TÓM TẮT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG LCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TÂN CẢNG – CÁT LÁI CỦA CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN 2.1.. Phân tích quy trình xuất khẩu LCL bằng đường
Trang 1HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ HÀNG KHÔNG
NGUYỄN PHẠM BÍCH NGỌC
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG LCL
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TÂN CẢNG-CÁT LÁI
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
TP HỒ CHÍ MINH: 5/2024
Trang 2HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ HÀNG KHÔNG
NGUYỄN PHẠM BÍCH NGỌC
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG LCL
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TÂN CẢNG-CÁT LÁI
Chuyên ngành: Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
ThS PHẠM THỊ THU TRANG -
TP HỒ CHÍ MINH: 05/2024
Trang 3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
, ngày … tháng … năm …
Giảng viên hướng dẫn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
“Tôi cam đoan báo cáo thực hành nghề nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìmhiểu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Phạm Thị
Thu Trang, đảm bảo tính trung thực về các nội dung báo cáo Tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm về lời cam đoan này”
, ngày … tháng … năm …
Tác giả đề tài
Trang 5MỤC LỤC GIỚI THIỆU
0.1 Lý do chọn đề tài
0.2 Mục tiêu nghiên cứu
0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
0.4 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẢNG TÂN CẢNG – CÁT LÁI ( TCCL ) 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tân Cảng – Cát Lái
1.1.1 Thông tin chung về Cảng
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Cảng
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Cảng
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cảng Tân cảng – Cát Lái
1.2.1 Chức năng của Cảng
1.2.2 Nhiệm vụ của Cảng
1.2.3 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và quản lý của Cảng
1.2.4 Kết quả kinh doanh chung của Tân cảng- Cát Lái
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG LCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TÂN CẢNG – CÁT LÁI CỦA CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN 2.1 Quy trình xuất khẩu hàng lẻ LCL tại Tân Cảng – Cát Lái
2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu LCL bằng đường biển tại Tân Cảng – Cát Lái của công ty Tân cảng Sài Gòn
2.2.1 Yêu cầu booking cho lô hàng đến hãng tàu
2.2.2 Xác nhận thông tin hãng tàu và đến hãng tàu để duyệt lệnh
2.2.3 Đăng ký container & đóng phí thương vụ ( tại Depot Tân Cảng Cát Lái)
2.2.4 Đóng hàng tại bãi ( Tân cảng Cát Lái)
2.2.5 Kiểm dịch thực vật
2.2.6 Khai báo hải quan điện tử trên phần mềm ECUS5/ VNACCS
2.2.7 Niêm phong container bằng cách bấm “seal tạm”
2.2.8 Làm thủ tục mở tờ khai
2.2.9 Nhận seal hải quan & bấm seal (seal tàu + seal hải quan) cho container
2.2.10 Thanh lý tờ khai và tiến hành đóng hàng lên tàu
2.3 Đánh giá hoạt động nghề nghiệp diễn ra tại doanh nghiệp được trải nghiệm
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG LCL TẠI TÂN CẢNG-CÁT LÁI CỦA TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN 3.1 So sánh quy trình xuất khẩu hàng LCL tại Tân cảng- Cát Lái với lý thuyết được học
3.2 Ưu điểm và nhược điểm của quy trình xuất khẩu hàng lẻ bằng đường biển tại Tân cảng-Cát Lái
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
LCL Less than Container Load Hàng lẻ
TEU Twenty-foot equivalent unit Đơn vị đo lường tương
đương với container 20 tấnDWT Deadweight tonnage Đơn vị đo năng lực vận tải
an toàn của tàu (tính bằng tấn)
TOPVN Quản lý dữ liệu containersRCL Regional Container Lines Các tuyến container khu
vực
EU European Union Liên minh châu Âu
EVFTA European-Vietnam Free
Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên
minh châu Âu
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Sơ đồ 1.1: Biểu đồ về kết quả kinh doanh của Tân Cảng – Cát Lái
Sơ đồ 2.1: Quy trình xuất khẩu hàng lẻ tại cảng của Công ty Tân cảng Sài Gòn
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Cảng Cát lái – cảng quốc tế trực thuộc thành phố Thủ Đức
Hình 1.2 Bản đồ quy hoạch giao thông Cảng Cát Lái 2009-2010
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần Cảng Cát Lái
Hình 1.4 Biểu đồ về kết quả kinh doanh của Tân Cảng – Cát Lái
Hình 2.1 Mẫu booking gửi hàng LCL
Hình 2.2 Mẫu phiếu EIR hàng xuất khẩu của Tân Cảng - Cát Lái
Hình 2.3 Mẫu đơn đăng ký container tại depot Tân cảng Hiệp Lực
Hình 2.4 Sơ đồ về quy trình giao nhận container qua phần mềm EPORT
Hình 2.5 Hình ảnh minh họa đóng hàng vào container
Hình 2.6 Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Hình 2.7 Ảnh minh họa khi nhập thông tin đăng ký khử trùng trên ứng dụng ePort
Hình 2.8 Ảnh đề nghị thanh toán từ ePort khi đăng ký chuyển cont
Hình 2.9 Màn hình thanh toán đăng ký khử trùng thành công
Hình 2.10 Ảnh mẫu hóa đơn thương mại của công ty CASIO Computer CO.LTDN
Hình 2.11 Container khi được bấm seal hải quan và seal hãng tàu
Hình 2.12 Hải quan kiểm tra lại seal
Trang 9CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ngày, tháng Nội dung công việc Chữ ký sinh viên Nhận xét của GVHD
11/05 - Tham quan và tìm hiểu thực
tế hoạt động tại Tân Cảng –Cát Lái
- Thực hành thực tế quy trình12/05 - Thực hành trên hệ thống mô
phỏng ngữ cảnh TCS vềForwarder
- Thực hành trên hệ thống môphỏng ngữ cảnh TCS về AirFreight
PHẦN ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA GIẢNG VIÊN
HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 10vụ Vì thế em đã chọn đề tài: “ Quy trình xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển tại Cảng Tân cảng- Cát Lái “ Đề tài này nhầm mục đích trình bày những vấn đề cốt lõi của quy trình xuất khẩu hàng lẻ và thực tế quy trình xuất khẩu của hàng hóa tại Cảng.
0.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các bước trong quy trình xuất khẩu LCL bằng đường biển vàphân tích được quy trình
0.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu LCL bằng đường biển
Phạm vi nghiên cứu: Tại Tân Cảng – Cát Lát (TCCL)
0.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu liên quan thôngqua internet, sách báo
Trang 11Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến của các nhân
viên trong Cảng và các chuyên gia về lĩnh vực khẩu hàng hóa
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, liên kết tất cả các yếu tố với nhau để
đưa ra một kết luận
Dựa vào nội dung đề tài, em chia bài báo cáo thực tập gồm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Cảng Tân Cảng – Cái Lái ( TCCL)
Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ xuất khẩu hàng LCL bằng đường biển tại Tân Cảng – Cát Lái của công ty Tân Cảng Sài Gòn
Chương 3: Đánh giá chung và kiến nghị về hoạt động của Tân Cảng – Cát Lái
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẢNG TÂN CẢNG – CÁT LÁI ( TCCL )1.1 Cơ sở lý luận về quy trình xuất khẩu hàng LCL bằng đường
biển
1.1.1 Khái niệm hàng lẻ ( LCL)
- Hàng lẻ (LCL viết tắt của từ Less-than-container load) hay còn gọi là hàngconsol hoặc hàng ghép Lô hàng này không đủ lớn để chất đầy một containerhàng hóa mà chỉ là những loại hàng hóa chủ hàng chỉ có một số lượng nhỏkhông đủ để đóng một container cần phải ghép chung với hàng hóa của các chủhàng khác Lúc này, công ty dịch vụ sẽ thu gom và kết hợp nhiều lô hàng lẻ đểsắp xếp, phân loại rồi đóng chung vào container những mặt hàng cùng 1 điểmđến tại một kho hàng lẻ CFS Phương pháp này giúp chủ hàng giảm được khánhiều chi phí vận chuyển
- Những đặc điểm của vận chuyển hàng lẻ LCL:
Chủ hàng chịu chi phí vận chuyển hàng đến địa điểm đóng hàng vàocontainer thường là một kho khai thác hàng lẻ CFS (Container FreightStation)
Chủ hàng cung cấp những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa vànhận vận đơn “House Bill of Lading” của công ty giao nhận phát hành
1.1.2 Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ LCL bằng đường biển.
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển:
Đối với các chủ hàng (Shipper) là cá nhân hay doanh nghiệp khi có sốlượng hàng hóa nhỏ không đủ đóng đầy một container thì nên chọn dịch vụvận chuyển hàng lẻ LCL để giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và hiệu quảhơn
Đối với các công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder), nếu khách hàngđặt chỗ (booking) với khối lượng hàng nhỏ không đủ số lượng hàng hóa tốithiểu để đủ một container thì có thể đặt chỗ lại (co-loading) qua một công
ty giao nhận khác (được gọi là Master Consol hay Master Consolidator)trực tiếp mở container gom hàng lẻ LCL giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển
Với dịch vụ hàng lẻ LCL các chủ hàng chỉ trả tiền cước vận chuyển cho vịtrí mà họ sử dụng trong một container thôi Và đây được xem là lợi ích nổibật nhất của mô hình dịch vụ này
- Tiết kiệm thời gian:
Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ (LCL), chủ hàng không cần phải đợiđến khi có đủ số lượng hàng đóng đầy container mới tiến hành vận chuyển.Thay vào đó có thể sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ LCL để kết hợp ghéphàng với các chủ hàng khác để cùng đóng đầy một container nhanh chóng.Như vậy hàng hóa sẽ được vận chuyển nhanh hơn và tiết kiệm được thờigian hơn
- Tiết kiệm chi phí lưu kho:
Trang 13 Việc để hàng hóa trong kho và đợi đến khi gom hàng đủ một container sẽlàm phát sinh chi phí lưu kho Nên khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻLCL để vận chuyển hàng hóa nhanh chóng sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm đượcchi phí lưu kho.
1.1.3 Quy trình xuất hàng lẻ LCL bằng đường biển
- Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương: Người xuất khẩu và người nhậpkhẩu thỏa thuận về các điều khoản quan trọng như giá cả, số lượng, chất lượnghàng hóa, phương thức thanh toán, vận chuyển, giao hàng, bảo hiểm, tráchnhiệm của các bên,
- Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có): Một số loại hàng hóa cần có giấy phép xuất khẩu
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
- Đóng gói và chuẩn bị hàng hóa: Đóng gói theo quy định của vận chuyển và đảm bảo
có đủ những giấy tờ cần thiết như hóa đơn, giấy tờ xuất nhập khẩu,
- Đặt chỗ và đóng gói tại kho LCL: Đặt chỗ trên tàu và gửi hàng tới kho CFS để đónggói vào container cùng với hàng của các chủ hàng khác
- Làm thủ tục và chuẩn bị giấy tờ: Hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu và làm cácgiấy tờ cần thiết như hóa đơn xuất khẩu, vận đơn
- Gửi Shipping Instruction (SI) cho người cấp booking: Người xuất khẩu để cung cấpthông tin về hàng hóa và yêu cầu vận chuyển
- Nhận và kiểm tra vận đơn nháp (Draft Bill of Lading): Người xuất khẩu nhận và kiểmtra do hãng vận tải phát hành
- Thanh toán cước vận chuyển: Do người xuất khẩu thanh toán
- Theo dõi hành trình hàng hóa: Người xuất khẩu có thể theo dõi hành trình hàng hóathông qua hệ thống tracking của hãng vận tải
- Nhận hàng ở cảng nhập khẩu: Tàu vận chuyển đến cảng và nhà nhập khẩu làm thủ tụchải quan để nhận hàng
1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tân Cảng – Cát
Lái
1.2.1 Thông tin chung về Cảng
CẢNG TÂN CẢNG - CÁT LÁI là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam nằm trên sông Đồng Nai-là một trong những cảng trọng điểm của hệ thống cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quản lý của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn
Trang 14Hình 1.1: Cảng Cát lái – cảng quốc tế trực thuộc thành phố Thủ Đức
Với trụ sở đặt tại đường Nguyễn Thị Định, nơi đây kết nối trực tiếp với khu công nghệ cao quận 9 cũng như Quốc lộ1, Xa lộ Vành đai trong, Xa lộ Vành đai ngoài, Xa lộ HCM –Long Thành – Dầu Giây bằng đường Liên Tỉnh Lộ 25 với tải trọng H30 trên toàn tuyến cùng các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương nên việc lưu thông hàng từ cảng đến các vùng kinh tế trọng điểm trên trở nên dễ dàng và nhanh chóng
Tên Công ty:
Tên tiếng Việt: Cảng Tân cảng – Cát Lái
Tên tiếng Anh: Tan cang – Cat Lai Terminal
Tên giao dịch: Cảng Tân cảng – Cát Lái
Khoảng cách từ hoa tiêu Vũng Tàu – Cát Lái: 43 Hải lý
Thời gian giới hạn: từ 16h đến 6h với tàu có chiều dài trên 205m
Dung lượng bãi: 96.800 TEU
Năng suất xếp dỡ: 60 moves/h/tàu
Năng lực thông qua của cảng hiện nay: là 6,5 triệu Teus/năm
Chuyến tàu: hơn 80 chuyến/tuần
Số di động : (08) 83.742.2243 Fax: (08) 83.742.1190
Trang 15 Email: operation.snp@saigonnewport.com.vn
Website: www.saigonnewport.com.vn
Đơn vị chủ quản: Tổng Cty Tân Cảng Sài Gòn
Chức năng hoạt động: Dịch vụ cảng biển và Logistics
Cảng Tân Cảng- Cát Lái có tổng diện tích 160ha, chiều dài cầu tàu2.040 m (10 bến) được trang bị 30 cẩu bờ hiện đại Panamax và chứa tàu
có sức chứa lên đến 30.000 tấn Cảng còn có hệ thống quản lý, khai tháccontainer hiện đại TOP-X của RBS (Australia) và TOPOVN cùng hệthống phần cứng đồng bộ cho phép quản lý container theo thời gian thực,tối ưu hóa năng lực khai thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạonhiều tiện ích cho khách hàng… Cảng Tân Cảng- Cát Lái luôn là chọnlựa số 1 của các khách hàng trong giao nhận hàng hóa tại khu vực Các tỉnhphía Nam bởi nó được đánh giá rất cao khi chiếm gần 50 % thị phầncontainer xuất nhập khẩu cả nước và 90% khu vực phía nam đồng thờinằm trong top 25 cảng hàng đầu thế giới
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Cảng
Hình 1.2: Bản đồ quy hoạch giao thông Cảng Cát Lái 2009-2010Cảng Cát Lái được xây dựng theo nhiều giai đoạn và bắt đầu từ tháng 6năm 1996 đến năm 2002
Tháng 6/1996: Bắt đầu khởi công xây dựng Tân Cảng - Cát Lái
Tháng 3/1998: Chuyến tàu đầu tiên cập cảng, mang tên Nan Ping San(Trung Quốc), bốc dỡ hơn 5.000 tấn gạo
Tháng 10/2002: Chuyến tàu container đầu tiên cập cảng, thuộc hãngtàu RCL
Giai đoạn này: Cảng được xây dựng theo nhiều giai đoạn, với diện tíchban đầu khoảng 170.000 m2, gồm 2 cầu tàu 150m, khả năng đón tàu
có trọng tải trên 20.000 DWT
Giai đoạn phát triển (2003 - nay)
2003 - 2009: Tân Cảng Sài Gòn đầu tư xây dựng mới cảng containerchuyên dụng tại Cát Lái, theo quy hoạch cụm cảng biển số 5
Trang 16 2009: Cảng Cát Lái chính thức đi vào hoạt động toàn diện, trở thànhcảng container lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 520.000 m2, 7cầu tàu, khả năng tiếp nhận tàu có sức chứa lên đến 70.000 TEU.
2010: Tân cảng Sài Gòn chuyển đổi sang hoạt động theo mô hìnhCông ty mẹ - Công ty con, với Tân Cảng Cát Lái là một trong nhữngcông ty con chủ lực
Từ 2010 đến nay: Tân cảng Cát Lái tiếp tục được mở rộng, nâng cấp,hiện đại hóa, với tổng diện tích hiện nay đạt 750.000 m2, 10 cầu tàu,khả năng tiếp nhận tàu có sức chứa lên đến 150.000 TEU Cảng trởthành một trong những cảng container lớn nhất Đông Nam Á và là mắtxích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Bốc dỡ container hàng xuất nhập khẩu
Lưu kho container
Vận chuyển container nội địa
Dịch vụ lai dắt tàu biển
Dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng
Dịch vụ vệ sinh tàu biển
Dịch vụ cung cấp nước ngọt, nhiên liệu cho tàu biển
Dịch vụ đại lý tàu biển
- Dịch vụ logistics: Tân cảng Cát Lái có mạng lưới vận tải đa phương thứcrộng khắp cả nước đồng thời liên kết với các cảng biển, sân bay và cửa khẩutrong khu vực Cảng còn cung cấp dịch vụ kho bãi, lưu kho với hệ thống khobãi hiện đại, đạt chuẩn quốc tế Trong đó có:
Vận tải đa phương thức (đường bộ, đường thủy, đường hàng không)
Dịch vụ kho bãi, lưu kho
Dịch vụ thủ tục hải quan
Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
Dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu
- Ngoài ra, Tân cảng Cát Lái còn cung cấp các dịch vụ khác như:
Cho thuê văn phòng
Cho thuê kho bãi
Dịch vụ du lịch cảng
Tân cảng Cát Lái có khu văn phòng cho thuê hiện đại, diện tíchcho thuê từ 100 m2 đến 1.000 m2, phù hợp với nhu cầu của các doanhnghiệp Cảng còn có khu du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan đẹp,thích hợp cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng
Trang 171.3 Chức năng, nhiệm vụ của Cảng Tân cảng – Cát Lái
Lưu kho container: Cảng có hệ thống kho bãi rộng rãi, hiện đại, đạt chuẩn quốc
tế, đáp ứng nhu cầu lưu kho container của khách hàng
Vận chuyển container nội địa: Cảng cung cấp dịch vụ vận chuyển container nộiđịa bằng đường bộ, đường thủy, kết nối với các tỉnh thành trong cả nước
- Cung cấp dịch vụ logistics:
Dịch vụ vận tải đa phương thức: Cảng cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức(đường bộ, đường thủy, đường biển) trọn gói cho khách hàng, giúp khách hàngtiết kiệm thời gian và chi phí
Dịch vụ kho bãi, lưu kho: Cảng cung cấp dịch vụ kho bãi, lưu kho với hệ thốngkho bãi rộng rãi, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu lưu kho đa dạng của kháchhàng
Dịch vụ thủ tục hải quan: Cảng cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan chuyên nghiệpgiúp khách hàng giải quyết nhanh chóng và thuận tiện các thủ tục hải quan liênquan đến xuất nhập khẩu hàng hóa
Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa: Cảng cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa với cáccông ty bảo hiểm uy tín, giúp khách hàng an tâm về hàng hóa của mình trong quátrình vận chuyển
Dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu: Cảng cung cấp dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩucho khách hàng, giúp khách hàng nắm rõ các quy định pháp luật, thủ tục hànhchính liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa
- Ngoài ra, Tân cảng Cát Lái còn tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần vào
sự phát triển chung của cộng đồng
Nhìn chung, Tân cảng Cát Lái là một cảng container đa chức năng, đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước
1.3.2 Nhiệm vụ của Cảng
Tân Cảng Cát Lái với vai trò là một trong những cảng container lớn nhất và
hiện đại nhất Việt Nam nên sẽ có những nhiệm vụ quan trọng đối với ngành vận tải
nước ta:
- Đảm bảo lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa:
Tân Cảng Cát Lái là điểm trung chuyển quan trọng cho hàng hóa xuất nhập
khẩu giúp lưu thông hàng hóa từ Việt Nam đến các thị trường quốc tế và ngược lại
Cảng tiếp nhận và xử lý hàng triệu TEU mỗi nămvaf đóng góp lớn vào sự thông
suốt của chuỗi cung ứng toàn cầu
- Hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực:
Trang 18Với vị trí chiến lược tại Thành phố Hồ Chí Minh, cảng giúp thúc đẩy hoạt
động kinh tế và thương mại của khu vực phía Nam đặc biệt là các tỉnh công nghiệp
như Bình Dương và Đồng Nai Cảng cung cấp hạ tầng logistics hiện đại đồng thời
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí vận chuyển cho các doanh
nghiệp
- Tăng cường kết nối vận tải đa phương thức:
Cảng kết nối vận tải đa phương thức bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt, và
đường thủy Điều này giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hóa, giảm tải áp
lực cho hệ thống giao thông đường bộ và tăng cường sự linh hoạt trong vận chuyển
- Nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng:
Bằng việc sử dụng các hệ thống quản lý container tiên tiến Tân Cảng Cát Lái
đã nâng cao hiệu quả khai thác cảng, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng cường sự
chính xác trong quá trình xếp dỡ hàng hóa Hệ thống quản lý theo thời gian thực
giúp tối ưu hóa hoạt động của cảng và cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách
hàng
- Đóng góp vào bảo vệ môi trường:
Cảng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải từ hoạt
động cảng và vận tải Sử dụng các công nghệ xanh và năng lượng tái tạo trong quá
trình vận hành, Tân Cảng Cát Lái hướng đến phát triển bền vững và giảm thiểu tác
động tiêu cực đến môi trường
Những nhiệm vụ này giúp Tân Cảng Cát Lái đóng góp to lớn vào sự phát triển
bền vững của ngành vận tải Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ
thương mại quốc tế
1.3.3 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và quản lý của Cảng
Tân Cảng Cát Lái có cơ cấu tổ chức và phân cấp rõ ràng để đảmbảo hoạt động hiệu quả Cơ cấu tổ chức của cảng này gồm các thành
phần chính như sau:
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần Cảng Cát lái
Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểuquyết Và hiện tại ông Nguyễn Phương Nam đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịchHội đồng quản trị của công ty
Trang 19 Họp ít nhất mỗi năm một lần để quyết định những vấn đề quan trọng theo quyđịnh của pháp luật và Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị:
Gồm 6 thành viên, trong đó có 2 thành viên độc lập
Có trách nhiệm điều hành hoạt động của Công ty theo Điều lệ
Có trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng ngày của Công ty
Ban kiểm soát:
Kiểm tra và giám sát các hoạt động tài chính và quản trị của công ty
Các phòng ban:
Gồm các phòng chức năng và các phòng nghiệp vụ phụ trách các lĩnh
vực hoạt động cụ thể của Công ty
Hoạt động dưới sự điều hành của Ban Giám đốc
1.3.4 Kết quả kinh doanh chung của Tân cảng- Cát Lái
Kết quả kinh doanh của Tân Cảng - Cát Lái (CTCP Cảng Cát Lái) trong những năm gầnđây có sự tương đối ổn định và hiệu quả mặc dù có một số khó khăn do tác động của đại dịchCOVID-19
- Cụ thể như trong năm 2020, CTCP Cảng Cát Lái đạt doanh thu thuần 386 tỷ đồng và lợinhuận ròng 97 tỷ đồng Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ dịch vụ cảng biển và dịch vụvận tải chiếm khoảng 85 - 87%
- Tuy nhiên ở 6 tháng đầu năm 2021, Cảng đã ghi nhận sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận
do ảnh hưởng của đại dịch và chi phí đầu tư nâng cấp bãi cảng giai đoạn 2 Doanh thutrong quý II năm 2021 giảm 19% so với cùng kỳ năm trước đạt 66 tỷ đồng và lợi nhuậnsau thuế giảm 29% chỉ còn 19 tỷ đồng
- Nhưng từ năm 2022 đến nay kết quả cho thấy một số thay đổi tích cực Trong năm 2022,doanh thu thuần của công ty đạt 486 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2021 Lợi nhuận sauthuế đạt 126 tỷ đồng tăng 6% so với năm trước
- Và trong nửa đầu năm 2023, doanh thu của Cảng Cát Lái ổn định hơn nữa khi doanh thuthuần đạt 146 tỷ đồng tăng 23% so với cùng kỳ năm 2022 Lợi nhuận sau thuế trong cùng
kỳ đạt hơn 51 tỷ đồng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước
Nhìn chung thì Cảng Cát Lái đã duy trì được mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnhkinh tế và logistics gặp nhiều trở ngại Bên cạnh đó, Cảng cũng có kế hoạch chi trả cổ tứcvới tổng số tiền 125 tỷ đồng cho năm 2022 Vì thế cho thấy khả năng tài chính mạnh mẽ
và cam kết đối với cổ đông
Trang 20Biểu đồ 1.1: Biểu đồ về kết quả kinh doanh của TânCảng – Cát Lái
Vì là một trong những Cảng container lớn nhất Việt Nam códoanh thu xuất khẩu hàng LCL (Less than Container Load) đáng kể
trong những năm gần đây Tuy nhiên chi tiết số liệu cụ thể về doanh
thu LCL không được công khai rộng rãi Thay vào đó, chúng ta có thể
xem xét kết quả kinh doanh tổng thể của cảng để có cái nhìn chung về
hiệu quả hoạt động của họ
- Từ năm 2021 đến đầu năm 2024, Tân Cảng Cát Lái đã đạt được những kết quả kinhdoanh ấn tượng Cụ thể như trong năm 2022, sản lượng container thông qua cảng đạtmức kỷ lục là 5,5 triệu TEU, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh
- Để Cảng đạt được mức doanh thu như thế nhờ vào có những điểm nổi bật sau:
Tăng trưởng mạnh mẽ: Doanh thu xuất khẩu hàng LCL của Tân Cảng Cát Lái liên tụctăng trưởng đều trong những năm qua phần nào khẳng định vị thế là cảng xuất khẩuhàng LCL lớn nhất Việt Nam
Đóng góp: Góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước đặc biệt làcác mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may và da giày
Yếu tố thúc đẩy:
+ Nhờ vào hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có
hiệu lực vì vậy mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị
trường EU
+ Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU
tăng cao sau đại dịch Covid-19
+ Cải thiện quy trình thủ tục xuất nhập khẩu đồng thời nâng cao chất
lượng dịch vụ tại cảng
- Dự báo:
Dự kiến năm 2024, doanh thu xuất khẩu hàng LCL của Tân Cảng Cát Lái
sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt khoảng 3 triệu TEUs
Các yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng bao gồm:
Trang 21+ Kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19.
+ Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ lực tiếp tục tăng cao
+ Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Nội dung chính của chương 1 chủ yếu giới thiệu sơ lược về Cảng em Thực tập Giới thiệu về lịch
sử hình thành và phát triển của công ty, sơ đồ bộ máy nhân sự, tình hình hoạt động của Cảng vàkết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Cảng cũng như kết quả doanh thu xuấtkhẩu LCL bằng đường biển tại Tân Cảng – Cát Lái
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
XUẤT KHẨU HÀNG LCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TÂN
CẢNG – CÁT LÁI CỦA CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
1 Quy trình xuất khẩu hàng lẻ LCL tại Tân Cảng – Cát Lái
2 Phân tích quy trình xuất khẩu LCL bằng đường biển tại Tân Cảng – Cát Lái của công ty
Tân cảng Sài Gòn
3 Đánh giá hoạt động nghề nghiệp diễn ra tại doanh nghiệp được trải nghiệm
2.1 Quy trình xuất khẩu hàng lẻ LCL tại Tân Cảng – Cát Lái
Theo như kết quả kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóaxuất khẩu bằng đường biển ở chương 1 thì dịch vụ xuất khẩu hàng hóaLCL bằng đường biển của công ty luôn chiếm tỷ trọng doanh doanhthu lớn nhất của công ty Tân cảng Sài Gòn và công ty luôn dành sựquan tâm đến hoạt động tại công ty Theo quy định tại Điều 28 LuậtThương mại Việt Nam năm 2005 về xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa là
“Việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khuvực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quanriêng theo quy định của pháp luật.” xác định sơ đồ chung để tổ chứcthực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu LCL bằng đường biểntại công ty như sau: