ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC SỐ HỮU TỈ VÀ SỐ THỤC LỚP 7 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỤ C TỤ HỌC CHO HỌC SINH LUẬN VĂN • • • •
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC SỐ HỮU TỈ VÀ SỐ THỤC LỚP 7
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỤ C TỤ HỌC CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN • • • • THẠC sĩ sư PHẠM TOÁN HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 8140209.01
Người hướng dân khoa học: PGS TS Vũ Quôc Chun
HÀ NỘI - 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô Trường Đạihọc Giáo dục luôn nhiệt tình, tâm huyết, tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, tôi muốn thể hiện lòng biết ơn chân thành đối với PGS TS Vũ Quốc Chung. Thầy không chỉ là người hướng dẫn tận tình mà còn là nguồn độngviên mạnh mẽ, giúp tôi vượt qua những thách thức, khó khăn Sự kiên nhẫn, sự chia
sẻ kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết của thầy đã giúp tôi không chỉ hoàn thành luậnvăn mà còn phát triển nghiến cứu và tư duy học thuật của mình
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô Trường Trung học cơ sở Lê Thanh Nghị, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị học viên lóp cao học đã luôn động viên, ủng hộ, giúp đờ đề tôi hoàn thành luận vàn
Trân trọng!
Nguyễn Tiến Thành
1
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tống quan các hoạt động cùa mô hình LHĐN theo Cevikbas và Kaiser 19
Bảng 1.2 Các giai đoạn và hoạt động của giáo viên, học sinh theo mô hình LHĐN19
Bảng 1.3 Đặc điềm nội dung số hữu tỉ, số thực trong chương trình Toán 7 25
Bảng 1.4 So sánh nội dung số hữu tỉ, số thực theo SGK Toán 7 cũ và chương trình GDPT 2018 28
Bảng 1.5 Cơ cấu mẫu theo môn học 29
Bảng 1.6 Những khó khăn khi vận dụng mô hình LHĐN 31
Bảng 1.7 Những điều giáo viên cần hỗ trợ vận dụng mô hình LHĐN 31
Bảng 1.8 Khảo sát về một số kĩ năng tự học 32
Bảng 1.9 Khảo sát giáo viên về một số biểu hiệu của NLTH 33
Bảng 1.10 Khảo sát về một số khó khăn khi học sinh tự học 34
Bảng 1.11 Khảo sát về nhừng điều học sinh cần hỗ trợ khi tự học 35
Bảng 3.1 Bảng thống kê kết quả điểm kiểm tra 65
Bảng 3.2 Bảng thống kê mô tả kết quả điểm kiểm tra 67
Bảng 3.3 Kết quả phân tích kiểm định F-test 68
Bảng 3.4 Kết quả phân tích kiểm định t-test assuming equal variance 69
• • • ill
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Hiểu biết của giáo viên về khái niệm mô hình LHĐN 30
Biểu đồ 1.2 Thực trạng vận dụng mô hình LHĐN 30
Biểu đồ 1.3 Thời gian tự học môn Toán trung bình mỗi ngày của học sinh 32
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ kết quả điểm bài kiểm tra 1 66
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ kết quả điểm bài kiểm tra 2 67
iv
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Chu trình tự học 17
Hình 1.2 Mô hình LHĐN theo Lo và Hew 18
Hình 1.3 Tác động của mô hình LHĐN đến các thành tố của NLTH 25
Hình 2.1 Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số trong sách Toán 7 49
Hình 2.2 Video bài giảng biểu diễn số hữu tỉ trên trục số 50
Hình 2.3 Lũy thừa với số mũ tự nhiên trong sách Toán 7 50
Hình 2.4 Quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số trong sách Toán 7 51
Hình 2.5 Quy tắc tính lũy thừa của lũy thừa trong sách Toán 7 51
Hình 2.6 Câu hỏi trắc nghiệm và lời giải thích trên Quizizz 54
Hình 3.1 Phiếu học tập học sinh tự học bên ngoài lớp 62
Hình 3.2 Học sinh thảo luận, thuyết trình bài làm của nhóm 63
Hình 3.3 Kết quả kiểm tra trên Quizizz 64
V
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3
5 Câu hỏi nghiên cứu 3
6 Giả thuyết nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc đề tài 4
CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỀN 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu 5
1.1.1 Mô hình lớp học đảo ngược 5
1.1.2 Tự học và năng lực tự học 10
1.2 Một số khái niệm cơ bản 13
1.2.1 Năng lực 13
1.2.2 Năng lực tự học 13
1.2.3 Mô hình lớp học đảo ngược 15
1.3 Chu trình tự học 17
1.4 Quy trình vận dụng mô hình lớp họcđảo ngược trong dạy học 18
1.5 Những ưu điếm, hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược 20
1.5.1 Ưu điểm 20
1.5.2 Hạn chế 22
1.6 Vai trò của mô hình lớp học đảo ngược với sự phát triển năng lực tự học của học sinh 23
1.7 Đặc điểm nội dung số hừu tỉ, số thực trong chương trình Toán 7 25
1.8 Thực trạng vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học và việc tự học của học sinh 1.8.1 Mục đích khảo sát 1.8.2 Phương pháp khảo sát 28
1.8.3 Đối tượng khảo sát 29
1.8.4 Nội dung khảo sát 29
1.8.5 Kết quả khảo sát 29
vi
Trang 8Kết luận chương 1 37
CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC SỐ HỮU TỈ VÀ SỐ THựC LỚP 7 NHẰM PHÁT TRIÉN NĂNG Lực Tự HỌC CHO HỌC SINH 38
2.1 Một số định hướng xây dựng biện pháp 38
2.1.1 Đảm bảo yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất của học sinh 38
2.1.2 Đảm bảo khuyến khích học sinh chủ động, tích cực 38
9 2.1.3 Đảm bảo rèn luyện kĩ năng tự học và phát triên năng lực tự học của học sinh 38
2.1.4 Tích hợp công nghệ trong dạy học 39
2.2 Một số biện pháp vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học số hừu tỉ và số thực lớp 7 39
2.2.1 Biện pháp 1: Thiết kế tình huống có vấn đề, gây chú ý, hứng thú để tạo động lực tự học cho học sinh 39
2.2.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh tự xây dựng kế hoạch học tập 42
2.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh thực hành một số kĩ năng tự học như là: *> ' 9 nghe, đọc, thu thập thông tin; tự kiêm tra, đánh giá kêt quả tự học; chia sẻ, trao đôi với thầy cô, bạn bè 47
2.2.4 Biện pháp 4: Thường xuyên theo dõi, khích lệ kịp thời và đánh giá kết quả trong quá trình học tập của học sinh 55
Kết luận chương 2 59
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 60
3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 60
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 60
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 60
3.2 Đối tượng, thời gian thực nghiệm 60
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 60
3.2.2 Thời gian thực nghiệm 60
3.3 Phương pháp thực nghiệm 60
3.4 Nội dung thực nghiệm 61
3.5 Kết quả thực nghiệm 61
3.5.1 Đánh giá định lượng 65
3.5.2 Đánh giá định tính 69
Trang 9KẾT LUẬN 72TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
• • •
V111
Trang 10MỞ ĐÀU
1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Xuất phát từ Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, Chương trình tổng thể chỉ rõ một trong những mục tiêu quan trọng là khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống và phát triền khả năng tự học suốt đời Đe đảm bảo đạt được các yêu cầu về năng lực cần thiết cho học sinh, chương trình xác định
ba năng lực chung quan trọng: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và họptác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo [3]
Chương trình GDPT môn Toán nêu rõ vai trò cùa môn Toán trong việc hìnhthành và phát triển năng lực tự học (NLTH) cho người học Môn Toán giúp học sinh rèn luyện, vận dụng những kĩ nàng như xác định mục tiêu, lập kế hoạch học tập phù hợp, tự nghiên cứu, rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong quá trình học tập và thực hành, hỗ trợ việc tự lực giải toán, giải quyết các vấn đề toán học [4]
1.2 Xuất phát từ bối cảnh chuyển đổi số hiện nay vói sự bùng nỗ của trí tuệ nhân tạo
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đà mở ra những tiềm năng lớn cho sự tiến
bộ của con người Sự phát triển đột phá của Internet, tự động hóa và trí tuệ nhân tạothúc đẩy quá trình đổi mới trong lĩnh vực giáo dục Trên thế giới, có nhiều cách thức,
mô hình, giải pháp tự học khác nhau Trong đó, mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) phù hợp với quá trình học tập của học sinh phổ thông nói chung và học sinh trung học cơ sở (THCS) nói riêng Với xu hướng chuyền từ dạy học tiếp cận nội dung sangdạy học tiếp cận năng lực lấy học sinh làm trung tâm, mô hình này tạo cơ hội chohọc sinh sử dụng công nghệ, thiết bị đế tự học bất kì ở đâu, bất cứ khi nào [26]
1.3 Xuất phát từ đặc điểm học tập của học sinh lóp 7
Chương trình GDPT cấp THCS được thực hiện trong bốn năm (từ lớp 6 đếnlóp 9) [3] Học sinh lớp 7 bước sang năm học thứ hai ở cấp THCS, do đó các em đã dần quen với việc học tập ở môi trường này Thêm vào đó, quá trình học ở cấp tiểu học giúp học sinh có kinh nghiệm trong học tập và bước đầu biết tự học Mô hình LHĐN sẽ tạo ra không gian học tập có tính mở, khuyến khích học sinh tự tìm tòi,nghiên cứu [26] Học sinh lớp 7 đà biết sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính, để hồ trợ học tập Chính vì vậy, các em có thể làmquen với hình thức học tập của mô hình LHĐN để phát triển NLTH
1
Trang 111.4 Xuất phát tù ’ đặc điểm của chương trình Toán 7
Ở cấp tiểu học, yêu cầu của môn Toán chủ yếu là nhận biết, làm quen, quansát, thực hiện, tính toán đơn giản, Lên lớp 6, học sinh được nâng cao dần kĩ năng vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề toán học, tăng cường tính thực tiễn Lóp 7,học sinh làm quen với các định nghĩa, tính chất trừu tượng, chứng minh toán học bằng suy luận logic, vận dụng kiến thức, kĩ năng về nội dung đã học (trong đó có sốhữu tỉ, số thực) vào thực tiễn cuộc sống Do đó, việc tạo môi trường học tập để học sinh tích cực, chủ động, quen dần với tự học sẽ giúp các em tiếp tục theo học các lớp học ở phố thông và các cấp học khác Vận dụng mô hình LHĐN trong quá trình dạy học tạo cơ hội để học sinh có thể tự học trước kiến thức thông qua các video bài giảng, tài liệu mà giáo viên thiết kế, tổ chức Vì vậy, khi đến lóp, học sinh có thêmthời gian đế chia sẻ, thảo luận, giải đáp những thắc mắc, khó khãn khi tự học [26]
1.5 Xuất phát từ thực tiễn vận dụng mô hình lóp học đảo ngược
Mô hình LHĐN đã được các tác giả vận dụng trong giảng dạy ở nhiều mônhọc và cấp học khác nhau Có thể kể đến một số tác giả như Nguyền Thị Phượng Liên và Lưu Thanh Tuấn nghiên cứu về việc vận dụng mô hình này vào dạy học Hóa học hữu cơ nhằm phát triển NLTH cho học sinh lớp 9, Cù Thị Ngọc Anh và cộng sự đã sử dụng mô hình LHĐN để dạy học ca dao trong chương trình Ngừ văn
10 (tập 1), Phạm Thị Nga và cộng sự đã đề xuất quy trình vận dụng mô hình LHĐNtrong dạy học thống kê nhằm phát triển năng lực toán cho học sinh trung học phổ thông, Tuy nhiên, chưa có đề tài nào trình bày cụ thế về việc vận dụng mô hìnhLHĐN dạy học số hữu tỉ và số thực trong chương trình Toán 7
Đã có một số công trình nghiên cứu đến những nội dung cụ thể về dạy học sốhữu tỉ, số thực theo định hướng phát triến năng lực toán học cho học sinh lớp 7, hoặc là những nghiên cứu vận dụng mô hình LHĐN trong bối cảnh chuyển đổi sốcủa các tác giả quốc tế và trong nước, nhưng chưa có những nghiên cứu cụ thế có tính tồng họp đồng thời đáp ứng 5 lí do trình bày trên đây Vì vậy, đề tài được lựachọn là:
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học số hữu tỉ và số thực lớp 7
nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.
2
Trang 122 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp vận dụng
mô hình LHĐN trong dạy học chù đề số hữu tỉ, số thực lớp 7 nhằm phát triển NLTHcho học ♦ sinh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về mô hình LHĐN và NLTH cùa học sinh
- Vai trò của việc vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học nhàm phát triểnNLTH cho học sinh
- Nghiên cứu thực trạng vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học và thực trạng tự học của học sinh
- Đề xuất một số biện pháp vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học số hữu tỉ
và số thực lớp 7
- Tiến hành thực nghiệm (TN), thu thập, phân tích dữ liệu để kiểm nghiệm giảthuyết khoa học
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cún:
Quá trình vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học số hữu tỉ và số thực nhằm phát triển NLTH cho học sinh lớp 7
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học Toán 7 theo chương trình GDPT 2018
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Dạy học kiến thức về số hữu tỉ, số thực lóp 7
- Phạm vi về không gian: Tiến hành nghiên cứu ở một số trường THCS trong huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Phạm vi về thời gian: Thời gian bắt đầu nghiên cứu và triến khai từ tháng 9năm 2023 đến tháng 12 năm 2023
5 Câu hỏi nghiên cứu
Trang 13- Vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học số hữu tỉ, số thực có thực sự giúp phát triển NLTH cho học sinh không?
6 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất được biện pháp và vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học sốhữu tỉ và số thực một cách linh hoạt, phù hợp thì sẽ góp phần phát triến NLTH cho
học sinh, tăng cường tính chù động, sáng tạo trong quá trình học tập, nâng cao chất
lượng dạy và học
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học, lí luận dạy học Toán, tâm lí học, giáo dục học
- Nghiên cứu các tài liệu về mô hình LHĐN, NLTH, các tài liệu liên quan đến
đề tài đã chọn, các luận văn, luận án, công trình đã công bố có cùng hướng nghiên
cứu
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Khảo sát thực trạng vận dụng mô hình LHĐN, những khó khăn khi vậndụng mô hình này trong dạy học
- Khảo sát thực trạng tự học của học sinh, những khó khăn khi các em tự học
7.3 Phương pháp thực nghiệm
- Tiến hành dạy học ở lớp TN và lớp đối chứng (ĐC) đề kiểm nghiệm giả thuyết khoa học
- Phỏng vấn, phân tích kết quả trước và sau TN
7.4 Phương pháp thống kê toán học
Kết quả thu thập được phân tích bàng phương pháp định tính và định lượng
8 Cấu trúc đề tài
Ngoài những phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2 Đề xuất một số biện pháp vận dụng mô hình lớp học đảo ngượctrong dạy học số hữu tỉ và số thực lớp 7 nhằm phát triển năng lực tự học cho học
sinh
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
4
Trang 14CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN Tông quan nghiên cứu
* Trên thế giới
Trong bài báo được xuất bản năm 1993, A King đã chỉ ra rằng phần lớn trong các lóp học ở môi trường giáo dục đại học, sinh viên là người nghe giảng và ghi chépnội dung bài học, còn giảng viên là người truyền đạt kiến thức Bài báo đà thảo luận về những lợi ích của việc dạy học theo định hướng lấy người học làm trung tâm Thay vì
là người đứng trên bục giảng đế cung cấp bài giảng cho học sinh (sage on the stage), giáo viên trở thành người hỗ trợ, hướng dẫn học sinh học tập (guide on the side) nhằmphát triển tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề Theo đó, giáo viên tạo cơ hội cho học sinhtìm hiếu và khám phá thông tin, đặt câu hỏi, hợp tác với bạn bè và vận dụng kiến thức.Tuy chưa trình bày về LHĐN nhưng tác giả đã góp phần thúc đẩy, truyền cảm hứngcho những nghiên cứu về sự phát triển các lí thuyết giáo dục, cho thấy được tầm quan trọng của việc cá nhân hóa và sự tích cực học tập của học sinh [28]
E Mazur - giáo sư tại Đại học Harvard, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các nguyên tắc làm nền tảng cho việc giảng dạy đảo ngược Bằng cáchchuyến quá trình cung cấp thông tin ra bên ngoài lóp học và tập trung vào việc giải thích kiến thức khi học trên lóp, ông đã khai thác tiềm năng hướng dẫn học sinh họctập thông qua giảng dạy tích cực, thay thế hiệu quả các bài giảng thông thường Đếnnăm 2001, c Crouch và E Mazur đã giới thiệu một mô hình tương tự như LHĐN mà
họ đặt tên là “Peer Instruction” (hướng dẫn đồng đẳng) Mô hình này đòi hòi học sinhnghiên cứu nội dung trước khi đến lớp và sử dụng các bài tập (thường là câu đố) để đảm bảo sự sẵn sàng cho bài học Trong lóp học là các bài giảng ngắn đan xen các câu hỏi Đáng chú ý, những câu hỏi này không được trả lời tự nguyện như trong lóp học thông thường Thay vào đó, tất cả học sinh cần phải đưa ra câu trả lời, thông qua sừ dụng các công cụ hỗ trợ học tập, chẳng hạn như hệ thống trả lời cá nhân cầm tay Điềuđặc biệt là giáo viên cho phép học sinh trả lời ẩn danh và kết quả sẽ được hiến thị ngaylập tức cho giáo viên [24]
5
Trang 15Năm 2000, M J Lage, G J Platt và M Treglia trình bày bài báo nghiên cứu sự đảo ngược về thời gian trên lớp và bài tập về nhà Người học xem trước nội dung khóahọc bên ngoài lóp học, thường thông qua các video, bài giảng PowerPoint có thể in ra
để học hoặc bài giảng PowerPoint có bản ghi âm, do đó người học có cơ hội học theo tốc độ của riêng mình Thời gian trên lớp sau đó được sử dụng cho các cuộc thảo luận, tăng cường hoạt động tương tác, trả lời câu hỏi, trình bày thông tin dưới dạng bảng nhò, làm bài tập và giải quyết vấn đề với sự hướng dẫn của giáo viên Chính vì vậy,các tác giả lập luận rằng việc đảo ngược lớp học thúc đấy học tập tích cực, sự tham gia của học sinh và tạo ra một môi trường học tập hòa nhập hơn Bài báo cũng đề xuất một
sự thay đổi về mặt sư phạm trong giáo dục đại học, nơi các bài giảng thông thường được thay thể bằng các trải nghiệm học tập tương tác và được nâng cao bởi công nghệ.Nhờ đó, giáo viên có thế tạo ra một môi trường học tập toàn diện, hấp dẫn hơn, hồ trợ
đa dạng phong cách, nhu cầu học tập cho người học [29]
Cũng vào năm 2000, trong hội thảo quốc tế lần thứ 11 về dạy và học đại học, J
w Baker đã thảo luận về ý tưởng đảo ngược lóp học bằng cách sử dụng các công cụ quản lí khóa học dựa trên website để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học lấy học sinhlàm trung tâm Mô hình LHĐN liên quan đến việc học sinh tham gia vào nội dunggiảng dạy bên ngoài lớp học, thường là thông qua các tài nguyên trực tuyển hoặc cácvideo bài giảng Sau đó, thời gian trong lóp được sử dụng đề học tập tích cực, thảoluận và các hoạt động họp tác với sự hỗ trợ cúa giáo viên [20]
Hai giáo viên trường Phồ thông Woodland Park (Coloarado, Mỹ) - J.Bergmann và A Sams là những người đã tiên phong trong việc phát triển và áp dụng
mô hình LHĐN Xuất phát từ mong muốn giúp những học sinh bỏ lỡ tiết học trên lớp,hai giáo viên này đã ghi lại các bài giảng và gửi cho học sinh Ban đầu Bergmann vàSams gọi phương pháp này là mô hình “pre-vodcasting”, nghĩa là học sinh sẽ xem video trước khi tham gia lớp học Thuật ngữ “vodcasting” được bắt nguồn từ “videopodcasting” Tuy nhiên, sau khi chia sẻ phương pháp này với đồng nghiệp, họ đã đốitên thành “reverse instruction” (hướng dẫn đảo ngược) Sự điều chỉnh này được thực hiện để giảm bớt những lo ngại của các giáo viên về rào cản công nghệ Năm 2012, Bergmann và Sams đã trinh bày kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm áp dụng mô hình
6
Trang 16LHĐN Hai tác giả đưa ra những lí do cho việc nên áp dụng mô hình LHĐN như: giúp những học sinh gặp khó khăn trong học tập, cho phép học sinh dừng và tua lại bàigiảng của giáo viên, tăng cường sự tưong tác giữa học sinh - giáo viên và học sinh - học sinh, Đồng thời, Bergmann và Sams cũng đề xuất cách triển khai dạy học theo
Từ năm 2004, s Khan đã dạy toán từ xa cho các thành viên nhỏ tuồi trong gia đình mình bằng cách đăng các video lên YouTube Sau đó, có những video mà Khantạo ra đã tiếp cận tới hàng chục nghìn học sinh mỗi tháng Sự phổ biến trong chiếnlược giảng dạy của ông đã dẫn đến sự ra đời cùa Khan Academy - một tố chức phi lợinhuận cung cấp các bài học miễn phí cho tất cả học sinh Khan đà tạo ra một thư viện video giáo dục khống lồ dùng làm nội dung trước khi đến lớp cho học sinh, cho phépcác em tiếp cận tài liệu hướng dẫn bên ngoài môi trường lớp học thông thường Họcsinh có thể học ở bất kì đâu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của môi trường học tập trực tuyến và kết hợp [27] Ngày nay, Khan Academy có rất nhiều khóa học trựctuyển về các lĩnh vực khác nhau: Toán, Khoa học, Nghệ thuật, Kĩ năng sống,
Năm 2012, nghiên cứu của J F Strayer cho thấy các sinh viên ở LHĐN cởi mở hơn trong việc hợp tác và coi trọng việc học tập với bạn học Học sinh cho biết các em
đã trải qua nhiều đồi mới hơn so với lớp học thông thường và thích những sự thay đôi
đó Mặc dù một số học sinh trong LHĐN gặp khó khăn nhưng các em bày tở mongmuốn tham gia các hoạt động vận dụng kiến thức đà học Nghiên cứu cũng so sánh học sinh trong LHĐN và lớp học thông thường về định hướng nhiệm vụ Lớp học bình thường cung cấp một bầu không khí ổn định và có thể dự đoán được, trong khi LHĐN
có vẻ rời rạc Mặc dù giáo viên đã cung cấp kế hoạch vào đầu học kì, nhiều sinh viên trong LHĐN phải nỗ lực, cố gắng để điều chỉnh, kết nối các nội dung trực tuyến và trực tiếp Nhu cầu điều chỉnh liên tục đã tạo ra mức độ khó đoán và cảm giác bất ổn cao hơn khi học tập theo mô hình LHĐN [31]
Năm 2013, J L Bishop và M A Verleger đà khảo sát các nghiên cứu vềLHĐN ở các cấp độ khác nhau, từ trung học đến đại học Họ so sánh hiệu quả của LHĐN với lớp học thông thường, dựa trên các tiêu chí như điểm số, sự hài lòng và sự tham gia của người học Kết quả cho thấy rằng LHĐN có thể cải thiện được các chỉ số
7
Trang 17này ở một sô trường hợp, nhưng không phải ở tât cả Xu hướng của học sinh là thích nội dung được giảng trực tiếp hơn các video bài giảng, thích tương tác trong lớp họchơn là nghe giảng Các tác giả cũng đã chỉ ra những thách thức, khó khăn khi áp dụngLHĐN như việc thiết kế nội dung bài giảng, quá trình đánh giá kết quả học tập [23].
Nãm 2019, J López Belmonte và cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả của phươngpháp đảo ngược trong dạy học môn Toán ở bậc trung học Kết quả cho thấy học tậpđảo ngược mang lại hiệu quả tích cực đến động lực, thái độ và sự tham gia của họcsinh Các tác giả cho ràng năng lực kĩ thuật số của những giáo viên sử dụng mô hình học tập đảo ngược để truyền đạt nội dung là hạn chế nối bật nhất Nghiên cứu cũngkhẳng định việc kết họp học tập đảo ngược trong môi trường giáo dục sử dụng công nghệ mang lại hiệu quả hơn cách giảng bài thông thường [21]
Nãm 2020, M Cevikbas và G Kaiser đà nghiên cứu về LHĐN với sự tham gia của Ece - giáo viên Toán và 68 học sinh trung học ở Thổ Nhĩ Kỳ Cô Ece đã có kinh nghiệm trong giáng dạy trực tiếp và quyết định thực hiện dạy học theo mô hìnhLHĐN Dữ liệu được thu thập thông qua quan sát lớp học, quay video, ghi âm, phỏngvấn giáo viên và học sinh, sử dụng bảng hỏi Nghiên cứu tập trung vào kinh nghiệm giảng dạy của cô Ece ở cả môi trường lóp học bình thường và LHĐN Qua đó, các tác giả thấy rằng LHĐN mang đến những thách thức và cơ hội cho việc giảng dạy toán học Cô Ece ban đầu cảm thấy không thoải mái và choáng ngọp trước sự thay đổi,nhưng đà có được kiến thức và kinh nghiệm trong cách dạy học đổi mới Mặc dùLHĐN đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn, mô hình này lại làm tăng sự hài lòng
và cho phép các hoạt động học tập tích cực, ứng dụng công nghệ cũng như cải thiện giao tiếp, tương tác giữa học sinh và giáo viên [25]
* Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có nhiều nhà giáo dục nghiên cứu về dạy học theo mô hình LHĐN ở các môn học và cấp học khác nhau Năm 2014, nghiên cứu về dạy học kết hợp được Nguyễn Vàn Lợi trình bày, tập trung đặc biệt vào mô hình LHĐN Qua đó, tác giả đã phân tích những lợi ích, hạn chế khi vận dụng mô hình LHĐN, đưa ra một
số bước để chuẩn bị video bài giảng, đồng thời đề xuất đến việc cân nhắc dạy học theo
mô hình này với hoàn cảnh của Việt Nam [12]
8
Trang 18Cù Thị Ngọc Anh và cộng sự (2019) đã trình bày thiêt kê bài học ca dao theo
mô hình LHĐN với những hoạt động cụ thế trong ba giai đoạn: trước giờ học trên lớp,giờ học trên lóp và sau giờ học; đồng thời sử dụng hai hình thức đánh giá: đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm Các tác giả cũng nhận ra những lợi ích mà mô hìnhnày đem lại như giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm học tập đa dạng, tăng cường hứngthú, phát triền năng lực đọc hiểu Tuy nhiên, hạn chế của mô hình LHĐN là việc thiết
kế tài liệu học tập cần nhiều thời gian [1]
Phạm Thị Bích Đào và cộng sự (2022) đà trình bày chi tiết các hoạt động dạy học khi vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học kết hợp Các tác giả sử dụngMicrosoft Teams để giao nhiệm vụ cho học sinh và thu thập kết quả Nghiên cứu cho thấy những tín hiệu tích cực khi vận dụng mô hinh LHĐN như giúp học sinh chủ động, hứng thú học tập, phát triển năng lực, tăng tính sáng tạo, Ngoài ra, các tác giả còn ứng dụng phần mềm Chemsketch trong dạy học vẽ cấu trúc phân tử, giúp học sinhtiếp cận một cách trực quan, sinh động [6]
Năm 2023, Phạm Thị Nga và cộng sự đã đưa ra mô hình LHĐN linh hoạt với đặc trưng là dạy học hợp tác, kết hợp phương pháp dạy học thông thường và dạy họctích cực, ở đó học sinh là trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ Các tác giả
đề cập đến các nguyên tắc thiết kế LHĐN linh hoạt trong lóp học toán, từ đó đề xuấtquy trình dạy học gồm 7 bước [14]
Các nghiên cứu về mô hình LHĐN đã tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của quá trình giảng dạy và học tập Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng kết quả thuđược là những phản hồi tích cực từ người học Các em thường cảm thấy hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động tương tác trong LHĐN Bên cạnh đó, người học không chỉ được tham gia vào các hoạt động nhóm, thảo luận, dự án nhằmtạo cơ hội cho họ thể hiện ý kiến và khám phá sâu hơn về nội dung, mà còn giúp họ xây dựng kĩ năng làm việc nhóm và giao tiếp Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự quan trọng của nguồn học liệu, đặc biệt là tài liệu học trực tuyến Việc thiết kế tài liệu học hiệu quả, chất lượng có thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh Ngoài
ra, việc quản lí thời gian và tự học cũng là yếu tố tác động đến sự thành công của môhình LHĐN
Trang 19Tổng quan các công trình nghiên cứu về LHĐN trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả luận văn thấy ràng có nhiều nhà giáo dục vận dụng mô hình LHĐN từ bậc tiểu họcđến bậc đại học Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đà thực hiện chủ yếu tập trung vàobậc đại học với đối tuợng là học viên, sinh viên Hơn nữa, có thề thấy số luợng côngtrình nghiên cứu vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học nội dung, chủ đề cụ thể ở một số môn học còn hạn chế, trong đó có môn Toán.
Chuơng trình GDPT 2018 tập trung đến dạy học lấy học sinh làm trung tâm, qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học Như vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai dạy học theo mô hình LHĐN là cần thiết, đáp ứng yêucầu đổi mới, linh hoạt trong sử dụng các phương pháp Giáo viên có thể tổ chức được dạy học nội dung số hữu tỉ, số thực theo mô hình này cho học sinh lớp 7
* Trên thế giói
Tự học là một lĩnh vực đã thu hút sự quan tâm và nghiên cứu sâu rộng của các nhà giáo dục từ thời xa xưa Khồng Tử cho rằng những gì người học tiếp thu được từngười thầy chỉ giải quyết các vấn đề cơ bản, nhưng việc thu nhận kiến thức thực sự lại diễn ra thông qua sự nỗ lực tích cực của người học Socrates - nhà triết học cổ đại đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự nhận thức đối với bản thân người học, khuyênngười học nên hiểu rõ kiến thức hiện có, những yêu cầu và các bước cần thiết để thực hiện những yêu cầu đó
Nhà sư phạm J A Comenxki (1592-1670) đã có những đóng góp quan trọngtrong lĩnh vực giáo dục, trong đó có tự học Ông được coi là một trong nhũng người tiên phong phát triến các nguyên tắc giáo dục hiện đại và đà thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc khuyến khích tự học Ông cho rằng người học thiếu ham muốn và động
cơ học tập thì không thể phát huy hết khả năng của mình Trong cuốn sách “ Didactica
pháp giảng dạy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học của học sinh Ông tập trungvào việc thúc đấy sự tò mò và sự ham muốn học tập của học sinh, bằng cách xây dựngmôi trường giáo dục tương tác và lí thú với những tài liệu học tập cụ thể Comenxkicũng chỉ ra rằng việc học theo khuôn mẫu, giáo điều cứng nhắc là không hiệu quả
10
Trang 20Thay vào đó, ông khuyên khích giáo viên tạo ra các tình huông thực tê và bài học gànliền với cuộc sống hàng ngày để tạo cơ hội cho học sinh tự tìm hiêu và tuơng tác với kiến thức [16].
I F Kharlamop đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của tự học trong việc tăngcường tính tích cực hoạt động trí tuệ của học sinh Tác giả không đồng tình với việchọc thuộc lòng quy tắc thông thường mà thay vào đó là tập trung khuyến khích họcsinh tham gia quá trình tự tìm tòi kiến thức mới thông qua việc thực hành và tương tác với tri thức Kharlamop tin rằng quá trình tìm hiểu kiến thức mới cần được xây dựngtrên cơ sở của việc tự học của học sinh, khả năng phân tích tài liệu, tạo điều kiện cho học sinh thực hành, tương tác với tài liệu học tập sè giúp họ phát triển khả năng tưduy, sáng tạo và giải quyết vấn đề [9]
N A Rubakin (1862-1946) đánh giá cao việc kích thích động cơ học tập để tạo
ra tinh thần tích cực, tự giác và sự chủ động cho học sinh Ông khuyến khích mỗi cá nhân đặt ra câu hỏi cho bản thân và tự mình tìm hiểu để giải đáp nhừng thắc mắc đó Ông cũng nhấn mạnh rằng trách nhiệm của giáo viên là xây dựng các bài tập nghiên cứu, tạo điều kiện cho học sinh phát triển nhu cầu giải quyết các vấn đề, coi đây là mộtphương pháp quan trọng để hình thành và phát triển NLTH cho học sinh [15]
Nghiên cứu của các tác giả X G Luconhin và B p Exipop chỉ ra rằng kĩ năng
tự học là rất quan trọng và cần thiết cho học sinh Trong các kĩ năng tự học, các tác giảnhấn mạnh vai trò của kĩ năng đọc là kĩ năng quan trọng nhất cùa hoạt động tự học[26]
Trong cuốn sách của mình, R J Marzano tập trung vào việc cung cấp hướngdẫn cơ bản để cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy Tiêu đề mỗi chương của cuốn sách là một câu hởi mà giáo viên cần trả lời Thông qua việc trả lời nhừng câu hỏi đó, giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực, thúc đẩy sự tương tácgiữa giáo viên - học sinh Từ đó, người học cảm thấy được tôn trọng và nhận được sự khích lệ, động viên Những nỗ lực này đóng góp vào việc hình thành NLTH cho học sinh [13]
11
Trang 21Nguyễn Cảnh Toàn là một trong những nhà giáo dục tiêu biểu có đóng góp lớn nghiên cứu về tự học Ông cùng cộng sự đã xuất bản nhiều cuốn sách, trong đó có tác phẩm “ Học và dạy cách học ” Các tác giả cho rằng tự học diễn ra ở hai mức độ: tự học
có hướng dẫn (có sự liên lạc, trao đối giữa giáo viên - học sinh) và tự học hoàn toàn (tự suy nghĩ, động não, tự quan sát, nghiến cứu) [17]
Vương Cẩm Hương trong nghiên cứu cúa mình đã đề xuất cấu trúc khung NLTH gồm 4 thành tố (hình thành động cơ, xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, tựđánh giá và điều chỉnh) và 9 biểu hiện (hứng thú, có ý thức tự học, xác định mục tiêu, xác định nhiệm vụ, thu thập/tìm kiếm thông tin, lựa chọn và xử lí thông tin, vận dụngkiến thức, nhận ra ưu/nhược điếm của bản thân dựa vào kết quả đã đạt được, khắcphục và điều chỉnh những sai sót, tự điều chỉnh cách học) Tác giả đưa ra các mức độ
và quy trình thiết kế hoạt động tự học, qua đó nhận thấy rằng việc tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho học sinh gắn với bối cảnh thực có thể phát triển NLTH cho học sinh, giúp các em có hứng thú, bồi dường động cơ trong học tập [8]
Đinh Thị Hoa và cộng sự nhấn mạnh vai trò to lớn của tự học đối với sinh viên trong quá trình học tập Tự học là hình thức học tập mà mỗi sinh viên Cần có, yêu cầutính kiên trì vượt khó và sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi người, nhưng cũng là chìa khóa
để bước đến thành công [7]
Phạm Thị Kim Cúc và Đinh Thị Thúy Hiến khẳng định kĩ năng tự học giúp sinhviên cải thiện, gia tăng kết quả học tập, là cơ sở cho quan điểm “học tập suốt đời” Tácgià đề xuất việc nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò cùa tự học, hướng dẫn các
em rèn luyện và phát triển kĩ năng tự học [5]
12
Trang 22Tổng quan nghiên cứu, chúng tôi thấy tự học và NLTH là những chủ đề quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học, liên quan đến kĩ năng tự quản
lí, sắp xếp thời gian và phát triển kiến thức của bản thân Nghiên cứu về tự học đã đặcbiệt tập trung vào việc hiểu rõ quá trình học tập của cá nhân Các nhà nghiên cứu đã thảo luận về các thành tố, biếu hiện của NLTH, các phương pháp tự học hiệu quả, cácyếu tố tạo nên sự thành công trong tự học (môi trường học tập, phong cách học tập, tưduy học tập, ) và cách thức thúc đẩy NLTH Những nghiên cứu này không chỉ giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh mà còn giúp phát triển các chương trình đào tạo
và giảng dạy hiệu quả hơn Tự học và NLTH không chỉ là kĩ năng quan trọng tronggiáo dục mà còn là khả năng quý báu trong cuộc sống và sự nghiệp, giúp con người thích nghi và phát triển trong môi trường thay đổi liên tục của thế giới hiện đại Chính
vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học số hữu tỉ và số thực lớp 7 nhằm phát triển NLTH cho học sinh
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Weinert (2001) đã mô tả rằng: Năng lực là sự tống hợp của khả nàng nhận thức
và kĩ năng mà cá nhân tự có hoặc học được để giải quyết các vấn đề cụ thề, bao gồm
sự sẵn sàng về động cơ, ý chí, ý thức xã hội, khả năng áp dụng các phương pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và trách nhiệm trong các tình huống thay đổi [2]
Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [19J
Chương trình GDPT tổng thể khẳng định: “Năng lực là thuộc tính cá nhân đượchình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép conngười huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [3]
Nguyễn Cảnh Toàn nhấn mạnh rằng: Tự học là quá trình sử dụng hoạt động tưduy, nhận thức và kết hợp các năng lực trí tuệ (như quan sát, so sánh, phân tích, tồng hợp, ) đôi khi cần sử dụng cả cơ bắp khi tương tác với công cụ và các phẩm chất cá
13
Trang 23nhân (như tính trung thực, khách quan, chí tiến thủ, sẵn sàng vượt qua khó khăn và
kiên trì, mong muốn đạt được mục tiêu, chuyển thách thức thành cơ hội thuận lợi, )
để chiếm lĩnh kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể, biến nó thành sở hữu cá nhân [18]
Theo quan điềm cùa Nguyễn Hiến Lê, tự học không phải là việc do ai đó ép buộc, mà là sự tự khám phá và học hởi để mở rộng kiến thức Ông còn khẳng định
rằng tự học có thể có thầy hoặc không có thầy, điều quan trọng là người có NLTH
hoàn toàn làm chủ được mình, học bất kì môn nào, bất kì lúc nào [10]
B Taylor cho rằng những biểu hiện của người có NLTH dựa trên 3 khía cạnh sau [33]:
- Thái độ: có trách nhiệm đối với việc học tập của bản thân; khao khát thay đổi;
xem các vấn đề như là những thử thách, luôn mong muốn học tập
- Tính cách: có động cơ học tập, kỉ luật, tự tin, độc lập, có mục đích, thích học, kiên trì
- Kĩ năng: có kĩ năng rèn luyện hoạt động học tập cơ bản, kĩ năng quản lí thờigian, biết lập kế hoạch
Vũ Quốc Chung và Lê Duy Cường đưa ra 5 thành tố của NLTH [26]:
- Lập và triền khai kế hoạch học tập của cá nhân trong quá trình học tập mộtcách linh hoạt
- Lựa chọn và sử dụng phù hợp các phương pháp, kĩ thuật học tập trong quátrình tự học
- Tìm kiếm, tống hợp và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho tự học
- Tự đánh giá bản thân trong hoạt động học tập và tự học đề rút ra những mặtmạnh, mặt yếu của bản thân và có kế hoạch bồi dưỡng
- Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào học tập, tự học và tự bồi dưỡng.Nguyễn Cảnh Toàn và các cộng sự cho rằng: NLTH là thuộc tính cá nhân cho
phép học sinh chủ động sử dụng các nguồn lực (kiến thức, kĩ năng, động cơ, tinh cảm)
hiện có để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, đánh giá kết quả và điều chỉnh để
đạt mục tiêu học tập đã xác định với sự hỗ trợ của giáo viên, sự tương tác với các bạn
học [17]
14
Trang 24Như vậy, có thế hiếu: NLTH là thuộc tính của một cá nhân đế tự chủ trong việchọc tập, hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng cho dù có hay không có sự hướngdẫn hoặc giám sát từ bên ngoài, bao gồm khả năng tự bắt đầu việc học, tự rèn luyện, lựa chọn và áp dụng các phương pháp học tập phù hợp, tự quản lí thời gian và nguồnlực, có ý chí học tập mãnh liệt và sự tự tin, biết lập kế hoạch học tập, tự đánh giá, tựđiều chỉnh và phát triển việc học tập của bản thân.
L c Wolff và J Chan cho rằng không có một định nghĩa tổng quát cho thuật ngữ “lớp học đảo ngược” Tuy nhiên, họ đồng thuận với các nhà nghiên cứu rằng một LHĐN thường kết hợp các bài giảng hoặc nội dung thông tin được ghi sẵn mà người học có thể truy cập được Học sinh sẽ tương tác với các tài liệu này bên ngoài lớp học, cho phép thời gian trên lớp được dành cho các hoạt động nồ lực học tập tương tác nhưtrao đối, tranh luận và các hoạt động khác nhau M J Lage, G J Platt và M Tregliagọi LHĐN là “Inverted Classroom”, còn J w Baker lại gọi với thuật ngữ “ClassroomFlip” trong khi J Bergmann và A Sams sử dụng tên gọi “Flipped Learning” Theo L
c Wolff và J Chan, không giống như các khóa học trực tuyến, việc học theo mô hìnhLHĐN diễn ra cả trong lớp và ngoài lớp Bản chất của LHĐN là thúc đẩy học tập dựatrên việc tích cực trao đồi trong lớp học, trong khi nội dung như video, bài giảng đểhọc sinh tham khảo được cung cấp trực tuyến [34]
J Bergmann và A Sams định nghĩa mô hình LHĐN là “việc học ở trường làm
ở nhà, bài tập về nhà làm ở lớp” Trong LHĐN, học sinh tìm hiểu nội dung bằng cáchxem video bài giảng vào buổi tối hôm trước và tóm tắt những gì đã học được Trên lớp, bài học được khởi động với những câu hởi, câu trả lời ngắn Trong thời gian cònlại, giáo viên thực hiện các hoạt động dựa trên câu hởi và hồ trợ các em Nhờ đó, họcsinh có thêm thời gian để tương tác, trao đổi, đặt câu hởi cho giáo viên và bạn học Với cách tiếp cận này, giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn, còn học sinh lại
là trung tâm của các hoạt động học tập [22]
về bản chất, c J Brame cho rằng LHĐN có nghĩa là học sinh lần đầu tiên tiếp xúc với tài liệu mới ở bên ngoài lớp học, thường thông qua video Sau đó học sinh sử
15
Trang 25dụng thời gian trên lớp để thực hiện công việc khó khăn hơn là tiếp thu kiến thức đó,
có thể thông qua giải quyết vấn đề, trao đổi hoặc tranh luận [24]
J L Bishop và M A Verleger đã đưa ra một định nghĩa cho LHĐN, bao gồmhai phần, đó là hoạt động nhóm tương tác trong lớp học và hướng dẫn dựa trên máy tính bên ngoài lớp học, bao gồm cả video bài giảng [23]
Flipped Learning Network chỉ ra thuật ngữ FLIP là viết tắt của bốn đặc trung nổi bật của LHĐN [35]:
- Flexible environment (môi trường linh hoạt): cho phép người học khám phácác phương pháp học tập đa dạng và tiến bộ theo tốc độ của riêng họ, đồng thời traoquyền cho họ lựa chọn cách họ thể hiện sự thành thạo của mình khi tiếp xúc với tài liệu khóa học
- Learning culture (vãn hóa học tập): phương pháp lấy người học làm trung tâm, trong đó thời gian trên lớp được dành để tìm hiểu sâu hơn về các môn học và học sinhtích cực tham gia vào việc xây dựng, vận dụng kiến thức
- Intentional content (nội dung có ý định): nguồn học liệu được sử dụng trong LHĐN được chuấn bị có mối liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu học tập, bài giảng, video được xây dựng một cách có hệ thống, khoa học và các tài liệu được phân hóa đểhọc sinh ở những nơi khác nhau trong quá trình học tập có thế làm việc gì đó ý nghĩa
- Professional educator (nhà giáo dục chuyên nghiệp): vai trò giáo viên thậm chí còn trở nên quan trọng hơn và đôi khi còn nhiều thách thức hơn so với môi trường họctập thông thường Giáo viên thường xuyên quan sát học sinh của mình, cung cấp phản hồi kịp thời, đánh giá sự tiến bộ của các em, đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm
hỗ trợ quá trình học tập của học sinh
R Talbert (2017) đã định nghĩa: Học tập đảo ngược (Flipped Learning) là mộtphương pháp sư phạm trong đó người học lần đầu tiên tiếp xúc với các nội dung mới chuyển từ không gian học tập nhóm sang không gian học tập cá nhân dưới dạng hoạt động có cấu trúc và kết quả là không gian nhóm được chuyến thành môi trường họctập năng động, tương tác nơi nhà giáo dục hướng dẫn học sinh khi họ áp dụng các kháiniệm và tham gia một cách sáng tạo vào chủ đề [32]
16
Trang 26Trong luận văn này, tác giả cho răng: Mô hình LHĐN là mô hình dạy học đảo ngược trình tự bình thường của lớp học Giáo viên hướng dẫn và hồ trợ học sinh tự họcbên ngoài lớp học thông qua các tài nguyên học tập đã được chuẩn bị (thường làvideo) Học sinh tìm hiểu tài liệu trước khi đến lớp, còn thời gian học trên lớp dành cho việc tố chức các hoạt động học tập tích cực, khuyến khích học sinh tham gia, tăngcường thảo luận, vận dụng, giải quyết vấn đề toán học và các tình huống thực tiễn.
1.3 Chu trình tự • • học
Quá trình tự học là quá trình mà một người tự chủ và tự quản lí việc học tập,
tự thúc đẩy để tiếp thu kiến thức, phát triển năng lực hoặc đạt được mục tiêu học tập
mà có thể không cần sự hướng dẫn hoặc giám sát từ người khác Theo [26], quá trình
tự học được thực hiện gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn này liên quan đến việc người học tự biểu đạt kiến thức của mình
Họ có thể tự thế hiện thông qua văn bản, lời nói, tham gia vào tình huống thực tếliên quan đến vấn đề, tự bảo vệ kiến thức hoặc sản phấm của bản thân Điều nàygiúp học sinh củng cố kiến thức và thấy được tiến bộ của mình
17
Trang 27- Người học tương tác với bạn học, tham gia vào cuộc trò chuyện và giao tiêpvới giáo viên và các bạn, tạo ra các sản phâm có tính xã hội được chia sẻ trong cộng
đông học tập
(3) Tự kiểm tra, tự điều chỉnh:
- Tự kiểm tra, tự đánh giá: Người học tự xác định những điểm mạnh và điểmyêu, xem xét mức độ bản thân đạt được so với mục tiêu ban đâu
- Tự điêu chỉnh và cải thiện: Dựa trên đánh giá của giáo viên, bạn học và bảnthân, người học tự điều chỉnh quá trình tự nghiên cứu và thể hiện của mình Điều
này có thể bao gồm việc thay đối cách tiếp cận, tìm kiếm thêm thông tin, hoặc tập
trung vào việc phát triền các kĩ năng yếu, từ đó hoàn thiện tri thức
Chu trình này là con đường đê phát hiện, định hướng giải pháp và giải quyêt vấn đề, thách thức, giúp người học không chỉ nâng cao hiếu biết, rèn luyện kĩ năng
cùa mình mà còn phát triển NLTH, là nền tảng cho học tập suốt đời
1.4 Quy trình vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học
c K Lo và K F Hew (2017) đã đê xuât quy trình của LHĐN [30]:
Chỉ dân trực tiêp tập trung vào
mức độ nhớ và hiêu
Hoạt động học nhóm chú trọng vận dụng kiên thức và giải quyêt vân đê nâng cao
Bài giảng ngăn Hoàn thiện ghi
chú nội dung
(nêu cân)
Xem video hướng dân
Đánh giá ngăn gọn
Làm bài kiêm tra trực tuyến
n
Hoạt động nhóm nhở
Hình 1 Mô hình LHĐN theo Lo và Hew
Mô hình này bao gôm hai giai đoạn chính: học tập bên ngoài lớp học và họctập trong lớp học ơ giai đoạn học tập ngoài lóp học, học sinh được giao nhiệm vụ
tìm hiếu, xem các video hướng dẫn, hoàn thành ghi chú nội dung và trả lời các câu
hỏi trực tuyến, tập trung nhấn mạnh mức độ nhận biết, khả năng ghi nhớ và hiểu
18
Trang 28Thêm vào đó, học sinh có thế nhận được hồ trợ thông qua các nền tảng thảo luậntrực tuyến Ở giai đoạn học trên lóp, bài học thường bắt đầu bằng phần tóm tắt ngắngọn video tài liệu Học sinh có cơ hội đặt thêm câu hỏi về nội dung video và đượcgiáo viên giải đáp Nếu cần thiết, giáo viên sẽ giảng bài ngắn gọn đế giải quyết các nội dung mà học sinh gặp khó khăn trong việc học từ các video Tiếp đó, thời giantrên lớp được dành cho các hoạt động cá nhân và nhóm nhở, chú trọng vận dụng kiến thức và giải quyết vấn đề Trong suốt quá trình tham gia các hoạt động này, họcsinh được hồ trợ, hướng dẫn bởi giáo viên và các bạn Khi bài học kết thúc, giáo viên đưa ra bản tóm tắt và thông báo về các nhiệm vụ học tập bên ngoài lớp học được lên lịch cho bài học sắp tới [30].
M Cevikbas và G Kaiser đưa ra các hoạt động cùa mô hình LHĐN và thời gian dự kiến [25]:
Bảng 1 Tổng quan các hoạt động của mô hình LHĐN theo Cevikbas và Kaiser
Vũ Quôc Chung và Lê Duy Cường đê cập các hoạt động của giáo viên và học
sinh trong quy trình ba giai đoạn đê vận dụng mô hình LHĐN [26]:
Bảng 7 Các giai đoạn và hoạt động của giáo viên, học sinh theo mô hình LHĐN
Giai đoạn • Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Trang 29Cung cấp mục tiêu bài, video bàigiảng, hướng dẫn học sinh khaithác các tài liệu trên Internet.
viên chuyển giao (xem video, nghiên cứu tài liệu, tìm kiếmthêm tài liệu khác, ghi chú nội dung, câu hỏi về vấn đề chưa hiểu, )
2 Trong giò ’
học trên lớp
Tổ chức hoạt động đào sâu kiến thức: tổng hợp câu hỏi, thắc mắc cúa học sinh; hướng dẫn học sinh làm bài tập; tạo cơ hội để học sinh thảo luận, trình bày, tương tác giữa giáo viên - học sinh, giữa học sinh - học sinh,
Học sinh vận dụng kiến thức tham gia vào các hoạt động
tư duy bậc cao, phát triển cácnăng lực
3 Sau giờ học
trên lóp
Hỗ trợ, giải đáp những vấn đề học sinh còn băn khoăn quaInternet
Tiếp tục trao đôi với giáo viên và bạn học về nội dung chưa hiểu Tự học, tự đánh giá
Như vậy, có thề thấy quy trình vận dụng mô hình LHĐN nhẩn mạnh vào việc thay đồi cách giảng dạy Thông thường, với thời gian trên lớp, giáo viên chỉ có thể hướng dẫn học sinh đạt đến các mức độ như ghi nhớ, hiểu biết và áp dụng kiến thức
Do đó, đế đạt được các mức độ cao hơn, học sinh phải nỗ lực, chủ động, tự học ngoàigiờ học trên lớp Điều này là một thách thức lớn đối với đa số học sinh
Khi vận dụng mô hình LHĐN, các mức độ như nhớ, hiếu và áp dụng đượcthực hiện bởi học sinh trong thời gian tự học bên ngoài lớp học thông qua việc tìmhiếu tài liệu, xem video bài giảng, Do đó, có thế dành nhiều thời gian trên lớp để thúc đấy học sinh đạt được các mức độ cao hơn như phân tích, đánh giá và sáng tạovới sự hướng dẫn, hỗ trợ từ giáo viên Qua đó học sinh có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình học Mô hình LHĐN cung cấp môi trường học tập thú vị, góp phần phát triển NLTH của người học
1.5 Những ưu điếm, hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược
Ưu điểm của mô hình LHĐN trong dạy học [6], [11], [22]:
tài liệu học tập một cách linh hoạt bằng việc tự thiết lập tốc độ học tập của riêng
20
Trang 30mình Không giông như môi trường lớp học thông thường bị ràng buộc bởi khung thời gian cứng nhắc, các tài nguyên kĩ thuật số như video và bài thuyết trình PowerPoint có sẵn trực tuyến cho phép học sinh xem lại bất kì phần nào cùa nộidung nhiều lần nếu cần thiết để hiểu thấu đáo về chủ đề Hơn nữa, học sinh có thể chủ động và dễ dàng xem lại các video hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho việctồng hợp tài liệu khóa học.
hiểu sâu hơn về nội dung bài học, từ đó học sinh vận dụng nhừng gì đã học và nhậnđược phản hồi ngay lập tức từ giáo viên
- Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau:
Các phương pháp giảng dạy thông thường đòi hỏi một phần đáng kể thời gian trên lóp để truyền tải các hướng dẫn và nội dung thiết yếu Điều này thường hạn chế không gian cho sự tương tác và thảo luận có ý nghĩa giừa giáo viên và học sinh.Ngược lại, cách tiếp cận LHĐN cho phép giáo viên cung cấp các hướng dẫn và nộidung học tập ngoài lớp học thông thường Sự thay đồi sáng tạo này giải phóng thờigian quý giá trên lóp để thảo luận, hỏi đáp, tương tác và các hoạt động họp tác Thêm vào đó, mô hình LHĐN tạo điều kiện đế giáo viên xác định nhừng học sinh cần hỗtrợ thêm Cách tiếp cận chủ động giúp hỗ trợ nhu cầu học tập của cá nhân và khuyếnkhích sự tham gia tích cực Ngoài ra, mô hình LHĐN còn thúc đấy sự tương tác giữa các học sinh, qua đó phát triền các kĩ năng làm việc nhóm và bồi dường khả năng họp tác
lúc, mọi nơi, phù hợp với các phong cách và lịch trình học tập khác nhau, giúpnhững học sinh không đến lớp vẫn có thể theo kịp bài học
- Tập trung vào vận dụng kiến thức: Kiến thức cơ bản đã được học sinh tìm hiếu và tự học trước, do đó lớp học trở thành nơi luyện tập, thực hành, áp dụng kiếnthức và giải quyết các vấn đề nâng cao Qua những trao đồi, phản hồi của giáo viên,học sinh được giải đáp thắc mắc, những nội dung khó, từ đó thúc đẩy sự hiểu biếtsâu sắc hơn
- Phát triển các kĩ năng tự học: Học sinh tự quản lí thời gian và tài liệu học tập, tự ghi chú những nội dung trọng tâm, tự đặt câu hởi và được khuyến khích trả
21
Trang 31lời những thắc mắc của bạn bè Từ đó, học sinh phát triển các kĩ năng tự học, là cơ
sở cho việc học tập suốt đời trong cuộc sống sau này
đề tham gia vào các hoạt động học tập tại lớp, khuyến khích các em tự trách nhiệmhơn với quá trình học tập của mình
- Phát triển tư duy bậc cao: Các hoạt động trên lớp thường tập trung vào các kĩnàng tư duy bậc cao như phân tích, tống hợp, đánh giá hơn là chỉ ghi nhớ và tái hiệnlại
- Tích hợp công nghệ: Mô hình này thường sử dụng công nghệ như video, bàihọc hoặc tài liệu trực tuyến, giúp tạo ra các nguồn học liệu đa dạng và hấp dẫn Họcsinh có cơ hội tiếp cận nhiều công nghệ khác nhau, qua đó phát triển kĩ năng tin học, sử dụng các thiết bị thông minh hỗ trợ cho học tập Ngoài ra, học sinh có thế học tập, phát triển các kĩ năng về công nghệ thông qua việc tham gia tìm tài liệu, thiết kế bài giảng, bồi dường cho các em thêm niềm yêu thích khoa học công nghệ
1.5.2 Hạn chế
Mô hình LHĐN cũng có những hạn chế và thách thức [1], [11], [22], [23]:
- Tiếp cận công nghệ: LHĐN phụ thuộc nhiều vào công nghệ đề học sinh tiếpcận tài liệu trước giờ học Không phải tất cả học sinh đều có thể tiếp cận như nhauvới công nghệ cần thiết, điều này có thế tạo ra sự chênh lệch về cơ hội học tập Các vấn đề kỹ thuật, chẳng hạn như kết nối Internet chậm hoặc thiết bị không tương thích, có thề cản trở khả năng truy cập hoặc tương tác với các tài liệu trực tuyến của học sinh một cách hiệu quả Ngoài ra, một số giáo viên có năng lực công nghệ chưa tốt cũng là rào cản để triển khai mô hình LHĐN
như bài giảng video hoặc bài đọc có thể đòi hởi nhiều thời gian của giáo viên Nếuchất lượng nguồn học liệu chưa tốt có thể dẫn đến việc truyền tải nội dung bài họckhông hiệu quả Việc cung cấp phản hồi kịp thời và có ý nghĩa về các hoạt động trong lóp có thề khiến người hướng dẫn tốn nhiều thời gian
- Khả năng tự học của học sinh: Mô hình đòi hỏi học sinh biết tự học và quản
lí thời gian Những học sinh hạn chế về những năng lực này có thể gặp khó khăn khi tự học trước, chẳng hạn trong việc tiếp thu thông tin qua xem video hoặc đọc tài liệu một mình mà không có sự hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên Học sinh có thể không hiểu rõ một số nội dung, làm giảm động cơ học tập
22
Trang 32- Có thê gây quá tải cho học sinh'. Đối với những học sinh có lượng bài tập,nhiệm vụ học tập nhiều, yêu cầu việc xem tài liệu trước giờ học và tích cực tham gia vào các hoạt động trên lớp có thể dẫn đến căng thẳng và thách thức về thời gian, dẫnđến áp lực cho học sinh.
trong việc duy trì động lực khi học tập bên ngoài môi trường lóp học thông thường, chưa được làm quen nhiều với mô hình LHĐN Các hoạt động trong lớp phụ thuộcvào sự chuẩn bị của học sinh và nếu một số học sinh không hoàn thành nội dung trước giờ học (chẳng hạn như không xem video bài giảng, đọc tài liệu hoặc làm bàikiếm trước khi lên lớp, không nêu ra thắc mắc của mình, ) Điều đó có thế ảnh hưởng lớn tới môi trường học tập tương tác, sự không đồng đều trong kiến thức và
sự chuẩn bị của học sinh
Mặc dù tồn tại một số hạn chế nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm của
mô hình LHĐN Do đó, sự cần thiết là phải lập kế hoạch, thích ứng và hỗ trợ để giải quyết những thách thức này một cách hiệu quả và tối đa hóa lợi ích của mô hình Đe tạo nên sự thành công của LHĐN đòi hỏi giáo viên cần quản lí, thường xuyên theodõi tiến độ học tập và thúc đẩy quá trình tự học của học sinh Việc xem xét cẩn thận
về mục tiêu giảng dạy, đối tượng học sinh và tài nguyên có sằn cũng rất quan trọng
đế quyết định liệu mô hình này có phù hợp hay không
1.6 Vai trò của mô hình lớp học đảo ngược với sự phát triển năng lực tự học của học sinh
Mô hình LHĐN tạo cơ hội cho học sinh chủ động hơn trong học tập, tự tìmhiều mục tiêu, nội dung bài học Thêm vào đó, học sinh có nhiều cơ hội chia sẻnhững suy nghĩ, đồng thời có thế nêu các câu hởi khi gặp khó khăn trong quá trìnhhọc tập Việc vận dụng mô hình LHĐN tạo hứng thú, tự tin cho học sinh trong quá trình tự học Các em được học tập với sự hồ trợ của các công cụ đa phương tiện nhưmáy tính, điện thoại, ti-vi, máy tính bảng, Do đó, dạy học theo mô hình LHĐN có thể giúp phát triển NLTH cho học sinh:
hiều các tài liệu học tập trước khi đến lớp Việc chuyển từ nghe bài giảng thụ động trên lớp sang học chủ động cả trong và ngoài lớp khuyến khích học sinh tự học Các
em cần tự xem bài giảng, đọc và hoàn thành bài tập
23
Trang 33- Khuyên khích kỉ luật tự giác'. Tự học đòi hỏi kỉ luật và tự quản lí thời gian.Trong mô hình này, học sinh phải quản lí thời gian hiệu quả đề hoàn thành bài tậptrước khi đến lớp Trách nhiệm này giúp học sinh phát triến các kĩ năng tố chức và
kỉ luật tự giác, vốn rất quan trọng đối với việc tự học
- Tùy chỉnh tốc độ học: Tự học liên quan đến việc học theo tốc độ của riêngmình Trong LHĐN, học sinh có thể xem lại tài liệu nhiều lần (nếu cần thiết) trướckhi đến lớp, cho phép họ nắm bắt các nội dung một cách thấu đáo và củng cố thói quen tự học
- Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và tư duy phản biện: Quá trình học tronglớp của mô hình đảo ngược dành cho hoạt động cá nhân, nhóm, thảo luận và giải quyết vấn đề Các hoạt động này khuyến khích học sinh suy nghĩ thấu đáo, phântích thông tin và vận dụng những gì đã học, thúc đấy các kĩ năng tự học bậc cao Tựhọc thường liên quan đến việc giải quyết các vấn đề và thử thách một cách độc lập LHĐN khuyến khích học sinh tự giải quyết vấn đề trước khi tìm kiếm sự trợ giúp, thúc đẩy các kĩ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện
- Phát triển kĩ năng truy xuất thông tin: Trong môi trường học tập đảo ngược, học sinh phải tìm kiếm và sắp các nguồn tài nguyên khác nhau, chẳng hạn như bài giảng trực tuyến, sách giáo khoa (SGK) và tài liệu bổ sung trong quá trình tự học.Điều này tạo cơ hội giúp học sinh phát triến các kĩ năng truy xuất thông tin, bao gồmtìm kiếm và đánh giá các nguồn tài nguyên
- Tạo cơ hội tự đảnh giá: Việc để học sinh tự đánh giá sự hiểu biết và tiến bộ cùa chính mình là rất cần thiết Trong LHĐN, học sinh thường hoàn thành các hoạt động tự đánh giá, chắng hạn như câu đố hoặc bài tập tự kiểm tra trước khi tham gia lớp học Qua đó, học sinh đánh giá mức độ hiểu bài của bản thân và xác định các nộidung cần tìm hiểu, nghiên cứu thêm
- Thủc đấy sự sáng tạo: Khi học tập trong môi trường LHĐN, giáo viênkhuyến khích học sinh đặt câu hỏi và các em được giải đáp thắc mắc Trong quátrình suy nghĩ, trả lời câu hỏi, học sinh tư duy, ghi nhớ, vận dụng và tổng hợp các kiến thức nhằm giải quyết vấn đề Điều này là cơ hội để các em chủ động và sáng tạotrong việc học, một khía cạnh quan trọng của việc tự học
học tập theo mô hình LHĐN có thể giúp học sinh học tập suốt đời Học sinh được
24
Trang 34rèn luyện các kĩ năng như tìm kiếm thông tin, tự đánh giá, qua đó tự điều chỉnh chiến lược học tập của mình, giúp các em có những kĩ năng cần thiết để rèn luyện tựhọc liên tục và lâu dài.
Theo [26], các giai đoạn của mô hình LHĐN tác động đến những thành tố cùa NLTH, cụ thể như sau:
tập của cá nhân trong quá trình học tập một cách linh hoạt.
[2] Lựa chọn và sử dụng phù hợp các phương pháp, kỹ thuật học tập trong quá trình tự học.
kế hoạch bồi dường.
thông tin vào học tập, tự học và tự bồi dưỡng.
Sau giờ học trên lóp
Hình 1 Tác động của mô hình LHĐN đến các thành tố của NLTH
Như vậy, mô hình LHĐN có thế giúp học sinh vượt qua khó khăn, thử tháchtrong quá trình tự học, duy trì được hứng thú, quyết tâm vượt khó của người học
1.7 Đặc điếm nội dung số hữu tỉ, số thực trong chương trình Toán 7
Trong chương trình GDPT Toán 2018, nội dung số hừu tỉ, số thực được trình bày bao gồm các yêu cầu cần đạt như sau [4]:
Bảng 1 Đặc điểm nội dung sổ hữu tỉ, số thực trong chương trình Toán 7
Trang 35tập hợp các sốhữu tỉ
- Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ, thứ tựtrong tập hợp các số hữu tỉ So sánh được hai sốhữu tỉ
Các phép tính với số hữu tỉ
- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số hữu ti
- Mô tả được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ và một số tính chất của phép tính
đó (tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹthừa cùa luỷ thừa)
- Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp sốhữu tỉ
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quytắc dấu ngoặc với số hữu tỉ trong tính toán (tính viết
và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí)
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiền gắn với các phép tính về số hữu tỉ (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí, trong đo đạc, )
số vô tỉ Số thực - Nhận biết được số thập phân hữu hạn và số thập
phân vô hạn tuần hoàn
- Nhận biết được số vô tỉ, số thực, tập hợp các sốthực, trục số thực và biểu diền được số thực trêntrục số trong trường hợp thuận lợi
- Nhận biết được số đối của một số thực, thứ tựtrong tập hợp các số thực, giá trị tuyệt đối cùa một
26
Trang 36- Nhận biết được dãy tỉ số bằng nhau.
- Vận dụng được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau trong giải toán (ví dụ: chia một số thành các phần tỉ
lệ với các số cho trước, )
Giải toán về đại lượng tỉ lệ
- Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ
lệ thuận (ví dụ: bài toán về tổng sản phẩm thu được
và năng suất lao động, )
- Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ
lệ nghịch (ví dụ: bài toán về thời gian hoàn thành
kế hoạch và năng suất lao động, )
Chương trình GDPT 2018 có tính mở theo hướng một chương trình, nhiêu bộSGK Theo đó, SGK Toán 7 sử dụng ba bộ sách bao gồm: Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo Nhìn chung, nội dung về số hữu tỉ, số thựctrong các bộ sách là tương đồng nhau Tuy nhiên, điếm khác nhau nổi bật là thứ tự sắp xếp bài học ở các bộ sách Ở hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, SGK Toán 7 tập 1 trình bày nội dung đề học sinh tìm hiều và hoàn thiện tập hợp số hữu tỉ, tập hợp số thực, còn nội dung về tỉ lệ thức và các đại lượng tỉ lệ lạiđược trình bày ở tập 2 Trong khi đó, bộ sách Cánh Diều lại trình bày toàn bộ nộidung số hừu tỉ, số thực trong tập 1, khá giống với SGK Toán 7 cũ
Trong luận văn này, để thuận lợi cho TN, tôi tập trung trình bày, phân tích nộidung dựa vào SGK Toán 7, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (gọi tắt là Toán 7)
về cơ bản, chủ đề số hữu tỉ, số thực trong chương trình GDPT 2018 cũng không có nhiều sự thay đổi [4J:
27
Trang 37Bảng ỉ So sánh nội dung sô hữu ti, sô thực theo SGK Toán 7 cũ và chương trình
Không đề cập giá trị tuyệt đối cúa
em Việc áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng kiến tạo, khuyến khích họcsinh tham gia vào quá trình tìm tòi, phát hiện, suy luận và giải quyết vấn đề sẽ giúp hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất mà chương trình GDPT 2018
đề cập Do đó, vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học số hữu tỉ và số thực cho họcsinh lớp 7 là phù hợp với hướng tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm
1.8 Thực trạng vận dụng mô hình lóp học đảo ngược trong dạy học và việc tự học của học sinh
1.8.1 Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học và thực trạng tựhọc của học sinh, đồng thời điều tra hiểu biết của giáo viên về mô hình LHĐN và NLTH Qua đó, đề xuất một số biện pháp vận dụng mô hình này trong dạy học nhằmnâng cao chất lượng giáo dục
Phiếu khảo sát giáo viên gồm 9 câu hỏi (chi tiết ở Phụ lục 1), phiếu khảo sáthọc sinh gồm 5 câu hỏi (chi tiết ờ Phụ lục 2)
28
Trang 38Thông qua việc thu thập dữ liệu, tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử
lí, phân tích số liệu để đưa ra đánh giá những hiểu biết cùa giáo viên về mô hình LHĐN cũng như thực trạng vận dụng mô hình LHĐN và thực trạng tự học cùa học sinh
Tôi khảo sát 46 giáo viên ở một số trường THCS trong huyện Gia Lộc, tỉnhHải Dương và 92 em học sinh lớp 7 trường THCS Lê Thanh Nghị
- Quan niệm của giáo viên về mô hình LHĐN và tự học
- Thực trạng vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học, những khó khăn,những điều giáo viên cần hỗ trợ khi vận dụng mô hình LHĐN
- Thực trạng tự học môn Toán của học sinh lớp 7, những khó khăn và những điều học sinh • cần hỗ trợ• khi tự• •học
ỉ 8 5.ỉ Số lượng giáo viên khảo sát theo môn học
Báng 1 Cơ cấu mẫu theo môn học
mô hình LHĐN và NLTH
29
Trang 39J.8.5.2 Thực trạng vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học
a) Hiểu biết của giáo viên về mô hình LHĐN
□ mô hình dạy học trong đó
học sinh tham gia khóa học trên mạng và theo dõi các
video bài giảng, tương tác
trực tuyến
□ mô hình dạy học trong đó
học sinh tự học trước kiên
thức bên ngoài lớp học, thời gian trên lớp để trao
đối và vận dụng kiến thức
□ mô hình dạy học trong đó
học sinh tự học và thuyết
trình đê dạy cho bạn bè,
còn giáo viên lắng nghe
CÓ 35 giáo viên trong tổng số 46 giáo viên được khảo sát (chiếm tỉ lệ 76,1%)
đã biết và hiểu đúng về mô hình LHĐN Tuy vậy, vẫn còn không ít giáo viên chưa biết hoặc hiểu sai mô hình này (chiếm tỉ lệ 23,9%)
b) Thực trạng vận dụng mô hình LHĐN
Biểu đồ ỉ Thực trạng vận dụng mô hình LHĐN
□ Đã vận dụng
□ chưa vận dụng
Mô hình LHĐN đã được nhiêu giáo viên vận dụng Theo khảo sát, có 19 trong
46 giáo viên đã vận dụng mô hình này vào dạy học (chiêm tỉ lệ 41,3%)
c) Những khó khăn khi vận dụng mô hình LHĐN
30
Trang 40Bảng J Những khỏ khăn khi vận dụng mô hình LHĐN
Khó khăn
Số lượt giáo viên lựa • • chọn
Học sinh chưa biết cách tiếp cận và sử
d) Những điều giáo viên cần hồ trợ khi vận dụng mô hình LHĐN
a) Quan niệm của giáo viên về tự họcCác giáo viên được khảo sát đều cho rằng tự học nghĩa là người học tự xây dựng kế hoạch và quản lí việc học, tự đánh giá và cải thiện bản thân
b) Thực trạng học sinh tự học
Nội dung
Số lượt giáo viên lựa • chọn •
Tỉ lệ
Thứ tự
lựa • chọn •
Xây dựng tài liệu và hoạt động học tập 33 71,7% 1
Cải thiện năng lực công nghệ, tin học của giáo
Nâng cao năng lực công nghệ, tin học cho học
31