1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng mô hình bullwhip để cải tiến chuỗi cung ứng bia hà nội của tổng công ty bia rượu nước giải khát hà nội

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lee & Billington 1992 đã đưa ra định nghĩa Bullwhip là sự biến dạng nhu cầu tạo dòng chảy ngược trong chuỗi cung ứng, do có sự thay đổi của đơn hàng được đặt tại nhà sản xuất lớn hơn so

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH -MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI

- -

Trang 2

HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3/2023

Trang 3

MỤC LỤC

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lý thuyết của hiệu ứng Bullwhip 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Đặc điểm 6

1.1.3 Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip 7

1.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 8

1.3 Ảnh hưởng của Bullwhip 9

1.4 Các mô hình giải quyết hiệu ứng Bullwhip 10

1.5 Các FTA bổ trợ mạnh mẽ cho thương mại Việt Nam - Australia 10

1.5.1 Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Australia và New Zealand (AANZFTA) 10

1.5.2 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 11

1.5.3 Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) 11

1.5.4 Tác động của AANZFTA, CPTPP và RCEP đến hoạt động xuất khẩu bia Hà Nội sang thị trường châu Úc 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BIA HÀ NỘI (HABECO) 13

2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng bia Hà Nội của HABECO 13

2.2 Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng bia của HABECO 13

2.2.1 Dòng thông tin 13

2.2.2 Kênh phân phối 14

2.2.3 Nhà máy sản xuất 16

2.2.4 Các yếu tố khách quan tác động đến chuỗi 16

2.3 Thực trạng tồn kho của HABECO trong năm 2022 19

2.4 Hiện tượng Bullwhip xảy ra trong chuỗi 19

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH ĐỂ CẢI TIẾN CHUỖI CUNG ỨNG BIA CỦA HABECO 21

3.1 Ứng dụng các mô hình CPFR-VMI vào cải tiến chuỗi 21

3.1.1 Áp dụng CPFR 21

3.1.2 Áp dụng VMI 24

3.2 Mô hình Just in Time 26

Trang 4

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Mô hình Bullwhip 5

Hình 2 Mô hình Bullwhip 9

Hình 3 Sơ đồ chuỗi cung ứng bia Hà Nội của HABECO 13

Hình 4 Sơ đồ dòng thông tin bia Hà Nội của HABECO 13

Hình 5 Kết quả điều tra giới tính có sử dụng bia 16

Hình 6 Kết quả điều tra độ tuổi có sử dụng bia 17

Hình 7 Kết quả điều tra khu vực có sử dụng bia 17

Hình 8 Kết quả điều tra trình độ học vấn có sử dụng bia 18

Hình 9 Ứng dụng các mô hình CPFR-VMI vào cải tiến chuỗi 21

Hình 10 Thu thập dữ liệu thông tin 22

Hình 11 Lập kế hoạch kinh doanh 23

Hình 12 Mô hình Just in Time 26

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý thuyết của hiệu ứng Bullwhip

1.1.1 Khái niệm

Hiệu ứng Bullwhip (Cái roi da) được phát hiện vào năm vào năm 1961 trong nghiên cứu có tên Industrial Dynamics và do đó người ta còn gọi hiệu ứng Bullwhip là hiệu ứng Forrester Vậy hiệu ứng Bullwhip là gì? Các nhà kinh tế nhận định về khái niệm của hiệu ứng Bullwhip này như thế nào?

Theo tiến sĩ Ray Forrester (1961), hiệu ứng Bullwhip là thông tin về nhu cầu của thị trường cho một sản phẩm/hàng hóa nào đó bị bóp méo, khuếch đại lên dẫn đến sự dư thừa tồn kho, gây ảnh hưởng tới các chính sách giá, đồng thời tạo ra những phản ánh sai lệch, không chính xác trong nhu cầu thị trường

Lee & Billington (1992) đã đưa ra định nghĩa Bullwhip là sự biến dạng nhu cầu tạo dòng chảy ngược trong chuỗi cung ứng, do có sự thay đổi của đơn hàng được đặt tại nhà sản xuất lớn hơn so với bán hàng, hoặc có sự hiện diện quá nhiều cấp trong chuỗi gây ra sự dao động tin tức trong chuỗi

Trang 6

• Hiệu ứng Bullwhip thường xảy ra khi thông tin về nhu cầu của khách hàng không được chia sẻ đầy đủ và kịp thời giữa các cấp độ trong chuỗi cung ứng Khi một cấp độ trong chuỗi cung ứng không có thông tin đầy đủ về nhu cầu thực tế của khách hàng, họ có thể đặt hàng với số lượng lớn hơn cần thiết, hy vọng đảm bảo sẽ đáp ứng được nhu cầu Sau đó, các cấp độ tiếp theo trong chuỗi cung ứng cũng sẽ đặt hàng với số lượng lớn hơn, dẫn đến sự tăng đột ngột và không đồng đều về số lượng hàng hoá được yêu cầu

• Hiệu ứng Bullwhip có thể được giảm thiểu thông qua việc tăng cường việc chia sẻ thông tin giữa các cấp độ trong chuỗi cung ứng và áp dụng các phương pháp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả Các phương pháp này bao gồm việc tối ưu hóa tồn kho, dự báo nhu cầu và quản lý đơn hàng

1.1.2 Đặc điểm

Tăng đột ngột và không đồng đều về số lượng hàng hoá được yêu cầu: Số lượng hàng hoá

được yêu cầu tại mỗi cấp độ trong chuỗi cung ứng có thể tăng đột ngột và không đồng đều, dẫn đến sự chênh lệch giữa số lượng hàng hoá được yêu cầu và số lượng hàng hoá thực sự cần thiết

Ví dụ: Giả sử một nhà bán lẻ thường giữ trong kho 100 pack soda (6 lon/pack) Nếu cửa hàng chỉ

bán 20 packs / ngày, họ sẽ đặt hàng với số lượng tương tự từ nhà phân phối Nhưng đến 1 ngày, nhà bán lẻ bán được 70 packs và họ dự đoán khách hàng sẽ bắt đầu mua số lượng nhiều hơn trong tương lai Do đó họ đặt thêm 100 packs để đáp ứng nhu cầu này Nhà phân phối có thể phản hồi bằng cách đặt hàng gấp đôi (khoảng 200 packs) từ nhà sản xuất để đảm bảo không hết hàng đột xuất Nhà sản xuất nhận thông tin sẽ mua nguyên liệu để sản xuất 250 packs (50 packs để dự phòng) Cuối cùng, nhu cầu gia tăng đã được khuếch đại lên từ 70 packs khách hàng mua lên đến 250 tại nhà sản xuất

Thông tin cung cấp thông qua nhiều cấp bậc: Qua từng cấp như nhà bán lẻ, bán sỉ, xí

nghiệp… dữ liệu thông tin bị sai lệch so với thực tế ban đầu của khách hàng có sự điều chỉnh thông tin ở từng cấp càng lúc càng lớn vì theo chiều của chuỗi Qua càng nhiều bộ phận thì số lần thông tin bị điều chỉnh càng nhiều, nên biên độ dao động lớn hơn lượng dư thừa cũng nhiều hơn

Ví dụ: tổ chức ECR (Efficient Consumer Respone) đã cố gắng tái xác lập cách vận hành của chuỗi

cung ứng hàng tạp hóa Nhiều nghiên cứu trong ngành cho thấy, tổng chuỗi cung ứng từ lúc sản phẩm rời nhà máy đến khi nó được bày sẵn sàng trên kệ có lượng tồn kho tương đương 100 ngày cung cấp Thông tin méo mó đã dẫn dắt các thành phần trong chuỗi cung ứng (kho của nhà máy, kho thành phẩm của nhà sản xuất, kho trung tâm của nhà phân phối, kho vùng của nhà phân phối, kho của nhà bán lẻ) phải dự trữ hàng bởi vì mức độ biến động và không chắc chắn của nhu cầu Vậy, hiệu ứng Bullwhip đã tạo ra sự sai lệch trong nhu cầu thục tế của khách hàng khi đến doanh nghiệp đã gây ra

sự lãng phí lớn cho doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tăng lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển và sản xuất: Khi số lượng hàng hoá tại các

cấp độ trong chuỗi cung ứng tăng đột ngột và không đồng đều sẽ dẫn đến sự gia tăng không cần thiết của lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển và sản xuất cũng sẽ tăng lên do phải đáp ứng các đơn hàng không đều nhau

Ví dụ: Khi một cửa hàng bán lẻ đồ gia dụng nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, họ sẽ đặt

hàng từ nhà cung cấp của mình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên, khi đặt hàng từ nhà cung cấp, cửa hàng bán lẻ có thể đặt hàng nhiều hơn số lượng hàng hóa thực sự cần thiết do lo ngại về thiếu hàng hoặc nhu cầu tăng cao từ khách hàng

Sau đó, nhà cung cấp cũng sẽ đặt hàng nhiều hơn số lượng hàng hóa thực sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu của cửa hàng bán lẻ Tương tự, nhà sản xuất cũng sẽ đặt hàng nhiều hơn số lượng hàng hóa thực

Trang 7

sự cần thiết từ nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu của nhà cung cấp Do đó, số lượng hàng hóa đặt hàng tại mỗi cấp độ trong chuỗi cung ứng tăng đột ngột và không đồng đều, dẫn đến sự gia tăng không cần thiết của lượng hàng tồn kho và tăng chi phí vận chuyển và sản xuất

Thiếu thông tin đầy đủ và chính xác: Thiếu thông tin đầy đủ và chính xác trong chuỗi cung

ứng là một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip

Ví dụ: Cách đây không lâu, một nhà điều hàng logistics ở công ty P&G đã tiến hành nghiên cứu

cách thức đặt hàng đối với một trong những sản phẩm bán chạy của công ty – tã lót Pampers Cuộc khảo sát này đi từ cửa hàng bán lẻ cho đến nhà sản xuất cung cấp sản phẩm Nghiên cứu đã cho thấy doanh số bán hàng tã lót Pampers của các cửa hàng bán lẻ có biến động nhưng mức độ này không quá lớn Nhưng đến khi kiểm tra biến động đơn hàng tại nhà phân phối, ông phát hiện ra mức độ biến động đã lớn hơn Thậm chí khi kiểm tra việc đặt hàng nguyên liệu của P&G với nhà cung cấp thì mức độ biến động lớn hơn rất nhiều Có thể thấy, từ nhà bán lẻ cho đến nhà cung cấp đã có sự biến động, sai lệch rất lớn trong việc xác định số lượng đơn hàng Chính điều này đã gây nên hiệu ứng Bullwhip – hiệu ứng roi da

Khó khăn trong dự đoán nhu cầu của khách hàng: Việc dự đoán nhu cầu của khách hàng

là một yếu tố khó khăn trong chuỗi cung ứng, và nếu không được thực hiện đúng cách, sẽ dẫn đến sự tăng đột ngột và không đồng đều về số lượng hàng hoá được yêu cầu

Ví dụ: Các nhà điều hành Hewlett – Packard (HP) kiểm tra doanh số của sản phẩm máy in ở một

đại lý chủ chốt, họ phát hiện ra có một số biến động Nhưng khi họ kiểm tra đơn hàng từ đại lý này thì họ còn thấy mức độ biến động còn lớn hơn Nhất là khi chuỗi cung ứng đang bị lây nhiễm bởi hiệu ứng Bullwhip, điều này đã làm cho thông tin nhu càu bị méo mó khi đi sâu vào bên trong chuỗi cung ứng Trong quá khứ do không thể thấy hết được doanh số bán hàng của mình trong kênh phân phối nên HP chỉ có thể dựa vào đơn hàng của đại lý để đưa ra dự báo sản phẩm, lên kế hoạch nguồn lực, kiểm soát hàng tồn kho và lên kế hoạch sản xuất Sự chênh lệch quá lớn tong dự báo nhu cầu đang

trở thành bài toán đau đầu cho ban quản trị HP

1.1.3 Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip

Quyết định của nhà quản trị (Administrative Decisions)

Theo Forrester, nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng Bullwhip bắt nguồn từ những quyết định không hợp lý của các nhà quản trị trong chuỗi cung Ông tin rằng những người đưa ra quyết định thường có xu hướng đặt hàng nhiều hơn lên những nhà cung cấp phía trên so với lượng cầu thực tế của người tiêu dùng; bởi lẽ đơn đặt hàng này không chỉ bao gồm số lượng mà người tiêu dùng yêu cầu mà còn để tăng lượng tồn kho của nhà bán lẻ giúp đáp ứng được nhu cầu tăng trong tương lai Cuối cùng, qua mỗi cấp phân phối, nhu cầu càng được nhân lên nhiều lần so với lượng cầu thực tế

Cập nhật dự báo nhu cầu (Demand forecast updating)

Mỗi công ty trong chuỗi cung ứng thường thực hiện việc dự báo sản phẩm nhằm giúp việc lên kế hoạch sản xuất, hoạch định nguồn lực, kiểm soát tồn kho và hoạch định nguyên vật liệu Dự báo thường dựa trên dữ liệu lịch sử đơn hàng của khách hàng trực tiếp Một yếu tố quan trọng là suy nghĩ của các cấp độ quản trị khi dự báo nhu cầu dựa trên những gì họ quan sát thấy từ người tiêu dùng Mỗi khi có đơn hàng từ đối tác downstream (như nhà bán lẻ, bán sỉ, sản xuất ) thì các nhà quản lý upstream (như nhà bán sỉ, sản xuất, cung cấp ) sẽ coi thông tin đó như là tín hiệu về nhu cầu tương lai

Trang 8

Tuy nhiên, khi một cấp độ trong chuỗi cung ứng không nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nhu cầu của khách hàng, họ có thể đặt hàng với số lượng lớn hơn để đảm bảo sẽ đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến sự tăng đột ngột và không đồng đều về số lượng hàng hoá được yêu cầu, gây nên tăng lượng hàng hóa tồn kho

Đơn đặt hàng theo gói/lô (Order Batching)

Các chính sách đặt hàng không phù hợp, chẳng hạn như chiết khấu số lượng hoặc giảm giá lớn khi đặt hàng với số lượng lớn, có thể khuyến khích các cấp độ trong chuỗi cung ứng đặt hàng với số lượng lớn hơn cần thiết Bên cạnh đó, nếu khả năng sản xuất của một nhà cung cấp bị giới hạn, họ có thể đặt hàng với số lượng lớn hơn để đảm bảo sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, dẫn đến sự

tăng đột ngột và không đồng đều về số lượng hàng hoá được yêu cầu

Ví dụ: Thực tế trong chuỗi cung ứng, mỗi công ty khi đặt hàng với đối tác đều sử dụng một vài

mô hình kiểm soát tồn kho Khi nhu cầu đến, tồn kho sẽ giảm nhưng công ty có thể không đặt hàng với nhà cung cấp ngay lập tức mà họ thường gộp hoặc gom các nhu cầu lại rồi mới đặt hàng Thường thì nhà cung cấp không thể xử lý các đơn hàng liên tục thường xuyên, vì yếu tố thời gian, chi phí xử lý đơn hàng kiểu ấy (chi phí vận tải) quá lớn hoặc khi đặt theo lô sẽ có chiết khấu Vì lẽ đó, các công ty đặt hàng theo tuần/hoặc hai tuần thậm chí hàng tháng Hãy xem xét trường hợp một công ty đặt hàng mỗi tháng cho nhà cung cấp của mình Nhà cung cấp này sẽ gặp tình trạng đơn hàng thất thường Vì đơn hàng có thể rất cao vào một thời điểm trong tháng trong khi cả tháng lại không có đơn hàng, điều này cũng góp phần gây ra hiệu ứng Bullwhip

Sự biến động về giá cả (Price fluctuation)

Mua kỳ hạn thường do sự biến động giá cả trên thị trường Nhà sản xuất và phân phối định kỳ có chương trình khuyến mãi đặc biệt như chiết khấu giá, chiết khấu theo số lượng, coupon, thối tiền (rebates)… Tất cả chương trình khuyến mại này đều dẫn tới sự biến động giá cả Hơn nữa, nhà sản xuất thường chào mời những hợp đồng thương mại hấp dẫn (như chiết khấu đặc biệt, ưu đãi giá, ưu đãi thanh toán) cho nhà phân phối và bán sỉ, một hình thức gián tiếp của chiết khấu giá

Điều này sẽ khiến khách hàng mua hàng với số lượng lớn không vì nhu cầu thực sự hiện tại, họ mua hàng chỉ để dự trữ cho tương lai Tức là mô hình mua hàng của họ không phản ánh thực mô hình tiêu thụ, mức biến động trong mua hàng theo số lượng lớn sẽ lớn hơn nhiều so với biến động tiêu thụ Vậy là hiệu ứng Bullwhip lại xuất hiện

Trò chơi hạn chế và thiếu hụt (rationing and shortage gaming)

Biến động nhu cầu khách hàng có thể làm cho các cấp độ trong chuỗi cung ứng đặt hàng với số lượng lớn hơn để đảm bảo sẽ đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến sự tăng đột ngột và không đồng đều về số lượng hàng hoá được yêu cầu

Nhìn vào thực tiễn, khi nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp, nghĩa là nhà sản xuất đang hạn chế sản phẩm của mình đến khách hàng Theo nghĩa đó, nhà sản xuất sẽ phân bổ số lượng tỷ lệ theo số lượng đã đặt hàng Ví dụ, nếu tổng cung chỉ bằng 50% tổng cầu thì khách hàng chỉ nhận được 50% số lượng mà họ đã đặt hàng Và nếu biết nhà sản xuất sẽ hạn chế khi sản phẩm bị thiếu hụt thì khách hàng sẽ phóng đại nhu cầu thực sự của mình lên khi họ đặt hàng Sau đó, khi mà nhu cầu đã nguội, đơn hàng sẽ bất thình lình bị hủy bỏ

1.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Trang 9

Bullwhip trong chuỗi cung ứng Các giả thuyết này được sử dụng để phân tích và giải thích nguyên nhân của hiệu ứng Bullwhip trong một chuỗi cung ứng cụ thể Dưới đây là một số giả thuyết nghiên cứu về hiệu ứng Bullwhip:

Giả thuyết về tình trạng tồn kho: Giả định rằng tình trạng tồn kho cao sẽ góp phần tạo ra hiệu ứng Bullwhip, do các đơn vị cung ứng sẽ đặt nhiều đơn hàng hơn để giảm tồn kho

Giả thuyết về thiếu thông tin: Giả định rằng khi các đơn vị cung ứng thiếu thông tin về nhu cầu thực tế của khách hàng, họ sẽ dựa trên các dự báo không chính xác để sản xuất hoặc đặt hàng, góp phần tạo ra hiệu ứng Bullwhip

Giả thuyết về chiến lược giá cả: Giả định rằng khi các đơn vị cung ứng áp dụng chiến lược giá cả linh hoạt, tức là tăng giá khi nhu cầu tăng và giảm giá khi nhu cầu giảm, khách hàng sẽ đặt hàng nhiều hơn khi giá còn thấp hơn, góp phần tạo ra hiệu ứng Bullwhip

Giả thuyết về thời gian giao hàng: Giả định rằng khi thời gian giao hàng từ nhà sản xuất tới khách hàng cuối cùng dài, khách hàng có thể đặt hàng nhiều hơn so với nhu cầu thực tế để đảm bảo có đủ hàng hoá trong tương lai, góp phần tạo ra hiệu ứng Bullwhip

1.3 Ảnh hưởng của Bullwhip

• Tăng chi phí: Hiệu ứng Bullwhip có thể dẫn đến sự chênh lệch giữa số lượng hàng hoá được yêu cầu và số lượng hàng hoá thực sự cần thiết, dẫn đến sự tăng chi phí vận chuyển và sản xuất Điều này có thể dẫn đến sự lãng phí tài nguyên và giảm hiệu quả chi phí

• Thiếu hàng hoá hoặc quá dư thừa hàng hoá: Khi số lượng hàng hoá đặt hàng tại mỗi cấp độ trong chuỗi cung ứng không được đồng bộ hóa, có thể dẫn đến thiếu hàng hoá hoặc quá dư thừa hàng hoá Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng

• Khó khăn trong dự đoán nhu cầu: Hiệu ứng Bullwhip có thể làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc dự đoán nhu cầu của khách hàng Việc đặt hàng quá nhiều hoặc quá ít có thể dẫn đến sự khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng

• Thời gian đáp ứng chậm: Do số lượng hàng hoá đặt hàng tại mỗi cấp độ trong chuỗi cung ứng không được đồng bộ hóa, thời gian đáp ứng của các thành phần trong chuỗi cung ứng có thể chậm hơn so với mong muốn của khách hàng

• Khó khăn trong quản lý chuỗi cung ứng: Hiệu ứng Bullwhip có thể làm cho quản lý chuỗi cung ứng trở nên khó khăn hơn Việc đồng bộ hóa số lượng hàng hoá đặt hàng giữa các cấp độ trong chuỗi

Trang 10

cung ứng có thể đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, đồng thời cần phải có sự hợp tác tốt giữa các bên trong chuỗi cung ứng

1.4 Các mô hình giải quyết hiệu ứng Bullwhip

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) là sự truyền thông tin từ máy tính gửi đến máy tính nhận bằng phương tiện điện tử, trong đó có sử dụng một số định dạng chuẩn nhất định nào đó, là một công nghệ cho phép trao đổi dữ liệu thông qua điện tử giữa hai hoặc nhiều công ty với nhau Các hình thức chủ yếu của việc truyền dữ liệu thông qua EDI là những đơn đặt hàng từ khách hàng đến nhà cung ứng, hóa đơn thanh toán từ nhà cung ứng đến khách hàng, kế hoạch vận chuyển dữ liệu và cách thức thanh toán EDI có thể kết nối một ứng dụng chuyển tiền điện tử có khả năng thanh toán

Collaborative Planning, Forecasting, and Replenishment (CPFR) là một phương pháp hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng để đồng bộ hóa lượng hàng hoá đặt hàng CPFR cho phép các bên trong chuỗi cung ứng chia sẻ thông tin dự báo nhu cầu, quản lý lượng hàng tồn kho và phân chia rủi ro Khi áp dụng CPFR, các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể tăng tính chính xác trong việc dự báo nhu cầu, giảm thiểu rủi ro trong quản lý hàng hoá, tăng độ tin cậy và giảm chi phí

Vendor Managed Inventory (VMI) là một phương pháp quản lý tồn kho, trong đó nhà cung cấp đảm nhận trách nhiệm quản lý lượng hàng tồn kho cho khách hàng Khi áp dụng VMI, nhà cung cấp sẽ theo dõi lượng hàng tồn kho của khách hàng và đưa ra dự báo nhu cầu hàng hoá Khi có nhu cầu, nhà cung cấp sẽ tự động giao hàng đến khách hàng Phương pháp này giúp giảm thiểu hiệu ứng Bullwhip, tăng tính chính xác trong dự báo nhu cầu và giảm chi phí quản lý tồn kho

Just-in-Time (JIT) là một phương pháp quản lý sản xuất, trong đó hàng hoá được sản xuất và giao hàng đến khách hàng chỉ khi có nhu cầu thực tế Khi áp dụng JIT, sản xuất sẽ được điều chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng, giúp giảm thiểu hiệu ứng Bullwhip và giảm thiểu lượng hàng tồn kho

Centralized Control là một phương pháp quản lý tồn kho, trong đó tồn kho được quản lý tập trung tại một đơn vị trong chuỗi cung ứng Khi áp dụng phương pháp này, các đơn vị trong chuỗi cung ứng sẽ chỉ đặt hàng tại một đơn vị quản lý tồn kho tập trung Điều này giúp giảm thiểu hiệu ứng Bullwhip, tăng tính chính xác trong dự báo nhu cầu và giảm chi phí quản lý tồn kho

1.5 Các FTA bổ trợ mạnh mẽ cho thương mại Việt Nam - Australia

1.5.1 Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Australia và New Zealand (AANZFTA)

AANZFTA (ASEAN – Australia - New Zealand Free Trade Area) là Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN - Australia và New Zealand Hiệp định được được kí kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 vào ngày 27/02/2009 tại Hua Hin, Thái Lan Hiệp định này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 01/01/2010

Ngay sau khi Hiệp định AANZFTA có hiệu lực, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã triển khai các hoạt động hợp tác với các cơ quan chức năng của Úc để tận dụng những ưu đãi phi thuế quan: Nâng cao năng lực về SPS (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai); Quy tắc xuất xứ (Bộ Công Thương); TBT (Văn phòng TBT Việt Nam); Thông quan điện tử (Tổng cục Hải quan) Những ưu đãi phi thuế quan trong Hiệp định mà Việt Nam tận dụng được giúp cho Việt Nam đáp ứng các điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế quan

Trang 11

Mức độ tận dụng ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Úc và Niu Di-lân được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang hai thị trường này sử dụng form AANZ

Mức độ tận dụng ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA ngày càng gia tăng, tuy nhiên khi so sánh với mức độ tận dụng ưu đãi trong một số hiệp định thương mại tự do ASEAN và ASEAN khác thì mức độ này còn khiêm tốn do AANZFTA được ký kết và thực thi sau, mức độ cắt giảm thuế còn chậm

Đối với mặt hàng bia và các thức uống có cồn, mức thuế xuất nhập khẩu mà HABECO phải chịu là

40% (2022)

1.5.2 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

CPTPP là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên trong đó có Úc, Niu Di-lân và Việt Nam Hiệp định CPTPP mở ra nhiều cơ hội để hình thành các chuỗi cung ứng mới Tham gia CPTPP là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 05 - 10 năm tới

Từ khi CPTPP có hiệu lực, các mặt hàng được hưởng lợi từ hiệp định CPTPP đều đang có xu hướng tăng thị phần ở Úc và Niu Di-lân Trong đó, đối với mặt hàng bia và đồ uống có cồn có mức

thuế xuất nhập khẩu là 29% (2022)

1.5.3 Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Hiệp định RCEP là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và Niu Di-lân đã ký kết vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực chính thức kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022

Do mới có hiệu lực chưa lâu, chưa có các kết quả đánh giá về mức độ tận dụng ưu đãi từ các cam kết của Hiệp định nhưng RCEP, tuy nhiên, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã xây dựng các văn bản hướng dẫn thực thi Hiệp định và triển khai nhiều hoạt động phổ biến thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp hiểu và tận dụng tốt các ưu đãi từ Hiệp định

Theo đó, RCEP tạo cơ hội cho Việt Nam cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, đồng thời giúp từng bước phục hồi và tăng cường liên kết chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác trong nội khối RCEP RCEP có cam kết về quy tắc xuất xứ hài hòa, cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối, đây là điểm thuận lợi nhất giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu đa dạng trong toàn khối RCEP trong bối cảnh nhiều ngành xuất khẩu của Việt

Nam đang phải sử dụng nguyên liệu sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài

1.5.4 Tác động của AANZFTA, CPTPP và RCEP đến hoạt động xuất khẩu bia Hà Nội sang thị trường châu Úc

Ba Hiệp định trên có tác động tích cực đến việc xuất khẩu bia Việt Nam sang thị trường châu Úc Xuất khẩu bia Việt Nam sang thị trường châu Úc đang là một lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới Thị trường bia châu Úc được coi là một trong những thị trường bia lớn và quan trọng trên thế giới, với sự đa dạng về loại bia và sở thích đa dạng của người tiêu dùng

Trang 12

Trước đây, các sản phẩm bia của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Úc đối mặt với các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu cao, các quy định kỹ thuật cứng nhắc cũng như chất lượng, giá cả và mùi vị Đặc biệt, việc này được thực hiện theo lộ trình giảm dần, từ đó tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất bia Việt Nam có thể nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Ngoài ra, các Hiệp định trên cũng đưa ra các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác để đảm bảo rằng các sản phẩm bia của Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất của thị trường châu Úc Việc tuân thủ các quy định này sẽ giúp định hình ảnh và thương hiệu tốt cho các sản phẩm bia Việt Nam trên thị trường quốc tế

Vì vậy, ba Hiệp định này mang đến cơ hội lớn cho các nhà sản xuất bia Việt Nam để mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu sang thị trường châu Úc Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, các nhà sản xuất bia cần đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của thị trường châu Úc, đồng thời cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý sản xuất để tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Trang 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BIA HÀ NỘI (HABECO) 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng bia Hà Nội của HABECO

2.2 Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng bia của HABECO

2.2.1 Dòng thông tin

2.2.1.1 Đại lí ở trước nhận thông tin từ đại lý kế mình trong chuỗi thông qua đơn đặt hàng

Bởi vì nhu cầu của người tiêu dùng thường biến động và phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như thu nhập, giá cả, xu hướng và các thay đổi liên quan đến thuế tiêu thụ, nên các nhà bán lẻ thường không thể xác định chính xác nhu cầu thực sự của khách hàng Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ dựa

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w