1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Xây dựng thương hiệu Địa phương qua tổ chức hội làng tại làng giang xá, huyện hoài Đức, thành phố hà nội

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng thương hiệu địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá văn hóa địa phương. Xây dựng thương hiệu địa phương là một khái niệm được đặc biệt quan tâm từ khi Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 được ký phê duyệt. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương đã được triển khai ở những giai đoạn khác nhau, mức độ khác nhau tại các địa phương trên cả nước. Khi nhắc tới các thương hiệu địa phương nổi tiếng, hầu hết các cái tên nổi lên chỉ là các thành phố lớn như Hạ Long, Đà Nẵng, Ninh Bình mà hầu như ít có ai đề cập tới vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương với địa phương ở đây là cấp thấp hơn tỉnh, thành phố. Do vậy mà trong vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cho địa phương cấp dưới tỉnh nhằm gia tăng sự cạnh tranh giữa các địa phương này đồng thời xây dựng hình ảnh đặc trưng riêng biệt là điều cần được chú trọng nghiên cứu và hướng dẫn triển khai, nhất là trong thời buổi đầy tiềm năng và cơ hội này. Việc xây dựng thương hiệu địa phương với các tính từ như lâu đời, truyền thống, khác biệt… đã được đề cập đến trước đây, biểu hiện thường được nhớ tới chính là các nét đặc sắc về văn hóa. Trong đó, không thể nào bỏ qua lễ hội - minh chứng mang đầy đủ các tính từ đã nêu trên. Lễ hội hay theo cách gọi cổ truyền thân thuộc tại các làng quê là hội làng là một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hội làng được người dân sáng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, vui chơi, giải trí, được hình thành qua một quá trình lâu dài do tác động của văn hoá, chính trị và lịch sử. Lễ hội từ bao đời nay đã là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, mà ở đây là các hội làng, là một vấn đề cần thiết bởi trước hết các lễ hội chính là minh chứng về một nền văn hóa, một phông văn hóa rực rỡ đa dạng không chỉ đối với địa phương tổ chức và còn cả với nền văn hóa Việt Nam nói chung. Trước hết, hội làng mang ý nghĩa lịch sử - lễ hội làng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của làng xã, là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của từng địa phương. Thêm vào đó là ý nghĩa về mặt văn hóa - lễ hội làng là nơi lưu giữ và truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, bao gồm: phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng dân gian góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương. Ngoài ra, lễ hội làng hay hội làng còn đem lại cả ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội - Lễ hội làng là dịp để người dân địa phương sum vầy, đoàn kết, cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, từ đó tăng cường gắn kết cộng đồng đồng thời cũng sẽ là cơ hội tốt để thu hút đông đảo du khách đến tham quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ những lí do trên, người viết cảm thấy cần có nhiều hơn những nghiên cứu về xây dựng thương hiệu địa phương với các cấp nhỏ hơn, đặc biệt là về xây dựng thương hiệu địa phương thông qua khía cạnh văn hóa, thông qua những lễ hội mang đầy tính ý nghĩa của nhân dân ta. Trong bối cảnh đó, hội làng Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội cũng là một lễ hội được đánh giá là lâu đời và có tính chất độc đáo vẫn còn được người dân gìn giữ và duy trì tổ chức cho tới tận ngày nay. Hội làng Giang Xá là dịp để mỗi người con tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến công lao của vị Hoàng đế đã có công đánh giặc ngoại xâm lập ra nước Vạn Xuân - Lý Nam Đế. Đồng thời, giáo dục cho thế hệ trẻ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy mang đầy đủ những yếu tố để có thể trở thành một thương hiệu về văn hóa đại diện cho làng Giang Xá nói riêng và huyện Hoài Đức nói chung nhưng về vấn đề nghiên cứu xây dựng hội làng trở thành một thương hiệu địa phương vẫn còn khá mới mà chưa được đề cập tới thường xuyên. Vì vậy với cách tiếp cận nhìn hội làng và xem xét từ góc độ xây dựng trở thành thương hiệu của địa phương về văn hóa, người viết sẽ phân tích các yếu tố cốt lõi liên quan tới hội làng và những tiềm năng của nó trong phát triển trở thành thương hiệu của địa phương. Từ đó nhìn thấy những điểm mạnh, hạn chế, thời cơ và thách thức cũng như đưa ra một vài giải pháp để đóng góp vào vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương thông qua hoạt động tổ chức hội làng. 2. Tình hình nghiên cứu Với đề tài “Xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng” hầu như không có nhiều tài liệu. Chủ yếu các công trình nghiên cứu và tài liệu xoay quanh chủ đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh hoặc về hoạt động xây dựng thương hiệu điểm đến ngành du lịch, hoặc trực tiếp về các lễ hội cụ thể. Một số nghiên cứu có liên quan tới đề tài tiểu luận tìm được: 1. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam - Luận án Tiến sĩ Quản lý công, Trần Thu Trang, 2022. 2. “Xây dựng thương hiệu địa phương: Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn” (Bài viết của tác giả Phạm Thị Thu Hương đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo số 22, tr.43-45, 2017) 3. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm địa phương (Bài viết trên tạp chí Tài chính Doanh nghiệp năm 2016) 4. Những giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền và nhu cầu của xã hội hiện đại (Tác giả Ngô Đức Thịnh, trích từ cuốn “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại của NXB Khoa học xã hội năm 1993). 3. Mục đích nghiên cứu Tổng hợp các cơ sở nghiên cứu về thương hiệu và xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hoạt động hội làng. Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu tại làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng thương hiệu địa phương thông qua tổ chức hội làng tại địa bàn làng Giang Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Các số liệu, khảo sát trong giai đoạn 2023 - 2024. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu -Hệ thống lại lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương và xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng. -Đưa ra thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại làng Giang Xá, Hoài Đức, Hà Nội. -Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại làng Giang Xá, Hoài Đức, Hà Nội. 6. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại địa bàn làng Giang Xá, Hoài Đức, Hà Nội. 6.2. Khách thể nghiên cứu Thương hiệu địa phương trong tổ chức hội làng tại địa bàn làng Giang Xá, Hoài Đức, Hà Nội 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu về xây dựng thương hiệu và xây dựng thương hiệu địa phương, tổng quan về hội làng nhằm xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý số liệu nhằm mô tả thực trạng, nhận thức của người dân về vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu địa phương thông qua tổ chức hội làng tại làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Phỏng vấn trực tiếp cán bộ Trung tâm văn hoá huyện Hoài Đức nhằm bổ sung vào kết quả điều tra về thực trạng hỗ trợ của chính quyền địa phương trong xây dựng thương hiệu địa phương qua hoạt động tổ chức hội làng. 8. Cấu trúc của tiểu luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, bài tiểu luận này được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng và khái quát về lễ hội làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Chương 2: Thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Trang 1

Đề cương tiểu luận

Đề tài: Xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại làng GiangXá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng thương hiệuđịa phương đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xãhội và quảng bá văn hóa địa phương Xây dựng thương hiệu địa phương là mộtkhái niệm được đặc biệt quan tâm từ khi Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm2030 được ký phê duyệt Tuy nhiên, hoạt động xây dựng thương hiệu địa phươngđã được triển khai ở những giai đoạn khác nhau, mức độ khác nhau tại các địaphương trên cả nước.

Khi nhắc tới các thương hiệu địa phương nổi tiếng, hầu hết các cái tên nổi lên chỉlà các thành phố lớn như Hạ Long, Đà Nẵng, Ninh Bình mà hầu như ít có ai đề cậptới vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương với địa phương ở đây là cấp thấp hơntỉnh, thành phố Do vậy mà trong vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu chođịa phương cấp dưới tỉnh nhằm gia tăng sự cạnh tranh giữa các địa phương nàyđồng thời xây dựng hình ảnh đặc trưng riêng biệt là điều cần được chú trọngnghiên cứu và hướng dẫn triển khai, nhất là trong thời buổi đầy tiềm năng và cơhội này

Việc xây dựng thương hiệu địa phương với các tính từ như lâu đời, truyền thống,khác biệt… đã được đề cập đến trước đây, biểu hiện thường được nhớ tới chính làcác nét đặc sắc về văn hóa Trong đó, không thể nào bỏ qua lễ hội - minh chứngmang đầy đủ các tính từ đã nêu trên Lễ hội hay theo cách gọi cổ truyền thân thuộctại các làng quê là hội làng là một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Việt Nam,đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Hội làng được người dân sáng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu về tâm linh, tínngưỡng, vui chơi, giải trí, được hình thành qua một quá trình lâu dài do tác độngcủa văn hoá, chính trị và lịch sử Lễ hội từ bao đời nay đã là một phần không thểthiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, là nơi lưu giữ những giá trị vănhóa tốt đẹp của cha ông truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác

Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, mà ở đây là các hộilàng, là một vấn đề cần thiết bởi trước hết các lễ hội chính là minh chứng về mộtnền văn hóa, một phông văn hóa rực rỡ đa dạng không chỉ đối với địa phương tổ

Trang 2

chức và còn cả với nền văn hóa Việt Nam nói chung Trước hết, hội làng mang ýnghĩa lịch sử - lễ hội làng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của làng xã,là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáocủa từng địa phương Thêm vào đó là ý nghĩa về mặt văn hóa - lễ hội làng là nơilưu giữ và truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, bao gồm:phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng dân gian góp phần giáo dụcthế hệ trẻ về truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương Ngoài ra, lễ hội làng hayhội làng còn đem lại cả ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội - Lễ hội làng là dịp để ngườidân địa phương sum vầy, đoàn kết, cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa, thểthao, từ đó tăng cường gắn kết cộng đồng đồng thời cũng sẽ là cơ hội tốt để thu hútđông đảo du khách đến tham quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địaphương.

Từ những lí do trên, người viết cảm thấy cần có nhiều hơn những nghiên cứu vềxây dựng thương hiệu địa phương với các cấp nhỏ hơn, đặc biệt là về xây dựngthương hiệu địa phương thông qua khía cạnh văn hóa, thông qua những lễ hộimang đầy tính ý nghĩa của nhân dân ta

Trong bối cảnh đó, hội làng Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội cũnglà một lễ hội được đánh giá là lâu đời và có tính chất độc đáo vẫn còn được ngườidân gìn giữ và duy trì tổ chức cho tới tận ngày nay Hội làng Giang Xá là dịp đểmỗi người con tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến công lao của vị Hoàng đế đãcó công đánh giặc ngoại xâm lập ra nước Vạn Xuân - Lý Nam Đế Đồng thời, giáodục cho thế hệ trẻ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Tuy mang đầy đủ những yếu tố để có thể trở thành một thương hiệu về văn hóa đạidiện cho làng Giang Xá nói riêng và huyện Hoài Đức nói chung nhưng về vấn đềnghiên cứu xây dựng hội làng trở thành một thương hiệu địa phương vẫn còn khámới mà chưa được đề cập tới thường xuyên

Vì vậy với cách tiếp cận nhìn hội làng và xem xét từ góc độ xây dựng trở thànhthương hiệu của địa phương về văn hóa, người viết sẽ phân tích các yếu tố cốt lõiliên quan tới hội làng và những tiềm năng của nó trong phát triển trở thành thươnghiệu của địa phương Từ đó nhìn thấy những điểm mạnh, hạn chế, thời cơ và tháchthức cũng như đưa ra một vài giải pháp để đóng góp vào vấn đề xây dựng thươnghiệu địa phương thông qua hoạt động tổ chức hội làng.

2 Tình hình nghiên cứu

Với đề tài “Xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng” hầu nhưkhông có nhiều tài liệu Chủ yếu các công trình nghiên cứu và tài liệu xoay quanh

Trang 3

chủ đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh hoặc về hoạt động xây dựngthương hiệu điểm đến ngành du lịch, hoặc trực tiếp về các lễ hội cụ thể Một sốnghiên cứu có liên quan tới đề tài tiểu luận tìm được:

1 Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam - Luận án Tiến sĩQuản lý công, Trần Thu Trang, 2022.

2 “Xây dựng thương hiệu địa phương: Phương pháp luận và kinh nghiệm thựctiễn” (Bài viết của tác giả Phạm Thị Thu Hương đăng trên tạp chí Kinh tế vàDự báo số 22, tr.43-45, 2017)

3 Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm địa phương (Bài viết trên tạpchí Tài chính Doanh nghiệp năm 2016)

4 Những giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền và nhu cầu của xã hội hiện đại(Tác giả Ngô Đức Thịnh, trích từ cuốn “Lễ hội truyền thống trong đời sốngxã hội hiện đại của NXB Khoa học xã hội năm 1993).

Các số liệu, khảo sát trong giai đoạn 2023 - 2024

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

-Hệ thống lại lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương và xây dựng thươnghiệu địa phương qua tổ chức hội làng.

-Đưa ra thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại làngGiang Xá, Hoài Đức, Hà Nội

-Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chứchội làng tại làng Giang Xá, Hoài Đức, Hà Nội

6 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

Trang 4

6.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại địa bàn làngGiang Xá, Hoài Đức, Hà Nội.

6.2 Khách thể nghiên cứu

Thương hiệu địa phương trong tổ chức hội làng tại địa bàn làng Giang Xá, HoàiĐức, Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm:

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoácác tài liệu về xây dựng thương hiệu và xây dựng thương hiệu địa phương, tổngquan về hội làng nhằm xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:

Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý số liệu nhằmmô tả thực trạng, nhận thức của người dân về vấn đề xây dựng và quảng bá thươnghiệu địa phương thông qua tổ chức hội làng tại làng Giang Xá, huyện Hoài Đức,thành phố Hà Nội

Phỏng vấn trực tiếp cán bộ Trung tâm văn hoá huyện Hoài Đức nhằm bổ sung vàokết quả điều tra về thực trạng hỗ trợ của chính quyền địa phương trong xây dựngthương hiệu địa phương qua hoạt động tổ chức hội làng.

8 Cấu trúc của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, bài tiểu luận nàyđược trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làngvà khái quát về lễ hội làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Chương 2: Thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tạilàng Giang Xá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tạilàng Giang Xá, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊAPHƯƠNG QUA TỔ CHỨC HỘI LÀNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘILÀNG GIANG XÁ, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng

1.2.1 Khái niệm thương hiệu địa phương

Thương hiệu, theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã định nghĩa là “Thương hiệu(brand) là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả nhữngyếu tố này để có thể nhận biết hàng hoá dịch vụ của một người bán cũng nhưphân biệt nó với hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác”.

Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, thương hiệu là từ ngữ dùng để chỉ chung các đốitượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến và được bảo hộ, như nhãn hiệu hànghoá, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ hàng hoá…

Trang 6

Vì vậy, có thể nói thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lýlẽ và cảm xúc của một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thânsản phẩm, tên gọi, logo, hình ảnh và mọi sự thể hiện khách mà qua đó tạo đượcấn tượng trong tâm trí khách hàng.

Philip Kotler - “cha đẻ” của nền marketing hiện đại - và cộng sự vào năm 1993đã nghiên cứu và cho rằng sự phát triển của một địa phương trong tương lai sẽphụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố bên trong như chuyên môn, kỹ năng đónggóp và phẩm chất của con người cùng các tổ chức tại địa phương đó thay vì chỉdựa vào các nhân tố đã có sẵn như vị trí địa lý, khí hậu hay tài nguyên thiênnhiên

Theo Kavaratzis (2005), địa phương là thực thể có tính thương hiệu nếu nhữngđặc điểm riêng có thể giúp phân biệt chúng với nhau.

Keller (2003) định nghĩa: “Thương hiệu địa phương, quốc gia, vùng lãnh thổ làmột tập hợp những liên tưởng hình ảnh trong tâm trí khách hàng, làm tăng giá trịnhận thức về con người, sản phẩm, văn hoá, môi trường kinh doanh và điểm thuhút du lịch của địa phương, quốc gia và vùng lãnh thổ đó.”.

Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Thương hiệu là một cái tên,một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, một hình vẽ tổng thể các yếu tố kể trên nhằmxác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán vàphân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.”.

Theo Zenker & Braun (2017), “Thương hiệu địa phương là hệ thống các liêntưởng (network of associations) trong tâm trí khách hàng địa phương dựa trênbiểu hiện trực quan, bằng lời nói và biểu hiện hành vi của một địa điểm và cácbên liên quan của nó’’.

Thương hiệu địa phương (Place branding hay Destination Branding/LocationBranding) là khái niệm xoay quanh việc làm thương hiệu cho tất cả mọi yếu tốliên quan đến địa phương ấy: địa lý, đặc sản, truyền thống văn hoá…

Simon Anholt cũng nói rằng thương hiệu thành phố “là một bối cảnh được tạonên từ văn hóa và tâm lý, không phải kinh tế và chính trị”

Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệuhàng hóa Nhưng trên thực tế, khái niệm này được hiểu rộng hơn nhiều, nó cóthể là bất kỳ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm chochúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại Thươnghiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một

Trang 7

doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, mà quan trọnghơn cả, đó là cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trườngcũng như uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng

1.2.2 Xây dựng thương hiệu địa phương

Xây dựng thương hiệu địa phương là một thuật ngữ mới, bao trùm cả việc xâydựng, marketing và quảng bá cho thương hiệu quốc gia, thương hiệu khu vực vàthương hiệu thành phố Nó bao gồm cả một quá trình xây dựng và nâng cao hìnhảnh, cũng như sự uy tín của một địa phương bằng cách phát triển và tạo ra cácbản sắc thương hiệu dựa trên các yếu tố thực tế của địa điểm đó như: vị trí địalý, con người, lịch sử truyền thống văn hoá…

Ông Robert Govers - Chủ tịch sáng lập của Hiệp hội Xây dựng thương hiệu địaphương (IPBA) cho rằng, xây dựng thương hiệu thành phố không phải làmarketing, mà là về xây dựng cộng đồng, kiến tạo bản sắc, dựa trên sự phối hợp,cộng tác, sản xuất nội dung và tạo ra sự tương tác với các thành phần xã hội liênquan Ông khẳng định xây dựng thương hiệu thành phố là thấu hiểu, đo lường,gây ảnh hưởng và quản lý cách thức mà thành phố được đối tượng truyền thôngtrong nước, nước ngoài, và cả nội bộ địa phương ngưỡng mộ và công nhận Điềunày rất quan trọng vì nhận thức và danh tiếng là tiền đề thiết yếu để thu hút vàgiữ chân khách du lịch, thương nhân, nhà đầu tư, sinh viên và người dân.

Ngày nay, các nhà quản trị, chính quyền các địa phương đang dần quan tâm tớivấn đề này bởi sự cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút khách hàng, khách du lịch,các doanh nghiệp, vốn đầu tư, thậm chí cả sự tôn trọng và quan tâm của mọingười, ở đây chính là uy tín và danh tiếng Tuy nhiên, điều này không chỉ dừnglại ở việc lên một kế hoạch truyền thông, một khẩu hiệu hay một vài hình ảnhlogo đại diện mà nó phải là một quá trình mang tính chiến lược để phát triển mộttầm nhìn dài hạn cho một địa phương với mục tiêu gắn kết và hấp dẫn các đốitượng liên quan

Xây dựng thương hiệu địa phương là xây dựng và phát triển một bản sắc riêngcho địa phương đó, là một chiến lược lâu dài, bền bỉ, nhất quán và đòi hỏi nhậnthức cao nhất của chính quyền địa phương, cùng với đó là sự hợp tác của cácbên liên quan, cùng nhau gây dựng nên hình ảnh đẹp cho địa phương, từ đóthành công thu hút nguồn nhân lực, vốn đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, dulịch, văn hoá - xã hội của địa phương

Theo PGS Nguyễn Văn Thanh và các cộng sự,để xây dựng thương hiệu đòi hỏisự tuân thủ về quy trình chiến lược marketing nói chung với 6 bước căn bản.

Trang 8

Bước 1, phân tích SWOT - Mỗi địa phương sẽ có các điểm mạnh (S), điểm yếu(W), cơ hội (O) và thách thức (T) riêng trong mối quan hệ so sánh với các địaphương khác

Bước 2, lựa chọn thị trường mục tiêu - Điều này cần được đặc biệt xác định rõbởi mỗi địa phương đều nên có một tệp khách hàng mục tiêu phù hợp với các tàinguyên có sẵn hoặc phù hợp với các điểm mạnh của địa phương mình từ đó tậptrung phục vụ và thu lại lợi ích

Bước 3, xác định các mục tiêu - Các mục tiêu của chương trình xây dựng thươnghiệu địa phương bao gồm 2 loại là mục tiêu về doanh số (lượng du khách đến,đến lần 2, thu nhập trung bình một khách…) và mục tiêu về hình ảnh thươnghiệu (mức độ nhận biết thương hiệu, ẩn tượng tích cực về thương hiệu…)

Bước 4, xây dựng các phương án định vị và lựa chọn chiến lược định vị Địaphương cần xây dựng một số phương án định vị dựa trên những điểm mạnh đãphân tích ở trên và lựa chọn vị trí tương đối của thương hiệu địa phương mìnhtrên bản đồ nhận thức, nhằm tạo sự khác biệt với các địa phương khác

Bước 5, thiết kế chiến lược marketing-mix Marketing-mix là bộ công cụmarketing để tác động tới các khách hàng mục tiêu nhằm cụ thể hóa hơn và thểhiện tính nhất quán với chiến lược định vị.

Bước 6, xây dựng chương trình hành động Sau khi đã có chiến lược mix, địa phương phải cụ thể hóa thành các chương trình hành động cả năm,trong đó phải lập các bản kế hoạch chi tiết cho các hạng mục về các chươngtrình hướng dẫn thực hiện, các sự kiện phục vụ mục tiêu, chương trình dự kiếnhỗ trợ, theo tuần, tháng, quý…

marketing-Chính vì vậy, xây dựng thương hiệu cho địa phương là một công tác vô cùngquan trọng giống như việc xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp, một địaphương với chiến

1.2.3 Hội làng

Hội làng là một cách gọi theo dòng tên gọi dân gian của lễ hội cổ truyền tại cáclàng quê ngày xưa Lễ hội là một dạng hoạt động văn hoá do con người sáng tạo ranhằm thoả mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, vui chơi, giải trí, được hình thànhqua một quá trình lâu dài do tác động của văn hoá, chính trị và lịch sử Hội làng vềbản chất cũng có định nghĩa như vậy tuy nhiên ở hội làng yếu tố “hội” được nhấnmạnh hơn, làm nổi bật sự khác biệt về nội dung của hình thức này

Trang 9

Theo Lê Văn Kỳ, “Hội là hệ thống trò chơi, trò diễn phong phú và đa dạng”.

Theo Bùi Thiết, “Hội là các hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức cao hơn, cócác hoạt động văn hoá truyền thống”.

Theo Đoàn Văn Chúc, “Hội là cuộc vui bằng vô số hoạt động giải trí công cộng,diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp (cuộc lễ) kỉ niệm một sự kiện tự nhiênhay xã hội, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ”

Làng là 1 khối dân cư ở nông thôn làm thành 1 đơn vị có đời sống riêng về nhiềumặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến.

Không có một khái niệm cụ thể nào cho hội làng, do vậy về bản chất nó vẫn là mộtlễ hội được người dân trong một làng cùng nhau chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ,công việc để tổ chức, bao gồm đầy đủ 2 phần “lễ” và “hội” nhằm đảm bảo mụcđích chính là báo Thánh, tưởng nhớ các vị thần linh tổ tiên và cầu mong cho mưathuận gió hoà, cuộc sống bình an, đồng thời cũng đảm bảo sự nhấn mạnh vào yếutố “Hội” - tức là đa dạng các hoạt động trò chơi dân gian, các hình thức diễn xướngdân gian trong đó có các “tục hèm”, các hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn nghệthuật, giao lưu văn hoá nghệ thuật… được diễn ra trong khuôn khổ lễ hội Hội lànglà hình ảnh thu nhỏ bộ mặt làng xã người Việt; là sản phẩm kết tinh từ tâm hồn, trítuệ, tài năng, cốt cách và đạo lý của bao thế hệ trong quá trình sống, lao động, xâydựng và bảo vệ quê hương; luôn có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đờisống cũng như trong bản sắc văn hoá của người dân Mỗi hội làng lại mang một ýnghĩa riêng nhưng đều hoà chung vào “dòng chảy lễ hội” của quê hương, đất nước;đó là niềm tin vào tâm linh, ngưỡng vọng, tưởng nhớ về tổ tiên, với đạo lý tốt đẹp“uống nước nhớ nguồn”; là nơi bảo lưu, trao truyền những giá trị văn hoá truyềnthống cao đẹp cho lớp cháu con tự bao đời

1.3 Khái quát về hội làng Giang Xá

1.3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Làng Giang Xá là một làng thuộc thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thànhphố Hà Nội nổi tiếng với về dày lịch sử và văn hoá lâu đời; được biết đến như làquê hương thứ hai của vị anh hùng dân tộc Lý Nam Đế - người đã có công lậpnên nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ VI Hoài Đức vốn là một huyện của Hà Tây(cũ), nay là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phốkhoảng 16 km, phân chia thành 1 thị trấn và 19 xã Ngay từ buổi sơ khai, HoàiĐức đã là nơi tiếp cận của nhiều nền văn hoá nổi tiếng đặc trưng cho miền bắcnhư Hoà Bình, Sơn Vi và bản thân vốn là cấu thành của văn hoá Phùng Nguyên(đặc trưng của nền văn minh lúa nước - văn minh sông Hồng); là một trong

Trang 10

những địa bàn nổi tiếng với hàng loạt các di tích lịch sử đều thờ Lý Bí và LýPhục Man, người có công xây dựng và bảo vệ nhà nước Vạn Xuân độc lập vàothế kỷ thứ VI như đình Giá Lưu Xá, đền Di Trạch, đình chùa Đại Tự (xã KimChung), quán Giá ( xã Yên Sở).

Ngay tại trung tâm huyện là thị trấn Trạm Trôi với vị trí thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế, đồng thời cũng chính là trung tâm văn hoá của toàn huyện Đối vớilàng Giang Xá, bởi là một phần của vùng đất có lịch sử lâu đời nên người dânnơi đây đều rất tự hào về quá trình hình thành và phát triển của làng, đặc biệt tựhào là quê hương thứ hai của vua Lý Nam Đế Đặc biệt khi nhắc tới làng GiangXá, người ta không thể không nhắc tới những đặc trưng văn hoá nổi bật của làngnhư cụm di tích lịch sử và văn hoá được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc giaĐình - Đền Giang Xá, chùa Bảo Phúc; Hội làng Giang Xá; có nghề truyền thốnglàm nón, bánh bác - đặc sản tiến vua làng Giang Xá…

1.3.2 Lịch sử và nguồn gốc

Theo sử sách, Lý Bí sinh ra ở thôn Cổ Pháp (nay thuộc phường Thiên Phong,thành phố Thái Nguyên, sau đó do cha mẹ mất sớm nên ông được Pháp tổ thiềnsư đưa về nuôi dưỡng và tu tập tại chùa Linh Bảo (tức chùa Giang Xá, huyệnHoài Đức) Ông lớn lên văn võ song toàn, có chí lớn, cộng thêm sự căm ghét vàbất mãn với chế độ đô hộ của giặc Lương nên đã ngầm chiêu mộ quân sĩ để khởinghĩa chống giặc ngoại xâm Sau này khi đã thắng lợi, năm 544 ông lên ngôiHoàng Đế, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân Để ghi nhớ côngơn dân làng đã giúp ông trong việc chiêu binh mãi mã, dựng cờ khởi nghĩa nênông đã sắc phong cho làng Giang Xá là Thang Mộc ấp, tức là vùng đất đượcmiễn trừ sưu dịch Khi ông đã mất đi thì người dân đã dựng đền thờ để tưởngnhớ công lao to lớn của ông và làng Giang Xá đã trở thành một trong những nơithờ tự chính của ông

Hội làng Giang Xá là một lễ hội lớn nhất và trọng đại nhất của dân làng Hội làngthường được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch hàng năm (trùng vớingày Lý Bí lên ngôi và khai sinh ra nước Vạn Xuân) Trước dấu mốc 1989 khicụm di tích đình và đền của làng được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấpquốc gia, lễ hội truyền thống của làng vốn đã rất sôi nổi Làng năm nào cũng mởhội tiểu trà 5 ngày (từ ngày 12 đến ngày 16 tháng Giêng Âm lịch) hay năm nàocó sự kiện gì vui thì thời gian mở hội đại trà có thể kéo dài tới 20 ngày sang tậntháng 2 mới giã đám Các hoạt động như rước nghinh, rước văn, rước cỗ, các tròchơi dân gian,… được diễn ra sôi nổi Bên cạnh đó, ngày 10 tháng 3 (ngày hưngbinh), ngày 2 tháng 5 (giỗ Lý Nam Đế) và ngày 12 tháng 9 (sinh nhật Lý NamĐế) cũng là một trong những ngày lễ chính của làng

Trang 11

Với sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương, lễ hội làng Giang Xáhứa hẹn sẽ ngày càng phát triển và trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn chodu khách trong và ngoài nước.

1.3.3 Ý nghĩa và quy mô tổ chức

Tại làng Giang Xá, người dân dành ra rất nhiều khoảng thời gian trong một nămcho các hình thức thờ cúng như ngày cúng giỗ, tưởng niệm… Đặc biệt, lễ hộilàng Giang Xá hay hội làng Giang Xá là một trong những dịp lễ lớn nhất củadân làng trong năm Sau khi cụm di tích đình và đền của làng được Nhà nướccông nhận là Di tích cấp quốc gia, lễ hội đã được chú ý và chú trọng hơn trongvấn đề duy trì tổ chức, trở thành một nét sinh hoạt văn hoá tinh thần không thểthiếu của người dân Như trở thành thông lệ, cứ 5 năm 1 lần, làng Giang Xá lạitổ chức một lần đại lễ, dân làng nô nức chuẩn bị và chờ đón ngày vào đám.Các hoạt động được chia ra làm 2 phần lễ và hội Đối với phần lễ có các nghithức tế lễ và rước kiệu thánh theo phong tục từ rạng sáng Có thể kể tới các nghithức như các ban chuẩn bị làm lễ xin phép rước thánh vào 3 giờ sáng trước cungcấm của Thánh, đọc điếu văn xin rước thánh và mở hội làng Giang Xá, đoànrước rước Long ngai của vua Lý Nam Đế về đền Giang Xá để khai hội,…tại cácxóm có thánh đi qua đều có trang trí lễ, có các cụ mặc áo đỏ đứng cung nghênh.Về phần hội, các hoạt động cũng được đa dạng hoá, có thể kể đến như thi đấu cờngười, Tổ tôm Điếm, chọi gà… Nổi bật nhất phải kể đến chính là hội cờ người -nét độc đáo riêng của làng Giang Xá mỗi lần mở hội Cờ người là trò chơi môphỏng trận đánh giữ Lý Nam Đế với giặc ngoại xâm, được hưởng ứng tham giabởi dân làng, mỗi người đóng vai một quân cờ, bàn cờ được thiết kế ở giữakhoảng sân rộng hoặc sân đình Mỗi ván cờ gồm 32 quân, bao gồm 16 nam và16 nữ, chia thành 2 phe, đây đều là những nam thanh nữ tú con cháu trong làngđược lựa chọn ra và thường kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ Trò chơi dân giannày bởi mang đầy tính triết lý và trí tuệ nên vẫn luôn là tâm điểm được ngườidân và du khách thập phương tới chứng kiến và theo dõi

Cùng với thời gian, hội làng Giang Xá đã trở thành một sự kiện văn hoá độc đáocủa làng, là một trong những nét tiêu biểu khi nhắc tới bản sắc văn hoá riêng củalàng Đúng với nguồn gốc của nó, việc người dân vẫn gìn giữ và duy trì tổ chứclễ hội này bên cạnh mục đích thể hiện lòng tri ân của nhân dân địa phương vớicông đức của vua Lý Nam Đế chính là một dịp mang ý nghĩa giáo dục cho concháu, dạy cho thế hệ sau này một bài học về lịch sử hào hùng và công lao của LýNam Đế - người đã dũng cảm đứng lên chống giặc để bảo vệ chủ quyền và độclập Tổ quốc , giáo dục về truyền thống yêu nước, tiếp nối mạch nguồn thấm đẫmđạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay

Trang 12

Đối với những năm không phải chu kì 5 năm thì lễ hội thường được tổ chức vớiquy mô nhỏ hơn, diễn ra trong làng Còn đối với các năm vào dịp 5 năm hoặcđặc biệt là cách 10 năm (năm chẵn tính từ cột mốc vua Lý Nam Đế thành lậpnước Vạn Xuân) thì hội được tổ chức với quy mô lớn và hoành tráng hơn Năm2024 là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện.

1.3.4 Vai trò của hội làng Giang Xá trong công tác xây dựng thương hiệu địaphương

Văn hoá luôn là một trong những nhân tố hàng đầu để phát triển và trở thành sựnhận diện, phân biệt giữa địa phương này với địa phương kia Đó chính là thứbản sắc thương hiệu rõ ràng nhất mà mỗi địa phương vốn đã có được

Đối với hội làng Giang Xá, bởi vốn đã là một trong những lễ hội đặc sắc nhấtcủa vùng đất xứ Đoài và là dịp lễ quan trọng nhất của làng nên hội làng từ lâu đãđóng góp to lớn vào công tác xây dựng thương hiệu địa phương, cụ thể ở đây làthị trấn Trạm Trôi, hay mở rộng ra là huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Trước hết, hội làng là dịp để địa phương giới thiệu và quảng bá các giá trị vănhoá độc đáo của mình Những giá trị văn hoá truyền thống, những nét đặc trưngcủa làng đều được tập trung và thể hiện rõ nét nhất tại đây Đó là lịch sử hìnhthành và phát triển lâu đời, là những kiến trúc độc đáo tiêu biểu gắn với làng, lànhững bản sắc thể hiện quan các nghi lễ và các trò diễn trong khuôn khổ lễ hộivà cả những nét đẹp tinh thần được truyền lại của chính dân làng nơi đây.

Bên cạnh giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hoá, đây cũng chính là nhân tốgiúp thu hút đông đảo khách đến tham quan, tạo điều kiện phát triển cho cácngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng,… Nhất là xúc tiến được vấn đề đưa cácsản phẩm đặc trưng của địa phương giới thiệu tới nhiều người hơn Điều nàytrước hết là góp phần giới thiệu về địa phương nhưng sau đó còn có cả sự đónggóp tiềm năng vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo cơ hội chocác doanh nghiệp địa phương tiếp cận với thị trường.

Cùng với đó, việc tổ chức hội làng là một cách hiệu quả để tăng cường sự gắnkết cộng đồng, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hoá tốt đẹp củaquê hương, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.

Tất cả các vai trò trên đều đóng góp một phần vào nỗ lực chung của địa phươngtrong việc nâng cao vị thế và hình ảnh của mình để gia tăng chỉ số năng lực cạnhtranh và sức hút của mình đối với các địa phương trong khu vực và trên cả nước,đồng thời gia tăng cơ hội để quảng bá tiềm năng du lịch văn hoá của địa phươngđến với du khách gần xa.

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG QUA TỔ CHỨC HỘI LÀNG TẠI LÀNG GIANG XÁ, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

2.1 Thực trạng về xây dựng thương hiệu địa phương qua tổ chức hội làng tại làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

2.2.1 Quá trình vận dụng các đặc trưng văn hóa của địa phương

Làng Giang Xá là một trong những làng tiêu biểu với đa dạng các đặc trưng vănhoá được xây dựng và gìn giữ suốt bao đời qua Một thương hiệu địa phươngđộc đáo phải đảm bảo sự liên kết giữa các yếu tố liên như lịch sử - văn hoá, sảnphẩm dịch vụ, đặc tính tự nhiên, người dân, năng lực chính quyền, tiềm năngphát triển của địa phương… Trong trường hợp lễ hội, ở đây là hoạt động xâydựng thương hiệu địa phương thông qua tổ chức hội làng Giang Xá, việc vậndụng các đặc trưng văn hoá đặc sắc vốn có của địa phương vào để phục vụ việchoàn thành lễ hội, đồng thời quảng bá các nét văn hóa riêng của địa phương làcần thiết và hợp lý

Về yếu tố lịch sử và văn hóa, hội làng Giang Xá hàng năm đều duy trì thực hiệncác nghi lễ truyền thống trang nghiêm, trang trọng, đúng nghi thức, đúng phongtục truyền thống của địa phương, giữ nguyên truyền thống về địa điểm tổ chứclà cụm di tích lịch sử Đình - Đền thôn Giang Xá, thị trấn trạm Trôi, Hoài Đức,Hà Nội Đặc biệt vào những năm thuộc chu kỳ 5 năm hoặc đại lễ 10 năm, cáchoạt động này đều được tổ chức trình diễn rất hoành tráng và sôi nổi, đảm bảokhía cạnh giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp truyền thống từ lịch sử và văn hóa củavùng đất, đồng thời quảng bá và giới thiệu, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyềnthống lịch sử và văn hóa đặc sắc của quê hương Một vài biểu hiện, hoạt độngtiêu biểu như: lễ hội luôn được trang trọng tổ chức đúng với ngày truyền thống,gắn với tích nổi tiếng của làng về câu chuyện lịch sử quê hương thứ 2 của vuaLý Nam Đế, các nghi thức tế lễ và rước kiệu thánh theo phong tục truyền thốngtừ rạng sáng kết hợp với hội cờ người cùng các trò chơi dân gian vẫn được duytrì tổ chức để nối dài truyền thống, Ngoài ra, các hoạt động biểu diễn trìnhdiễn, mô phỏng lại lại về câu chuyện Hoàng đế Lý Nam Đế đánh giặc cũng đượcdiễn ra trong thời gian tổ chức lễ hội với mục đích thể hiện, tuyên truyền vàquảng bá yếu tố lịch sử đáng tự hào này, có thể kể đến các hoạt động như hội thiCờ người; các buổi biểu diễn Sử thi về thân thế, sự nghiệp Lý Nam Đế do Nhàhát Tuồng Việt Nam biểu diễn trong các đêm hội, Riêng đối với Lễ hội làngGiang Xá năm 2024 - Kỷ niệm 1480 năm Đức Vua Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng

Trang 14

Đế và thành lập nước Vạn Xuân, lễ hội lần đầu tiên tổ chức với quy mô cấphuyện nên đã đa dạng hóa hơn thêm các hoạt động để tận dụng triệt để hơn vềcác nhân tố lịch sử của làng như: biểu diễn văn nghệ tại ao Mục Bài, các buổidiễn văn nghệ chào mừng của nhân dân tại giếng sau đền, biểu diễn ca trù, Về các hoạt động vận dụng các yếu tố khác phục vụ mục đích xây dựng thươnghiệu địa phương trong hoạt động tổ chức hội làng Giang Xá, không thể không kểđến một nhân tố quan trọng giúp thương hiệu được khách tới tham dự nhớ tớilâu hơn đó là sản phẩm của địa phương hay đặc sản của địa phương được tậndụng, quảng bá trong lễ hội Thường các hoạt động liên quan tới quảng bá đặcsản, sản phẩm tiêu biểu của địa phương chỉ thường diễn ra vào các dịp đại lễ, tứclà trong chu kỳ 5 năm hoặc gần đây nhất là 10 năm Lấy trường hợp gần nhất làlễ hội được tổ chức vào đầu năm 2024, các hoạt động này đã được thêm vào đểlàm phong phú hơn hoạt động cho khách tham dự cũng như tạo điều kiện để vậndụng, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương Có thể nhìn thấy thôngqua các hoạt động trưng bày ảnh, tư liệu về di sản cụm Di tích Đình - Đền thônGiang Xá, tổ chức các gian hàng OCOP tiêu biểu như miến Dong, miến KhoaiLang, Điền Bảo miến khoai tây, mộc nhĩ và Mifoco - miến Dong sợi rút và đặcbiệt sản phẩm Bún gạo Minh Dương; nhiều sản phẩm làng nghề (thực phẩm chếbiến sẵn, hoa quả, rau xanh… Bên cạnh đó còn có hoạt động hội chợ ẩm thựcdiễn ra xuyên suốt với sự kết hợp của nhiều gian hàng, có cả những gian hàngbán những món đặc sản truyền thống như bánh bác,vhv, cùng với các gianhàng ẩm thực hiện đại, phục vụ đa dạng các lớp khách hàng mục tiêu

2.2.2 Các chính sách hỗ trợ trong tổ chức hoạt động hội làng

Hội làng Giang Xá được tổ chức thường niên tuy nhiên có sự khác nhau trongquy mô tổ chức, dẫn tới sự khác biệt về các chính sách hỗ trợ trong khâu đầu tưvà thực hiện

Về kinh phí thực hiện, Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND thị trấn TrạmTrôi cho biết kinh phí tổ chức hội làng vào những năm không phải trong chu kỳlễ lớn 5 năm hay 10 năm thì kinh phí chủ yếu tới từ nguồn xã hội hóa hợp phápnhư người dân đóng góp vật chất hoặc tiền mặt phục vụ công tác chuẩn bị tổchức, Bên cạnh đó vẫn có sự hỗ trợ kinh phí lấy từ nguồn ngân sách củaUBND thị trấn Trạm Trôi và của làng Giang Xá Các công tác chuẩn bị đềuđược UBND thị trấn tạo điều kiện và hỗ trợ thực hiện Nếu là đại lễ lớn thuộcchu kỳ 10 năm hoặc 5 năm thì nguồn kinh phí sẽ do huyện giao UBND thị trấnkết hợp với nguồn kinh phí vốn có của UBND thị trấn và từ các nguồn xã hộihóa hợp pháp Lễ hội làng Giang Xá năm 2024 được tổ chức trùng với dịp kỷniệm 1.480 năm Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế và thành lập nước Vạn Xuân

Trang 15

nên quy mô được nâng lên cấp huyện nên các chính sách hỗ trợ công tác tổ chứccũng được đầu tư bài bản và chú trọng hơn Theo kế hoạch tổ chức lễ hội GiangXá Xuân Giáp Thìn 2024 Kỷ niệm 1.480 năm Đức Vua Lý Nam Đế lên ngôiHoàng Đế và thành lập nước Vạn Xuân ngày 08 tháng 12 năm 2023 của UBNDthị trấn Trạm Trôi, đơn vị tổ chức là UBND huyện, HĐND huyện cùng đơn vịthực hiện là UBND thị trấn Trạm Trôi cùng đơn vị phối hợp là Phòng Văn hóavà thông tin huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan UBND thị trấn đã thành lậpBan chỉ đạo, Ban tổ chức và các Tiểu ban tham gia tổ chức lễ hội, đồng thờiphân công nhiệm vụ cho các đơn vị, bộ phận, cán bộ, công chức và các banngành liên quan tập trung cao nhất cho Lễ hội Công tác trang trí chuẩn bị đónTết và Lễ hội Giang Xá được Đảng ủy, chính quyền và nhân dân chú trọng thựchiện Chương trình Lễ hội diễn ra đảm bảo đúng Quy định của Bộ Văn hóa Thểthao và Du lịch, đúng nội dung Kế hoạch của UBND huyện, UBND thị trấnđược cấp trên cũng như các đơn vị, khách thập phương đánh giá cao và đượcnhân dân đồng thuận, ủng hộ

Ngoài ra, lãnh đạo huyện cũng hỗ trợ về cơ sở vật chất, hỗ trợ sửa chữa, nângcấp Đình - Đền Giang Xá, các nhà văn hóa, khu vực tổ chức lễ hội và các cơquan chức năng hỗ trợ trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, sân khấu cho lễ hội.Vớisự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương, lễ hội làng Giang Xá hàngnăm vẫn luôn được duy trì và tổ chức thành công

2.2.3 Người dân trong xây dựng và quảng bá thương hiệu

Người dân là một trong 5 yếu tố đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong vấn đềxây dựng thương hiệu của địa phương, nhất là về lĩnh vực văn hóa bởi họ vừa làngười thực hiện, đồng thời cũng là người tiếp nối, sáng tạo, gìn giữ và phát huynhững nét đẹp trong văn hóa tinh thần của làng.

Thông qua kết quả khảo sát trên, có thể nhận thấy rằng sự nhận thức hay ý thứcvề xây dựng thương hiệu địa phương thông qua hoạt động lễ hội được phản ánhkhá đa dạng Có 56 người trên 70 người làm bài khảo sát cho biết họ là nhữngngười dân trong làng, trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức hoặc là dân làngnhưng đồng thời cũng tham gia bán các mặt hàng đặc sản trong hội chợ diễn raxuyên suốt lễ hội Họ đều có điểm chung là cảm thấy hài lòng với sự thành côngcủa mỗi lần tổ chức thành công lễ hội nhưng vẫn cảm thấy tiếc nuối bởi lễ hộivẫn chưa thực sự được quảng bá đúng đắn, khách tới tham dự thường chỉ là dânlàng hoặc người dân ở các thôn, xã trong huyện hoặc người thân tới ủng hộ.Cũng theo khảo sát, toàn bộ 70 người đều đồng nhất cho rằng lễ hội làng GiangXá hoàn toàn phù hợp để được sử dụng để đầu tư phát triển trở thành thươnghiệu địa phương của làng Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi nói riêng và của huyện

Trang 16

Hoài Đức nói chung Thông qua các câu trả lời nhận được từ câu hỏi “Theo bạn,với vai trò của mình, bạn sẽ đóng góp điều gì vào việc đẩy mạnh phát triểnthương hiệu địa phương, đặc biệt qua dịp hội làng quan trọng này?”, có thể nhậnthấy hầu hết các đóng góp cho của những cá nhân được khảo sát khá mang tínhtruyền thống, đóng góp trực tiếp vào các khía cạnh của lễ hội Với đối tượng làngười trong BTC (10 trên 70 người), họ đóng góp bằng cách sáng tạo trong cácđề xuất ý kiến về khâu tổ chức lễ hội, về lồng ghép vào các hoạt động trong lễhội những nét văn hóa đặc trưng về lịch sử - văn hóa của làng Với đối tượng làngười dân làng hay những tiểu thương mở gian hàng đặc sản (45 trên 70 người),họ cho rằng họ đã đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu địa phương thôngqua lễ hội này bằng các cách như đóng góp công sức và tiền bạc cũng như hiệnvật vào các tiết mục, các khâu chuẩn bị trang trí địa điểm, trực tiếp là tiểuthương mở các gian hàng bán và giới thiệu các đặc sản của làng như các sảnphẩm OCOP của huyện Hoài Đức hay món bánh bác đặc sản làng Giang Xá, cácgian hàng giới thiệu nghề làm nón - nghề truyền thống của làng… Các hoạtđộng này đều đã đóng góp rất lớn vào vấn đề nhận diện thương hiệu văn hóa,quảng bá văn hóa và hơn hết là trực tiếp tác động tới trải nghiệm và cảm nhậntrong tâm trí khách hàng mục tiêu - ở đây là các đối tượng khách tới tham dự vàtrải nghiệm lễ hội

Người dân cũng có ý thức trong việc trở thành mắt xích trong chuỗi kết nối đểquảng bá cho lễ hội, hay thương hiệu riêng của địa phương mình Thông qua kếtquả tích cực thu được từ kết quả khảo sát, tất cả mọi người đều đồng ý sẵn sàngtrở thành một kênh truyền thông để quảng bá cho lễ hội của làng, địa phươngmình Điều này chứng tỏ họ vốn đã có sẵn sự tự hào và ý thức trách nhiệm đốivới vấn đề giữ gìn, phát huy và quảng bá đối với lễ hội quê hương mình, rộnghơn là ý thức về vấn đề đóng góp để cùng phát triển nó thành một thương hiệuvăn hóa của địa phương.

2.2.4 Truyền thông trong quảng bá thương hiệu

Trước hết xem xét dưới góc độ là truyền thông quảng bá lễ hội, đây hẳn là mộtphần thiết yếu không thể bỏ qua, là một công đoạn vô cùng quan trọng quyếtđịnh sự thành công của một lễ hội Một lễ hội cần phải có được những chiếnlược và cách thức, phương thức truyền thông phù hợp, đúng tới các nhóm đốitượng mục tiêu thì mới gọi là thành công, từ đó đem lại sự nổi tiếng và phổ biến,thu hút được đa dạng du khách tới tham dự và trải nghiệm Khi được nâng tầmlên trở thành một thương hiệu về văn hóa của địa phương thì việc truyền thôngra sao lại càng trở nên quan trọng hơn.

Ngày đăng: 01/07/2024, 23:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w