1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gp ứng dụng Đề cương

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật. Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm. Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu. Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng. Môi là một phần quan trọng của gương mặt và đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động biểu cảm, phát âm, cảm giác, ăn nhai, thẩm mỹ và intimacy. Môi trên và dưới còn được gọi là nụ môi trên và nụ môi dưới. Cả môi trên và dưới đều chứa các màng nhầy, vermilion, và mô dưới da..

Trang 1

1 Mô tả giải phẫu định khu vùng môi

A Đại cương:

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

Môi là một phần quan trọng của gương mặt và đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động biểu cảm, phát âm, cảm giác, ăn nhai, thẩm mỹ và intimacy Môi trên và dưới còn được gọi là nụ môi trên và nụ môi dưới Cả môi trên và dưới đều chứa các màng nhầy, vermilion, và mô dưới da

B Giải phẫu định khu

1 Cấu trúc và chức năng

Môi gồm môi trên và môi dưới, cấu tạo nên thành trước của hốc miệng.Giới hạn ở trên bởi nền mũi, ở dưới bởi rãnh cằm-môi và hai bên là rãnh mũi –má Môi trên và môi dưới nối tiếp với nhau ở hai bên bởi mép môi, là điểm một vài cơ liên quan tới sự vận động của môi bám vào

Vùng môi gồm có hai mặt: - Mặt trong:

o là niêm mạc áp vào răng tạo nên thành ngoài của tiền đình miệng o Môi trên và dưới liên hệ với lợi bởi phanh môi trên và dưới - Mặt ngoài:

o gồm da và một phần niêm mạc môi đỏ hơi lồi ra đó là núm môi, ranh giới giữa da và môi rất rõ ràng, thể hiện bằng một đường gờ đó là cung Cupidon

o Vùng môi trên có hai gờ nhân trung chạy dọc giáp với nhân trung, ngay phía dưới vách mũi Các gờ nhân trung và nhân trung được tạo nên bởi một hồn hợp collagen hạ bì và các mô đàn hồi Tuổi càng cao, nhân trung càng giảm độ rõ Nhân trung được cho là một phần da có chức năng tham gia vào các cử động miệng cần đến sự co giãn của môi trên

o Rìa dưới của nhân trung tạo thành một cung hướng xuống dưới là cung Cupidon; phần mô nhô dày dặn ra phía dưới được gọi là núm môi Bao quanh các bờ vermilion của môi trên và dưới là tam giác ngoài môi trắng, kích thước khoảng 2-3mm, được tạo thành bởi phần nhô lên của cơ vòng môi phía bên dưới

o Các vermilion có nhiều màu sắc, thay đổi từ đỏ hồng tới nâu, tùy thuộc vào sắc tộc Màu sắc đỏ của vùng vermilion là kết quả của một số ít các tế bào melanocyte và mật độ dày đặc của hệ thống mạch máu phía dưới Chính nhờ mật độ hệ thống mạch máu dày đặc mà các mạch máu có thể được nhìn thấy, đặc biệt ở những người có màu da sáng Ở cả môi trên và môi dưới có ranh giới môi khô – môi ướt

Khi cắt đôi môi ra ta thấy từ trước ra sau có:

- Da: Dày và chắc dính vào bó cơ bên dưới, có nhiều nang lông và tuyến bã - Tổ chức dưới da: ít ở giữa, tăng dần về phía mép môi

- Lớp cơ: Được cấu tạo chủ yếu bởi cơ vòng môi

o Cơ chính của môi là cơ vòng môi, có chức năng như là một cơ thắt cho khẩu độ miệng Cơ vòng môi không liên kết với xương một cách trực tiếp mà nhờ vào các sự bám của các cơ khác vào nó Cụ thể, rãnh mũi má được tạo bởi sự bám của các cơ có chức năng nâng môi vào cơ vòng môi Ở nhân trung, các sợi của cơ vòng môi bắt chéo nhau để bám vào gờ nhân trung đối diện

o Phía trên ngoài mép miệng 10 – 12mm có Modiolus Nó được tạo thành bởi sự bắt chéo của một vài sợi cơ mặt, bào gồm cơ vòng môi, cơ hạ góc miệng, cơ cười, cơ

Trang 2

bám da cổ, cơ mút, và cơ gò má lớn Modiolus đóng vai trò quan trọng trong việc neo giữ những cơ này và tham gia quá trình nhai, phát âm và biểu cảm Modiolus chịu trách nhiệm tạo nên lúm đồng tiền ở một vài nhóm bệnh nhân

2 Mạch máu:

Động mạch cảnh ngoài là nguồn cấp máu chính tới môi ĐM mặt, là nhánh của ĐM cảnh ngoài chia thành các nhánh ĐM vành môi trên và dưới tới góc miệng, tạo thành một vòng động mạch quanh môi Động mạch nằm giữa lớp cơ và lớp tuyến nước bọt phụ, có thể là nguyên nhân sinh ra nang hoặc u hỗn hợp môi

Hệ tĩnh mạch độc lập với động mạch, tạo thành một mạng lưới giàu nối tiếp, xuất phát từ tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch dưới cằm

3 Thần kinh

Nhánh má của thần kinh mặt, hay dây TK sọ 7, chi phối cơ vòng môi và cơ nâng môi và góc môi Hầu hết các cơ hạ môi được chi phối bởi nhánh hàm dưới của TK mặt Cơ bám da cổ, thứ mà cũng tham gia vào động tác hạ môi dưới được chi phối bởi nhánh cổ của thần kinh mặt

Các nhánh của TK sinh 3 (hay TK 5) chi phối cảm giác cho môi Nhánh dưới ổ mắt của TK hàm trên của dây ainh 3 chi phối môi trên Nhánh cằm từ nhánh hàm dưới của TK sinh ba chi phối cảm giác môi dưới

2 Giải phẫu định khu vùng cằm

A Đại cương

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

B Giải phẫu định khu

Vùng cằm lồi ra bên dưới môi và thường nằm ở đường giữa thân xương hàm dưới Giới hạn phía trên bởi rãnh môi –cằm, phía dưới bởi đường thẳng kéo từ mép môi xuống

Trên một mặt cắt từ ngoài vào trong ta thấy: - Da và tổ chức dưới da

- Các cơ bám da, cơ tam giác môi làm di động môi dưới và da cằm; ngoài ra có cơ vuông (tứ giác) cằm và cơ chòm râu

- Mạch máu: Vùng này được nuôi dưỡng bởi động mạch cằm từ lỗ răng dưới đi ra Tĩnh mạch là tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch dưới cằm Dây thần kinh vận động là nhánh của dây thần kinh mặt, dây thần kinh cảm giác là của đám rối cổ và của dây thần kinh cằm

3 Giải phẫu định khu vùng má

A Đại cương

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

B Giải phẫu định khu

Vùng má là một vùng mềm mại, có thể di động làm phồng hay làm hẹp má Giới hạn phía trên bởi bờ dưới ổ mắt, ở dưới bởi bờ dưới xương hàm dưới, ở sau bởi bờ trước cơ cắn, ở trước bởi rãnh

Trang 3

mũi má mép môi và đường thẳng từ mép môi đến bờ dưới xương hàm Cắt ngang qua vùng má từ nông vào sâu ta thấy:

Động mạch mặt đi qua vùng giữa cành ngang xương hàm dưới, chéo ra trước và lên trên tới rãnh mũi má rồi tới góc trong mắt

Tĩnh mạch mặt đi ngoài và sau động mạch

Thần kinh gồm có thân trên hay nhánh thái dương mặt phân nhánh cho các cơ môi trên, vùng dưới mắt và cơ vòng mi, thân dưới chi phối các cơ môi dưới, vùng cằm và phần dưới má Thần kinh dưới ổ mắt chui ra ở dưói ổ mắt, thần kinh cằm chui ra ở lỗ cằm xương hàm dưới

4) Lớp cơ sâu có từ trên xuống dưới: Cơ sâu nâng cánh mũi và môi trên, cơ nanh, cơ mút và những bó ngoài của cơ vuông cằm

5) Lớp xương hay niêm mạc miệng với rãnh tiền đình trên và dưới

4 Giải phẫu định khu vùng cơ cắn

A Đại cương

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

B Giải phẫu định khu

Giới hạn ở phía trên bởi cung tiếp, ở dưới bởi bờ dưới xương hàm dưới, ở sau bởi cành cao xương hàm dưới, ở trước bởi bờ trước cơ cắn Từ nông vào sâu có:

1) Da và tổ chức dưới da, có một vài mạch máu và dây thần kinh nông đi qua như động mạch ngang mặt, những nhánh dây thần kinh mặt hình nan quạt

2) Cân cơ cắn, trong lớp cân có ống Stenon, ống này đi chéo qua bờ trước cơ cắn ở 1cm dưới cung tiếp

3) Cơ cắn và mạch máu thần kinh của nó Nguyên ủy: cung gò má và mỏm hàm trên xương gò má; bám tận vào ngành lên xương hàm dưới Cơ cắn có tác dụng nâng và đưa hàm dưới ra trước trong quá trình nhai Vùng cơ căn có tuyến mang tai Tuyến mang tai sản xuất ra các enzyme tiêu hóa và là cấu trúc mà TK mặt xuyên qua trước khi nó phân chia thành 5 nhánh TK

4) Lớp xương: Cung tiếp, cành lên xương hàm dưới ở phía trên sau có lôi cầu xương hàm dưới, trước đó có khuyết sigma làm tổn thương vùng cơ cắn với vùng cơ bướm có dây thần kinh và mạch máu cơ cắn qua Mặt trong cành lên, tương ứng với cơ cắn là cơ chân bướm trong, giữa cơ chân bướm trong và cành cao có dây thần kinh lưỡi, thừng nhĩ, dây thần kinh răng dưới, dây thần kinh tai thái dương, động mạch hàm trong và nhánh của nó

5 Giải phẫu định khu vùng chân bướm hàm

A Đại cương

Trang 4

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

B Giải phẫu định khu

Vùng chân bướm hàm là một hố ở sâu, có thể hình dung nó là một hình tháp, nền ở trên và đỉnh quay xuống dưới và có bốn nhánh

Nền ở trên do cánh lớn xương bướm tạo thành

Đỉnh ở dưới là chỗ tiếp khớp giữa lồi củ hàm và khe bướm Thành trước là lồi củ chân hàm và chân bướm

Thành sau là chân bướm

Thành trong là mảnh thẳng xương khẩu cái Thành ngoài là khe thông với hố tiếp

Trong vùng này có chứa đựng các cơ chân bướm, động mạch và tĩnh mạch hàm trong, dây thần kinh hàm trên và hàm dưới, hạch bướm khẩu cái

6 Giải phẫu định khu vùng khẩu cái

A Đại cương

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

B Giải phẫu định khu

Giới hạn ở phía trước và hai bên bởi cung răng, phía sau bởi bờ tự do của buồm hàm ếch Gồm hàm ếch cứng được tạo nên ở 2/3 trước bởi xương hàm trên và1/3 sau bỏi mảnh ngang xương khẩu cái, hàm ếch mềm tạo nên bởi màn hầu

Từ hốc miệng đến hốc mũi hàm ếch có những lớp:

1 Lớp niêm mạc hàm ếch dính với hàm màng xương bởi tổ chức sợi trong đó có các động mạch và dây thần kinh khẩu cái Qua lỗ khẩu cái sau có động mạch khẩu cái trên và dây thần kinh khẩu cái truớc.Động mạch khẩu cái trên là một nhánh của động mạch hàm trong, nó là động mạch chủ yếu nuôi vòm miệng Động mạch này từ lỗ khẩu cái sau đi ra trước song song với bờ huyệt răng cách bờ này khoảng 1cm, và đi trong lớp sâu của tổ chức sợi, nó nối tiếp với động mạch mũi khẩu cái

2 Lớp xương sợi và cơ gồm từ trước ra sau: - Xương khẩu cái

- Cân khẩu cái và các cơ của màn hầu: ở giữa là cơ khẩu cái của màn hầu, còn mỗi bên có bốn cơ là cơ căng màn hầu, cơ nâng màn hầu trong, cơ của trụ trước là cơ lưỡi màn hầu, cơ của trụ sau là cơ hầu -màn hầu

Thần kinh cảm giác của màn hầu do ba dây khẩu cái truớc, giữa và sau (nhánh của dây hàm trên) chi phối

- Cơ căng màn hầu do nhánh của dây hàm dưới - Cơ nâng màn hầu và cơ khẩu cái màn hầu do dây VII - Cơ lưỡi – màn hầu và cơ hầu – màn hầu do đám rối hầu

Nhưng đứng về phương diện sinh lý thì trừ cơ căng màn hầu còn tất cả là do dây thần kinh X, XI (đám rối hầu) chi phối

7 Giải phẫu định khu vùng lợi răng

A Đại cương

Trang 5

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

B Giải phẫu định khu

Gồm vùng sống hàm và vùng hàm trên và dưới, sống hàm được phủ một lớp niêm mạc gọi là lợi Lớp này dày, chắc, dính vào màng xương ở sống hàm Lớp niêm mạc khi đến gần đáy ngách lợi hay môi thì ở dưới lớp niêm mạc này có thêm ít tổ chức lỏng lẻo và dày dần khi tới ngách lợi – môi, má Lớp niêm mạc khi đi tới ngách lợi – môi hay má thì quặt trở lại thành niêm mạc má hay môi Mặt trong sống hàm, niêm mạc lợi liên tiếp với niêm mạc sàn miệng đối với hàm dưới, niêm mạc hàm ếch đối với hàm trên

Theo Merckel thì đáy của rãnh lợi má hay môi, khi hàm nghỉ, ở vào khoảng giữa chiều cao của chân răng Theo Zuckerland thì nó cao hơn đỉnh của ổ răng Theo Poiriee thì ở thấp hơn sàn xoang hàm Theo Magitot thì đáy của rãnh lợi má hay môi uốn khúc song song với con đường nối các cuống răng Theo Black thì chân răng ngắn hơn ngách lợi má hay môi Đối với hàm dưới, cuống răng hàm lốn nhất là răng khôn thì ở thấp hơn đáy ngách lợi mội hay má

Niêm mạc lợi khi đến gần cổ răng thì dày lên tạo thành vòng lợi chắc xung quanh cổ răng Tiền đình là khoảng giữa môi – má và hàm răng Niêm mạc che phủ tiền đình lật từ môi má lên lợi để tạo nên hai rãnh, rãnh dưới và rãnh trên ở giữa rãnh có nếp niêm mạc chia rãnh làm đôi là hãm môi Cuối tiền đình có dây chằng chân bướm – hàm đội niêm mạc lên thành một nếp căng giữa hàm trên và dưới, cùng với bờ trước cành cao xương hàm dưới tạo nên một khoang tam giác qua đó có thể gây tê dây thần kinh răng dưới gai Spix

Giữa bờ trước cành cao và các răng hàm cuối cùng là khoảng sau răng hàm làm thông tiền đình với ổ miệng Khi bệnh nhân bị co khít hai hàm hoặc cứng khớp thái dương – hàm không được há miệng, có thể qua đó để đưa thức ăn vào miệng

8 Giải phẫu định khu khoang sau hầu

A Đại cương

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

B Giải phẫu định khu 1 Cấu tạo

Khoang sau hầu là một vùng giải phẫu chạy từ nền sọ tới trung thất Khoang sau hầu nằm giữa thành sau của hầu và mặt phẳng trước đốt sống Nó được giới hạn ở phía trước bởi thành hầu sau, cân quanh hầu; ở 2 bên bởi bao động mạch cảnh và ở phía sau bởi cân trước sống, cơ trước sống và đốt sống cổ

KSH được mạc cánh chia thành 2 phần: khoang sau hầu “thực sự” hay khoang trên móng và khoang nguy hiểm hay khoang dưới móng

- Khoang sau hầu đi từ đáy hộp sọ tới đốt T1-T6, cấu tạo chủ yếu từ mô mỡ và hạch bạch huyết Khoang này chứa các hạch bạch huyết chịu trách nhiệm dẫn lưu bạch huyết của hầu Các hạch bạch huyết sau hầu nằm giữa động mạch cảnh trong và sau đó chia thành các nhóm hạch trong và ngoài Nhóm hạch trong teo đi trong suốt thời kì niên thiếu, khiến trẻ em có khả năng nhiễm trùng khoang sau hầu cao hơn người lớn Nhóm hạch 2 bên, còn được gọi là hạch Rouviere, tồn tại cho tới trưởng thành và có thể là nơi di căn đối với ung

Trang 6

thư đầu mặt cổ Khi bị áp xe ở khoang này sẽ khó thở, phải rạch dẫn lưu theo đường trong miệng

- Khoang dưới móng ở sau khoang trước móng và chỉ chứa mô mỡ

Điểm tận hết của KSH rất thay đổi, tùy theo nơi mạc cánh hòa với mạc tạng Khoang nguy hiểm ở thấp hơn KSH, đi về trung thất sau cho tới mức cơ hoành Do khoang nguy hiểm nối giữa hầu và trung thất nên có khả năng phát tán nhiễm trùng giữa hai khoang

2 Thần kinh

Khoang sau hầu tiếp giáp với nhiều dây TK Đám rối thần kinh hầu và đám rối TM hầu nằm trên mạc miệng hầu Đám rối TK hầu chứa các nhánh của dây TK 9,10,11 và được coi là nhánh vận động và cảm giác chính của hầu Dây 10, chạy trong bao cảnh, cho nhánh quặt ngược thanh quản Nhanh quặt ngược thanh quản chạy xuống dưới bên cạnh hầu và chi phối cơ nội tại của thanh quản, bên cạnh cơ nhẫn giáp

3 Mạch máu:

Sự cấp máu dựa vào nhánh của ĐM hầu lên

9 Giải phẫu định khu Khoang hàm hầu

A Đại cương

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

B Giải phẫu định khu

Khoang hàm hầu là một khoang hình lăng trụ tam giác ở cạnh hầu gồm:

Thành trong: Là thành bên của hầu và vách dựng đứng dọc, vách này đi từ bao tạng đến cân cổ sau

Thành ngoài: Gồm từ trước ra sau có cành lên xương hàm dưới (cơ cắn bám mặt ngoài, cơ chân bướm bám mặt trong), cân cổ nông

Thành sau: Cân trước sống

Đầu trên: Nền sọ (xương thái dương)

Đầu dưới: là mặt phẳng đi qua bờ dưới xương hàm dưới

Khoang này được chia ra làm hai vùng bởi một hoành cận cơ đi tư cơ ức - đòn – chũm đến hầu gọi là hoành trâm

Trang 7

1 Vùng sau trâm:

Vùng này ở sau mỏm trâm, ở trước cột sống, tiếp giáp phía ngoài với vùng mang tai, phía trong với vùng sau hầu, phía trên với nền sọ ở lỗ rách sau, nên vùng này liên quan với nhiều mạch máu và thần kinh(động mạch cảnh ngoài, động mạch cảnh trong, tĩnh mạch cảnh trong và bốn dây thần kinh IX, X, XI và XII, hạch giao cảm cổ trên và hạch bạch huyết)

Khu mang tai có tuyến mang tai, tuyến này choán hết cả khu và lấn cả ra phía trước và sau khu, nhất là về phía hầu Tuyến được bọc trong một cái vỏ, ở giữa vỏ và khu có tổ chức tế bào làm tuyến nước bọt có thể tách dễ dàng từ khu trừ hai chỗ vỏ dính vào bờ trước cơ ức đòn chũm và bao khớp thái dương hàm

Trong khu có nhiều mạch máu và thần kinh liên quan đến tuyến Nó được sắp xếp thành 3 lớp:

- Lớp nông: có dây thần kinhmặt chạy giữa hai thuỳ tuyến như sợi dây đánh dấu sách - Lớp tĩnh mạch: hội lưu tĩnh mạch trong tuyến mang tai do hai tĩnh mạch thái dương nông và tĩnh mạch hàm trong tạo nên để đổ vào tĩnh mạch cảnh ngoài qua tĩnh mạch nối trong tuyến mang tai

- Lớp sâu hay lớp động mạch: ĐMC ngoài chui vào tuyến qua khe trước trâm móng Khe này cách đều mỏm trâm và góc hàm ĐM xẻ hẳn một đường đi vào tuyến khi tới 4 cm trên góc hàm thì chia ra làm 2 nhánh tận

Hạch bạch huyết có toán trên cân là một hạch trước bình nhĩ, toán dưới cân ở trước tai và dưới tai và hạch nội tuyến ở giữa hai thuỳ, dọc theo tĩnh mạch cảnh

b) Khu cạnh hạnh nhân: liên quan ở sau với tuyến nước bọt, ở ngoài với chân bướm trong và liên cơ chân bướm, ở trong với tỵ hầu ở trên, khẩu hầu ở dưới, ở khẩu hầu tuyến hạnh nhân nằm kẹp giữa hai trụ màn hầu, đầu dưới khu liên quan và thông với vùng dưới hàm Mạch máu và thần kinh đi trong khu có dây thần kinh IX chạy giữa thành hầu và cơ trâm lưỡi, động mạch hầu lên, động mạch này có nhánh đi vào hạnh nhân

10 Giải phẫu định khu vùng sàn miệng

A Đại cương

Về mặt giải phẫu vùng hàm mặt, đứng trên quan điểm phẫu thuật, người ta chia làm nhiều vùng, mỗi vùng là một đơn vị thẩm mỹ cần được tôn trọng và có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong khi phẫu thuật Có những vùng lẻ ở giữa như vùng trán, vùng mũi, vung môi gồm cả môi trên và môi dưới, vùng cằm Có những vùng chẵn đối xứng nhau như vùng má, vùng thái dương, vùng cơ đầu Ngoài ra lại có những vùng trong miệng và ở sâu như vùng châm bướm hàm, vùng khẩu cái, vùng lưỡi, dưới lưỡi và trên xương móng

B Giải phẫu định khu

Vùng sàn miệng gồm tất cả phần mềm nằm giữa phần lõm của thân xương hàm dưới và phần lồi của xương móng, giới hạn bên trên là niêm mạc miệng và bên dưới là mặt phẳng qua trên xương móng Theo Tilaux, Hovelacque thì giớ hạn ở phía dưới là cơ hàm móng

Trang 8

Nếu cắt dọc thì thấy cơ hàm móng chia vùng này ra lam hai tầng: tầng trên xương mòng và tầng dưới xương móng Mỗi tầng này lại chia làm 3 khu nhỏ, khu giữa là khu lưỡi và hai bên là khu dưới lưỡi Tầng ở giữa là khu trên móng giữa, hai bên là khu trên móng bên hay khu dưới hàm

1 Khu dưới lưỡi:

Được giới hạn phía trong bởi khối cơ lưỡi, ở phía ngoài bởi hố dưới lưỡi xương hàm dưới, ở dưới là nền miệng tạo bởi cơ cằm móng, cơ hàm móng và cơ nhị thân, ở trên là niêm mạc ở rãnh giữa lưỡi và lợi, ở trước hai khu phải và trái thông với nhau, ở sau khu dưới lưỡi thông với khu hàm dưới bởi khe giữa cơ móng lưỡi và cơ hàm móng

Trong khu có tuyến nước bọt dưới lưỡi do nhiều tuyến con tạo nên, vì vậy có nhiều ống tiết dịch, ống to nhất là ông Rivinus và ống Whalter; các ống này đổ nước bọt vào miệng cạnh ống Wharton Ở giữa tuyến và lưỡi có từ trên xuống dưới ống Wharton, dây thần kinh lưỡi, nhánh của dây hàm dưới, dây này mới đầu ở ngoài,ớau băt chéo ở dưới và đi vào trong ống Wharton, dây thần kinh XII và các mạch máu dưới lưỡi

2.Khu trên móng giữa:

Lớp nông (lớp da, lớp mỡ, trong đó có cơ bám da) được bao phủ giữa hai lá của các lá cân cổ nông, lớp tổ chức tế bào trong đó có tĩnh mạch dưới cằm và nhánh ngang của dám rối thần kinh cổ nông

Cân cổ nông và nhiều hạch dưới cằm nằm dưới

Lớp cơ gồm hai thân trước cơ nhị thân, hai cơ hàm móng Rạch giữa hai cơ này thì vào ổ miệng

3 Khu trên móng hay khu dưới hàm: nhìn trên thiết đồ đứng ngang có hình tam giác: - Thành ngoài trên liên quan với xương hàm dưới

- Thành ngoài dưới là lá nông của cân cổ nông bám vào bờ dưới xương hàm - Thành trong:

Ở phía dưới xương móng là lá sâu của cân cổ nông lá này quặt ngược lên trên và sau khi bao bọc gân có nhị thân, chạy tới bám vào xương móng

Ở phía trên xương móng, thành trong của khu là các cơ trên móng ở đây có hai cơ, cơ móng lưỡi ở sau và cơ hàm móng ở trước, hai cơ này đều có cơ nhị thân bắt chéo ngang Hai cơ đều bám vào xương móng, khi đi lên trên, cơ hàm móng bám váo mặt trong xương hàm dưốìcn cơ móng lưỡi chạy chếch trong tới đày lưỡi nên giữa hai cơ có một khe, qua khe đó coa mẩu trước tuyến dưới hàm cùng với ống Wharton, dây thần kinh XII và tĩnh mạch lưỡi nông kèm theo chạy vào khu dưới lưỡi ở mặt trong cơ móng lưỡi có động mạch lưỡi, còn dây XII trước khi vào khe giữa cơ móng lưỡi và hàm móng thì đi ở mặt ngoài cơ móng lưỡi

- Đầu sau khu dưới hàm liên quan và thông với khu cạnh hầu, ở ngoài lien quan với vách liên hàm mang tai phân cách khu này với khu mang tai

- Đầu trước liên quan với thân trước cơ nhị thân, ở đó có cân cổ nông dính vào cân cơ hàm móng

- Trong khu dưới hàm chứa đựng tuyến dưới hàm, tuyến này liên quan mật thiết với động mạch mặt, tĩnh mạch mặt ở nông nằm áp vào mặt ngoài tuyến, động mạch mặt ở sâu nằm áp vào mặt sau của tuyến, khi tới cực trên của tuyến động mạch quặt ra ngoài dể chạy tới bờ dưới xương hàm, gặp tĩnh mạch mặt rồi cùng tĩnh mạch quặt lên má

Trang 9

Tuyến nước bọt còn liên quan với các bó mạch thần kinh chạy vào lưỡi, cụ thể ở dưới là động mạch lưỡi và tĩnh mạch lưỡi sâu (cách tuyến bởi cơ móng lưỡi), dây XII và tĩnh mạch lưỡi nông Ở trên là dây lưỡi

Hạch bạch huyết dưới hàm nằm ở bờ dưới xương hàm dưới và hai đầu của khu dưới hàm

11 Giải phẫu xương hàm trên

Tổng quan

Xương hàm dưới là xương lớn nhất trong hộp sọ, Nó giữ các răng hàm dưới ở đúng vị trí, đóng vai trò trong hoạt động nhai và tạo thành đường viền hàm dưới Xương hàm dưới gồm thân và các ngành và ở dưới xương hàm trên Thân là một cung ngang tạo nên đường viền xương hàm dưới Các ngành là hai gờ ở hai bên của thân; chúng hợp với thân tại góc hàm Ở trên mỗi ngàng hàm, mỏm quạ và lồi cầu tiếp khớp với xương thái dương để tạo khớp TDH, thứ mà giúp cho xương hàm dưới chuyển động Ngoài các xương thính giác của tai, xương hàm dưới là xương sọ duy nhất có chuyển động và đóng vai trò trong sự nhai

Trong quá trình phát triển, cung mang thứ nhất tạo nên hai gờ mà sẽ tạo thành khớp hàm dưới để tạo thành xương hàm dưới Khi sinh ra, khớp hàm dưới được cấu tạo nên bởi các sụn xơ Trong 1 năm, các symphysis hợp nhất và một rãnh mỏng còn lại ở đường giữa trên mặt trước của thân xương hàm

Cấu tạo và chức năng

Xương hàm dưới được tạo thành từ 2 phần sau đây: Thân và hai ngành

1 Thân

Phần thân là phần phía trước của xương hàm được giới hạn bởi 2 mặt và 2 bờ Thân xương hàm dưới tận cùng và ngành lên xuất phát từ góc hàm dưới ở cả 2 phía, góc này

còn gọi lại gonial angle

A, Mặt ngoài: Mặt ngoài gồm mandibular symphysis ở giữa, là một ụ mỏng ở người

trưởng thành Phần dưới của mandibular symphysis phân chia ra và bao quanh một hố ở giữa được gọi là ụ cằm Các cạnh của ụ cằm được nâng lên, tạo thành gờ cằm Ở phía bên của các cạnh và phía dưới các răng cửa là một hố - hố răng cửa Dưới răng hàm nhỏ 2 là lỗ cằm, nơi thần kinh và mạch máu đi qua

Đường chéo chạy về phía sau từ Gờ cằm tới bờ trước của ngành xương hàm dưới

B, Mặt trong: Mặt trong chứa median ridge ở đường giữa và các Gai cằm ở phía bên của

ridge Đường chéo trong (gờ hàm móng) bắt đầu ở đường giữa và chạy lên trên ra sau tới bờ xương ổ (alveolar border)

C, Bờ xương ổ: Bờ xương ổ, là bờ trên, có các huyệt ổ răng nơi chứa 16 răng hàm dưới D, Bờ dưới: Bờ dưới tạo đường viền hàm dưới và chứa các rãnh nhỏ, nơi các động mạch

mặt đi qua

2 Ngành hàm:

Trang 10

Ngành hàm tạo nên phần sau của xương hàm dưới 2 bên Mỏm vẹt và mỏm lồ cầu ở phía trên của ngành hàm Mỏm vẹt ở phía trước và mỏm lồi cầu ở phía sau, được phân chia bởi khuyết sigma Ngành hàm được giới hạn bởi hai mặt phẳng và 4 bờ, chứa 2 gờ

A, Mặt bên: Mặt bên chứa một phần đường chéo, đường chéo này bắt đầu từ mặt ngoài thân

xương hàm Mặt phẳng này cũng cung cấp nơi bám cho cơ cắn

B, Mặt trong: Mặt trong chứa lỗ ống răng dưới, qua đó TK xương ổ dưới và ĐM xương ổ

dưới đi vào và sau đó đi qua ống hàm dưới Ở phía trước trên của lỗ ống răng dưới là một gờ sắc được gọi là lưỡi hàm (gai Spix) của xương hàm dưới Ở phía sau dưới của lỗ hàm dưới là rãnh hàm móng, cho các mạch hàm móng đi qua

C, Bờ trên: Bờ trên có chỗ lồi lên của mỏm vẹt và mỏm lồi cầu

D, Bờ dưới: Bờ dưới liên tiếp với bờ dưới của thân xương hàm và tạo thành nền hàm E, Bờ sau: Bờ sau liên tiếp với bờ dưới của ngành hàm và sâu xuống tuyến mang tai Bờ này

liên tiếp với bờ dưới của thân xương để tạo nên góc hàm

F, Bờ trước: Bờ trước liên tục với đường chéo ngoài của thân xương F, Mỏm vẹt:

Mỏm vẹt ở phía trên của ngành hàm Bờ trước của nó liên tục với bờ trước ngành hàm, và bờ sau của nó tạo thành giới hạn trước của khuyết sigma Cơ thái dương và cơ cắn bám vào mặt này

G, Mỏm lồi cầu:

Mỏm lồi cầu ở phía trên của ngành hàm và được phân chia thành 2 phần, cổ và lồi cầu Phần cổ lồi cầu là phần mỏng hơn, lồi ra từ ngành hàm Phần lồi cầu là phần cao nhất và góp phần cấu tạo khớp thái dương hàm bằng cách tiếp khớp với đĩa khớp

Mạch máu và hệ bạch huyết

Máu cung cấp tới xương hàm dưới thông qua các mạch máu màng xương và endosteal Các mạch máu màng xương xuất phát chủ yếu từ ĐM huyệt răng dưới và nuôi dưỡng ngành hàm Các mạch máu endosteal xuất phát từ các nhánh quanh hàm dưới của ĐM hàm trên, ĐM mặt, ĐM cảnh ngoài, ĐM thái dương nông; những ĐM này cấp máu cho thân hàm dưới Các răng hàm dưới được nuôi dưỡng bởi các nhánh từ ĐM huyệt răng dưới

Hệ thống bạch huyết của hàm dưới và các răng chủ yếu nhờ vào các hạch bạch huyết dưới hàm dưới; tuy nhiên, vùng cằm dựa vào hạch dưới cằm, thứ mà cuối cùng dẫn tới hạch bạch huyết dưới hàm

Thần kinh

Thần kinh chính liên quan tới hàm dưới là Thần kinh huyệt ổ R dưới, là một nhánh của sự phân chia hàm dưới của TK sinh ba TK huyệt R dưới đi vào lỗ hàm dưới và đi ra phía trước thông qua ống hàm dưới, nơi mà nó cho các nhánh cảm giác tới các R hàm dưới Ở lỗ cằm, TK huyệt ổ

Ngày đăng: 05/07/2024, 23:12

w