1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an am nhac lop 5 canh dieu

7 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Niềm vui của em
Chuyên ngành Âm nhạc
Thể loại Giáo án
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

độ Bài đọc nhạc số 1, biết đọc nhạc kết hợp gõ  Thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát.. Thể hiện đúng cao độ và trường độ b

Trang 1

Giáo án Âm nhạc lớp 5 Cánh diều CHỦ ĐỀ 1: NIỀM VUI

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1 Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Niềm vui của em Hát

rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động Biết hát với hình thức tốp ca kết hợp vận động phụ họa

độ Bài đọc nhạc số 1, biết đọc nhạc kết hợp gõ

 Thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một

số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát Thể hiện đúng cao độ và trường

độ bài tập giai điệu bằng ri-cooc-đơ hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định

 Phân biệt được hình thức độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, hòa tấu nhiều nhạc cụ

 Biết thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của tuổi thơ

2 Năng lực

Năng lực chung:

Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,

nhóm và GV Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp

Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học

tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm

việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc

Năng lực âm nhạc:

Trang 2

Thể hiện âm nhạc: Biết trình bày và biểu diễn bài hát Niềm vui của

em với hình thức phù hợp; Đọc Bài đọc nhạc số 1 nhạc đúng tên

nốt, cao độ và trường độ

Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Phân biệt được các hình thức chơi

nhạc cụ như độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, hòa tấu nhiều nhạc cụ

Ứng dụng và sáng tác âm nhạc: Biết chơi nhạc cụ (ri-cooc-đơ, kèn

phím) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; Vận động cơ thể

và gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài Niềm vui của em.

3 Phẩm chất

 Biết trân trọng, nuôi dưỡng ước mơ

 Biết cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1 Đối với giáo viên

 Đàn phím điện tử, ri-cooc-đơ và kèn phím

Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Niềm vui của em

Tập một số động tác, vận động cho bài Niềm vui của em.

 Đọc thuần thục Bài đọc nhạc số 1 và thể hiện giai điệu bằng kí hiệu bàn tay

Video bài hát Niềm vui của em.

 Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ

 Thể hiện được bài tập giai điệu bằng ri-cooc-đơ và kèn phím

 Video một số hình thức biểu diễn độc tấu song tấu, tam tấu, tứ tấu

và hòa tấu nhiều nhạc cụ

2 Đối với học sinh

Trang 3

 SHS Âm nhạc 5.

loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát hoặc nhạc cụ gõ tự làm

 Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: ri-cooc-đơ hoặc kèn phím

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết Kế hoạch dạy học (dự kiến)

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Nhạc cụ thể hiện giai điệu

Vận dụng

TIẾT 1

HÁT: NIỀM VUI CỦA EM

HS

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 phút)

a Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú

học tập cho HS và kết nối với bài học mới

b Cách tiến hành

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

Trang 4

- GV cho HS nghe bản nhạc Bài ca hòa bình

(Trích trong Giao hưởng số 9 của Bét-tô-ven)

và kết hợp vỗ tay theo tiết tấu

- GV hướng dẫn HS vỗ tay theo mẫu

- GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS

(nếu có)

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng

nhau luyện tập vận động cơ thể theo bản nhạc

Bài ca hòa bình, bây giờ chúng ta hãy cùng

nhau đi vào học hát bài Niềm vui của em nhé!

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN

THỨC (27 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được tên, tác giả của bài hát

- Hát bài hát Niềm vui của em đúng cao độ,

trường độ, nhịp điệu, sắc thái kết hợp vận động

cơ thể

b Cách thức thực hiện

- GV giới thiệu ngắn gọn về tác giả, bài hát

- Tác giả: Nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng

(12/7/1954).

+ Bút danh: Uyên Phương.

+ Sự nghiệp sáng tác: Ông viết nhiều ca khúc

được phổ biến, mang đậm tính chất dân ca,

được nhiều người yêu thích, trong đó có một số

tác phẩm viết cho thiếu niên, nhi đồng.

- HS lắng nghe, thực hiện

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS đọc đồng thanh và

vỗ tay theo tiết tấu lời ca

- HS nghe bài hát

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV

- HS tập hát từng câu

Trang 5

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Niềm vui của em,

Tiếng hát bên dòng sông, Núi Thành quê em,

+ Giải thưởng: Ông được tặng thưởng Huy

chương “Vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật”,

Huy chương “Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam”,

Huy chương “Vì sự nghiệp Phát thanh Việt

Nam”, Huy chương “Vì sự nghiệp Truyền hình

Việt Nam”.

- Bài hát Niềm vui của em:

+ Bài hát Niềm vui của em là niềm vui của bạn

nhỏ khi được đến trường, được sống trong hòa

bình và yêu thương

+ Bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng.

- GV hướng dẫn HS đọc lời ca, vừa đọc vừa vỗ

tay theo tiết tấu lời ca

- GV cho HS nghe bài hát, khuyến khích HS

nghe kết hợp vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm

xúc, tính chất vui tươi, trong sáng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát

- GV đàn và hát mẫu từng câu, hướng dẫn HS

tập hát mỗi câu 3 – 4 lần GV hướng dẫn HS

hát nối tiếp câu hát thứ nhất và câu hát thứ hai,

hát nối tiếp câu hát thứ ba và câu hát thứ tư,…

- GV hướng dẫn, giúp HS nhận ra những câu

hát có giai điệu giống nhau và giúp chỉnh sửa

theo hướng dẫn của GV

- HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có)

- HS lắng nghe câu hỏi

- HS trả lời:

Bài hát gợi cho em tình cảm yêu quê hương, đất nước và niềm vui của trẻ thơ khi được đến trường trong cuộc sống hòa bình.

- HS hát theo hướng dẫn

- HS lắng nghe, tiếp thu

Trang 6

những chỗ hát sai (nếu có).

- GV cho HS hát cả bài, kết hợp gõ đệm hoặc

vỗ tay nhịp nhàng GV hướng dẫn HS tập cách

lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi, hát với nhịp

độ ổn định

- GV đặt câu hỏi cho HS: Bài hát Niềm vui của

em gợi cho em cảm xúc gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời Các HS

khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có)

- GV nhận xét, khích lệ, khen ngợi HS có ý

thực luyện tập tích cực, hát hay

- GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo

cách hát:

+ Nhóm 1: Khi ông mặt trời thức dậy đẹp

những ước mơ.

+ Nhóm 2:Khi ông mặt trời đi ngủ niềm vui

đong đầy.

- GV nhắc nhở HS về nhà sáng tạo động tác

phụ hoạ cho bài hát Niềm vui của em.

- GV giáo dục phẩm chất cho HS: Qua bài học

chúng ta cần biết thể hiện tình cảm yêu quê

hương, đất nước, niềm vui của trẻ em khi được

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS

Trang 7

đến trường và sống trong hòa bình.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện bài hát Niềm vui của em.

- GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc sau khi học bài hát cho người thân, biểu diễn bài hát cho người thân

- Đọc trước nội dung tiết sau: Ôn tập bài hát:

Niềm vui của em; Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1.

Ngày đăng: 02/07/2024, 12:54

w