Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân 6 hay, đầy đủ, chi tiết, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức của bộ sách Kết nối tri thức
Trang 1- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- HSKT: Nêu được khái niệm truyền thống; Kể tên được một số truyền thống của giađình, dòng họ
2 Năng lực
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của gia
đình, dòng họ Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìntruyền thống của gia đình, dòng họ
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền
thống gia đình, dòng họ
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp
tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giaotiếp với các bạn
3 Phẩm chất
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn
luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, các câu ca dao, tục ngữ về truyền thống gia đình, dòng họ
Ngôn ngữ khálinh hoạt, mạchlạc
- Diễn đạttương đối mạchlạc
- Ngôn ngữphong phú, linhhoạt
- Diễn đạt mạchlạc, lô gic
- Ngôn ngữ phongphú, linh hoạt, giàuhình ảnh
b Nội dung – Tổ chức thực hiện
- GV cho học sinh nghe bài hát “Lá cờ” Sáng tác Tạ Quang Thắng
- HS thảo luận câu hỏi:
+ Bài hát nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
+ Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?
- HS: Suy nghĩ, trả lời
Trang 2+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện Mời
một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng
nghe
+ Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo
luận theo nhóm đôi theo câu hỏi
a Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em
hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?
b Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ
mà em biết?
(HSKT: Truyền thống là gì? Em hãy kể tên một số
truyền thống của gia đình, dòng họ?)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu
hỏi
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
+ GV mời đại diện các nhóm trả lời GV khen
ngợi các bạn có câu trả lời đúng và hay; chỉnh sửa,
bổ sung đối với câu trả lời còn thiếu và kết luận
+ GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm
gương về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của
gia đình, dòng họ có liên quan tới thực tế cuộc
sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu
thế nào là truyền thống của gia đình, của dòng họ?
* Báo cáo và thảo luận:
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
Trang 3hiếu học Em suy nghĩ gì về truyền thống ấy là
một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy
- GV: Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà
em biết: truyền thống hiếu học, truyền thống làm
gốm, truyền thống yêu nước, truyền thống giúp đỡ
người khác
được hình thành trong quá trình tồn tại
và phát triển của dân tộc, được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, đượcmọi người thực hiện
- Truyền thống của gia đình, của dòng
họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức,văn hóa
2.2 Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a Mục tiêu: Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình,
dòng họ
b Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình
huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một
số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của truyền
thống gia đình, dòng họ và trái với truyền thống gia đình,
dòng họ trong học tập và sinh hoạt:
a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp
ích gì cho Dung?
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho
gia đình Nam?
c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa
như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ?
- GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu
hỏi: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với
bản thân, gia đình và xã hội
* Báo cáo và thảo luận:
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét hoạt động của HS
- GV chốt kiến thức
+ Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp
ích cho Dung: giúp Dung có động lực để tiếp tục học tập
tốt dù ở xa nhà
+ Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia
đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của
2 Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ
Trang 4nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm
ấm
+ Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối
với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh
ngiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong
phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam
có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân:giúp ta có thêm kinh ngiệm vàsức mạnh trong cuộc sống, gópphần làm phong phú truyềnthống, bản sắc dân tộc Việt Nam
2.3 Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
a Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
b Tổ chức thực hiện
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo
viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo
luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với
đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý
HS
a Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ
mang đến cảm xúc như thế nào cho người
thân?
b Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn
An?
c Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An,
theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn,
phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời
câu hỏi
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
gũi nhau hơn cho người thân
b Em có suy nghĩ về mong muốn của bạn
An: là 1 suy nghĩa tích cực, rất đáng được
phát huy
3 Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
Trang 5c Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An,
theo em mỗi người cần cố gắng học tập, nổ
lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân cả học
tập lẫn đạo đức để giữ gìn, phát huy truyền
3 Hoạt động 3 Luyện tập
a Mục têu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về truyền thống
gia đình, dòng họ
b Nội dung – Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS làm bài tập 1, 2 SGK trang 7, 8
- HS tiến hành làm bài tập và trả lời
- GV yêu cầu một số HS trả lời
1 Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ như:
+ Cố gắng nỗ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt để sau này vào được trường đạihọc mình mong muốn
+ Lập kế hoạch học tập, sử dụng và quản lí thười gian, giành nhiều thời gian hơn choviệc hoc, có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau như học nhóm, học thêm…
2 Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em: "mặc dù truyền thống làm đồ chơiTrung thu của gia đình là vất cả nhưng đổi lại được đó là niềm vui của các bạn nhỏ được trọnvẹn, và đây cũng là truyền thống của gia đình nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ
để giữ truyền thống đó mãi về sau."
3 Em đồng tình với ý kiến bạn Tùng Vì truyền thống là những gì được lưu truyền từđời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới được gọi là truyền thống
Ngày soạn: 23/09/2023
Trang 6Ngày dạy: 26/09/2023 (Lớp 6A, 6B)
TIẾT 4, 5 – BÀI 2 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người
- Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người
- HSKT: Nêu khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người
- Năng lực đặc thù:
+ Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyềnthống của tình yêu thương con người Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnhbản thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của tìnhyêu thương con người
+ Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bảnthân nhằm phát huy những giá trị về tình yêu thương con người theo chuẩn mực đạo đức cùa
xã hội Xác định được lí tường sổng của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác địnhđược hướng phát triển phù hợp của bản thân đế phù hợp với các giá trị đạo đức về yêu thươngcon người
+ Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạmđạo đức, chà đạp lên các giá trị nhân văn của con người với con người
- Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộngđồng để phát huy truyền thống yêu thương con người Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốtđẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người vớicon người
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo án, SGK
- Phiếu học tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Trang 71 Hoạt động 1 Mở đầu
a Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
a Hình ảnh bên gợi cho em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta?
b Trước sự việc đó, Nhà nước và nhân dân ta có những hành động gì?
c Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó?
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời HS thảo luận câu hỏi theo cặp
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Yêu thương conngười là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.Vậy yêu thương conngười là gì? Biểu hiện của yêu thương con người như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểutrong bài học ngày hôm nay
2 Hoạt động 2 Khám phá
2.1 Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người
a Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là yêu thương con người, biểu hiện của tình
yêu thương con người
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện “Ước nguyện bé
Hải An” ở SGK bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng câu
chuyện, cả lớp lắng nghe Sau khi HS đọc truyện, GV yêu
cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi
a Ước nguyện bé Hải An là gì? Em có suy nghĩ như thế
nào về ước nguyện đó?
b Theo em, yêu thương con người là gì?
c Qua thông tin về bé Hải An và bằng trải nghiệm của bản
thân, em hãy chỉ ra những biểu hiện của tình yêu thương
con người theo bảng mẫu sau:
Lời nói
Việc làm
Thái độ
d Quan sát hình 1 SGK trang 10 và cho biết: Tình yêu
thương con người được biểu hiện như thế nào trong các
mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội Em cần làm gì
để thể hiện tình yêu thương con người?
e Theo em, tình yêu thương con người thường được biểu
hiện qua những hành động nào trong cuộc sống?
f Quan sát hình 2, 3 SGK trang 11 và cho biết:
- Em cần làm để thể hiện tình yêu thương con người: đồng
1 Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người
Trang 8cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người trong lúc khó khăn?
(HSKT: Em hãy khái niệm yêu thương con người là gì? Kể
tên một số biểu hiện của tình yêu thương con người?)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
a Ước nguyện bé Hải An là hiến tạng, một phần là muốn
cống hiến cho xã hội, giúp người; một phần là muốn mẹ
tiếp tục cuộc sống tiếp vì con còn trên thế gian Em có suy
nghĩ về ước nguyện đó là một ước nguyện cao đẹp, đáng
được tưởng nhớ và tôn trọng
b Theo em, yêu thương con người là sự quan tâm, giúp
đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những
người gặp khó khăn, hoạn nạn
c Biểu hiện của tình yêu thương con người
Thái độ hòa đồng, nhiệt tình
d Tình yêu thương được thể hiện qua các mặt trong cuộc
sống:
- Tình yêu thương với gia đình:
+ Ông bà thương yêu con cháu, cha mẹ thương con, con
thương cha mẹ, ông bà
+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả
nuôi dạy con nên người
+ Con cái nghe lời, yêu thương cha mẹ
+ Mọi người trong gia đình tâm sự, chia sẻ, thấu hiểu lẫn
nhau, đồng hành cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn,
…
- Tình yêu thương mọi người trong xã hội:
+ Sự thương cảm dành cho những số phận đau khổ, bất
hạnh
+ Sự quan tâm, chia sẻ vật chất, tinh thần cho những người
khó khăn, thiếu thốn
- Tình yêu thương trong nhà trường:
+ Các bạn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn
luyện
+ Thầy cô động viên, dìu dắt, dạy bảo các em HS
+ HS biết ơn, kính trọng thầy cô
- Khái niệm: Yêu thương conngười là quan tâm, giúp đỡ vàlàm những điều tốt đẹp chongười khác, nhất là những lúcgặp khó khăn, hoạn nạn
- Biểu hiện:
+ Yêu thương con người đượcthể hiện ngay ở những lời nói,việc làm và thái độ của môi conngười trong cuộc sống hàngngày
+ Yêu thương con người đượcthể hiện bằng những việc làm
cụ thể ở trong gia đình, nhàtrường và ngoài xã hội
+ Tình yêu thương con ngườithể hiện ở sự đồng cảm, chia
sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau;
Trang 9e Tình yêu thương con người được biểu hiện trong các
mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội là sự đồng cảm,
chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm nhau trong
lúc khó khăn, đau ốm
f Yêu thương con người là bắt nguồn từ sự cảm thông,
đau xót trước bất hạnh của người khác, là quan tâm, giúp
đỡ người khác, làm nhiều tốt đẹp cho người khác nhất là
những người gặp khó khăn hoạn nạn
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét hoạt động của HS, chốt kiến thức
tham gia các hoạt động nhânđạo, từ thiện; biết tha thứ cholỗi lầm của người khác; khi cầnthiết có thề hi sinh quyền lợicủa bản thân vì người khác;
2.2 Giá trị của tình yêu thương con người
a Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của yêu thương con người.
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một
trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi
+ Theo em, Thông tin trên cho biết các chương trình thể
hiện tình yêu thương con người như thế nào?
+ Nêu vai trò của từng chương trình nhân đạo này?
+ Theo em, tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế
nào đối với mỗi người và xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
- Thông tin cho biết có các chương tình yêu thương con
người:
+ Cặp lá yêu thương
+ Xin chào cuộc sống
+ Cùng xây mơ ước
+ Mục đích: Hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó
khăn vươn lên trong cuộc sống; chữa lành vết thương bằng
tình yêu thương dành cho trẻ em khuyết tật; Giảm bớt
những căn nhà siêu vẹo, dột nát bằng những viên gạch tình
nghĩa, từ bàn tay khối óc và tấm lòng từ cộng đồng
- Người biết yêu thương conngười sẽ được mọi người yêuquý và kính trọng Yêu thươngcon người là truyền thống quýbáu của dân tộc, cần được giữgìn và phát huy
Trang 103 Hoạt động 3 Luyện tập
a Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
d Tổ chức thực hiện
- GV giao câu hỏi cho HS:
+ Tìm câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người và thảo luận về ý nghĩa của nhữngcâu ca dao, tục ngữ đó
+ Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
- HS báo cáo kết quả
- GV nhận xét
- Sản phẩm:
- Câu ca dao, tục ngữ:
+ Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ => Đoàn kết, yêu thương nhau
+ Lá lành đùm lá rách => Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nha
+ Thương người như thể thương thân => Yêu thương người khác
- Em đồng tình: 2; 3 => Mai và phúc ở cả 2 tình huống đều biết yêu thương, giúp đỡngười khác trong lúc khó khăn, hoạn nạn
- Không đồng tình: 1 => hà là người không biết chia sẻ khó khăn và công việc với bốmẹ
4 Hoạt động 4 Vận dụng
a Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc
sống; Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bàihọc
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị
- Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm
vụ, cử báo cáo viên
- GV yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực
+ Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần)
- HS: Trình bày kết quả làm việc cá nhân
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian+ Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần)
- GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức
- Sản phẩm:
1 Vẽ tranh
2 Kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường em.
Trang 11- Đầu tiên, khảo sát, tìm hiểu và lên danh sách 20 bạn có hoàn cảnh khó khăn nhấttrường để giúp đỡ.
- Sau khi lên danh sách xong, viết đơn xin nhà trường xem xét để giảm học phí cho các bạn
- Nhờ sự can thiệp của một số thầy cô để kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của các mạnhtường quân
- Giờ sinh hoạt cuối tuần kêu gọi các bạn học sinh trong trường quyên góp sách vở, đồdùng học tập, quần áo còn sử dụng được để giúp đỡ các bạn
- Thời gian ủng hộ kéo dài trong hai tuần, cử các bạn đại diện từng lớp nhận sự đónggóp của các bạn Sau khi nhận được sự hỗ trợ và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người, chúng
em sẽ tổng kết lại tất cả những gì nhận được và có kế hoạch phân chia cụ thể cho các bạn
Ngày soạn: 07/10/2023
Ngày dạy: 10/10/2023 (Lớp 6A, 6B)
TIẾT 6, 7 – BÀI 3 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Nêu được khái niệm, biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- HSKT: Nêu được khái niệm, biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo
+ Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích,
tóm tắt những thông tin liên quan đến siêng năng kiên trì
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện vànêu được tình huống có vấn đề trong học tập thể hiện sự siêng năng kiên trì
b Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi
- Nhận thức chuẩn mực hành vi
- Năng lực phát triển bản thân
+ Tự nhận thức bản thân: Tự nhận biết được giá trị của siêng năng kiên trì
+ Lập kế hoạch phát triển bản thân: Lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rènluyệnthực hiện siêng năng kiên trì của cá nhân phù hợp theo hướng dẫn
3 Phẩm chất
Trang 12- Chăm chỉ: Ham học, luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
+ Chăm làm: Tham gia lao động sản xuất trong gia đình theo điều kiện thực tế
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân
- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1: Khởi động
a Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS và dẫn dắt HS vào bài học
b Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV đặt câu hỏi: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì Ai tìmđược nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ chiến thắng
+ Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được?
- HS tham gia trò chơi
5 Mưu cao chẳng bằng chí dày
6 Thua keo này bày keo khác
7 Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai
8 Ai đội đá mà sống ở đời
9 Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già
10 Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
2 Hoạt động 2: Khám phá
2.1 Siêng năng, kiên trì
a Mục tiêu: HS nhận biết, hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì; HS nêu được biểu hiện
của siêng năng, kiên trì thông qua lời nói, việc làm và thái độ trong lao động, học tập và cuộcsống hằng ngày, trong lao động và từ đó lấy được ví dụ minh họa
b Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1 Tìm hiểu nội dung: Thế nào là siêng
năng, kiên trì
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: HS trình bày thông tin về Trạng Nguyên Mạc
1 Siêng năng, kiên trì
Câu trả lời của HS
- Mạc Đĩnh Chi đã nổ lực đểthi đỗ trạng nguyên: tranh thủghé qua lớp học ở gần nhà,đứng ngoài cửa nghe thầygiảng, ngày nhặt củi, tối vềcậu lại lo ôn luyện, học bài,bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng
Trang 13Câu 2: Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ
trạng nguyên?
Câu 3: Những nỗ lực của Mạc Đĩnh Chi thể hiện đức
tính đáng quý nào?
(HSKT: Thế nào là siêng năng, kiên trì?)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhấn mạnh: Nhờ siêng năng, kiên trì, nỗ lực vượt
qua mọi khó khắn - Mạc Đĩnh Chi đã đỗ Trạng Nguyên
- học vị Tiến sĩ cao nhất Câu chuyện là minh chứng
cho đức tính siêng năng, kiên trì
Nhiệm vụ 2 Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên
trì.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh theo
nhóm/sgk/14
+ Xác định các hành vi, việc làm thể hiện sự siêng
năng, kiên trì và chưa thể hiện siêng năng, kiên trì trong
mỗi bức tranh?
+ Kể thêm các biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học
tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết?
+ Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn An? Việc làm của
An dẫn đến hậu quả gì?
(HSKT: Em hãy kể tên một số biểu hiện của siêng năng,
kiên trì?)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ HS nhận xét, các nhóm bổ sung đánh giá
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều
chỉnh, bổ sung ý kiến các nhóm còn thiếu, kịp thời trả
lời các câu trả lời phù hợp
lấy ánh sáng để học, dùng lá
để tập viết
- Em hiểu siêng năng, kiên trì
là đức tính của con ngườibiểu hiện ở sự cần cù, tự giác,miệt mài, làm việc thườngxuyên, đều đặn
* Biểu hiện siêng năng, kiên trì
Cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn; quyết tâm làm đến cùng
dù có gặp khó khăn gian khổ + Trong học tập: Chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập (đi học đều, học bài khi đến lớp, tích cực tham gia xây dựng bài, gặp bài khó không nản lòng )
+ Trong lao động: Tham gia lao động đều đặn, cố gắng để hoàn thành kết quả tốt, chăm chỉ giúp đỡ gia đình
+ Trong cuộc sống: Có nếp sống gọn gàng, ngăn nắp; tham gia các hoạt động do trường, địa phương tổ chức
* Biểu hiện trái với kiên trì: Hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến
đó, không quyết tâm…)
2.2 Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
Trang 14a Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
b Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu
một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Em hãy đọc trường hợp dưới đây và cho biết siêng
năng, kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại kết quả như
thế nào?
+ Từ tình hai huống trên, em hãy cho biết siêng năng,
kiên trì có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
- Người siêng năng kiên trì sẽđược mọi người tin tưởng vàyêu quý
3 Hoạt động 3: Luyện tập
a Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
b Tổ chức thực hiện
- GV cho HS trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: Theo em, bạn trong tranh cần làm gì để có kết quả học tập tốt hơn?
+ Tranh 2: Bạn Nam đã siêng năng, kiên trì như thế nào để thực hiện ước mơ của
Trang 154 Hoạt động 4: Vận dụng
a Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
b Tổ chức thực hiện
- GV giao bài tập cho HS:
+ Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì và viết bài học rút ra từ tấmgương đó?
+ Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêngnăng, kiên trì của bản thân, sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với thấy cô và các bạn?
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trìcủa bản thân, sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với thấy cô và các bạn (Gợi ý: dậy sớm, làm bàitập thường xuyên, kiên trì tập thể dục )
IV HỒ SƠ DẠY HỌC
Nội dung 1: Siêng năng, kiên trì thể hiện qua lời nói, việc làm và thái độ
Hình thức Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Lời nói
Việc làm
Thái độ
Ngày soạn: 21/10/2023
Trang 16Ngày giảng: 24/10/2023 (Lớp 6A, 6B)
TIẾT 8, 10 – BÀI 4 TÔN TRỌNG SỰ THẬT
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về tôn trọng sự thật
- Nhận được ý nghĩa của tôn trọng sự thật
- Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật
- HSKT: Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về tôn trọng sự thật
2 Năng lực
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết được thế nào là tôn trọng sự thật, biểu hiện của
tôn trọng sự thật, ý nghĩa của tôn trọng sự thật Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tôntrọng sự thật của bản thân và người khác trong việc tôn trọng sự thật
- Năng lực phát triển bản thân: Rèn luyện, thực hiện tôn trọng sự thật của cá nhân phù hợp theo lứa tuổi Tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân thể hiện tôn
trọng sự thật trong học tập và sinh hoạt hằng ngày
3 Phẩm chất
- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm Nghiêm túc nhìn nhận những
khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân Không đổ lỗi cho người khác; có ý thức
và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra; Không đồng tình với những hành vi không tôntrọng sự thật
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV
- Ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tôn trọng
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chơi trò chơi “truyền tin”
- Cách chơi: Mỗi đội gồm 5 -7 người, quản trò sẽ nói nhỏ một câu nói dễ nhầm lẫncho người đầu hàng Nhiệm vụ của người nghe là phải truyền tai nhau câu nói đó Người cuốicùng sẽ nói to câu đó, đội nói đúng sẽ thắng cuộc
1 Để trở thành người thắng cuộc các thành viên tham gia trò chơi cần tuân thủ điềugì?
2 Em rút ra bài học gì từ trò chơi đó?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận
Trang 17Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- HS chơi trò chơi
Bước 4 Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động của HS Dẫn dắt vào bài mới
2 Hoạt động 2 Khám phá
2.1 Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật:
a Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là tôn trọng sự thật, biểu hiện của tôn trọng sự
thật
b Tổ chức thực hiện
* Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Hướng dẫn HS kể lại truyện: “Dù sao trái đất vẫn
quay” (SGK- trang 17, 18)
1 Em hãy chỉ ra sự khác biệt trong quan điểm của
Ga-li-lê và mọi người thời ấy trong quan niệm về vũ trụ?
2 Theo kiến thức môn Địa lí mà em biết thì quan điểm
* Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS Các nhóm phân công nhóm trưởng, thảo luận
nhóm 2 (5’), ghi kết quả ra phiếu bài tập
* Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- HS các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung
* Bước 4 Kết luận, nhận định
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung
GV: nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Chuyển giao nhiệm vụ 1
- GV: Cho HS quan sát các 3 bức tranh (SGK – trang
18)
- GV Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một
bức tranh (2’)
? Xác định hành vi, việc làm thể hiện tôn trọng sự thật
và chưa tôn trọng sự thật trong mỗi bức tranh?
? Nêu một số biểu hiện của việc không tôn trọng sự
thật?
(HSKT: Em hãy kể một số biểu hiện của tôn trọng sự
thật mà em biết?)
* Thực hiện nhiệm vụ 1
* Báo cáo, thảo luận
1 Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật
a Thế nào là tôn trọng sự thật
a Khái niệm
- Sự thật là những gì có thật trongcuộc sống hiện thực và phản ánhđúng hiện thực cuộc sống
=> Tôn trọng sự thật là suy nghĩ,nói và làm theo đúng sự thật
b biểu hiện của tôn trọng sự thật
Trang 18Tranh 1: cả 2 bạn HS đã tự giác nói ra sự thật trong suy
nghĩ của mình
Tranh 2: Bạn nam đã dũng cảm nói lên sự thật với cô
giáo về việc bạn nữ quay cóp trong giờ kiểm tra
Tranh 3: bạn nữ dám đứng lên nói sự thật cho bác bảo
vệ biết về việc bạn nam đánh bạn và bắt nạt bạn của
2.2 Ý nghĩa của tôn trọng sự thật
a Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của tôn trọng sự thật.
b Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu
một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi
a Nêu suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại?
b Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế
nào trong cuộc sống?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
a Suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại: đã
giúp em có được 1 bài học quý giá nói thật, sống
trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức
- Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ
xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn
- Góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân
cách cá nhân, hướng tới con người đến chân thiện
Trang 19- Khiến tâm hồn thoải mái, sức khoẻtốt, bản thân đẹp hơn trong mắt mọingười.
2.3 Cách tôn trọng sự thật
a Mục tiêu: Giúp HS hiểu và biết thực hiện các hành vi, cử chỉ thể hiện tôn trọng sự
thật
b Tổ chức thực hiện
* Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: cho HS đọc phần tình huống và quan sát
động của nhân vật nào trong tình huống? lí do?
- GV: quan sát, giúp đỡ học sinh khi cần thiết
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu
hỏi
+ Tình huống 1 2 bạn nhỏ đã rất dũng cảm chỉ
cho mọi người biết kẻ ăn cắp
+ Tình huống 2 Dũng là một học sinh biết tôn
trọng sự thật và không bao dung cho hành động
gian dối
+ Tình huống 3 Mẹ Dung là 1 người từ tốn rất
biết cách ăn nói, thật thà nói sự thật
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
Trang 20- Cách tôn trọng sự thật: luôn nói thật vớingười thân, bạn bè và người có tráchnhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo,tinh tế và nhân ái.
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày câu trả lời
Trang 21Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Em hãy viết cảm nhận của em về câu ca dao dướiđây:
Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm bài tập
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày câu trả lời
Đi đâu cũng được người ta tin dùng
Qua các câu ca dao trên ta thấy những người trung thực thật thà đi đâu cũng đượcngười ta yêu quí, tin tưởng Người thật thà thì tâm hồn luôn thanh thản, bình an Trong xã hộitất cả mọi người đều trung thực thì, khi đó sẽ giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn Ngược lại nếu ai
đó sống giả dối, thì sẽ bị mọi người ghét bỏ, xa lánh và không tin tưởng vào người đó nữa.Nên chúng ta hãy sống trung thực thì sẽ được mọi người quí mến và tin tưởng
Trang 22- Tự thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hàng ngày, hoạt động tậpthể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào ngườikhác.
- HSKT: Nêu được khái niệm về tự lập; Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tựlập
- Tự nhận thức bản thân: Tự nhận biết được giá trị của tự lập
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề
+ Hợp tác với các bạn trong lớp, trong các hoạt động học tập, cùng bạn bè tham gia cáchoạt động góp phần nâng cao giá trị của tự lập
3 Phẩm chất
* Chăm chỉ
+ Ham học: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập Luôn cố gắng đạt kếtquả tốt trong lao động ở trường, cộng đồng
* Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói và việc làm.
* Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, Có trách nhiệm với gia đình: Quan tâmđến các công việc của gia đình
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, SGK, phiếu học tập.
III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
- Giải ô chữ để tìm chìa khóa, ai tìm được chìa khóa nhanh nhất sẽ thắng
1 Hàng ngang gồm 7 chữ cái, chỉ thành tích nổi bật của học sinh mức bình thường
2 Hàng ngang 2 gồm 6 chữ cái, chỉ sự đối lập và ỷ lại
3 Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái chỉ sự đồng nghĩa với làm việc
4 Hàng ngang 4 gồm 6 chữ cái, chỉ hoạt động chính học sinh, trường học
5 Hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái, chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực đối với người lớntuổi
Trang 235 Lễ phép
- Sau khi chơi, GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết về từ chìa khoá “tự lập” và dẫndắt vào bài học
2 Hoạt động 2 Khám phá
2.1 Tự lập và biểu hiện của tự lập
a Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là tự lập, liệt kê được các biểu hiện của người
có tính tự lập
b Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát ba bức tranh trong SGK,
kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý
HS tìm hiểu về biểu hiện của tự lập và trái với tự lập
trong học tập và sinh hoạt:
a Vì sao Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước?
b Từ câu chuyện Bác Hồ em hiểu thế nào là tự lập?
(HSKT: Em hiểu thế nào là tự lập? Kể tên một số biểu
hiện của tính tự lập?)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm gương
tự lập có liên quan tới thực tế cuộc sống để HS suy
ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là tự lập?
+ GV mời từ hai đến ba HS phát biểu, HS khác chú ý
lắng nghe, nhận xét và bổ sung - GV khen ngợi câu trả
lời đúng, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
nghiên cứu một trường hợp trong SGK và trả
lời các câu hỏi
Em hãy xác định những biểu hiện của tự lập
2 Ý nghĩa của tự lập Câu trả lời của HS TH1:
a Hưng đã biểu hiểu hiện tự lập: tự ý thứctrong học tập, lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ
và em
Trang 24trong các bức hình và thông tin trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Từ các trường hợp trên, em hãy cùng các bạn
thảo luận và cho biết ý nghĩa của tự lập đối
với bản thân, gia đình và xã hội?
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu
HS nhắc lại nội dung bài học về biểu hiện, ý
nghĩa của tự lập và tổng kết những nội dung
chính của bài học thông qua phần chốt nội
dung chính ở SGK nhằm giúp HS củng cố lại
tri thức đã khám phá
b Tính tự lập đã đem lại cho Hưng kết quảhọc tập khá tốt
TH2: Tính tự lập của anh Luận đã mang lại
cho anh điều là: doanh nghiệp của anh ngàycàng phát triển, tạo công ăn việc làm chonhiều người
(- Người có tính tự lập thường thành côngtrong cuộc sông và xứng đáng nhận được sựtôn trong của mọi người)
3 Hoạt động 3 Luyện tập
a Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS làm bài tập số 1, 2, 3 phần luyện tập
Bài 1 Em hãy nêu 1 số biểu hiện về tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày?
Bài 2 Em hãy kể về 1 hành vi ỷ lại , dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đãgặp hoặc nghe kể trong học tập và cuộc sống Em rút ra bài học gì từ những hành vi đó?
Bài 3 Xử lí tình huống:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiến hành làm bài tập vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
Trang 25- Phụ giúp gia đình.
- Rèn luyện thể dục thường xuyên
+ Biểu hiện trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày:
- Lười biếng làm việc nhà, không làm bài tập được giao;
- Phụ thuộc, dựa dẫm, ỷ lại vào người thân, bạn bè;
- Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc;
Bài 2:
- Biểu hiện của thói ỷ lại: thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, khôngsuy nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc, bé thì được mua điểm, lớn thì đượcchạy việc cho Hay đơn giản hơn, từ những việc nhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở, giặt giũ, cũng lười nhác, để bố mẹ làm; gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè,
- Hậu quả của thói ỷ lại:
Người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lựcđưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết Từ đó, họ không làm chủ được cuộc đời,không có bản lĩnh, không có sáng tạo, dễ gặp thất bại trong mọi việc
Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai củađất nước đều lười biếng, ỷ lại như vậy
Bài 3:
a Nếu là Hoa em sẽ gọi điện hỏi mẹ cách nấu và tự tay vào bếp để tập nấu
b Nếu là Hải em sẽ nói An nên tự giác đến trường, không nên phiền bố mẹ như vậy vìnhà bạn gần trường có thể chịu khó đi, mình nên tập tính tự giác khi còn nhỏ từ những việcmình có thể làm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiến hành làm bài tập vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
Các lĩnh vực Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Kết quả rèn
luyệnHọc tập - Học bài và làm bài
tập đầy đủ
- Tự giác học ôn lạibài không cần ainhắc nhở
Trang 26- Chăm chú nghethầy cô giảng bài
- Tích cực phát biểuxây dựng bài
- Tìm ra phươngpháp học tập hiệuquả với mình
Sinh hoạt hằng
ngày
- Làm những côngviệc vừa sức củamình
- Vui chơi, giải trí
- Thời gian rảnh rỗi
tự giác giúp bố mẹlàm việc nhà như:
giặt quần áo, nấucơm, rửa bát chén,dọn nhà cửa…
- Tập thể dục, thểthao, đọc thêm sách,báo…khi rảnh Hoạt động tập thể - Tham gia các hoạt
động tập thể ởtrường, lớp
- Tham gia các hoạtđộng tập thể ở ở xã phường…
- Tích cực tham giacác hoạt động củatrường, của lớp như:
tham gia văn nghệ,viết báo tường, vào
kỉ niệm ngày lễ
- Tích cực tham giacác hoạt động ở ở xã phường như: dọnđường làng, ngõxóm,…
Trang 27- HSKT: Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân; Tự nhận thức được điểm manh,điểm yếu của bản thân.
2 Năng lực
a Năng lực chung
* Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập của
bản thân về chủ đề TNTBT, tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lự phấn đấu thực hiện, biết lập
và thực hiện kế họach học tập
b Năng lực đặc thù
- Năng lực phát triển bản thân: Biết được giá tri của TNTBT, tự nhận thức được điểm
mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng
kiến thức, kĩ năng được học vào học tập và đời sống hàng ngày
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân: Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện
thân thể, chăm sóc sức khỏe Không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khăc phụchậu quả do mình gây ra
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1 Mở đầu
a Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tìm hiểu bài mới.
b Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Em hãy viết lời giới thiệu những điều hài lòng và chưa hài lòng về bản thân vàchia sẻ với bạn bên cạnh?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiến hành viết
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS chia sẻ với bạn bên cạnh
Bước 4: Kết luận và nhận định
- GV nhận xét, bổ sung và vào bài mới
2 Hoạt động 2 Hình thành kiến thức mới
2.1 Thế nào là tự nhận thức bản thân
a Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tự nhận thức bản thân
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu HS đọc to câu chuyện “ Con Gà” Đại Bàng
- Gv: Chia lớp làm 4 nhóm trả lời các câu hỏi sau và trả lời vào
phiếu học tập (N1+3 câu 1; N2+4 câu 2)
1 Vì sao con gà và đại bàng không thực hiện được mong ước có thể
bay như những chú đại bàng khác
2 Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân?
1 Thế nào là tự
nhận thức bản
thân
Trang 283 Trong một cuộc tranh luận “ Thế nào là người biết tự nhận thức
bản thân” lớp ngân có 3 ý kiến Em đồng ý và không đồng ý với ý
kiến nào? Vì sao?
4 Em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?
(HSKT: Em hãy cho biết thế nào là tự nhận thức bản thân? Nêu
những điểm mạnh, điểm của bản thân?)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiến hành thảo luận
- GV hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả; Các nhóm khác nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
1 “Con Gà” Đại bàng không thực hiện được ước mơ có thể bay như
những chú đại bàng khác vì nó luôn nghĩ nó là gà không phải là loài
chim nên không thể bay, không nhận thức được khả năng của bản
thân mình
2 Qua câu chuyện em rút ra bài học cho bản thân:
- Phải nhận thức được ưu, khuyết điểm của bản thân
- Mạnh dạn quyết tâm theo đuổi ước mơ
- Luôn học hỏi để cố gắng thay đổi, hoàn thiện bản thân, khắc phụ
điểm yếu và phát huy điểm mạnh
3 Em đồng ý với ý kiến:
- Tự nhận thức bản thân là tự nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái
độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
- Vì khi ta tự nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc
làm, điểm mạnh và điểm yếu … của bản thân thì lúc đó ta mới phát
huy được điểm mạnh, và cố gắng khắc phục những điểm yếu của
mình, để chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn
4 Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản
thân mình ( khả năng, hiểu biết, tích cách, thói quen, sở thích, điểm
mạnh và điểm yếu )
- Tự nhận thức bảnthân là biết nhìnnhận, đánh giáđúng về bản thânmình (khả năng,hiểu biết, tích cách,thói quen, sở thích,điểm mạnh vàđiểm yếu )
2.2 Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
a Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV Yêu cầu HS đọc kết quả tổng hợp ý kiến về ý nghĩa của tự
nhận thức bản thân của các bạn HS lớp 6a để trao đổi, thảo luận
nhóm hoàn thành phiếu học tập sau
Phiếu học tâp Nội
dung
Đồng
ý
Không đồng ý
Giải thích/ví dụ
2 Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
Trang 29- Tự nhận thức đúng
về bản thân sẽ giúpem:
+ Nhận ra nhữngđiểm mạnh của bảnthân để phát huy điểmmạnh, khắc phụ điểmyếu
+ Biết rõ mong muốn,những khả năng, khókhăn, thách thức củabản thân để đạt đượcmục tiêu, ra quyếtđịnh và giải quyết vấn
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
3 Cách tự nhận thức bản thân
Trang 30* Nhiệm vụ 1:
a) Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?
b) Em còn biết thêm những cách nào để tự nhận thức bản
thân? Hãy chia sẻ cùng với bạn?
* Nhiệm vụ 2:
a) Em có nhận xét gì về hành động, việc làm của Bình?
b) Em có đồng tình với hành động, việc làm đó không? Vì
sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiến hành trả lời câu hỏi
- GV hỗ trợ HS trong quá trình trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Gọi HS trả lời
- HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung
1.a, Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách: Hoa luôn
khiêm tốn và tự học hỏi để khắc phục những điểm chưa hài
lòng về bản thân như
+ Ghi nhật kí hằng ngày
+ Thường xuyên trao đổi với mọi người xung quanh, lắng
nghe ý kiến mọi người để điều chỉnh bản thân
+ Tham gia các hoạt động để khám phá bản thân
b, Cách để tự nhận thức bản thân:
+ Ghi lại những cảm xúc và hành vi khi đối diện với những
khó khăn,…
+ Liệt kê những điểm mạnh điểm yếu của mình để phát huy
được điểm mạnh, và cố gắng khắc phục những điểm yếu của
mình, để chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn
+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp và địa
phương…
+ Thân thiện, cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến
cho mình
2.a, Em có nhận về hành động, việc làm của Bình: Bình nên
sống thực với bản thân, không nên tuyệt đối hóa thần tượng
b, Em không đồng tình với hành động, việc làm đó Vì Bình
đã không là mình nữa khi mãi thay đổi theo thần tương của
mình
- Để tự nhận thức đúng vềbản thân, em cần:
+ Đánh giá bản thân quathái độ, hành vi, kết quảtrong từng hoạt động, tìnhhuống cụ thể
+ Quan sát phản ứng vàlắng nghe nhận xét ngườikhác về mình
+ So sánh những nhậnxét/đánh giá của ngườikhác về mình với tự nhậnxét, đánh giá của mình.+ Thân thiện, cởi mở, tíchcực tham gia các hoạtđộng để rèn luyện và pháttriển bản thân
3 Hoạt động 3 Luyện tập
a Mục tiêu: HS củng cố lại bài học.
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2, 3
Trang 31Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiến hành làm bài tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo bài làm
+ Nên chia sẻ với bố mẹ người thân về mong muốn của mình và nhờ bố mẹ người thân
tư vấn, hỗ trợ cách thực hiện mong muốn đó
- Tình huống 3 Loan chưa biết cách tự nhận thức bản thân vì Loan không muốn ngườikhác nhận xét không tốt về mình
Trang 32- GV hướng dẫn học sinh thông qua các yêu cầu cầu sau: Mỗi nhóm hãy sắm vai theo một trong số các hình ảnh trong bài tập?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nộidung, hình thức thực hiện nhiêm vụ sắm vai
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời
- GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức
- Củng cố lại các kiến thức đã đã học, nắm vững các kiến thức chính.
- HSKT: Kể tên được các bài đã học trong HKI
2 Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về học tập tự giác tích cực
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phâncông
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến học tập tự giác tíchcực
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng
kiến thức, kĩ năng được học vào học tập và đời sống hàng ngày
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Giáo viên
- Giáo án, phiếu học tập
2 Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà.
Trang 33III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1 Mở đầu
a Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tìm hiểu bài mới.
b Nội dung: HS tham gia trò chơi
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Phóng viên nhí”
Luật chơi:
- Một bạn học sinh đóng vai phóng viên xuống dưới lớp để phỏng vấn một số bạn vớinhững câu hỏi liên quan đến bài học
- Các bạn được phỏng vấn tự giới thiệu về mình ngắn gọn trước khi trả lời phỏng vấn
Câu 1: Bạn đã hài lòng về những việc bản thân đã làm chưa?
Câu 2: Kể 2 việc mà bạn thấy hài lòng với bản thân
Câu 3: Kể 2 việc mà bạn thấy chưa hài lòng với bản thân
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt ý Vào bài mới để chuẩn bị cho bài thi tốt, cô và các bạn cùng nhau
ôn lại các kiến thức đã học qua tiết hôm nay.
2 Hoạt động 2 Hình thành kiến thức mới
2.1 Ôn tập lý thuyết
a Mục tiêu: HS khái quát được nội dung các bài đã học
b Nội dung: HS vẽ sơ đồ khái quát
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d Thực hiện nhiệm vụ
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức
các bài đã học (khái quát bằng sơ đồ tư
duy)
(- HSKT: Em hãy kể tên các bài đã học
trong HKI?)
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiến hành vẽ sơ đồ tư duy
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm
Bước 4 Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung
1 Ôn lại lí thuyết
+ Bài 1 Tự hào về truyền thống gia đình, dònghọc
+ Bài 2 Yêu thương con người+ Bài 3 Siêng năng, kiên trì+ Bài 4 Tôn trọng sự thật+ Bài 5 Tự lập
Trang 34Bài 1 Em hãy nêu 1 số biểu hiện về tự lập
trong học tập và sinh hoạt hằng ngày?
Bài 2 Em hãy kể về 1 hành vi ỷ lại, dựa
dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em
đã gặp hoặc nghe kể trong học tập và cuộc
- Rèn luyện thể dục thường xuyên
+ Biểu hiện trái với tự lập trong học tập vàsinh hoạt hằng ngày:
- Lười biếng làm việc nhà, không làm bài tậpđược giao;
- Phụ thuộc, dựa dẫm, ỷ lại vào người thân,bạn bè;
- Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc;Bài 2:
- Biểu hiện của thói ỷ lại: thờ ơ với cuộc sống,công việc học tập của chính mình, không suynghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọiviệc, bé thì được mua điểm, lớn thì được chạyviệc cho Hay đơn giản hơn, từ những việcnhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở, giặt giũ, cũng lười nhác, để bố mẹ làm; gặp bài tập khóthì nhờ vả bạn bè,
- Hậu quả của thói ỷ lại:
Người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lườilao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa
ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết
Từ đó, họ không làm chủ được cuộc đời,không có bản lĩnh, không có sáng tạo, dễgặp thất bại trong mọi việc
Tương lai của đất nước không thể phát triểntốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đấtnước đều lười biếng, ỷ lại như vậy
Bài 3:
a Nếu là Hoa em sẽ gọi điện hỏi mẹ cách nấu
Trang 35và tự tay vào bếp để tập nấu.
b Nếu là Hải em sẽ nói An nên tự giác đếntrường, không nên phiền bố mẹ như vậy vì nhàbạn gần trường có thể chịu khó đi, mình nêntập tính tự giác khi còn nhỏ từ những việcmình có thể làm
- Em đồng tình: 2; 3 => Mai và phúc ở cả 2 tình huống đều biết yêu thương, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn, hoạn nạn
- Không đồng tình: 1 => hà là người không biết chia sẻ khó khăn và công việc với bố mẹ
d Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao câu hỏi cho HS:
+ Tìm câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người và thảo luận về ý nghĩa của nhữngcâu ca dao, tục ngữ đó
+ Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét
4 Hoạt động 4 Vận dụng
a Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc
sống; Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học
b Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm
thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án
c Sản phẩm:
1 Vẽ tranh
Trang 362 Kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường em.
- Đầu tiên, khảo sát, tìm hiểu và lên danh sách 20 bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trường để giúp đỡ
- Sau khi lên danh sách xong, viết đơn xin nhà trường xem xét để giảm học phí cho các bạn
- Nhờ sự can thiệp của một số thầy cô để kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của các mạnh tường quân
- Giờ sinh hoạt cuối tuần kêu gọi các bạn học sinh trong trường quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sử dụng được để giúp đỡ các bạn
- Thời gian ủng hộ kéo dài trong hai tuần, cử các bạn đại diện từng lớp nhận sự đónggóp của các bạn Sau khi nhận được sự hỗ trợ và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người, chúng
em sẽ tổng kết lại tất cả những gì nhận được và có kế hoạch phân chia cụ thể cho các bạn
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị
- Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm
vụ, cử báo cáo viên
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần)
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần)
Trang 37Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó đối với trẻ em.
- Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm
- HSKT: Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và cách ứng phó
2 Năng lực
a Năng lực chung
- Giao tiếp – Hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè
tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm có thêm những kinh nghiệm cho bản thân và giúp đỡcộng đồng
b Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu, tham gia các hoạt động KT – XH: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học
tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để có thêm nhữngkinh nghiệm, cách giải quyết đúng đắn, phù hợp khi có những tình huống nguy hiểm, bất ngờxảy ra
3 Phẩm chất
- Biết yêu thương, giúp đỡ người khác khi họ gặp phải những tình huống nguy hiểm, phê phán,
lên án những biểu hiện vô cảm trước những khó khăn của người khác
- Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để có thêm kinh
nghiệm cho bản thân giúp ích cho bản thân và cộng đồng đất nước tập luyện, trau dồi nhữngkiến thức, kĩ năng để có thể ứng phó với những sự cố bất ngờ xảy ra đối với bản thân và cộngđồng
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1: Khởi động
a Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS vào bài mới.
b Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng
kiến theo gợi ý sau:
1 Tình huống đã diễn ra khi nào?
2 Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trang 382.1 Thế nào là các tình huống nguy hiểm
a Mục tiêu: Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó
b Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu 1 hs đọc 4 tình huống sgk/30
Sau khi học sinh đọc thông tin, GV yêu cầu học sinh
thảo luận theo những gợi ý sau:
? Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những
nguy hiểm nào? Những nguy hiểm đó có thể xảy ra
hậu quả gì?
? Theo em đặc điểm chung của các tình huống trên là
gì?
? Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em
biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hàng ngày?
? Vậy em hiểu thế nào là tình huống nguy hiểm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV hỗ trợ HS
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- HS báo cáo, nhận xét, bổ sung
1 Lừa đảo trộm cắp tài sản – Lan bị người lạ đánh
thuốc mê và trộm đồ trong nhà
2 Các hiện tượng thiên tai mưa dông, lốc…gây thiệt
hại về người và tài sản
3 Cháy nổ - Ngôi nhà bên cạnh bị cháy, Hải bình tĩnh
thoát khỏi đám cháy
4 Lũ và sạt lở đất - gây thiệt hại về người và tài sản
Hậu quả: Các tình huống xảy ra bất ngờ, nguy cơ mất
an toàn và nguy hiểm đến tính mạng
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt lại vấn đề nổi bật đồng thời giới
thiệu 1 số hình ảnh, video ứng với các tình huống đó
1 Thế nào là các tình huống nguy hiểm
- Tình huống nguy hiểm là những
sự việc xảy ra bất ngờ có nguy cơ
đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏetính mạng gây thiệt hại về tài sản,môi trường cho bản thân gia đình
Trang 39cộng đồng, XH
2.2 Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm
a Mục tiêu: Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- HS nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa
- GV chia nhóm tìm hiểu cách ứng phó với các tình huỗng
nguy hiểm bằng cách hoàn thiện các phiếu học tập số 2
+ Nhóm 1: Ứng phó khi bị bắt cóc
+ Nhóm 2: Ứng phó khi có hỏa hoạn
+ Nhóm 3: Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét
+ Nhóm 4: Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất
(HSKT: Em hãy kể tên một số tình huống nguy hiểm và
cách ứng phó?)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhóm trao đổi thảo luận đưa ra các cách ứng phó khi bị
nguy hiểm
- GV: Quan sát, gợi ý
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm báo cáo
- HS các nhóm bổ sung
Nhóm 1:
a, Nếu là Hoa trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách để
thoát khỏi nguy hiểm em sẽ kết hợp các phương án trên như:
+ Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” và “Cứu tôi với” để
người xung quanh phát hiện ra tới giúp
+ Bỏ chạy, khóc và kêu cứu
+ Vì có như vậy thì mọi người xung quanh mới biết và đến
giúp mình…,còn nếu chỉ dừng lại gào khóc thì họ có thể hiểu
lầm là chuyện riêng của trẻ con do em không vừa ý gì đó thì
khóc
b, Để tránh gặp phải tình huống bắt cóc em sẽ:
+ Không đi một mình nơi vắng người
+ Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ…
+ Luôn có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ…
Nhóm 2:
- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta cần:
+ Bình tĩnh
+ Gắt cầu dao điện
+ Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người
khác tùy theo khả năng cuả mình
2 Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm
* Ứng phó khi có hỏa hoạn
- Khi sảy ra hỏa hoạn: Cầnbĩnh tĩnh gọi cho người xungquanh và gọi 114, tìm cách