LUYỆN ĐÊ VỀ VĂN BẢN “BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN” 1 Luyện đề đọc hiểu Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu Nội dung I 1 Phương pháp: căn cứ bài Bài học đường đời đầu tiên Cách g
Trang 1BUỔI 1 Ngày soạn:
b Nội dung: HS hoàn thành Phiếu học tập
c Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d Tổ chức thực hiện hoạt động:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những truyện đồng thoại mà em đã học
B 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập 01
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các nội dung của Phiếu học tập.
- GV có thể gọi 1 số HS đọc thuộc lòng các văn bản thơ phần Đọc hiểu văn bản
Trang 2B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, khen và biểu dương các HS phát biểu , đọc bài tốt
- GV giới thiệu nội dung ôn tập
2 ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN:
a Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học
b Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động
nhóm để ôn tập
c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
d Tổ chức thực hiện hoạt động.
NV 1: ôn tập truyện và truyện đồng
thoại
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị
kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi
đáp, đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm,
trò chơi,
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi
của GV về các đơn vị kiến thức cơ bản
của bài học
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời.
- GV khích lệ, động viên
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, chốt kiến thức.
1 Truyện và truyện đồng thoại
Truyện là loại tác phẩm văn học kể lạimột câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật,không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn racác sự việc
Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ
em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồvật được nhân cách hoá Các nhân vật nàyvừa mang những đặc tính vốn có cùa loàivật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm củacon người
2 Cốt truyện
Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện
kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếptheo một trật tự nhất định: có mờ đầu,diễn biến và kết thúc
3 Nhân vật
Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cửchỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suynghĩ, được nhà văn khắc hoạ trong tácphẩm Nhân vật thường lá con ngườinhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ,con vật đồ vật,
5 Lời người kế chuyện và lời nhân vật
Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuậtlại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm
Trang 3NV2: Ôn tập văn bản Bài học đường
đời đầu tiên
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị
kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi
đáp, đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm,
trò chơi,
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi
của GV về các đơn vị kiến thức cơ bản
của bài học
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời.
- GV khích lệ, động viên
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhânvật (đối thoại, độc thoại), có thể đượctrinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lờingười kề chuyện
II KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN BẢN “BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN”
1 Tác giả:
- Tô Hoài (1920-2014) viết văn từ trướcCách mạng tháng Tám năm 1945
- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú
và đa dạng, gồm nhiều thể loại
c Tóm tắt:
d Giá trị nội dung:
- Miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi
- Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút
ra bài học đường đời đầu tiên cho mình
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình
- Miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá, ngôn ngữ miêu tả chính xác
- Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi
Trang 4với trẻ thơ.
f Ý nghĩa
- Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ
- Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡmọi người xung quanh
3 LUYỆN TẬP KẾT HỢP VẬN DỤNG
a Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c Sản phẩm học tập: Kết quả PHT của HS
d Tổ chức thực hiện:
NV1: Luyện đề đọc hiểu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
“Thế rồi Dế Choắt tắt thở Tôi thương
lắm… nghĩ về bài học đường đời đầu
tiên“
Nêu tên tác phẩm và phép tu từ nào đữa
được sử dụng trong đoạn trích trên? (1
sau: Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài
học đường đời đầu tiên (1 điểm)
Câu 5
Từ câu chuyện của Dế Mèn, em rút ra
được bài học gì cho bản thân của mình?
(1,0 điểm)
III LUYỆN ĐÊ VỀ VĂN BẢN “BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN”
1 Luyện đề đọc hiểu Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu Nội dung I
1 Phương pháp: căn cứ bài Bài học đường
đời đầu tiên
Cách giải:
Đoạn trích được trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Dế Mèn phiêu lưu kí) Tác giả: Tô Hoài
Biện pháp tu từ: nhân hóa Giúp sự vật được nói đến trở nên sinh động, hấp dẫn có suy nghĩ và hành động như con người.
2 Phương pháp: căn cứ bài nội dung
Chi tiết đó cho thấy:
Dế Mèn rất ăn năn, hối hận về hành động bồng bột
của mình khiến cho Dế Choắt chết
Trang 5NV2: Luyện viết đoạn văn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7
câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật
… trong “… ” của …….
GV gợi ý cho HS làm:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi hoàn thiện bài tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Đề 1.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7
câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật
Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu
tiên” của Tô Hoài
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi hoàn thiện bài tập
vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.
2.Luyện viết đoạn văn Dàn ý:
1.Mở đoạn: Viết 1 câu giới thiệu tác giả,
tác phẩm (đoạn trích) và cảm nhận chung vềnhân vật …
Dàn ý:
1.Mở đoạn: Viết 1 câu giới thiệu tác giả,
tác phẩm (đoạn trích) và cảm nhận chung vềnhân vật Dế Mèn
Ví dụ: Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”
của Tô Hoài, nhân vật để lại cho em nhiều
ấn tượng nhất có lẽ là Dế Mèn
2 Thân đoạn: Viết 3-5 câu về đặc điểm
của nhân vật Dế Mèn
Trang 6- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7
câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật
Dế Choắt trong “Bài học đường đời đầu
tiên” của Tô Hoài
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi hoàn thiện bài tập
- Dế Mèn kiêu căng, tự phụ, coi thườngngười khác, chọc ghẹo chị Cốc dẫn đến cáichết thương tâm của Dế Choắt
- Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đờiđầu tiên của mình
3 Kết đoạn: Viết 1 câu nêu cảm xúc chung
về nhân vật Dế Mèn
Ví dụ: Như ậy, có thể nói nhân vật Dế Mèn
vừa đáng yêu vừa đáng trách
Đề 2.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu,nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Choắttrong “Bài học đường đời đầu tiên” của TôHoài
Dàn ý chi tiết 1/Mở đoạn:
Viết 1 câu giới thiệu tác giả, tác phẩm
(đoạn trích) và cảm nhận chung về nhân vật
2 Thân đoạn: Viết 3-5 câu về đặc điểm
của nhân vật Dế Choắt
- Thân hình gầy gò, ốm yếu, hay bị bệnh
- Luôn thấu hiểu, nhường nhịn mọi ngườixung quanh
- Bao dung, độ lượng trước tội lỗi của DếMèn
3 Kết đoạn: Viết 1 câu nêu cảm xúc chung
Trang 7về nhân vật Dế Choắt.
Ví dụ: Vì thế, mỗi người chúng ta hãy họctheo Dế Choắt khiêm tốn, bao dung, độlượng để cuộc đời mãi thêm xanh
Trang 8I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Hệ thống kiến thức và mở rộng về một số yếu tố của Kí ( hồi kí và du kí) : hình thức (ngôi kể, tính xác thực, cách ghi chép), nội dung ( đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc, ) của Kí
- Xác định được đặc điểm cảu Kí, đọc hiểu nội dung của văn bản
2 Năng lực
a Năng lực chung
- Năng lực tự chủ : biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe
- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong truyện hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống
- Năng lực lực hợp tác : Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể
- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp
- Năng lực tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ
b Năng lực đặc thù
- Biết cách đọc hiểu một văn bản kí : ngôi kể, cảm xúc, tình cảm, thông tin
- Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Sách giáo khoa, ngữ liệu tham khảo, phiếu học tập …
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ( 10’)
Bước 1: - GV giao nhiệm vụ
Hãy quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.
1.? Hình ảnh sau gơi cho em nhớ đến Văn bản nào, của ai? Vì sao?
Trang 9?Em hãy chọn và sắp xếp các hình ảnh sau để giúp các bạn tái hiện lại hành trình chuyến du kí về Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi của Văn Công Hùng ? Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu bảng hệ thống ( hoặc dùng bảng phụ) - phiếu học tập số 1
- Gv hướng dẫn lập bảng hệ thống theo phiếu học tập hoặc hệ thống kiến thứcdựa theo phiếu học tập bằng sơ đồ tư duy
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời theo cặp
Bước 3: HS đại diện cho cặp mình chia sẻ
Bước 4: GV hướng dẫn HS các cặp khác nhận xét, đánh giá( nếu có)
GV nhận xét, đánh giá phần chia sẻ của các cặp và chuẩn kiến thức( SP)
Kí
- Thể loại : văn
xuôi, ghi lại sự
việc và con người
- ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi chưa
lâu đến một miền đất nào đó-Ngôi kể: thứ nhất ( xưng tôi)
- Ngôi thứ ba: người kể giấumặt, không tham giavào câuchuyện nhưng biết mọi việcxảy ra
VD : Tây du kí, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)
Trang 10C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
II.Luyện tập
Bài tập 1 : Ôn tập văn bản “Trong lòng mẹ” và “ Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: phát phiếu học tập
- Dựa vào nội dung bảng hệ thống và kiến thức đọc hiểu văn bản, hoàn thiệnnội dung phiếu học tập sau
PHIẾU HỌC TẬP
mùa nước nổi”Tác giả
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời độc lập
Bước 3: HS tình bày từng văn bản
Bước 4: GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá, bổ sung ( nếu có)
GV nhận xét, đánh giá phần chia sẻ và chuẩn kiến thức( SP)
PHIẾU HỌC TẬP Văn bản Trong lòng mẹ Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”
PTBĐ Tự sự, miêu tả, biểu cảm Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minhTính xác
thực
- Tên nhân vật: Hồng, chitiết về cuộc đời của nhânvật - tác giả,, từ xưng hô -
“mợ, cậu”
- Tên các địa danh : Tràm Chim, ĐồngTháp Mười, Thành phố Cao Lãnh, nhàvăn Hữu Nhân, đặc điểm nổi bật vềthiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười :nước nổi, mùa lũ, điên điển,
- Bản thân: trân trọng tình
- Tác giả yêu mền và tự hào về vùng đất
và con người Đồng Tháp Mười : một vùng đất giàu lịch sử, vẻ đẹp dân dã thú
vị, cảnh vật, thiên nhiên tươi đẹp trù phú, ẩm thực độc đáo, đô thị đang trên
Trang 11cảm gì? mẫu tử thiêng liêng, căm
ghét những ai chà đạp lên tình mẫu tử
- Yêu thương, trân trọng, hiếu thảo với mẹ
đà phát triển
- Bản thân : yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của đất nước Muốn trải nghiệm vùng Đồng Tháp Mười và muôn nẻo quê hương cũng như khám phá những miền đất mới trên thế giới
Bài tập 2: Thực hành đọc hiểu đoạn văn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: phát phiếu học tập hoặc chiếu bài tập
- Hoàn thiện nội dung phiếu học tập sau
- Trao đổi phiếu bài tập và tập đánh giá chéo
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thiện phiếu học tập
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi Chúng tôi leo dốc lên đồn
Cô Tô hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô Nhìn rõ
cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ Tôi dậy từ canh tư Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo Và ngồi đó rình mặt trời lên Điều tôi dự đoán, thật là không sai Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng ”
( Trích “Cô Tô” - Nguyễn Tuân )
Trang 12Bước 3: Yêu cầu đại diện 2 - 3 cặp trình bày phiếu của cặp mình.
Bước 4: GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá, bổ sung ( nếu có)
- GV nhận xét, đánh giá phần chia sẻ và chuẩn kiến thức (SP)
- HS sửa chữa và tự đánh giá lại bài
- Tính chất xácthực
- Từ ngữ: tính từgợi tả, gợi cảm,độc đáo
- Bức tranh : huyhoàng, rực rỡ,tráng lệ
- Khi mặt trời bắt đầu nhú lên: tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm,
- Bầu trời: mâm bạc đường kính mâm rộng bằng
cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng;
-Trình tự khônggian từ xa đếngần, từ cao đếnthấp
5.Tác giả là - Tài năng: miêu tả tinh tế, độc đáo, ngôn ngữ tài hoa, quan sát tỉ
Trang 13- Bản thân: yêu Cô Tô, yêu thiên nhiên, mong muốn có dịp đến Cô
Tô để có thể tự cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt diệu này Trân trọng,giữ gìn, bảo vệ biển đảo, quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên đất nước
Bài tập 3: Đọc hiểu đặc điểm văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đoạn văn trong bài tập 2 được viết theo thể loại nào? Vì sao? ( Hãy chỉ
rõ đặc điểm cơ bản của thể loại đó trong đoạn văn.)
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời độc lập
Bước 3: Yêu cầu HS bày sản phẩm.
Bước 4: GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá, bổ sung ( nếu có)
- Gv chuẩn kiến thức
- Đoạn văn viết theo thể loại : Kí (Du kí)
- Vì:
+ Ghi lại mộ chuyến trải nghiệm vùng biển đảo Cô Tô của tác giả
+ Người kể ( người ghi chép lại) : Nhân vật “ tôi” ( tác giả)
+ Có tính xác thực: thời gian cụ thể theo thứ tự một chuyến đi “ ngày thứ 5, ngày thứ 6 ”
+ Địa điểm diễn ra sự việc: Cô Tô, đảo Thanh Luân và các địa danh cụ thể
ở huyện đảo Cô Tô : Tô Trung, Tô Bắc, Tô Nam
+ Suy nghĩ, cảm xúc cá nhân: yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài
nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây, điều tôi dự đoán, thật là không sai
Bài tập 4 :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Em có viết nhật kí bao giờ không? Em hiểu thế nào là nhật kí? Theo em nhật kí khác hồi kí như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời độc lập
Bước 3: Yêu cầu HS bày sản phẩm.
Bước 4: GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá, bổ sung ( nếu có)
- HS có thể đã từng viết nhật kí hoặc chưa bao giờ
- GV chia sẻ và chuẩn kiến thức
- là ghi chép mang tính chất riêng tư, đời
thường nhiều nhất : ghi việc, ghi kế hoạch, ghi
nợ, ghi tâm tình để giao lưu với chính mình Là
ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã,
- những ghi chép có tính chất suytưởng của cá nhân về quá khứ, mộtdạng gần như tự truyện của tác giả.Hồi ký cung cấp những tư liệu của
Trang 14đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian
- Nhật kí không hoặc chưa có ý định công bố
Nhật kí viết cho mình, không cho người khác
biết, do đó là văn bản có thể chứa nhiều bí mật
tiêng tư nhất của con người cá nhân cụ thể
quá khứ mà đương thời tác giả chưa
có điều kiện nói được - - Sự kiệntrong hồi ký có thể bị nhớ nhầmhoặc tưởng tượng thêm mà ngườiviết không tự biết Hồi kí có ý địnhcông bố
Bài tập 5 : Hoạt động chia sẻ ( nghe - nói)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy kể tên và chia sẻ về những chuyến đi của mình, những nơi em từng được đến tham quan? Cảm xúc của em khi tới những nơi đó? Em có
mong muốn quay trở lại đó không?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời độc lập
Bước 3: Yêu cầu HS chia sẻ
Bước 4: GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV hướng dẫn HS về nhà
1 Ôn lại kiến thức cơ bản đã học và ôn tập
2 Em hãy tìm đọc một văn bản kí ( hồi kí hoặc du kí) và chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại kí trong văn bản đó
- VD: Thời thơ ấu – Gorki ( Hồi kí), Coasting (Men theo bờ biển) –
Jonathan Raban ( du kí), “ Chân đi không mỏi” - Đinh Hằng ( du kí )
- Ôn tập viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ lục bát
- Biết trình bày ý kiếnvề một vấn đề
2 Năng lực
Trang 15- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp.
- Năng lực tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ
b Năng lực đặc thù
- Nhận ra được đặc điểm của bài nghị luận văn học
- Viết được bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm: HS có ý thức tốt khi học tập
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị dạy học
- Máy chiếu, bảng, phấn, máy tính
2 Học liệu:
- Sách giáo khoa, ngữ liệu đọc, phiếu học tập, tranh ảnh…
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trả lời:
-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm với các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:
+ Vì sao em đi học?
+ Tại sao em cần phải hiếu thảo với cha mẹ?
+ Để trả lời các câu hỏi trên em cần làm như thế nào?
+ Theo em, những yếu tố cơ bản nào cần phải có trong văn bản nghị luận?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận trả lời
- GV từ phần trả lời của HS dẫn vào bài học
B HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
? Em hiểu thế nào là văn nghị luận.
? Em hãy nhắc lại những yếu tố cơ
Hệ thống kiến thức về văn bản nghị luận
- Khái niệm văn bản nghị luận: Văn bản
nghị luận là loại văn bản có nội dung bànbạc, đánh giá về một hiện tượng, vấn đềtrong đời sống và trong khoa học, giáo dục,nghệ thuật, Người tạo lập văn bản nghịluận bao giờ cũng hướng tới mục đích:thuyết phục người đọc, người nghe đồngtình với quan điểm, ý kiến của mình
Trang 16bản cần phải có trong văn bản nghị
+ Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, dẫn
chứng tiêu biểu trong văn bản
+ Chỉ rõ những lí lẽ, bằng chứng nào
được người viết sử dụng cho từng ý
kiến Mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ,
dẫn chứng
+ Tóm tắt được nội dung chính trong
văn bản nghị luận có nhiều đoạn
+ Chỉ rõ sự thuyết phục của văn bản qua
bố cục, trình tự logic, hợp lí, mạch lạc
của các ý kiến, lí lẽ, của người viết
+ Suy nghĩ để cảm nhận được tư tưởng,
quan niệm của tác giả gửi gắm qua văn
bản
+ Từ văn bản liên hệ với bản thân và
cuộc sống xung quanh để thấy được ý
nghãi của văn bản đối với đời sống, con
người
+ Lí lẽ trong văn bản nghị luận:Lí lẽ là
những lời giải thích, phân tích, biện luậnthể hiện suy nghĩ của người viết/ nói về vấn
đề Những lời ấy phải được trình bày rõràng, mạch lạc, chặt chẽ nhằm bảo vệ haybác bỏ một ý kiến nào đó Khi đưa ra lí lẽ,người viết/ nói thường giải đáp các câu hỏi
mà vấn đề gợi ra Lí lẽ phải có tính kháchquan, phổ biến, thuyết phục người đọc/nghe bằng lẽ phải, chân lí Không chấpnhận những lí lẽ chủ quan, áp đặt
+ Bằng chứng trong văn bản nghị luận:
Bên cạnh lí lẽ, văn bản nghị luận còn phải
có các bằng chứng Bằng chứng là những
sự thật (nhân vật, sự kiện) hay tư liệu đảmbảo tính xác thực, có giá trị Bằng chứngphải phù hợp với từng loại văn nghị luận.Nếu là nghị luận xã hội, phải dùng bằngchứng lấy từ thực tế đời sống, từ kết quảnghiên cứu khoa học Nếu là nghị luận vănhọc thì bằng chứng chủ yếu lấy từ văn học.Bằng chứng kết hợp với lí lẽ làm cho lậpluận có sức thuyết phục
C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
Bài 1: Đọc văn bản sau:
Câu hỏi đọc hiểu văn bản 1:
1 Theo em, điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của văn bản này là gì?
2 Em có nhận xét gì trình tự sắp xếp các ý kiến, lí lẽ của tác giả trong văn bản?
3 Văn bản trên để cập đến vấn đề nào? Để làm rõ vấn đề đó, tác giả đưa ra những
ý kiến nào?
4 Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? Hãyliệt kê các lí lẽ và dẫn chứng ấy
Trang 175 Văn bản nghị luận Sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ gợi cho em nhớ tới tácphẩm nào đã học (hoặc đã đọc) cũng viết về sự trong sáng, giàu đẹp của tiếngViệt: Ghi rõ tên tác giả.
6 Từ văn bản, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ýthức giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt của học sinh hiện nay
Gợi ý:
Gv chia lớp thành 3 nhóm, HS làm việc nhóm, thảo luận ghi kết quả vào phiếu họctập Đại diện nhóm báo cáo kq, nhóm khác bổ sung, GV chốt kiến thức
1 Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của văn bản này là:
- Bố cục hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên Từ nêu vấn đề, người viết đi vào phân tích,diễn giải rồi sau đó khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận
- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận
- Cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng cụ thể, sinh động để khẳng định, thuyết phụccác ý kiến, nhận định, để tăng thêm sức hấp dẫn cho văn bản
- Một đặc điểm trong cách viết của tác giả ở bài này là việc sử dụng nhiều câughép có nhiều vế, nhiều bộ phận Điều này giúp cho lập luận của tác giả thêm chặtchẽ Ví dụ: “Ca dao là ngôn ngữ của quần chúng thì ca dao phải gần với sự trongsáng” “Bài thơ là một tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ mà câu thơ vẫn cứtrong sáng nhẹ nhõm, ung dung”
2 Trình tự sắp xếp các ý kiến, lí lẽ của tác giả trong văn bản:
- Nêu nhận định sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một quá trình phấnđấu, từ đó giải thích khái niệm trong và sáng
- Chứng minh sự trong sáng của tiếng Việt qua việc phân tích, bình luận hai câuthơ trong Truyện Kiều, hai câu thơ trong Chinh phụ ngâm và hai câu ca dao
- Nâng cao vấn đề nghị luận bằng cách đưa ra những phương hướng, cách thức đểgiữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt
Như vậy, đây là lập luận được xây dựng theo trình tự tổng - phân – hợp Tácgiả bắt đầu từ việc nêu vấn đề có tính chất khái quát, tiếp đó đưa ra những dẫnchứng, lí lẽ cụ thể để chứng minh cho ý khái quát ở trước, cuối cùng khép lại nộidung lập luận bằng việc nâng cao vấn đề ở mức độ cao hơn, sâu hơn Cách lậpluận này khiến cho bố cục của văn bản trở nên cân đối, nhịp nhàng, quan hệ giữacác ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng thêm chặt chẽ và có sức thuyết phục cao
3 Vấn đề nghị luận của văn bản thể hiện ngay ở nhan đề: Sự trong sáng của tiếngViệt trong thơ
- Để làm rõ vấn đề ấy, tác giả nêu ra các ý kiến:
+ Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một quá trình phấn đấu
+ Muốn làm cho ngôn ngữ thơ được trong sáng cần phải thường xuyên, kiên trì,học tập ngôn ngữ quần chúng, ca dao, tục ngữ, học tập những nhà thơ lớn
+ Muốn cho lời thơ được trong sáng, diễn đạt được sáng tỏ phải suy nghĩ chínchắn
Trang 18+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải đi đôi với việc phát huy nó + Bảnthân tác giả cũng tích cực đóng góp vào sự phong phú và trong sáng của ngôn ngữ.
4 Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng:
- Trong và sáng là hai khái niệm luôn đi liền nhau, thể hiện sự gắn liền nội dung
và hình thức
- Điển hình sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ là hai câu thơ trong TruyệnKiều (“Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”),câu thơ trong Chinh phụ ngâm (“Giã nhà đeo bức chiến bào / Thét roi cầu Vị ào àogió thu!”)
- Ca dao - ngôn ngữ của quần chúng cũng là minh chứng cho sự trong sáng củangôn ngữ (“Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thươngnhau cùng”)
5 Những văn bản viết về sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt:
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Phạm Văn Đồng)
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
6 Học sinh tự làm
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
BÀI 2: Đọc văn bản sau:
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 2
1 Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Trên cơ sở đó, nếu bố cục của vănbản
2 Văn bản nghị luận Lời và ý, chữ và nghĩa trong ca dao có gì đặc sắc? Hãy chọnmột trong các ý sau để trả lời:
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể
- Lập luận chặt chẽ, cách viết giàu hình ảnh
- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh
Tìm một đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn
3 Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Vấn đề ấy thể hiện qua những ý kiến nào? Tìmnhững câu thể hiện ý kiến của tác giả
4 Để khẳng định các ý kiến, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứngminh) như thế nào? Em hãy chỉ ra những lí lẽ và dẫn chứng được người viết đưa ra
để làm sáng tỏ cho từng ý kiến?
5 Qua văn bản, em rút ra được bài học gì khi làm bài văn nghị luận văn học
6 Nêu một bài ca dao mà em yêu thích và trình bày cảm nhận của em về bài cadao ấy
Trang 19+ Thân bài (từ “Ngôn ngữ trong ca dao” đến “ngôn ngữ của nhân dân trong lĩnhvực này): chứng minh các yếu tố, phương diện của lời và ý, chữ và nghĩa trong cadao.
+ Kết bài (phần còn lại): Ca dao vừa giúp ta làm quen với tâm tư tình cảm củađồng bào xưa, vừa giúp ta học được cách nói năng tài tình chính xác
2 Học sinh chọn một trong các ý đã cho và một đoạn trong văn bản để dẫn chứng
và làm rõ ý đã chọn
3 Vấn đề nghị luận của văn bản thể hiện ngay ở nhan đề: Lời và ý chữ và nghĩatrong ca dao
- Những ý kiến của tác giả được thể hiện trong các câu sau
+ Làm công việc bình giảng văn thơ nói chung cũng như bình giảng ca dao nóiriêng, không thể không chú ý đến ngôn từ, chữ nghĩa
+ Ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ thông thường của quần chúng nhân dân,nhưng đã được sử dụng theo phương thức trữ tình của thơ ca, do đó đã mang tínhchất nghệ thuật hoá một phần, chứ không còn hoàn toàn đồng nhất với ngôn ngữthông thường trong đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân nữa
+ Vả lại, ngôn ngữ trong ca dao truyền thống là ngôn ngữ của một thời đã qua,cách đây hàng thế kỉ về trước (có bài cách đây hàng ba bốn trăm năm hoặc nhiềuhơn)
+ Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải bám vào
từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý tứ, sự, tình ở trong đó
* Về nhà: Ôn tập lại nội dung bài học.
Ngày dạy:
Ôn tập đọc – Thơ lục bát
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Ôn tập, củng cố, mở rộng kiến thức về một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng
và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của bài thơ lục bát
- Nhận diện được thể thơ lục bát và luật thơ lục bát trong tác phẩm thơ
2 Năng lực
a Năng lực chung
- Năng lực tự chủ - biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe, nhận ra những sai sót
Trang 20- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống
- Năng lực lực hợp tác (Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể)
- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp
- Năng lực tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ
- Nhân ái (Tình yêu thương người thân, trân trọng tình cảm gia đình)
- Chăm chỉ, trách nhiệm:HS có ý thức tốt khi học tập
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị dạy học
- Máy chiếu, Tivi (nếu có) bảng, phấn, máy tính
2 Học liệu:
- Sách giáo khoa, ngữ liệu đọc, phiếu học tập, video clip, tranh ảnh…
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Em hãy đọc đoạn VB thơ sau đây và cho biết thể thơ được sử dụng ở đây là gì?
“Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời …
Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe.”
(Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa)
+ Em đã được học, được đọc những bài thơ nào có cùng thể loại với bài thơnày? Hãy kể tên và đọc một đoạn cho cả lớp cùng nghe
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, trả lời và chia sẻ về thơ lục bát.
Trang 21- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học hôm nay, các em ôn
tập, củng cố kiến thứcvề thơ (thơ lục bát)
B HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS:
- Đọc lại phần tri thức ngữ văn về thơ lục bát
trong SGK;
- Qua các văn bản đã đọc hiểu trên lớp: À ơi
tay mẹ của Bình Nguyên, Về thăm mẹ của Đinh
Nam Khương, các em hãy hệ thống lại kiến
thức về thơ lục bát trên các phương diện:
+Yếu tố hình thức (Vần, thanh điệu,
- HS thực hiện nhiệm vụ theo bàn
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời
+ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
+ Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha
GV mở rộng cho HS:
- Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm
trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình Thông
thường người bình dân hay mượn thể loại văn
vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình
trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu do vậy
thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì
nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung
Hệ thống kiến thức về thơ lục bát
* Thơ lục bát
- Thơ lục bát (6 – 8) là thể thơtruyền thống của VN, ở đó cácdòng thơ được sắp xếp thành từngcặp, một dòng sáu tiếng và mộtdòng tám tiếng;
- Vần trong lục bát: Tiếng cuốicủa dòng sáu vần với tiếng thứsáu của dòng tám; tiếng cuối củadòng tám lại vần với tiếng cuốicủa dòng sáu tiếp theo;
- Thanh điệu trong thơ lục bát:Trong dòng sáu và dòng tám, cáctiếng thứ sáu, thứ tám là thanhbằng, còn tiếng thứ tư là thanhtrắc Riêng trong dòng tám, mặc
dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều làthanh bằng nhưng nếu tiếng thứsáu là thanh huyền thì tiếng thứtám là thanh ngang và ngược lại;
- Nhịp thơ trong lục bát: Thơ lụcbát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2,2/4, 4/4,…)
Lục bát biến thể
- Lục bát biến thể không hoàntoàn tuân theo luật thơ của lục bátthông thường, có sự biến đổi sốtiếng trong các dòng, biến đổicách gieo vần, cách phối thanh,cách ngắt nhịp,…
* Nội dung thơ lục bát: Thơ lục
bát mang đậm vẻ đẹp tâm hồn của
Trang 22bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia
đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất nước, yêu
lao động, yêu thiên nhiên Dân tộc nào cũng
có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách
điệu cuộc sống của dân tộc đó Lục bát là thể
thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ,
cách sinh hoạt của người dân Việt Nam Ca
dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng
được chuyển tải bằng lục bát Việc sáng tạo thể
thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần
phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà
thơ thành công nhờ thể thơ này Những truyện
thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện
Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng
hình thức thơ Lục bát
- Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất
thành công khi vận dụng thể lục bát trong các
sáng tác của mình Nguyễn Bính, Đồng Đức
Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian Dòng
lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy
Cận trong phong trào Thơ mới là thành tựu mở
đầu Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng,
”Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo chuyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”.
(Trích Chuyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Trang 23+ Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối
của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo: tôi- vời, xa – ta, tiên, trì-đi,…
hiền-”Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo chuyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”.
+ Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanhbằng, còn tiếng thứ tư là thanh trắc Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu
và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứtám là thanh ngang và ngược lại; Thơ lục bát tuân thủ quy luật thanh và vầnnghiêm ngặt với nhau
Câu lục quy luật thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng
Câu bát quy luật theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B
Thể thơ lục bát nổi bật ở chỗ cách gieo vần, ngắt nhịp rất hay và linh động tùy theo hoàn cảnh giúp chuyển tải nội dung rất dễ hiểu, sinh động
”Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
T B Vừa nhân hậulại tuyệt vời sâu xa
Ở hiền /thì lại gặp hiền Người ngay/ thì gặp người tiên /độ trì Mang theo chuyện cổ/ tôi đi Nghe trong cuộc sống /thầm thì /tiếng xưa”.
- Tình cảm của tác giả gửi gắm qua đoạn thơ:
Tình cảm gắn bó, yêu mến, tự hào của tác giả về những câu chuyện cổ, đó là giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Đây cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước
Trang 24Bài 2: Bài ca dao sau là bài lục bát biến thể Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thể thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu.Bài ca dao đã sử dụng những từ
ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp
em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây?
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.
Gợi ý:
- Trước hết, GV giúp HS hiểu các địa danh trong bài ca dao là các địa danh của xứHuế: chợ Đông Ba, đập Đá, làng Vĩ Dạ, ngã ba Sình (Ngã ba sông, nơi gặp nhaucủa sông Hương và sông Bồ)
- GV tổ chức cho HS thảo luận (5 phút), sau đó các nhóm trình bày kq, nhận xétđối chiếu Gv nhận xét, chốt kiến thức
+ Tính chất lục bát: hai câu sau vẫn tuân theo quy luật của lục bát thông thường;+ Tính chất biến thể: hai dòng đầu:
Cả hai dòng đều có 8 tiếng (không phải lục bát, một dòng 6 tiếng, một dòng 8tiếng);
Về thanh, tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai(ngã) không phải thanh bằng như quy luật mà là thanh trắc
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá
(Gợi ý: Em hãy gạch dưới những từ chỉ địa danh trong bài ca dao Việc liệt kê các
địa danh nổi tiếng của xứ Huế như Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình gợi cho
em ấn tượng gì?Từ “lờ đờ” trong dòng thơ thứ ba thuộc loại từ nào, việc sử dụng
từ đó có tác dụng gì? Cảm nhận của em về hình ảnh bóng ngả trăng chênh, tiếng
hò xa vọng, v.v…).
- Vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế - Huế đẹp với sông nước mênhmang, với những điệu hò mái nhì mái đẩy thiết tha, lay động lòng người
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bài tập 3: Phân tích đặc điểm thể thơ lục bát, nêu một vài nét cảm nhận về
nội dung bài ca dao sau:
“Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Trang 25Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
-HS làm bài, báo cáo kết quả
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- HS tự phân tích đặc điểm hình thức.
- Gợi ý cảm nhận nội dung: Có thể hiểu: bài ca dao thể hiện nỗi nhớ quê hương
của người đi xa, hoặc bài ca dao là lời bày tỏ tình yêu
Bài ca dao gợi ra nỗi nhớ quê nhà với hương vị mộc mạc, dân dã mà đằm thắm,khó phai Qua đó gửi gắm tình yêu quê hương, xứ sở
* Về nhà: Ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học Ôn lại các kiến thức Tiếng
Việt về từ láy, bptt ẩn dụ để chuẩn bị cho các tiết học sau
- Mở rộng về đọc hiểu một số bài thơ khác
2 Năng lực
a Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ - biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe, phát hiện
vẻ đẹp ngôn từ
Trang 26Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong một tác phẩm văn học.
- Năng lực lực hợp tác (Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể)
- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp, thuyếttrình trước lớp
- Năng lực tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ
(Năng lực này sẽ xuyên suốt trong các bài học)
- Chăm chỉ, trách nhiệm:HS có ý thức tốt khi học tập
- Yêu nước (yêu ngôn ngữ dân tộc, yêu văn hóa dân tộc, yêu thiên nhiên, đát nước, phong cảnh, lịch sử )
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị dạy học
- Máy chiếu, Tivi (nếu có) bảng, phấn, máy tính
2 Học liệu:
- Sách giáo khoa, ngữ liệu đọc, phiếu học tập, video clip, tranh ảnh…
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ
1 Kể tên nhưng thể loại thơ mà em biết hoạc đã học.
I Tìm hiểu một số bài thơ
Bài tập 1: Đọc hiểu văn bản
LỤC BÁT VỀ CHA.
Cánh cò cõng nắng qua sôngChở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dãi ngân hàCon là giọt nước sinh ra từ nguồnQuê nghèo mưa nắng trào tuônCâu thơ cha dệt từ muôn thăng trầmThương con cha ráng sức ngâmKhổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa
Lúa xanh xanh mướt đồng xaDáng quê hoà với dáng cha hao gầy
Trang 27Cánh diều con lướt trời mâyChở câu lục bát hao gầy tình cha.
(Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh,
Câu 1 So với bài thơ chuyện
cổ tích về loài người thì bài
thơ này có gì giống nhau, khác
nhau? Bài thơ được viết theo
thể thơ nào?
Giáo viên có thể gợi ý:
- Giống nhau: Có hình ảnh, có sử dụng biện pháp
tu từ (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ…); thơ có tínhnhạc cò truyện thì không
- Giống nhau về mục đích: bày tỏ tình cảm, cảmxúc
- Khác nhau: Khác nhau về số chữ trong 1 dòngthơ/ số dòng trong 1 bài thơ, số lượng yếu tốmiêu tả, tự sự
- Nội dung bày tỏ tình cảm, thông điệp khácnhau
- Thơ lục bát.
Câu 2: Chỉ ra một số hình ảnh
tiêu biểu trong bài thơ Cảm
nhận 1 hình ảnh mà em thích?
- Hình ảnh người cha, cánh cò, dãi ngân hà…
- Cánh cò gợi cuộc đời của người nông dân lam
lũ, vất vả, nhọc nhằn, hi sinh thầm lặng Cánh còcũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời củangười cha
Câu 3: Chỉ ra vần/ nhịp của
bài thơ
HS nhắc lại vần trong bài thơ
chuyện cổ tích về loài người
- Sông/ nồng; Cha /hà; nguồn / tuôn; trầm/
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn
=> Tác dụng: gợi lên nỗi gian lao vất vả và công ơn to lón vô ngần của người cha
Câu 5: Sau khi đọc bài thơ,
em nhận thức được điều gì?
(thông điệp gì)
- Công ơn to lớn của cha
- Đức hi sinh của cha
- Trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con
Câu 6: Chỉ ra những từ ngữ,
hình ảnh trong văn bản thể
hiện sự vất vả, cực nhọc của
người cha trong cuộc sống
mưu sinh để chăm lo cho gia
Dự kiến sản phẩm:
nước mắt cay nồng cha ráng sức
Cánh cò cõng nắng
Trang 28đình
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật
nào được tác giả sử dụng
trong câu thơ sau? con hiểu
như thế nào về hình ảnh “hoa”
Bài tập 2:
Thơ ngắn về mẹ
Những bài thơ về mẹ 4 chữ cảm động nhất, truyền tải được tình cảm chất chứa bao
la như biển cả của mẹ dành cho con và lòng biết ơn hoá thành câu thơ gửi đến mẹ chắc hẳn sau khi đọc xong mỗi người đều có chung nỗi niềm xúc động và thêm trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng để hoá thành động lực yêu thương nhiều hơn,
nỗ lực nhiều hơn để xứng đáng với những gì mẹ đã vất vả bao năm qua
Câu 1: Bài thơ ngắn về mẹ
và thơ về mẹ có thể gọi là
thơ không? Căn cứ vào đâu
mà em đưa ra quan điểm đó?
- Có hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ chọn lọc, tinh luyện, hàm súc giàu biểu cảm
- Mục đích là bày tỏ cảm xúc, tình cảm
Câu 2: Các con có biết thơ
khác với truyện điểm nào
không? Mở rộng nâng cao
Đây là câu hỏi khó, thiên về
lí luận, không đòi hỏi nhiều,
GV cho các con bày tỏ theo
cách trực quan Không nên
đi vào chiều sâu
- Nhà văn thường dùng nhân vật sự kiện mâuthuẫn để bày phản ánh động xã hội
- Nhà thơ lại dùng ngôn ngữ hình tượng cảm xúc
Hình ảnh
Biện pháp
tu từ
Cảm xúc, tình
Có yếu
tố ts,
mt, bc
Trang 29Cấu trúc bài/ đoạn văn cảm nhận bài thơ/ đoạn thơ Câu 1- mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (bài thơ)
- Nội dung chính của bài thơ.
Câu thân đoạn 2,3,n
- Giới thiệu ấn tượng, cảm xúc hoặc nội dung và nghệ thuật của bài thơ một câu
- Trình bày nhận xét, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và các biện pháp
tu từ của đoạn thơ bài thơ
- Sau đó cho HS nói
- HS khác chú ý lắng nghe bài nói
- HS nhận xét, đánh giá bài nói của bạn
- Cho HS đọc một bài thơ khác về cha, mẹ, gia đình, anh em mà em biết
1 Sưu tầm, đọc thêm một số bài thơ ở các thể loại khác: Song thất lục bát; thấtngôn bát cú; tứ tuyệt
Bảng Robric viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ, đoạn thơ lục bát
Phương diện
đánh giá
Mức độ thấp nhất
Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
Nội dung Thể hiện được
cảm xúc/ ấntượng chungđến cụ thể về
Thể hiện đượccảm xúc/ ấntượng chungđến cụ thể về
Thể hiện đượccảm xúc/ ấntượng chungđến cụ thể về
Thể hiện đượccảm xúc/ ấntượng chungđến cụ thể về
MỤC ĐÍCH:
BÀY TỎ TÌNH CẢM
Trang 30bài thơ, đoạnthơ nhưngcảm xúc chưa
rõ nét, cụ thể,còn mơ hồ
bài thơ, đoạnthơ nhưng dẫnchứng chưatiêu biểu, cócảm xúc riêngnhưng còn mờnhạt, chưa đisâu vào từ ngữ
bài thơ, đoạnthơ, có cảmxúc, có ấntượng cá nhân,
có cảm nhận
từ ngữ, hìnhảnh, nhưngđôi chỗ cònchưa rõ nét
bài thơ, đoạnthơ, có cảmxúc, có ấntượng cá nhân,
có cảm nhận
từ ngữ, hìnhảnh một cách
rõ nét, cụ thể,cảm xúc dạtdào, mãnh liệt
Kết cấu đoạn
văn
Đảm bảo cấutrúc đoạn văn
Cấu trúc đoanvăn có liên kếtnhưn chưachặt chẽ
Cấu trúc đoạnvăn có liên kếtnhưng chưathật chặt chẽ,diễn đạt khámạch lạc
Đảm bảo đúngcấu trúc đoạnvăn, liên kếtchặt chẽ, diễnđạt mạch lạc
Ngôn ngữ Ngôn ngữ
nhưng chưahàm súc mắcmột số lỗichính tả
Ngôn ngữphù hợp, trongsáng nhưngchưa hàm súc
Ngôn ngữphù hợp, trongsáng hàm súcsong tính biểucảm chưa cao
Ngôn ngữphù hợp, trongsáng hàm súcgiàu tính biểucảm khôngmắc lỗi dùng
từ
Sáng tạo Thiếu sáng tạo Có một vài từ
ngữ sáng tạosong chưa phùhợp
Có một số từngữ sáng tạovới đối tượngnhưng chưathật sự phùhợp
từ ngữ phùhợp sáng tạo,phù hợp vớiđối tượng
Thể hiện cảm
xúc
Thiếu cảmxúc
Có cảm xúcnhưng thểchưa hợp lí,
mờ nhạt
Thể hiện cảmxúc đơn giản,
bỏ sót một sốcâu thơ tiêubiểu
Thể hiện cảmxúc, linh hoạt,trải đều trongcác câu thơtieu biểu
Trang 31BUỔI 7 Ngày soạn:
Ngày dạy:
LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA
BẢN THÂN I.MỤC TIÊU
- Chăm chỉ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SBT
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 MỞ ĐẦU
Trang 32a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình Dẫn dắt vào bài mới
b Nội dung: Gv sử dụng phương pháp gợi mở đàm thoại để học sinh chia sẻ trải
nghiệm của bản thân
c Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
d Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ Em hãy kể một vài trải nghiệm đáng nhớ
của em?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ, gợi mở
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Hs chia sẻ bài viết của mình cho các bạn,
Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét
- Gv quan sát, lắng nghe, gợi mở
Bước 4: Kết luận, nhận đinh
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
- HS chia sẻ trải nghiệm của mình
2 ÔN LẠI KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
a Mục tiêu: Nhận biết được tìm hiểu chung về bài văn kể lại trải nghiệm.
b Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d Tổ chức thực hiện:
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
chung về bài văn kể lại một trải
nghiệm:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
đôi
? Thế nào là trải nghiệm?
? Bài văn kể lại một trải nghiệm của
bản thân là bài văn viết như thế nào?
? Những nội dung của dạng bài kể về
một trải nghiệm là những nội dung
nào?
? Hãy nêu các dạng đề kể về một trải
nghiệm của bản thân?
I.Tìm hiểu chung về bài văn kể lại một trải nghiệm:
1/Trải nghiệm là gì?
2/ Kể về một trải nghiệm của bản thân
là dạng bài trong đó người viết kể về diễnbiến của một việc làm, hoạt động, tìnhhuống mà mình đã trực tiếp trải qua hoặctham gia để bộc lộ những kinh nghiệm,bài học nào đó
3/Những nội dung của dạng bài kể về một trải nghiệm:
a.Những trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc, đáng nhớ:
- Kỉ niệm với người thân trong gia đình
Trang 33- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs thảo luận
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả
lời của bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức
NV2: Hướng dẫn học sinh phương
pháp làm bài văn kể lại một trải
nghiệm:
(ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, …)
- Kỉ niệm với bạn bè
- Kỉ niệm với thầy, cô
- Kỉ niệm với người mới gặp
- Chuyến đi có ý nghĩa+ Một lần em giúp đỡ người khác hayđược người khác giúp đỡ,…
- …
b.Những trải nghiệm buồn, nuối tiếc:
- Một lỗi lầm của bản thân
- Sự việc em đã gây ra khiến bố mẹ buồnphiền
- Em hiểu lầm một người hoặc bị ngườikhác hiểu lầm
- Chia tay mái trường lớp
c.Những trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân:
- Câu chuyện đã làm thay đổi suy nghĩ,cách sống của em
a/ Dạng đề cụ thể (dạng đề đóng) là
dạng đề nêu rõ yêu cầu kể, nội dung vàđối tượng kể
Ví dụ 1: Bằng tình yêu và sự kính trọng của mình với mẹ, em hãy viết bài
văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của
Trang 34cầu kể về một trải nghiệm của bản thân
mà không nêu nội dung và đối tượng kể
Ví dụ: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
nhất của em
->Với dạng đề này, HS có thể tùy ý lựachọn nội dung trải nghiệm (vui, buồn,khiến bản thân thay đổi) và đối tượng kể:trải nghiệm đó xảy ra có liên quan đếnngười thân trong gia đình (ông, bà, bố,
mẹ, anh, chị, ) hoặc bạn bè, thầy cô,…nhưng phải là trải nghiệm ấn tượng vàđáng nhớ nhất
II/ Phương pháp làm bài văn kể lại một trải nghiệm
3.LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (cho HS về nhà làm)
a Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS làm theo các bước:
1 Chuẩn bị trước khi viết
2.Tìm ý và lập dàn ý
3.Viết bài
HS viết bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
B3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm
Trang 35BUỔI 8 Ngày soạn:
Ngày dạy:
LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN (tt)
CHỦ ĐỀ 1: MỘT TRẢI NGHIỆM VUI VẺ, HẠNH PHÚC, ĐÁNG NHỚ
I.MỤC TIÊU
a.Kiến thức
- Kiểu văn bản kể lại một trải nghiệm của bản thân
b Năng lực
- Biết viết bài văn bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục
đích, thu thập dữ liệu); tìm ý và lập dàn ý; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng người kể chuyện
ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể
c Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, STK
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Đề 3: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một
Trang 36- GV yêu cầu HS viết bài theo dàn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại
kiến thức
con vật nuôi mà em yêu thích
a Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
- Đọc và xác định yêu cầu đề bài, lựa chọn trảinghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một convật nuôi mà em yêu thích: chú chó Milo
- Nhớ lại các chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc,suy nghĩ của em qua trải nghiệm: Milo đã cứu emthoát chết
- Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minhhọa cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết)
+ Em và Milo đã có sự gắn bó thế nào: cảm nhậncủa em về ý nghĩ, hành động, cử chỉ gì của Milolúc ở nhà, lúc ở bến sông? (chào hỏi khi đi học
về, âu yếm ngắm nhìn, lấm lét nhìn trộm khi bị
em quát, lo lắng khi thấy em bơi
- Cảm xúc của người kể: Cảm xúc của em khi câuchuyện diễn ra và khi kể lại: xúc động, hạnhphúc, sung sướng
* Lập dàn ý
- Mở bài:
Giới thiệu trải nghiệm với chú chó Milo củamình Nhân vật: Milo, sự việc chính là em được
Trang 37Milo cứu.
- Thân bài:
Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhấtđịnh (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắpxếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhânvật, sự việc chính)
+ Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian: lúc bàtặng, lúc đi học về, khi xảy ra sự việc đi tắm sông,sau sự việc được cứu
+ Không gian: bên bờ sông, ồn ào
+ Trải nghiệm thú vị nào:
+ Được đi tắm sông, thi bơi với các bạn+ Ngắm nhìn Milo lúc đang bơi, cảm nhận thấykhó khăn khi bơi
+ Nhiều người vây quanh khi tỉnh lại Xúc động
vì được Milo cứu
+ Nhân vật Milo được hiện lên trong lời kể: Miêu
tả về bộ lông, chân huyền đề, động tác vui mừng,lúc sợ hãi của nó
+ Bài học sâu sắc cháu nhận ra: tình yêu độngvật, ý nghĩa của tình bạn
+ Cảm xúc nhân vật cháu: bộc lộ qua tâm trạngvui sướng khi được chơi cùng Milo, hạnh phúc,biết ơn Milo
- Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về trải nghiệm với con vật nuôi, bàihọc về cách đối xử với động vật