MỤC LỤC
Còn khi CSH (NCH, SD) có lỗi trong việc để nguồn NHCĐ bị CH, SD trái pháp luật thì đề cập tới trường hợp CSH NNHCĐ …. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau:. a) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. b) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải liên đới bồi thường thiệt hại.”. Nguồn nguy hiểm cao độ có thể bị chiếm hữu trái pháp luật bởi ý chí của CSH, NCH, SD hoặc quản lý (ví dụ: CSH xe máy biết người mượn xe/ thuê xe… chưa đủ điều kiện lái xe nhưng vẫn cho mượn; bán thuốc nổ cho người khác;….); hoặc nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu trái pháp luật do CSH, NCH, SD quản lý nguồn NHCĐ không chặt chẽ khiến cho NNHCĐ bị CH, SD trái pháp luật.
BLDS Trung Quốc không đưa ra khái niệm về tài sản có mức độ nguy hiểm cao, nhưng qua các quy định trên ta có thể thấy tài sản có mức độ nguy hiểm cao gồm các nguồn đó gồm: vật liệu hạt nhân, tàu bay dân dụng, các chất có tính nguy hiểm cao như dễ cháy, nổ, có độc tính cao, có tính phóng xạ cao, có tính ăn mòn cao hoặc có tính gây bệnh cao gây thiệt hại cho người khác,… cũng gần giống với các quy định ở BLDS Việt Nam. Thứ nhất, do sự khác biệt về chế độ chính trị, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa quốc gia phương Tây và Phương Đông, giữa các Quốc gia phương Đông với nhau tạo nên một nền pháp luật khác nhau; “sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam so với một số quốc gia trên thế giới không phải thể hiện trình độ lập pháp cao hay thấp, việc tuân thủ pháp luật tốt hay không tốt,mà nó chỉ là yếu tố thể hiện sự phù hợp của pháp luật với điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố văn hóa của mỗi quốc gia”11.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA. Thực tiễn xác định chủ thể BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Công ty TNHH Eden vina (sau đây là công ty E) và công ty TNHH Doosan (sau đây là công ty D) không có lỗi trong vụ cháy này, vì vậy xét trên căn cứ bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì công ty E và công ty D không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vụ án thứ 2: xác định chủ thể BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng. Nội dung vụ án:. Khi xe mô tô chạy thì bất ngờ có một chiếc xe ô tô, do ông Vũ Anh D điều khiển, tấp vào lề đường do xe ô tô bị nổ lốp. Xe của ông Th điều chạy cùng chiều đã đụng vào xe ô tô gây tai nạn. Hậu quả ông Th gãy xương. bàn chân trái. Vụ án có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau, quan điểm thứ nhất cho rằng, việc ông Vũ Anh D điều khiển xe ô tô do nổ lốp là trường hợp bất khả kháng. Nhưng vẫn phải bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 601 của BLDS năm 2015 đó là, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Còn đối với phần bồi thường của bà N là do lỗi hoàn toàn của ông Th nên ông D không phải bồi thường. Quan điểm thứ hai cho rằng, trong trường hợp này ông Lê Hoài Th điều khiển xe mô tô trên 50cm3, là nguồn nguy hiểm cao độ. Dù không có giấy phép lái xe mô tô trên 50cm3, nhưng ông Th đã điều khiển xe chở bà N gây tai nạn làm bà N bị thiệt hại thì đây là lỗi cố ý, hoàn toàn thuộc về ông Th chứ không phải là lỗi của ông Vũ Anh D, nên phần BTTH của bà N thuộc trách nhiệm của ông Th. Theo tác giả, cả hai ý kiến này đều có điểm không hợp lý. Điểm b khoản 3 điều 601 quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là:. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:. b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”. Có nghĩa là nếu nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại nhưng nằm trong trường hợp bất khả kháng thì CSH, NCH, SD nguồn nguy hiểm cao độ sẽ không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Dù nhận định TH của ông D là TH bất khả kháng, nhưng khi đưa ra căn cứ ông D phải bồi thường lại chỉ đưa ra trường hợp loại trừ trách nhiệm BTTH ở điểm a khoản 3 điều 601 chứ không đưa ra điểm b. Tiếp theo, dù ông Th có lỗi vì điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ khi bị tịch. thu giấy phép lái xe, tuy nhiên lỗi này của ông Th không phải lỗi gây ra thiệt hại cho bà N, mà thiệt hại về sức khỏe của bà N là do ông D tấp xe vào lề khiến ông Th đâm trúng chứ không phải do hành vi lái xe của ông Th, nên không thể yêu cầu ông Th bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà N được. Tác giả cho rằng: Thứ nhất, nguyên nhân gây tai nạn là do xe của ông Vũ Anh D tấp vào lề đường khẩn cấp làm ông Th đâm trúng. Nguyên nhân làm ông D tấp vào lề khẩn cấp là do xe ông D bị nổ lốp. Sự kiện xe ông D bị nổ lốp là sự kiện xảy ra bất ngờ, có thể đoán trước được nhưng không thể biết trước là nó sẽ xảy ra khi nào. Vì vậy sự kiện này không có dấu hiệu lỗi của ông D. Căn cứ vào khoản 1 điều 156 BLDS quy định về sự kiện bất khả kháng “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” có thể xác định được trường hợp này thuộc sự kiện bất khả kháng. Thứ hai, Về phần ông Th, như đã phân tích phía trên, thiệt hại xảy ra do một sự kiện bất khả kháng, chiếc xe mà ông Th điều khiển không phải là nguồn NHCĐ gây ra thiệt hại, Nên nếu căn cứ theo quy định điều 601 BLDS 2015, ông Th cũng không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, ông D với tư cách là người đang vận hành nguồn nguy hiểm cao độ, tấp xe vào lề đường gây ra tình thế cấp thiết cho ông Th đang chở bà N. Mặt khác, ông Th điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ trong khi đã bị xử phạt hành chính tước giấy phép lái xe, ông Th biết bản thân không đủ điều kiện để sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng vẫn lái xe, tuy hành vi này không trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng thiệt hại này cũng có 1 phần lỗi của ông Th. Vì vậy, trong trường hợp này, tác giả cho rằng ông D phải bồi thường thiệt hại cho ông Th và cùng với ông Th liên đới BTTH cho bà N. Hậu quả anh Nông Văn L bị thương được đưa đi bệnh viện đa khoa huyện A cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng đã tử vong cùng ngày. Hội đồng xét xử nhận thấy rằng: Theo nội dung vụ việc, căn cứ kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT Công an huyện A thì nguyên nhân gây ra vụ tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả anh Nông Văn L người điều khiển xe mô tô BKS 23D1 - 020.38 bị tử vong, lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại chính là anh Nông Văn L do khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã không chấp hành đúng quy định của Luật giao thông đường bộ, sử dụng rượu trong hơi thở có nồng độ cồn vượt mức cho phép, không chú ý quan sát, vượt ẩu nên đã đâm vào xe ô tô do anh Phùng Đình H điều khiển đang quay đầu, anh Phùng Đình H khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã chấp hành đúng quy định của Luật giao thông đường bộ có giấy phép lái xe, quay đầu xe ở đoạn đường được phép quay đầu, có bật tín hiệu báo rẽ khi quay đầu xe, anh H không có lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại. Tuy nhiên anh Phùng Đình H là người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ, vì anh Hòa có quay đầu xe nên anh L mới đâm vào xe của anh H, tuy anh H không có lỗi trực tiếp nhưng có lỗi gián tiếp là nguyên nhân để dẫn đến tai nạn và gây thiệt hại; Về phía anh Nông Văn L tuy trong hơi thở có nồng độ cồn vượt mức cho phép, do không quan sát nên đã đâm vào bên trái thành xe của anh Phùng Đình H chứ anh L không cố ý đâm vào xe ô tô của anh H, như vậy để gắn trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại, do vậy cần buộc anh Phùng Đình H phải bồi thường một phần. thiệt hại bao gồm tiền chi phí mai táng, tiền tổn thất về tinh thần, cấp dưỡng nuôi con của anh L theo quy định tại các Điều 591, 601 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 3 Điều 601 quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:. a, Thiệt hại sảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;. b, Thiệt hại sảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sau khi xem xét ý kiến tranh luận của các bên Hội đồng xét xử chấp nhận và đồng thuận với quan điểm và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát về tố tụng cũng như về nội dung vụ án. Trong vụ án trên, tác giả nhận thấy có một số điểm bất hợp lý trong lập luận của tòa án trong việc xác định trách nhiệm BTTH như sau:. Thứ nhất, về căn cứ áp dụng điều 601 BLDS về BTTH do nguồn NHCĐ gây ra, để áp dụng điều 601 thì một trong các điều kiện là nguồn nguy hiểm cao độ phải tự thân gây ra thiệt hại. Nếu như nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại nhưng có nguyên nhân là do người vận hành, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì không thể căn cứ vào điều 601 BLDS để giải quyết, mà phải căn cứ vào khoản 1 điều 584 và các điều khoản có liên quan để giải quyết. Trong vụ án này, nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại đã được tòa án xác định là do hành vi của nạn nhân: “không chấp hành đúng quy định của Luật giao thông đường bộ, sử dụng rượu trong hơi thở có nồng độ cồn vượt mức cho phép, không chú ý quan sát, vượt ẩu” nhưng lại áp dụng điều 601 để xác định trách nhiệm BTTH của người điều khiển ô tô là anh H. HĐXX lập luận rằng “Về phía anh Nông Văn L tuy trong hơi thở có nồng độ cồn vượt mức cho phép, do không quan sát nên đã đâm vào bên trái thành xe của anh Phùng Đình H chứ anh L không cố ý đâm vào xe ô tô của anh H, như vậy để gắn trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại, do vậy cần buộc anh Phùng Đình H phải bồi thường một phần thiệt hại” là không hợp lý. Thứ hai, khi đã uống rượu bia, sử dụng chất kích thích thì không được tham gia giao thông. Đây là quy định cứng cấm người tham gia giao thông thì không được sử dụng rượu bia, chất kích thích, được tuyên truyền rất rộng rãi trong toàn thể nhân dân. Thì anh L phải biết được việc tham gia giao thông khi sử dụng rượu bia là rất nguy hiểm, bị cấm nhưng vẫn tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu bia. Mặc dù khi điều khiển xe mô tô đâm vào xe ô tô đang quay đầu do anh H điều khiển, anh L đang trong tình trạng hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhưng khoản 1 điều 584 quy định, chỉ cần có hành vi gây thiệt hại cho người khác, mà không cần xét tới yếu tố lỗi, lỗi chỉ là yếu tố để HĐXX xem xét tăng hay giảm trách nhiệm BTTH do nguồn NHCĐ gây ra hay không. Nhưng tòa án lại cho rằng lỗi của anh L là lỗi gián tiếp nên anh H phải BTTH. Phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS. b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. Phải có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. a) Cố ý gõy thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rừ hành vi của mỡnh sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Việc liệt kê các nguồn nguy hiểm cao độ là không thể đầy đủ, trong khi thực tế, vật chất luôn biến đổi khách quan chứ không đứng im, tòa án ở Việt Nam lại chưa có quyền sáng tạo pháp luật như một số quốc gia khác, nên khi áp dụng luật vào thực tiễn, vào những trường hợp không quy định trong bộ luật dấn sự dễ dẫn đến bối rối trong áp dụng hoặc áp dụng sai. Thứ hai, BLDS cũng như các văn bản có quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không có quy định về điều kiện áp dụng điều 601 BLDS 2015, khi xét xử các vụ án BTTH liên quan tới một số nguồn nguy hiểm cao độ thông dụng như các phương tiện giao thông vận tải, nhiều thẩm phán chưa hiểu bản chất quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cho rằng có sự hiện diện của nguồn nguy hiểm cao độ thì áp dụng ngay điều 601, điều này là không đúng với tinh thần của điều 601.
HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY.