Ôn luyện môn Xã hội học đại cương, XHH là khoa học về các quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống XH. Đó là khoa học về cơ chế tác động và hình thức biểu hiện của những quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm XH, của các giai cấp và các dân tộc.
Trang 1CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XÃ HỘI HỌC PHÁP
LUẬT
1 Khái niệm Xã hội học pháp luật
Theo Từ điển Xã hội học: “Xã hội học pháp luật là tên gọi một
lĩnh vực nghiên cứu rộng dành cho Xã hội học và khoa học pháp lý; mọi sự quy chiếu giữa pháp lý và xã hội đều trở thành chủ đề của Xã hội học pháp luật” 1
Xã hội học pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vựckhoa học xã hội - nhân văn như: Triết học, lịch sử, chính trị,tâm lý, kinh tế…; các khoa học pháp lý và các chuyên ngànhluật như: Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật Hình sự, Luật Tốtụng Hình sự…
Trong Xã hội học pháp luật, việc vượt qua tất cả những nguyêntắc về hành vi có thể bị đe dọa bằng một hình phạt hay bị xử lýbởi một cấp có thẩm quyền Từ quan điểm trên, Xã hội họcpháp luật có hai đặc điểm mang tính chất nền tảng, đó là:
- Chuẩn mực, tức quy phạm xử sự trongquan hệ xã hội (chuẩn mực xã hội)
- Chế tài, tức những hình thức xử lý của các
cơ quan có thẩm quyền Nhà nước khi xảy ra xungđột, tranh chấp giữa các đối tác (các cá nhân, tổchức)
Việc nghiên cứu về pháp luật trong xã hội học – xã hội phápluật bao giờ cũng gắn liền với sự nghiên cứu về xã hội, các thểchế xã hội Chính vì vậy, mặc dù hiện nay có nhiều quan niệmkhác nhau về Xã hội học pháp luật nhưng một cách khái quátnhất, khái niệm này có thể được hiểu theo một trong hai cáchsau:
Thứ nhất, Xã hội học pháp luật là một ngành xã hội học chuyênbiệt, nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trìnhphát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trongmối liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản
1 G Endruweit và G Trommsdorff: Từ điển xã hội học, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2002
Trang 2chất xã hội, chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xãhội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật2.Thứ hai, Xã hội học pháp luật là một ngành khoa học nghiêncứu về mối quan hệ giữa pháp luật và xã hội (cơ sở xã hội của
sự hình thành và phát triển pháp luật, sự tác động của các yếu tố
xã hội đến pháp luật…) và các chức năng của pháp luật với quátrình chuyển biến các quy phạm pháp luật thành thái độ cư xửcủa con người trong xã hội3
2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Xã hội học pháp luật
2.1 Lịch sử hình thành Xã hội học pháp luật
Thực tế cho thấy, tư duy xã hội học và tư duy pháp luật có mốiliên hệ rất chặt chẽ và được hình thành từ lâu trong lịch sử.Nhưng giữa tư duy xã hội học và tư duy pháp luật cũng cónhững nét đặc thù riêng Nét đặc thù ở chỗ, pháp luật là sự tưduy rất chuẩn mực, còn xã hội học là sự cố gắng tìm ra mọi liên
hệ cấu trúc của chuẩn mực với một tập hợp nhất định các nhân
tố ảnh hưởng đến pháp luật
Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của xã hội học phápluật, có nhiều quan điểm gắn với nhiều trường phái khác nhau.Ngay từ lúc đầu xuất hiện xã hội học tư sản, thời điểm hìnhthành tư duy luật – triết học, xã hội học tư sản đã nhấn mạnhđến tính chuẩn mực trong tư duy pháp luật Các quan niệm phápluật nảy sinh trong thời kỳ cách mạng tư sản và hình thành hệ tưtưởng pháp luật chính trị của giai cấp tư sản là loại hình có tínhchuẩn mực Các chuẩn mực và các quy tắc pháp luật có tính lýluận cũng như tính ứng dụng không có mối liên hệ gì với nguồngốc, chức năng và sự phát triển của các quan hệ xã hội
Như vậy, nếu chỉ giải thích nguyên nhân ra đời của Xã hội họcpháp luật dựa trên việc phân tích các căn cứ, tư tưởng xã hộicủa các trường phái và các xu hướng khác nhau là không đúngđắn Bởi lẽ, xét một cách chung nhất, sự xuất hiện Xã hội học
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học pháp luật, tr.57
3 Trần Đức Châm, Xã hội học pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.21
Trang 3pháp luật thể hiện bề ngoài của quá trình các quan hệ xã hội tư
bản chủ nghĩa chuyển sang hình thức phát triển cao nhất của
nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền Đây cũng chính là nguyên
nhân sụp đổ của chủ nghĩa thực chứng và xuất hiện trong luậthọc tư sản một loạt các xu hướng mới, tiêu biểu là luật học xãhội học ở Mỹ và trường phái luật tự do ở châu Âu Xã hội họcpháp luật phản ánh sự phản ứng các lý thuyết pháp luật đối vớinhững vấn đề xuất hiện lại trong thực tiễn xã hội, vì chủ nghĩathực chứng luật học tỏ ra thiếu mềm dẻo và ít thích nghi vớiviệc giải quyết hàng loạt vấn đề mới
Nguyên nhân thứ hai là tính hạn hẹp trong vấn đề nghiên cứu
của khoa học thực chứng Luật học tư sản nghiên cứu pháp luật
không phải như một hệ thống các cách ứng xử của con người,
mà như tổng số các quy tắc pháp luật, và chính các quy tắc phápluật phải tuân theo logic bên trong của chúng Chẳng hạn, nhà
xã hội học Mỹ, T Parsons (1902 - 1979), đã chỉ ra các khókhăn cần khắc phục để khoa học có thể chuyển từ cách tiếp cậnluật học sang cách tiếp cận thực chứng Trong khi pháp luậtluôn gắn liền với các lợi ích, đặc biệt là lợi ích chính trị, thì lýthuyết chuẩn mực và pháp luật đã tách rời thực tế xã hội T.Parsons nhấn mạnh rằng, đó cũng sẽ là khó khăn của phươngpháp luận Xã hội học pháp luật Sẽ là thiếu sót nếu việc nghiêncứu nguyên nhân ra đời Xã hội học pháp luật không tính đếnảnh hưởng ngược lại của lý thuyết luật học và các quan điểmcủa nó Các nhà nghiên cứu ghi nhận đóng góp của các nhà lịch
sử pháp luật, như Momden, Gherke, trường phái lịch sử trongpháp luật, đặc biệt là Xavinhie, các đại diện của thuyết luật – tựnhiên… đối với sự xuất hiện của Xã hội học pháp luật
Sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới đòi hỏi xây dựngmột kiểu pháp luật mới mà nội dung giai cấp của nó khác hoàntoàn với nội dung giai cấp của các hình thái trước đó Tuynhiên, pháp luật lại thay đổi trong khuôn khổ của các quan hệkinh tế - xã hội Sự chuyển hoá của chế độ tư bản chủ nghĩa dựatrên sự cạnh tranh tự do thành chủ nghĩa tư bản độc quyền đã
Trang 4diễn ra trong khuôn khổ của một hình thái kinh tế - xã hội, tức
là trong cùng một nội dung giai cấp tương tự Các mâu thuẫn xãhội ở đây đã đạt tới điểm gay gắt của nó Các hiện tượng khủnghoảng bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồmkinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá Từ đây, nảy sinh nhu cầuphải làm sao cho cơ chế pháp luật phù hợp với những điều kiện
xã hội mới Bộ máy Nhà nước, pháp luật và thực tiễn xét xửphải đảm bảo sự ổn định của các quan hệ xã hội, ngăn ngừachúng không được thay đổi có tính cách mạng Các chuẩn mựcpháp luật phản ánh các quan hệ giai cấp trước đây trở nênkhông còn phù hợp với việc giải quyết các vấn đề xã hội mớinảy sinh do sự khủng hoảng chế độ xã hội
Sự chuyển hoá trên diễn ra tương đối nhanh nên các quan hệ xãhội mới đã hình thành, trong khi đó, pháp luật vẫn còn phản ánhcác quan hệ xã hội cũ do sự thay đổi diễn ra chậm chạp hơnnên Các nguyên tắc pháp luật được ghi lại trong các Hiến pháp,các bộ luật và các chuẩn mực pháp luật trước đó lại đồng nhất
với pháp luật và “công bằng” nói chung Thế nhưng, trong điều
kiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền lại nảy sinh sự thất vọng,nên nhiều nhà luật học phải lên tiếng bảo vệ pháp luật thật sự vàcông bằng thật sự Thông thường các quan hệ xã hội sớm haymuộn cũng tự phá đường khai thông cho thực tiễn pháp luật, dùrằng các cơ quan lập pháp chưa chấp nhận các chuẩn mực mới
Sự điều tiết pháp luật tương ứng với các quan hệ xã hội mớiphải nhờ Xã hội học pháp luật mới có thể tiếp cận được Xã hộihọc pháp luật góp phần cải tổ các quan niệm pháp luật truyềnthống do nó đặc biệt chú trọng tới thực tiễn pháp luật
Ngay từ khi xuất hiện, Xã hội học pháp luật đã có sự đối lập
giữa “xã hội” với “pháp luật hình thức” do sự phát triển nhanh
chóng các quan hệ tư bản chủ nghĩa độc quyền và thực tiễnpháp luật Xuất phát từ những mâu thuẫn của đời sống pháp luậtđầu thế kỷ XX, R Pound (1870 - 1964), nhà xã hội học phápluật Mỹ, đã diễn đạt cương lĩnh của Xã hội học pháp luật bằng
Trang 5công thức “pháp luật trên sách vở và pháp luật trong hànhđộng” (Law in book and Law in action).
Theo quan điểm của nhà lịch sử tư tưởng Pháp Giacbcle, nguồngốc của Xã hội học pháp luật là do sự tất yếu phải thừa nhậntính chất khách quan của sự phát triển xã hội Đây cũng là mộtquan điểm tiến bộ và đã chiếm vị trí trung tâm trong khoa luậthọc cho đến cuối thế kỷ XIX ở Châu Âu, song quan điểm nàyvẫn chưa vững chắc và chưa thể hiện rõ tính khoa học của nó.2.2 Quá trình phát triển của xã hội học pháp luật
“So với các chuyên ngành xã hội học khác, xã hội học pháp luật
là một chuyên ngành non trẻ của xã hội học Trước đây, các nhà
xã hội học đã bàn về bản chất xã hội của pháp luật và vai trò xãhội của nó Nhưng sự bàn luận đó mang tính chất riêng lẻ, chưamang tính hệ thống Lúc giao thời giữa hai thế kỷ XIX và XX
đã bắt đầu sự phân ngành triết học pháp luật, xã hội học phápluật, luật học Nhưng chỉ đến giữa thế kỷ XX, xã hội học phápluật mới chín muồi trở thành một chuyên ngành tương đối độc
lập Bản thân thuật ngữ “xã hội học pháp luật” được đưa ra
chính thức vào năm 1962 tại Hội nghị Quốc tế xã hội học lầnthứ V”4
Ban đầu, Xã hội học pháp luật được xem xét như một môn khoahọc luật, hình thành và phát triển dựa trên lịch sử lâu dài củaviệc nghiên cứu pháp luật như một hiện tượng xã hội Xã hộihọc pháp luật ra đời và phát triển trong lòng khoa học pháp lýkhông phải là một sự ngẫu nhiên, khác lạ hay được mang lại từ
xã hội học Trong bối cảnh đó, Montesquieu5 (1689 - 1755),một nhà xã hội học pháp luật, đã đặt nền móng cho cách tiếpcận xã hội học nghiên cứu về hiện tượng pháp luật Trong tácphẩm “Tinh thần pháp luật” (De l’esprit des lois, 1748), ông đãhướng tới phát hiện và nghiên cứu các nhân tố lịch sử, địa lý,kinh tế, chính trị, xã hội và các nhân tố khác ảnh hưởng đến quá
4 Lê Tiêu La, “Bước đầu tìm hiểu về xã hội học pháp luật”, Tạp chí Xã hội học số
1 (89), 2005, tr 33
5 Charles-Louis đệ nhị (1689-1755) là Nam tước của xứ Montesquieu
Trang 6trình xây dựng, sáng tạo luật; xác định các đặc điểm về nộidung và tính chất của pháp luật thực chứng ở các dân tộc khácnhau và trong những thời kỳ phát triển lịch sử - xã hội khácnhau Học thuyết của S.L Montessquieu về “tinh thần phápluật” là khuynh hướng xã hội học pháp luật đầu tiên trong tiếpcận nghiên cứu về pháp luật, được hình thành về mặt lý luậndựa trên một khối lượng đồ sộ các tài liệu kinh nghiệm.
Đến thế kỷ XIX, dưới sự tác động, ảnh hưởng của Xã hội họcnhư một khoa học mới về xã hội, trong giới luật học đã xuấthiện sự luận chứng những khái niệm về hiểu biết pháp luậtđược định hướng bằng con đường triển khai các nghiên cứu Xãhội học Không thể không nhắc tới các công trình nghiên cứu xãhội học trong phạm vi luật học từ các khuynh hướng và cácquan điểm của những nhà xã hội học nổi tiếng, như A Comte(1798 - 1857) - các tư tưởng về chủ nghĩa đoàn kết; H Spencer(1820 - 1903) - cơ cấu, chức năng của xã hội như một cơ thể; E.Durkhiem (1858 - 1917) - giải thích pháp luật như một sự kiện
xã hội; M Weber (1864 - 1920) - học thuyết về các hình thứcchính thể, quan niệm về chủ nghĩa quan liêu; T Parsons (1902 -1979) - coi pháp luật là công cụ kiểm soát xã hội và là nhân tốliên kết các định hướng giá trị của các cá nhân… Durkhiem với
tư cách là một nhà sáng lập khác của Xã hội học và Xã hội họcpháp luật, ông luôn xem xã hội loài người như là thực thể cộngđồng đạo đức, một ý thức tập thể gắn bó các cá thể với nhau M.Weber đã có cơ sở sâu sắc về tính tự lập của Xã hội học phápluật, thông qua việc làm rõ bản chất của pháp luật như là công
cụ để thực hiện quyền lực chính trị, ông đã nhìn thấy rõ mốiliên hệ qua lại giữa kinh tế và trật tự pháp luật Tuy nhiên, ở cáctác giả này không chỉ thiếu những công trình, tác phẩm chuyênkhảo viết về Xã hội học pháp luật, mà còn thiếu cả các quanđiểm lý luận về Xã hội học pháp luật như là một lĩnh vựcchuyên ngành của Xã hội học Hơn nữa, các vấn đề pháp luậtmới chỉ dừng lại bên ngoài sự chú ý hoặc còn ở xa mối quan
Trang 7tâm khoa học của họ Chẳng hạn, A Comte – người sáng lập xãhội học – hoàn toàn phủ nhận luật tư và luật pháp nói chung.Cho đến giữa thế kỉ XIX, Rudolf von Jhering (1818 - 1892),nhà xã hội học nổi tiếng người Đức, đã cho ra đời tác phẩm
“Luật học của những nhu cầu” (Der Zweck im Recht, 1877
-1883, tác phẩm gồm 2 quyển) và đối lập với “Luật học củanhững khái niệm” Cơ sở của lý thuyết này là khái niệm phápluật được ông luận giải như “nhu cầu được bảo vệ” (nghĩa lànhu cầu được bảo vệ bởi Nhà nước và được ghi nhận trongpháp luật) Trong lý thuyết của R Jhering, quá trình hình thànhpháp luật được luận giải như là hệ quả của cuộc đấu tranh giữanhững lợi ích khác nhau trong xã hội, kết hợp với cách tiếp cậnthực chứng về pháp luật như là tập hợp các chuẩn mực có tínhbắt buộc thực hiện chung được Nhà nước ban hành, Nhà nướcquyết định những lợi ích nào cần được bảo vệ Hướng nghiêncứu Xã hội học thực chứng về pháp luật mà R Jhering đề xuấtnhận được sự thừa nhận của nhiều nhà nghiên cứu và được phổbiến tương đối rộng rãi ở các nước phương Tây
Từ đó, hình thành trong lòng khoa học Xã hội học một lĩnh vực
Xã hội học chuyên biệt như Xã hội học pháp luật gắn liền mộtcách khách quan với những khó khăn khoa học thực sự Vấn đề
là, không phải các lý thuyết thực chứng xã hội xuất hiện vào thế
kỷ XIX, cũng không phải sự phát triển tiếp theo của xã hội học
ở thế kỷ XX đã tự mang lại cho các nhà xã hội học những trithức đặc biệt nào đó về pháp luật – những tri thức có thể được
sử dụng làm xuất phát điểm cho việc thiết lập một lĩnh vựcnhận thức khoa học đặc thù như Xã hội học pháp luật Từ lĩnhvực Xã hội học đại cương không thể “chiết xuất” ra dưới dạng
có sẵn một khái niệm thực chứng về pháp luật như một là hiệntượng xã hội được nghiên cứu bởi Xã hội học; cũng không thểlấy ra từ Xã hội học một khái niệm chung mà trong đó chứađựng một định nghĩa có bản chất về pháp luật; không thể lấy ramột khái niệm xã hội học nào đó về pháp luật… Tất cả các luậnđiểm nêu trên có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Xã
Trang 8hội học pháp luật với tư cách một môn khoa học Xã hội học vàcần phải được luận giải bởi chính các nhà xã hội học (dĩ nhiên,trong sự hợp tác với các nhà luật học và có tính đến những trithức kinh nghiệm của xã hội học pháp luật).
Vào đầu thế kỷ XX, với sự hồi sinh của các khuynh hướng phânthực chứng trong luật học và với sự nỗ lực kêu gọi phục hồipháp luật tự nhiên nên đã bắt đầu hình thành xu hướng phảnthực chứng trong các nghiên cứu Xã hội học pháp luật, thể hiệntập trung trong các quan điểm của “trường phái pháp luật tựdo” Việc hợp thức hoá và khẳng định Xã hội học pháp luật làmột môn khoa học pháp luật gắn liền với những hoạt độngnghiên cứu về pháp luật của trường phái này Đại diện tiêu biểucủa trường phái pháp luật tự do là nhà luật học người Áo -Eugen Ehrlich (1862 - 1922) Trong tác phẩm “Cơ sở xã hộihọc pháp luật” xuất bản năm 1913, E Ehrlich đã xác định mụcđích và nhiệm vụ của xã hội học pháp luật là nghiên cứu “phápluật sống động của dân tộc”; nguồn gốc hình thành, phát triểncủa pháp luật không phải từ các nhà lập pháp, mà pháp luật xuấthiện từ chính những nhu cầu xã hội Trong lời đề tựa cuốn sáchcủa mình, ông đã xác định quan điểm bao quát của mình một
các rõ ràng: “Trọng tâm phát triển pháp luật trong thời đại của
chúng ta, cũng như trong mọi thời đại khác, không phải ở trong pháp luật, không phải ở trong luật học, không phải ở trong toà
án mà ở trong bản thân xã hội” Theo quan điểm của ông, đối
với Xã hội học pháp luật, bản thân chuẩn mực pháp luật không
có ý nghĩa gì Trong Xã hội học pháp luật, khái niệm then chốtcủa ông là khái niệm “pháp luật sống” (tức là pháp luật trongthực tế, trong đời sống hiện thực) Ông đã sử dụng khái niệmnày trong các công trình nghiên cứu về thực tế toà án, nhữngthoả thuận, phong tục, v.v… Ông khẳng định rằng “nghiên cứupháp luật sống chính là điều mà xã hội học pháp luật cần bắtđầu từ đó”
Vào nửa đầu thế kỷ XX, trong luật học phương Tây đã hìnhthành một xu hướng độc lập trong nghiên cứu Xã hội học pháp
Trang 9luật – xu hướng coi pháp luật như một loại thiết chế xã hội Đạidiện của xu hướng này là những nhà luật học tiêu biểu như M.Oriu, G Gurvitch (1894 - 1965) … Theo lập luận xã hội họcpháp luật của họ, pháp luật không chỉ là một thiết chế xã hộiđặc biệt mà còn là những dự định, tư tưởng nhất định được tổchức thiết lập nhằm đảm bảo cho sự hình thành và hoạt độngcủa các thiết chế xã hội khác Chẳng hạn, theo khái niệm “phápluật hoá xã hội” của Gurvitch, pháp luật là nhân tố liên kết vàthiết chế hoá các quan hệ xã hội
Vào giữa thế kỷ XX, Xã hội học pháp luật hiện đại đã tự khẳngđịnh và phát triển sâu rộng, đặc biệt là ở Mỹ, Pháp, Ý, Đức, BaLan, muộn hơn là ở Nga Sự phát triển của Xã hội học phápluật, một mặt là do nhu cầu tăng nhanh của xã hội trong việcnghiên cứu sâu pháp luật và những vai trò của nó trong mốiquan hệ với những thay đổi đang diễn ra trong lĩnh vực luậtpháp cũng như trong lĩnh vực tăng cường ảnh hưởng của Nhànước đối với đời sống kinh tế - xã hội Mặt khác, những nhucầu bên trong của sự phát triển bản thân Xã hội học pháp luậttrên cơ sở sử dụng những học thuyết và phương pháp mới Xãhội học pháp luật ở thế kỷ XX đã xuất hiện hai khuynh hướng
cơ bản – khuynh hướng Mỹ và khuynh hướng châu Âu, mặc dù,tất nhiên sự phát triển của xã hội học pháp luật ở từng nước nêutrên khác biệt bởi những đặc điểm cơ bản bên trong sự phânchia chung đó
Trường phái xã hội học pháp luật thực dụng Mỹ, đứng đầu làRosco Paynd (1870 - 1964), có 3 thời điểm đặc trưng cơ bản:thứ nhất, khuynh hướng xã hội học được thể hiện tới sự nghiêncứu pháp luật; thứ hai, việc hiểu biết pháp luật trước tiên như làkết quả của hoạt động toà án mà được xem xét như một nghệthuật; thứ 3 là chỗ dựa cho sự phát triển những nghiên cứu xãhội học kinh nghiệm từ những năm 20 Trong khía cạnh lý luậnkhoa học, trường phái này xuất phát từ vấn đề: sự phát triển luậtpháp mà cần phải nghiên cứu trong mối liên hệ với những hiệntượng xã hội khác; bản thân những quy luật và quyết định của
Trang 10toà án đã gợi lên những thay đổi xã hội căn bản; tính thực tiễn
xã hội, tính hiệu quả của những chuẩn mực luật pháp nằm trong
sự phụ thuộc trực tiếp vào mức độ ủng hộ chúng của dư luận xãhội, v.v… Trong phạm vi của trường phái này, pháp luật bắtđầu được xem xét qua lăng kính của phạm trù Xã hội họcchung Công trình cổ điển “kiểm soát xã hội” đã được EdwardAlsworth Ross (1866 - 1951), nhà xã hội học, tâm lý học xã hộingười Mỹ, đưa ra vào năm 1901 R Paund và những người theoông đã xem xét pháp luật như là một bộ phận và công cụ củakiểm soát xã hội Ông chỉ ra rằng, pháp luật, đặc biệt là ở trongnhững xã hội hiện đại, là công cụ cơ bản của kiểm soát xã hội,
và điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội Từ đâytrung tâm chú ý trong nghiên cứu Xã hội học pháp luật chuyển
từ cái “nó nhìn trong những quyển sách và chuẩn mực”, sangnghiên cứu “pháp luật trong thực tiễn”, “pháp luật trong cuộcsống” …
Bên cạnh những đặc điểm cơ bản, trường phái xã hội học phápluật châu Âu còn được phân biệt theo quy mô những công trìnhnghiên cứu mà các nhà xã hội học và luật học của Pháp và Ýđóng vai trò chủ yếu trong những thập kỷ gần đây Điều nàyphần nhiều là do ở Pháp có trường xã hội học pháp luật quốc tế,còn ở Ý có trung tâm xã hội học pháp luật với sự ra đời của Tạpchí “Xã hội học pháp luật” cách đây hơn 2 thập kỷ Trường phái
xã hội học pháp luật châu Âu luôn nhấn mạnh tới sự nghiên cứunhững cơ sở lý luận của nó, trái ngược với trường phái Mỹ, nơi
mà hơn nửa thế kỷ nay, coi thực nghiệm có vai trò thống trị
Ở Nga, những nghiên cứu Xã hội học pháp luật được triển khai
từ những năm 60 Đặc biệt nhấn mạnh đến việc nghiên cứunhững vấn đề phương pháp luận của nó, sự tác động qua lại của
xã hội, Nhà nước và pháp luật, ý nghĩa của pháp luật đối với sựphát triển xã hội Chiếm vị trí quan trọng trong những nghiêncứu này, trong đó có nghiên cứu thực nghiệm là những vấn đềnguyên nhân phạm tội, và những hành vi sai lệch khác, mốiquan hệ của dư luận xã hội đối với pháp luật, đối với các dự
Trang 11thảo luật, những vấn đề mang tính pháp luật của sự thuyênchuyển cán bộ, các mối quan hệ hôn nhân gia đình v.v…
3 Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học pháp luật
Cũng như Xã hội học nói chung và các chuyên ngành của Xãhội học nói riêng, Xã hội học pháp luật là một chuyên ngànhkhoa học rất mới mẻ Câu hỏi Xã hội học pháp luật thuộc khoahọc xã hội hay khoa học luật học vẫn là vấn đề đang được tranhluận Vì vậy, việc xác định một cách rõ ràng đối tượng nghiêncứu của xã hội học pháp luật không hề đơn giản bởi mỗi trườngphái Xã hội học pháp luật, dù coi nó là khoa học xã hội haykhoa học luật học thì nó cũng đều có quan điểm và cách tiếpcận riêng của mình
Trong Xã hội học pháp luật phương Tây truyền thống, một
trong những vấn đề quan trọng là tính quy định xã hội của pháp
luật, vì nó thể hiện thái độ trái ngược đối với tính chất xơ cứng,
giáo điều của lý thuyết chuẩn mực Đồng thời, các quan niệm
về tính quy định xã hội của pháp luật cũng đối lập với cách tiếp
cận chủ quan, coi pháp luật là công cụ giải quyết bất cứ vấn đề
xã hội nào Các đại biểu của Xã hội học pháp luật thực dụngchuyển sự chú ý từ việc xem xét bản chất của một hiện tượng
xã hội trong sự hợp tác với các khoa học xã hội khác; tiến hànhphân tích các định chế pháp luật, nghiên cứu mối quan hệ qualại giữa các biến đổi xã hội và các biến đổi của pháp luật Tràolưu hiện thực trong luật học Mỹ thì cho rằng, đối tượng nghiêncứu của Xã hội học pháp luật là nghiên cứu pháp luật trong mốiliên hệ qua lại giữa chúng theo cách tiếp cận chức năng Trào
lưu hiện thực tách biệt “cái hiện có” khỏi “cái phải có” Theo
đó, “cái phải có” cũng chỉ bó hẹp trong việc nghiên cứu thứ
pháp luật không được thực hiện trong xã hội, chứ không phảihoạt động của các tổ chức, cơ quan thi hành pháp luật Đối vớitrào lưu pháp luật tự do ở Châu Âu, Xã hội học pháp luật phảibắt đầu từ việc nghiên cứu pháp luật linh hoạt, nghĩa là khôngnghiên cứu chính bản thân chuẩn mực pháp luật, mà phảinghiên cứu cái thực tiễn cụ thể như các quan hệ quyền lực
Trang 12chính trị và pháp luật, hợp đồng, sự uỷ nhiệm, thừa kế… để tìm
ra cái thực sự là những quy tắc ứng xử chung điều khiển conngười Quá trình phát triển của Xã hội học pháp luật ở LiênBang Nga đã dẫn tới sự hình thành ba hướng nghiên cứu cơ bảntrong lĩnh vực này, bao gồm: (i) Tính quy định xã hội của phápluật; (ii) Cơ chế xã hội của hành vi pháp luật; (iii) Tính hiệu quảcủa pháp luật và xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật Vàonhững năm 1980, các nghiên cứu Xã hội học pháp luật ở Ba
Lan tập trung vào một số hướng chính: thứ nhất, nghiên cứu vị
trí của pháp luật trong cơ cấu xã hội và các chức năng cơ bản
của nó; thứ hai, phân tích sự tác động của pháp luật đối với các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cũng như mối liên hệ
giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức; thứ ba, xác định
các nhân tố quy định việc sử dụng có hiệu quả pháp luật như là
công cụ biến đổi xã hội (các vấn đề chính trị của pháp luật); thứ
tư, nghiên cứu ý thức pháp luật và quan hệ pháp luật.
Gắn với thực tiễn đời sống pháp luật ở Việt Nam hiện nay, theoquan điểm của chúng tôi, việc xác định đối tượng nghiên cứucủa Xã hội học pháp luật cần xuất phát từ khách thể của khoahọc này, chính là pháp luật với tư cách là pháp luật thực định,nghĩa là pháp luật gắn liền với ý chí của Nhà nước Bởi lẽ, chỉ
có pháp luật do Nhà nước xây dựng, ban hành mới là pháp luậtđích thực, có vị trí, chỗ đứng thực sự trong việc điều chỉnh cácquan hệ xã hội Theo đó, pháp luật là công cụ sắc bén để thựchiện quyền lực Nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích chogiai cấp thống trị, cầm quyền Vì vậy mà Nhà nước xây dựng,ban hành pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiệntrong đời sống xã hội
Dưới góc độ Xã hội học pháp luật, pháp luật được tiếp cậnnghiên cứu trước hết với tư cách là một hiện tượng xã hội Hiệntượng xã hội là hiện tượng tuân theo những quy luật và tính quyluật của quá trình phát sinh, tồn tại cùng với sự xuất hiện, pháttriển của hiện tượng Nhà nước và sự phát triển của xã hội nóichung Nảy sinh từ những tiền đề có tính chất xã hội, pháp luật
Trang 13chịu sự quyết định bởi các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội vànằm trong mối liên hệ tác động qua lại với các loại chuẩn mực
xã hội khác Mặt khác, cơ chế hoạt động của pháp luật lại có tácđộng mạnh mẽ tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì mục đíchcủa pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội Để thực hiệnđược các chức năng xã hội, phát huy được vai trò của mình,pháp luật phải được đặt trong những điều kiện tác động nhấtđịnh và phải có những nhân tố đảm bảo cho sự tác động đó Tuỳthuộc vào mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, Xã hội họcpháp luật còn có thể đi sâu nghiên cứu các vấn đề, khía cạnh xãhội của các lĩnh vực chuyên ngành luật như: Luật Hình sự, LuậtDân sự, Luật Hành chính, Luật Lao động…
Với cách tiếp cận và đặt vấn đề như trên, có thể xác định phạm
vi đối tượng nghiên cứu của Xã hội học pháp luật bao gồm cácvấn đề sau đây:
- Nghiên cứu những quy luật và tính quy luật củaquá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trongđời sống xã hội nói chung, trong mối liên hệ của nó vớicác chuẩn mực xã hội khác nhau, như chuẩn mực chínhtrị, chuẩn mực tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mựcphong tục, tập quán, chuẩn mực thẩm mỹ…
- Nghiên cứu tính quy định xã hội của pháp luậtthông qua việc phân tích nguồn gốc, bản chất xã hội, vaitrò và các chức năng xã hội của pháp luật
- Nghiên cứu bản chất, phân loại, hậu quả, các cơchế của hành vi sai lệch chuẩn mực; các biện phápphòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật
- Nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt độngxây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và áp dụng phápluật; các nhân tố xã hội tác động đến công tác xây dựng,thực hiện và áp dụng pháp luật cũng như các biện phápnâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này
- Nghiên cứu hệ thống pháp luật, mục đích xã hộicủa các quy phạm pháp luật, cơ chế tác động và điều
Trang 14chỉnh của pháp luật trong việc đảm bảo sự kiểm soát xãhội và tổ chức đời sống xã hội.
- Nghiên cứu hiệu quả xã hội của hoạt động phổbiến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp xã hội nóichung, từng nhóm đối tượng xã hội cụ thể nói riêng; xâydựng hệ tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá mục đích, mụctiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hìnhthức giáo dục pháp luật cũng như các biện pháp nâng caochất lượng của hoạt động giáo dục pháp luật
- Nghiên cứu ý thức pháp luật, hành vi pháp luật vàlối sống theo pháp luật của các bộ phận dân cư, cácnhóm xã hội cũng như các cá nhân trong xã hội
- Phân tích và thực hiện các hoạt động thống kê, dựbáo các xu hướng biến đổi, phát triển của pháp luật trongtừng giai đoạn phát triển của xã hội
Ngoài những nội dung cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứunói trên, ở những mức độ khác nhau, Xã hội học pháp luật cònchú ý nghiên cứu một số vấn đề như:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triểncủa Xã hội học pháp luật, tìm hiểu và ghi nhận nhữngđóng góp của các nhà xã hội học pháp luật tiền bối đốivới sự phát triển của Xã hội học pháp luật ngày nay
- Nghiên cứu nhằm tìm ra những phươngpháp nghiên cứu, khảo sát, điều tra xã hội học về cácvấn đề xã hội của pháp luật mang tính khoa học sâusắc và có giá trị thực tiễn cao
- Như vậy, có thể thấy, đối tượng nghiêncứu của Xã hội học pháp luật rất đa dạng, phong phú;
do đó, ta cần phải triển khai nghiên cứu cả về lý luận
và thực tiễn, theo từng mặt, từng khía cạnh cụ thể củađời sống pháp luật
“Xã hội học pháp luật nghiên cứu không phải tất cả những vấn
đề trong pháp luật và không phải pháp luật theo bản thân nó, mà
là mặt xã hội trong pháp luật, tương tác của mặt xã hội và mặt
Trang 15pháp luật Có nghĩa là nó nghiên cứu tính chế ước xã hội củapháp luật, những điều kiện xã hội, những cơ sở hành động của
nó và vai trò xã hội của pháp luật Nói cách khác, nhiệm vụ của
xã hội học pháp luật là nghiên cứu pháp luật như là một nhân tốquan trọng của hệ thống xã hội, sự tương tác của nó với những
cơ cấu xã hội khác Xã hội học pháp luật, một mặt, làm rõ trong
xã hội xuất hiện và chín muồi những nhu cầu xã hội về việcđiều tiết luật pháp những mối quan hệ xã hội này hay nhữngmối quan hệ xã hội khác cũng như trong quá trình điều tiết đónhững quyền lợi cá nhân, nhóm xã hội được thể hiện như thếnào, những thay đổi xã hội này hay thay đổi khác diễn ra trong
xã hội dưới tác động của luật pháp bằng cách nào và hiệu quả ởmức độ nào
Trong giáo trình xã hội học pháp luật hiện đại của Kuđriaseva
và Kazimirchuca hoàn toàn đúng khi nhận thấy rằng, nhiệm vụcủa xã hội học pháp luật bao gồm việc nghiên cứu mối liên hệgiữa pháp luật như là hiện tượng xã hội đặc thù và xã hội,nghiên cứu chức năng xã hội của pháp luật và những quá trìnhtổng thể của việc chuyển những chuẩn mực pháp luật sang hành
vi xã hội ở tất cả các mức độ - xã hội, những tầng lớp quan hệ
xã hội khác nhau, những tập thể, những nhóm, những cá nhân.Trong mối liên hệ này, các tác giả đã xuất phát từ quan điểm
cho rằng, xã hội học pháp luật nghiên cứu những “mối quan hệ
xã hội trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của hệ thống pháp luật, những thiết chế và chuẩn mực của nó”, “những nhân tố
xã hội tương tác với những hiện tượng pháp luật, và cả cơ chế
và tính quy luật của sự tương tác đó” Tuy nhiên, rất tiếc trong
quan niệm này cũng như trong các tác phẩm khác, xã hội họcpháp luật được xem như là môn luật học, tức là một lĩnh vựccủa luật học chứ không phải của xã hội học
Xã hội học pháp luật là lĩnh vực chuyên ngành của xã hộihọc và luật học Điều này có nghĩa là vị trí xã hội học pháp luậtkhông thể có khi những chuẩn mực về quyền, những quan hệquyền được nghiên cứu nằm ngoài mối liên hệ với tri thức xã
Trang 16hội, những hiện tượng xã hội và quá trình xã hội không đượcđiều khiển bằng pháp luật Nhưng điều đó không có nghĩa làtính xác định tính chất, bản chất và vị trí của xã hội học phápluật sẽ không thể được xác định rõ ràng hay xã hội học phápluật có thể được xem xét như một chuyên ngành của khoa họcluật Rõ ràng, từ tên gọi của lĩnh vực tri thức khoa học này, ởđây nói về chính xã hội học chứ không phải là luật học Xã hộihọc pháp luật – lĩnh vực chuyên ngành của khoa học xã hội họcbên cạnh với hàng chục những xã hội học chuyên ngành khác,
đã có mối liên hệ qua lại với xã hội học như là cái riêng và cáichung Xã hội học pháp luật không đơn nhất mà có cơ cấu bêntrong phức tập hoàn chỉnh gắn trước hết với hệ thống bản thânpháp luật Như vậy, là nói về xã hội học của luật Hiến pháp,luật hình sự, công dân, gia đình, hành chính và các luật khác.Không phải tất cả các lĩnh vực của xã hội học pháp luật đềunhận được sự nghiên cứu như nhau ở tất cả các nước Thườngnghiên cứu rộng rãi hơn là những vấn đề của xã hội học luậthình sự, gia đình và một số lĩnh vực khác của pháp luật”6
4 Chức năng của Xã hội học pháp luật
Là một chuyên ngành của xã hội học, Xã hội học pháp luật sẽ
có những chức năng cơ bản của Xã hội học, bao gồm: chứcnăng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng dự báo
4.1 Chức năng nhận thứcNghiên cứu Xã hội học pháp luật là hoạt động nhận thức mộtcách khoa học về mối quan hệ giữa pháp luật và các hiện tượng
xã hội Hoạt động nhận thức đó góp phần mang lại tri thức, hiểubiết khoa học nhất định cho con người về hiện tượng xã hội Vìvậy, chức năng nhận thức là một chức năng cơ bản, không thểthiếu của Xã hội học pháp luật Cụ thể:
Các hoạt động nghiên cứu, điều tra Xã hội học pháp luật cungcấp những thông tin thực nghiệm cụ thể về các mặt, các khía
6 Lê Tiêu La, “Bước đầu tìm hiểu về xã hôi học pháp luật”, Tạp chí Xã hội học số
1 (89), 2005, tr.32-33
Trang 17cạnh, các vấn đề xã hội của hiện tượng pháp luật Từ đó, tạo cơ
sở để nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về:
- Nguồn gốc, bản chất của xã hội, các chứcnăng xã hội của pháp luật;
- Thực trạng của hệ thống pháp luật, trình độtri thức, hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của cácnhóm xã hội, các cộng đồng xã hội;
- Thực trạng và diễn biến của tình hình viphạm pháp luật trong môi trường xã hội nói chung vàtrong từng khu vực địa lý, trong các giai cấp, tầng lớp
xã hội, các nhóm xã hội ở những thời điểm nhất định;
- Các khuynh hướng và quy luật vận động,phát triển của pháp luật
Nghiên cứu Xã hội học pháp luật giúp chúng ta nắm bắt đượcmối quan hệ giữa pháp luật và các loại chuẩn mực xã hội nhưmối quan hệ giữa pháp luật và chuẩn mực chính trị, mối quan
hệ giữa pháp luật và chuẩn mực đạo đức…; nhận thức rõ bảnchất xã hội của những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật ởcác mức độ khác nhau, chúng là tác nhân thúc đẩy sự phát triểncủa tội phạm nói chung, các loại hành vi phạm tội cụ thể nóiriêng Điều đó cho phép chúng ta nhận thức, lý giải và làm sáng
tỏ những nguyên nhân dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật;mối liên hệ giữa pháp luật và các hiện tượng xã hội khác
Về mặt nhận thức, Xã hội học pháp luật không chỉ nghiên cứuquá trình soạn thảo, tán thành, phê chuẩn và ban hành các vănbản quy phạm pháp luật, quá trình áp dụng pháp luật trong thực
tế đời sống xã hội; mà quan trọng hơn, Xã hội học pháp luậtcòn phân tích, đánh giá quá trình các thành viên của xã hội lĩnhhội, nhận thức các chuẩn mực pháp luật hiện có như thế nào, họ
tự giác tiếp nhận hay không tiếp nhận chúng, mong muốn tuântheo hay chống lại các quy phạm pháp luật, tuân thủ chúng hay
né tránh chúng khi giải quyết các vấn đề của đời sống pháp luật
Xã hội học pháp luật hướng tới nghiên cứu, nhận thức sâu sắchơn các chức năng xã hội của pháp luật, những hậu quả gắn với
Trang 18việc tiếp nhận và thực hiện các hành vi pháp luật trong đời sống
xã hội
Xã hội học pháp luật còn cùng với các khoa học xã hội khácgóp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức triển khaithực thi pháp luật có hiệu quả trong đời sống xã hội, làm chopháp luật thực sự trở thành công cụ quản lý xã hội của Nhànước
4.2 Chức năng thực tiễn
Chức năng thực tiễn của Xã hội học pháp luật có mối liên hệchặt chẽ, mật thiết với chức năng nhận thức Hay nói cách khác,cần căn cứ vào sự nhận thức khoa học về hiện tượng pháp luật
để đề ra chương trình hoạt động pháp luật thực tiễn Chức năngthực tiễn của xã hội học pháp luật được thể hiện ở những đặcđiểm sau:
Thứ nhất, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu xã hội học về hiệntượng pháp luật, về cơ chế tác động của pháp luật tới hành vicủa cá nhân, nhóm xã hội, về nguyên nhân của hành vi sai lệchchuẩn mực pháp luật, Xã hội học pháp luật đề xuất và xây dựngcác biện pháp xã hội mang tính khả thi, hiệu quả nhằm tăngcường hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật,nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp xã hội,đấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch, phạm pháp và tộiphạm; đề ra các giải pháp ngăn ngừa hậu quả nguy hiểm cho xãhội của các hành vi phạm pháp, phạm tội; góp phần bảo vệ trật
tự, kỷ cương, an toàn xã hội
Thứ hai, Xã hội học pháp luật chú trọng củng cố và xây dựngnhững luận cứ khoa học chặt chẽ, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn
để xây dựng các chính sách pháp luật đúng đắn, kịp thời và phùhợp với các đặc điểm, tình hình phát triển của xã hội ở từng giaiđoạn cụ thể, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật.Đồng thời, chức năng thực tiễn của Xã hội học pháp luật cầnphải được định hướng nhiều hơn và sâu hơn nữa vào quá trìnhsoạn thảo các quyết định pháp luật, nghĩa là hướng tới việc luậnchứng xã hội học cho các dự thảo, dự án luật sao cho chúng
Trang 19ngày càng bám sát thực tiễn xã hội và phản ánh đầy đủ nguyệnvọng của đông đảo các tầng lớp xã hội Chính thực tiễn cuộcsống đã chỉ ra một cách đầy đủ rằng, nhân tố chính làm suygiảm hiệu quả của các bộ luật, đạo luật đã được ban hành khôngchỉ là sự thiếu vắng các cơ chế thực hiện chúng, mà còn là sựkhông tương thích giữa chúng và các đòi hỏi khách quan trongviệc phối hợp các lợi ích xã hội khác nhau Hệ quả tất yếu củatình trạng trên là những lợi ích không được tính đến đã trởthành yếu tố phong toả, ngăn cản việc thực hiện pháp luật.Trong khi nghiên cứu những vấn đề xã hội – pháp luật cấp thiếtnày, Xã hội học pháp luật có thể và cần phải mang lại nhữngđóng góp thiết thực, hiệu quả cho việc giải quyết những nhiệm
vụ quan trọng nhất mà thực tiễn cuộc sống và khoa học pháp lýđang đặt ra trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay, góp phầnquan trọng vào sự thành công của tiến trình xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thứ ba, hoạt động khảo sát, điều tra xã hội học về những mặt,khía cạnh, vấn đề xã hội – pháp lý mà đời sống đang đặt ra sẽgóp phần bổ sung, cung cấp các thông tin, số liệu, luận cứ thựctiễn cần thiết cho khoa học pháp lý nói chung, các khoa họcpháp lý chuyên ngành cũng như các ngành khoa học khácnghiên cứu về pháp luật
4.3 Chức năng dự báo
Đây là một chức năng đặc thù, rất quan trọng của Xã hội họcnói chung và của Xã hội học pháp luật nói riêng Từ các cuộckhảo sát, điều tra xã hội thực nghiệm về các vấn đề pháp luật,các nhà xã hội học thu thập được những thông tin, tài liệu, sốliệu thực nghiệm; qua phân tích và xử lý thông tin, đánh giáthực trạng, nguyên nhân của một vấn đề pháp luật, đưa ranhững dự báo về xu hướng vận động, biến đổi, phát triển củatừng mặt, từng lĩnh vực trong đời sống pháp luật – xã hội Điều
đó góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết đúng đắn cácvấn đề mà thực tiễn hoạt động pháp luật đang đặt ra
Trang 20Khi nghiên cứu bất kỳ một khía cạnh, vấn đề xã hội nào củahiện tượng pháp luật, Xã hội học pháp luật cũng đều tập trungvào ba khía cạnh cơ bản:
1) Tìm hiểu, phân tích, đánh giámức độ biểu hiện (cơ cấu, thực trạng) củavấn đề, sự kiện pháp luật;
2) Xác định, làm rõ ở cấp độđầy đủ, chính xác nhất nguồn gốc, nguyênnhân làm phát sinh vấn đề, sự kiện phápluật cũng như các nhân tố xã hội ảnhhưởng tới nó;
3) Dự báo được xu hướng vậnđộng, biến đổi và phát triển của vấn đề, sựkiện pháp luật đó
Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá cơ cấu, thựctrạng, nguyên nhân của các mặt, các lĩnh vực thuộc đời sốngpháp luật, các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động, biến đổi củapháp luật, diễn biến của tình hình vi phạm pháp luật xảy ratrong quá khứ và hiện tại, các nhà xã hội học pháp luật đưa racác dự báo về động thái, diễn biến của đời sống pháp luật nóichung, của từng lĩnh vực pháp luật cụ thể nói riêng, bao gồm dựbáo ngắn hạn, dự báo trung hạn và dự báo dài hạn Đồng thời,các nhà xã hội học pháp luật nêu lên những kiến nghị, đề xuất
và luận chứng tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp nhằmphát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế,tiêu cực của vấn đề, sự kiện pháp luật đó
Các dự báo ngắn hạn thường phục vụ trực tiếp cho việc giảiquyết các vấn đề pháp luật cấp bách trước mắt, như phục vụhoạt động sửa đổi, bổ sung pháp luật nhằm khắc phục nhữngkhiếm khuyết, khe hở của các bộ luật, đạo luật đã ban hành; đẩymạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng caotrình độ hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp xã hội; giải quyếtcác vấn đề kinh tế - xã hội đang trực tiếp hoặc gián tiếp là
Trang 21nguyên nhân phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật và hành viphạm tội…
Các dự báo trung hạn và dài hạn thường hướng tới phục vụcông tác hoạch định, xây dựng chính sách pháp luật, địnhhướng xây dựng và ban hành các bộ luật, đạo luật để điều chỉnhcác quan hệ xã hội mới phát sinh; dự báo về động thái, diễnbiến, khuynh hướng biến đổi và phát triển của pháp luật nóichung, các lĩnh vực pháp luật cụ thể nói riêng nhằm mục đíchngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật
Ngoài việc phải dựa trên các nguyên tắc, quy định của pháp luậtcòn chịu sự tác động của nhiều yếu tố xã hội khác nhau, nhưtruyền thống đạo lý, thuần phong mỹ tục, dư luận xã hội, thôngtin đại chúng, trình độ dân trí, các nhân tố tâm lý – xã hội… Vìvậy, cần có các biện pháp phát huy những tác động tích cực vàhạn chế các tác động tiêu cực của các yếu tố đó nhằm nâng caotính khả thi và hiệu quả của các hoạt động này
5 Mối quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và các khoa học khác
5.1 Mối quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và các khoa học
Trang 22sát, phỏng vấn để nắm bắt, thu nhận những thông tin, tư liệuthực tiễn, những quan điểm, quan niệm về các vấn đề khác nhaucủa Nhà nước và pháp luật, từ đó, hình thành hoặc kiểm nghiệmlại những quan điểm, quan niệm, kết luận của Lý luận Nhànước và pháp luật.
Nếu như Lý luận Nhà nước và pháp luật, với tư cách một khoahọc pháp lý, quan tâm chủ yếu tới khía cạnh pháp lý của Nhànước và pháp luật, thì Xã hội học pháp luật lại chú trọng nghiêncứu các khía cạnh xã hội của hiện tượng pháp luật, như tính quyđịnh xã hội đối với hiện tượng pháp luật, tính chuẩn mực củacác quy phạm pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật với cácchuẩn mực xã hội khác, các khía cạnh xã hội của hoạt động xâydựng, thực hiện và áp dụng khoa học pháp luật… Dựa trên cáckhảo sát, điều tra xã hội học về các vấn đề, các khía cạnh xã hộicủa hiện tượng pháp luật, Xã hội học pháp luật nghiên cứunhững khe hở, thiếu sót của hệ thống pháp luật hiện hành, củahoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động thực hiện pháp luật vàhoạt động áp dụng pháp luật, khái quát thực tiễn, đề xuất nhữngchuẩn mực pháp luật mới, góp phần hoàn thiện hệ thống phápluật
Lý luận Nhà nước và pháp luật cung cấp cho Xã hội học phápluật những khái niệm pháp lý cơ bản, như Nhà nước, pháp luật,
hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, hành vipháp luật… Đó là những khái niệm công cụ để khảo sát, nghiêncứu, điều tra xã hội học về các sự kiện, hiện tượng pháp luậtdiễn ra trong đời sống xã hội Ngược lại, Xã hội học pháp luật,trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát những khía cạnh thựctiễn của đời sống pháp luật, góp phần luận chứng, kiểm nghiệmcác luận điểm, quan niệm của Lý luận Nhà nước và pháp luậttrên cơ sở khoa học và thực tiễn
5.1.2 Mối quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và các khoa học pháp lý chuyên ngành
Các khoa học pháp lý chuyên ngành là những ngành luật
cụ thể đi sâu vào nghiên cứu những quy phạm pháp luật, điều
Trang 23chỉnh các quan hệ xã hội nhất định, như Luật Hiến pháp, LuậtHành chính, Luật Hình sự…
Luật Hiến pháp là tổng thể các quy phạm pháp luật điềuchỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, vềchế độ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, chế độ bầu cử quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về quốc tịch… Luật Hiếnpháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, vì nó làngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhấtquốc gia, tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên cơ
sở những nguyên tắc của Luật Hiến pháp
Luật Hành chính gồm tổng thể những quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổchức và thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành của Nhànước trên các lĩnh vực hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội Nó quy định những nguyên tắc hình thức và phươngpháp quản lý Nhà nước, xác định các quy chế pháp lý của cáccông chức Nhà nước, thủ tục hành chính và trách nhiệm củahành chính
Luật Hình sự là tổng thể quy phạm pháp luật quy định hành vinào là tội phạm, mục đích của hình phạt và những điều kiện ápdụng hình phạt, hình thức và mức độ hình phạt đối với người cóhành vi phạm tội Khoa học Luật Hình sự là một khoa họcpháp lý cụ thể (một chuyên ngành), nghiên cứu các vấn đề vềbản chất, nguyên nhân của tội phạm, các yếu tố cấu thành tộiphạm cũng như mục đích của hình phạt, v.v… Vì vậy trong quátrình nghiên cứu luôn luôn dựa trên quan điểm, lợi ích của cácgiai cấp Nhà nước Điều đó cũng có nghĩa là những kết luận vềtội phạm, các khung hình phạt… đều dựa trên những cơ sở, căn
cứ khoa học là điều kiện, hoàn cảnh, môi trường xã hội củahành vi phạm tội của các cá nhân, tổ chức Đây cũng chính làmột trong những vấn đề nghiên cứu của Xã hội học pháp luật.Luật Tố tụng Hình sự là một ngành trong hệ thống pháp luật,tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra truy tố, xét xử và
Trang 24thi hành án hình sự Do đó để đảm bảo cho việc phát hiện, xácđịnh tội phạm và người phạm tội, xử lý nghiêm minh, không đểlọt tội phạm, không làm oan người vô tội đồng thời bảo vệ cácquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Luật Tố tụng Hình sựquy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thihành án hình sự Xã hội học pháp luật không nghiên cứu cụ thểtrình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành ánhình sự mà nghiên cứu, cung cấp cơ sở, căn cứ khoa học chocác Nhà nước trong quá trình xây dựng Luật Tố tụng Hình sựphù hợp với từng giai đoạn lịch sử Hay nói cách khác, làmsáng tỏ nguồn gốc xã hội của Luật Tố tụng Hình sự của các Nhànước là điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Với tính chất như vậy, các khoa học pháp lý chuyên ngành đivào từng lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định, chỉ ra đặc điểm,tính chất của chúng và xác định các phương pháp điều chỉnhpháp luật sao cho đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của của cácquy phạm pháp luật Xã hội học pháp luật, tuỳ theo mục đích,nhiệm vụ cụ thể, chủ yếu nghiên cứu tính chuẩn mực của cácquy phạm pháp luật trong từng ngành luật cụ thể, những nhân tố
xã hội ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các quy phạm phápluật cụ thể, dự báo những thay đổi trong các quan hệ xã hội để
đề xuất các giải pháp sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật saocho phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội
5.2 Mối quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và một sốchuyên ngành Xã hội học khác
Mối quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và Xã hội học chính trị
và Xã hội học quản lý xã hội
Xã hội học chính trị nghiên cứu quy luật quan hệ và quyền lựcgiữa các giai cấp xã hội, các tập đoàn chính trị, và sự tương tácgiữa chúng Quyền lực chính trị cao nhất nằm trong tay giai cấpthống trị là “quyền lực pháp luật” Có thể nói pháp luật là thứquyền lực đặc thù, độc nhất, đồng thời dựa vào đó giai cấp cầmquyền thể hiện quyền của mình và bảo vệ, củng cố quyền đó
Trang 25Ngoài ra, quyền lực còn được thể chế hóa trong bộ máy Nhànước mà pháp luật lại là công cụ duy trì bộ máy Nhà nước ấy.Nhà nước ban hành một hệ thống chính sách nhằm quản lý xãhội Chủ thể quản lý xã hội là giai cấp thống trị Trong vònghoạt động của các chính sách khách thể quản lý phải tuân theonhững chuẩn mực, những giá trị được định sẵn Nếu không tuântheo có nghĩa là vi phạm pháp luật Vì vậy, tuy là những chuyênngành xã hội học khác nhau, nhưng Xã hội học pháp luật khôngthể tách rời Xã hội học chính trị và Xã hội học quản lý xã hội.Một lĩnh vực khác có liên quan trực tiếp tới Xã hội họcpháp luật là Xã hội học tội phạm và tệ nạn xã hội Đây là nhữngngành nghiên cứu về tội phạm và tệ nạn xã hội trong những bộphận dân cư, lý giải những nguyên nhân, các hình thức biểuhiện, mức độ, tuổi, giới tính từ đó để xuất các phương hướnggiải quyết cho các nhà quản lý Nghiên cứu về tội phạm và tệnạn xã hội là để làm rõ hơn các căn cứ cho các luận điểm sẽphát triển trong xã hội học pháp luật.
Mối quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và Xã hội học gia đình,
Xã hội học cá nhân và Xã hội học giáo dục
Những nghiên cứu của các chuyên ngành Xã hội học gia đình,
Xã hội học cá nhân và Xã hội học giáo dục như: sự biến đổi củagia đình diễn ra như thế nào, phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi,nghề nghiệp, tâm sinh lý… ở mức độ nào và giáo dục có tráchnhiệm gì trước thực trạng đó, giáo dục đã có những biện pháp
cụ thể nào để nâng cao ý thức pháp luật cho công dân, sự thayđổi của các xu hướng giáo dục có những tác động gì đến tầnglớp dân cư, tiêu cực và tích cực (mục tiêu, nội dung, phươngpháp, các chính sách giáo dục…) Trả lời những câu hỏi đó, tức
là phải đi tìm mối liên hệ tất yếu giữa xã hội học pháp luật vớicác chuyên ngành xã hội học gia đình, xã hội học cá nhân và xãhội học giáo dục và những mối liên hệ này sẽ giúp các nhànghiên cứu hiểu sâu hơn những vấn đề của xã hội học pháp luật
6 Phương pháp nghiên cứu của Xã hội học pháp luật
Trang 26Phương pháp nghiên cứu Xã hội học pháp luật về nguyên tắc làcác phương pháp được sử dụng trong Lý luận chung Nhà nước
và pháp luật
Phương pháp phổ biến tìm hiểu về bất kỳ một hiện tượng xã hộinào đều phải mang tính biện chứng, thường xuyên phải phântích, tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống nhất và đối kháng,liên kết logic và lịch sử, đi từ trừu tượng tới cụ thể Phươngpháp cho phép phân tích sự kiện một cách tổng thể, và cấu trúcchức năng Xã hội học pháp luật không thể không dùng tới cácphương pháp thống kê, điều tra xã hội thực nghiệm, quan sát,phỏng vấn, thực nghiệm Nhìn chung Xã hội học pháp luật cungcấp, trang bị cho người học những tri thức lý luận và các kỹnăng thực hành điều tra xã hội học đối với một vấn đề khoa họcpháp lý hoặc một đề tài pháp luật cụ thể Điều đó giúp họ có thể
tự mình trực tiếp thực hiện hoặc tham gia vào các cuộc điều tra
xã hội học pháp luật nhằm khảo sát, làm sáng tỏ một vấn đề
pháp luật nào đó mà thực tiễn đang đòi hỏi Trên cơ sở xử dụng
các phương pháp nghiên cứu này giúp cho mỗi người có thể
vận dụng chúng trong chừng mực khác nhau để thu thập thôngtin thực nghiệm, chuẩn bị các tài liệu cần thiết, phân tích vàđánh giá tính chân thực, độ tin cậy của chúng nhằm phục vụcho việc xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết và triển khaiviết khóa luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiếnsĩ…
6.1 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong nghiên cứu Xãhội học pháp luật nhằm để thu thập các thông tin liên quan đếnhành vi của cá nhân, nhóm cũng như tác động của những môitrường xã hội hóa
Quan sát không chỉ là một phương pháp mà còn là một kỹnăng cần thiết cho nhãn quan của các nhà xã hội học Trongnghiên cứu, phương pháp này thường được sử dụng kết hợp vớicác phương pháp khác và thích hợp với những nghiên cứu mô
tả
Trang 276.2 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là dựa vào các số liệu, tàiliệu pháp luật, các kết quả nghiên cứu có sẵn, các nhà nghiêncứu tiến hành xem xét, nghiên cứu và phân tích chúng nhằm rút
ra những thông tin, kết luận mới phục vụ cho đề tài pháp luậtcần nghiên cứu
Phương pháp này đòi hỏi sự làm việc tỉ mỉ, có hệ thốngcủa nhà nghiên cứu để sắp xếp, phân loại, xử lý các nguồn tàiliệu theo những tiêu chí khác nhau để phục vụ cho nghiên cứu Khi tiến hành các cuộc nghiên cứu, công việc thu thập cáctài liệu liên quan đến cơ sở lý luận của để tài có tầm quan trọnghàng đầu, điều đó sẽ giúp cho nhà nghiên cứu trang bị nền tảng
lý luận và có được cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứuliên quan đến chủ đề nghiên cứu, từ đó sẽ quyết định hướng tiếpcận phù hợp Đối với lĩnh vực nghiên cứu pháp luật, đây làphương pháp cần thiết để kết hợp với các phương pháp thu thậpthông tin khác Trong việc nghiên cứu về pháp luật, phươngpháp này nhằm tiến hành các phân tích nguồn thông tin thứ cấp
về hoạt động lập pháp, pháp luật trên giấy, phân tích và so sánhpháp luật với các chuẩn mực xã hội khác để phục vụ cho nhữngnghiên cứu thực nghiệm Ví dụ khi nghiên cứu, so sánh phápluật với luật tục nào đó, đây là phương pháp phân tích chủ đạo,
từ việc thu thập các nguồn thông tin về luật tục, đến văn bảnpháp luật và tiến hành so sánh giữa hai loại hình văn bản vớinhau
6.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)
Ankét là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sửdụng rộng rãi trong điều tra xã hội học Phương pháp Ankét làhình thức hỏi – trả lời gián tiếp dựa vào bảng câu hỏi (phiếutrưng cầu ý kiến) được soạn thảo trước
Đây là phương pháp mà người được hỏi tiến hành trả lời cáccâu hỏi bằng cách tự ghi ý kiến của mình vào bảng hỏi đã đượcchuẩn bị sẵn Sở dĩ mà người ta phân biệt nó với phương phápphỏng vấn vì mức độ tương tác giữa người hỏi và người được
Trang 28hỏi khác nhau Đối với phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
tự ghi, hai đối tượng này tương đối độc lập với nhau khi tiếnhành phỏng vấn Phương pháp này có nhiều loại như trưng cầutại nhà và nơi làm việc, trưng cầu qua phương tiện truyềnthông, trưng cầu theo nhóm…
Trong nghiên cứu xã hội học pháp luật phương pháp điều traAnkét được áp dụng để tìm hiểu sự ảnh hưởng của pháp luật đốivới những quan hệ xã hội, về tính hiệu quả của những cơ quanNhà nước trong việc ban hành và giám sát thực thi pháp luật, vềhiệu quả của thông tin giữa xã hội và cơ quan Nhà nước, cũngnhư trưng cầu dư luận xã hội xung quanh một vấn đề pháp luậtnào đó Tuy nhiên, nghiên cứu các vấn đề Xã hội học pháp luật
có sức nhạy cảm cao có thể đụng chạm đến nhiều vấn đề xã hộikhác Vì vậy, khi thiết kế các các nội dung của công cụ điều traphải hết sức chú ý đến tâm lý và thái độ của người trả lời đốivới vấn đề ấy
6.4 Phương pháp phỏng vấn
Đó là cách đặt câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời củađối tượng để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập thông tin về vấn đềcần nghiên cứu
Phỏng vấn là một trong những phương pháp thu thập thông tinđặc trưng và hữu hiệu nhất của nghiên cứu Xã hội học pháp luật.Bằng hình thức hỏi – đáp trực tiếp, nhà nghiên cứu có thể nắm bắtđược trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp xã hội,đánh giá về ý thức pháp luật, thu thập được những thông tin vềquan điểm, tình cảm của cá nhân trước một vấn đề, sự kiện phápluật nhất định
Đối với những nội dung nghiên cứu Xã hội học pháp luật, phươngpháp này thường được sử dụng cho việc thu thập thông tin liênquan đến nhận thức pháp luật, văn hóa pháp lý Đặc biệt đây làphương pháp hữu hiệu để lấy ý kiến các chuyên gia, người dânliên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phân loại phỏng vấn: (i) Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa (theo mộttiêu chuẩn nhất định) và không tiêu chuẩn hóa (phỏng vấn tự
Trang 29do); (ii) Phỏng vấn thường và phỏng vấn chuyên sâu; Phỏngvấn cá nhân và phỏng vấn nhóm xã hội.
Chương 2 HÀNH VI PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN
1 Khái niệm và đặc điểm của hành vi pháp luật của cá nhân
1.1 Khái niệm hành vi pháp luật của cá nhân
Hành vi pháp luật là hành vi có ý nghĩa xã hội quan trọng của cácchủ thể cá nhân hay tập thể, được kiểm soát bằng ý thức và ý chícủa họ, được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật và kéo theonhững hậu quả pháp lý
Hành vi pháp luật là hành động có ý nghĩa (tích cực hay tiêucực) của công dân, cơ quan, tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội
về mặt xã hội mà được xác định trước bằng các quy phạm phápluật
Hành vi pháp luật là những hành vi được các quy phạm phápluật điều chỉnh, là sự thống nhất của hai mặt đối lập - hành
vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp
Nhìn chung, việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về hành vihợp pháp còn khiêm tốn trong tương quan với việc nghiêncứu hành vi vi phạm pháp luật Ranh giới pháp lý chính làtiêu chí cơ bản để nhận dạng và phân biệt hành vi pháp luậtvới các hành vi khác của con người được điều chỉnh bởinhiều loại quy phạm, nguyên tắc và quan niệm xã hội khác
Trang 30Ví dụ như hành vi không giúp đỡ người khác trong cơn hoạnnạn, chỉ được coi là hành vi pháp luật khi mà sự “khônggiúp đỡ” đó đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm,được nhà xây dựng luật dự liệu trước trong quy phạm phápluật Cơ chế thực hiện pháp luật cũng khác nhau đối vớihành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp Bởi vì, hành vihợp pháp liên quan đến các hành vi cho phép và bắt buộcthực hiện, còn trong trường hợp hành vi bất hợp pháp lại lànhững hành vi bị pháp luật cấm
1.2 Đặc điểm của hành vi pháp luật của cá nhân
Hành vi pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hành vi pháp luật là hành vi mang ý nghĩa xã hội Pháp
luật chỉ điều chỉnh những hành vi có ý nghĩa kinh tế chính trị, xãhội hoặc dân sự của con người (cá nhân và tập thể), cả nhữnghành vi tích cực, và tiêu cực Ý nghĩa xã hội của hành vi thườnggắn liền với tầm quan trọng của hành vi đối với chủ thể hànhđộng, trong phần lớn các trường hợp, ý nghĩa của mỗi cách xử sự
là tác nhân thực tế kích thích sự hoàn thiện của hành vi này hayhành vi khác
Thứ hai, hành vi pháp luật là hành vi được quy định một cách rõ
ràng Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định rõràng và có giới hạn phạm vi cụ thể những đặc tính bên trong (chủquan) và bên ngoài (khách quan) của hành vi Những hành vi cóích (có thể có ý nghĩa xã hội) được thực hiện trong những phạm vichủ quan nhất định, cũng không được coi là hành vi pháp luật, nếunhư nó không được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật
Thứ ba, hành vi pháp luật chịu sự kiểm soát của Nhà nước mà đại
diện là cơ quan áp dụng pháp luật và cơ quan bảo vệ pháp luật.Nhà nước thực hiện mọi biện pháp cần thiết để duy trì và pháttriển những dạng hành vi có ích và ngăn chặn những dạng hành vinguy hiểm cho xã hội
Thứ tư, hành vi pháp luật là hành vi dẫn đến hoặc có khả năng dẫn
đến hậu quả pháp luật Hành vi pháp luật là hành vi có khả năngảnh hưởng tới sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ
Trang 31pháp luật hoặc đến các yếu tố khác của hệ thống pháp luật Việcthực hiện các quyền và nghĩa vụ, thậm chí việc vi phạm các quyền
và nghĩa vụ đó thường làm phát sinh ra các hậu quả pháp lý nàyhay các hậu quả pháp lý khác
Thứ năm, hành vi pháp luật mang dấu hiệu tâm lý Hành vi pháp
luật chịu sự kiểm soát tiềm tàng của ý thức và ý chí của conngười Pháp luật luôn trong trạng thái vì cuộc sống của con người,khuyến kích và bảo vệ những hành vi có ích, phòng ngừa hoặcngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trong trường hợpnhững hành vi này được điều chỉnh và kiểm soát bởi ý thức và ýchí của con người
2 Các loại hành vi pháp luật của cá nhân
Hành vi của con người có rất nhiều loại và chỉ những hành vinào được pháp luật quy định, điều chỉnh thì mới được xem làhành vi pháp luật Hành vi pháp luật luôn gắn liền với các quyđịnh của pháp luật Trong mọi trường hợp các hành vi pháp luậtchỉ có thể là hành vi hợp pháp hoặc hành vi bất hợp pháp
Hành vi hợp pháp là hành vi phù hợp yêu cầu của pháp luật,
là hành vi cần thiết, mong muốn, cho phép của các chủ thểpháp luật, phù hợp lợi ích xã hội đựợc các quy phạm phápluật quy định, được Nhà nước đảm bảo thực hiện và bảo vệ.Hành vi hợp pháp bao gồm những hành vi tích cực, tuân thủpháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và, nóichung là không vi phạm pháp luật Nói một cách ngắn gọn,nội dung cơ bản của hành vi hợp pháp là sự thực hiện – chấphành các nghĩa vụ pháp lý, sử dụng các quyền pháp lý nhằmthoả mãn các nhu cầu và lợi ích của các chủ thể pháp luật
Có những hành vi về hình thức là hợp pháp, nhưng về ý thứccủa cá nhân không tự nguyện, mà là kết quả của sự miễn
Trang 32cưỡng hay từ các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, xã hội.Hành vi hợp pháp là hành vi phù hợp cái đúng, cái tiến bộ
và như vậy là luôn luôn hướng tới việc xác lập chân – thiện– mỹ – ích Trong trường hợp, nếu bản thân các quy địnhpháp luật không phù hợp lợi ích chính đáng của cá nhân vàđiều kiện xã hội thì hành vi hợp pháp lúc này sẽ dẫn đếnnhững tác hại nhất định Tất nhiên, mức độ có hại này cũngrất đa dạng và khác nhau, từ thiệt hại về vật chất, tinh thần,tâm lý…
Những quy định pháp luật bất cập, lỗi thời nếu chậm thayđổi, đổi mới sẽ góp phần làm trì trệ sự phát triển của cácquan hệ xã hội Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng những đạoluật pháp quyền, cần phải rà soát lại để sửa đổi, huỷ bỏnhững quy định pháp luật không mang tính pháp quyền,không phù hợp cuộc sống Tuân thủ không làm điều cấm đãthể hiện một phần tính tích cực pháp lý tối thiểu, bởi ở đây,
cá nhân tự kìm chế không thực hiện hành vi bị pháp luậtcấm như: không trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, không vượtđèn đỏ Còn các hình thức khác của hành vi hợp pháp lạiđòi hỏi mức độ cao hơn về tính tích cực pháp lý của cá nhân
Để thực hiện các hành vi hợp pháp ở dạng chấp hành nghĩa
vụ pháp lý hay sử dụng các quyền pháp lý một cách đúngpháp luật, cá nhân phải có ý thức trách nhiệm về đạo đức vàpháp lý cao, có văn hoá và phải có những hành vi mang ítnhiều tính sáng tạo trong giới hạn pháp luật Ví dụ như hành
vi đóng thuế thu nhập đối với người làm nghề môi giới nhàđất, chứng khoán…
Hành vi hợp pháp còn bao gồm những hành vi đấu tranhchống vi phạm pháp luật, tố giác về các hành vi vi phạmpháp luật… Tính tích cực pháp lý của cá nhân còn được thểhiện trong việc tham góp ý về xây dựng và thực thi các quyđịnh pháp luật Vấn đề quan trọng là phải làm cho các cánhân hiểu được ý nghĩa xã hội, giá trị xã hội của các quyđịnh pháp luật, của những hành vi hợp pháp và tuân thủ nó
Trang 33một cách tự nguyện, chứ không chỉ vì sợ chế tài pháp luật.Nghĩa là phải quan tâm đến động cơ của những hành vi phápluật, nguyên nhân và điều kiện của những hành vi hợp pháp
Cơ sở xã hội cơ bản nhất của hành vi tuân thủ pháp luật là
sự hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội Hành vi hợppháp là kết quả của quá trình hình thành nhân cách dưới tácđộng mạnh mẽ của môi trường xã hội Tuy vậy, có nhữngngười về nhân cách hoàn toàn tốt, nhưng vẫn có thể vi phạmpháp luật trong những điều kiện nhất định Ví dụ: ngườinông dân bảo vệ ruộng lúa của mình bằng cách dùng lướiđiện để diệt chuột, vô tình người đi bắt cua, cá bị lưới điệngiật chết, trong trường hợp này người nông dân vô tình viphạm pháp luật và sẽ bị sử theo quy định của pháp luật, hoặc
có những trường hợp người dân vi phạm pháp luật là dokhông biết luật hoặc có thể biết song hiểu chưa đúng… Một vấn đề rất phức tạp được đặt ra trong thực tiễn là vềhành vi hợp pháp với nguyên tắc: được làm tất cả những gìluật không cấm Giá trị xã hội – nhân văn to lớn của nguyêntắc pháp quyền này từ lâu đã được khẳng định Song, trongthực tế, việc hiểu và thực hành nguyên tắc này lại là điềukhông đơn giản Có quan điểm cho rằng một là luật khôngcấm, tức là luật có quy định ghi rõ điều bị cấm; hai là: luậtkhông có quy định, tức là luật không cấm; ba là: cái gì luậtkhông cấm (kể cả luật không quy định) thì là hành vi hợppháp Ở đây lại xuất hiện một tình huống phản biện là cóvấn đề luật không có quy định, tức là luật không cấm, nhưngluật không có quy định bắt buộc phải thực hiện
Cần phải xây dựng môi trường xã hội – pháp lý cho nhữnghành vi hợp pháp Để có thể đưa các quy định pháp luậtvào cuộc sống, vào hành vi thực tế của con người, phải cầnđến môi trường xã hội – pháp lý Một người có phẩm chấtđạo đức tốt, có tri thức pháp luật, học vấn pháp luật nhưngnếu rơi vào một môi trường thuận lợi của hành vi vi phạmpháp luật, đạo đức thì sẽ có nguy cơ vi phạm pháp luật và
Trang 34đạo đức cao hơn Tuy vậy, môi trường không vi phạm phápluật cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với môi trường củanhững hành vi hợp pháp và hợp đạo đức Tuân thủ pháp luật– tức không làm điều pháp luật cấm đã khó, song để chấphành nghĩa vụ pháp lý hay làm bổn phận đạo đức, sử dụngđúng pháp luật, giữ cho cái tâm trong sáng lại ngàn lần khóhơn.
Mục đích của xây dựng môi trường xã hội – pháp lý là tăngcường các hành vi hợp pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quảcủa pháp luật; giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật, cáchành vi lãnh đạm, thiếu hay mất niềm tin vào pháp luật.Tính ổn định tương đối, phù hợp cuộc sống, công khai, minhbạch của pháp luật sẽ là một trong những yếu tố căn bản tạodựng môi trường pháp lý lành mạnh, hiệu quả Sự hiểu biếtpháp luật của cá nhân không thể tự động hoá dẫn đến hành
vi hợp pháp Có rất nhiều lực cản đối với việc thực hiện
hành vi hợp pháp, như ngoài những nguyên nhân về ý thức,
đạo đức, trình độ, sự thiếu thông tin, tác động từ mặt trái củakinh tế thị trường; từ hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh, tập tụclạc hậu… còn phải kể đến những tác động từ phía pháp luật
và cơ chế quản lý Nhà nước Ví dụ như tình trạng có quánhiều văn bản hướng dẫn thi hành văn bản pháp luật, bất cập
cả về số lượng, cả về nội dung, mâu thuẫn, chồng chéo đãcản trở cho việc thực thi pháp luật, dẫn đến tâm lý coithường, mất niềm tin vào các quy định pháp luật, tạo điềukiện cho những chuỗi vi phạm pháp luật ngoài vòng xử lý…
Sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn từphía các cơ quan trung ương hay thói quen chờ văn bảnhướng dẫn thi hành cũng là những trở ngại cho việc thựchiện hành vi hợp pháp Xu hướng phục hồi lại các giấy phép
đã được bãi bỏ hoặc ban hành mới các giấy phép gây tácđộng tiêu cực đến động lực kinh doanh của nhà đầu tư, đếntính minh bạch của môi trường kinh doanh
Trang 35Cơ chế thực hiện hành vi hợp pháp của cá nhân trong nhiềutrường hợp có thể được thực hiện không phải trên cơ sở biếtpháp luật mà là trên cơ sở nhận thức quy phạm pháp luậttrực tiếp từ bản thân thực tiễn áp dụng các phạm pháp luậtnày, thực tiễn của việc tuân thủ pháp luật của những cá nhânkhác Do vậy, môi trường sống rất quan trọng Theo điều tra
xã hội học, người dân thường nắm những yêu cầu chung củapháp luật mà ít biết các quy phạm pháp luật cụ thể; nhưngtrong nhiều trường hợp, tuy không nắm được quy định cụthể nào đấy nhưng do họ hành động theo nếp sống xã hộinên không vi phạm pháp luật [22] Tuy vậy, vì các quy địnhpháp luật ngày càng đa dạng do sự phức tạp của bản thâncác quan hệ xã hội mà con người tham gia nên việc hiểu biếtpháp luật là rất cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhấtnhững hành vi vi phạm pháp luật và gia tăng những hành vihợp pháp trong cuộc sống hiện đại
Việc phổ cập các quy phạm pháp luật trong xã hội có tácđộng to lớn đến ý thức và hành vi hợp pháp của các cá nhân.Luật pháp muốn được thực hiện có hiệu quả thì ngoài sứcmạnh của công quyền, bằng cưỡng chế thì còn cần huy động
cả sức mạnh của tư tưởng và của tinh thần, pháp luật phảiđược con người nhận thức như là cái cần thiết và có cơ sở,phải tạo niềm tin và sự tôn trọng đối với pháp luật Giáo dụcđạo đức kết hợp giáo dục pháp luật là điều kiện không thểthiếu được để hình thành hành vi hợp pháp, hạn chế nhữnghành vi vi phạm pháp luật
Hành vi, cách ứng xử theo pháp luật của mỗi cá nhân là kếtquả tất yếu của quá trình hình thành ý thức pháp luật và vănhoá pháp luật Trình độ cao về văn hoá pháp luật cá nhânđược thể hiện ở sự lĩnh hội các tư tưởng, nguyên tắc phápluật, ở sự biết và thói quen sử dụng pháp luật, trong sự đánhgiá các tri thức pháp lý Cần tạo dư luận xã hội để lên ánnhững hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật Đồng thời, ủng
hộ, khuyến khích, tạo điều kiện cho những hành vi hợp
Trang 36pháp, hợp đạo đức Sự quan tâm đến đạo đức hiện naykhông chỉ thuần tuý vì đạo đức đang bị xuống cấp mà còn là
vì để khai thác sức mạnh, ưu thế của đạo đức, bổ sung, hỗtrợ cho pháp luật, hạn chế những nhược điểm vốn có củapháp luật và đạo đức Quan niệm của con người về phápluật, về đạo đức chính là yếu tố quyết định hành vi của họ.Hiệu quả đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật sẽđược nâng cao nếu như xã hội và Nhà nước quan tâm xâydựng môi trường xã hội – pháp cho những hành vi hợp pháp,hợp đạo đức và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lýnghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật
2.2 Hành vi bất hợp pháp
Trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội, luôn diễn ra những hành
vi hợp pháp, và những hành vi vi phạm pháp luật, tạo nênnhững vùng sáng tối vô cùng đa dạng Trong cuộc sống ngàynay, chúng ta đã thấy phần nào tính phức tạp của các quan
hệ pháp luật dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, trong đóđan xen cả hành vi tích cực pháp luật, những hành vi viphạm pháp luật, vi phạm đạo đức
Hành vi vi phạm pháp luật cũng vô cùng đa dạng, ngoài cáclỗi cố ý, vô ý thông thường, nhiều khi các hành vi đó còn bắtđầu từ việc lợi dụng sơ hở của pháp luật, của cơ chế quản lý
để lách luật, làm những việc phương hại đến người khácnhưng nhiều khi lại không trái luật (nhất là các luật thủ tục),người bị thiệt hại về mặt pháp lý nhiều khi không thể chứngminh là mình bị oan Từ phương diện đạo đức của hành vi,
có thể không trái quy định pháp luật nào cụ thể nhưng đãtrái với lẽ công bằng, lương tâm, đạo đức Các yếu tố tiêucực sẽ làm cho xã hội suy thoái, pháp luật kém hiệu quả vàhiệu lực thực tế như: bảo thủ, độc đoán; lệ làng, gia đình chủnghĩa, địa phương chủ nghĩa; tuỳ tiện; lối sống thực dụng,chủ nghĩa cá nhân… Sự thờ ơ trước pháp luật tuy khôngphải là hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại rất dễ dẫn đếnhành vi vi phạm pháp luật một cách vô tình hoặc cố ý, làm
Trang 37điều trái pháp luật mà vẫn tưởng mình không vi phạm.Ngược lại với hiện tượng thờ ơ trước pháp luật là trườnghợp rất “quan tâm”, khai thác pháp luật, đặc biệt là pháp luật
về thủ tục nhằm lợi dụng những sơ hở để vi phạm pháp luật,hoặc để thực hiện một ý đồ, hành vi trái đạo đức Ở đâykhông còn ranh giới giữa đạo đức và pháp luật mà bộc lộmột nhân cách thiếu văn hoá hoặc phản văn hoá Tính phứctạp, đa dạng của hành vi pháp luật và hành vi đạo đức chính
là ở tâm điểm giao thoa, hoà quyện vào nhau này
Hiện nay, ý thức pháp luật chưa trở thành văn hoá nói chung
và chưa được thấm sâu trong tinh thần công dân Nhiều giátrị đạo đức truyền thống bị xói mòn Xây dựng Nhà nướcpháp quyền, xã hội công dân, các quan hệ pháp lý sẽ đẩyquan hệ tình cảm xuống hàng thứ yếu Thay vì ý thức bổnphận đạo đức như trước đây, con người ý thức về quyềnpháp lý nhiều hơn và nhiều khi đi đến chỗ thái quá, cựcđoan
- Vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội, tệ nạn trong xã hội, lànhững hành vi phản ứng tiêu cực của một số cá nhân hoặc tổchức đi ngược lại với ý chí Nhà nước được quy định trong phápluật Những hành vi có tính chất tiêu cực đó luôn gây hại choNhà nước, xã hội và nhân dân, do vậy chúng luôn bị lên án, đấutranh đòi hỏi loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội
Vi phạm pháp luật là hình vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vithực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xãhội Ví dụ: Một em bé 6 tuổi hoặc một người điên đốt cháy nhàngười khác thì đó là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải là
vi phạm pháp luật vì thiếu yếu tố năng lực trách nhiệm pháp lý
- Cấu thành của vi phạm pháp luật: Hành vi vi
phạm pháp luật được cấu thành từ các bộ phận sau đây
Trang 38Yếu tố thứ nhất là mặt khách quan của vi phạm pháp luật Yếu
tố này bao gồm các dấu hiệu: hành vi trái pháp luật hậu quả,quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm Yếu tố thứ hai là khách thể của vi phạm pháp luật Khách thểcủa vi phạm là quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất của kháchthể là một tiêu chí quan trọng để xác định mức độ nguy hiểmcủa hành vi Ví dụ: hành vi xâm phạm an ninh quốc gia hoặctính mạng con người nguy hiểm nhiều hơn hành vi gây rối trật
tự công cộng
Yếu tố thứ ba là mặt chủ quan của vi phạm pháp luật Mặt chủquan gồm các dấu hiệu thể hiện trạng thái tâm lý của chủ thể,khía cạnh bên trong của vi phạm đó là các dấu hiệu lỗi của viphạm thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, động cơ, mụcđích vi phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng để định tội danhtrong luật hình sự nhưng đối với nhiều loại hành vi hành chínhthì nó không quan trọng lắm
Yếu tố thứ tư là chủ thể của vi phạm pháp luật Chủ thể của viphạm pháp luật phải có năng lực hành vi Đó có thể là cơ quan,
tổ chức hoặc cá nhân Đã là cơ quan tổ chức thì luôn có nănglực hành vi nhưng chủ thể cá nhân thì điều quan trọng là phảixác định họ có năng lực hành vi hay không Nếu là trẻ em dưới
14 tuổi thì không được coi là chủ thể vi phạm hành chính và tộiphạm Dưới 16 tuổi nói chung không được coi là chủ thể viphạm kỷ luật lao động bởi vì họ được pháp luật coi là chưa cónăng lực hành vi trong lĩnh vực pháp luật tương ứng… ngườiđiên, tâm thần, … cũng được coi là không có năng lực hành vi
2.3 Các dấu hiệu phân biệt của các hành vi pháp luật của cá nhân
Điểm chung giữa các đặc điểm của hành vi hợp pháp và hành vibất hợp pháp được giải thích rằng cả hai loại hành vi đó đều làhành vi của những chủ thể tương tự, được thực hiện trong cùngmột môi trường - pháp luật, có những chức năng nhất định, sửdụng những công cụ hạn chế để kiểm soát và điều chỉnh hành vicon ngưòi Ngoài điểm chung này, cả hai loại hành vi pháp luật
Trang 39- hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp - hoàn toàn đối lậpnhau bởi đặc điểm của chúng.
Hai loại hành vi này có sự đối lập về ý nghĩa xã hội Nếu nhưhành vi hợp pháp củng cố các mối quan hệ xã hội, thì hành vibất hợp pháp phá hủy, hoặc làm suy giảm các mối quan hệ này,ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thông xã hội, kinh tế, chính trị.Trong nhiều trường hợp dấu hiệu tâm lý cũng đối lập Hành vihợp pháp bắt nguồn từ nhận thức về nghĩa vụ, nhu cầu xã hội,hoặc những nhu cầu cá nhân phù hợp với lợi ích xã hội hoặctrong mọi trường hợp cũng không đi ngược lại với lợi ích xãhội Hành vi bất hợp pháp có động cơ hoàn toàn khác, thường là
vì vụ lợi, ích kỷ hoặc sự hằn thù
Đặc biệt, có sự khác nhau rõ ràng giữa hành vi hợp pháp vàhành vi bất hợp pháp khi nói về đặc điểm pháp lý của chúng.Hành vi hợp pháp được xác định bằng những quy phạm chophép hoặc những quy phạm bắt buộc, còn hành vi bất hợp phápđược xác định bằng những quy phạm nghiêm cấm Hành vi hợppháp thể hiện ở việc tuân thủ và chấp hành các quy phạm, do đó
nó mang tính chuẩn mực Hành vi bất hợp pháp mang tính phảnchuẩn mực, nó phá hủy các quy phạm mang tính bắt buộc vànghiêm cấm
Tương ứng vối sự khác nhau về chức năng kiểm soát của Nhànước đối với từng loại hành vi, có sự khác nhau về hậu quảpháp lý của chúng Đối với hành vi hợp pháp, sự kiểm soát cómục đích bảo vệ, giữ gìn nó một cách toàn diện, tạo điều kiệncho sự thực hiện những hành vi này trên thực tế một cách đầy
đủ
Hậu quả pháp lý của những hành vi này thường thuận lợi đốivới chủ thể; nó thường kèm theo, chẳng hạn, những hình thứckhen thưỏng của Nhà nước Ngược lại, hành vi bất hợp phápthường dẫn tới hậu quả không mong muốn đối vối chủ thể,trước tiên là trách nhiệm pháp lý Việc xác định và vỉệc buộcphải chịu trách nhiệm pháp lý thuộc lĩnh vực hoạt động của các
cơ quan tư pháp - cơ quan luôn hướng tới mục đích phòng
Trang 40ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, trừng phạtnhững người phạm tội.
Những dấu hiệu phân biệt giữa hành vi hợp pháp và hành vi bấthợp pháp đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì thực tiễn pháp lýđược hợp thành bởi nhiều chế định riêng biệt, còn khoa học luậthọc được cấu thành từ những khái niệm chuyên ngành, liênquan tới dạng này hay dạng khác của hành vi pháp luật.Một mặt, chúng ta dùng những thuật ngữ như “lợi ích hợppháp”, “quyền hạn”, “quy phạm pháp luật”, mặt khác, chúng
ta lại dùng “tội phạm”; “hình phạt”, “tạm giam” Cùng vớinhững thuật ngữ đó và hơn thế nữa phần lớn các khái niệm vàcác chế định đều bao quát cả hai lĩnh vực, trong đó thể hiện tínhbiện chứng của hành vi pháp luật và của pháp luật nói chungkhi thực hiện chức năng điều chỉnh cũng như chức năng bảo vệcác mốỉ quan hệ xã hội
3 Bản chất xã hội của hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân
Vi phạm pháp luật mà loại nghiêm trọng nhất của nó - tội phạm
- đã từ lâu được các nhà nghiên cứu coi là những biểu hiệnkhông bình thường trong những sự kiện, hiện tượng pháp lý, vàchỉ rõ ý nghĩa xã hội tiêu cực, đôi khi đặc biệt nguy hiểm củachúng Cách tiếp cận xã hội học đến hiện tượng này đòi hỏiphải làm sáng tỏ bản chất, nguyên nhân, cơ chế hoạt động, sựliên hệ qua lại của chúng với điều kiện lịch sử - xã hội, và cảphương hướng khắc phục chúng Trong ngành khoa học xã hộicủa chúng ta vấn đề về tình hình tội phạm và các vi phạm phápluật khác đã được nghiên cứu trên quan điểm xã hội học kháchquan Có nhiều công trình nghiên cứu tội phạm học ra đời Nếunhư nội dung chủ yếu của những công trình nghiên cứu ấymang tính khái quát chung, thì có thể nói đã có những sự biếnđổi trong quan điểm về mối liên hệ giữa tình hình tội phạm và
sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như những quá trình pháttriển khác của xã hội: từ việc khẳng định tính ngẫu nhiên củamối liên hệ này đến quan điểm về tính quy luật khách quan củanó; từ việc nhìn nhận mối liên hệ trên ỏ mức độ cá nhân ngưòi