1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vi mô đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng kiến trúc aa tây ninh

1 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

s* Hoạt động giao tiếp tiến hành trong phạm vi nội bộ của một tô chức như: giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với cấp dưới, giao tiếp với đồng nghiệp được gọi là giao tiếp nội bộ: chỉ sự

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA QUAN TRI KINH DOANH

dW

BAO CAO KET QUA THUC HANH NGHE NGHIEP 1

DE TAL:

PHAN TICH ANH HUONG CUA CAC YEU TO

MOI TRUONG VI MO DEN HIEU QUA HOAT

DONG KINH DOANH CUA CONG TY CO PHAN

XAY DUNG KIEN TRUC AA TAY NINH

GVHD: ThS HOANG VAN TRUNG SV: PHAM CONG MINH

MSSV: 2121013177

LOP: 21DQT4 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2023

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA QUAN TRI KINH DOANH

dW

BAO CAO KET QUA THUC HANH NGHE NGHIEP 1

DE TAL:

PHAN TICH ANH HUONG CUA CAC YEU TO

MOI TRUONG VI MO DEN HIEU QUA HOAT

DONG KINH DOANH CUA CONG TY CO PHAN

XAY DUNG KIEN TRUC AA TAY NINH

GVHD: ThS HOANG VAN TRUNG SV: PHAM CONG MINH

MSSV: 2121013177

LOP: 21DQT4 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

PHAN MO DAU

1 LY DO CHON DE TAI

Trang 5

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VE GIAO TIEP TRONG NOI BO DOANH

NGHIEP

1.1 GIAO TIEP NOI BO TRONG DOANH NGHIEP

1.1.1 Khái niệm giao tiếp nội bộ

Một doanh nghiệp được cấu thành bởi nhiều bộ phận, phòng ban Đề đoanh nghiệp vận hành và phát triển đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận với nhau Hiệu quả của sự phối hợp hoạt động này phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động giao tiếp giữa các thành viên trong doanh nghiệp Sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong một bộ phận, giữa các bộ phận, phòng ban với nhau chính là chất keo đề kết nối tat cả những mảnh ghép rời rạc của tô chức thành một tập thể ổn định, vững chắc

s* Hoạt động giao tiếp tiến hành trong phạm vi nội bộ của một tô chức như: giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với cấp dưới, giao tiếp với đồng nghiệp được gọi là giao tiếp nội bộ: chỉ sự trao đôi thông tin và ý kiến trong phạm vi của tô chức

đó

Giao tiếp giữa các thành viên trong một tổ chức là cần thiết để các bộ phận chức năng hoạt động và phối hợp có hiệu quả

1.1.2 Đặc điểm của giao tiếp nội bộ

Giao tiếp nội bộ có thể theo chiều dọc, chiều ngang hay qua mạng:

- Trong giao tiếp theo chiều dọc, thông điệp được truyền lên trên hoặc xuống dưới theo một đường được gọi là “chuỗi truyền lệnh” Báo cáo, kiến nghị,

đề xuất thường được chuyên lên trên; quyết định, thông báo, chính sách, chỉ thị hay hướng dẫn thường được chuyên xuống dưới

- Dòng thông điệp theo chiều ngang xuất hiện giữa những nhân viên hay đơn vị ngang hàng khi họ cần chia sẻ đữ liệu hay muốn hợp tác

-_ Trong giao tiếp qua mạng - ở đây muốn nói đến mạng lưới giao tiếp, thông tin truyền một cách tự do giữa những người có mối quan hệ chung không vượt

Trang 6

bị thất lạc; sự giao tiếp hàng ngang có thế gặp trở ngại đo các mâu thuẫn cá nhân, sự ganh ty giữa các bộ phận và giữa các cá nhân

Giao tiếp không chính thức thường ám chỉ như một tin đồn, bao gồm cả những thông tin liên quan đến công việc và những thông tin cá nhân Hầu hết giao tiếp không chính thức là giao tiếp nói, nhưng việc sử dụng email đã làm cho giao tiếp viết thân mật trở nên phô biến hơn Giao tiếp không chính thức có những đặc điểm nôi bật sau: + Không được định hướng trước bởi tô chức

+ Theo mọi hướng

+ Phát triển và duy trì mối quan hệ tích cực giữa người với người

Thong tin không chính thức tồn tại trong mọi tô chức Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự ôn định của tô chức nếu không được kiểm soát

1.1.3 Vai trò của giao tiếp nội bộ

Giao tiép nội bộ ảnh hưởng đến tính thống nhất và sự ôn định của một tổ chức Nhờ

có giao tiếp mà mọi thành viên có thê làm việc chung, các bộ phận có thê phối hợp hoạt động thuận lợi nhằm hoàn thành những mục tiêu chung của đoanh nghiệp Giao

tiếp nội bộ hiệu quả mang lại lợi ích về phía cá nhân lẫn doanh nghiệp

Lợi ích cả nhân:

+ Nâng cao hiệu quả công việc

+ Tạo tâm lý vui vẻ, hài lòng trong thời gian làm việc

+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, từ đó giúp cho việc tương tác trong công việc trở nên thuận lợi vả dễ dàng hơn

Lợi ích công ty:

+ Có thông tin đúng, tận đụng được ý tưởng của nhân viên, gia tăng tính ôn định

về nguồn nhân lực

+ Giúp cho giao tiếp bên ngoài hiệu quả

+ Giao tiếp nội bộ hiệu quả giúp hình thành văn hóa công ty, tạo nên sức mạnh nôi kết, chia sẻ hố trợ trong công việc

Trang 7

1.1.4 Kỹ năng giao tiếp nội bộ

1.1.4.1 Kỹ năng giao tiếp với cấp trên

Giao tiếp với cấp trên hay giao tiếp từ cấp đưới lên thường xuất hiện trong các tỉnh huống nhân viên phản hồi về việc triển khai và kết quả của các hoạt động của tô chức, bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên cũng như ý kiến

về các chính sách của tô chức Giao tiếp từ cấp đưới lên thường thấy ở dạng các báo cáo, bản ghi nhớ, hòm thư góp ý, họp nhóm, các đơn đề xuất hay những lời phàn nàn truyền miệng

Nhìn chung giao tiếp với cấp trên được đùng đề thực hiện 3 mục tiêu:

- Báo cáo việc thực hiện công việc hay thành tích cá nhân, bộ phận

Đưa ra các đê xuât, kiên nghị

- Phát huy sự tham gia vào quản lý của người lao động

Thông tin giao tiếp từ cấp đưới chính xác sẽ giúp cho nhà quản trị có được những thông tin về tình cảm, nhận thức của cấp dưới, giúp họ phát hiện ra những khả năng cũng như hạn chế của nhân viên và chuẩn bị một luồng giao tiếp từ trên xuống đưới hiệu quả hơn Tuy nhiên, thông tin giao tiếp từ cấp dưới lên có thế không hoàn toàn đáng tin cậy, vì nhìn chung nhân viên thường báo cáo cho cấp trên những gì họ tin chắc rằng cấp trên muốn nghe chứ không phải toàn bộ sự thật những gì mà họ cần nói khi họ nhận thấy các nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi và công việc của mình Khi nhận thấy rủi ro từ việc nói lên toàn bộ suy nghĩ của mình với cấp trên, phản ứng thường thấy của nhân viên là phủ nhận hoặc che giấu những thông tin mà họ cho là không có lợi

Giao tiếp từ cấp đưới lên chỉ thật sự đáng tin cậy khi hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau Khi hai bên tin tưởng nhau ở một mức độ nào đó, thì họ có thê bộc lộ chính bản thân minh va sé khong cam thay lo sợ khi phải nói lên toàn bộ sự thật Chỉ như vậy nhà quản trị mới thật sự hiểu điều gì đang diễn ra trong doanh nghiệp và trong cả nhận thức của người lao động, từ đó mới có cách thức xử lý phù hợp và kịp thời Về phía

nhân viên, khi đó họ cũng làm việc với tinh thần tích cực hơn khi không phải lo lắng

hay băn khoăn về việc mình không cung cấp toàn bộ sự thật cho cấp trên

Trang 8

Đê đảm bảo hiệu quả khi giao tiép voi cap trên cũng như tránh những sai sót trong công việc do các yêu tô nhiều trong qua trình giao tiép voi cap trên, nhân viên cân chú ý các nguyên tặc sau đây:

-_ Tuân thủ trật tự đẳng cấp: việc tuân thủ thứ tự cấp bậc trong một tổ chức đảm bảo cho hoạt động của tô chức được én định, tránh sự rối loạn do thông tin chồng chéo và cách giải quyết không nhất quán khi có hành vi vượt cấp của bất

kỳ nhân viên nào.Hơn nữa, khi bạn vượt cấp trong việc báo cáo công việc hay đề xuất một ý kiến nào đó, hành vi này sẽ được nhà quản trị đánh giá là thiếu tôn trọng quy định tổ chức, thiếu tôn trọng cấp trên trực tiếp cũng như không biết quy tắc làm việc nơi công sở Chỉ trong trường hợp bạn đã báo cáo với người quản lý trực tiếp nhưng không được giải quyết kịp thời, hoặc người quản lý của bạn vắng mặt thì việc xin ý kiến người quản lý cao hơn để giải quyết công việc trước mắt được coi là một hành vi thê hiện tỉnh thần trách nhiệm cao đôi với công việc

- Phản hồi thường xuyên về việc thực hiện công việc của mình: tâm lý

“sợ sệt” do vị thế khác biệt thường khiến nhân viên e ngại việc phản hồi khi được

cấp trên giao việc Vì thế khi cấp trên giao nhiều việc họ cũng không dám từ chối, dẫn đến chất lượng công việc không cao hoặc không thế hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao Ngoài ra, tâm lý sợ bị đánh giá yếu kém khi yêu cầu sự hỗ trợ từ cấp trên cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả công việc của họ không đạt như mong đợi của nhà quản lý Đề tránh rơi vào tình trạng trên, khi được cấp trên giao việc, bạn cần chủ động hỏi những thông tin cụ thê, cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành, tiêu chí đánh giá kết quả, người hỗ trợ khi cần Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu gặp khó khăn hay cần bất cứ sự hỗ trợ nào từ cấp quản lý, bạn cần chủ động trao đôi đề được hướng dẫn xử lý kịp thời Sự tích cực, chủ động trong công việc của bạn sẽ dé lai 4n tuong tốt trong đánh giá của nhà quản lý

- _ Tiếp nhận những lời phê bình một cách vô tư: không một nhân viên nào mong muốn bị cấp trên phê bình, tuy nhiên thực tế là bạn không thể tránh khỏi sai

sót trong suốt quá trình làm việc Vì thế bạn cần thay đôi thái độ khi tiếp nhận lời

phê bình của cấp trên Nếu bạn cho rằng cấp trên phê bình vì những hiềm khích

cá nhân thì điêu này chỉ làm cho bạn không thê nhận ra sai sót trong công việc đề

Trang 9

khắc phục Ngượclại, nếu bạn xem những lời phê bình đó là cần thiết và giúp cho bạn có thể hoàn thành công việc tốt hơn thì bạn cần phải cảm ơn cấp trên vì đã giúp cho bạn nhận thay những hạn chế của bản thân

-_ Quý trọng thời gian của cấp trên: cấp trên vừa quản lý, hỗ trợ công việc không chỉ cho bạn mà còn nhiều nhân viên khác; bên cạnh đó họ phải thực hiện các nhiệm vụ khác do ban lãnh đạo yêu cầu Chính vì thế thời gian của họ luôn được quản lý chặt chẽ Khi giao tiếp với cấp trên, bạn cần đặt trước một cuộc hẹn, chuan bị nội dung trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể Nếu cần có thê gửi trước tài liệu cho cấp trên xem xét đề rút gọn thời gian trao đôi trực tiếp Ngoài ra, việc tuân thủ đúng giờ hẹn là điều quan trọng cần lưu ý khi giao tiếp với cấp trên

-_ Cư xử một cách khéo léo, không nói xấu, không chê bai sau lưng: khi giao tiếp với cấp trên, bạn cần chú ý đến trạng thái tâm lý của họ để có những cách ứng xử phù hợp Nếu họ đang trong trạng thái mệt mỏi, căng thăng thì việc trình bày một yêu cầu hay hối thúc phê duyệt một hợp đồng/đề xuất nào đó là điều không nên Nếu nhận thấy yêu cầu hay đánh giá của họ không đúng, bạn cần

mạnh dạn trao đôi và góp ý vì đủ là cấp trên thì họ cũng không tránh khỏi những

sai sót trong công việc Điều này sẽ tốt hơn là việc họ nghe lại từ một người khác những ý kiến đó của bạn

Học hỏi những phong cách và kinh nghiệm tốt: đối với nhà quản lý, một nhân viên có năng lực chưa xuất sắc nhưng có tính thần cầu tiến thì được đánh giá tốt hơn là người có năng lực nhưng không chịu khó học hỏi Có thé trong công tác chuyên môn, bạn có nhiều kinh nghiệm hơn cấp trên, nhưng bạn có thể học ở họ kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề bao quát, toàn diện; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng giao tiếp giúp cho bạn nhanh chóng thăng tiến trong công việc

Trong quá trình tương tác với cấp trên, nhân viên cần lưu ý:

-_ Hiểu ý cấp trên

- Lắng nghe mà không bàn tán, tuyên truyền

-_ San sẻ nỗi lo với cấp trên

-_ Mang theo số ghi chép khi trao đổi công việc với cấp trên

- Hỏi lại nêu chưa hiệu rõ lệnh của câp trên

Trang 10

- Hỏi rõ thời gian hoàn thành công việc

Kịp thời báo cáo công việc với cấp trên

1.1.4.2 Kỹ năng giao tiếp với cấp dưới

Đây là hoạt động có thê bị yếu tố quyên hạn, quyền lực gây nhiễu trong quá trình giao tiếp Nhân viên thường có tâm lý e dè, ngại hỏi thêm những vẫn đề chưa rõ khi được cấp trên giao việc làm hiệu quả giao tiếp không được đảm bảo Kết quả là công việc không đạt được như cấp trên mong đợi dẫn đến khoảng cách giữa hai bên ngày càng rộng

Giao tiếp với cấp dưới hay còn gọi là giao tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới là hình thức giao tiếp mà thông tin được truyền từ cấp cao xuống cấp dưới hơn, ví dụ: phân công trách nhiệm, hướng dẫn công việc, đánh giá của người quản lý về kết quả làm việc của nhân viên, thông báo kế hoạch của công ty

Quá trình giao tiếp với cấp dưới nhằm đạt các mục đích sau đây của nhà quản trị:

-_ Kiểm tra việc thực hiện các quyết định

- Danh gia tiến độ thực hiện công việc của nhân viên trong bộ phận, kip thoi động viên người lao động

- Danh giá cấp dưới về phâm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, khả năng thăng tiến

- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân viên đề có biện pháp tác động, hỗ trợ phù hợp

Đề đạt được các mục đích trên, đòi hỏi nhà quản trị cần phải có nghệ thuật giao tiếp

dé tao bau không khí tâm lý thân tinh, cởi mở ở nhân viên như giữ thái độ đúng mực,

lịch thiệp, chú ý lắng nghe ý kiến nhân viên, không ép buộc nhân viên bằng uy quyền

mà phải thuyết phục họ băng uy tín thật sự Vì vậy, khi giao tiếp với cấp dưới, nhà quản trị cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:

- Tin tưởng và tín nhiệm nhân tài: Tuyến dụng được người tài đã khó, nhưng sử dụng và giữ họ còn khó hơn Đề sử dụng người tài, trước hết cần phải tin tưởng và tín nhiệm họ, có như vậy họ mới làm việc và công hiến toàn tâm toàn lực cho doanh nghiệp Khi được tin tưởng, họ sẽ mạnh dạn đưa ra những đề

Trang 11

xuất, ý tưởng mới và tập trung sức lực để chứng minh cho cấp trên thấy khả năng của họ Được cấp trên tin tưởng và tín nhiệm là một động lực mạnh mẽ thúc đây người lao động vượt qua khó khăn đề hoàn thành nhiệm vụ được giao Tin tưởng

và trao quyền cho người tài là biện pháp quản lý hiệu quả đề đưa doanh nghiệp đến thành công

- Dùng người đúng đúng việc: nhà quản trị phải xác định đúng khả năng

và tiềm năng của nhân viên đề bố trí công việc phù hợp, có như vậy mới sử dung hết giá trị của họ Nếu một nhân viên có tài nhưng không được trọng đụng mà bố trí vào công việc thấp hơn khả năng và ngược lại, người được giao công việc vượt quá khả năng của mình thì tâm lý chán nản, bất mãn ở họ là điều không tránh khỏi Điều này không chỉ làm cho hiệu quả công việc của họ xuống thấp mà còn ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý chung của bộ phận/phòng ban, trạng thái tâm lý tiêu cực này sẽ lây lan sang nhiều người và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của toàn doanh nghiệp “Đúng người đúng việc” phải là nguyên tắc hàng đầu của việc tuyên dụng cũng như bố trí, phân công và hoạch định nhân sự, có như vậy mới sử đụng hết khả năng và phát huy tiềm năng của người lao động và là biện pháp giữ người hiệu quả của doanh nghiệp

- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực: Tài năng của con người không phải tự sinh ra mà nó là kết quả của quá trình rèn luyện và phát triển trong học tập lao động Vì vậy, nhà quản lý cần quan tâm dén van dé dao tao va phat triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Có như vậy mới đảm bảo doanh nghiệp có được nguồn nhân lực chất lượng cao và gan bó lâu dài với sự phát triển của doanh nghiệp Việc đào tạo có thế điễn ra bên ngoài đoanh nghiệp - đưa nhân viên đi học tập, huấn luyện ở các trung tâm đảo tạo trong nước hay nước ngoài Hoặc việc đào tạo cũng có thê tiến hành trong doanh nghiệp: cấp trên đảo tạo cấp dưới, người có nhiều kinh nghiệm chia sẻ cho người mới đi làm, nhân viên được đưa di dao tao bên ngoài huấn luyện trở lại cho các nhân viên khác Tùy thuộc vào nội dung đào tạo và khả năng của người lao động cũng như chiến lược hoạch định nhân sự của doanh nghiệp mà có hình thức đào tạo phù hợp Một trong những động cơ làm việc của người lao động là được học hỏi, phát triển nghề nghiệp Nêu người quản lý ø1úp cho nhân viên của mình thỏa mãn được nhu cầu

Trang 12

nay trong khi thực hiện các nhiệm vụ thì sẽ tạo được sự gan bó lâu dài của họ đối voi công việc

- Lắng nghe ý kiến của cấp dưới: Ai cũng có nhu cầu được người khác lắng nghe Người quản lý có lắng nghe mới nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân viên để đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ; đồng thời nhanh chóng điều chỉnh các chính sách, kế hoạch cho phù hợp Mặt khác, lắng nghe còn khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của nhân viên Vì khi được cấp trên lắng nghe, nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng và những ý kiến của mình có giá trị với công

ty Từ đó họ càng mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình góp phần nâng cao hiệu quả công việc cho doanh nghiệp

- Tôn trọng và quan tâm đến cấp dưới: Được tôn trọng và quan tâm là nhu cầu chính đáng của người lao động Nếu nhà quản lý tôn trọng và quan tâm đến nhân viên lẫn gia đình họ, sẽ làm cho họ cảm kích và săn sàng công hiến toàn tâm toàn ý cho doanh nghiệp Chỉ bằng những hành động nhỏ như tôn trọng đặc điểm cá nhân của người lao động (giọng nói địa phương, hình thé, tôn giáo, quan điểm cá nhân ) hay một câu nói/tin nhắn hỏi thăm khi bản thân người lao động hay người thân của họ có chuyện buồn cũng đủ làm họ vô cùng cảm kích Điều này sẽ làm thắt chặt hơn nữa sợi dây tình cảm nơi công sở vốn chỉ có nguyên tắc

và quy định khô khan

-_ Tăng cường mối quan hệ tình cảm: Trong công việc, nếu nhà quản lý và nhân viên chỉ làm việc theo nguyên tắc cứng nhắc thì việc tương tác, hỗ trợ sẽ

khó linh hoạt; mối quan hệ sẽ lỏng léo, không bền chặt Vì thế, ngoài công việc,

nhà quản trị cần quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên, tạo điều kiện cho các thành viên trong bộ phận lẫn nhân viên và quản lý có cơ hội tìm hiểu, gắn bó

về mặt tỉnh cảm với nhau thông qua các hoạt động, các buôi sinh hoạt ngoài giờ làm việc Chỉ trong các hoạt động ngoài môi trường công sở ấy, cấp trên và nhân viên mới có cơ hội hiểu rõ về nhau, đồng cảm và hợp tác đễ dàng hơn trong công việc

- Giữ lời hứa: Một khi đã hứa điều gì với cấp dưới, nhà quản trị cần cố

găng thực hiện, nếu không thực hiện được phải phản hồi, xin lỗi kịp thời Có như

vậy mới xây dựng và giữ vững được niêm tin của cấp dưới Trong nhận thức của

Trang 13

người lao động, cấp trên là người ở vị thế cao hơn, lời nói và hành động của họ

có giá trị và uy tín cao đối với mọi người Vì thế nhà quản lý phải cân nhắc thật

kỹ trước khi đưa ra lời hứa đề tránh làm mất lòng tin nơi cấp dưới

- Khen chê kịp thời, đúng mực, khách quan, công bằng, tế nhị, đúng thời điểm và bối cảnh: Khi nhân viên hoàn thành công việc tốt, đạt thành tích cao thì người quản lý cần khen thưởng công khai, kịp thời, có như vậy mới đảm bảo tính động viên, thúc đây họ ngày càng cố gắng phấn dau Truong hợp cap dưới sai phạm, nhà quản trị cũng cần nhanh chóng có biện pháp xử lý theo quy định của công ty Tuy nhiên khi xử lý các ví phạm kỷ luật cần đảm bảo hợp tình hợp lý, công tư phân minh Có như vậy các biện pháp xử lý mới có tác dụng răn

đe và ngăn ngừa những sai phạm tiếp theo

1.1.4.3 Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp

Giao tiếp với đồng nghiệp hay còn gọi là giao tiếp hàng ngang (đồng cấp) Đây là luồng giao tiếp giữa những người củng một cấp, một bậc trong tô chức, nhưng lĩnh vực hoạt động khác nhau Tuy trong các sơ đồ tô chức không phản ánh quan hệ hàng ngang giữa các cấp nhưng trong thực tế các quan hệ này lại là cơ sở để đạt được sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận cùng cấp trong tổ chức Sự giao tiếp theo hàng ngang là phương thức chủ yêu đề đạt được sự phối hợp trong tô chức

Kênh giao tiếp này không ngừng trở nên quan trọng khi tổ chức trở nên rộng lớn hơn, phức tạp hơn và chuyên môn hóa hơn Mặc dù vậy, ngay trong các công ty có quy mô nhỏ, giao tiếp hàng ngang cũng thiết yếu để phối hợp những chức năng khác nhau, khuyến khích tính than tập thê giữa các đồng nghiệp Những trở ngại chính trong giao tiếp hàng ngang bao gồm: sự biệt lập giữa các bộ phận, thiếu thời gian và cơ hội giao tiếp, sự ghen ty và kình địch giữa các nhóm, sự khác biệt về quyền lợi và trách nhiệm giữa các nhóm Ngoài ra, kênh giao tiếp này còn chịu ảnh hưởng bởi sự khác biệt

về tính cách, văn hóa, kinh nghiệm, thành kiến, nhận thức Những trở ngại này có thể vượt qua được nếu như tất cả các thành viên đều đề cao lợi ích tập thé, hiểu được

lợi ích cá nhân luôn gắn liền với lợi ích tập thê đề từ đó phối hợp công tác, giải quyết

khó khăn, chia sẻ thông tin, giải quyết tranh chấp, tăng cường mối quan hệ cá nhân, tích cực hỗ trợ nhau trong công việc chung Trên cơ sở đó, các bộ phận trong một tô

Trang 14

chức phối hợp hoạt động với nhau đề thực hiện mục tiêu chung như một dây chuyền

liên tục

Vì tính chất quan trọng đó, là thành viên của một tô chức, mỗi nhân viên cần lưu ý những điều sau đây nhằm tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp:

- Tránh tranh chấp kinh tế với đồng nghiệp

Nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp

- _ Tôn trọng công việc riêng tư của nhau

Chủ động xin lỗi

-_ Làm việc với tinh thần hợp tác

-_ Không tuỷ tiện mượn và sử dụng đồ của đồng nghiệp

-_ Không giải quyết công việc theo cảm tính

- Khiêm tốn

Đề đảm bảo hiệu quả khi giao tiếp với đồng nghiệp, tránh các mâu thuẫn và xung đột không đáng có, tất cả các thành viên trong một tô chức cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

-_ Không nên nói quá nhanh và quá nhiều

-_ Lắng nghe ý kiến người khác

-_ Tìm kiếm những điểm tương đồng, cách giải quyết thoả đáng nhất

- Tìm cách giảng hoà khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột với đồng nghiệp

- Binh tĩnh khi đối phương bị kích động

-_ Không nên tin tuyệt đối hay đi tuyên truyền những tin đồn

- _ Tích cực xây đắp tinh thần làm việc tập thé

-_ Thấu cảm vị thế công tác của các đồng nghiệp

-_ Tôn trọng va tạo điều kiện cho đồng nghiệp

-_ Tham gia hoạt động của những nhóm phi chính thức

Trang 15

CHƯƠNG 2 GIOI THIEU CHUNG VE CONG TY CO PHAN XÂY DỰNG

KIEN TRUC AA TAY NINH

2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CÓ PHẢN XÂY DỰNG KIÊN TRÚC AA TÂY NINH

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cỗ phần Xây dụng

Kiến trúc AA Tây Ninh

2.1.1.1 Thông tin chung

Tên công ty: Công ty Cô phần Xây đựng Kiến trúc AA Tây Ninh

Người đại diện, giám đốc: Trần Quang Thuận

Mã số thuế: 3901266138

Vốn điều lệ: 1.400.000.000.000 ( một nghìn bốn trăm tỷ đồng)

Ngày cấp giấy phép hoạt động: 20-7-2018

Ngày hoạt động: 20-7-2018

Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh Tây Ninh

Địa chỉ: Tô I, ấp Bùng Binh, xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh

Số điện thoại: 028628751 II

Email: info@aacorporation.com

Ngành nghề kính doanh chính: thiết kế, sản xuất ni that

AA Tay Ninh

Ngày đăng: 02/07/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w