1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề số 05 bình luận về nội dung pháp lý cơ chế một cửa asean asean single window và thực tiễn thực hiện tại việt nam

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về nội dung pháp lý cơ chế một cửa ASEAN (ASEAN Single Window) và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Thơm, Nguyễn Anh Thuyên, Bùi Mai Anh Thư, Cao Vũ Thuỳ Trang, Nguyễn Hoàng Sơn Tùng, Nguyễn Thị Vân, Đỗ Thị Yến, Tạ Thị Yến, Sầm Mỹ Hạnh, Đào Phương Anh, Nguyễn Đỗ Bảo Ngọc, Nguyễn Như Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật cộng đồng ASEAN
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Do đó, nhiềunăm qua Việt Nam luôn là quốc gia thành viên tích cực trong việc thực hiện cácchương trình sáng kiến hợp tác hải quan khu vực như xây dựng và thực hiện Kế hoạchChiến

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

Trang 2

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 05 Lớp: N08.TL2 Đề bài: Bình luận về nội dung pháp lý cơ chế một cửa ASEAN (ASEAN Single

Window) và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam

Kế hoạch làm việc nhóm:

− Ngày 38/03/2024, nhóm trưởng tạo nhóm chat chung trên Messenger để thuận tiện chothành viên trong việc trao đổi bài

− Ngày 05/04/2024, nhóm trưởng chia nhóm lớn thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ cómột bạn lead phụ trách nhóm nhỏ (Bạn lead phụ trách việc quán xuyến, đôn đốc công việc củanhóm nhỏ mình và có trách nhiệm gửi bản tổng hợp của nhóm nhỏ sau khi đã hoàn thành chonhóm trưởng) Các nhóm có thời gian nghiên cứu bài, tìm tài liệu, lập dàn bài và sau đó từnhững đóng góp của các nhóm nhỏ, cả nhóm lớn sẽ cùng thống nhất dàn bài hoàn chỉnh để bắtđầu chính thức làm bài

− Ngày 10/04/2024, sau khi đã thống nhất dàn bài, các thành viên chính thức làm bài

− Các nhóm nhỏ tổ chức các cuộc họp và làm việc nhóm với nhau sôi nổi Cả nhómhoàn thành bài đúng thời hạn, các thành viên tích cực làm bài và đóng góp ý kiến

Trang 3

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày: 18/04/2024

46 Tổng số thành viên của nhóm: 12

Nội dung: Bài tập nhóm môn Pháp luật cộng đồng ASEAN

Đề bài: Bình luận về nội dung pháp lý của cơ chế một cửa ASEAN (ASEAN Single

Window) và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm:

Nguyễn Như Quỳnh Phần III, Làm Word Tốt A

Kết quả bài viết:………

Giáo viên chấm thứ nhất:……….

NHÓM TRƯỞNG

Trang 4

Kết quả thuyết trình:……….

Giáo viên cho thuyết trình:………

Sầm Mỹ Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

NỘI DUNG 6

I TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN 6

1 Định nghĩa 6

2 Chủ thể tham gia 7

3 Vai trò của cơ chế một cửa ASEAN 7

II BÌNH LUẬN NỘI DUNG PHÁP LÝ CỦA CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN 8

1 Quy trình thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa ASEAN 8

2 Nội dung pháp lý của cơ chế một cửa ASEAN 8

3 Đánh giá các quy định về cơ chế một cửa ASEAN 11

III THỰC TIỄN THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN 13

1 Quá trình tham gia và thành tựu của Việt Nam trong thực hiện cơ chế một cửa ASEAN 13

2 Thuận lợi 14

3 Khó khăn 16

4 Kiến nghị về thực hiện cơ chế một cửa ASEAN 17

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 6

MỞ ĐẦU

Cộng đồng ASEAN (AC) là liên kết của các quốc gia ASEAN trên cơ sở một hệthống thiết chế và thể chế pháp lý, bao gồm 3 trụ cột Cộng đồng chính trị - an ninh,Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hóa - xã hội nhằm xây dựng ASEAN trở thành mộttổ chức quốc tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc chung Hợp tác hảiquan là một phần trong kế hoạch xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN Do đó, nhiềunăm qua Việt Nam luôn là quốc gia thành viên tích cực trong việc thực hiện cácchương trình sáng kiến hợp tác hải quan khu vực như xây dựng và thực hiện Kế hoạchChiến lược phát triển Hải quan ASEAN, xây dựng và thực hiện Hiệp định Hải quanASEAN mới, đặc biệt là xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (ASEANSingle Window, viết tắt là ASW) từ những ngày đầu tiên

Để làm rõ hơn vấn đề trên, nhóm 05 xin phân tích đề tài bài tập nhóm “Bình luận

về nội dung pháp lý của cơ chế một cửa ASEAN (ASEAN Single Window) và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam”

NỘI DUNG

I TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN

1 Định nghĩa

Theo Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN sau đây gọi tắt

là Hiệp định Một Cửa ASEAN có đưa ra định nghĩa về Cơ chế một cửa ASEAN nhưsau: “Cơ chế một cửa ASEAN là môi trường theo đó 10 Cơ chế một cửa quốc gia hoạtđộng và kết nối với nhau để đẩy nhanh việc giải phóng và thông quan hàng hoá”

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủtục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm trachuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có có quy định: “Cơ chế một cửaASEAN là môi trường cho các cơ chế một cửa quốc gia của các nước thành viênASEAN kết nối với nhau.”1

1 Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trang 7

Theo đó, ASW là một cơ chế cho phép việc cung cấp, xử lý dữ liệu/thông tinđược thực hiện một lần, đồng thời và ra quyết định một lần, có sự điều phối giúp choviệc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh chóng Theo đó, “ra quyết định mộtlần” là một khái niệm được hiểu một cách thống nhất là một điểm ra quyết định duynhất đối với việc thông quan trên cơ sở các quyết định do các cơ quan chức năng banhành và được gửi tới cơ quan hải quan một cách kịp thời.

2 Chủ thể tham gia

Chủ thể tham gia chính bao gồm: 10 quốc gia thành viên ASEAN: Brunei

Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore,Thái Lan và Việt Nam: có trách nhiệm xây dựng và triển khai cơ chế một cửa quốc gia,kết nối với nhau để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong khuvực

Các cơ quan tổ chức liên quan: Ban thư ký ASEAN, Ủy ban điều phối quốc gia

về cơ chế một cửa ASEAN của mỗi nước thành viên, Các bộ, ngành liên quan vềthương mại, hải quan, xuất nhập khẩu, của mỗi nước thành viên, Các tổ chức phichính phủ và khu vực tư nhân

Chủ thể hưởng lợi: doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trong khu vực

ASEAN được hưởng lợi từ việc giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian vàchi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

3 Vai trò của cơ chế một cửa ASEAN

Cơ chế một cửa ASEAN đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ quá trình tự do hóathương mại hàng hóa trong khu vực ASEAN - một nội dung quan trọng trong thực hiệnCộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan hànghóa và giảm các rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên Cụ thể như sau:

Thứ nhất, giúp giảm các rào cản thương mại không cần thiết bằng cách đơn giản

hóa và tự động hóa quy trình thông quan hàng hóa Việc loại bỏ các thủ tục phức tạp vàkhông cần thiết giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và giảm chi phí chodoanh nghiệp

Trang 8

Thứ hai, tạo ra một hệ thống thông tin chung và hệ thống điện tử để chia sẻ thông

tin liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, giúp tăng cường tính minh bạch và giảm rủi

ro trong quá trình thông quan, tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp khi tham gia thịtrường

Thứ ba, tạo lợi thế thương mại và dòng chu chuyển hàng hóa trong khu vực được

cải thiện đáng kể

Thứ tư, là một môi trường bảo mật mà tất cả các Cơ chế một cửa quốc gia hoạt

động và kết nối với nhau Bởi vậy, thông tin về thương nhân, đơn vị vận tải, hàng hóa,tình trạng quản lý của các cơ quan Chính phủ sẽ dễ dàng được chia sẻ, tham khảo, đốichiếu tại tất cả các nước thành viên

II BÌNH LUẬN NỘI DUNG PHÁP LÝ CỦA CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN

1 Quy trình thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa ASEAN

Bước 1: Doanh nghiệp gửi đơn xin cấp phép, hồ sơ cấp phép, tờ khai hải quan và

hồ sơ hải quan dưới dạng điện từ đến Cổng Thông tin

Bước 2: Cổng thông tin chuyên đơn xin cấp phép, hồ sơ cấp phép đến hệ thốngcấp phép của các Bộ, Ngành

Bước 3: Các Bộ, Ngành xử lý hồ sơ xin cấp phép và chuyển giấy phép dưới dạngđiện tử về Cổng Thông tin

Bước 4: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia chuyền giấy phép dưới dạngđiện từ về cho doanh nghiệp đồng thời gửi tới hệ thống của hải quan

Bước 5: Hải quan xử lý hồ sơ hải quan, đối chiếu thông tin giấy phép điện tửnhận được từ các Bộ, Ngành (nếu cần), quyết định kết quả thông quan và trả kết quả vềCổng thông tin điện tử một cửa quốc gia

Bước 6: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia trả kết quả thông quan về choDoanh nghiệp và gửi kết quả đến hệ thống của các Bộ, Ngành để tham khảo

2 Nội dung pháp lý của cơ chế một cửa ASEAN

Cơ chế một cửa của ASEAN dựa trên một loạt các hiệp định, quy định và các vănbản pháp lý, cụ thể như sau:

Trang 9

Tháng 12 năm 2005, các nước thành viên ASEAN tiến hành họp tại Kuala

Lumpur, Malaysia và cho ra đời Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa

ASEAN Hiệp định này đã quy định cụ thể về nghĩa vụ của các nước thành viên là xây

dựng và thực hiện NSW một cách kịp thời hướng tới việc xây dựng ASW Theo đó 6quốc gia là Brunei, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore sẽ thực hiện NSWcủa nước này muộn nhất là vào năm 2008 Bốn quốc gia còn lại là Campuchia, Lào,Myanmar và Việt Nam sẽ thực hiện NSW không chậm hơn năm 2012

Sau đó, Nghị định thư về xây dựng và thực hiện ASW vào năm 2006 đã tạo cơ sở

pháp lý và kỹ thuật cho việc xây dựng và thực hiện ASW và NSW Ngày 19 tháng 3

năm 2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia, Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện ASW

ra đời, trở thành khung pháp lý cho việc vận hành, tương tác và xử lý các giao dịchgiữa các NSWs trong môi trường ASW

Nghị định thư này đã đưa ra quy định về việc vận hành NSW và ASW, cụ thể làviệc truyền và trao đổi dữ liệu và thông tin của các quốc gia thành viên trong môitrường ASW và hướng tới mục đích của ASW là các quốc gia sẽ công nhận dữ liệu vàthông tin thương mại được truyền và trao đổi trong ASW để thông quan và giải phónghàng hóa với sự đồng ý của các quốc gia thành viên, quy định về mức độ dịch vụ màmỗi quốc gia thành viên tham gia trong ASW, quy định về hệ thống dữ liệu và thôngtin được chuẩn hóa, quy định các vấn đề an toàn thông tin và bảo mật thông tin, quyđịnh về việc đăng ký NSW và xác thực những người sử dụng thuộc khu vực phi Chínhphủ Ngoài ra Nghị định thư này cũng đưa ra các quy định về việc bảo vệ quyền sở hữutrí tuệ và quyền sở hữu dữ liệu, quy định về hiệu lực của các chứng từ, dữ liệu và thôngtin điện tử, quy định về trách nhiệm pháp lý liên quan đến ASW và có quy định điềukhoản về giải quyết tranh chấp khi có sự bất đồng và tranh chấp giữa các quốc giathành viên liên quan đến các quy định tại Nghị định thư này

Như vậy, các tài liệu và văn bản đã hướng dẫn về mặt kỹ thuật đầy đủ cho việctriển khai ASW và về mặt nội dung làm cơ sở cho việc xây dựng hành lang pháp lý vàquy trình thủ tục trong ASW

Trang 10

Việc tuân thủ các quy định của ASW nhằm đảm bảo cho NSW của các nướcthành viên tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế về cơ chế thông tin mở, từ đó duy trì,đảm bảo cho các trình tự, thủ tục, cũng như các quy định pháp lý hải quan liên quanđến thương mại luôn được minh bạch, rõ ràng Tuy nhiên, không phải tất cả các doanhnghiệp, các bên liên quan trong giao dịch thương mại đều hiểu được ASW là gì, vậnhành ra sao và mang lại các lợi ích thương mại như thế nào Theo một khảo sát của Cơ

quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ mang tên Khảo sát đánh giá tác động tiềm năng của

ASW được công bố tại Hội nghị chuyên đề 2 về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa của các quốc gia vào tháng 11/2015 cho thấy, phần lớn các nhà sản xuất (đặc biệt

trong lĩnh vực dệt may, máy móc và thực phẩm, kể cả bên xuất nhập khẩu) đều khônghiểu rằng ASW có thể mang lại lợi ích cho họ những lợi ích kinh tế thông qua việcgiảm thiểu thời gian, chi phí liên quan trong giao dịch thương mại Cuộc khảo sát chỉ rarằng: chỉ có 30% các công ty được khảo sát hiểu về khái niệm ASW và lợi ích do cơchế này mang lại cho các bên có liên quan bao gồm nhà nước và các lĩnh vực riêngbiệt

Chính việc các doanh nghiệp, các bên liên quan trong hoạt động thương mại thiếukiến thức về ASW cũng như không hiểu được những lợi ích thiết thực mà cơ chế nàymang lại ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả vận hành của cơ chế Như đã đề cập, đểASW vận hành có hiệu quả, các nước thành viên ASEAN cần kiểm tra, rà soát, tiếnđến thúc đẩy, cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tập trung tạo điều kiện thuận lợihóa thương mại với các giải pháp như: NSW, liên quan đến kết nối các nước thànhviên ASW, giải quyết triệt để các vấn đề về thủ tục hải quan, đặc biệt đối với Việt Nam

- một trong những lĩnh vực đang bị đánh giá thấp so với các nước khu vực là tính minhbạch trong chính sách, thủ tục thuế quan, hải quan Từ đó, làm cho môi trường kinhdoanh, đầu tư của Việt Nam thể hiện được sự minh bạch, công bằng

Nội dung của Cơ chế một cửa Asean bao gồm:

Thứ nhất, ASW hoạt động trong môi trường xử lý thông tin hài hòa và tiêu chuẩn

hóa bao gồm cả thông tin thương mại và thông tin quản lý để đẩy nhanh tiến độ giảiphóng và thông tin hàng hóa Nội dung cốt yếu của ASW là việc xuất trình dữ liệu một

Trang 11

lần, xử lý một lần và quyết định một lần để giải phóng thông tin liên quan đến hànghóa.

Thứ hai, phạm vi, chức năng, hoạt động của ASW bao gồm các hoạt động và sự

tương tác của 6 cầu phần chính: cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, hải quan, các cơquan chính phủ khác, các nhà kinh doanh vận tải, ngành ngân hàng, bảo hiểm và nhữngmối liên kết cơ quan này với ASEAN

Thứ ba, để cấu thành ASW thì Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế

một cửa ASEAN đưa ra ba vấn đề:

Mô hình thông quan hàng hóa ASEAN gồm 8 biểu đồ giải phóng hàng hóa: Biểu

đồ nhập khẩu bằng đường hàng không, biểu đồ nhập khẩu bằng đường bộ/đường biển,biểu đồ xuất khẩu, biểu đồ quá cảnh, biểu đồ chuyển tải, biểu đồ vận chuyển vào khongoại quan, biểu đồ lưu kho hàng hóa, biểu đồ tạm quản;

Tài liệu về tờ khai hải quan ASEAN với các tiêu chí về tờ khai hải quan ASEANbao gồm 52 tiêu chí cần khai báo, trong đó có một số tiêu chí như sau: loại hình khaibáo và quy trình thủ tục hải quan, số tờ khai, số lượng liên tờ khai và việc sử dụngtương ứng của từng liên, từng ngày nhập hoặc thực xuất, ngày nộp tờ khai hải quan,ngày đăng ký tờ khai, ;

Hệ thống mẫu dữ liệu và bộ dữ liệu của WCO, danh mục dữ liệu thương mại củaLiên hợp quốc Mô hình dữ liệu của WCO là tập hợp những nhu cầu dữ liệu kết hợpmột cách cẩn trọng, hỗ trợ lẫn nhau và sẽ được cập nhật trên nền tảng chuẩn mực gắnvới các nhu cầu theo thủ tục hợp pháp của cơ quan điều tiết Mô hình dữ liệu WCO đãđược Hội đồng Tổ chức Hải quan thế giới thông qua ba thành phần gồm: các mẫu xử lýdữ liệu, các bộ dữ liệu, mẫu thông tin toàn diện

Thứ tư, ASW tập trung thực hiện hài hòa các mối liên kết và quy trình hoạt động

nhằm tạo thuận lợi cho dòng luân chuyển thông tin quy định và để kết nối hiệu quảkênh thông tin giữa các bộ ngành hữu quan và cơ quan Chính phủ của các quốc giathành viên Từ đó, nâng cao việc trao đổi kịp thời thông tin và các quyết định

Ngày đăng: 06/07/2024, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2021.VBPL Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN
1. Ủy ban chỉ đạo về Cơ chế một cửa Asean, Cơ chế một cửa Quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Cơ quan thường trực (Tổng cục Hải quan), “Cẩm nang về cơ chế một cửa Quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN”. Truy cập ngày: 18/05/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang về cơ chế một cửaQuốc gia và cơ chế một cửa ASEAN
2. Tạp chí Tổ chức Nhà nước, “Cơ chế một cửa ASEAN: Những lợi ích tối ưu”. Truy cập ngày: 18/05/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế một cửa ASEAN: Những lợi ích tối ưu
3. Báo Điện Tử Chính Phủ, “Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành”. Truy cập ngày: 18/05/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửaASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành
4. Tạp chí Con số Sự kiện “Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN - Nhiều nhiệm vụ đặt ra”. Truy cập ngày: 18/05/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửaASEAN - Nhiều nhiệm vụ đặt ra
5. Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hoá, “Vẫn nhiều vướng mắc kiểm tra chuyên ngành trong cơ chế một cửa ASEAN”. Truy cập ngày: 18/05/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẫn nhiều vướng mắc kiểm tra chuyênngành trong cơ chế một cửa ASEAN
6. Thời báo Tài chính Việt Nam, “Cần cập nhật các thông tin bằng tiếng Anh trong Một cửa quốc gia”. Truy cập ngày: 18/05/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần cập nhật các thông tin bằng tiếng Anh trongMột cửa quốc gia
7. Tạp chí điện tử Chất lượng Việt Nam, “Cơ chế một cửa quốc gia mang lại nhiều thay đổi tích cực có lợi cho doanh nghiệp”. Truy cập ngày: 18/05/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế một cửa quốc gia mang lại nhiều thayđổi tích cực có lợi cho doanh nghiệp
8. Bộ Tư pháp, “Nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, ASEAN”. Truy cập ngày: 18/05/2024 Luận văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, ASEAN
1. Vũ Thị Hồng Dung, “Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN”, Luận văn thạc sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN
3. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan Khác
4. Quyết định số 34/2016/QĐ-TTg ngày 23/8/2016 quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi Khác
5. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Khác
6. Nghị định số 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia Khác
7. Nghị định số 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa Asean và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Khác
8. Nghị quyết số 02/NQ-CP (ngày 01/01/2020) của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 Khác
9. Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Khác
10. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, giúp chuyển đổi sang phương thức thực hiện thủ tục hành chính mới trên môi trường phi giấy tờ.Tạp chí điện tử, Báo điện tử, Website Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w