Xác định tỷ giá hối đoái dựa trên cán cân thanh toán quốc tế BOP Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái: Cán cân tài khoản vãng lai X – M + Các cân tài khoả
Trang 1TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHƯƠNG 6: XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1 Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá Đây là tỷ
lệ trao đổi giữa hai đồng tiền hai nước Hiểu một cách đơn giản thì đây là việc chuyển đổi giá của đồng tiền này sang đồng tiền của quốc gia khác Hoặc cụ thể hơn chính là số lượng tiền tệ cần thiết để mua 1 đơn vị tiền của nước khác
2 Đo lường biến động tỷ giá hối đoái ?
-Khái niệm biến động tỷ giá hối đoái: là một tỷ giá hối đoái dựa trên thị trường sẽ thay đổi bất cứ khi nào các giá trị của một trong hai tiền tệ thành phần thay đổi
-Tỷ giá hối đoái đo lường giá trị của đồng tiền quốc gia này so với giá trị của đồng tiền quốc gia khác Khi điều kiện kinh tế thay đổi thì tỷ giá cũng có thể thay đổi một cách đáng kể
-Biến động tỷ giá hối đoái được xác định bằng tỷ lệ % tăng/giảm giá của tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch hiện tại (St) với tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch trước đó (St-1) theo công thức dưới đây:
% thay đổi tỷ giá=
Trong đó: + �� là giá giao ngay tại ngày giao dịch hiện tại
+ �� −1 là tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch trước đó
Phương pháp yết giá trực tiếp
Tỷ lệ % thay đổi dương => Đồng ngoại tệ tăng giá
Tỷ lệ % thay đổi âm => Đồng ngoại tệ giảm giá
Phương pháp yết giá gián tiếp
Tỷ lệ % thay đổi dương => Đồng ngoại tệ giảm giá
Tỷ lệ % thay đổi âm => Đồng ngoại tệ tăng giá
Ví dụ minh họa cho sự biến động tỷ giá
Trang 2Hình 1: Biến động tỷ giá EUR/USD theo ngày
(Nguồn: https://m.vn.investing.com/currencies/eur-usd-historical-data )
Hình 2: Biến động tỷ giá các tiền tệ với đồng đô la Mỹ USD
(Nguồn: https://vn.investing.com/currencies/single-currency-crosses )
Trang 33 Các phương pháp tiếp cận tỷ giá hối đoái
3.1 Xác định tỷ giá hối đoái dựa trên cán cân thanh toán quốc tế (BOP)
Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái:
Cán cân
tài khoản
vãng lai
(X – M)
+
Các cân tài khoản vốn (CI-CO)
+
Cán cân tài khoản tài chính (FI–FO)
+
Dự trữ ngoại hối FXB
=
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Cán cân thanh toán của 1 quốc gia có thể rơi vào 3 trạng thái sau: Cân bằng , thâm hụt và thặng dư
=> Dù ở trạng thái nào thì BOP đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái
Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định:
Tỷ giá hối đoái cố định hay tỷ giá hối đoái neo, là khi giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một thước đo giá trị khác, như vàng, bạc, kim cương…
Khi 2 TK vãng lai và tài chính không bằng 0 thì chính phủ sẽ can thiệp bằng cách mua hoặc bán dự trữ ngoại hối
Nếu thặng dư => Chính phủ mua ngoại tệ/vàng
Nếu thâm hụt => Chính phủ bán dự trữ ngoại hối
Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn:
-Tỷ giá hối đoái thả nổi là loại tỷ giá sẽ thay đổi hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cầu trên thị trường ngoại tệ Bên cạnh đó Nhà nước cũng không có bất cứ một sự can thiệp nào để điều hành tỷ giá
- Nếu cán cân thanh toán thặng dư (BOP>0) => cầu nội tệ vượt cung nội tệ => Đồng nội tệ tăng giá => Tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm hoặc giữ vững
- Ngược lại, Nếu cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt (BOP<0) => cung nội tệ vượt quá cầu nội tệ => Đồng nội tệ giảm giá => Tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng
Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý:
Trang 4-Tỷ giá sẽ biến động theo thị trường nhưng trong trường hợp cần thiết chính phủ
sẽ can thiệp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái đến giá trị mong muốn
- Chính phủ thường can thiệp gián tiếp lên thị trường ngoại hối thông qua yếu tố thị trường như lãi suất
- Tăng lãi suất đồng nội tệ nhằm thu hút dòng vốn vào => cầu nội tệ tăng => giá trị đồng nội tệ được giữ vững; đồng thời CCTK tài chính tăng => góp phần cải thiện BOP
3.2 Cách tiếp cận dựa trên định giá tài sản
Theo phương pháp tiếp cận dựa trên định giá tài sản, một nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng nắm giữ các tài sản định danh bằng đồng nội tệ hay không sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản đầu tư trong nước (như chứng khoán, bất động sản…) và xu hướng thị trường trong tương lai Xu hướng của thị trường được thể hiện thông qua nhiều yếu tố, bao gồm:
- Lãi suất thực tương đối được xem xét khi đầu tư vào thị trường tiền tệ hay trái phiếu nước ngoài trong ngắn hạn Khi lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài dẫn đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm
=> tỷ giá hối đoái giảm Và ngược lại, trong trường hợp lãi suất trong nước thấp hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái tăng
- Triển vọng tăng trưởng kinh tế được xem xét khi thực hiện đầu tư trực tiếp
nước ngoài hay đầu tư chứng khoán tại thị trường nước ngoài Triển vọng tăng trưởng kinh tế tăng thì thu hút đầu tư nước ngoài=> cung ngoại tệ tăng=> tỷ giá hối đoái giảm
- Tính thanh khoản của thị trường đảm bảo cho các nhà đầu tư dễ dàng mua bán các tài sản khi cần thiết
- Các điều kiện kinh tế và kiến trúc thượng tầng của quốc gia được xem như
một chỉ số thể hiện tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô trước tác động của các
cú sốc quốc tế Nếu điều kiện kinh tế và kiến trúc thượng tầng tốt => thu hút đầu tư => cung ngoại tệ tăng => TGHĐ giảm Ngược lại, TGHĐ tăng
- Triển vọng an ninh chính trị được xem xét trong quá trình đánh giá các dự án FDI và đầu tư chứng khoán Nếu an ninh chính trị tốt => thu hút đầu tư nước ngoài => cung ngoại tệ tăng => TGHĐ giảm Ngược lại, TGHĐ tăng
Trang 5- Độ tin cậy trong việc quản trị công ty được xem xét khi đầu tư vào cổ phiếu
công ty Công ty yếu kém trong quản trị sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư vì
có rủi ro bị thiệt hại và thua lỗ cao => TGHĐ tăng Ngược lại, TGHĐ giảm
- Yếu tố đầu cơ và hiệu ứng lan truyền khủng hoảng được xem xét vì nó có thể
là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng tài chính ở một
quốc gia Quốc gia có ít yếu tố đầu cơ và hiệu ứng lan truyền khủng hoảng => Có nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn => TGHĐ giảm Ngược lại, TGHĐ tăng
Tỷ giá hối đoái cân bằng
3.3 Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng
- Tỷ giá hối đoái đại diện cho giá cả của một đồng tiền tại một thời điểm, mà cụ
thể là giá cả của ngoại tệ so với lượng nội tệ tương ứng Đó là tỷ lệ trao đổi tiền tệ của quốc gia này lấy một lượng tiền tệ của quốc gia khác
- Tại bất kì thời điểm nào, khi mức cung của một đồng tiền bằng với mức cầu của đồng tiền đó trên thị trường thì sẽ đạt được trạng thái tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng tiền đó đối với đồng tiền khác
3.3.1 Mức cầu ngoại tệ
- Mức cầu ngoại tệ thể hiện nhu cầu của cư dân trong nước đối với hàng hoá nước ngoài
Trang 6Ví dụ: Khi người Mỹ có nhu cầu đối với hàng hoá Anh thì họ sẽ bán đồng đô la
Mỹ đi để họ mua đồng bảng Anh Vậy mức cầu đồng bảng Anh thể hiện nhu cầu của người (Mỹ) đối với đồng (bảng Anh)
- Đường cầu ngoại tệ có chiều hướng đi xuống, hàm ý rằng khi giá ngoại tệ tăng thì cầu ngoại tệ giảm và ngược lại khi giá giảm thì cầu tăng
3.3.2 Mức cung ngoại tệ
- Mức cung ngoại tệ thể hiện nhu cầu của người nước ngoài với hàng hoá trong nước
Ví dụ: Khi người Anh có nhu cầu đối với hàng hoá Mỹ thì họ sẽ bán đồng bảng Anh đi để họ mua đồng đô la Mỹ Vậy mức cung đồng bảng Anh là nhu cầu của người (Anh) đối với đồng (đô la Mỹ)
Trang 7- Đường cung ngoại tệ có chiều hướng đi lên theo chiều từ trái qua phải, hàm ý rằng khi giá ngoại tệ tăng thì cung ngoại tệ cũng tăng và ngược lại
Ví dụ: Khi đồng bảng Anh tăng giá so với đô la Mỹ làm cho hàng hoá Anh đắt tương đối so với hàng hoá Mỹ nên người Anh thích cài hàng Mỹ -> (Cầu) đô la
Mỹ tăng hay nói cách khác là (Cung) bảng Anh tăng
3.3.3 Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng
Tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ là điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu ngoại tệ
Trang 83.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái cân bằng
3.4.1 Lạm phát:
Tác động của việc gia tăng lạm phát của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh:
Giá hàng hóa Mỹ đắt hơn Nhu cầu hàng hóa Anh của người Mỹ tăng Cầu GBP tăng D dịch chuyển sang phải thành D 2
Giá hàng hóa Mỹ đắt hơn Nhu cầu hàng hóa Mỹ của người Anh giảm Cung GBP giảm S dịch chuyển sang trái thành S 2
D2 và S2 gặp nhau ở một điểm khác điểm này là điểm cân bằng mới Tỷ giá này cao hơn tỷ giá cân bằng cũ
Trang 93.4.2 Lãi suất:
Tác động của việc gia tăng lãi suất của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh:
Các nhà đầu tư Mỹ có khuynh hướng giảm đầu tư vào Anh cầu GBP giảm S dịch chuyển sang S2.
Trong khi đó, các nhà đầu tư Anh tăng đầu tư vào Mỹ để hưởng lãi suất cao
cầu USD tăng (cung GBP tăng) D dịch chuyển sang D2.
Kết quả là đồng bảng Anh giảm giá, điểm cân bằng mới thấp hơn điểm cân bằng cũ
3.4.3 Thu nhập:
Tác động của việc gia tăng thu nhập của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh:
Người Mỹ tăng nhu cầu mua hàng hóa Anh cầu GBP tăng, D dịch chuyển sang D2
Giả sử thu nhập Người Anh không thay đổi nên không tác động đến đường cung GBP
Cầu GBP tăng trong khi cung GBP không đổi GBP tăng giá
Khi thu nhập quốc dân Mỹ tăng tương đối thì đồng bảng Anh tăng giá
Trang 103.4.4 Chính phủ:
Áp đặt những rào cản về ngoại hối:
Cho tới giai đoạn 2011-2019, tỷ lệ đồng Đô la được gửi vào các ngân hàng có xu hướng giảm đáng kể từ 19,5% trong năm 2011 xuống còn 8,09% vào năm 2019 (Hình 1)
Các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn để để thanh toán ra nước ngoài tiền
NK hàng hóa, dịch đã chấm dứt kể từ 31/3/2019
Chiến lược phát triển ngân hàng đến năm 2025 định hướng đến 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Chính phủ:
Đặt mục tiêu cụ thể giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5% vào năm 2020 và mức 5% vào năm 2030
Chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế
Áp đặt những rào cản về ngoại thương:
Hàng rào Thuế quan: áp thuế lên các hàng mậu dịch, phi mậu dịch
khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước
Hàng rào phi thuế quan: là các rào cản ngoài thuế làm ảnh hưởng đến
lưu chuyển hàng hóa quốc tế, nhằm duy trì và bảo hộ sản xuất cũng như người tiêu dùng nội địa: hạn ngạch XNK, các rào cản kỹ thuật, các chính sách hạn chế đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính
Can thiệp vào thị trường ngoại hối:
Khi thị trường ngoại hối đã phát triển và lớn hơn về quy mô, đánh dấu bằng sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năm 1994, NHNN đã mua được lượng ngoại tệ nhiều hơn từ thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, góp phần tăng nhanh số dư của Quỹ Điều hoà ngoại tệ
Ngoài ra, trong giai đoạn này, NHNN đã đảm bảo trong những thời điểm mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, đáp ứng nhu
Trang 11cầu thanh toán vãng lai, và hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Châu á năm 1997
Tác động đến những biến động vĩ mô:
Tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2012, Chính phủ đã yêu cầu, trong tháng 12 này, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, yêu cầu “xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại”
Từ đầu tháng 11/2011, lãi suất huy động VND được khá nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm từ 0,3% - 0,8% Ví dụ, tại Techcombank, lãi suất huy động cao nhất hiện chỉ còn 12%/năm, thay vì mức 12,5%/năm trước kia Hay như ngân hàng Eximbank, lãi suất cao nhất chỉ còn 12%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng, thay vì mức 12,3 - 12,8% cũ
3.4.5 Kỳ vọng:
Thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá
Kỳ vọng của nhà đầu tư có xu hướng bầy đàn
Kỳ vọng có tác động tức thời lên tỷ giá nhưng cũng mất đi một cách nhanh chóng
*Sự tương tác giữa các yếu tố:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái được chia thành hai nhóm chính: nhóm yếu tố thương mại, nhóm yếu tố tài chính
+ Các giao dich ngoại hối có liên quan đến thương mại nhìn chung ít nhạy cảm với các tin tức hơn
+ Các giao dich tài chính rất nhạy cảm với các tin tức
+ Tin tức ảnh hưởng đên biến động dự kiến của tiền tệ thì nó sẽ ảnh hưởng đến cung cầu tiền
+ Do những giao dịch mang tính đầu cơ nên tỷ giá hối đoái có thể rất bất ổn + Các nhân tố thương mại và tài chính liên quan đến nhau: một gia tăng trong thu nhập có thể dẫn đến kỳ vọng lãi suất cao => phải xem xét đồng thời các nhân tố
+ Trong một thời kỳ, một vài nhân tố gây áp lực tăng, vài nhân tố gây áp lực giảm giá ngoại tệ
+ Tính nhạy cảm của tỷ giá đối với những nhân tố này phụ thuộc vào khối lượng giao dịch quốc tế giữa 2 quốc gia: giao dịch thương mại và tài chính
*Tóm lược các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá:
Trang 124 Biến động của tỷ giá chéo
4.1 Giải thích sự biến động của tỷ giá chéo
Biến động tỷ giá chéo được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi giá trị của tỷ giá chéo trong một thời kỳ nhất định
- Khi đồng tiền X và đồng tiền Y thay đổi cùng một tỷ lệ so với USD -> tỷ giá chéo giữa X và Y không thay đổi
- Khi đồng tiền X tăng giá cao hơn mức tăng giá của đồng tiền Y so với USD đồng tiền X tăng giá so với đồng tiền Y và ngược lại
- Khi đồng tiền X tăng giá so với USD trong khi đồng tiền Y không đổi đồng tiền X tăng giá so với đồng tiền Y một mức bằng với mức tăng của X so với USD và ngược lại
4.2 Dự báo sự biến động của tỷ giá chéo
● Đầu cơ vào sự tăng giá kỳ vọng
Một nhà đầu tư Mỹ kỳ vọng tỷ giá NZD/USD sẽ tăng từ mức 0,50 hiện tại lên
0,52 sau 30 ngày Nhà đầu tư này có thể vay ngắn hạn 50.000.000 USD trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất hiện tại như sau:
Đồng tiền Lãi suất tiền gửi Lãi suất cho vay
Với những thông tin thị trường như trên, nhà đầu tư sẽ:
Trang 13Hoạt động
Hôm 2 Bán spot USD mua NZD 100.000.000 -50.000.000 S0 = 0,50
5.Bán NZD mua USD -96.730.769 50.300.000 S1 = 0,52
ngày
sau Luồng tiền ròng cuối ngày 3.809.231 0
Như vậy, nhà đầu tư đã thu được khoản lãi 3.809.231 NZD, tương đương 1.980.800 USD (tại tỷ giá 0,52), dù không phải bỏ vốn đầu tư ban đầ
Đầu cơ vào sự giảm giá kỳ vọng
Một nhà đầu tư Mỹ kỳ vọng tỷ giá NZD/USD sẽ giảm từ mức 0,50 hiện tại xuống 0,48 sau 30 ngày Nhà đầu tư này có thể vay ngắn hạn
50.000.000 USD trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất hiện tại như sau:
Đồng tiền Lãi suất tiền gửi Lãi suất cho vay
Bảng luồng tiền của nhà đầu tư trong trường hợp này như sau:
Thời
Hoạt động
Luồng tiền
Thông số
Hôm 2 Bán spot NZD mua USD -100.000.000 50.000.000 S0 = 0,50
6.Trả gốc và lãi vay NZD -100.580.000 0
sau
Trang 14Đầu cơ vào sự giảm giá kỳ vọng
Một nhà đầu tư Mỹ kỳ vọng tỷ giá NZD/USD sẽ giảm từ mức 0,50 hiện tại xuống 0,48 sau 30 ngày Nhà đầu tư này có thể vay ngắn hạn
50.000.000 USD trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất hiện tại như sau:
Đồng tiền Lãi suất tiền gửi Lãi suất cho vay
Bảng luồng tiền của nhà đầu tư trong trường hợp này như sau:
Thời
Hoạt động
Luồng tiền
Thông số
Hôm 2 Bán spot NZD mua USD -100.000.000 50.000.000 S0 = 0,50 nay 3 Gửi USD kỳ hạn 30
6 72%
6.Trả gốc và lãi vay NZD -100.580.000 0
sau