1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ mua hàng tại công ty cổ phần nova fb

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ mua hàng tại công ty cổ phần Nova F&B
Tác giả Trần Bích Vân
Người hướng dẫn TS. Hà Minh Hiếu
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Để hoạt động kinh doanh chuỗi nhà hàng, quán cà phê được diễn ra suôn sẻ thì hoạt động mua hàng phải đáp ứng được kịp thời nhu cầu về nguyên vật liệu, hàng hóa được sử dụng trong nhà hàn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

HÀNG T ẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NOVA F&B”, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành

đến quý công Cổ phần Nova F&B, đặc biệt là bộ mua hàng của công ty, chị Nguyễn Thị Hương My và các anh chị đã hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho tác giả học tập, tìm hiểu thực tế những kiến thức thực tiễn về lĩnh vực thu mua hàng, giúp tác giả hoàn thành tốt đề tài cũng như tích luỹ thêm kinh nghiệm cho chuyên ngành của mình Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn sự hướng dẫn của các giảng viên khoa Thương mại, trường ĐH Tài Chính – Marketing Nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy Hà Minh Hiếu suốt thời gian qua, tác

giả đã hoàn thành được đề tài này Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn của mình chưa tốt nên không thể tránh khỏi những sai sót khiến bài báo cáo sẽ có những hạn chế Do đó tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong khoa Thương mại để tác giảcó thể tích luỹ thêm những kiến thức và kinh nghiệm

Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện

Trần Bích Vân

Trang 4

L ỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng mình, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên khoa Thương mại, đảm bảo tính trung thực về các nội dung khoá luận Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Trang 6

NH ẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1 Mức độ phù hợp tên đề tài khóa luận:

2 Mức độ phù hợp về kết cấu nội dung và tính logic giữa các nội dung khóa luận:

3 Mức độ chuyên sâu, sáng tạo của các nội dung khóa luận:

4 Khả năng ứng dụng vào thực tiễn của khóa luận:

5 Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

Điểm đánh giá khóa luận (ghi rõ bằng số và chữ):

TP H ồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 202…

Gi ảng viên hướng dẫn

(ký và ghi rõ h ọ, tên

Trang 7

M ỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU 1

C伃ᬀ SỞ L夃Ā THUYẾT V쨃 HÀNG 1

1.1 Khái quát chung về nghiệp vụ mua hàng 1

1.1.1 Khái niệm, định nghĩa về nghiệp vụ mua hàng 1

1.1.2 Đặc điểm của mua hàng 3

1.1.3 Phân loại và vai trò của mua hàng 3

1.1.4 Quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ mua hàng 6

1.2 Các ch椃ऀ tiêu đánh giá nghiệp vụ mua hàng 11

1.2.1 Ch椃ऀ tiêu về chủng loại 11

1.2.2 Ch椃ऀ tiêu về số lượng 11

1.2.3 Ch椃ऀ tiêu về chất lượng 13

1.2.4 Ch椃ऀ tiêu về thời gian 13

1.2.5 Ch椃ऀ tiêu về chi phí 14

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ mua hàng 14

1.3.1 Các yếu tố bên trong 14

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài 18

TÓM TẮT CHƯ伃ᬀNG 1 22

C伃ᬀ SỞ L夃Ā THUYẾT V쨃

Trang 8

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Nova F&B 24

2.1.1 Khái quát về công ty Cổ phần Nova F&B 24

2.1.2 Chức năng của công ty Cổ phần Nova F&B 25

2.1.3 Cơ cấu quản lý của công ty Cổ phần Nova F&B 26

2.1.4 Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Nova F&B 27

2.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2021 27

2.3 Thực trạng hoạt động mua hàng tại công ty Cổ phần Nova F&B 29

2.3.1 Phân tích tình hình hoạt động mua hàng tại công ty Cổ phần Nova F&B 29

2.3.2 Thực trạng hoạt động mua hàng tại công ty Cổ phần Nova F&B 31

2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 44

2.4 Phân tích điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện của hoạt động mua hàng tại công ty Cổ phần Nova F&B 48

2.4.1 Điểm hoàn thiện của hoạt động mua hàng tại công ty Cổ phần Nova F&B 48

2.4.2 Điểm chưa hoàn thiện của hoạt động mua hàng tại công ty Cổ phần Nova F&B49 TÓM TẮT CHƯ伃ᬀNG 2 51

giải pháp hoàn thiện hoạt động mua hàng tại công ty nova f&b 52

3.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện nghiệp vụ mua hàng của công ty Cổ phần Nova F&B đến năm 2026 52

3.1.1 Định hướng 52

3.1.2 Mục tiêu 52

3.2 Đề xuất giải pháp 53

3.2.1 Nhân viên ở các phòng ban chuyên môn cần hỗ trợ cho nhân viên mua hàng 53

3.2.2 Giảm thiểu sử dụng và trao đổi chứng từ gốc thông qua các đơn vị chuyển phát54 3.2.3 Phân cho các phòng ban chuyên môn thực hiện việc kiểm tra các hàng hóa đặc thù 54

Trang 9

3.2.4 Chuyển đổi hồ sơ thanh toán gốc sang hồ sơ trực tuyến và tích hợp nộp hồ sơ thanh

toán qua phần mềm 55

3.2.5 Lưu trữ thông tin chi tiết về tình trạng đơn hàng đã thực hiện 56

3.2.6 Cải tiến cơ sở hạ tầng – công nghệ thông tin 57

3.2.7 Nâng cấp quy trình hoạt động mua hàng 58

3.2.8 Nâng cao chất lượng nhân lực mua hàng 59

3.3 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 60

TÓM TẮT CHƯ伃ᬀNG 3 60

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 11

DANH M ỤC HÌNH

Hình 1.1 : Quá trình nghiệp vụ mua hàng 7

Hình 2.1 Logo công ty Cổ phần Nova F&B 24

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu quản lý công ty Cổ phần Nova F&B 26

Hình 2.3: Quy trình hoạt động mua hàng của công ty Cổ phần Nova F&B 31

Hình 2.4: Quy trình ra quyết định mua hàng 32

Hình 2.5: Quy trình tìm kiếm và lựa chọn NCC 35

Hình 2.6: Quy trình đàm phán và đặt hàng 38

Hình 2.7: Quy trình tổ chức thực hiện đơn hàng 40

Hình 2.8: Quy trình đánh giá sau mua 43

Trang 12

DANH M ỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Nova F&B giai đoạn 2019-2021 28Bảng 2.2: Cơ cấu tình hình hoạt động mua hàng tại công ty Cổ phần Nova F&B 29

Trang 13

L ỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt kết hợp với tốc độ thay đổi kỹ thuật chóng mặt đang điều khiển sự phát triển của chuỗi cung ứng, cái mà bao gồm nhiều mắt xích mà mỗi mắt xích đều mang tính chuyên môn hóa cao Từng mắt xích trong chuỗi vừa vận hành độc lập, vừa liên kết chặt chẽ và hài hòa với nhau để hướng tới mục tiêu là tối ưu hóa, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và thỏa mãn khách hàng Và trong chuỗi cung ứng đó, mua hàng là mắt xích đầu tiên và là hoạt động tạo tiền đề quyết định đối với chất lượng toàn bộ hệ thống và xuyên suốt chuỗi cung ứng Tổ chức hoạt động mua hàng tốt có thể giúp doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất rõ ràng, đảm bảo số lượng và chất lượng đầu ra và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Hoạt động mua hàng có thể tác động mạnh đến chi phí và chất lượng của mua hàng đầu vào cũng như các hoạt động khác liên quan đến tiếp nhận, sử dụng đầu vào và sự tương tác với các nhà cung cấp Theo báo cáo của Ardent Partners (2011)1, bộ phận thu mua trung bình quản lý 60,6% tổng chi tiêu của doanh nghiệp và bộ phận thu mua trung bình cũng đạt được mức tiết kiệm hàng năm là 6,7% trong chu kỳ báo cáo gần đây, chiếm 52,6% chi tiêu có thể giải quyết được và có tỷ lệ tuân thủ hợp đồng là 62,6% Qua đó cho thấy đánh giá và hoàn thiện hoạt động mua hàng là công việc rất quan trọng khi mà bộ phận mua hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng Sự cắt giảm trong chi phí cho nguyên liệu thô và dịch vụ có thể cho phép công ty mua bán thành phẩm với mức giá cạnh tranh để giành chiến thắng trong kinh doanh

Công ty Cổ phần Nova F&B là đơn vị thành viên đặc biệt của Nova Service – Thương hiệu nằm trong hệ sinh thái NovaGroup, hoạt động tập trung vào lĩnh vực vận hành và khai thác các chuỗi nhà hàng, quán cà phê, khu giải trí đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam Tuy vậy, mua hàng lại là hoạt động đầu tiên và được ví như “xương sống” có ý nghĩa

Trang 14

đặc biệt quan trọng và tác động gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Để hoạt động kinh doanh chuỗi nhà hàng, quán cà phê được diễn ra suôn sẻ thì hoạt động mua hàng phải đáp ứng được kịp thời nhu cầu về nguyên vật liệu, hàng hóa được sử dụng trong nhà hàng về cả thời gian, số lượng, chất lượng, chủng loại, cộng thêm việc tối ưu chi phí đầu vào, từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty

Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động mua hàng hàng hóa phục vụ cho quá trình vận hành việc kinh doanh của công ty, trên cơ sở lý thuyết đã được học tại trường kết hợp với thực tế quan sát và tìm hiểu được tại phòng mua hàng của công ty Cổ phần Nova F&B, dưới sự hướng dẫn của thầy Hà Minh Hiếu và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về quy trình nghiệp vụ mua hàng thực tế, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “GIẢI PHÁP

HOÀN THI ỆN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NOVA F&B” để

làm đề tài khoá luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động mua hàng thực tế đang diễn ra tại công ty Cổ phần Nova F&B

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động mua hàng

- Thứ hai, phân tích thực trạng nghiệp vụ quy trình mua hàng thực tế đang diễn ra tại công ty thông qua việc phân tích quy trình thực tế, từ đó đưa ra những điểm hoàn thiện

và chưa hoàn thiện

- Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động mua hàng của công ty Cổ phần Nova F&B trong giai đoạn 2023-2026

3 Đối tượng nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quy trình tổ chức mua hàng tại công ty Cổ phần Nova F&B

b Phạm vi nghiên cứu:

Lý thuyết: Cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ tổ chức hoạt động mua hàng

+ Thời gian: từ năm 2019 đến năm 2022

+ Không gian: Số liệu, quy trình được tìm hiểu tại công ty Cổ phần Nova F&B

Trang 15

Tác giả sử dụng các công cụ định tính, định lượng để phân tích các điểm hoàn thiện cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động:

• Phương pháp quan sát: là phương pháp thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng Phương pháp này dùng cho việc nhìn nhận quy trình làm việc thực tế của công ty

• Phương pháp so sánh: là đối chiếu các ch椃ऀ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa,

có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các ch椃ऀ tiêu Phương pháp này để đối chiếu các số liệu kinh doanh của công ty và sự khác nhau giữa thực tế - lý thuyết

• Phương pháp thu thập: là phương pháp thu thập và tìm kiếm thông tin từ những tài liệu tham khảo có sẵn (hồ sơ, số liệu, sổ sách thống kê ) để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết.Phương pháp này dùng thu thập những thông tin để khái quát tình hình hoạt động công ty và quá trình hình thành và phát triển của công ty

• Phương pháp phân tích: là phương pháp nghiên cứu, chẻ nhỏ vấn đề thành từng mảnh nhỏ, từng chi tiết, khía cạnh, cái toàn bộ thành các phần, các bộ phân khác nhau nhằm nghiên cứu sâu sắc các sự vật, hiện tượng, quá trình; nhận biết các mối quan hệ bên trong và sự phụ thuộc trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình đó Phương pháp này được sử dụng để phân tích kết quả kinh doanh, quy trình thực tế của công ty

• Phương pháp tư duy biện chứng: Trong khóa luận này, phương pháp tư duy biện chứng được dùng tại Chương 1, 2 và 3 nhằm nêu những nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm, các kiến nghị và đề ra các giải pháp cụ thể dưới quan điểm cá nhân

5 Kết cấu đề tài

Với mục tiêu nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu như trên, đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết về hoàn thiện nghiệp vụ nghiệp vụ mua hàng

Chương 2 Cơ sở thực tiễn về thực trạng và việc hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện

hoạt động mua hàng tại công ty Cổ phần Nova F&B

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ mua hàng tại công ty cổ phần Nova F&B giai

đoạn 2023 – 2026

Trang 16

C Ơ SỞ L夃Ā THUYẾT V쨃

1.1 Khái qu át chung về nghiệp vụ mua hàng

Kh ái niệm, đ椃⌀nh ngh椃̀a về nghiệp vụ mua hàng

Sự phát triển ngày càng cao của khối kinh doanh sản xuất được hỗ trợ đắc lực từ sự tăng trưởng của nền kinh tế trên thế giới và khu vực Vậy nên sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất uy tín và chất lượng hơn Sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh sản

xuất sẽ trở nên ngày càng gay gắt từ cơ sở hạ tầng nhà máy, chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành, … Chính vì thế mà hoạt động mua hàng trong chuỗi cung ứng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi đây là hoạt động tiền đề và không thể thiếu trong chuỗi cung ứng, tạo các yếu tố đầu vào kịp thời, đầy đủ và chính xác để doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kịp tiến độ kinh doanh Ngoài ra, nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng thì nguyên vật liệu, vật tư, bán thành phẩm, hàng hóa là đầu vào của quá trình này Mặc dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nhưng quản trị mua hàng hóa có vai trò tạo tiền đề quyết định đối với chất lượng toàn bộ hệ thống và xuyên suốt chuỗi cung ứng Cùng với sự phát triển của nó, có rất nhiều khái niệm về mua hàng đã được hinh thành:

Theo Arjan J Van Weele (2009), “mua hàng là công tác quản lý các nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp, cung cấp toàn bộ hàng hóa, dịch vụ, khả năng và kiến thức cần thiết

để vận hành, duy trì và quản lý các hoạt động chính của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn đạt được những điều kiện thuận lợi nhất”

Đối với Michael Hugos (2011) thì “mua hàng là quá trình thu gom nguyên vật liệu và dịch vụ”

Còn theo Hà Minh Hiếu (2022), “mua hàng là hệ thống các mặt công tác được phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận nhằm tạo nên lực lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hóa, cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu tồn kho và bán hàng với tổng chi phí

Trang 17

thấp nhất đồng thời thảo mãn nhu cầu của các phòng ban, bộ phần trọng hoạt động doanh nghiệp”

• Phân biệt mua hàng và thu mua:

Theo Hà Minh Hiếu (202), “Mua hàng (Purchasing) gồm những hoạt động liên quan đến việc mua sắm nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, nhằm cung ứng phục vụ cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả Còn Thu mua (Procurement) là hoạt động thiết yếu của tổ chức, phát triển, mở rộng chức năng mua hàng nhằm tiến tới mục tiêu tối ưu hóa Thu mua thường chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề mang tính chiến lược lâu dài, dài hạn.”

Đối với Nguyễn Thành Hiếu (2015), “Thu mua có liên quan tới việc mua và sắp xếp dịch chuyển vật liệu, phụ tùng hoặc thành phẩm từ các nhà cung cấp vào nhà máy sản xuất, lắp ráp, nhà kho, hoặc các cửa hàng bán lẻ Trong sản xuất, quá trình thu mua thường được gọi là “Purchasing” Trong quy trình quản lý, thu mua theo cách gọi trước kia là

“Procurement”

Theo Peter Baily và các cộng sự (2015) thì “vào đầu những năm 2000, thuật ngữ

“Procurement” (thu mua) và “Purchasing” (mua hàng) được xem như đồng nghĩa và thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng xét về bản chất thì mua hàng ch椃ऀ là một hoạt động nhỏ trong toàn bộ quá trình thu mua” Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010) cũng đồng ý rằng “Thu mua là một khái niệm rộng hơn và cho rằng thu mua là hoạt động thiết yếu của tổ chức, là sự phát triển, mở rộng chức năng mua hàng So với mua hàng thì trong thu mua người ta chú trọng nhiều hơn đến vấn đề mang tính chiến lược Thu mua bao gồm các việc: mua sắm, vận chuyển, dự trữ và tất cả các hoạt động có liên quan đến việc nhập vật tư đầu vào”

Tuy rằng, mua hàng ch椃ऀ ảnh hưởng một cách gián tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, nhưng để thành phẩm đầu ra tốt thì chất lượng đầu vào là nhân tố quan trọng nhất và mang yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ khách hàng Nếu chất lượng nguồn vật tư, nguyên

vật liệu đầu vào không đạt tiêu chuẩn thì kéo theo chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ không đủ đáp ứng về chất lượng giá cả, chi phí và cả thời gian

Trang 18

Đặc điểm của mua hàng

Thứ nhất, đối tượng của nghiệp vụ mua hàng chính là bất kì loại hàng hoá nào mà được phép kinh doanh theo quy định của Luật Thương Mại

Thứ hai, mua hàng là xác định chính xác nhu cầu, mua đúng nguyên vật liệu, đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng lúc, đúng giá, đúng nguồn cung và đúng địa điểm

Thứ ba, bản chất của nghiệp vụ mua hàng hàng chính là một hoạt động kinh doanh thương mại, nên phải có đủ tối thiểu hai chủ thể là bên mua và bên bán

Thứ tư, mua hàng là cầu nối then chốt giữa các thành phần của một chuỗi cung ứng

Phân lo ại và vai trò của mua hàng

- Mua hàng gián tiếp bao gồm nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, từ các mặt hàng được tiêu chuẩn hóa như vật tư văn phòng và dầu nhờn máy cho đến các sản phẩm và dịch vụ phức tạp và tốn kém như thiết bị nặng, dịch vụ tư vấn và dịch vụ gia công

b Theo quy mô mua hàng:

- Mua hàng theo nhu cầu: Là hình thức mua hàng trong của doanh nghiệp thương mại trong đó khi doanh nghiệp cần mua hàng với số lượng bao nhiêu thì sẽ tiến hành mua

Trang 19

bấy nhiêu tức là mỗi lần mua hàng ch椃ऀ mua vừa đủ nhu cầu bán ra của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định Để có được quyết định lượng hàng sẽ mua trong từng lẫn, doanh nghiệp phải căn cứ vào diễn biến thị trường, tốc độ tiêu thụ sản phẩm và xem xét lượng hàng thực tế của doanh nghiệp

Lượng bán hàng dự kiến + tồn đầu kỳ + tồn cuối kì Lượng hàng thích hợp = một lần mua số vòng chu chuyển hàng hoá dự kiến

- Mua hàng theo lô lớn: Mua hàng theo lô lớn là lượng hàng mua một lần nhiều hơn nhu cầu bán ra của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định Trên cơ sở dự đoán nhu cầu trong một khoản thời gian nhất định nào đó Dựa vào một số luận cứ ta có thể xác định được số lượng hàng tối ưu cần nhập bởi vậy ta biết rằng tổng chi phí cho việc nhâp hàng

sẽ nhỏ nhất khi chi phí lưu trữ hàng hoá bằng với chi phí mua hàng

c Theo hình th ức mua hàng:

- Tập trung mua hàng: Là phương thức mua hàng, trong đó tất cả các phòng ban của một công ty với một phân bố địa lý rộng có thể mua hàng thông qua một tổ chức mua chung Các nguyên vật liệu cần thiết cho toàn bộ doanh nghiệp sẽ được mua tại cùng một thời điểm và sau đó được gửi đến cho các phòng ban hay các dây chuyền sản xuất khi cần sử dụng chúng Hình thức mua hàng này phù hợp với doanh nghiệp vận hành duy nhất một nhà máy, ít bị dàn trải về mặt địa lý và các nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm không quá đa dạng

- Phân tán mua hàng (mua hàng phi tập trung): Với hình thức mua hàng phi tập trung, quyền mua hàng được phân tán đến cho từng nhánh hay văn phòng tại các địa phương thay vì tập trung về một phòng ban duy nhất Họ có quyền được mua hàng hóa bất cứ khi nào thấy cần thiết mà không đòi hỏi sự chấp thuận từ công ty mẹ Hình thức này được áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp khoán cho từng quầy hàng và họ phải tự lo vốn và nguồn hàng kinh doanh

- Liên kết mua hàng phân tán tiêu thụ: Đây là hình thức mà các doanh nghiệp nhỏ thường

áp dụng do điều kiện vốn ít, một số cửa hàng liên kết với nhau cùng mua hàng hàng hoá, sau đó phân phối lại cho các cửa hàng tiêu thụ Ưu điểm của hình thức mua hàng này là

do mua nhiều nên mua đư­ợc giá thấp, tiết kiệm được chi phí vận chuyển trên một đơn

Trang 20

vị hàng hoá, chi phí đi lại của cán bộ mua hàng và một số chi phí khác liên quan Nhưng nhược điểm là do mua nhiều nên phải tốn chi phí bảo quản, hao hụt tăng và tốc độ chu chuyển vốn chậm

e Theo ngu ồn hàng:

- Mua trong nước: Đây là hình thức mua mà mọi hoạt động mua của doanh nghiệp được tiến hành trong phạm vi một quốc gia Nguồn hàng đó được sản xuất trong nước

- Mua từ nước ngoài (nhập khẩu): Đây là hình thức doanh nghiệp mua hàng từ nước ngoài

về để phục vụ cho việc kinh doanh ở trong nước Trong đó có hai hình thức nhập khẩu:

▪ Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức nhập khẩu trong đó công ty đóng vai trò làm trung gian để tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá và thiết bị máy móc nước ngoài vào Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng ntrong nước Trong hoạt động dịch vụ này công ty không phải sử dụng vốn của mình và được hưởng một khoản gọi là phí

uỷ thác

▪ Nhập khẩu trực tiếp: Là hình thức nhập khẩu trong đó công ty thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối từ khi tìm hiểu nhu cầu của thị trường để mua đến khi bán hàng và thu tiền về bằng vốn của mình

Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại mua hàng khác như phân loại theo phương thức mua theo hợp đồng hay mua theo đơn hàng, mua buôn hay mua lẻ, Mỗi cách phương pháp mua hàng trên đều có điểm lợi và điểm bất lợi riêng biệt Vì vậy, doanh nghiệp phải xem xét kỹ càng để ứng dụng phương pháp mua hàng thuận tiện và tốt nhất với thực trạng của mình

Trang 21

❖ Vai trò của mua hàng

Chi phí mua hàng nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí cần phải bỏ ra để có một thành phần bán được ra ngoài thị trường Do đó, nếu chi phí mua nguyên vật liệu giảm một lượng nhỏ thì tổng chi phí kinh doanh sẽ giảm một lượng đáng

kể, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh; tăng lợi nhuận, giảm yêu cầu vốn trong mua và dự trữ, do đó tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư

Theo Hà Minh Hiếu (2022) thì “mua hàng có hai vai trò chính trong hoạt động chiến lược logistics:

Thứ nhất, mua hàng đảm bảo bổ sung tồn kho kịp thời, đáp ứng các yêu cầu vật tư nguyên vật liệu của quá trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu hàng hóa bản ra trong kinh doanh thương mại Quá trinh sản xuất sản phẩm có chất lượng và liên tục phụ thuộc vào việc cung ứng vật tư, nguyên liệu, …, và do đó phụ thuộc vào quản trị tồn kho và mua; Việc cung ứng hàng hóa cho khách hàng trong kinh doanh thương mại có đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hay không phụ thuộc rất lớn vào việc duy trì tồn kho, trong lúc đó, mua đảm bảo thực hiện những quyết định tồn kho của doanh nghiệp

Thứ hai, mua hàng đảm bảo giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn, và do đso tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Chi phí mua và giá trị sản phẩm mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trị giá sản phẩm (hàng hóa) bán ra Chính vì vậy, ch椃ऀ cần giảm một tỷ

lệ nhỏ chi phí trong mua sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả lớn cho kinh doanh: tăng lợi nhuận, giảm yêu cầu vốn trong mua và tồn kho, và do đó tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vấn đầu tư Ảnh hưởng này của mua gọi là “ Hiệu ứng đòn bẩy”

Ngoài ra, quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp có điều độ, có đáp ứng được tiến độ cung cấp hay không là phụ thuộc vào nguồn cung của nguyên vật liệu, và điều đó phụ thuộc vào công tác tổ chức mua hàng.”

Quy trình t ổ chức thực hiện nghiệp vụ mua hàng

Theo truyền thống, quá trình mua hàng diễn ra theo một chu kỳ mà mỗi bước đều yêu cầu sự trao đổi thông tin và các sự phê duyệt khác nhau để thực hiện một cách trơn tru nhất

Trang 22

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những điểm độc đáo riêng để thêm vào, nhưng nhìn chung, bản chất của quy trình mua hàng vẫn tuân theo một chuỗi sự kiện đã được thiết lập sẵn

(Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, 2019) Hình 1.1 : Quá trình nghi ệp vụ mua hàng

❖ Quyết định mua:

Giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiệp vụ mua hàng là quyết định mua hàng, có nghĩa là khi nào thì mua hàng, mua cái gì và bao nhiêu, và cách thức mua Mua hàng được tiến hành khi có quyết định đặt hàng bổ sung tồn kho tùy thuộc vào mô hình kiểm tra tồn kho áp dụng, khi đòi hỏi đáp ứng lô hàng cung ứng trực tiếp cho khách hàng, khi phải khai thác những cơ hội trên thị trường (thu mua mặt hàng mới, mua để tận dụng sự biến động của giá cả trên thị trường)

Tùy thuộc vào sự biến động giá mua trên thị trường mà đưa ra quyết định thời điểm mua hàng:

- Mua tức thời: Mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong thời gian hiện tại (vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, hàng hóa để cung ứng cho khách hàng…) trong trường hợp giá mua trên thị trường ổn định hoặc có xu hướng giảm

- Mua trước: Mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong cả thời gian dài trong trường hợp giá mua trên thị trường tăng nhanh; mua trước sẽ có lợi giá thấp, nhưng không có lợi vì làm tăng tồn kho Vì vậy để quyết định có nên mua trước hay không và mua trước bao lâu, cần

so sánh tổng chi phí bao gồm giá trị mua và chi phí tồn kho giữa các phương án Cần phải hiểu rằng, mua trước khác về bản chất với mua đầu cơ Trong giai đoạn quyết định mua,

Trang 23

đồng thời phải xác định đặc điểm của lô hàng thu mua: chủng loại sản phẩm cần mua, số lượng, chất lượng, thời gian nhập hàng, địa điểm nhập hàng, giá cả, nhằm tiến hành đặt hàng hoặc thương lượng với các nhà cung ứng

Cần xác định phương thức mua: Mua lại không điều ch椃ऀnh, mua lại có điều ch椃ऀnh, hoặc mua mới

- Mua lại không điều ch椃ऀnh được tiến hành đối với nhà cung ứng đã có quan hệ mua theo mối liên hệ chặt chẽ Là phương thức mua không có những vấn đề gì lớn cần phải điều chính, thương lượng với nguồn hàng Phương thức này thường được thực hiện dưới các hình thức đặt hàng đơn giản từ phía người mua Những nguồn hàng đang cung ứng (gọi là người cung ứng trong - insuppliers) thowngf nỗ lực nâng cao chất lượng cung ứng để duy trì mối quan hệ này Phương thức mua này thường áp dụng trong hệ thống kênh tiếp thị

dọc bên cạnh đó phương thức này thường được áp dụng đối với hàng hóa có tính ổn định trên thị trường

- Mua lại có điều ch椃ऀnh là phương thức mua lại nhưng cần thương lượng, điều ch椃ऀnh để đi đến thống nhất giữa người mua và bán về hàng hóa, giá cả, cách thức cung ứng, trong trường hợp tính thế môi trường thay đổi và những quyết định mua bán của các bên không phù hợp Nếu khôn đi đến thống nhất, có thể phải chuyển nguồn cung ứng (người cung ứng ngoài - out-suppliers)

- Mua mới là phương thức mua bắt đầu tạo lập mối quan hệ với nguồn cung ứng để mua trong tường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh hoặc kinh doanh mặt hàng mới, thay đổi công nghệ chế tạo sản phẩm, hoặc không triển khai được phương thức mua có điều ch椃ऀnh, hoặc xuất hiện nguồn hàng mới với những đề nghị hấp dẫn Lúc này phải xác định lại nguồn hàng, và cần thiết phải nghiên cứu và phân tích lựa chọn nguồn hàng

❖ Xác định nhà cung ứng:

Mỗi thương vụ có thể phải xác định nhà cung ứng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, giá cả, chất lượng, mối quan hệ, khả năng cung ứng, vị trí, tính chất quan trọng của hàng hóa, dịch vụ thu mua trong kế hoạch… nhưng chung qui lại thì xác định nhà cung ứng phải đáp ứng và dựa và những căn cứ để xác định nhà cung ứng:

➢ Căn cứ vào phương thức mua: Trường hợp mua lại không điều ch椃ऀnh hoặc mua lại có điều ch椃ऀnh nhưng hai bên không đi đến thốn nhất những vấn đề trog mua thì không cần

Trang 24

xác định nhà cung ứng Trường hợp mua mới hoặc mua lại có điều ch椃ऀnh nhưng không đạt được thỏa thuận giữa các bên thì cần phải xác định lại nhà cung ứng

➢ Căn cứ vào danh sách xếp loại nhà cung ứng: Theo danh sách xếp loại ưu tiên đã nghiên cứu để lựa chọn nhà cung ứng “thay thế” nhà cung ứng hiện tại

➢ Căn cứ kết quả đánh giá nhà cung ứng sau những lần mua trước: Sau mỗi thương vụ dều

có đánh giá các nhà cung ứng Những nhà cug ứng không đạt được những yêu cầu của doanh nghiệp thì cần phải thay thế, và do đó phải xác định lại nhà cung ứng

➢ Căn cứ vào sự xuất hiện nhà cung ứng mới hấp dẫn: Trường hợp ày cần phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá nhà cung ứng mới một cách cẩn thận

❖ Đặt hàng, ký hợp đồng mua:

Đặt hàng, ký hợp đồng mua nhằm tạo nên hình thức pháp lý của quan hệ mua bán Có thể

có hai cách tiến hành:

Cách 1:

Các này thường áp dụng đối với phương thức mua lại không điều ch椃ऀnh hoặc mua lại

có điều ch椃ऀnh trong trường hợp nhà cung ứng chấp nhận những thay đổi của bên mua Cách này đơn giản theo đó, người mua ch椃ऀ việc lập đơn hàng rồi sử dụng các phương tiện chuyển phát đơn hàng cho bên mua bằng các phương tiện như fax, email, EDI,

Cách 2:

Cách này thường áp dụng với phương thức mua mới với nguồn hàng mới, phương thức mua lại có điều ch椃ऀnh trong trường hợp nhà cung ứng và bên mua cần gặp nhau để thương lượng, hoặc trong trường hợp thay thế nhà cung ứng hiện tại Để đàm phán đạt kết quả, cần tuân thủ quy trình hợp lý sau: Giai đoạn chuẩn bị; Giai đoạn tiếp xúc, Giai đoạn đàm phấn; Giai đoạn kết thúc đàm phán - ký hợp đồng cung ứng; Giai đoạn rút kinh nghiệm

Trang 25

Những thông tin cần có trong đơn hàng hoặc hợp đồng mua bán: Tên và địa ch椃ऀ của công ty đặt hàng; Số, ký mã hiệu của đơn đặt hàng; Thời gian lập đơn đặt hàng; Tên và địa ch椃ऀ của nhà cung cấp; Tên, chất lượng, qui cách loại vật tư cần mua; Số lượng vật tư cần mua; Giá cả; Thời gian, địa điểm giao hàng; Thanh toán; Ký tên Mỗi điều khoản trong đơn hàng và hợp đồng phải tính toán cẩn thận theo cách tiếp cận phương án kinh doanh

❖ Nhập hàng:

Là quá trình thực hiện đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán và đưa hàng hóa vào các cơ sở logistics (kho, cửa hàng bán lẻ) Nội dung nhập hàng bao gồm giao nhận hàng hóa và vận chuyển

Giao nhận hàng hóa là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa nguồn hàng

và doanh nghiệp Quá trình giao nhận có thẻ tại kho của nhà cung ứng hoặc tại cơ sở logistics bên mua trong trường hợp giao nhận tại kho ucar nhà cung ứng, bên mua phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa Nội dung giao nhận hàng hóa bao gồm tiếp nhận

số lượng và chất lượng hàng hóa, làm chứng từ nhập hàng

Nhà cung ứng thường chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa, bởi nó có thể tiết kiệm được chi phí cho cả người mua và người bán Nhưng trong những trường hợp nhất định, bên mua phải tự mình vận chuyển hàng hóa (do đặc điểm hàng hóa phải có phương tiện vận tải chuyên dụng, hoặc nhà cung ứng không có khả năng tổ chức vận chuyển hàng hóa) Trong trường hợp này, bên mua phải có phương án vận chuyển hợp lý đảm bảo chi phí thấp nhất

Về mặt tác nghiệp quan hệ kinh tế,sau khi giao nhận là kết thúc một lần mua hàng Nhưng theo góc độ nhà quản trị, sau khi giao nhận hàng hóa, cần phải tiến hành đánh giá quá trình nhiệp vụ mua nhằm cung cấp thông tin để điều ch椃ऀnh chu kỳ mua sau đạt kết quả tốt hơn

❖ Đánh giá sau mua:

Là việc đo lường kết quả sau mua theo các tiêu chuẩn, xác định nguyên nhân của thương vụ không đáp ứng yêu cầu

Các tiêu chuẩn đánh giá sau mua:

Trang 26

- Tiêu chuẩn lô hàng: Mức độ đáp ứng yêu cầu mua về số lượng, cơ cấu, chất lượng

- Tiêu chuẩn hoạt động: Gồm thời gian thực hiện đơn hàng hoặc hợp đồng, tính chính xác của thời gian và địa điểm giao nhận

- Tiêu chuẩn chi phí: Mức độ tiết kiệm chi phí trong quá trình mua

So sánh kết quả thực hiện với các tiêu chuẩn Nếu thực hiện chưa tốt các tiêu chuẩn đặt ra, cần xác định nguyên nhân để có hành động thích hợp Nguyên nhân có thể do bên bán hoặc mua

1.2 Các ch 椃ऀ tiêu đánh giá nghiệp vụ mua hàng

Việc xác định các ch椃ऀ tiêu đánh giá nghiệp vụ mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả, hiệu suất thực hiện công việc, đánh giá các nhà cung ứng từ đó tìm ra nhà cung ứng phù hợp, đề ra các giải pháp cải thiện, nâng cao hoặc hạn chế, phòng ngừa những rủi

ro có thể xuất hiện trong nghiệp vụ mua hàng hàng

Ch 椃ऀ tiêu về chủng loại

Chủng loại là yếu tố cơ bản nhất của hàng hoá, ch椃ऀ tiêu về chủng loại là đảm bảo sự đồng bộ của hàng hoá, dịch vụ cần mua, sự tương đồng về đặc tính vật lý, chức năng Khi mua hàng, sự chính xác về mặt chủng loại là yếu tố tiên quyết, bắt buộc đối với bộ phận mua hàng hàng Nếu lựa chọn không đúng sẽ phát sinh nhiều hệ luỵ như không đạt tiêu chuẩn, yêu cầu để đưa vào sản xuất Vì vậy, mua hàng hàng phải mua đúng như yêu cầu của các đơn vị yêu cầu gửi lên

Ch 椃ऀ tiêu về số lượng

➢ Số lượng hàng hoá hay dịch vụ:

Để đảm bảo việc sản xuất được diễn ra liên tục thì tiêu chí số lượng hàng hoá trong mua hàng rất quan trọng, nếu mua quá ít thì sẽ không đủ số lượng để sản xuất, kinh doanh; ngược lại nếu mua quá dư thừa, không nằm trong kế hoạch dự trữ sẽ dẫn đến gia tăng chi phí tồn kho, chất lượng sản phẩm sau sẽ bị ảnh hưởng Vì vậy, bộ phận mua hàng hàng cần

Trang 27

tính toán hợp lý số lượng hàng hoá để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất Ch椃ऀ tiêu này được đánh giá bằng tỷ lệ hàng hóa mua hàng thực tế/nhu cầu:

T ỷ lệ hàng hóa mua hàng thực tế/nhu cầu = Số lượng hàng hóa mua hàng thực tế /

S ố lượng hàng hóa cần mua hàng theo nhu cầu

➢ Số lượng nhà cung cấp:

Theo Nicola Costantino và Roberta Pellegrino (2010), các tổ chức mua hàng phải chịu nhiều rủi ro khác nhau liên quan đến nguồn cung ứng đầu vào của họ, được gọi là rủi ro cung ứng Theo Zisidin (Được trích dẫn bởi Nicola Costantino, 2010) rủi ro cung ứng là khả năng xảy ra sự cố liên quan đến nguồn cung cấp đến từ các nhà cung cấp riêng lẻ bị lỗi hoặc thị trường cung ứng, trong đó kết quả của nó dẫn đến việc mua hàng không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc gây ra mối đe dọa đến tính mạng và sự an toàn của khách hàng

Đôi khi, một nhà cung cấp ch椃ऀ có thể đáp ứng một phần yêu cầu của người mua Rõ ràng là sự hợp tác “một - một” trong việc tìm nguồn cung ứng duy nhất tạo ra sự phụ thuộc quá lớn giữa người mua và nhà cung cấp, do đó làm tăng khả năng bị thiệt hại cho người mua hàng lẫn nguồn cung ứng Tính cụ thể của sản phẩm càng cao, mức độ phụ thuộc giữa người mua người bán càng cao Có thể giảm thiểu rủi ro này bằng cách chia yêu cầu cho các nhà cung cấp, các rủi ro và chi phí liên quan đến việc gián đoạn nguồn cung có thể giảm tương ứng Ch椃ऀ tiêu này được đánh giá dựa theo công thức:

S ố lượng nhà cung cấp = Số lượng nhà cung cấp 1 + Số lượng nhà cung cấp 2 + …

+ S ố lượng nhà cung cấp n

Việc lựa chọn một hay nhiều nhà cung cấp, giữ nguyên hay thay đổi nhà cung cấp là một bài toán yêu cầu bộ phận mua hàng phải cân nhắc, đánh giá chi phí, những ưu điểm, nhược điểm, mối quan hệ giữa các bên, căn cứ vào tình hình nhu cầu thực tế để đưa ra quyết định nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí của quy trình mua hàng

Trang 28

Ch 椃ऀ tiêu về chất lượng

Theo Taherdoost, H và Brard, Auréla (2019), ch椃ऀ tiêu chất lượng được đánh giá qua khả năng nhà cung cấp có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật một cách nhất quán hay không Các tiêu chuẩn đó bao gồm đặc điểm chất lượng (như vật liệu, kích thước, thiết kế,

độ bền), sự đa dạng, chất lượng sản xuất (dây chuyền sản xuất, kỹ thuật sản xuất máy móc),

hệ thống chất lượng và cải tiến liên tục Các ch椃ऀ tiêu này được đánh giá bằng các ch椃ऀ tiêu

có thể so sánh được, hoặc có thể tính được thông qua phương pháp đo lường Bộ phận mua hàng phải đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp có khả năng cung cấp được các mặt hàng đáp ứng yêu cầu của mình để tránh các thiệt hại liên quan đến việc sửa chữa, thay thế, tiêu huỷ, đền bù, tìm kiếm lại nhà cung cấp mới, mua lại hàng,… Ch椃ऀ tiêu này được xác định bởi công thức:

T ỷ lệ chất lượng hàng hóa mua hàng = Số lượng hàng bị lỗi/ Tổng lượng hàng hóa

mua hàng

Ch 椃ऀ tiêu về thời gian

Theo Michael H Hugos (2011) thời gian chu kỳ cung ứng là sẽ là tiêu chí đánh giá nghiệp vụ mua hàng Thời gian chu kỳ cung ứng đo lường thời gian cần có để thực hiện một đơn hàng, cụ thể là hoạt động cung ứng sản phẩm (có thể là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) từ các nguồn bên trong hoặc bên ngoài của một chuỗi cung ứng Một chu kỳ cung ứng bắt đầu từ thời điểm nhận yêu cầu mua hàng từ các bộ phận đến khi các sản phẩm có mặt tại kho của từng bộ phận

Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010), chu trình đặt mua hàng là toàn bộ khoảng thời gian từ khi khách hàng bắt đầu đặt hàng đến khi họ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ Độ dài của chu trình đặt hàng là một yếu tố cạnh tranh rất quan trọng Ch椃ऀ tiêu này được tính bởi công thức:

Th ời gian chu kỳ cung ứng = Thời gian tìm và lựa chọn nhà cung cấp + Thời gian thương lượng và đặt hàng + Thời gian tổ chức thực hiện hợp đồng

Trang 29

Thời gian chu kỳ cung ứng là một ch椃ऀ tiêu cực kì quan trọng, thời gian dù nhanh hay chậm đều sẽ gây không ít tác động tốt hay không tốt đến quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà mua hàng, nhà cung ứng Thời gian là vàng là bạc nên bộ phận mua hàng phải biết phối hợp với các đơn vị trong doanh nghiệp của mình và đối tác để nghiệp vụ được tiến hành thuận lợi, đạt được những lợi ích to lớn cùng với việc hạn chế những rủi ro

Ch 椃ऀ tiêu về chi phí

Ch椃ऀ tiêu về chi phí là một trong những ch椃ऀ tiêu quan trọng hàng đầu của nghiệp vụ mua hàng Theo Katrina Lintukangas và các cộng sự (2018), trong công tác mua hàng của một công ty, khía cạnh quản lý chi phí là rất quan trọng Chi phí mua hàng là tất cả các chi phí liên quan đến việc mua sắm và sử dụng mặt hàng như chi phí mua hàng từ nhà cung cấp chi phí thuê phương tiện vận tải, chi phí thuê kho bãi chứa hàng, chi phí bảo quản hàng, lưu kho, chi phí thanh toán, chi phí hao hụt, chi phí lương,… bao gồm chi phí liên quan trong việc thanh lý mặt hàng đó

T ỷ lệ chênh lệch chi phí mua hàng thực tế so với kế hoạch = Chi phí mua hàng thực

t ế/ Chi phí mua hàng trên kế hoạch

Việc cắt giảm chi phí mua hàng là một trong những điều kiện để quyết định có hạ giá thành sản phẩm hay không Để tối thiểu chi phí từ quá trình mua hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng, đòi hỏi bộ phận mua hàng phải hiểu rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá thành để đưa ra các biện pháp hợp lý, giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ

1.3 Các nh 愃Ȁn tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ mua hàng

Các y ếu tố bên trong

1.3.1.1 Chi ến lược mua hàng doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp đặc biệt coi trọng quản lí hoạt động kinh doanh của mình theo chiến

Trang 30

lược Bởi vì chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích, hướng đi của mình Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội trên thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thương trường bằng các nguồn lực có hạn cho doanh nghiệp với kết quả cao nhằm đạt được mục tiêu đề ra Do đó chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chiến lược mua hàng, tuỳ theo chiến lược trong từng giai đoạn mà doanh nghiệp sẽ đưa ra kế hoạch mua hàng hợp lí nhất Chiến lược mua hàng đề cập đến cách tiếp cận theo kế hoạch trong việc mua nguyên vật liệu cho doanh nghiệp đồng thời mang đến hiệu quả về chi phí Ngoài ra, chiến lược còn xem xét một số yếu tố: thời gian đặt hàng, ngân sách, rủi ro,… với mục tiêu đưa ra chiến lược phù hợp Để phát triển một chiến lược mua hàng doanh nghiệp cần vạch ra mục tiêu, các nguồn lực và nguyên vật liệu hiện có, ngân sách, thời gian, tính khả thi Sau đó dựa trên những yếu tố này để lập kế

hoạch nhằm mua hàng hiệu quả và tối ưu hóa chi phí

Sau khi xác định nhu cầu trong công tác hoạch định mua hàng nhà quản trị phải đưa ra được một kế hoạch mua hàng chi tiết, phải lựa chọn được mặt hàng cung ứng Kế hoạch mua hàng chi tiết hợp lí phải đảm bảo làm sao có đủ lượng hàng dự trữ nhất định phù hợp với nhu cầu bán ra Nếu kế hoạch không hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu hàng

dự trữ gây ứ đọng về vốn

1.3.1.2 Chính sách s ản phẩm

Câu hỏi đầu tiên khi doanh nghiệp bắt tay vào kinh doanh là doanh nghiệp sẽ bán cái gì? cho đối tượng tiêu dùng nào? Lựa chọn đúng mặt hàng kinh doanh, có chính sách mặt hàng đúng đảm bảo cho tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Muốn đạt được kết quả trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chính sách sản phẩm hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất Khi có chính sách sản

phẩm doanh nghiệp sẽ hình thành được phương hướng kinh doanh, đầu tư nghiên cứu đúng hướng Với mỗi sản phẩm luôn gắn liền với một chu kì sống nhất định nên để có một chính sách sản phẩm đúng đắn thì doanh nghiệp phải đi nghiên cứu chu kì sống của sản phẩm

nhằm xác định xem sản phẩm đó đang ở giai đoạn nào của chu kì sống Mặt khác với mỗi sản phẩm doanh nghiệp phải đi nghiên cứu xem tình hình tiêu thụ của sản phẩm đó trên thị

Trang 31

trường và của bản thân doanh nghiệp đó như thế nào Từ đó dẫn đến chiến lược mua hàng sao cho đúng với mục tiêu sản phẩm mà doanh nghiệp hướng đến

Trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng Mỗi mặt hàng lại chiếm vai trò, vị trí nhất định Có những mặt hàng giữ vị trí chủ đạo và cũng có những mặt hàng giữ vị trí thứ yếu Những mặt hàng chủ đạo là những mặt hàng đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn mặc dù thậm chí số lượng của chúng chiếm tỷ trọng nhỏ trong mặt hàng kinh doanh, nếu thiếu những mặt hàng này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp cần phải có chính sách mặt hàng có sự chọn lựa dựa trên sự phù hợp với mục tiêu sản phẩm của doanh nghiệp

1.3.1.3 Tài chính doanh nghi ệp

Tài chính doanh nghiệp là điều kiện tiền đề vật chất, yếu tố quan trọng hàng đầu cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong mua hàng Tiềm lực tài chính đóng vai trò quyết định trong các dự án đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng,… của doanh nghiệp Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác mua hàng của doanh nghiệp Khi có vốn đầy đủ thì hoạt động mua hàng được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tránh tình trạng dây dưa trong mua hàng, giảm được chi phí trong khâu mua Mặt khác việc đảm bảo nguồn tài chính cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp chớp được các cơ hội trong các thương vụ kinh doanh Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải tính toán kỹ lưỡng việc phân bổ nguồn tài chính thế nào để tránh thua lỗ và đem lại lợi nhuận tối đa

1.3.1.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật

Đây là cơ sở phản ánh thực lực của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, hiện đại

sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong mua hàng bởi nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại thì sẽ luôn trong trạng thái sẵn sàng để mua hàng Chẳng hạn như với phần mềm quản lý mua hàng thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nắm bắt được thông tin, có nhiều cơ hội chớp lấy thời cơ để mua được hàng nhanh hơn, tốt hơn … điều đó làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh Nhưng nếu cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Trang 32

mà kém sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của mình Một vài cơ sở vật chất ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng ở đây là nhà kho, đội ngũ xe tải vận chuyển hàng, máy móc chuyên dụng sử dụng trong nhà kho, công cụ hỗ trợ, bảo hộ Một nhà kho rộng với sự phân bổ ở những địa điểm trọng yếu sẽ giúp doanh nghiệp có nơi cất giữ hàng hoá với số lượng lớn, mạnh dạn hơn khi nhập hàng với số lượng lớn, đội xe vận chuyển sẽ làm giảm chi phí thuê ngoài, hạn chế sự hư hỏng của nguyên vật liệu, máy móc chuyên dụng sử dụng trong nhà kho càng hiện đại bao nhiêu thì chi phí thuê nhân công càng ít đi, hệ thống tin cập nhật tình hình nhập xuất nguyên liệu sẽ chính xác hơn, hỗ trợ nhân viên kho trong việc nắm bắt thực trạng để gửi xây dựng kế hoạch, xác định nhu cầu gửi cho bộ phận cung ứng

1.3.1.5 Ngu ồn nhân lực

Trong hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại, hành vi dễ sai lầm nhất là mua hàng Mua không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc mua hàng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của con người Cho nên việc đánh giá, lựa chọn các nhà cung cấp và đàm phán với đối tác để tìm một thoả thuận có lợi cho doanh nghiệp, cũng như lên phương án giải quyết những rủi ro có thể xảy

ra trong quy trình mua hàng hàng là nhờ vào đội ngũ nhân sự vững kiến thức, có nhiều kinh nghiệm Ngoài ra, nhân sự ở các bộ phận liên quan cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động mua hàng được diễn ra suôn sẻ Bên cạnh đó, một nhân tố chính trong yếu tố nguồn nhân lực đó là nhà quản trị Nhà quản trị có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình mua hàng Nhà quản trị là người ch椃ऀ đạo cho nhân viên mua hàng nên họ phải nắm rõ được về nhân viên, phải nắm rõ được khả năng của từng người, biết được người nào có khả năng đảm nhận việc mua hàng, khả năng thành công hay thất bại cao hơn để từ đó có sự lựa đúng đắn Do đó, để hoạt động mua hàng diễn ra đúng hướng

và mang lại lợi ích do doanh nghiệp thì cần được quản lý bởi một nhà quản trị thích hợp

1.3.1.6 Quan h ệ với nhà cung cấp

Khi doanh nghiệp có quan hệ tốt với nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ được họ ưu tiên hơn trong việc chào hàng, các nhà cung cấp cũng chủ động đến chào hàng và dành nhiều điều khoản ưu đãi cho doanh nghiệp hơn, việc mua hàng nhiều khi tránh được tình trạng

Trang 33

thủ tục rườm rà… Yếu tố đầu tiên để gây ấn tượng với nhà cung cấp đến từ vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Nếu doanh nghiệp có vị thế, uy tín trên thương trư­ờng thì việc đặt mua hàng sẽ trỏe nên dễ dàng và đươn giản hơn vì được hưởng sự tín nhiệm từ phía nhà cung cấp Do đó với uy tín, vị thế doanh nghiệp trên thị trường có ảnh hư­ởng lớn đến công tác quản trị mua hàng Vị thế đó không ch椃ऀ được xây nên từ việc kinh doanh của công ty mà phần lớn phải được đến từ uy tín của doanh nghiệp trong quá trình hợp tác Cho

dù là doanh nghiệp nhỏ nhưng có sự thể hiện tốt trong việc thu mua thì càng lâu dài, doanh nghiệp đó cũng tạo được nhiều mối quan hệ tốt trong giới các nhà cung cấp

Ngoài các nhân tố được đề cập ở trên thì vẫn còn có các nhân tố khác như tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật…có ảnh hưởng đến công tác mua hàng

Các y ếu tố bên ngoài

Theo Lysons và Farrington (2020) các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng là những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường và luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, cả lĩnh vực và môi trường, cũng như quốc gia và toàn cầu Những điều này có thể được gọi tắt bởi PESTEL đó là:

P (Political) có nghĩa là Chính trị - vai trò của chính phủ, tức là người quản lý hoặc người tham gia, hệ tư tưởng chính trị

E (Economic) có nghĩa là Kinh tế - tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ lao động, chính sách tiền tệ và tài khóa

S (Social) có nghĩa là Các xu hướng xã hội - xã hội, các nhóm kinh tế - xã hội, hệ thống giá trị, đạo đức

T (Technology) có nghĩa là Công nghệ - thay đổi, tốc độ thay đổi công nghệ, chi phí và tiết kiệm, bằng sáng chế

E (Environment) có nghĩa là Môi trường - cân nhắc ‘xanh’, thải bỏ sản phẩm, các yếu tố khí quyển

Trang 34

L (Legal) có nghĩa là Pháp lý - luật liên quan đến cạnh tranh, việc làm, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng

1.3.2.1 Chính trị (P)

Chính trị là hệ thống chính quyền của một quốc gia, có sức ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một khu vực lãnh thổ Khi tiến hành kinh doanh trên một quốc gia, khu vực, bắt buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu rõ tính chất chính trị tại nơi đó Một địa điểm kinh doanh có sự ổn định, có đặc điểm chính trị, chế độ điều hành đất nước tương đồng với doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, mua hàng được thuận lợi hơn so với một nền chính trị nhiều sự bất ổn, các đảng phái xung đột

1.3.2.2 Kinh tế (E)

Môi trường kinh tế là một tập hợp nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng và theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế Các yếu tố đó có thể là:

Chính sách tiền tệ, lạm phát và tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt nó tác động điều ch椃ऀnh quan hệ xuất nhập khẩu Nếu như tiền tệ bị mất giá, các doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều tiền hơn cho việc nhập khẩu nguyên liệu làm cho giá bán cao hơn Nhưng việc làm mất giá đồng tiền cũng làm cho nguyên vật liệu trong nước rẻ hơn nước ngoài, doanh nghiệp có thể thực hiện mua hàng và sản phẩm tạo ra sẽ có sức cạnh tranh về giá so với các sản phẩm nhập khẩu Cả 3 yếu tố trên đều như “con dao hai lưỡi” có thể tác động tích cực hay tiêu cực, buộc doanh nghiệp phải biết cách thích ứng, biến hoá tuỳ vào tình hình

Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định riêng để nắm bắt kịp những xu hướng, để không bị đào thải

Trang 35

1.3.2.3 Văn hoá, xã hội (S)

Văn hoá là hệ thống giá trị và các chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người và khi nhìn tổng thể thì nó cấu thành nên cuộc sống Xã hội là một nhóm người chia sẻ một tập hợp chung những giá trị và chuẩn mực Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó Văn hóa xã hội ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức Yếu tố tôn giáo cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến hành vi mua hàng, những hàng hoá có tính chất, hình dáng đi ngược lại chuẩn mực tôn giáo cũng cần được lưu ý để không phải loại bỏ do không phù hợp với tiêu chuẩn Những hành vi phi đạo đức trong mua hàng như làm giàu cho cá nhân với chi phí của tổ chức, sử dụng thủ đoạn đưa thông tin sai lệch, phóng đại vấn đề, nói dối hoặc gây hiểu lầm,… đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của toàn bộ doanh nghiệp đó

1.3.2.4 Công ngh ệ (T)

Theo CIPS (trích dẫn bởi Lysons và Farrington, 2020) định nghĩa mua hàng điện tử là

sử dụng Internet để vận hành các khía cạnh giao dịch của quy trình trưng cầu, ủy quyền đặt hàng, nhận và thanh toán cho các dịch vụ hoặc sản phẩm được yêu cầu

Theo Peter Baily và các cộng sự (2015), mua hàng điện tử là thuật ngữ được sử dụng

để mô tả việc sử dụng các phương pháp điện tử trong mọi giai đoạn của quá trình mua hàng

từ xác định yêu cầu đến thanh toán và có khả năng quản lý hợp đồng Hay cách khác, mua hàng điện tử bao gồm một loạt các công nghệ áp dụng tốc độ xử lý máy tính và kết nối Internet để tăng tốc và sắp xếp hợp lý các quy trình mua hàng

Các lợi ích có thể đạt được từ việc mua hàng hàng điện tử là:

✓ Giảm chi phí: E-procurement giúp giảm chi phí đáng kể đối với các sản phẩm dịch vụ mua sắm bên ngoài thông qua việc gia tăng sử dụng lượng mua, giá cả thương lượng tốt hơn và giảm việc mua bán không hợp đồng Ngoài ra thì việc xử lý các hóa đơn bằng điện tử có

Trang 36

thể tiết kiệm được nhiều tiền của về tem và vă phòng phẩm, và những tiết kiệm này sẽ đưa qua cho khách hàng

✓ Giảm vòng đời mua sắm: rút ngắn quy trình đặt mua cho việc mua sắm thông qua hợp đồng Rút ngắn vòng đời mời thầu đến giao thầu cho quy trình đấu thầu cạnh tranh

✓ Giảm công việc và chi phí hành chính: Giảm công sức quản lý hành chính các nhà cung cấp, giảm công sức quản lý hành chính đấu thầu, giảm công sức quản lý hành chính trong việc tạo và cung cấp các điều khoản hợp đồng

Online purchasing ngày càng phát triển: Các doanh nghiệp ngày càng dựa vào Internet

để trực tiếp mua bán hàng hóa và dịch vụ Việc tiếp cận với sản phẩm đa dạng giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra được những phân tích và quyết định chính xác nhất Trí tuệ nhân tạo AI sẽ điều khiển các quyết định của con người, từ việc đưa ra các quyết định mối quan hệ đối tác cho tới những cuộc đầu tư lớn Công nghệ Blockchain sẽ giúp xây dựng lòng tin, quản lý các giao dịch tài chính hàng ngày mà vẫn đảm bảo sự chính xác tuyệt đối, cũng như hạn chế tất cả các rủi ro mất mát dữ liệu giao dịch Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động mua hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để giảm chi phí mua hàng hàng hóa, loại bỏ các lỗi về giấy tờ và quản lý, trao đổi thông tin, tìm kiếm được nhiều đối tác tiềm năng hơn Nhưng song hành bên cạnh lợi ích khổng lồ từ việc ứng dụng công nghệ là những thách thức rất lớn, đòi hỏi các CPO (Chief Procurement Officer – Giám đốc mua hàng) phải xây dựng một chiến lược rõ ràng với các đối tác kinh doanh nội bộ và các nhà cung cấp

1.3.2.5 Môi trường (E)

Mua hàng xanh đề cập đến việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ có ít hoặc giảm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường khi so sánh với các sản phẩm hoặc dịch vụ

cạnh tranh phục vụ cùng mục đích Sự so sánh này có thể xem xét việc mua hàng nguyên liệu thô, sản xuất, chế tạo, đóng gói, phân phối, tái sử dụng, vận hành, bảo trì hoặc thải bỏ sản phẩm hoặc dịch vụ Nếu môi trường tự nhiên ngày càng có nhiều thiên tai, ô nhiễm

nặng nề, chất lượng cuộc sống của con người giảm sút, làm cho sức mua giảm sút, tăng chi phí khai thác, xử lý và vận chuyển ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải

Trang 37

cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng việc quan tâm nhiều hơn những tác động của mua hàng hàng đến môi trường, cân nhắc sự ảnh hưởng của chúng để từ đó có các quyết định mua hàng hợp lý

Mỗi một sản phẩm để bán được sang nước hoặc địa phương khác bắt buộc phải đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn cụ thể, do đó mua hàng nguyên vật liệu cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng hàm lượng, số lượng, tính chất của chúng

Cơ quan nhà nước còn ảnh hưởng đến việc mua hàng của doanh nghiệp thông qua các rào cản thuế quan và mậu dịch Nếu thuế cao, chi phí mua hàng sẽ tăng làm cho giá cả cao

và ngược lại, lúc đó doanh phải điều ch椃ऀnh giá mua, tìm nhà cung cấp có khả năng bán với giá thấp hơn

Nắm vững các thông tin về pháp lý có liên quan sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động, tránh rủi ro, hạn chế được những tổn thất trong hoạt động mua hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp và các đối tác

TÓM T ẮT CHƯƠNG 1

Thông qua nội dung của chương 1, tác giả đã khái quát những khái niệm, đặc điểm, vai trò cơ bản nhất của mua hàng và quy trình lý thuyết được lấy làm chuẩn, những tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá nghiệp vụ, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực

hiện nghiệp vụ, đồng thời cho thấy những thông tin của doanh nghiệp có điểm kinh doanh tương đồng để rút ra bài học kinh nghiệm Việc phân tích những cơ sở lý thuyết đã được đưa ra ở trên là tiền đề cơ bản để tác giả dựa vào để tiến hành phân tích chương 2 dựa trên

Trang 38

thực trạng của công ty rồi từ đó so sánh sự khác biệt giữa quy trình cơ sở lý thuyết với quy trình thực tế đang được áp dụng

Trang 39

C Ơ SỞ L夃Ā THUYẾT V쨃

2.1 T ổng quan về công ty Cổ phần Nova F&B

Khái quát v ề công ty Cổ phần Nova F&B

Nova F&B là đơn vị thành viên đặc biệt của Nova Service – Thương hiệu nằm trong

hệ sinh thái NovaGroup - hoạt động tập trung vào lĩnh vực vận hành và khai thác các chuỗi nhà hàng, quán cà phê, khu giải trí đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam

▪ Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Nova F&B

▪ Tên quốc tế: Nova F&B Joint Stock Company (Nova F&B JSC)

Hình 2.1: Logo công ty C ổ phần Nova F&B

Là một trong những doanh nghiệp tập trung vào việc đầu tư phát triển và khai thác hệ thống giải trí nghệ thuật quán cà phê nhà hàng đạt chuẩn quốc tế Nova FnB là nơi quy tụ những nhãn hiệu đẳng cấp với chất lượng nhằm tạo được lòng tin với khách hàng Hệ thống nhà hàng với các thương hiệu nổi tiếng như: Jumbo Seafood, The Dome Dining, Crystal

Trang 40

Jade Palace, Dynasty House,… Chuỗi cà phê đẳng cấp như: Cafe Cô Ba Rooftop, Mojo Coffee, Jean’s Coffee,… Với nhiều phong cách kiến trúc độc đáo phù hợp với không gian thưởng thức cà phê của khách hàng Việt cũng như du khách quốc tế mang lại những trải nghiệm độc đáo và khác biệt

Ch ức năng của công ty Cổ phần Nova F&B

Mang đến thị trường trải nghiệm văn hóa đa quốc gia Công ty liên tục xây dựng nhiều thương hiệu và sản phẩm mang tính biểu tượng cao do chính Nova FnB nghiên cứu và phát triển

Song song đó, Nova FnB cũng nhượng quyền và hợp tác với nhiều thương hiệu F&B quốc tế: JUMBO Seafood (Singapore), Crystal Jade Palace (Singapore), Gloria Jean’s Coffees (Úc), Mango Tree (Thái Lan), Seorae, Lotteria (Hàn Quốc), Hotpot Story, Khao Lao, ThaiExpress (Redsun-ITI Corporation), góp phần đưa các dự án Bất Động Sản của Tập đoàn Nova trở thành điểm đến vui chơi, giải trí và ẩm thực hàng đầu Việt Nam và khu vực châu Á

Với tầm nhìn và sứ mệnh mang đến những trải nghiệm đặc sắc nhất cho khách hàng, Nova FnB sẽ cùng với Tập đoàn khai thác và vận hành hiệu quả các Tổ hợp dự án với những mô hình ẩm thực & giải trí thực sự khác biệt, góp phần tạo nên một hệ sinh thái độc đáo chưa từng có tại Việt Nam

Ngày đăng: 05/07/2024, 19:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010). Logistics – Nh ữ ng v ấn đề c ơ b ả n. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics – Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
2. Hà Minh Hiếu (2022). Qu ả n tr ị Logistics và Chu ỗ i cung ứ ng. Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng
Tác giả: Hà Minh Hiếu
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2022
3. Katrina Lintukangas and Anni, K., 2018. The impact of total costs and strategic supply on risk management in project business. International Journal of Procurement Management Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact of total costs and strategic supply on risk management in project business
4. Lê Kiều Giang (2019). Gi ả i ph á p ho à n thi ệ n ho ạt độ ng thu mua trong chu ỗ i cung ứ ng t ạ i C 漃Ȁ ng ty TNHH C 漃Ȁ ng Nghi ệ p N ặ ng Doosan Vi ệ t Nam. Luận văn Thạc Sĩ. Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại C漃Ȁng ty TNHH C漃Ȁng Nghiệp Nặng Doosan Việt Nam
Tác giả: Lê Kiều Giang
Năm: 2019
5. Lysons, K. and Farrington, B. (2020). Procurement and Supply Chain Management. 10th ed. Pearson Education Limited Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procurement and Supply Chain Management
Tác giả: Lysons, K. and Farrington, B
Năm: 2020
6. Michael. H. Hugos, 2018. Nguyên lý qu ả n tr ị chu ỗ i cung ứ ng. Nhà xuất bản Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế Giới
7. Nicola Costantino và Roberta Pellegrino, 2010. Choosing Between Single and Multiple Sourcing Based on Supplier Default Risk: A Real Options Approach. Journal of Purchasing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Choosing Between Single and Multiple Sourcing Based on Supplier Default Risk: A Real Options Approach
8. Nguyễn Thành Hiếu (2015). Qu ả n tr ị chu ỗ i cung ứ ng. Nhà xuất bản Đại Học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chuỗi cung ứng
Tác giả: Nguyễn Thành Hiếu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2015
9. Nguyễn Thị Hương (2010). Th ự c tr ạ ng và gi ả i pháp hoàn thi ệ n công tác mua hàng t ạ i Công ty Bách Hoá S ố Năm Nam Bộ. Luận văn Thạc Sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác mua hàng tại Công ty Bách Hoá SốNăm Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2010
10. Peter Baily và các cộng sự, 2015. Procurement, Principles & Management. 11th ed. Pearson Education Limited Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procurement, Principles & Management
11. Taherdoost, H. and Brard, A., 2019. Analyzing the Process of Supplier Selection Criteria and Methods. Procedia Manufacturing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analyzing the Process of Supplier Selection Criteria and Methods

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w