1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở huyện yên phong tỉnh bắc ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

QUAN LY THIET BỊ DẠY HỌC TRONG

CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC co SỞ HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 8 14 01 14.01

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Trung Kiên

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận đuợc sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và người thân.

Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu nhà trường, Quý thầy cô giáo Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Trung Kiên - Người trực tiếp hướng dẫn khoa học học đã tận tinh chỉ bảo, giúp đỡ, góp ý để tôi có the hoàn thành luận văn

Do điều kiện thời gian và năng lực, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ các thầy cô giáo và đồng nghiệp.

Hà Nội, tháng 7 năm 2023

1

Trang 3

Bảng 2.4.Công tác nâng cao trình độ kỷ năng sử dụng TBDHchocán bộ,giáo viên,nhân viên 47Bảng 2.5 Công tác bảo trì,bảo dưỡng, bảo quảnvà sửa chữa TBDH tạicác trường THCShuyện Y ênPhong 48

Bảng2.6 Đánh giácủaCBQL,GVvề quảnlýviệctrang bị, mua sắm và bồsung thiết bị dạyhọc theotheo tiếp cận đảm bảochất lượng 50Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GV về quản lýviệcsử dụng thiết bịdạy học theo theo tiếpcận đảmbảo chấtlượng 52Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL, GV về quản lý việc bảo quản, sửachữathiết bịdạy học theo theo tiếp cậnđảmbảo chất lượng 54Bảng 2.9 ĐánhgiácủaCBQL,GVvề các yếu tố ảnhhưởngđến quản lýthiếtbị dạy học theo tiếp cậnđảm bảo chấtlượng 55

Biểu đồ2.1.Mứcđộnhận thứcvềtầm quantrọngcùaquản lý thiết bị dạy học theotheotiếpcậnđảm bảo chất lượng 49

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệmtính cấpthiếtcủa các biệnphápđề xuất 82Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khảthi củacácbiện phápđề xuất 84

• •11

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Một mục tiêu thiết yếu là điều chình một cách có hệ thống các nguồn lực vật chất và kỳ thuật, đặc biệt chú trọng đến việc thiết lập các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học chuyên dụng, cơ sở thực hành và thiết bị dạy học Ngoài ra, có một nỗ lực liên tục để thực hiện các sáng kiến giáo dục và tăng cường phân bổ các nguồn lực cho sự tiến bộ của giáo dục Tầm quan trọng của việc tăng cường

và cập nhật cơ sở hạ tầng giáo dục đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 Điều này bao gồm cải thiện và hiện đại hóa trường học, lớp học, sân chơi, khu đào tạo, máy tính có truy cập internet và tài nguyên giảng dạy Báo cáo do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 trình bày trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa các cơ sở giáo dục Điều này bao gồm việc cải tạo trường học, lóp học, sân chơi, khu đào tạo cũng như cung cấp máy tính kết nối internet và các công cụ giảng dạy hiện đại Hơn nữa, báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các phương pháp giảng dạy đổi mới.

Mối liên hệ giữa đổi mới chương trình giảng dạy và nhu cầu sử dụng thiết bị dạy học theo phương pháp dạy học tiên tiến không chỉ giới hạn ở vai trò là phương tiện hỗ trợ trực quan cho phần giải thích của giáo viên mà còn

là nguồn kiến thức quý giá, công cụ truyền tải thông tin, tư duy phản biện, nghiên cứu, học tập và khám phá thế giới tự nhiên và xã hội, giúp học sinh có khả năng độc lập khám phá kiến thức.

4

Trang 6

vấn đề quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học được đặt ra là một mối quan tâm quan trọng Để thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, cần phải sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có và tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Tuy nhiên, ở các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, trang thiết bị dạy học còn thiếu đồng bộ và việc quản lý, sử dụng chưa thực sự hiệu quả Điều này không đạp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, do đó cần có các biện pháp quàn lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục ở các trường THCS.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài "'Quản lý thiết bị

dạy học trong các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng" để tiến hành nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số biện pháp quán lý thiết bị dạy học môn toán theo hướng phát triển

5

Trang 7

ở các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Băc Ninh theo tiêp cận đảm bảo chất lượng nhàm góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu càu của đổi mới giáo dục hiện nay.

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Hiện nay, thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng được thực hiện như thế nào?

- Các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cần phải làm gì để nâng cao chất lượng quán lý thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

5 Giả thuyết khoa học

Triển khai và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế Nếu đề xuất các biện pháp quản lí thiết bị dạy học một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THCS thì sẽ nâng cao hiệu quả

sử dụng các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đồi mới giáo dục THCS.

6

Trang 8

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về quản lý thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm báo chất lượng ở các trường THCS.

- Đánh giá thực trạng quản lý thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

- Đe xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Chủ thể quản lý tập trung vào cấp trường THCS với chủ thể chính là Hiệu trưởng; các chủ thể phối hợp là: CBQL cấp Sở; Trường bộ môn, giáo viên bộ môn (bao gồm cả nhân viên thiết bị dạy học).

Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Nội dung nghiên cứu

Biện pháp quản lý mua sắm, trang bị, sử dụng, bão quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

8 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách, báo và các văn bản quy định có liên quan đến quản lý thiết bị dạy học.

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiền

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý số liệu nhàm mô tả thực trạng quản lý thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Phong, tình Bắc Ninh.

7

Trang 9

- Phương pháp phỏng vân: Phóng vân trực tiêp cán bộ quản lý, đội ngũ phụ trách thiết bị dạy học, giáo viên và HS tại các trường THCS huyện Yên Phong.

- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm tổ chức hoạt động quản lý thiết bị dạy học.

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Chương 2: Thực trạng quản lý thiết bị dạy học trong các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Chương 3: Biện pháp quản lý thiết bị dạy học trong các trường THCS huyện Yên Phong, tinh Bắc Ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

8

Trang 10

CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC• • • •THEO TIÉP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Tống quan nghiên cứu các vẩn đề về quản lý thiết bị dạy học

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm (2021) về thực trạng thiếu thiết bị dạy học ở các trường tiểu học vùng nông thôn đăng trên Tạp chí Giáo dục, tình trạng thiếu hụt về thiết bị dạy học vần còn khá phổ biến ở nhiều trường tiểu học, đặcbiệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn Cụ thể, theo khảo sátcủa tác giả đối với 30 trường tiểu học ở một huyện miền núi phía Bắc thì có đến 63,3% trường thiếu thiết bị dạy học cơ bản, trong đó chủ yếu là thiếu các thiết bị nghe nhìn như máy chiếu, loa đài, ti vi, Nguyên nhân được cho là dokinh phí đầu tư của Nhà nước còn hạn hẹp, điều kiện kinh tế của phụ huynh học sinh còn khó khăn nên không thể đóng góp nhiều Tình trạng thiếu thốn thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học, hiệu quả nâng cao kiến thức cho học sinh [24]

Vì vậy, các trường tiểu học ở vùng nông thôn cần được quan tâm hơn nữa về đầu tư thiết bị, cả từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hóa, để đảm bảo việc dạy và học được thuận lợi, giúp học sinh được tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Theo Trần Hoàng (2022) đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục, tình hình sử dụng thiết bị giảng dạy ở một số trường THPT còn một số bất cập cần phải khắc phục để đạt hiệu quả cao nhất Cụ thể, nghiên cứu của tác giả tại 6 trường THPT ở 2 tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh cho thấy còn 11 -20% giáo viên ít sử dụng hoặc sử dụng thiếu thành thạo các thiết bị dạy học do thiếu đào tạo Những vấn đề này khiến các thiết bị xuống cấp nhanh, ảnh hưởng tới việc

9

Trang 11

giảng dạy hiệu quả Cân quan tâm có giải pháp nâng cao năng lực sử dụng cũng như bảo dưỡng, bào quản tốt hon các thiết bị [13]

Theo Lê Thị Tâm (2020) đăng trên Tạp chí Mầm non số 11 năm 2020, việc quản lý và bảo trì thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục mầm non còn gặp

nhiều khó khăn Cụ thể, qua điều tra 20 nhà trẻ, mẫu giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy công tác kiểm kê, sửa chữa định kỳ các thiết bị còn sơ sài; khoảng 30% thiết bị đã xuống cấp, hư hòng nhưng chưa được thay thế

Theo Phạm Linh (2023) với nghiên cứu đăng trên Tạp chí Đại học Quốc gia số 1 năm 2023, thực trạng đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo tại một số trường đại học Việt Nam vẫn còn gặp nhiều hạn chế Qua khảo sát tại 8 trường đại học trọng điểm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cho thấy trung bình mới đáp ứng được 70% nhu cầu về thiết bị, còn 30% thiểu và lạc hậu Nguyên nhân là do nguồn kinh phí hạn hẹp, trong khi thiết bị đòi hỏi phải luôn đổi mới.Điều này ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng đào tạo của sinh viên, nhất

là tronglĩnh vực khoa học kỳ thuật [27]

Theo Nguyễn Hoàng (2022) trong nghiên cứu đăng Tạp chí Quản lý Giáo dục số 6/2022, việc xây dựng mô hình quản lý thiết bị dạy học hiệu quả là rất cần thiết cho các cơ sở giáo dục Qua phân tích thực trạng tại 10 trường mầm non và tiểu học ở Hải Phòng, tác giã đề xuất mô hình quản lý gồm bộ phận chuyên trách, quy trình kiểm kê định kỳ, đào tạo nhân viên chuyên môn và tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý như phần mềm, mã QR Mô hình giúp gia tăng hiệu quả sử dụng 30%, tiết kiệm 15% chi phí và nâng cao độ bền cho

10

Trang 12

thiết bị Đây cỏ thể là giải pháp quản lý thiết bị đáng tham khảo cho các nhà trường [12]

Các nghiên cứu đề cao vai trò quan trọng của việc đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu quà thiết bị dạy học đối với chất lượng giáo dục, đồng thời phản ánh những hạn chế cần được khắc phục tại các cấp học phồ thông hiện nay.

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu các vẩn đề về quản lý thiết bị dạy học theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng

Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2021) về việc xây dựng mô hình quàn lý thiết bị đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tổng thể là hết sức cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo nghề Qua điều tra thực trạng tại 8 trung tâm nghề ở các tỉnh phía Bắc, tác giả chỉ ra rằng hệ thống quản lý thiết bị đào tạo còn lỏng lẻo, thiếu tiêu chí đánh giá chất lượng rõ ràng Tác giả đã đề xuất mô hình quản lý bao gồm kiểm định, bão trì định kỳ, đánh giá phù hợp tiêu chuẩn quốc gia [14]

Nghiên cứu cùa Nguyễn Thị Hằng (2019) đã đề cập đến vấn đề giám sát chất lượng thiết bị dạy học tại các cơ sở mầm non Qua khảo sát thực tế tại 30 trường mẫu giáo ở Hà Nội, tác giả nhận thấy rất ít trường có biện pháp giám

sát chất lượng thiết bị một cách chù động, liên tục Phần lớn chỉ dựa vào kiểm tra định kỳ của các cơ quan chức năng Vì vậy, tác giả đã đề xuất phương pháp luân phiên các nhóm giám sát hàng tháng đề kiểm tra, phát hiện sớm các vấn đề về chất lượng, từ đó kịp thời xừ lý, khắc phục [9]

Theo nghiên cứu của Trương Quốc Đạt (2018) về vấn đề đảm bảo chất lượng trong quản lý thiết bị đào tạo là vô cùng quan trọng đối với các trường đại học Qua điều tra thực tế tại 5 trường đại học trọng điểm, tác giả chỉ ra một

số yếu tố then chốt ảnh hưởng tới chất lượng như cơ che quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng, thiếu nhân lực kỹ thuật chuyên môn cao Đe khắc phục vấn đề này, cần hoàn thiện các quy trình quản lý chặt chẽ, phân công

11

Trang 13

nhân sự chuyên trách, và tăng cường đầu tư kinh phí cho đổi mới thiết bị [5]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn (2022) về việc đánh giá và đảm bảo chất lượng thiết bị trường học dựa trên các chuẩn quốc tế là xu thế tất yếu Tác giả đã đưa ra đề xuất xây dựng một hệ thống đánh giá căn cứ theo các

chỉ tiêu kỳ thuật, thẩm mỹ, an toàn theo tiêu chuẩn ISO của tổ chức quốc tế Việc xây dựng bộ tiêu chí chất lượng theo chuấn quốc tế sẽ giúp các trường so sánh, điều chỉnh, cải thiện chất lượng thiết bị dạy học một cách hiệu quả, hội nhập với xu thế chung [25]

Sau quá trình nghiên cứu các đề tài, tác giả nhận thấy rằng hệ thống lý luận đã hình thành khá đầy đủ và toàn diện, đánh giá thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc triền khai các đổi mới trong phương pháp dạy học ở trường trung học Tuy nhiên, việc quản lý thiết bị dạy học tại các trường phổ thông, THCS tại huyện Yên Phong và thành phố Hà Nội vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý chat lượng trong giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Ở bất kỳ cấp độ nào của xã hội, quản lý là một chức năng nội tại Đây là một hình thức công việc riêng biệt giám sát tất cả các quá trình liên quan đến lao động và tiến bộ xã hội.

Quản lý là một khái niệm đa diện có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau Một ví dụ là sự tồn tại của nhiều quan điểm về những gì quản lý đòi hỏi.

Trong cuốn sách của mình, tác giả Trần Kiểm định nghĩa quản lý là vai trò có ảnh hưởng của nhà quản lý trong việc huy động, thúc đẩy, tích hợp, sử dụng, điều chỉnh và phối hợp hiệu quả các nguồn lực, cả bên trong và bên ngoài, chẳng hạn như nguồn nhân lực, vật chất và tài chính Mục tiêu cuối cùng của quản lý là đạt được các mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

12

Trang 14

Quàn lý một thực thể với tư cách là một hệ thống xã hội là nghệ thuật và khoa học tác động vào hệ thống đó và từng phần tử của nó theo cách thức phù hợp để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu chính của các hoạt động quản lý là gây ảnh hưởng đối với một nhóm người nhằm hiện thực hóa các mục tiêu quản lý đã xác định, cốt lõi của quản lý được minh họa thông qua việc thực hiện bốn chức năng cơ bản, như được nêu trong lý thuyết quản lý đương đại.

Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm việc hoạch định, tổ chức triển khai, chỉ đạo điều hành và phối hợp nguồn lực Bốn chức năng cốt lõi này kết nối một cách phức tạp, hình thành một chu trình quản trị liên tục và gắn kết Nhìn chung, quàn trị đòi hòi phải tác động có hệ thống và định hướng đối với những người được quản lý, nhằm khai thác tối đa tiềm năng cùa tổ chức và nắm bắt cơ hội đề hiện thực hóa các mục tiêu và sứ mệnh của tồ chức.

1.2.1.2 Đám bảo chất lượng

Theo Feigenbaum (1991), “Chất lượng là tổng thể các đặc tính của sản phẩm, dịch vụ trong marketing, kỹ thuật, sản xuất và bảo trì thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” Ý nghĩa là chất lượng toàn diện, bao gồm các khía cạnh từ nghiên cứu, phát triển, sản xuất đến phân phối và hậu mãi

Theo tác giả Phạm Văn Xô, “Chất lượng là tất cả những gì liên quan đến khả năng thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan”.

13

Trang 15

Theo Lê Anh Đức, “Chât lượng là sự đáp ứng một cách thích hợp và nhât quán các yêu cầu” Ông chỉ ra rằng sự phù hợp, thích đáng và đáp ứng nhất quán yêu cầu của khách hàng là cốt lõi của chất lượng.

Khái niệm về chất lượng có thể được hiểu như sau dựa trên các quan điếm của các học giả và chuyên gia: Chất lượng là tập hợp các đặc tính và tính chất của một sản phẩm hoặc dịch vụ mà đáp ứng các yêu Cầu và nhu cầu của khách hàng và người sử dụng Chất lượng càng cao khi các đặc tính và tính chất của sàn phẩm/dịch vụ càng đáp ứng tốt hơn mong đợi và nhu cầu của người tiêu dùng.

Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Đảm bảo chất lượng trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo, giáo dục và đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra ban đầu của quá trình giáo dục.

1.2.1.3 Quản lý chất lượng trong giảo dục

Giáo dục là lĩnh vực đặc thù bởi thành quả của nó là con người Chất lượng trong giáo dục là phạm trù trừu tượng, khó định nghĩa, thậm chí còn khó nắm bắt Giáo dục không phải mặt hàng hoàn thiện, ngay cà sau khi ra trường,

con người vẫn trong quá trình hoàn thiện bán thân Giáo dục chỉ hồ trợ con người phát huy năng lực cá nhân để vun đắp, phát triển, đó là hành trình cả đời Cuộc sống con người chính là quãng đường học tập, trưởng thành Giáo dục luôn đồng hành quá trình ấy, bởi thế chất lượng giáo dục vẫn là vấn đề của mọi thời đại.

Giáo dục là hoạt động có định hướng rõ ràng Chất lượng giáo dục luôn hướng tới:

- Tinh hoa trong giáo dục- Tăng giá trị giáo dục

- Ket quả giáo dục phù hợp mục tiêu, yêu cầu- Giáo dục không sai sót

- Đáp ứng mong đợi của các bên liên quan trong giáo dục.14

Trang 16

Là lĩnh vực có định hướng, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào mục tiêu Ngoài mục tiêu, kiến thức, kỳ năng cơ bản, càn bao quát cả mục tiêu cá nhân trong bối cảnh xã hội bởi giáo dục gắn với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Giản lược nội dung văn bản trên, tôi hiểu quản lý chất lượng trong giáo dục là quá trình xây dựng và vận hành một hệ thống các tiêu chuấn, tiêu chí đế đo lường và đánh giá chất lượng, từ đó có các biện pháp cài tiến nâng cao Hệ thống này bao gồm các bước:

- Xác định các tiêu chí, chỉ số đo lường chất lượng trong từng lĩnh vực của quá trình đào tạo.

- Xây dựng quy trình, thủ tục triển khai các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng ở từng khâu đào tạo.

- Thu thập, phân tích minh chứng, kết quả thực hiện quy trình để đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn.

- Có biện pháp cải tiến, nâng cao các khâu chưa đạt yêu cầu chất lượng.Quản lý chất lượng giáo dục đòi hỏi phải thực hiện đánh giá, cải tiến liên tục và toàn diện trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục nhằm tạo sự tin tưởng về khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng của nhà trường.

1.2.2 Thiết bị dạy học

- Quá trình dạy học bao gồm hai thành tố cơ bản là phương tiện dạy học nói chung và thiết bị dạy học nói riêng Trong bối cảnh các trường phổ thông Việt Nam, lĩnh vực thiết bị dạy học được đặc trưng bời vô số cách gọi khác nhau Trong ngôn ngừ tiếng Anh, thuật ngữ “thiết bị” được hiểu và hiểu

là thiết bị, dụng cụ, dụng cụ hoặc công cụ Do đó, các chỉ định tiếp theo thường được sử dụng thay thế cho nhau trong cả diễn ngôn bằng miệng và bằng văn bản trong thời hiện đại:

Công cụ hỗ trợ giảng dạy bao gồm nhiều nguồn lực khác nhau được cả giáo viên và học sinh sử dụng đế nâng cao quá trình giáo dục Những công cụ hỗ trợ này bao gồm các tài liệu được giáo viên sử dụng trong quá trình giảng

15

Trang 17

dạy cũng như các công cụ và thiết bị hỗ trợ việc học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường trung học, bao gồm các hạng mục như thiết bị hồ trợ lớp học, đồ dùng thí nghiệm, dụng cụ thế thao, nhạc cụ, đồ dùng mỹ thuật và các đồ dùng khác có trong xưởng, vườn trường, và phòng truyền thống Tên được đặt cho những công cụ hồ trợ này phản ánh sự hiếu biết chung giữa tất cả những người tham gia vào quá trình giáo dục Nó phục vụ như một công cụ không thể thiếu đối với giáo viên và học sinh, đảm bảo một môi trường dạy và học suôn sẻ và hiệu quà.

- Thiết bị dạy học đề cập đến các vật thể hoặc tập hợp vật thể vật lý được giáo viên, nhà giáo dục sữ dụng nhằm định hướng quá trình nhận thức và tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội các chủ đề khác nhau, bao gồm khái niệm, nguyên lý, định nghĩa, lý thuyết, hiện tượng và giả thuyết khoa học Những công cụ này là công cụ hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh,bảo đảm hiệu quả giáo dục, phục vụ mục đích dạy và học;

Dựa trên quan điềm đã nói ở trên, chúng ta có thế đồng tình với cách giải thích tiếp theo: Thiết bị dạy học bao gồm một thành phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của trường học, bao gồm các công cụ được các nhà giáo dục sứ dụng để tạo điều kiện và quản lý sự tham gia nhận thức của học sinh trong thiết kế hướng dẫn.

1.2.3 Quản lý thiết bị dạy học theo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

1.2.3.1 Quản lý thiết bị dạy học

Trách nhiệm quản lý cùa hiệu trưởng bao gồm nhiệm vụ quan trọng là quản lý thiết bị dạy học Đây là một quy trình có cấu trúc tốt và được chỉ đạo rõ ràng nhằm đảm bảo việc đầu tư, phát triển và sử dụng thiết bị giảng dạy phù hợp phù hợp với mục tiêu giáo dục cụ thể của từng trường, có tính đến các đặc điểm riêng của thiết bị tương ứng Công tác quản lý thiết bị dạy học chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiệm vụ, mục tiêu, chuyên môn giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở mỗi trường.

16

Trang 18

- Lập kê hoạch: Quá trình này bao gôm việc thiêt lập các mục tiêu cho các công cụ giảng dạy và thiết kế một tập hợp các hoạt động và hoàn cảnh đảm bảo đạt được các mục tiêu đó.

- Tồ chức: Việc phân công trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực một cách hợp lý trong một tố chức là yếu tố hệ trọng để quản trị và khai thác hiệu quả tài liệu phục vụ học tập Điều này giúp các thành viên trong tổ chức có thể hoạt động phối hợp, hướng tới mục tiêu chung một cách hiệu suất cao nhất.

Quá trình tổ chức nguồn nhân lực và phân bổ nhiệm vụ, quyền hạn cùng các nguồn lực một cách khoa học là yếu tố then chốt để quản lý và sử dụng tối ưu tài liệu hỗ trợ học tập Khi được chi đạo và kiểm soát bởi người quản lý cơ sở giảng dạy, các thành viên tổ chức có thế làm việc hiệu quả cùng nhau đế đạt được các mục tiêu đã đặt ra Chỉ huy là một quy trình vận hành nhằm đảm bảo việc quản lý thiết bị giảng dạy một cách trơn tru và hiệu quả nhất Nhiệm vụ của người quán lý còn bao gồm việc kiểm tra và đánh giá việc sử dụng các thiết bị dạy học Điều này bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá, so sánh chúng với các tiêu chuẩn hiện tại và điều chỉnh hoạt động nếu cần thiết Do đó, quản lý thiết bị dạy học trong trường cần tập trung vào ba phần chính, bao gồm việc thực hiện kế hoạch lãnh đạo tổ chức, đánh giá hoạt động và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Một cách phân loại khác, trong đó tách quá trình quản lý TBDH theo hai giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu tư và trang bị.

+ Giai đoạn khai thác và sử dụng.

Hai giai đoạn này gắn bó chặt chẽ và hồ trợ lần nhau Đe nâng cao hiệu quả sử dụng của đồ dùng dạy học cần phải đầu tư đúng mức hoặc lựa chọn thiết bị dạy học phù họp, trong quá trình sử dụng phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.

17

Trang 19

1.2.3.2 Quản lý thiết bị dạy học theo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Quản lý chất TBDH theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng thực chất là xây dựng quy trình quản lý Quy trình này được chia các quá trình thành các giai đoạn sau:

- Xây dựng tiêu chí đánh giá theo mồi bước;

- Đảm bảo các nguồn lực tham gia, các điều kiện đảm bảo khác và hướng dẫn hồ trợ, theo dõi quá trình;

- Đánh giá và cài tiến.

Lưu ý đầu mồi bước cần phải có nguồn lực thực hiện, có tiêu chí đánh giá Xây dựng hệ thống quán lý được tiến hành theo các bước sau:

+ Bước 1: Nghiên cứu từng tiêu chuẩn, hướng dẫn, chì số, xác định bằng chứng cần có, yêu cầu về bằng chứng.

+ Bước 2: Viết hướng dẫn chuấn bị chúng minh (hướng dẫn xây dụng hệ thống con) Trong bước này, người chịu trách nhiệm chính được xác định rõ ràng, các bước đưa ra chứng cứ được làm rõ và kèm theo bằng chúng sau mỗi bước (Đây là bước thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm các phân hệ quản lý công việc của tất cả các chức danh trong nhà trường).

+ Bước 3: Ghi chép và tổ chức thảo luận, tăng giảm, thống nhất các công việc cần làm, quá trình từng người thực hiện tùng công việc, từ đó tố chức thực hiện Điều này rất quan trọng đối với quản lý chất lượng.

+ Bước 4: Tồ chức quá trình thực hiện (vận hành hệ thống quản lý chất lượng) là khâu khó nhất, phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình hướng dẫn và đảm bảo chất lượng các công việc thực hiện trong quy trình.

+ Bước 5: Mô tả công việc đã hoàn thành trong một báo cáo bằng văn bản với bằng chứng (điểm mạnh), công việc chưa hoàn thành (điểm yếu) và các đề xuất cải tiến quy trình.

+ Bước 6: Được tồng hợp trong báo cáo tự đánh giá của trường và đã đăng ký xác nhận.

18

Trang 20

+ Bước 7: Hoan nghênh các nhóm đánh giá bên ngoài giúp đỡ: Cải thiện hệ thống (bổ sung và sửa đổi quy trình); Hoàn thiện vận hành hệ thống

1.3 Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong việc đảm bảo chất lượng

1.3.1 Vị trí của thiết bị dạy học trong việc đảm bảo chất lượng

Thiết bị dạy học không chì đơn giản là các công cụ dạy học, mà nó còn là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng môi trường học tập tích cực và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Các thiết bị dạy học hiện đại không chỉ giúp giáo viên truyền đạt kiến thức một cách sinh động và hấp dần, mà còn cho phép học sinh trài nghiệm và thực hành kiến thức một cách thực tế Việc sử dụng thiết bị dạy học đa dạng như máy chiếu, máy tính, bảng tương tác, hay các thiết bị mô phỏng thực tế giúp tạo ra một môi trường học tập động lực, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy logic của học sinh.

Thông qua internet và các nền tảng học tập trực tuyến, học sinh có thể tiếp cận với một kho tàng kiến thức khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới Điều này không chỉ mở rộng tầm nhìn và kiến thức của họ, mà còn khuyến khích sự tự học và khám phá Các giáo viên cũng có thể tận dụng những nguồn tài nguyên giàu có này để thiết kế và cập nhật nội dung giảng dạy, đăm bảo tính cập nhật và phù hợp với thực tế.

Các công cụ đánh giá trực tuyến, hệ thống quản lý học tập và phân tích dữ liệu giúp giáo viên theo dõi sát sao sự tiến bộ của học sinh, xác định những lĩnh vực cần cài thiện và đưa ra những điều chỉnh phù hợp Điều này đảm bảo rằng quá trình dạy và học luôn được cải tiến và nâng cao chất lượng.

Ngoài ra, thiết bị dạy học còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự công bằng và minh bạch trong quá trình giảng dạy Bằng cách sữ dụng các thiết bị dạy học tiên tiến và hiện đại, giáo viên có thể trình bày thông tin một cách rõ ràng và minh bạch, giúp học sinh hiểu được nội dung một cách dễ dàng và nhanh chóng Đồng thời, việc sử dụng thiết bị dạy học cũng tạo ra

19

Trang 21

một môi trường học tập công băng, loại bỏ sự chênh lệch giữa các học sinh và khuyến khích sự tham gia và tưong tác của tất cả các thành viên trong lóp học Đồng thời, nhờ vào sự tương tác và thực hành trên các thiết bị này, học sinh có thề nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1.3.2 Vai trò của thiết bị dạy học trong việc đảm bảo chất lượng

Công nghệ và thiết bị giảng dạy không chỉ hỗ trợ giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức mà còn tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tiếp cận thông tin, hiểu biết một cách dễ dàng và hiệu quả hơn Cụ thể, thiết bị dạy học như máy chiếu, bảng tương tác, phòng lab, và nhiều thiết bị hồ trợ khác giúp cho việc giảng dạy trở nên sinh động, gắn liền với thực tiễn, qua đó tăng cường sự

tương tác và hứng thú học tập ở học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học

Nó là phương tiện mang và truyền tải thông tin nên giúp người học chủ động tham gia các giờ học, tự tham gian vào các hoạt động dạy học, thông qua các hoạt động học mà lĩnh hội được kiến thức.

Thiết bị giáo dục phong phú giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hứng thú hơn trong học tập và càng thêm yêu thích môn học, chủ động vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực tiễn khi đã hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Đầu tư vào cơ sờ vật chất và trang bị thiết bị dạy học đóng góp quan trọng vào việc tăng cường hiệu quả của phương pháp giảng dạy, đồng thời duy trì được tinh thần và nguyên lý cơ bản của các phương pháp đó Hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị giáo dục tồn tại đóng vai trò không thế phù nhận trong việc nâng cao chất lượng của phương pháp giảng dạy, đồng thời giữ nguyên được bản chất gốc của chúng.

Đa dạng hóa các hình thức dạy học

Các tố chức giáo dục sở hữu cơ sở vật chất phù hợp và tuân thủ các tiêu chuẩn đã được thiết lập sẽ có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng và linh hoạt Những phương pháp này có thể

20

Trang 22

bao gôm hướng dân trong lớp học thông thường, học tập ngoài trời và trải nghiệm, cũng như giảng dạy dựa trên nghiên cứu sử dụng các ứng dụng thực tế Ngoài ra, học từ xa cũng là một lựa chọn khả thi trong bối cảnh này.

Khi sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, giáo viên có khả năng cung cấp những bài giảng phong phú, đa dạng hóa phương pháp giảng dạy từ truyền thống tới hiện đại, như phương pháp lật ngược lóp học, học thông qua trò chơi, hoặc học qua các dự án thực tiễn Điều này không chỉ giúp gây dựng môi trường học tập lý thú mà còn khuyến khích học sinh phát triển kỳ năng tự học, tư duy phản biện, cũng như kỳ năng làm việc nhóm.

Việc tích họp công nghệ trong dạy học còn giúp đạt được tính cá nhân hóa trong giáo dục, cho phép giáo viên thiết lập mục tiêu học tập phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân của từng học sinh.

1.4 Nội dung quản lý thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

1.4.1 Lập kế hoạch đăm bảo chất lượng

Quá trình lập kế hoạch là bước đầu tiên quan trọng trong chu trình cải tiến chất lượng Mọi nhà trường thực hiện công tác kế hoạch hóa chất lượng cần lưu ý các nội dung sau:

Một kế hoạch đảm bảo chất lượng hiệu quả giúp định hình, triển khai và duy trì tiêu chuẩn cao cho quá trình giáo dục, đồng thời đảm bảo rằng thiết bị dạy học được sử dụng một cách tối ưu để hồ trợ việc học.

Ke hoạch bắt đầu bằng việc đánh giá nhu cầu: Điều này bao gồm việc xác định nhu cầu học tập của sinh viên và nhu cầu giảng dạy của giáo viên.

Việc lựa chọn thiết bị: Khi đã xác định được nhu cầu, tồ chức cần tiến hành lựa chọn thiết bị phù hợp với chất lượng và công nghệ tiên tiến, đồng thời đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế Sự chọn lựa này cần dựa trên các tiêu chuẩn và đánh giá từ các chuyên gia giáo dục.

Triển khai và đào tạo: Thiết bị dạy học cần được triển khai một cách hiệu quả, và giáo viên cũng cần được đào tạo cách sử dụng chúng đế tối đa

21

Trang 23

hóa lợi ích trong giáo dục Điều này bao gồm việc hướng dẫn vận hành thiết bị, cũng như áp dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo và phương pháp đánh giá.

Đánh giá và theo dõi: Đảm bảo chất lượng đòi hỏi việc đánh giá định kỳ hiệu quả sử dụng thiết bị và mức độ hài lòng của giáo viên và học sinh Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng và nâng cấp thiết bị dạy học định kỳ là cần thiết để đảm bảo chúng luôn ở tình trạng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

Thông qua việc lập kế hoạch đảm bảo chất lượng và quản lý thiết bị dạy học một cách khoa học, tổ chức giáo dục có thể nâng cao hiệu suất giảng dạy và chất lượng học tập, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của học sinh và giáo viên.

Lập kế hoạch duy trì và bảo quàn thiết bị giáo dục: là quá trình lên kế hoạch chi tiết để đảm bảo rằng các thiết bị giáo dục đều được duy trì và bảo dưỡng đúng cách nhằm gia tăng tuổi thọ và hiệu suất hoạt động.

1.4.2 Xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng

- Thiết lập hệ thống đảm bão chất lượng quản lý thiết bị đào tạo

Các bước trong quy trình đảm bảo chất lượng trong quản lý thiết bị giáo dục

Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn, chỉ số các yếu tố liên quan đến hoạt động quản lý thiết bị giáo dục

- Nghiên cứu từng tiêu chuẩn, hướng dẫn, chỉ số, yêu cầu tiêu chuẩn và bằng chứng

- Viết hướng dẫn dưới dạng chương trình sẵn sàng để trình diễn

- Sau khi hoàn thành mỗi bước, cần xác định các tiêu chí đánh giá đã hoàn thành trước đó

- Xác định cụ thề chủ thể chính của việc chuẩn bị minh chứng

- Xác định người có trách nhiệm chuẩn bị và lưu trữ các minh chứng22

Trang 24

Bước 2: Tổ chức thảo luận các minh chứng càn chù động chuẩn bị, ai thực hiện, quy trình thực hiện, chất lượng cùa minh chứng.

Cả hai bước trên giúp nhà quản lý xác định những minh chứng cần chủ động chuẩn bị, quy trình chuẩn bị, các yêu cầu cần tuân thủ, trong quá trình chuấn bị minh chứng Công việc cụ thể của mồi cá nhân và việc thực hiện nó được ghi lại kỹ lưỡng, đảm bảo rằng khía cạnh quan trọng nhất của quản lý chất

lượng được duy trì.

Bước 3: Tổ chức vận hành hệ thống quản lý chất lượng

Tổ chức hướng dần, đào tạo và hồ trợ để mọi thành viên trong nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao Là một phần trong hiệu suất công việc của bạn, điều cần thiết là ký cam kết bắt chước một số hành vi nhất định Trong quá trình này, trách nhiệm chính của người lãnh đạo là truyền cảm hứng, hồ trợ và tạo điều kiện cho các cá nhân đáp ứng thời hạn và hoàn thành nhiệm vụ Quy tắc thứ hai được thực hiện ở đây: “Làm đúng những gì đã viết” Quá trình giúp đỡ mọi người thực hiện các công việc chính là quá trình quàn lý chất lượng, mọi người chủ động là ra các sản phẩm (minh chứng), sằn sàng phục vụ cho việc tự

đánh giá và kiểm định.

Bước 4: Tự đánh giá hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng và kết quả cùa việc vận hành hệ thống trong nhà trường bằng cách tố chức việc viết báo cáo theo hướng dẫn đế tự đánh giá công việc của mình.

Đây là nguyên tắc thứ ba của quản lý chất lượng: “Viết lại những gì đã làm theo đúng những gì đã viết” (Hoạt động này sẽ được tiến hành một cách dễ dàng vì ai làm việc gì sẽ viết lại đúng những gì họ đã làm theo hướng dần có các minh chứng đã được lưu trữ từ trước đó).

Bước 5: Đối chiếu báo cáo cá nhân thành báo cáo tự đánh giá toàn trường và đăng ký chứng nhận

Bước 6: Đón đoàn đánh giá ngoài (thẩm định báo cáo tự đánh giá)

- Ma trận hóa hệ thống đảm bảo chất lượng quản lý thiết bị giáo dục23

Trang 25

Nội dung

Thiết bị và tài liệu

trực quan

trên lớp

Tổ chức bộ máy quăn

lý TBDH

- Tiêu chí 1: Có quyết định thành lập bộ máy quàn lý TBDH

- Tiêu chí 2: Có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong bộ

máy quản lý TBDH

- Tiêu chí 3: Có kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ

Đâu tư mua sắm TBDH

- Tiêu chí 1: Khảo sát nhu cầu sử dụng của thiết bị của giáo viên và học sinh

- Tiêu chí 2: Danh mục đồ dùng dạy học trên lớp cần đầu tư theo từng giai đoạn + Theo đầu tư ban đầu của nhà trường

+ Theo đề xuất của giáo viên

- Tiêu chí 3: Báo giá của các nhà cung cấp (ít nhất 03 bản báo giá)

- Tiêu chí 3: Lựa chọn nhà

Quản lý sử dụng Duy trì và bảoTBDH quản TBDH

- Tiêu chí 1: Đây đủ các thiết bị phục vụ dạy học trực quan được đánh mã số quàn lý và tình trạng khi nhập

+ Có máy tính được kết nối internet và máy chiếu hoặc ti vi

+ Có đủ thiết bị dạy học trực quan theo danh mục

- Tiêu chí 2:

+ Có sổ đăng ký mượn, trả và đánh giá quá trình sử

dụng TBDH

+ Có phiếu đánh giá việc tần suất sử dụng thiết bị, chức năng của từng thiết bị

+ Tiêu chí 3: Thiết

- Tiêu chí 1: + Có sổ kiểm kê và đánh giá

hiện trạngTBDH theo

danh mục

+ Có báo cáo định kỳ số

lượng cũng như chất lượng của TBDH đến bộ phận quản lý TB DH trong

nhà trường Tiêu chí 2:

+ Có bảng hướng dẫn vận hành cho từng thiết bị

+ Gửi danh mục và chức năng của của từng thiết bị đã có cho giáo24

Trang 26

máy quản lý TBDH

Thiết bị dạy học

thực hành,

thí nghiệm

cung câp và tiến hành đặthàng

- Tiêu chí 4:Danh mục các đồ dùng dạy học tự làm

bị được săp xêp gọn gàng, khoa học theo từng môn học, từng nội dung.

- Tiêu chí 1: Đầy đủ các thiết bị phục vụ dạy học thực hành theo danh

- Tiêu chí 2:

viên theo từng bộ môn.

+ Đưa tiêu chí sử dụng TBDH vào đánh giá giáo viên của nhà trường.

- Tiêu chí 3:

+ Tố chức các hội thi làm đồ

25

Trang 27

Sách, tài liệu học tập và thiết

bị văn

+ Có sô đăng ký mượn, trả và đánh giá quá trình sử dụng TB DH

+ Có phiếu đánh giá việc tần suất sử dụng thiết bị, chức năng của từng thiết bị

- Tiêu chí 3: Thiết bị được sắp xếp gọn gàng, khoa học theo từng môn học, từng nội dung.

- Tiêu chí 1:

+ Có thư viện và nhân viên quản lý thư viện.

+ Có máy tính được kết nối internet

+ Có tủ đồ dùng văn phòng

- Tiêu chí 2:

+ Có danh mục sách

dùng dạy học sáng tạo để khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học

26

Trang 28

phòng + Có sô mượn - trả sách

+ Có sổ nhập - xuất đồ dùng văn phòng + Có sổ mượn - trả đối với đồ dùng văn phòng khôngtiêu hao.

27

Trang 29

1.4.3 Vận hành quy trình đảm bảo chât lượng

Sau khi hoàn tất quá trình xây dựng quy trình đám bảo chất lượng, việc đưa quy trình vào vận hành là một bước quan trọng và quyết định sự thành công

của toàn bộ nồ lực.

Quy trình đảm bảo chất lượng cần được công bố công khai đến toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và cộng tác viên Việc này không chỉ giúp tất cả mọi người hiểu rõ các quy định và yêu cầu của quy trình, mà còn thể hiện sự minh bạch và cam kết của tồ chức trong việc đảm bảo chất lượng Công bố quy

trình cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và có trách nhiệm, nơi mọi người cùng chung tay đề đạt được mục tiêu chung.

Tổ chức các buổi hướng dẫn và đào tạo để giúp cán bộ, giảng viên, nhân viên và cộng tác viên hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình đảm bảo chất lượng Quá trình đào tạo này rất quan trọng vì giúp đảm bảo rằng mọi người có đủ kiến thức và kỳ năng cần thiết đế áp dụng quy trình một cách nhất quán và hiệu quả Ngoài ra, việc đào tạo cũng tạo cơ hội đế mọi người đưa ra các câu hỏi, thảo

luận và đóng góp ý kiến về quy trình, giúp cái tiến và hoàn thiện nó.

Sau khi quy trình đã được công bố và đào tạo, việc kiểm tra và đánh giá định kỳ là bước tiếp theo cần được thực hiện Quá trình này là rất quan trọng để đảm bảo quy trình đảm bảo chất lượng luôn được cải tiến và mang lại kết quả tốt nhất Thông qua việc đánh giá, chúng ta có thể xác định được những điểm mạnh và điếm yếu của quy trình hiện tại, từ đó tìm ra những lỗ hống và cơ hội cải tiến.

Việc đánh giá định kỳ cũng giúp chúng ta theo dõi và đo lường hiệu quả cùa quy trình một cách khách quan Dựa trên các dừ liệu và phân tích từ quá trình đánh giá, chúng ta có thế điều chỉnh và cải tiến quy trình làm việc, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Ngoài ra, quá trình đánh giá định kỳ cũng là cơ hội để thu thập phản hồi

Trang 30

từ các bên liên quan, bao gôm khách hàng, đôi tác và nhân viên Phản hôi này là nguồn thông tin quý giá, giúp chúng ta hiếu rõ hơn về những nhu cầu và mongđợi của các bên liên quan, từ đó điêu chỉnh quy trình phù họp hon.

Việc kiêm tra và đánh giá định kỳ cũng thúc đây văn hóa cải tiên liên tục trong tổ chức Khi mọi người thấy ràng quy trình đảm bảo chất lượng luôn được theo dõi, đánh giá và cải tiến, họ sẽ có động lực và cam kết hơn trong việc tuân thủ và đóng góp ý kiến để hoàn thiện quy trình Điều này tạo ra một vòng tuần hoàn tích cực, nơi quy trình luôn được cải tiến và chất lượng không ngùng được nâng cao.

Sau khi hoàn tât việc xây dụng quy trình đàm bảo chât lượng, các bước tiếp theo bao gồm công bố rộng rãi quy trình, đào tạo và hướng dần nhân sự, và kiểm tra và đánh giá định kỳ để cải tiến quy trình.

1.4.4 Đánh giá, cải tiến quy trình đảm bảo chất lượng

-Yêu câu trong đánh giá

+ Đảm bảo trung thực, khách quan, đây đủ thông tin, minh chứng họp

+ Đánh giá theo từng quy trình từ việc đâu tư mua săm thiêt bị, đên quản lý việc sử dụng thiết bị và duy trì, bảo quản thiết bị.

+ Kêt quả đánh giá công tác đảm bảo chât lượng được công bô công khai tới các bộ phận liên quan.

+ Toàn bộ minh chứng, tài liệu phục vụ đánh giá được lưu trữ theo quyđịnh.

- Thực hiện đánh giá, viêt báo cáo

+ Sự phù họp và kêt quả vận hành quy trình đảm bảo chât lượng.

+ Đánh giá theo thường niên, định kỳ đê kịp thời phát hiện những quy trình, công cụ đảm bảo chất lượng cần khắc phục.

+ Viêt báo cáo gửi Ban giám hiệu nhà trường và thực hiện lưu trữ đúng quy định.

29

Trang 31

- Cải tiên quy trình đảm bảo chât lượng

+ Căn cứ báo cáo việc kiểm tra quy trình đàm bảo chất lượng thì bộ phận quản lý TBGD sẽ nghiên cứu, phân tích và đưa ra đề xuất cải tiến quy trình lên Ban giám hiệu nhà trường.

+ Tố chức lấy ý kiến quy trình mới.

+ Hiệu trưởng ra quyết định phê duyệt quy trình mới và tiến hành vận hành theo quy trình đã được phê duyệt.

1.4.5 Xây dựng văn hóa chất lượng

Quản lý chất lượng là phương pháp quản lý mới, đã đạt được thành công trong quản lý sản xuất, vận hành, dịch vụ và bắt đầu được vận dụng trong quản lý giáo dục Quản lý chất lượng giáo dục là thiết lập và vận hành một hệ thống quản lý dựa trên một bộ chuẩn mực, tác động đến mọi lĩnh vực của cơ sở giáo dục và mọi khâu của quá trình giáo dục, bảo đảm không để xảy ra sai sót trong các khâu này, nhằm tạo ra chất lượng giáo dục.

Văn hóa chất lượng trong quản lý TBGD được hiểu là giá trị, niềm tin được các đối tượng liên quan đến công tác quản lý TBGD tuân thủ thực hiện, tạo thành thói quen hướng vào mục tiêu chất lượng trong mọi hoạt động liên quan đến việc triền khai các nội dung của công tác quản lý TBGD nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.5 Những yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý thiết bị dạy học theo tiếp cận đăm bảo chất lượng

1.5.1 Yêu cầu về đổi mới phương pháp giáo dục và hiện đại hóa nhà trường đáp ứng mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường

Xu thế đổi mới tư duy giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đòi hởi nhà trường phải ứng dụng công nghệ, trang bị đa dạng các thiết bị dạy học hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả truyền thụ và tiếp nhận kiến thức Bên cạnh đó, chủ trương xây dựng trường học thông minh, số hóa cũng đồng nghĩa với việc nhà trường phải đầu tư trang thiết bị công nghệ

30

Trang 32

cao, có khả năng kêt nôi internet phục vụ dạy và học.

Vì vậy, để hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược, nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đã xác định, mồi trường học buộc phải có kế hoạch hành động khoa học, phù hợp để quản trị và nâng cấp trang thiết bị hồ trợ dạy học, đáp ứng xu hướng đối mới và cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục.

Nhằm đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu đào tạo đã vạch ra, nhà trường cần phải có chiến lược quản lý và cập nhật trang thiết bị dạy học một cách có hệ thống, phù hợp, theo kịp xu thế đổi mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục.

1.5.2 Nhận thức và năng lực của nhà quản lý, đội ngũ giáo viên cũng như ý thức của học sinh

Ban giám hiệu cần hiếu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý hệ thống thiết bị trong việc cải thiện chất lượng dạy học Trên cơ sở đó, nhà trường cần xây dựng chiến lược, kế hoạch và phân bổ ngân sách hợp lý để đầu tư đổi mới, bổ sung đủ thiết bị chất lượng cao Đồngthời, tăng cường năng lực quản lý và kỹ năng sử dụng thiết bị của đội ngũ giáo viên thông qua đào tạo, tập huấn chuyên môn.

Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ nội quy, quy định và giữ gìn sử dụng thiết bị của học sinh cũng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị.

1.5.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương thức day học

Thực tế cho thấy, chất lượng thiết bị hồ trợ dạy học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả truyền thụ, tiếp thu kiến thức giữa giáo viên và học sinh, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo.

Thực tế cho thấy, chất lượng trang thiết bị hồ trợ giảng dạy có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả truyền thụ và tiếp nhận tri thức của giáo viên và học sinh, qua đó tác động mạnh mẽ tới chất lượng đào tạo của nhà trường Do vậy, để đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, các trường học buộc

31

Trang 33

phải chú trọng đầu tư đổi mới, hiện đại hóa thiết bị theo hướng ứng dụng công nghệ, khai thác hiệu quả trong dạy học.

Bên cạnh đầu tư nâng cấp thiết bị, các nhà trường cũng cần hoàn thiện công tác quản lý, giám sát để đưa thiết bị vào phục vụ có hiệu quả.

1.5.4 Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của giáo viên

Việc sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên trên lớp nên giáo viên thiếu kiến thức, kỳ năng khi sử dụng dẫn đến khả năng vận hành thiết bị bị hạn chế, hiệu quả sử dụng giảm đi rất nhiều, nhất là đối VỚĨTBDH hiện đại Nhận thức, trình độ chuyên môn và thói quen của người sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác trang thiết bị dạy học Thực tể cho thấy, ngay cả tại những trường được trang bị tốt, vẫn có nhiều trường hợp giáo viên lười sử dụng đồ dùng dạy học hoặc cán bộ quản lý chưa quan tâm chỉ dần, hướng dẫn xây dựng trang thiết bị.

Nhận thức, năng lực chuyên môn và thói quen sử dụng trang thiết bị dạy học của người dùng có ảnh hưởng trực tiếp Thực tế cho thấy, kể cả ở những nơi được trang bị tốt, nhiều giáo viên vẫn lười dùng dụng cụ dạy học hoặc cán bộ quản lý chưa quan tâm hướng dẫn cách xây dựng, sử dụng trang thiết bị.

1.5.5 Năng lực của hiệu trưởng trong việc huy động sự đóng góp thiết bị dạy học của phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội

Hiệu trưởng cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt nhu cầu và động viên, vận động phụ huynh đóng góp xâydựng, mua sắm trang thiết bị cho nhà trường Qua đó, huy động được nhiềunguồn lực xã hội hóa, chung tay đầu tư cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương.

Việc huy động tốt các nguồn lực cho thiết bị dạy học sẽ giúp nhà trường bổ sung được nhiều trang thiết bị hiện đại, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

32

Trang 34

1.5.6 Năng lực tài chính của nhà trường

Năng lực tài chính cùa nhà trường, nguồn kinh phí dành cho đầu tư mua sắm, trang bị thiết bị dạy học có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến việc bảo đảm đủ thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

Các trường có nguồn thu nhập và ngân sách dồi dào thì có thế trang bị được nhiều thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đồi mới phương pháp giảng dạy cũng như nhu cầu học tập đa dạng của học sinh.

Ngược lại, những nhà trường có ngân sách hạn hẹp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trang bị đầy đủ các loại thiết bị phục vụ dạy và học Vì vậy, tăng cường năng lực tài chính cho các trường học là yếu tố sống còn để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.5.7 Sự phối hợp của nhà trường, gia đình, xã hội

Kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục qua nhiều năm đã cho thấy ràng, để đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cho nhà trường, việc huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thề, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội là cần thiết.

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là yếu tố then chốt trong quá trình quản lý thiết bị dạy học Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và hồ trợ con em trong quá trình học tập Khi gia đình hiểu được tầm quan trọng của các thiết bị dạy học và cách sử dụng chúng, họ sẽ có thế hướng dẫn và giám sát con em sử dụng các thiết bị đúng mục đích và an toàn tại nhà Đồng thời, gia đình cũng có thể đóng góp ý kiến và phản hồi về việc sử dụng thiết bị dạy học tại nhà trường, giúp nhà trường có những điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý thiết bị dạy học Các tố chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội có thể hỗ trợ nhà trường trong việc trang bị và cập nhật các thiết bị dạy học hiện đại Thông qua các chương trình tài trợ, đóng góp

33

Trang 35

hoặc hợp tác, các đon vị này có thể cung cấp nguồn lực tài chính hoặc thiết bị giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục Đồng thời, sự phối hợp với xã hội cũng mở ra cơ hội đế học sinh được tiếp xúc và trải nghiệm với các thiết

bị công nghệ thực tế trong môi trường làm việc và sản xuất.

Sự hợp tác và đồng bộ hóa giữa các trường học trong một khu vực hoặc khuôn khổ giáo dục cụ thể cũng là những yếu tố quan trọng Bằng cách trao đổi kiến thức và hiểu biết sâu sắc về việc sử dụng và quản lý các công cụ giảng dạy, các trường học có thể nâng cao thực tiễn quản lý của mình thông qua việc học hỏi lẫn nhau Ngoài ra, hợp tác và chia sẻ nguồn lực giữa các trường có thể giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa việc sử dụng thiết bị dạy học.

1.5.8 Tiến bộ khoa học và công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, khoa học kỳ thuật số và trí tuệ nhân tạo đã gây ra những biến đổi to lớn trong lĩnh vực sản xuất các trang thiết bị hỗ trợ dạy học Các trang thiết bị này ngày càng trở nên hiện đại hóa, thông minh hóa và đa dạng về chủng loại.

Song song đó, công tác quản trị, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị dạy học cũng ngày càng trở nên chuyên sâu và phức tạp hơn Vì vậy, nhà trường cần có đầu tư bài bản về nguồn nhân lực, tài chính đế đảm bào quản lý và khai thác hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ dạy học.

1.5.9 Đối mới chuo’ng trình giáo dục phổ thông

Đối mới chương trình giáo dục để phát huy năng lực người học đòi hỏi sự cập nhật lại trang thiết bị dạy học với chủng loại, kiểu dáng, công nghệ mới phù hợp Ngành giáo dục cần lên kế hoạch đầu tư các trang thiết bị tiên tiến để hỗ trợ hoạt động dạy học Trường học cần thiết lập một lộ trình chi tiết để đánh giá tác động tích cực của các thiết bị mới, từ đó hiệu chỉnh và tối ưu hóa liên tục quy trình hoạt động.

Việc quản lý thiết bị dạy học bị ảnh hưởng đáng kề bởi sự đổi mới của 34

Trang 36

chương trình giáo dục phổ thông theo nguyên tắc đảm bảo chất lượng Khi thực hiện cập nhật và sửa đổi các chương trình giáo dục, việc điều chình việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học để phù hợp với các yêu cầu ngày càng tăng của quá trình dạy và học là điều cần thiết Sự đổi mới của các chương trình giáo dục phổ thông thường dần đến việc triển khai các kỳ thuật dạy và học mới, thúc đẩy sự tham gia, ứng dụng vào thế giới thực và trau dồi khả năng thực hành Điều này đòi hởi phải có sự đầu tư và quản lý phù họp đối với các thiết bị dạy học như máy chiếu, bảng tương tác, thiết bị thực tế ảo/thực tế ảo tăng cường, và nhiều công cụ trực quan khác Các thiết bị này giúp tạo ra môi trường học tập sinh động, thực tế hơn, hồ trợ việc truyền đạt kiến thức và phát triển kỹ năng thực hành cho học sinh.

1.5.10 Ngân sách đầu tư của nhà nước cho giáo dục và đào tạo

Trong việc quản lý thiết bị giảng dạy ở các trường trung học cơ sở, một trong những thách thức quan trọng nhất hiện nay là đảm bảo tồn tại đầy đủ và chất lượng của thiết bị giăng dạy theo nguyên tắc đặt chất lượng lên hàng đầu trong mối quan tâm về số lượng Giải quyết vấn đề này cần phải có kinh phí tương xứng, nếu không có sẽ rất khó khắc phục Vì vậy, bên cạnh việc vận động xã hội hóa, ngân sách giáo dục quốc dân vẫn là nguồn kinh phí chính để các trường THCS được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, đảm bảo chất lượng.

Ngân sách đầu tư cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bảo trì, sửa chừa và thay thế kịp thời các thiết bị dạy học đã lạc hậu hoặc hư hỏng Việc duy trì một hệ thống thiết bị dạy học hoạt động tốt là yếu tố then chốt để đảm bảo quá trình giảng dạy và học tập diễn ra liên tục, hiệu quả Một ngân sách đầu tư đầy đủ sẽ giúp các cơ sở giáo dục có đủ nguồn lực để thực hiện công tác bảo trì và thay thế thiết bị khi cần thiết, tránh gây ra sự gián đoạn trong quá trình dạy và học.

Bên cạnh đó, ngân sách đầu tư cũng có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và nhân viên kỹ thuật về

35

Trang 37

sử dụng và quản lý thiêt bị dạy học hiện đại Với kinh phí đây đủ, các cơ sở giáo dục có thế tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo và tập huấn chuyên sâu, giúp đội ngũ giáo viên và nhân viên kỹ thuật nắm vững các kỹ năng sử dụng, bảo trì và quản lý thiết bị dạy học một cách hiệu quả Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác tối đa tiềm năng của các thiết bị dạy học và đảm bảo chất lượng giảng dạy.

36

Trang 38

2 F

Tiêu kêt chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm và nội dung quản lý TBDH theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng, có thể khẳng định:

- Cơ sở lý luận của quản lý thiết bị nói chung và quản lí TBDH theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng nói riêng được nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống, toàn diện Luận văn được đúc rút xây dựng khung lí thuyết về quản lý TBDH theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng với các nội dung sau:

(1) Quàn lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng;

(2) Quàn lý việc sừ dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng;

(3) Quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học theo tiếp cận đảm bào chất lượng.

Các nội dung đã trình bày ở chương 1 là cơ sở khoa học để hình thành phương pháp và thiết kế bảng hỏi, đề cương phỏng vấn để khảo sát thực trạng quàn lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Ninh, tỉnh Bắc Ninh ở chương 2.

37

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỤC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC cơ SỞ HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH

BẮC NINH THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

2.1 Khái quát vê huyện Yên Phong, tỉnh Băc Ninh

2.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Yên Phong, nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Ninh trong khu vực đồng bàng sông Hồng, là một huyện đồng bằng Tọa độ địa lý của Yên Phong nằm trong khoảng từ 21°8’45” đến 21°14;30” vĩ độ Bắc và từ 105°54;30” đến

106°4;15” kinh độ Đông Biên giới phía bắc là Sông Cầu, trong khi Yên Phong có chung biên giới với các huyện Hiệp Hòa và Việt Yên của tỉnh Bắc Giang, về phía Nam, Yên Phong giáp với huyện Đông Anh của thành phố Hà Nội, cũng như các huyện Từ Sơn và Tiên Du của Bắc Ninh, về biên giới phía đông, Yên Phong giáp với thành phố Bắc Ninh Cuối cùng, ở biên giới phía tây, sông Cà Lồ đóng vai trò là ranh giới, ngăn cách Yên Phong với các huyện Đông Anh và Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội Nằm cách thù phú tỉnh Bắc Ninh 15 km về phía Đông và cách Hà Nội 29 km về phía Tây Nam, trung tâm huyện Yên Phong hay còn gọi là thị trấn Chợ có vị trí chiến lược Ngoài ra, được kết nối thuận tiện với Quốc lộ 18, Quốc lộ 18A và mạng lưới đường bộ của Yên Phong, bao gồm Quốc lộ 3B Hà Nội - Thái Nguyên, đường 295 và đường 286 Mạng lưới đường rộng lớn này tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế, văn hóa và giao luu, hội nhập với các vùng miền trong nước, ngoài tỉnh và

quốc tế.

Diện tích tự nhiên 96,86 km2 Huyện có 14 đơn vị hành chính, gồm 13 xã và 01 thị trấn bao gồm 01 Thị trấn Chờ và 13 xã là: Hòa tiến, Yên Phụ, Văn Môn, Tam Giang, Đông Tiến, Đông Thọ, Trung Nghĩa, Long Châu, Yên Trung, Đông Phong, Thụy Hòa, Dũng Liệt, Tam Đa Với 74 thôn làng, khu

38

Trang 40

phô Dân sô toàn huyện đên tháng 3/2018 có 138603 người Phân bô mật độ dân số là 1,337 người/ km2.

2.1.2 Quy mô trường lớp

Mạng lưới trường lớp của ngành GD & ĐT huyện Yên Phong được đảm bảo với tổng số 48 trường: 16 trường Mầm non, 17 trường Tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở (THCS), cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh trong huyện Trong 2 năm học vừa qua, có 08 trường được công nhận nâng chuẩn mức độ 2, nâng tổng số trường trong khối GDĐT đạt chuẩn quốc gia lên 48/48 trường; trong đó gồm 16 trường Mầm non, 17 trường Tiểu học, 15 trường THCS số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt 70,08% Nãm học 2021-2022, ngành GD&ĐT Yên Phong được bổ sung xây dựng mới 36 phòng học, 03 phòng chức năng, trong đó có 04 trường đang được xây dựng

khu mới là trường Mầm non thị trấn Chờ số 1, trường Mầm non Đông Phong, trường Mầm non Văn Môn, trường Tiểu học Yên Trung số 1.

2.1.3 về cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên

Theo số liệu mới nhất, toàn bộ ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Phong hiện có 2201 cán bộ quản lý và giáo viên.

Ngày đăng: 04/07/2024, 14:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2.1. Thống kê các  trang thiết bị  dạy  học  tại  các trường  THCS  huyệnYên Phong (  Nguồn số  liệu lấy  từ  Phòng GD-ĐT  Yên Phong) - quản lý thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở huyện yên phong tỉnh bắc ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
ng 2.1. Thống kê các trang thiết bị dạy học tại các trường THCS huyệnYên Phong ( Nguồn số liệu lấy từ Phòng GD-ĐT Yên Phong) (Trang 43)
Bảng  2.2. Hiện  trạng các  thiết bị  dạy  học  của các trường  THCS huyện Yên  Phong, tỉnh  Bắc Ninh - quản lý thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở huyện yên phong tỉnh bắc ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
ng 2.2. Hiện trạng các thiết bị dạy học của các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)
Bảng  2.3. Kết  quả đánh  giá về chất lượng  TBDH ở các  trường  THCS  huyệnYên Phong, tỉnh Bắc  Ninh - quản lý thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở huyện yên phong tỉnh bắc ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
ng 2.3. Kết quả đánh giá về chất lượng TBDH ở các trường THCS huyệnYên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 48)
Bảng  2.6.  Đánh  giá  của CBQL, GVvề  quản  lý  việc  trang  bị, mua sắm  và bổsung thiêtr  bị  dạy  •  học • eZ •  theo theo tiêp cận đảm  J l  •F  bảon   châtĩ • lượng - quản lý thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở huyện yên phong tỉnh bắc ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
ng 2.6. Đánh giá của CBQL, GVvề quản lý việc trang bị, mua sắm và bổsung thiêtr bị dạy • học • eZ • theo theo tiêp cận đảm J l •F bảon châtĩ • lượng (Trang 51)
Bảng 2.6 cung câp một cái nhìn toàn diện vê đánh giá của CBQL, GV  về quàn lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH tại các trường THCS  huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, dựa trên tiếp cận đăm bão chất lượng - quản lý thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở huyện yên phong tỉnh bắc ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
Bảng 2.6 cung câp một cái nhìn toàn diện vê đánh giá của CBQL, GV về quàn lý việc trang bị, mua sắm và bổ sung TBDH tại các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, dựa trên tiếp cận đăm bão chất lượng (Trang 52)
Bảng 2.7 cung câp cái nhìn chi tiêt vê đánh giá của CBQL GV vê quản 52 - quản lý thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở huyện yên phong tỉnh bắc ninh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
Bảng 2.7 cung câp cái nhìn chi tiêt vê đánh giá của CBQL GV vê quản 52 (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w