Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt NamQuyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt Nam
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC NGHIỆP
QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP
NHẬT BẢN VÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9.38.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2
1
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nhân loại cho thấy quyền con người (QCN) luôn là vấn đề trung tâm trong sự phát triển của các quốc gia Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm QCN là thước đo mức độ dân chủ và tiến bộ của một xã hội, đồng thời là tiêu chí để đánh giá trình độ văn minh của một dân tộc Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực để đảm bảo cho công dân nước mình được thụ hưởng một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất những quyền cơ bản của con người
Ở Việt Nam, vấn đề quyền con người, quyền công dân (QCN,QCD) từ trước đến nay luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm Qua các bản hiến pháp từ khi giành độc lập (1945) đến nay, Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện việc hiến định QCN phù hợp với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, thực tế cho thấy
ở nước ta vẫn còn những bất cập cả trong việc hiến định và trong việc thực hiện các QCN,QCD Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cả thể chế và thiết chế về QCN,QCD, trong đó có các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp Việc hoàn thiện chế định QCN,QCD trong Hiến pháp thậm chí cần phải được ưu tiên, vì đây là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật khác trong vấn đề này
Để hoàn thiện chế định QCN,QCD trong Hiến pháp 2013 thì việc tham khảo chế định nhân quyền trong Hiến pháp các nước trên thế giới là điều rất cần thiết Trong các quốc gia trên thế giới hiện nay, Nhật Bản là một trong những nước đồng văn, đồng chủng với Việt Nam, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tập quán và cách suy nghĩ của người Á Đông nên phù hợp với chúng ta và do vậy, sẽ thuận lợi cho việc tiếp thu những ưu việt của pháp luật Nhật Bản vào Việt Nam ở một mức độ nhất định Ngoài ra, Nhật Bản còn là một quốc gia châu Á thành công trong việc tiếp thu pháp luật phương Tây để đưa Nhật Bản trở thành một nước phát triển, dân chủ và văn minh Hiến pháp Nhật Bản hiện hành có nhiều điểm tiến bộ, đặc biệt là chế định QCN,QCD, do vậy, việc tham khảo chế định này trong Hiến pháp Nhật Bản sẽ cho chúng ta cơ hội tiếp thu được những điểm tiến bộ về nhân quyền Có thể nói rằng, lựa chọn trường hợp Nhật Bản để tham khảo sẽ giúp chúng ta học hỏi được không chỉ về mặt chuyên môn luật pháp mà còn học hỏi được cả cách thức mà người Nhật Bản tiếp thu luật pháp nước ngoài để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước
Trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu so sánh chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam là rất cần thiết để từ đó có thể chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt cũng như những điểm ưu việt của chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm hoàn thiện chế định QCN,QCD trong Hiến pháp 2013 của chúng ta hiện nay Đây chính là lý do
thúc đẩy nghiên cứu sinh chọn vấn đề Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam làm đề tài nghiên cứu của luận án
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là từ việc phân tích so sánh chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam, rút ra những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện chế định này của Hiến pháp Việt Nam Nhằm đạt mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn
đề Hiến pháp, QCN,QCD và QCN,QCD trong Hiến pháp
Thứ hai: Phân tích những vấn đề lý luận về chế định QCN,QCD trong Hiến pháp, khái quát hoá đặc
điểm, vai trò và xu hướng phát triển của chế định này trong Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới
Thứ ba: Phân tích so sánh những đặc trưng và yếu tố cấu thành của chế định QCN,QCD trong Hiến
pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt trên các phương diện phạm vi hiến định, cách thức hiến định, hiệu lực, hiệu quả và cơ chế bảo đảm, chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt và nguyên nhân
Thứ tư: Xác định những giá trị của chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản có thể tham khảo
để hoàn thiện chế định này trong Hiến pháp Việt Nam; phân tích, đánh giá tính hợp lý và đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Việt Nam dựa trên những kinh nghiệm của Hiến pháp Nhật Bản
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chế định QCN,QCD trong các Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam, xét cả ở phương diện nội dung quyền và cơ chế bảo đảm quyền
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 32
Về mặt nội dung, luận án nghiên cứu chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản (Hiến pháp
Minh Trị, Hiến pháp 1946) và các Hiến pháp Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013) -
cụ thể là nghiên cứu cách thức cấu trúc, nội hàm, những điểm tương đồng và khác biệt của chế định này trong Hiến pháp của hai nước
Về mặt thời gian, luận án nghiên cứu chế định QCN,QCD thể hiện qua các hiến pháp của Nhật
Bản và Việt Nam từ trước tới nay, bắt đầu từ bản hiến pháp đầu tiên cho đến hiến pháp hiện hành, song, tập trung vào các bản hiến pháp hiện hành của hai nước (Hiến pháp 1946 của Nhật Bản và Hiến pháp 2013 của Việt Nam)
Về mặt không gian, luận án chỉ tập trung nghiên cứu chế định QCN,QCD trong các bản hiến
pháp của Nhật Bản và Việt Nam
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp luận
Phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin được xem là cơ sở lý luận của đề tài, bên cạnh đó, đề tài còn vận dụng một số lý thuyết pháp lý khác làm nền tảng cho việc phân tích, cụ thể như sau:
- Lý thuyết về quyền tự nhiên (natural rights), trong đó khẳng định các QCN là tự nhiên, vốn có và
nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm Lý thuyết này cũng khẳng định Hiến pháp là một khế ước xã hội có vai trò xác định, giới hạn quyền lực của nhà nước và bảo vệ các QCN,QCD
- Lý thuyết về “pháp quyền” (the rule of law) nhấn mạnh vai trò của pháp luật, mà đặc biệt là Hiến
pháp và toà án trong việc bảo vệ QCN
- Lý thuyết về công lý hiến định (constitutional justice) xem Hiến pháp như là nền tảng của trật tự
pháp lý dân chủ, qua đó xác lập những nguyên tắc về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước mà nguyên tắc nền tảng trong số đó là phải tôn trọng các QCN,QCD
- Lý thuyết về Chủ nghĩa hiến pháp (Constitutionalism) đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa quyền
lực của nhân dân và quyền lực của chính quyền Luận đề của Chủ nghĩa hiến pháp là con người có những quyền tự nhiên cơ bản, quan trọng tới mức bất cứ chính quyền nào cũng không thể phủ nhận Chủ nghĩa hiến pháp đòi hỏi Hiến pháp không những cần phải ghi nhận các QCN, mà còn phải có những đảm bảo để các quyền đó có giá trị trên thực tế và ngăn ngừa sự xâm phạm các quyền này
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong toàn bộ luận án
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 của
luận án để so sánh chế định QCN,QCD dân trong các Hiến pháp của Nhật Bản và Việt Nam và để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của chế định QCN,QCD trong các Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam
Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này cũng được sử dụng trong toàn bộ luận án, nhưng tập trung
nhất trong các chương 1 và 2 để khái quát hoá những dữ liệu thu được thông qua các hoạt động phân tích,
so sánh
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để kiểm định một số luận điểm quan trọng
của luận án, đặc biệt là ở các chương 3 và 4, để bảo đảm tính khoa học và tin cậy của chúng
5 Những điểm mới của luận án
- Luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc và nội dung của chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam, phân tích sự tương đồng và khác biệt đó từ những đặc điểm về lịch sử, văn hoá, chính trị, xã hội và pháp luật của hai quốc gia Điều này giúp lý giải sự vận động cũng như dự đoán xu hướng phát triển của chế định QCN,QCD trong Hiến pháp của hai nước Nhật Bản và Việt Nam trong tương lai
- Luận án đã xác định những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Việt Nam
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Luận án hệ thống hoá các lý thuyết, quan điểm khoa học nhằm xác định mô hình khái quát về chế định QCN,QCD theo Hiến pháp
Trang 43
- Luận án đã phân tích so sánh chế định QCN,QCD trong các bản Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam, qua đó cho thấy sự tương đồng, khác biệt và xu hướng phát triển của chế định này trong thực tiễn lịch sử lập hiến ở Nhật Bản và Việt Nam
- Luận án giúp nhận thức rõ hơn các ưu điểm và hạn chế của chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện chế định này trong hiến pháp hiện hành 2013 dựa trên trên cơ sở tham khảo các giá trị, kinh nghiệm của Hiến pháp Nhật Bản Vì vậy, luận án có thể là một tư liệu tham khảo hữu ích cho Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác ở Việt Nam trong việc sửa đổi và thực thi Hiến pháp, cũng như cho các cơ sở học thuật trong việc nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp và QCN
7 Kết cấu của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1 - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2 - Những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Chương 3 - Những điểm tương đồng và khác biệt về việc hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt nam
Chương 4 - Hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam - những giá trị tham khảo từ Hiến pháp Nhật Bản
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1.Nhóm các công trình nghiên cứu về Hiến pháp
+ Ảnh hưởng của giá trị phương Tây đối với Hiến pháp Nhật Bản 1946, của tác giả Lương Văn Kế,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 9 năm 2009
+ Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng
Thái, Vũ Công Giao, Nxb Đại học quốc gia 2011 Nội dung cuốn sách đề cập đến một số vấn đề lý luận về Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam và các nước trên thế giới
+ Tiểu luận về Constitutionalism (Chủ nghĩa Hiến pháp) của tác giả Vũ Công Giao Công trình đề
cập đến Constitutionalism theo nghĩa rộng là giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực của nhân dân và quyền lực của chính phủ
+ Những quan điểm, học thuyết hiện đại về Hiến pháp của tác giả Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học
quốc gia 2011 Công trình này đề cập đến các quan điểm về Hiến pháp đó là văn bản giới hạn quyền lực nhà nước, là bản khế ước xã hội, là văn bản quy định tổ chức quyền lực nhà nước, là công cụ để phát triển tự do tối đa cho con người và là văn bản bảo vệ quyền con người
+ Hiến pháp: Cơ sở pháp lý cơ bản của việc bảo đảm quyền con người của tác giả Chu Thị Ngọc,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9 năm 2016 Công trình đề cập đến khái niệm Hiến pháp như một bản khế ước xã hội ghi nhận tất cả các quyền tự do dân chủ của nhân dân, các quyền cơ bản của con người, ghi nhận quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
+ The Monarchy and Constitution (Chế độ quân chủ và Hiến pháp), của tác giả Vernon Bogdanor,
Nxb Oxford University Press 1997 Cuốn sách đề cập đến sự phát triển của quân chủ lập hiến, những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp và tương lai của quân chủ lập hiến
+ Writing The Constitution (Bàn về Hiến pháp), của tác giả Patricia Brinkman, Nxb Benchmark
Education Company 2006 Cuốn sách đề cập đến khái niệm về Hiến pháp với tính cách là luật quan trọng nhất, tất cả các luật đều phát sinh từ Hiến pháp
+ Constitutions and Political Theory (Hiến pháp và Lý thuyết chính trị) của tác giả Jan- Erik Lane
Manchester Universsity Press 1996 Trong công trình này tác giả đề cập đến ý nghĩa của Hiến pháp, lịch sử của chủ nghĩa lập hiến, Hiến pháp và các yếu tố thể chế nhà nước, Luật Hiến pháp và các sắc lệnh khác
+ Constitutionalism and Democracy (Chủ nghĩa lập hiến và dân chủ) của nhóm tác giả Douglas
Greenberg, Stanley N.Karz, Steven C Wheatley, Melanie Beth Oliviero, Nxb Oxford University Press 1993
Trang 54
Đây là công trình tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả đề cập đến các vấn đề như Hiến pháp, chủ nghĩa lập hiến, dân chủ
1.1.2.Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân và cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân
+ Bàn về một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền con người của tác giả Vũ Công Giao, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 5 năm 2009 Trong công trình này tác giả đề cập đến khái niệm, đặc điểm QCN
và trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm QCN
+ Quyền con người: Quá trình hình thành và phát triển của tác giả Lê Minh Thông, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 2 năm 1998 Tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của QCN trong lịch
sử nhân loại Cùng với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại thì các thế hệ QCN cũng hình thành
+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, tập thể tác
giả Vũ Công Giao, Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị Báo do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 2015 Cuốn sách đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như mối quan hệ giữa Hiến pháp và QCN
+ Hỏi đáp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, của tác giả Vũ Công Giao chủ biên,
Nxb Chính Trị quốc gia-sự thật 2016 Thông qua những thông tin ngắn gọn, dễ hiểu đi thẳng vào vấn đề, độc giả có thể dễ dàng tiếp cận những nội dung cơ bản của vấn đề nhân quyền như khái lược về QCN, luật nhân quyền quốc tế, nhân quyền ở Việt Nam
+ Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, của tác giả Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học
Xã hội Cuốn sách gồm những nội dung chủ yếu về khái niệm cơ chế, các yếu tố tác động đến cơ chế đảm bảo QCN
+ Pháp luật quốc tế về quyền con người, do nhóm tác giả Võ Khánh Vinh, Lê Mai Thanh chủ biên,
Nxb Khoa học Xã hội năm 2010 Cuốn sách đề cập đến các vấn đề như: Luật quốc tế và quyền con người; Điều ước quốc tế; Các văn kiện quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người
+Quyền con người do GS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội năm 2015 Đây là công
trình đề cập đến nhiều mặt của vấn đề QCN từ lịch sử, lý luận QCN và các vấn đề gắn với QCN quốc tịch, chính trị, đạo đức, nhà nước pháp quyền đến các vấn đề liên quan tới cơ chế pháp lý quốc gia và quốc tế bảo
vệ QCN
+ Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người do tập thể tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ
Công Giao, Lã Khánh Tùng đổng chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011 Trong công trình này, nhiều vấn đề về QCN được đề cập như khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm, lịch sử phát triển, phân loại QCN,
cơ chế bảo đảm và thúc đẩy QCN
+ Nghĩa vụ quốc tế và trách nhiệm của nhà nước đảm bảo quyền con người, quyền công dân của tác
giả Lê Mai Thanh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12 năm 2015 Trong bài viết này, tác giả đã phân tích các căn cứ pháp lý quốc tế xác định nghĩa vụ của nhà nước và chỉ ra nội dung cũng như phạm vi trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo QCN,QCD
+ Cơ chế đảm bảo quyền con người ở Châu Âu hiện nay và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam
của tác giả Chữ Thị Nhuần, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 12 năm 2014 Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến cơ chế bảo đảm các QCN ở châu Âu từ góc độ cơ chế chung bảo vệ QCN cấp khu vực đến cơ chế riêng thuộc về từng quốc gia châu Âu Tiếp đó, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam
1.1.3.Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp
+Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, do nhóm tác
giả Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị Báo, Vũ Công Giao đồng chủ biên năm 2015 Cuốn sách đã đề cập nhiều vấn
đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người
+ Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam: Sơ bộ phân tích so sánh, trong cuốn: Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, của tác
giả Vũ Công Giao, Nxb Hồng Đức 2012, Hà Nội
+ Human Rights and Judicial Review (Quyền con người và Bảo hiến) của tác giả David.M.Beatty,
Nxb Matinus NijHoff, London 1994 Cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề như QCN và những nguyên tắc của
Trang 65
luật, sự đảm bảo về mặt hiến pháp đối với quyền cá nhân ở Mỹ, quyền con người và việc bảo vệ Hiến pháp ở Nhật Bản, quyền con người và bảo hiến ở Đức, Tòa án châu Âu về nhân quyền
+ Human rights Concept and Context (Khái niệm và bối cảnh quyền con người), của tác giả Brian
Orend, Nxb Broadview Press, 2002 Trong công trình này tác giả đề cập đến khái niệm và những từ vựng cơ bản về QCN, ai là chủ thể QCN…
+ Human Rights in Asia (Quyền con người ở châu Á) của tác giả Randall Peerenboom, Carole J
Petersen and Albert H.Y Chen, Nxb Routledge năm 2006 Đây là công trình tập hợp nhiều bài nghiên cứu về
QCN trong Hiến pháp và việc bảo vệ QCN ở các nước (Pháp, Nhật Bản, Singapore, Malaixia, Hàn Quốc)
+ Human Rights and Constitution Making (Quyền con người và việc ban hành Hiến pháp) của Cao
uỷ Liên Hợp Quốc về Quyền con người năm 2018 Đây là công trình đề cập đến nhiều vấn đề nhân quyền và Hiến pháp, mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia trong vấn đề bảo vệ nhân quyền
1.1.4.Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
2013 của Việt Nam
+ Quyền con người trong Hiến pháp 2013: Quan điểm mới, cách tiếp cận mới và các quy định mới
do tác giả Nguyễn Văn Hiển chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội năm 2014 Cuốn sách đề cập đến những nội dung mới về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
2013
+ Bình luận khoa học Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do tập thể tác giả Đào
Trí Úc và Vũ Công Giao đồng chủ biên, Nxb Lao động xã hội ấn hành năm 2014 Cuốn sách đề cập đến các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực trong Hiến pháp 2013 như chế định Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Tòa
án, Viện kiểm sát nhân dân, các chế định về kinh tế xã hội, chính quyền địa phương và vấn đề quyền con người
+ Hiến pháp năm 2013 và vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của tác
giả Hoàng Công, đăng tại Tạp chí Lý luận Chính trị số 3 năm 2014 Tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 2013
+ Cách tiếp cận quy định về nhân quyền trong Hiến pháp mới của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng Dung và Vũ Công Giao, Tạp chí Nghiên cứu con người số 3 năm 2014
Trong bài viết này các tác giả đã phân tích những mặt được và chưa được trong những quy định về QCN,QCD trong Hiến pháp 2013
+Quyền con người,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp sửa đổi của tác giả Phạm
Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1 năm 2014 Trong công trình này, tác giả cho rằng chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới cả
về nội dung và cách thức ghi nhận
1.1.5.Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân ở Nhật Bản
+ Tìm hiểu Pháp luật Nhật Bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1993 của tác giả Tsuneo Inako Công
trình này đã được dịch sang tiếng Việt với nội dung liên quan đến Nhà nước và Pháp luật Nhật Bản từ thế kỷ XVIII sang thế kỷ XX và Hiến pháp Nhật Bản cùng một số ngành luật của Nhật Bản như Luật Lao động, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình Sự, Luật Tố tụng hình sự Quyền con người, quyền công dân được đề cập trong phần nói về Hiến pháp Nhật Bản
+ Foreigners' Rights in Japan - Beneficiaries to Participants (Quyền của người nước ngoài ở Nhật
Bản) của tác giả Takao Y, Nxb University of California Press, 2003 Trong công trình này, tác giả cho rằng
chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền của người nước ngoài Người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản sẽ được đảm bảo những quyền cơ bản của con người đến mức độ nào phụ thuộc nhiều vào việc chính quyền địa phương xúc tiến việc bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài đến đâu
+ Human Rights Contitutionalism in Japan and Asia (Chủ nghĩa lập hiến quyền con người ở Nhật Bản và châu Á), của tác giả Lawrence.W Beer, Nxb Global Oriental LTD 2009 Nội dung cuốn sách liên
quan đến QCN, Chủ nghĩa lập hiến ở Nhật Bản và châu Á, lý thuyết về QCN và văn hóa tự do
+ International Human Rights Law and Japanese Law (Luật nhân quyền quốc tế và luật Nhật Bản) của tác giả Yuji Iwasawa, Nxb New York Clarendon Press, 2003, Cuốn sách đề cập đến ảnh hưởng của luật
nhân quyền quốc tế đến các đối tượng ở Nhật Bản như phụ nữ, người tâm thần, tội phạm bị giam giữ ở Nhật
Trang 76
Bản và những người nước ngoài cư trú ở Nhật Bản trên các phương diện kinh tế, xã hội, giáo dục, quốc tịch…
Bên cạnh những công trình được đề cập ở trên còn một số công trình khác đăng trên các tạp chí, luận
án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ bàn trực tiếp hay gián tiếp hoặc nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến Hiến pháp, quyền con người trong Hiến pháp, quyền con người trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam, tư tưởng quyền con người, lý luận về quyền con người, các giá trị và đặc điểm của quyền con người
1.1.6 Nhóm các công trình nghiên cứu về cấy ghép pháp luật và luật hiến pháp so sánh
1.2 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Tuy các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số nội dung liên quan đến luận án ở các mức độ khác nhau, nhưng có thể khẳng định rằng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích các vấn đề mà luận án đặt ra Cụ thể là chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về lịch sử lập hiến quyền con người ở Nhật Bản và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam Từ đó mở ra cho tác giả luận án hướng đi sâu nghiên cứu
về chế định QCN,QCD trong hiến pháp hiện hành của Nhật Bản và Việt Nam đồng thời so sánh hai chế định này để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt trên các phương diện cách thức hiến định, phạm vi hiến định, hiệu lực, hiệu quả và cơ chế bảo đảm của các QCN,QCD ở hai bản hiến pháp Trên cơ sở của sự nghiên cứu so sánh này tác giả luận án cũng rút ra những giá trị tham khảo từ QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản
để góp phần hoàn thiện chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Việt Nam
1.3 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Thông qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài của luận án, có thể thấy những khoảng trống lớn trong nghiên cứu về chủ đề của luận án cần được tiếp tục làm rõ trong luận
án này, đó là:
+ Mối liên hệ giữa Hiến pháp và quyền con người, quyền công dân
+ Lịch sử lập hiến về quyền con người, quyền công dân ở Nhật Bản và Việt Nam
+ Nội dung chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam + Những điểm tương đồng và khác biệt trong tư duy lập hiến và nội dung chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam
+Những kinh nghiệm rút ra từ lịch sử lập hiến và nội dung chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản cho việc hoàn thiện chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Việt Nam
1.4 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu của luận án
1.4.1 Giả thuyết khoa học
Luận án được thực hiện dựa trên giả thuyết khoa học sau đây:
QCN,QCD đều được hiến định ở Nhật Bản và Việt Nam từ rất sớm và hiện là một trong các chế định nền tảng của Hiến pháp ở cả hai quốc gia Tư duy lập hiến và nội dung chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về cách thức, phạm vi hiến định cũng như cơ chế bảo đảm quyền, song cũng có những điểm khác biệt do nhiều nguyên nhân đến từ điều kiện kinh tế- xã hội, chế độ chính trị ở mỗi nước cũng như hoàn cảnh lịch sử và thời gian mà hai bản hiến pháp ở Nhật Bản
và Việt Nam ra đời Tư tưởng lập hiến và nội dung chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản gợi mở một số giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Việt Nam để đáp ứng
những yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
QCN,QCD được hiến định như thế nào trong các bản Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam?
Chế định QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản và Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt gì? Vì sao có những sự tương đồng và khác biệt đó?
Việt Nam có thể học hỏi gì từ Nhật Bản trong việc hoàn thiện chế định QCN,QCD trong Hiến pháp 2013?
Tiểu kết Chương 1
Trang 87
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN
TRONG HIẾN PHÁP 2.1 Những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân
2.1.1 Khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm, sự phát triển của quyền con người
2.1.1.1 Khái niệm quyền con người
2.1.1.2 Nguồn gốc, đặc điểm của quyền con người
2.1.1.3 Sự phát triển của quyền con người
2.1.1.4.Các yếu tố tác động đến quyền con người
2.1.2 Khái niệm quyền công dân
2.1.3 Phân biệt quyền con người và quyền công dân
2.1.4 Tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền con người ở các quốc gia trong thời đại ngày nay
Đảm bảo QCN trước hết và trên hết là để cho mỗi con người được sống xứng đáng với nhân phẩm của một con người, được tôn trọng, không bị áp bức, bóc lột, không bị phân biệt đối xử, không bị đe dọa và con người có thể làm chủ bản thân, đóng góp cho xã hội Bên cạnh đó, bảo đảm QCN còn đảm bảo được xã hội dân chủ, đảm bảo được an ninh quốc gia và đảm bảo phát triển kinh tế
2.2 Những vấn đề lý luận về Hiến pháp
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của Hiến pháp
2.2.1.1 Khái niệm
2.2.1.2 Đặc điểm của Hiến pháp
2.3 Mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người, quyền công dân
2.3.1 Quyền con người, quyền công dân là một động lực để Hiến pháp ra đời
2.3.2 Quyền con người, quyền công dân là một bộ phận quan trọng cấu thành Hiến pháp
2.3.3 Hiến pháp là công cụ pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân
2.4 Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Tiểu kết Chương 2
CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VIỆC HIẾN ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP NHẬT BẢN VÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM
3.1 Khái quát lịch sử hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản
và Hiến pháp Việt Nam
3.1.1 Lịch sử hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản
3.1.1.1 Hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Minh Trị 1889
Các quyền cơ bản về chính trị, dân sự của con người được ghi nhận trong bản hiến pháp này tương đối đầy đủ, tập trung vào một chương Việc đặt chương “quyền và nghĩa vụ của thần dân” ở vị trí thứ hai phản ánh sự tiến bộ trong tư duy lập hiến đó là coi trọng vấn đề nhân quyền trong Hiến pháp Tuy nhiên, điểm hạn chế là hầu như tất cả các điều quy định về nhân quyền đều gắn thêm cụm từ “theo pháp luật” hoặc
“theo giới hạn của luật”
3.1.1.2.Hiến định quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp hiện hành 1946 của Nhật Bản
Các quyền hiến định đã được mở rộng hơn so với Hiến pháp Minh Trị, xét trên cả phương diện phạm
vi và mức độ Chế định Quyền và nghĩa vụ công dân được đặt ở vị trí trang trọng trong Hiến pháp 1946, cho
thấy các nhà lập hiến rất coi trọng vấn đề QCN,QCD
3.1.2.Lịch sử hiến định quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam
3.1.2.1.Hiến định quyền công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam
QCD được ghi nhận trong một chương riêng của Hiến pháp và đặt ở vị trí thứ hai, thể hiện sự coi trọng đặc biệt của các nhà lập hiến với vấn đề nhân quyền
Trang 98
3.1.2.2.Hiến định quyền công dân trong Hiến pháp 1959
So với Hiến pháp năm 1946, về mặt nội dung các quyền đã thể hiện một bước phát triển mới Tuy nhiên, ở góc độ cách thức hiến định các quyền lại hạn chế hơn do yếu tố nhà nước được nhắc đến và nhấn
mạnh Vị trí chương Quyền và nghĩa vụ công dân bị đẩy xuống thứ 3, ít trang trọng hơn
3.1.2.3 Hiến định quyền công dân trong Hiến pháp 1980
Hiến pháp 1980 đã bổ sung một số quyền và nghĩa vụ mới Chương quyền và nghĩa vụ của công dân
bị đẩy xuống vị trí thứ 5 cho thấy các nhà soạn thảo Hiến pháp 1980 không coi trọng đúng mức vấn đề nhân quyền
3.1.2.4 Hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 1992
Hiến pháp 1992 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc hiến định các QCN,QCD việc sử dụng khái niệm QCN tại Điều 50 đã tạo ra bước ngoặt trong tư duy, nhận thức về việc hiến định quyền ở nước ta
3.1.2.5 Hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013
Xét về việc hiến định QCN, Hiến pháp 2013 có rất nhiều thay đổi so với các bản hiến pháp trước đó của Việt Nam trên các phương diện phạm vi, nội dung của các quyền, tư duy và kỹ thuật lập hiến về quyền
3.1.3 Những điểm tương đồng và khác biệt về lịch sử hiến định quyền con người, quyền công dân ở Nhật Bản và Việt Nam
3.1.3.1 Điểm tương đồng
QCN,QCD đều được coi trọng ở cả hai nước Nhật Bản và Việt Nam Thông qua các lần sửa đổi hiến pháp, các quyền hiến định ngày càng được bổ sung và hoàn thiện ở Nhật Bản và Việt Nam
3.1.3.2 Những điểm khác biệt
Trong lịch sử lập hiến Nhật Bản, chương về nhân quyền luôn được đặt ở vị trí trang trọng trong mỗi bản hiến pháp, thể hiện tư duy nhất quán của các nhà lập hiến Nhật Bản Trong khi đó, ở Việt Nam vị trí của chương này có sự thay đổi, thể hiện sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của QCN,QCD qua từng thời kỳ của lịch sử đất nước
3.2 Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 1946 của Nhật Bản và Hiến pháp 2013 của Việt Nam
Trong phần này, luận án tập trung phân tích so sánh chế định QCN,QCD trong hiến pháp hiện hành của Nhật Bản và Việt Nam trên các phương diện (tiêu chí): phạm vi hiến định, cách thức hiến định, nội dung, hiệu lực, hiệu quả và cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền đó
3.2.1 Cách thức, phạm vi ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản
1946 và Hiến pháp Việt Nam 2013
3.2.1.1 Cách thức, phạm vi ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản
1946
Trong Hiến pháp 1946 của Nhật Bản QCN,QCD chủ yếu được ghi nhận trong một chương Có sự phân biệt rõ ràng giữa QCN và QCD qua cách sử dụng đại từ nhân xưng khi nói về chủ thể quyền, QCN được coi là tự nhiên, nhà nước có trách nhiệm ghi nhận và bảo đảm
3.2.1.2 Cách thức, phạm vi ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam
2013
Hiến pháp 2013 ghi nhận QCN,QCD chủ yếu trong một chương Phạm vi ghi nhận các quyền bao trùm nhiều lĩnh vực, hệ thống QCN,QCD khá phong phú Quan điểm và cách thức hiến định quyền có sự thay đổi từ mô thức nhà nước “quyết định”, “trao” quyền cho người dân sang mô thức các QCN là tự nhiên, vốn có mà nhà nước phải ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện
3.2.2 Hiệu lực, hiệu quả và cơ chế bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp Nhật Bản 1946 và Hiến pháp Việt Nam 2013
3.2.2.1 Hiệu lực, hiệu quả và cơ chế bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp Nhật Bản 1946
3.2.2.2 Hiệu lực, hiệu quả và cơ chế bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp Việt Nam 2013
3.2.3 Những tương đồng và khác biệt cơ bản giữa hai chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản 1946 và Hiến pháp Việt Nam 2013
Trang 109
3.2.3.1 Những điểm tương đồng
Cả hai bản Hiến pháp này đều có phạm vi ghi nhận QCN,QCD rộng; cùng ghi nhận QCN,QCD chủ yếu trong một chương và đặt ở vị trí trang trọng; Cách thức hiến định quyền ở cả hai bản hiến pháp đều theo hướng tách biệt rõ ràng giữa QCN và QCD trên quan điểm nhận thức về QCN,QCD theo hướng khẳng định tính chất tự nhiên, bẩm sinh, vốn có của quyền; Cả hai bản hiến pháp đều không có quy định về hiệu lực trực
tiếp và đều đề cao phẩm giá con người, cấm việc phân biệt đối xử Cơ chế bảo đảm, QCN,QCD theo hai bản
hiến pháp đều thể hiện bằng những biện pháp tương tự nhau, đó là qua cơ chế phân quyền, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo vệ bằng tòa án (hiến định quyền tư pháp mạnh)
3.2.3.2 Những điểm khác biệt:
- Cơ chế bảo đảm QCN,QCD trong Hiến pháp Nhật Bản hiệu quả hơn Hiến pháp Việt Nam,
-QCN,QCD trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam không phong phú bằng QCN,QCD trong Hiến pháp
1946 của Nhật Bản
- Tên chương về QCN,QCD trong Hiến pháp Việt Nam 2013 hợp lý hơn trong Hiến pháp Nhật Bản -Những vấn đề về chủ thể quyền, về giới hạn quyền và tư duy lập hiến trong Hiến pháp Nhật Bản ưu
việt hơn trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam
Tiểu kết Chương 3
CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP 2013
CỦA VIỆT NAM – NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO TỪ NHẬT BẢN 4.1 Nhận thức về việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài
Để việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài có hiệu quả cần phải đảm bảo có sự phù hợp giữa pháp luật
nước ngoài cần tiếp thu với điều kiện nội tại của nước tiếp thu Tuy nhiên, để có được sự phù hợp thì phải xét
ở cả hai chiều Nghĩa là để du nhập có hiệu quả pháp luật nước ngoài cần tiến hành đồng thời việc lựa chọn pháp luật có những nét tương đồng và chủ động tiến hành cải cách trong nước để tạo ra sự phù hợp cần thiết
Có thể nói rằng khi du nhập pháp luật nước ngoài thì sự chủ động thích ứng của nước du nhập là điều rất cần
thiết
4.2.Tham khảo những giá trị của Hiến pháp Nhật Bản 1946 để hoàn thiện nội dung chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam
Thứ nhất, về vấn đề giới hạn quyền
Hiến pháp 1946 của Nhật Bản đòi hỏi các chủ thể khi hưởng thụ quyền của mình không được xâm
phạm đến lợi ích công cộng (Điều 13, 22) Cách quy định này rất đơn giản nhưng hợp lý, đó là Quyền con
người chỉ bị giới hạn khi việc thực hiện quyền đó đi ngược lại lợi ích của cộng đồng Với cách quy định như
vậy, toà án có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật quốc tế để xác định khi nào việc giới hạn quyền là cần thiết và chính đáng, kể cả trong hoàn cảnh bình thường chứ không chỉ là trong tình trạng khẩn cấp Quy định này hay hơn trong Hiến pháp 2013(khoản 2 Điều 14) bởi lẽ, theo một số chuyên gia thì khoản 2 Điều 14
có sự nhầm lẫn giữa hai vấn đề khác biệt trong luật nhân quyền quốc tế, đó là giới hạn của quyền (limitation
of human rights ) và hạn chế việc thực hiện quyền hay tạm đình chỉ/dừng thực hiện quyền (derogation of human rights) Chính vì sự nhầm lẫn này nên bất cứ QCN,QCD nào cũng sẽ chỉ bị hạn chế (giới hạn) trong
các trường hợp cần thiết
Như vậy, từ kinh nghiệm trong Hiến pháp 1946 của Nhật Bản, cũng như đối chiếu với luật nhân quyền quốc tế, có thể thấy rằng cần sửa đổi Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 để khắc phục hạn chế nêu trên
Thứ hai, chủ thể quyền
Ngoại trừ một vài trường hợp, Hiến pháp 1946 của Nhật Bản nhìn chung quy định hợp lý về chủ thể quyền phù hợp với cách tiếp cận của luật nhân quyền quốc tế Trong khi đó ở Hiến pháp 2013 vẫn tồn tại sự bất hợp lý Từ kinh nghiệm của Hiến pháp 1946 của Nhật Bản và yêu cầu của việc tuân thủ luật nhân quyền quốc tế, có thể thấy rằng cần sửa đổi quy định về chủ thể quyền trong một số điều khoản của Hiến pháp
2013 của nước ta
Thứ ba, tư duy lập hiến về quyền