1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng Áp dụng pháp luật về xác Định chủ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao Độ gây ra

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng Áp dụng pháp luật về xác Định chủ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao Độ gây ra
Tác giả Phạm Thu Hường
Người hướng dẫn Ts. Hoàng Ngọc Hải
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 152,26 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội loài người ngày càng phát triển. Từ thuở sơ khai, con người chỉ biết săn bắn, ở trong hang động với tập tính hoang dã của thú vật. Sau khoảng thời gian dài tiến hóa, với trí tuệ của mình, con người đã tạo ra được một xã hội loài người với rất nhiều những tiến bộ vượt bậc. Càng tiến bộ đến đâu thì nhu cầu của con người càng cao đến đó. từ những nhu cầu cơ bản như ăn, ở, mặc,… cho đến những nhu cầu về kinh tế, xã hội, văn hóa,… như bây giờ. Đây là những nhu cầu tất yếu khách quan của con người song hành với sự phát triển của xã hội “các nhu cầu khách quan của con người tạo ra quyền của con người. Một nhu cầu cơ bản của con người, về cơ bản, tạo ra một quyền”. Gắn với quyền của mỗi người là những nghĩa vụ đi kèm với nó. Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra hình thành trên cơ sở sự sở hữu, chiếm hữu, sử dụng của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại do tài sản gây ra vì những chủ thể này được khai thác, sử dụng tài sản, hưởng lợi ích từ nó, nên những chủ thể này phải chịu trách nhiệm với tài sản mà mình chiếm hữu, sử dụng. Bộ luật Dân sự 2015 ra đời với nhiều quy định mới sửa đổi, bổ sung cho BLDS 2005 ở các lĩnh vực khác nhau, trong BTTH do tài sản gây ra cũng vậy. Tuy nhiên, những quy định về BLDS 2015 về xác định chủ thể bồi thường thiệt hại gây ra vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa hợp lý. Gây ra nhiều tranh cãi khi xử lý các vụ án liên quan đến BTTH do tài sản gây ra. Qua thực tiễn xét xử nhận thấy rằng nhiểu tòa án khi áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án còn nhầm lẫn về chủ thể, hoặc còn lúng túng trong các vụ việc cần phải xác định trách nhiệm BTTH của các chủ thể, dẫn đến làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trước tình hình đó, rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này xuất hiện. Có những công trình nghiên cứu về chủ thể của BTTH NHĐ do tài sản gây ra. Có công trình nghiên cứu tổng quát về các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung. Những công trình này nghiên cứu các trường hợp BTTH do tài sản gây ra trên lý luận, thực tiễn. Trên phạm vi rất rộng, và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cũng có những công trình nghiên cứu với phạm vi nhỏ hơn như nghiên cứu về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, do súc vật gây ra,… những nghiên cứu này chủ yếu về lý luận và thực trạng pháp luật về các quy định của pháp luật về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, do vật nuôi gây ra. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một sinh viên, tác giả thấy rằng các quy định của pháp luật dân sự về xác định BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hiện nay một số chỗ vẫn chưa rõ ràng. Ví dụ như trong trường hợp không xác định được người thứ ba gây thiệt hại thì CSH có phải chịu trách nhiệm hay không? CSH phải chịu trách nhiệm khi nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu trái pháp luật có phù hợp hay không? Nhưng đa số những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về xác định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đến từ những trường hợp xảy ra trong thực tế quá phức tạp. Luật quy định chủ sở hữu sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu như thiệt hại đó do tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gây ra, hay CSH phải liên đới chịu trách nhiệm BTTH nếu cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật,…tuy nhiên việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ tranh chấp về xác định chủ thể bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gây nhiều tranh cãi, như vấn đề CSH phải bồi thường toàn bộ hoặc liên đới bồi thường thiệt hại khi không có lỗi có phù hợp hay không? Các quan hệ xã hội luôn biến đổi và rất phức tạp, nên đôi khi việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn, nhiều vụ việc xử lý chưa đúng gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong vụ việc BTTH ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng pháp luật về xác định chủ thể trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” nhằm tìm hiểu thực trạng pháp luật quy định về xác định chủ thể trong BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề này, qua đó tìm những lỗ hổng của pháp luật, những vấn đề chưa rõ để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ thực trạng pháp luật về xác định chủ thể trong các trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định trong BLDS 2015. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật dân sự về xác định chủ thể trong bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gây ra, tìm ra được những lổ hổng trong thực tiễn. Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về xác định chủ thể trong bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về xác định chủ thể trong các trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về BTTH ngoài hợp đồng, BTTH do tài sản gây ra nói chung, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng, nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ việc áp dụng trên thực tế các quy định của BLDS 2015 và một số văn bản có liên quan từ năm 2015 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu tư liệu Nguồn tư liệu của đề tài được lấy từ các nguồn sau - Bộ luật dân sự 2015, nghị quyết 02/2022 – NQ HĐTP, các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan - Các tài liệu giáo trình, Các công trình khoa học, có liên quan đã thực hiện trước đó - Các bài báo, tạp chí liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu 4.2. Phương pháp phân tích luật viết Được sử dụng xuyên xuất trong nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu là các học thuyết và pháp luật 4.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án Tác giả lựa chọn một số vụ án trong thực tiễn cách giải quyết còn tồn tại vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật. 5. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài. Nghiên cứu về vấn đề thực trạng pháp luật về xác định chủ thể trong bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, tác giả đã tìm hiểu và thao khảo một số công trình sau: Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 2), NXB Công an nhân dân. Giáo trình Luật Dân sự này đưa ra các lý luận chung nhất về vồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói riêng. Giáo trình chỉ cung cấp những lý luận nhưng chưa phân tích sâu vào các trường hợp cụ thể. TS. Nguyễn Văn Hợi, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, NXB Công an nhân dân. Ở công trình này, tác giả đã dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH do tài sản nói riêng để làm rõ cơ sở lý luận về TNBTTH do tài sản gây ra. Trong công trình này, tác giả làm rõ các quy định của BLDS 2005 và bộ luật dân sự 2015 và một số văn bản có liên quan về TNBTTH do tài sản gây ra làm rõ những thay đổi của BLDS 2015 so với BLDS 2005. Công trình cũng đi vào nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng trên thực tế để làm nổi bật thực trạng quy định pháp luật về vấn đề. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do tài sản gây ra, từ đó tác giả đưa ra những ý kiến đánh giá và những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Tần Đình Thống (2022), Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong công trình này, tác giả đã làm rõ thêm các quy định của BLDS 2015, đưa ra các bản án để qua đó, phân tích làm chỉ ra sự mâu thuẫn giữa quy định của BLHS 2015 về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và thực tiễn áp dụng và giải quyết các vụ án của tòa án trong thực tế. 6. Kết cấu công trình nghiên cứu Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA. CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM 2023

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH

CHỦ THỂ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

Sinh viên: Phạm Thu Hường

Mã sinh viên: 62DLU06072

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ và tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ 7

1.1.2 Khái niệm chủ thể trong chịu trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra và chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 9

1.2 Quy định của pháp luật về xác định chủ thể trong BTTh do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 10

1.2.1 Chủ thể chịu TN BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 10

1.2.2 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm BTTH cho CSH, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ 15

1.3 Quy định về trách nhiệm BTTH của một số quốc gia trên thế giới 16

1.3.1 Quy định của một số quốc gia trên thế giới 16

1.3.2 Đánh giá 19

Kết luận chương 1 21

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA 22

2.1 Thực tiễn xác định chủ thể BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 22

2.2 Một số vụ án tranh chấp do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 22

2.2.1 Vụ án thứ nhất: tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 22

2.2.2 Vụ án thứ 2: xác định chủ thể BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng 24

Trang 4

2.2.3 Vụ án thứ 3: bản án số 02/2018/ST – DS ngày 18/06/2018 về tranh chấp bồi

thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 26

2.2.4 Nổ lốp xe tải do cán phải đinh gây ra thiệt hại nghiêm trọng 30

2.3 Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hiện nay 31

2.3.1 Một số hạn chế còn tồn tại 31

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA 34

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về xác định chủ thể có trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 34

3.1.1 Phù hợp nguyên tắc quốc tế và quan điểm của Đảng và nhà nước 34

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện về chủ thể có trách nhiệm BTHH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 35

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội loài người ngày càng phát triển Từ thuở sơ khai, con người chỉ biết sănbắn, ở trong hang động với tập tính hoang dã của thú vật Sau khoảng thời gian dài tiếnhóa, với trí tuệ của mình, con người đã tạo ra được một xã hội loài người với rất nhiềunhững tiến bộ vượt bậc Càng tiến bộ đến đâu thì nhu cầu của con người càng cao đến

đó từ những nhu cầu cơ bản như ăn, ở, mặc,… cho đến những nhu cầu về kinh tế, xãhội, văn hóa,… như bây giờ Đây là những nhu cầu tất yếu khách quan của con ngườisong hành với sự phát triển của xã hội “các nhu cầu khách quan của con người tạo raquyền của con người Một nhu cầu cơ bản của con người, về cơ bản, tạo ra mộtquyền” Gắn với quyền của mỗi người là những nghĩa vụ đi kèm với nó Bồi thườngthiệt hại do tài sản gây ra hình thành trên cơ sở sự sở hữu, chiếm hữu, sử dụng của chủ

sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tàisản phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại do tài sản gây ra vì những chủ thể nàyđược khai thác, sử dụng tài sản, hưởng lợi ích từ nó, nên những chủ thể này phải chịutrách nhiệm với tài sản mà mình chiếm hữu, sử dụng

Bộ luật Dân sự 2015 ra đời với nhiều quy định mới sửa đổi, bổ sung cho BLDS

2005 ở các lĩnh vực khác nhau, trong BTTH do tài sản gây ra cũng vậy Tuy nhiên,những quy định về BLDS 2015 về xác định chủ thể bồi thường thiệt hại gây ra vẫn cònnhiều điểm chưa rõ ràng, chưa hợp lý Gây ra nhiều tranh cãi khi xử lý các vụ án liênquan đến BTTH do tài sản gây ra Qua thực tiễn xét xử nhận thấy rằng nhiểu tòa án khi

áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án còn nhầm lẫn về chủ thể, hoặc còn lúng túngtrong các vụ việc cần phải xác định trách nhiệm BTTH của các chủ thể, dẫn đến làmảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Trước tình hình đó, rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết liên quanđến vấn đề này xuất hiện Có những công trình nghiên cứu về chủ thể của BTTH NHĐ

do tài sản gây ra Có công trình nghiên cứu tổng quát về các trường hợp bồi thườngthiệt hại do tài sản gây ra nói chung Những công trình này nghiên cứu các trường hợpBTTH do tài sản gây ra trên lý luận, thực tiễn Trên phạm vi rất rộng, và nghiên cứu ởnhiều khía cạnh khác nhau Cũng có những công trình nghiên cứu với phạm vi nhỏhơn như nghiên cứu về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, do súc vật gây ra,…

Trang 6

những nghiên cứu này chủ yếu về lý luận và thực trạng pháp luật về các quy định củapháp luật về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, do vật nuôi gây ra Tuy nhiên,dưới góc nhìn của một sinh viên, tác giả thấy rằng các quy định của pháp luật dân sự

về xác định BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hiện nay một số chỗ vẫn chưa rõràng Ví dụ như trong trường hợp không xác định được người thứ ba gây thiệt hại thìCSH có phải chịu trách nhiệm hay không? CSH phải chịu trách nhiệm khi nguồn nguyhiểm cao độ bị chiếm hữu trái pháp luật có phù hợp hay không? Nhưng đa số nhữngkhó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về xác định bồi thường thiệt hại do nguồnnguy hiểm cao độ gây ra đến từ những trường hợp xảy ra trong thực tế quá phức tạp.Luật quy định chủ sở hữu sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếunhư thiệt hại đó do tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gây ra, hay CSH phải liên đớichịu trách nhiệm BTTH nếu cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bịchiếm hữu, sử dụng trái pháp luật,…tuy nhiên việc áp dụng pháp luật để giải quyết các

vụ tranh chấp về xác định chủ thể bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gâynhiều tranh cãi, như vấn đề CSH phải bồi thường toàn bộ hoặc liên đới bồi thườngthiệt hại khi không có lỗi có phù hợp hay không? Các quan hệ xã hội luôn biến đổi vàrất phức tạp, nên đôi khi việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn, nhiều vụ việc xử lýchưa đúng gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong vụ việcBTTH ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng pháp luật về xác định chủ

thể trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”

nhằm tìm hiểu thực trạng pháp luật quy định về xác định chủ thể trong BTTH do nguồnnguy hiểm cao độ gây ra, thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề này, qua đó tìm những lỗhổng của pháp luật, những vấn đề chưa rõ để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ thực trạng pháp luật về xác định chủ thể trong các trường hợp

BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định trong BLDS 2015

Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật dân sự về xác định chủ thể

trong bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gây ra, tìm ra đượcnhững lổ hổng trong thực tiễn

Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về xác

định chủ thể trong bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Trang 7

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về xác định chủ thể trong các trườnghợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về BTTH ngoài hợp đồng, BTTH do tài sản gây ra nóichung, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng, nghiên cứu sẽ tập trung làm rõviệc áp dụng trên thực tế các quy định của BLDS 2015 và một số văn bản có liên quan

từ năm 2015 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu tư liệu

Nguồn tư liệu của đề tài được lấy từ các nguồn sau

- Bộ luật dân sự 2015, nghị quyết 02/2022 – NQ HĐTP, các văn bản hướng dẫnthi hành có liên quan

- Các tài liệu giáo trình, Các công trình khoa học, có liên quan đã thực hiện trướcđó

- Các bài báo, tạp chí liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu

4.2 Phương pháp phân tích luật viết

Được sử dụng xuyên xuất trong nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu là các họcthuyết và pháp luật

4.3 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án

Tác giả lựa chọn một số vụ án trong thực tiễn cách giải quyết còn tồn tại vướngmắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật

5 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Nghiên cứu về vấn đề thực trạng pháp luật về xác định chủ thể trong bồi thườngthiệt hại do tài sản gây ra, tác giả đã tìm hiểu và thao khảo một số công trình sau:

Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 2),

NXB Công an nhân dân Giáo trình Luật Dân sự này đưa ra các lý luận chung nhất về

Trang 8

vồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do tài sản gây ranói riêng Giáo trình chỉ cung cấp những lý luận nhưng chưa phân tích sâu vào cáctrường hợp cụ thể.

TS Nguyễn Văn Hợi, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, NXB

Công an nhân dân Ở công trình này, tác giả đã dựa trên cơ sở những quy định của phápluật về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH do tài sản nói riêng để làm rõ

cơ sở lý luận về TNBTTH do tài sản gây ra Trong công trình này, tác giả làm rõ các quyđịnh của BLDS 2005 và bộ luật dân sự 2015 và một số văn bản có liên quan về TNBTTH

do tài sản gây ra làm rõ những thay đổi của BLDS 2015 so với BLDS 2005 Công trìnhcũng đi vào nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng trênthực tế để làm nổi bật thực trạng quy định pháp luật về vấn đề Trên cơ sở nghiên cứu cácvấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do tài sảngây ra, từ đó tác giả đưa ra những ý kiến đánh giá và những kiến nghị nhằm hoàn thiệncác quy định pháp luật về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Tần Đình Thống (2022), Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học

Luật thành phố Hồ Chí Minh Trong công trình này, tác giả đã làm rõ thêm các quyđịnh của BLDS 2015, đưa ra các bản án để qua đó, phân tích làm chỉ ra sự mâu thuẫngiữa quy định của BLHS 2015 về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và thựctiễn áp dụng và giải quyết các vụ án của tòa án trong thực tế

6 Kết cấu công trình nghiên cứu

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tàigồm 3 chương

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

Trang 9

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ và tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ.

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một phần nhỏ trongchế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nó quy định cụ thể về trách nhiệm bồithường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Cơ sở pháp lý củaBTTH do nguồn NHCĐ gây ra là điều 601 BLDS 2015 và nghị quyết 02/2022/NQ –HĐTP (sau đây là NQ 02/2022)

Theo khoản 1 BLDS 2015, nguồn nguy hiểm cao độ gồm: “Phương tiện giao

thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”

Nguồn nguy hiểm cao độ theo BLDS được các nhà làm luật liệt kê ra mà khôngđược đưa ra một cách khái quát Bên cạnh đó, khái niệm Nguồn nguy hiểm cao độ chotới nay vẫn chưa được thống nhất Còn rất nhiều những tranh cãi xung quanh vấn đềđưa ra một định nghĩa cho thuật ngữ này Có rất nhiều các khái niệm của các nhà khoahọc nghiên cứu về vấn đề này được đưa ra

Theo tác giả Nguyễn Thanh Hồng, “ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm những

động vật hoặc bất động vật mà khi trông giữ, vận hành hoặc cho chúng hoạt động thì

có thể gây nguy hiểm cao độ đối với tính mạng, sức khỏe con người cũng như gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân…” 1

Trong khái niệm này của tác giả Nguyễn Thanh Hồng, tác giả đưa ra định nghĩanguồn nguy hiểm cao độ theo hướng liệt kê các nguồn nguy hiểm cao độ Điều này

làm cho việc định nghĩa của tác giả này không được bao quát Và “việc sử dụng một

1 Nguyễn Thanh Hồng (2001), “TNBTTH trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ”, Tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.29.

Trang 10

số cụm từ như “vận hành chúng:, “cho chúng hoạt động” để nói đến hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là chưa đầy đủ Việc sử dụng các cụm từ này của tác giả cho thấy rằng, theo quan điểm của tác giả, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ phụ thuộc vào ý chí của con người mà không bao gồm “hoạt động tự thân”” 2

Theo tác giả Phùng Trung Tập, “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra được hiểu là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao

độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ

sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi” 3

Trong khái niệm của Phùng Trung Tập, tác giả không định nghĩa nguồn nguyhiểm cao độ là gì, mà trực tiếp đi vào trách nhiệm của các chủ thể Tuy nhiên, trongkhái niệm này tác giả chỉ đề cập tới trách nhiệm của chủ sở hữu và người chiếm hữu,

sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ chứ không đề cập tới các chủ thể khác nhưngười chiếm hữu, sử dụng guồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật và người thứ 3 gâythiệt hại

Theo tác giả Nguyễn Văn Hợi, “nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản

mà hoạt động của nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho con người và môi trường xung quanh với mức độ cao hơn bình thường, mà CSH, NCH, NSD và những người xung quanh khó có thể phòng tránh và phản ứng kịp thời”

Trong khái niệm này, tác giả đã đưa ra các đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao

độ như: tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại lớn, bất ngờ khó phòng tránh; tần suất gâythiệt hại cao; có thể gây thiệt hại ngay cả khi có người quản lý

Có thể thấy, khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ của tác giả Nguyễn Văn Hợi cóthể bao quát được các nguồn nguy hiểm cao độ, các đặc điểm của nguồn nguy hiểmcao độ Vì thế, trong công trình này, tác giả sẽ dựa vào khái niệm nguồn nguy hiểmcao độ của tác giả Nguyễn Văn Hợi để triển khai nghiên cứu

K1 điều 601 BLDS đưa ra các nguồn nguy hiểm cao độ, các nguồn nguy hiểmcao độ này được liệt kê đều là tài sản được con người chiếm hữu, sử dụng hoặc quản

2 Nguyễn Văn Hợi (2020), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra”, NXB Công an nhân dân, tr 77

76-3 Phùng Trung Tập (2017), “ Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng”, NXB công an nhân dân, tr.294-295

Trang 11

lý chặt chẽ Tuy nhiín, trong K1 điều 601 còn có 1 nguồn nguy hiểm cao độ lă thú dữhiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể trong bất cứ văn bản năo giải thích cụ thể

Theo từ điển tiếng Việt, thú dữ được hiểu lă “câc loại thú ăn thịt thú khâc, đôikhi ăn cả người như Hùm, chó sói,…

Trong giâo trình Luật Dđn sự (tập 2) của Trường Đại học Luật Hă Nội,

(2014), Giâo trình Luật Dđn sự Việt Nam (tập 2), Nxb Công an nhđn dđn, Hă Nội,

tr.334, khải niệm thú dữ được hiểu như sau: “Thú dữ lă động vật bậc cao, có lông mao,

có tuyến vú, nôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể lăm hại người”

Có thể thấy, khâi niệm thú dữ được đề cập đến rất nhiều tăi liệu khâc nhau (baogồm cả những tăi liệu dưới dạng sâch vă những tăi liệu trực tuyến) Có thể nhận thấymột điểm chung về thú dữ trong câc khâi niệm năy đó lă câc khâi niệm đều hướng tớikhẳng định thú dữ lă loăi động vật thuộc lớp thú mă con người chưa thể “thuầndưỡng” Tức lă con người chưa thể lăm cho chúng mất đi hoặc giảm đi tính hung dữ

Một số loăi động vật không nằm trong phạm vi thú dữ như một số loại ong:Ong vò vẽ, ong bắp căy hay kiến lửa,…chúng đều có khả năng gđy chết người, vă cótính nguy hiểm cao Vậy nếu động vật không nằm trong phạm vi “thú dữ”được đề cậptrong BLDS gđy thiệt hại thì có coi chúng lă nguồn nguy hiểm cao độ hay không? chủthể năo phải chịu trâch nhiệm khi chúng gđy thiệt hại?

Ví dụ: A đang đi trín đường thì 1 tổ ong vò vẽ rơi trúng đầu, bị ong vò vẽ đốtrất nghiím trọng phải nhập viện cấp cứu Tổ ong vò vẽ lăm tổ trín ban công nhă ông B

đê lđu nhưng ông B vẫn chưa xử lý, gặp gió to đúng lúc A đi qua nín rơi văo đầu A

Vậy trong ví dụ năy, A bị ong vò vẽ đốt thì phải căn cứ văo đđu để xử lý, ông B

có phải chịu trâch nhiệm BTTH hay không?

Căn cứ văo bộ luật dđn sự 2015, ong vò vẽ không phải lă nguồn nguy hiểm cao

độ, không phải tăi sản của ông B, ong vò vẽ đốt ông A cũng không do hănh vi của chủthể năo gđy ra Vậy trong trường hợp năy, ai lă người chịu trâch nhiệm với thiệt hại mẵng B chịu? hay ông B phải chấp nhận chịu rủi ro năy?

Trang 12

1.1.2 Khái niệm chủ thể trong chịu trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra và chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra gắn liền với các quyền lợi màcác chủ thể được hưởng đối với tài sản mà họ đang sở hữu, chiếm hữu, sử dụng hoặcquản lý Và quyền lợi được hưởng nhiều thì đồng nghĩa với trách nhiệm cũng cao hơn

Trong đó, chủ thể phải đáp ứng các điều kiện về năng lực TNDS, đủ tuổi,… và

đk thứ hai là các chủ thể đó phải đang là CSH, NCH, SD hoặc quản lý tài sản

Theo đó, chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây racũng nằm trong các chủ thể phải chịu TN BTTH do tài sản gây ra Nhưng phạm vi nhỏhơn, chỉ nằm trong phạm vi các chủ thể là CSH, NCH, SD hoặc quản lý tài sản lànguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1.2 Quy định của pháp luật về xác định chủ thể trong BTTh do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

1.2.1 Chủ thể chịu TN BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra xuấtphát từ việc tài sản tự thân gây ra thiệt hại

Khi NCH, SD, QL tài sản có lỗi (không phân biệt là lỗi cố ý hay lỗi vô ý) làmcho nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại thì căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH

đã được quy định trong điều 584 BLDS, đó là ai gây thiệt hại thì người đó bồi thường,trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm BTTH trong khoản 2 điều này quy định CònBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đề cập tới 02 trường hợp tài sản gây thiệthại

Trường hợp 1: các chủ thể có lỗi trong việc không vận hành, sử dụng, bảo quản,

trông giữ, vận chuyển tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của phápluật dẫn đến nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại hoặc có lỗi để cho nguồn nguyhiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây ra thiệt hại

Trường hợp này đề cập tới lỗi của các chủ thể khi không quản lý, vận hành, sửdụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định gây thiệt hại Căn cứ pháp lý củatrường hợp này là khoản 2, khoản 4 điều 601 BLDS 2015 Nguồn nguy hiểm cao độ cóđặc điểm là có mức độ nguy hiểm cao hơn các tài sản khác, tần suất gây thiệt hại, mức

Trang 13

độ thiệt hại cao hơn nhiều so với các tài sản khác Việc quản lý, sử dụng, vận hành loạitài sản này cần được đặc biệt chú ý, đúng quy trình Vì vậy, việc không quản lý chặtchẽ tài sản dẫn đến tài sản gây thiệt hại thì các chủ thể cũng phải bồi thường.

Trường hợp 2: Tài sản gây thiệt hại mà không có lỗi của CSH, NCH, SD, quản lý

Khoản 3 điều 601 BLDS 2015 quy định “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sửdụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi…” Trườnghợp này đặt ra là để nâng cao trách nhiệm quản lý nguồn nguy hiểm cao độ của cácchủ thể Mặc dù thiệt hại là do tài sản tự gây ra, nhưng tài sản không thể chịu tráchnhiệm pháp lý với hoạt động của mình, nên phải gắn các trách nhiệm này với nhữngchủ thể có quyền đối với tài sản Bao gồm các quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng vàquyền quản lý tài sản

Nhưng cả trong trường hợp 1 và trường hợp 2 mà tác giả đưa ra, đều có điểmchung là đều do tài sản tự thân gây ra thiệt hại Sự khác biệt giữa trách nhiệm BTTH

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và BTTH do hành vi của con người khi sử dụng,vận hành nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chính là ở điểm này Vì vậy để đảm bảo cóthể xác định chính xác chủ thể phải BTTH thì cần hai điều kiện sau4:

Một là, phải có sự hiện diện của một loại nguồn nguy hiểm cao độ, tức là tài sản

gây ra thiệt hại phải là các tài sản được quy định ở khoản 1 điều 601 BLDS 2015

Hai là, thiệt hại phải do tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Trên thực tế hiện nay, rất nhiều những vụ án có liên quan tới nguồn nguy hiểmcao độ thì tòa án đều căn cứ vào điều 601 để xét xử Tuy nhiên, không phải bất cứ thiệthại nào liên quan tới nguồn NHCĐ thì đều căn cứ vào điều 601, vì như đã phân tích ởtrên, chỉ những thiệt hại đáp ứng được hai điều kiện phía trên mới là phạm vi điềuchỉnh của điều 601 Khi thiệt hại xảy ra mà có nguyên nhân là hành vi của người CSH,NCH, SD nguồn NHCĐ thì phải căn cứ vào các điều khoản khác về BTTH ngoài hợpđồng do hành vi con người gây ra như điều 594, 595, 596,…

Ví dụ 1: A đi họp lớp và uống nhiều rượu nhưng vẫn lái xe về Do đã có chất cồn nên A lái xe máy không vững, đâm vào chị B đang đi bộ khiến chị B gãy chân.

4 Nguyễn Văn Hợi (2020), “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra”, sách chuyên khảo, NXB Công an nhân dân, tr 86

Trang 14

Trong ví dụ này, A tuy điều khiển xe máy (là nguồn nguy hiểm cao độ), nhưngthiệt hại gây ra (chị B gãy chân) có nguyên nhân là do A uống rượu nên lái xe khôngvững chứ không phải do chiếc xe máy của A Vậy phải căn cứ vào khoản 1 điều 596

để xét xử trong trường hợp này

Ví dụ 2: Chiều ngày 3/6/2024, bà C đang đi mò ốc dưới ruộng thì bị giật chết

do dây điện nhà chị D bị trộm cưa đứt và rơi xuống ruộng.

Trường hợp này, nguồn nguy hiểm cao độ bị đứt nên gây ra thiệt hại cho bà C(bà C chết) Thiệt hại này do nguồn nguy hiểm cao độ tự thân gây ra chứ không do tácđộng nào của chị D, nên khi xét xử trường hợp này phải căn cứ vào điều 601 để xét xử

1.2.1.1 Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Chủ sở hữu, với tư cách là chủ thể có quyền năng lớn nhất với tài sản là nguồnnguy hiểm cao độ, đồng thời cũng là chủ thể có trách nhiệm lớn nhất đối với tài sản củamình

BLDS 2015 đặt cao trách nhiệm của người CSH đối với tài sản là nguồn nguyhiểm cao độ nhất Khoản 2 điều 601 quy định “chủ sở hữu nguồn gnuy hiểm cao độphải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giaocho người người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường thiệt hại.” ởkhoản này, trách nhiệm của người chủ sở hữu được đặt lên đầu cho thấy người CSH tàisản phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm với những thiệt hại do nguồn nguy hiểmcao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi hoặc khi không xác định được lỗi của các chủthể khác

Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật

mà gây ra thiệt hại thì người CSH cũng phải liên đới BTTH nếu CSH có lỗi trong việc

để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật Lỗi của CHS trongtrường hợp này cũng không phân biệt là cố ý hay vô ý

Cần phân biệt trường hợp “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho ngườikhác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật

mà gây thiệt hại” và trường hợp “chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu,

sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụngtrái pháp luật mà gây thiệt hại” Hai trường hợp này nhìn thì giống nhau và có thể gây

Trang 15

nhầm lẫn, tuy nhiên hậu quả pháp lý của hai trường hợp này mang lại cho CSH nguồnnguy hiểm cao độ là khác nhau.

Trường hợp CSH, giao cho người khác CH, SD nguồn NHCĐ không đúng quyđịnh của pháp luật là do ý chí chủ quan của CSH nguồn NHCĐ, tức là các chủ thểtrên Khoản 3, điều 12 nghị quyết 02/2022/NQ – HĐTP đưa ra hướng dẫn cho trườnghợp này như sau:

“3 Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác

chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, hậu quả của hành vi “giao cho người khác CH, SD NNHCĐ khôngđúng quy định của pháp luật” là CSH phải bồi thường toàn bộ thiệt hại

Còn khi CSH (NCH, SD) có lỗi trong việc để nguồn NHCĐ bị CH, SD tráipháp luật thì đề cập tới trường hợp CSH NNHCĐ … tại khoản 5 điều 12 nghị quyết02/2022/NQ – HĐTP quy định:

“ 5 Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật

mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau:

a) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

b) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp

có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Lỗi của CSH trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụngtrái pháp luật là lỗi không quản lý nguồn NHCĐ Nếu CSH không có lỗi, thì NCH, SDNNHCĐ sẽ không cần chịu trách nhiệm bồi thường Nhưng trong trường hợp CSH cólỗi mà gây thiệt hại thì phải liên đới BTTH Đây là quy định của pháp luật nhằm nâng

Trang 16

cao trách nhiệm của CHS đối với tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ do mình sở hữu.Trách nhiệm này cũng được đặt lên các chủ thể khác như NCH, SD hoặc quản lý tàisản là NNHCĐ và sẽ được trình bày ở các phần sau.

Nguồn nguy hiểm cao độ có thể bị chiếm hữu trái pháp luật bởi ý chí của CSH,NCH, SD hoặc quản lý (ví dụ: CSH xe máy biết người mượn xe/ thuê xe… chưa đủđiều kiện lái xe nhưng vẫn cho mượn; bán thuốc nổ cho người khác;….); hoặc nguồnnguy hiểm cao độ bị chiếm hữu trái pháp luật do CSH, NCH, SD quản lý nguồnNHCĐ không chặt chẽ khiến cho NNHCĐ bị CH, SD trái pháp luật

1.2.1.2 Người chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ theo pháp luật và trái pháp luật.

NCH, SD, QL tài sản là nguồn NHCĐ theo pháp luật là các chủ thể có quyềnthứ hai, sau người có quyền năng lớn nhất đối với tài sản là CSH Những chủ thể này

có thể được CSH tài sản cho thuê, cho mượn, giao quản lý,… Ví dụ: A mượn xe mô

tô của B, D là kĩ sư trông coi hoạt động của hệ thống tải điện,…

BLDS 2015 quy định về trách nhiệm của người được CSH giao chiếm hữunguồn nguy hiểm cao độ ở mức độ phù hợp với quyền của NCH, SD nó Cụ thể, ngườichiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hợp pháp phải chịu trách nhiệm kể cả khikhông có lỗi khi nguồn NHCĐ đang bị các chủ thể nói trên chiếm hữu, sử dụng, quản

lý mà gây ra thiệt hại

Như đã nói ở trên, trách nhiệm BTTH cũng đặt ra cho NCH, SD tài sản lànguồn nguy hiểm cao độ khi có căn cứ xác định được rằng NNHCĐ bị chiếm hữu, sửdụng trái pháp luật mà gây ra thiệt hại Có thể thấy trách nhiệm đặt ra với các chủ thểnày cũng rất lớn đòi hỏi NCH, SD nguồn NNHCĐ phải có ý thức sử dụng, trông coi,bảo quản nguồn NHCĐ cao hơn các loại tài sản khác

Người chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ trái phápluật phải chịu trách nhiệm BTTH khi chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ tráipháp luật mà gây ra thiệt hại Cần phân biệt giữa trường hợp NCH, SD nguồn nguyhiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật với trái pháp luật để xác đinh tráchnhiệm BTTH cho chính xác Bởi lẽ, nếu là trường hợp CH, SD nguồn NHCĐ khôngđúng quy định của pháp luật thì trách nhiệm BTTH là do người CSH chịu Còn trongtrường hợp nguồn NHCĐ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chịu trách

Trang 17

nhiệm là NCH, SD trái pháp luật (CSH và NCH, SD nguồn NHCĐ liên đới bồi thườngthiệt hại khi có căn cứ xác định được người CSH cũng có lỗi trong việc nguồn NHCĐ

bị chiếm hữu trái pháp luật)

1.2.1.3 Người thứ ba gây thiệt hại

Trong BLDS 2015 cũng như các văn bản khác không quy định về tráchnhiệm BTTH của người thứ ba gây ra Vì người thứ ba không nắm giữ tài sản hayđược hưởng quyền lợi từ nguồn NHCĐ Tuy nhiên trên thực tế lại có rất nhiềutrường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại có nguyên nhân do người thứ

ba Việc xác định được người thứ ba gây thiệt hại là rất khó khăn, trên thực tế rất ít

vụ việc nguồn NHCĐ gây thiệt hại mà có thể xác định được người thứ 3, nên việcbồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại và trách nhiệm của các chủ thể liên quancũng gặp không ít khó khăn

1.2.2 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm BTTH cho CSH, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ

Trong BLDS quy định CSH, NCH nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thườngthiệt hại ngay cả khi không có lỗi Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp loại trừ tráchnhiệm của CSH, NCH, SD nguồn NHCĐ Điều này đảm bảo quyền lợi của các chủ thểkhông bị xâm phạm

Khoản 3 điều 601 quy định hai trường hợp CSH, NCH , SD nguồn nguy hiểmcao độ không phải chịu trách nhiệm khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao đọ gây ranhư sau:

3 Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

CSH, NCH, SD nguồn NHCĐ sẽ không chịu trách nhiệm BTTH do NNHCĐgây ra trong các trường hợp sau:

Trang 18

Thứ nhất, có cơ sở xác định nguyên nhân làm nguồn cao độ gây thiệt hại hoàntoàn là do lỗi cố ý của người bị thiệt hại Lỗi này có thể là hành vi cố hoặc bất hành vi,

ví dụ: A cắt trộm dây điện và bị điện giật chết; B lao ra đường để tự tự,…

Thứ hai, NNHCĐ gây ra thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thếcấp thiết Khoản 1 điều 156 BLDS quy định “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ramột cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc

dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” Để loại trừ trách nhiệmBTTH của CSH, NCH, SD nguồn NHCĐ trong trường hợp sự kiện bất khả kháng thìphải đáp ứng hai điều kiện: thứ nhất, sự kiện dẫn đến việc nguồn NHCĐ gây ra thiệthại phải là sự kiện khách quan không thể lường trước được, không thể khắc phụcđược Thứ hai, chủ thể phải đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

mà vẫn không ngăn cản được sự kiện đó xảy ra

Khoản 11 điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Tình thế cấp thiết làtình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi íchcủa Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác

mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngănngừa” Điều kiện áp dụng trường hợp này là: phải vì lợi ích chính đáng của nhà nước,

tổ chức, của mình hoặc của người khác và thiệt hại gây ra là không thể tránh khỏi vàphải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa

1.3 Quy định về trách nhiệm BTTH của một số quốc gia trên thế giới.

1.3.1 Quy định của một số quốc gia trên thế giới

BLDS Pháp không có quy định cụ thể về các trường hợp nguồn NHCĐ gây rathiệt hại, thậm chí không có khái niệm về nguồn NHCĐ, chỉ có các điều luật mangtính nguyên tắc chung về BTTH ngoài hợp đồng Tuy nhiên, không phải không có quyđịnh thì không phát sinh trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoặccác chủ thể không phải chịu trách nhiệm Các trường hợp tài sản là nguồn nguy hiểmcao độ như Pháp luật Việt Nam quy định thì đều được điều chỉnh trong các điều 1240– 1244 BLDS Pháp5 trong đó, cơ sở pháp lý của BTTH trong TH nguồn nguy hiểmcao độ gây ra là điều 1241, 1242, 1242 Điều 1241 quy định “Mọi người đều phải chịutrách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra không chỉ do hành động của mình mà

5 BLDS Pháp, quyền III, tiêu đề III, phụ đề II, chương I “trách nhiệm ngoài hợp đồng nói chung”

Trang 19

còn do sự sơ suất, thiếu thận trọng của mình.”6.Điều 1242 quy định về trách nhiệm củacác chủ thể nói chung như sau: “Chúng tôi không chỉ chịu trách nhiệm về thiệt hại màchúng tôi gây ra do hành động của chính mình mà còn về những thiệt hại do hànhđộng của những người mà chúng tôi phải trả lời hoặc những thứ chúng tôi nắm giữ gâyra”7 Theo đó, các chủ thể phải chịu trách nhiệm với những thứ mà họ đang nắm giữ.

Có thể thấy, pháp luật Pháp tuy không quy định cụ thể nhưng có thể thấy được tráchnhiệm của chủ thể đối với tài sản mình đang nắm giữ

Nếu là động vật thì căn cứ vào điều 1243 “Chủ sở hữu động vật hoặc người sửdụng động vật đó khi đang sử dụng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà độngvật đó gây ra cho dù con vật đó có bị người đó giam giữ hay bị thất lạc hay trốn thoáthay không.”8 Tại điều này, BLDS Pháp không phân biệt động vật là động vật đượccon người nuôi, thuần hóa hay là động vật hoang dã như pháp luật Việt Nam Dựa vàoquyền sở hữu, sử dụng của chủ thể để đặt ra trách nhiệm BTTH nếu chúng gây ra thiệthại, bất kể trường hợp thiệt hại xảy ra có lỗi của chủ thể đó hay không

Tại Đức, BLDS cũng không quy định cụ thể về nguồn nguy hiểm cao độ, Tráchnhiệm của CSH, NCH, SD tài sản phải chịu trách nhiệm với tài sản mà mình sở hữu.Nếu động vật gây ra thiệt hại thì người giữ động vật sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH.Nhưng nếu thiệt hại xảy ra do vật nuôi nhằm mục đích phục vụ nghề nghiệp, việc làmhoặc nuôi dưỡng của CSH động vật và CSH động vật tuân thủ sự chăm sóc cần thiếtkhi tham gia giao thông hoặc nếu CSH đã thực hiện quan tâm trông coi động vậtnhưng thiệt hại vẫn xảy ra thì không phát sinh TNBTTH (điều 833)9

Điều 83410 quy định về trách nhiệm của người giám sát động vật: “bất kì ai thaymặt người nuôi động vật đảm nhận việc giám sát động vật theo hợp đồng đều phải

6 “Chacun est responsable du dommage qu'il a causé non seulement par son fait, mais encore par sa négligence

ou par son imprudence.”

7 “On est responsable non seulement du dommage que l'on cause par son propre fait, mais encore de celui qui est causé par le fait des personnes dont on doit répondre, ou des choses que l'on a sous sa garde.”

8 “Le propriétaire d'un animal, ou celui qui s'en sert, pendant qu'il est à son usage, est responsable du dommage que l'animal a causé, soit que l'animal fût sous sa garde, soit qu'il fût égaré ou échappé.”

9 Wird durch ein Tier ein Mensch getötet oder der Körper oder die Gesundheit eines Menschen verletzt oder eine Sache beschädigt, so ist derjenige, welcher das Tier hält, verpflichtet, dem Verletzten den daraus entstehenden Schaden zu ersetzen Die Ersatzpflicht tritt nicht ein, wenn der Schaden durch ein Haustier verursacht wird, das dem Beruf, der Erwerbstätigkeit oder dem Unterhalt des Tierhalters zu dienen bestimmt ist, und entweder der Tierhalter bei der Beaufsichtigung des Tieres die im Verkehr erforderliche Sorgfalt beobachtet oder der Schaden auch bei Anwendung dieser Sorgfalt entstanden sein würde.

10 Wer für denjenigen, welcher ein Tier hält, die Führung der Aufsicht über das Tier durch Vertrag übernimmt, ist für den Schaden verantwortlich, den das Tier einem Dritten in der im § 833 bezeichneten Weise zufügt Die Verantwortlichkeit tritt nicht ein, wenn er bei der Führung der Aufsicht die im Verkehr erforderliche Sorgfalt beobachtet oder wenn der Schaden auch bei Anwendung dieser Sorgfalt entstanden sein würde.

Trang 20

chịu trách nhiệm về thiệt hại mà động vật gây ra cho bên thứ ba theo cách thức đúngquy định tại mục 833 Trách nhiệm pháp lý không phát sinnh nếu, khi thực hiện giámsát, anh ta tuân thue sự cẩn thận cần thiết khi tham gia giao thông hoặc nếu thiệt hại cóthể xảy ra ngay cả khi sự cẩn thận này đã được thực hiện”.

Có thể thấy, trong chương 27 về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại BLDS Đức quyđịnh về trách nhiệm BTTH do hành vi của con người nhưng không có quy định cụ thể

TN BTTH do tài sản gây ra Chỉ thông qua các điều quy định về thiệt hại do động vậtgây ra và sự sụp đổ của tòa nhà và công trình (điều 836 – 838)

Ngoài Pháp, Đức thì còn có một số bộ luật của các quốc gia như Thái Lanhay Nhật bản cũng có điểm chung là không quy định cụ thể về trách nhiệm BTTH

do nguồn nguy hiểm cao độ nói chung và trách nhiệm BTTH do tài sản nói riêng

Mà các quốc gia này chỉ đưa ra một số quy định về TH do động vật hoặc công trìnhtrên đất gây ra

Xem xét một quốc gia khác là Trung Quốc láng giềng, là đất nước rất phát triển

ta lại thấy được sự tương đồng với luật pháp Việt Nam về BTTH do nguồn nguy hiểmcao độ gây ra

Phần 7, chương 8, điều 1.236 – điều 1.244 BLDS Trung Quốc quy định về tráchnhiệm của các chủ thể đối với các nguồn có mức nguy hiểm cao như sau:

“Chương 8 Trách nhiệm có mức độ nguy hiểm cao

Điều 1.236 Bất cứ ai tham gia vào các hoạt động cực kỳ nguy hiểm và gây thiệt hại cho người khác đều phải chịu trách nhiệm dân sự.

Điều 1.237 Nếu tai nạn hạt nhân xảy ra tại cơ sở hạt nhân dân sự hoặc trong vật liệu hạt nhân được vận chuyển ra vào cơ sở hạt nhân gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị vận hành cơ sở hạt nhân dân sự phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; tuy nhiên, nếu chứng minh được điều đó rằng thiệt hại là do chiến tranh gây ra, Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về xung đột vũ trang, bạo loạn hoặc các tình huống khác do nạn nhân cố ý gây ra.

Điều 1.238 Nếu tàu bay dân dụng gây thiệt hại cho người khác thì người khai thác tàu bay dân dụng phải chịu trách nhiệm dân sự; tuy nhiên, nếu chứng minh được thiệt hại là do nạn nhân cố ý gây ra thì không phải chịu trách nhiệm.

Ngày đăng: 02/07/2024, 14:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Văn Hợi (2020), Pháp luật về trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật Việt Nam”, NXB Công an nhân dân, pp. 80 – 122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo phápluật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Hợi
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2020
3. TS. Nguyễn Thúy Hiền, ThS. Tạ Đình Uyên (2020), Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, “chỉ dẫn tra cứu, áp dụng Bộ luật Dân sự 2015”, NXB Lao Động, Hà Nội, pp. 872 – 875 Sách, tạp chí
Tiêu đề: chỉ dẫn tra cứu, áp dụng Bộ luật Dân sự 2015
Tác giả: TS. Nguyễn Thúy Hiền, ThS. Tạ Đình Uyên
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2020
4. ThS. Nguyễn Thị Thanh Liễu (2020), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra – một số vấn đề lý luận và thực trạng áp dụng tại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sảngây ra – một số vấn đề lý luận và thực trạng áp dụng tại Việt Nam
Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Thanh Liễu
Năm: 2020
5. ThS. Nguyễn Thị Mân (2013), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn luật học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ratheo pháp luật Việt Nam
Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Mân
Năm: 2013
6. Phùng Trung Tập (2017), “Luật Dân sự Việt Nam (bình giải và áp dụng) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Dân sự Việt Nam (bình giải và áp dụng) tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tác giả: Phùng Trung Tập
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2017
7. Tần Đình Thống (2022), “Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Luận văn thạc sỹ luật học, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Tác giả: Tần Đình Thống
Năm: 2022
8. Nguyễn Trí Tuấn (2018), “Pháp luật bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra – thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.Một số bài báo và tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra – thựctrạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Trí Tuấn
Năm: 2018
1. “Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại”, Tạp chí Tòa án nhân dân, https://tapchitoaan.vn/ban-ve-trach-nhiem-boi-thuong-trong-truong-hop-tai-san-gay-ra-thiet-hai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại
2. “Điểm mới về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra” (31/07/2018), Cổng Thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/diem-moi-ve-boi-thuong-thiet-hai-do-tai-san-gay-ra-d10-t1225.html?page=93#new-related Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm mới về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
3. TS. Nguyễn Minh Tuấn, “Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo quy định của luật Việt Nam và một số nước”, Trang thông tin pháp luật dân sự.https://phapluatdansu.edu.vn/2010/04/06/20/00/4709-3/amp/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo quy định củaluật Việt Nam và một số nước
4. Viện kiểm sát nhân tỉnh Hải Dương (03/08/2023), “Viện kiểm sát tỉnh bảo vệ thành công kháng nghị vụ án bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Trang thông tin điện tử tỉnh Hải Dương, link:https://vienkiemsat.haiduong.gov.vn/Tin-tuc/vien-kiem-sat-tinh-bao-ve-thanh-cong-khang-nghi-vu-an-boi-thuong-thiet-hai-do-nguon-nguy-hiem-cao-do-gay-ra-4198.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện kiểm sát tỉnh bảo vệ thành công kháng nghị vụ án bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gâyra
5. “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” (2021), tạp chí Tòa án nhân dân, link: https://tapchitoaan.vn/boi-thuong-thiet-hai-do-nguon-nguy-hiem-cao-do-gay-ra.Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2024 Xác nhận của Khoa Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” (2021), tạp chí Tòa ánnhân dân, link: https://tapchitoaan.vn/boi-thuong-thiet-hai-do-nguon-nguy-hiem-cao-do-gay-ra."Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2024
Tác giả: “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”
Năm: 2021
3. điều 12 nghị quyết 02/2022/NQ – HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khác
4. Mục III. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khác
5. BLDS 1 số quốc gia: BLDS Đức, BLDS Nhật Bản, BLDS Pháp, BLDS Trung Quốc.Sách và các công trình nghiên cứu liên quan Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w