Truyện Kiểu của Nguyễn Du và
Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều
Nếu như Truyện Kiểu từ khi xuất hiện đã trở thành “món ăn tinh thần” của người
dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ thì Lực Vân Tiên lại mang đậm dấu ấn của người dân vùng
Nam Bộ day khang khái, ding cảm Truyện thơ Luc Vân Tiên bao gồm 2082 câu thơ lục
bát, được phân thành 4 đoạn, sự phân đoạn này dựa vào diễn biến của cốt truyện trong tác
phẩm Câu chuyện kế về cuộc gặp gỡ giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga đầy ngang
trái khi nàng đang bị đám thé phi vây bắt thì Lục Vân Tiên đã kịp thời ra tay giúp đỡ và
chuyện tình cảm giữa hai người cũng nảy nở từ đây Tuy nhiên nhân vật Lục Vân Tiên lại
có một cuộc đời đầy sóng gió khi có tài nhưng gặp biết bao trắc trở trên con đường công
danh cũng như phải chia xa với Kiều Nguyệt Nga Cho đến cuối truyện, sau bao nhiêu khó
khăn cuối cùng ca hai cũng nên duyên vợ chồng Trong tác phẩm, người đọc dé dàng nắm
bắt được tâm lí nhân vật, cốt truyện, các sự kiện giống như đang đọc một tác phẩm tự sựđược viết bằng thé lục bát Giống như Truyện Kiéu, Luc Vân Tiên cũng là tác phẩm của sựgiao thoa giữa hai thể loại thơ và truyện với cốt truyện, sự kiện hay nhân vật rõ ràng Bên
cạnh đó, nó còn là một tác phâm tự truyện về cuộc đời của tác giả Nguyễn Đình Chiều với
tài năng hơn người nhưng lại không may bị mù Bởi vậy, tác phẩm không chi mang đậm
yêu tố tự sự mà còn thể hiện được chất trữ tình da diết trong thơ Mặc dù không sử dụng
38
Trang 39những hình ảnh thơ bay bông, đậm chất trữ tình như 7ruyện Kiéu của Nguyễn Du, nhưngngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi với đời sống của người dân Nam Bộ.
Qua hai tác phẩm trên, đã cho thấy tam quan trọng của truyện thơ đối với các sáng
tác thơ ca mang tính tự sự cao Và thé loại này chính là kết quả của sự giao thoa, chuyênmình vận động của văn chương — một nhân tố quan trọng dé văn học tổn tại
2.2 Xu hướng trữ tình hóa truyện kế trên không gian mang
Văn học có sự giao thoa thể loại từ rất sớm và phổ biến Nhưng, đến giai đoạn văn
học mạng, điều này còn đậm đặc và cô ý hơn Nó xuất phát từ nhu cầu cảm xúc của con
người, trong đó phần lớn là sắc thái tình yêu Bởi vậy, bản thân những trang viết ấy đã đậm
chất lãng mạn, chất thơ trong đó Chính vì điều này, các tác giả văn học mạng đã có ý thức
“thơ hóa” tác phẩm truyện Theo khảo sát của chúng tôi qua các tác phẩm văn học mạng,
có đến hơn 80% tác phâm đều mang đậm chất thơ Để lí giải cho điều này, có thể nhận thấy
số lượng tác giả nữ trên không gian mạng vô cùng đông đảo Chưa bao giờ trong lịch sử
văn chương lại xuất hiện nhiều nhà văn nữ đến vậy Và các tác phẩm truyện trong văn học
mạng, đặc biệt là tác phâm của các tác giả nữ đều mang trong minh chat bay bồng, thơmộng của những tâm hồn khao khát được yêu, được tự do, được sống và được hạnh phúc
Chat thơ ấy như tiếng lòng của những con người tràn đầy khao khát trước cuộc sống thực
Thứ nhất, không ít tác phẩm truyện được đặt tên bằng hình thức câu thơ Điểmchung của tên các tác phâm này đều rất dễ nghe, dễ nhớ, bắt tai giống như một câu thơ,
một câu hát có nhịp điệu Khác với những tác phẩm văn học truyền thống, các tác giả lựachọn cho “đứa con tỉnh thần” của mình một cái tên thật súc tích và giàu giá tri gợi tả, và
phan lớn tên các tác phâm này đều từ ngắn đến tương đối ngăn Tuy nhiên, các tác phẩm
văn học mạng giai đoạn này có sự but phá mạnh mẽ về cách đặt tên nhan đề Tên các tác
phẩm đều tương đối dài và giàu tính nhạc Và nó không chỉ đơn thuần là tên gọi của tácphâm mà còn thê hiện được cảm xúc, nhịp điệu của truyện ngay từ bước đầu độc giả tiếp
cận với tác phẩm Và xu hướng này xuất hiện vô cùng phổ biến ở những tiêu thuyết ngôn
tình của Trung Quốc Một vài dẫn chứng tiêu biêu như Thời niên thiếu không thể quay lại
39
Trang 40ấy (Đồng Hoa); Anh có thích nước Mĩ không (Tân Di Ô); Cô gái năm ấy chúng ta cùng
theo đuồi (Cửu Ba Đao); Bên nhau trọn đời (Cỗ Mạn), Cách đặt tên nhan dé tác phẩmgiàu nhạc tính ấy trở thành xu hướng của những tác phẩm văn học ngôn tình Trung Quốc
Xét về hình thức, những nhan đề này gợi cảm giác ấn tượng và vô cùng dễ nhớ đối với độc
giả Và không chỉ ở Trung Quốc mà văn học mạng của Việt Nam cũng nhan chóng chothấy sự tiếp cận xu hướng của mình với vô vàn tác như: Phải lấy người như anh, Để hôn
em lần nữa, Độc thân cần yêu (Trần Thu Trang), Cho em gân anh thêm chút nữa, Anh sẽ
yêu em mãi chứ, Yêu anh bằng tat cả những gì em có, Mat anh bởi tat cả những gì em cho
(Gao)
Đặc biệt, với một số tác phẩm, nhan đề của nó còn là câu hát, lời thơ xuất hiện liêntiếp trong nội dung của truyện Ví như fruyện Anh sẽ yêu em mãi chứ?, tên nhan đề liên tục
xuất hiện trong lời thoại của nhân vật “tôi” Cô gái non trẻ bước vào tình yêu với câu hỏi
đầy ngây dại “Anh sẽ yêu em mãi chứ?” Và tất nhiên thứ cô nhận được là những lời nói
dối hoa mĩ của những gã đàn ông tệ bạc Trải qua ba mối tình, câu hỏi của cô gái cũng dan
thay đổi Nếu ban đầu câu hỏi được sử dụng đúng với mục đích của nó — dé hỏi, thì saunhững mối tình đồ vỡ nó lại giống như một câu tự van đối chất với tình yêu của đàn ông
Câu hỏi đầy chua chát luôn có sẵn đáp án và lời giải như con dao cứa vào tim cô gái ấy,
liệu răng câu nói mãi mãi của đàn ông có thời hạn là bao lâu? Đấy cũng chính là câu hỏi
lớn mà nhà văn Gào đặt ra trong tác phâm của mình, không chỉ cho cuộc đời, số phận của
nhân vật mà còn nói hộ tiếng lòng của biết bao cô gái khác Thậm chí đến khi kết thúctruyện, câu hỏi ấy vẫn lặp đi lặp lại một cách ám ảnh và day dứt đối với độc giả Như vậy,
nhan đề tác phâm không chỉ đóng vai trò gợi mở, mà nó còn đóng vai trò là vấn đề lớntrong truyện cần được giải đáp và nó tôn tại, xuất hiện nhiều lần dưới nhiều dạng thức khácnhau như lời thoại, lời bài hát, lời thơ hay thậm chí lời bình mở đầu hoặc kết thúc truyện
của nhà văn.
Rõ ràng, văn học mạng không còn sử dụng hình thức đặt tên ngăn gọn, súc tích như
trước kia của dong văn học truyền thống mà cách nó đặt tên đánh vào nhu cau, thị hiếu của
độc giả Những tên gọi này đều thé hiện khát vọng muốn và được yêu mãnh liệt cũng như
40