Đề cương cuộc thi tìm hiểu ls thanh hóa

10 0 0
Đề cương cuộc thi tìm hiểu ls thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG Về việc tổ chức cuộc thi “”Tìm hiểu lịch sử và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá” năm 2023 Câu 1 (20 điểm): Trình bày quá trình thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Tại sao nói, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời là bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng của tỉnh nhà? a Quá trình thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại Làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh là một bước ngoặt lịch sử quan trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi của phong trào đấu tranh cách mạng đánh đổ chế độ thực dân và phong kiến, giành chính quyền ở Thanh Hóa năm 1945, đồng thời giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa, liên tục vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược Các cuộc đấu tranh yêu nước do các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng khắp, thế nhưng đều lần lượt bị địch khủng bố đẫm máu và thất bại, do thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn của một chính Đảng Trong bối cảnh đó, Ngày 03 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng trong cả nước và các địa phương Cũng từ đây phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ rộng khắp Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc - Thiệu Hóa, Yên Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời Trước tình hình phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân Đ/c Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ Yên Trường, huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930 Điều đặc biệt là cũng tại ngôi nhà này trước đó một tuần đã diễn ra sự kiện thành lập chi bộ cộng sản Yên Trường, tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ Xuân b Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa - Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đánh dấu bước ngoặt trọng đại đối với con đường đấu tranh cách mạng và sự phát triển đi lên của tỉnh nhà Từ đây, phong trào cách mạng trong tỉnh gắn liền với sự lãnh đạo của đảng bộ, vững bước cùng Nhân dân cả nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa - Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cách mạng của quần chúng trong tỉnh - Xây dựng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng niềm tin tất thắng vào mục đích, lý tưởng của Đảng, giữ vững chí khí đấu tranh kiên cường bất khuất, chấp nhận hy sinh gian khổ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đảng bộ đã giữ vững nguyên tắc hoạt động bí mật, kết nạp vào Đảng và tổ chức cách mạng những người ưu tú và tuyệt đối trung thành, xây dựng hệ thống tổ chức đảng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, gắn bó với cơ sở cách mạng, được quần chúng tin yêu hết lòng nuôi dưỡng bảo vệ - Đã vận dụng triệt để cách mạng và khoa học, mục đích, lý tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam để tổ chức lãnh đạo Nhân dân trong tỉnh thực hiện sứ mệnh lịch sử - Đảng bộ Thanh Hóa ra đời là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh Ra đời vào ngày 29-7-1930, bị quân thù liên tục tiến hành khủng bố trắng, phải thành lập, tái thành lập nhiều lần, vượt qua thăng trầm, thử thách, Đảng bộ Thanh Hóa luôn năng động sáng tạo, xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng tỉnh nhà, đáp ứng những nhu cầu bức thiết của lịch sử Câu 2 (15 điểm): Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hoá trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Mùa thu năm 1945, khi tình thế cách mạng đã chín muồi, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã chớp thời cơ, vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước Hòa chung với khí thế đấu tranh của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Thanh Hóa đã đồng tâm, hiệp lực cùng Nhân dân cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám vĩ đại - một trong những mốc son vẻ vang nhất, chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa nổ ra đầu tiên trên địa bàn huyện Hoằng Hóa Ngày 24/7/1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo chi bộ Đảng và Ban cán sự Việt Minh huyện lãnh đạo quần chúng vùng dậy đấu tranh, bắt sống lính bảo an và Tri phủ Phạm Trọng Bào, chiếm phủ đường Sau khi giành thắng lợi, Việt Minh huyện tổ chức mít tinh, tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch, kêu gọi đồng bào tích cực ủng hộ và tham gia Việt Minh, bảo vệ thành quả cách mạng Đây là cuộc khởi nghĩa từng phần cấp huyện đầu tiên của tỉnh giành thắng lợi trọn vẹn, mở đầu cho các cao trào khởi nghĩa giành chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hoằng Hóa đã cổ vũ, thúc đẩy mạnh mẽ cao trào chuẩn bị khởi nghĩa trong toàn tỉnh Để kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng, ngày 13/8/1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã triệu tập hội nghị mở rộng tại nhà ông Tô Đình Bảng, làng Mao Xá, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa Hội nghị đánh giá thời cơ cách mạng đã chín muồi và quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa do đồng chí Lê Tất Đắc làm chủ tịch Hội nghị chủ trương tiến hành khởi nghĩa ở những nơi có phong trào cách mạng mạnh, sau đó sẽ tập trung lực lượng hỗ trợ cho những nơi phong trào còn yếu, giành chính quyền ở miền xuôi rồi tiến đến giành chính quyền ở miền núi Sau 2 ngày chuẩn bị, đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19/8/1945, lệnh khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh được phát ra Tại Thiệu Hóa, ngay trong đêm 18/8, quần chúng cách mạng và tự vệ đã bao vây đội lính bảo an gồm 40 tên và bao vây phủ lỵ Thiệu Hóa Trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt, đến sáng ngày 19/8 quân cách mạng đã làm chủ hoàn toàn phủ lỵ, chính quyền cách mạng về tay Nhân dân Tiếp theo thắng lợi tại huyện Thiệu Hóa, cũng trong ngày 19/8/1945, lực lượng khởi nghĩa đã giành được chính quyền ở các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hà Trung, Thạch Thành, Nga Sơn, Đông Sơn Ngày 20/8/1945, các huyện Tĩnh Gia, Cẩm Thủy cũng đã giành chính quyền về tay Nhân dân Riêng tại thị xã Thanh Hóa, nay là thành phố Thanh Hóa, từ sáng ngày 18/8, chấp nhận tối hậu thư của ta, các đơn vị quân đội phát xít Nhật rút lui khỏi các vị trí chiếm đóng Sáng ngày 20/8, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa thị xã, lực lượng tự vệ chiến đấu cùng đông đảo quần chúng Nhân dân lần lượt chiếm các vị trí quan trọng như: tòa sứ, dinh tỉnh trưởng Đến chiều ngày 20/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã giành thắng lợi hoàn toàn Như vậy là chỉ sau 3 ngày phát lệnh tổng khởi nghĩa, đến ngày 21/8/1945, thị xã Thanh Hoá và tất cả các huyện đồng bằng cùng hai huyện miền núi là Thạch Thành, Cẩm Thuỷ đã thành lập được chính quyền dân chủ Nhân dân Ngày 23/8/1945 tại phố Vườn Hoa, thị xã Thanh Hóa, UBND cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa ra mắt Nhân dân Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời Lê Tất Đắc tuyên bố xóa bỏ chính quyền phong kiến thực dân và thành lập chính quyền cách mạng, công bố bản chương trình của Việt Minh về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa Sau khi giành chính quyền ở các huyện miền xuôi, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã huy động lực lượng tự vệ kết hợp với lực lượng cách mạng các huyện: Như Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hóa, vận dụng sách lược đấu tranh mềm dẻo, linh hoạt, vận động bọn tri châu, lang đạo bàn giao lại chính quyền, xóa bỏ chính quyền cũ, thiết lập chính quyền cách mạng ở 6 huyện miền núi Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh và tinh thần quật khởi mạnh mẽ, quả cảm, đoàn kết của Nhân dân Đây cũng là sự tiếp nối vẻ vang truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm kiên cường và bất khuất của đồng bào các dân tộc Thanh Hoá 75 năm qua, những bài học và ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 đã được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vận dụng và phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời Câu 3 (20 điểm): “Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có vai trò kết nối vùng đồng bằng Sông Hồng, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ Xây dựng và phát triển Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu, trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển là trách nhiệm của tỉnh Thanh Hóa và cả nước nhằm hiện thực hoá lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm tỉnh Thanh Hóa” a Đoạn trích trên ở trong văn bản Nghị quyết số 58 NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến 2030 và tầm nhìn đến 2045 b Nội dung cơ bản của nghị quyết Mục tiêu đến năm 2030: Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh Tầm nhìn đến năm 2045: Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước 1 Xây dựng tỉnh Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn 2 Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng, là cơ sở để tỉnh Thanh Hoá phát huy vai trò là một cực tăng trưởng mới 3 Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù, phù hợp để tỉnh Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới 4 Phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; tạo nền tảng để trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nưóc về giáo dục và đào tạo; y tế chuyên sâu 5 Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tạo nền tảng để tỉnh Thanh Hoá trở thành một trong những trung tâm lớn về văn hoá và thể thao của khu vực và cả nước Thực hiện tốt công tác tôn giáo và dân tộc 6 Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu 7 Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước 8 Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác và hữu nghị với các địa phương của nước bạn Lào, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội 9 Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền Câu 4(15 điểm): Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Trình bày nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX (tháng 10/2020) a Các kì đại hội của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930, thực hiện chủ trương của Đảng về việc thành lập các đảng bộ địa phương trong cả nước, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29-7-1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập Đến nay, sau 90 năm lãnh đạo toàn diện, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 19 kỳ đại hội Mỗi kỳ đại hội là những mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước trưởng thành to lớn về công tác xây dựng Đảng, phong trào cách mạng của Đảng bộ tỉnh trong mỗi giai đoạn lịch sử Do thực tiễn của tình hình cách mạng trong tỉnh, giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1948, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chưa có điều kiện tiến hành các kỳ đại hội Đến tháng 2-1948, Đảng bộ tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, tại làng Thuần Hậu, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân Đại hội ra nghị quyết “Xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, thành hậu phương vững mạnh của cuộc kháng chiến, cung cấp sức người, sức của cho chiến trường; tổ chức chiến đấu tại chỗ thắng lợi, bảo vệ vững chắc hậu phương trong mọi tình huống” Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ II (tháng 4-1949), Đại hội lần thứ III (từ ngày 20-6 đến ngày 5-7-1950), Đại hội lần thứ IV (từ ngày 1 đến ngày 5-5-1952) đã đề cao nhiệm vụ tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố chính quyền cách mạng, phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở đảng; quyết tâm xây dựng Thanh Hóa thành căn cứ địa, hậu phương vững chắc, chi viện sức người, sức của “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” Trên cả hai phương diện, đảm bảo hậu cần và chiến đấu bảo vệ quê hương, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Trung ương giao phó, góp phần quan trọng cùng với cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ V (từ ngày 25-2 đến ngày 5-3-1961); Đại hội lần thứ VI (từ ngày 7 đến ngày 17-7-1963); Đại hội lần thứ VII (từ ngày 21-10 đến ngày 4-11-1969), đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo đầy đủ và kịp thời mọi yêu cầu của tiền tuyến lớn, tăng cường lực lượng vũ trang, giữ vững trật tự an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa phương, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ; phát triển kinh tế địa phương toàn diện, cân đối và với tốc độ nhanh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ VIII (từ ngày 19 đến ngày 28-5-1975), đã xác định tiếp tục thực hiện Nghị quyết 22, 23 và Chỉ thị 208 của Trung ương Đảng, phát huy khí thế cách mạng toàn dân, sử dụng hợp lý tài nguyên, đất đai, lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng Đại hội quyết định mở đợt phát động thi đua “Tiến quân vào thời kỳ mới” trong thời gian 55 ngày (từ ngày 5-6 đến ngày 30-7-1975) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX (được tiến hành 2 vòng, vòng I từ ngày 11 đến ngày 19-11-1976; vòng II, từ ngày 4 đến ngày 11-5-1977), Đại hội lần thứ X (từ ngày 5 đến ngày 12-10-1979), đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tổ chức lại nền kinh tế, mở rộng các ngành sản xuất, tập trung giải quyết các vấn đề lương thực, đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển sự nghiệp văn hóa, xã hội; đồng thời, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm tốt nghĩa vụ quốc tế với tỉnh Hủa Phăn (Lào) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XI (vòng 1, cuối năm 1982 và vòng 2 được tiến hành từ ngày 28-3 đến 1-4-1983) đã xác định phương hướng, nhiệm vụ từ năm 1983-1985 là: Đổi mới cung cách làm ăn, phát huy tiềm năng thế mạnh, sản xuất nhiều hàng hóa, nhất là lương thực Tăng cường quốc phòng - an ninh, đập tan chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII (từ ngày 23 đến ngày 29-10-1986) xác định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ XII là: Từ lương thực, xuất khẩu, sản xuất hàng hóa phong phú, đa dạng mà đi lên Xây dựng cơ cấu kinh tế sát hợp Gắn phát triển kinh tế với xã hội, coi trọng chiến lược xây dựng con người, lấy giáo dục phổ thông và bảo vệ sức khỏe làm cơ bản Thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh Nhân dân, lấy dân làm gốc, lấy cơ sở làm nền tảng, lấy sức mạnh tại chỗ là chính Tập trung sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng sức mạnh của 4 vùng kinh tế Trọng điểm là khai thác thế mạnh trung du - miền núi, tăng cường đầu tư khai thác kinh tế biển, tạo thế đi lên vững chắc của đồng bằng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIII (vòng 1, diễn ra từ ngày 25 đến 27-4-1991; vòng 2, từ ngày 24 đến 27-9-1991), Đại hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 1996-2000 (từ ngày 7 đến ngày 10-5-1996), đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ: Giữ vững thế ổn định chính trị, tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, khai thác sử dụng tốt các nguồn lực đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển; kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, cải thiện đời sống Nhân dân Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, nhiệm kỳ 2001-2005 (từ ngày 2 đến ngày 5-1-2001) đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới là: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường và củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị Xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010 (từ ngày 19 đến ngày 22-12-2005) đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ là: Huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực phát triển kinh tế với tốc độ cao bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Đến năm 2010, ra khỏi tỉnh nghèo; đến năm 2020, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp Lần đầu tiên, đại hội đề ra 5 chương trình trọng tâm để phấn đấu thực hiện: Chương trình xây dựng Khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền Tây; Chương trình đào tạo sử dụng nguồn nhân lực; Chương trình phát triển xuất khẩu; Chương trình phát triển du lịch Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010– 2015 (từ ngày 17 đến ngày 20-10-2010) tiếp tục đề ra 5 chương trình trọng tâm để phấn đấu thực hiện trong nhiệm kỳ; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm từ 17 - 18%; đồng thời phấn đấu đến năm 2015 đạt mức thu nhập trung bình của cả nước, đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh tiên tiến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015- 2020 (từ ngày 22 đến ngày 25-9-2015) đề ra phương hướng chung cho nhiệm kỳ là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tranh thủ thời cơ, vận hội mới; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; coi phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nền tảng, phát triển công nghiệp là then chốt, tập trung phát triển du lịch và các dịch vụ có lợi thế; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, quan tâm bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ trật tự an toàn xã hội; phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại Đại hội đã đề ra 5 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các chương trình, mục tiêu trong nhiệm kỳ 2015-2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 28-10-2020 Chủ đề của đại hội là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống Nhân dân; đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh; phấn đấu đến năm 2020 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại” Trải qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đạt được nhiều thành tựu to lớn và vẻ vang Đó là cơ sở để Nhân dân tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân các dân tộc tỉnh Thanh tiếp tục làm nên những kỳ tích mới, đưa Thanh Hóa ngày càng phát triển giàu đẹp, phồn vinh, sớm trở thành “tỉnh kiểu mẫu” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh b Nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX (tháng 10/2020 * Nội dung Đại Hội Chủ đề: "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử; khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh - quốc phòng; phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại" Phương châm hành động của Đại hội là "Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển" Phương châm hành động: Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển, đã đề ra 27 chỉ tiêu, 6 chương trình trọng tâm, 3 khâu đột phá; 12 nhiệm vụ và giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; 8 nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” Tỉnh phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương khẩn trương xây dựng, đề xuất với Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; trình Quốc hội xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế, nhằm khai thác và phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, tạo động lực mới cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai hiệu quả quy hoạch tỉnh Thanh Hoá phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ Trong đó, cần chú ý quy hoạch đô thị tỉnh Thanh Hoá phải theo hướng phân bổ hợp lý giữa các vùng, kết nối thuận lợi với các đô thị vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, thân thiện với môi trường, dẫn dắt đổi mới sáng tạo và là động lực tăng trưởng kinh tế Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, tránh chồng chéo, phát huy thế mạnh đặc trưng của địa phương Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, TP Hà Nội, nhất là trong xúc tiến đầu tư và thương mại, huy động và phân bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; quan tâm đến công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng… Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo chuyển biến về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế Phát triển mạnh công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu; mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao theo chuỗi giá trị, trọng tâm là đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xác định rõ các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để tập trung phát triển; chú trọng công tác xây dựng thương hiệu hàng nông sản, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tạo sức hấp dẫn mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển Cần lưu ý thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài có chọn lọc, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ bác sỹ chất lượng cao để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân Chủ động, tích cực ứng dụng những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ bác sỹ chất lượng cao để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân Chủ động, tích cực ứng dụng những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc; bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống Nắm chắc tình hình và chủ động triển khai các phương án bảo đảm an ninh - trật tự, nhất là an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, dân tộc, trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, tuyệt đối không để hình thành điểm nóng Rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc nổi cộm, tồn đọng, kéo dài và các vụ việc mới phát sinh ngay tại cơ sở Đảng bộ Thanh Hóa cần coi trọng và tập trung hơn nữa cho công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; trong đó đặc biệt chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Tiếp tục cụ thể hóa, thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh * Ý nghĩa Đại hội XIX Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX là Đại hội của “Quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt” Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã tạo khí thế phấn khởi cho toàn Ðảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh ta; là động lực tinh thần to lớn cổ vũ mạnh mẽ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, người Thanh Hóa ở tỉnh ngoài phát huy cao độ truyền thống yêu nước, đoàn kết, cách mạng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, linh hoạt, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, hành động quyết liệt mạnh mẽ hơn nữa, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đã đề ra, xây dựng Thanh Hóa đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước Câu 5 (20 điểm): Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu khái quát về biển đảo quê hương Thanh Hoá? Trong tương lai, nếu muốn khởi nghiệp trên lĩnh vực kinh tế biển của quê hương, em dự định kế hoạch thực hiện như thế nào? * Giới thiệu khái quát về biển đảo quê hương Thanh Hoá Xứ Thanh được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng đường bờ biển dài hơn 100 km, được thiên nhiên ưu ái nhiều bãi biển đẹp, như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Tiên Trang, bãi Đông-Nghi Sơn, đảo Hòn Mê Với sản vật dồi dào, biển không chỉ nuôi sống bao thế hệ ngư dân, mà còn hình thành nên những xóm làng mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa đặc trưng miền duyên hải Nhiều vùng biển xứ Thanh, với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, đã trở thành những khu du lịch nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, gọi mời du khách gần xa về với đất này, để tận hưởng làn nước mát lành, và lắng nghe khúc hoan ca được cất lên từ biển Nhắc đến biển xứ Thanh, phải nhắc đến Sầm Sơn - thành phố trẻ nằm bên bờ sóng; nơi trời đất, sông biển giao hòa tạo nên vẻ đẹp thơ mộng; nơi các giá trị văn hóa- lịch sử trường tồn, ẩn chứa nhiều câu chuyện thấm đẫm sắc màu huyền thoại; nơi những lễ hội truyền thống và hiện đại diễn ra náo nhiệt, tạo nên không gian rực rỡ sắc màu Không phải ngẫu nhiên Sầm Sơn được mệnh danh là “thiên đường mùa hạ” Với bờ biển dài thoai thoải, bãi cát trắng mịn, kề bên là dãy núi Trường Lệ xanh biếc, Sầm Sơn mang vẻ đẹp thiên nhiên căng tràn sức sống Ở nơi này, sóng vỗ ngàn năm kể mãi bao giai thoại về những vị thần có công an dân hộ quốc, về chuyện tình son sắt thủy chung tạc nên hòn Trống Mái Người dân qua bao thế kỷ đã dựng xây nên những vạn chài sầm uất, mang đậm dấu ấn văn hóa biển khơi Biển từ lâu đời đã gắn bó với người Việt cổ xứ Thanh Sống trong môi trường biển, những cư dân biển tỉnh Thanh qua nhiều thế hệ đã sáng tạo và lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống có giá trị mang đậm dấu ấn biển khơi Với những lợi thế sẵn có, du lịch biển đảo là một trong những thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa Những năm gần đây, Thanh Hóa đang nỗ lực để khai thác các tiềm năng và lợi thế, đưa "ngành công nghiệp không khói" trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương * Dự định của em khởi nghiệp trên lĩnh vực kinh tế biển của quê hương (Học sinh tự thực hiện)

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan